BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOKỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2012HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨCMôn: ĐỊA LÍThời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)Ngày thi: 11012012(Hướng dẫn chấm có 03 trang)I. HƯỚNG DẪN CHUNG1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như đáp án, thang điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.2) Hướng dẫn chấm chủ yếu được biên soạn theo hướng mở, chỉ nêu những ý chính, từ đó phát triển các ý cụ thể. Trong quá trình chấm, cần quan tâm đến lí giải, lập luận của thí sinh.3) Nếu thí sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam các năm trước 2009, vẫn cho đúng; tuy nhiên, cần nêu nguồn cụ thể.4) Nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm.5) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm bài thi.II. HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾTCâuÝNội dungĐiểm1(3,0 điểm) aGiải thích tại sao lượng mưa phân bố không đều trên Trái Đất.2,00 Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ, vị trí gần hay xa đại dương, độ cao địa hình... 0,25 Có nhiều nhân tố tác động (khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình...).0,25 Mỗi nhân tố có sự tác động khác nhau ở các nơi trên Trái Đất (phân tích).1,25 Mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau tác động đến lượng mưa không giống nhau (dẫn chứng).0,25bChuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có tác động như thế nào đến hoạt động của frông? Tại sao khí hậu nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường?1,00 Tác động:+ Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời gây ra hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, kéo theo chuyển động của các khối khí và frông.+ Về mùa hạ, các frông chuyển dịch về phía cực; ngược lại về mùa đông, chuyển dịch về phía xích đạo.0,50 Khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu sự chi phối của gió mùa. Hoạt động thất thường của các loại gió mùa tác động đến sự thất thường của khí hậu.0,50
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT
NĂM 2012 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 11/01/2012
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
I HƯỚNG DẪN CHUNG
1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như đáp án, thang điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2) Hướng dẫn chấm chủ yếu được biên soạn theo hướng "mở", chỉ nêu những ý chính, từ đó
phát triển các ý cụ thể Trong quá trình chấm, cần quan tâm đến lí giải, lập luận của thí sinh
3) Nếu thí sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam các năm trước 2009, vẫn cho đúng; tuy nhiên, cần nêu nguồn cụ thể
4) Nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm
5) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm bài thi
II HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT
1
(3,0
điểm)
a Giải thích tại sao lượng mưa phân bố không đều trên Trái Đất 2,00
- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ, vị trí gần hay xa đại dương, độ cao địa hình 0,25
- Có nhiều nhân tố tác động (khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình ) 0,25
- Mỗi nhân tố có sự tác động khác nhau ở các nơi trên Trái Đất (phân tích) 1,25
- Mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau tác động đến lượng mưa không giống nhau (dẫn chứng)
0,25
b Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có tác động như thế nào đến hoạt động của
frông? Tại sao khí hậu nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường?
1,00
- Tác động:
+ Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời gây ra hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, kéo theo chuyển động của các khối khí và frông
+ Về mùa hạ, các frông chuyển dịch về phía cực; ngược lại về mùa đông, chuyển dịch về phía xích đạo
0,50
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu sự chi phối của gió mùa Hoạt động thất thường của các loại gió mùa tác động đến sự thất thường của khí hậu
0,50
2
(2,0
điểm)
a Giải thích tại sao dịch vụ tiêu dùng trên thế giới ngày càng phát triển 1,50
- Các dịch vụ tiêu dùng: hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch 0,25
- Giải thích: do tác động của:
+ Sự thay đổi dân số: quy mô, gia tăng, cơ cấu, phân bố (phân tích) 0,75 + Trình độ phát triển KT - XH, năng suất lao động xã hội (phân tích) 0,25 + Quá trình đô thị hoá trên thế giới (phân tích) 0,25
b Tại sao tự nhiên là một trong các nhân tố tác động đến phân bố dân cư? 0,50
- Tác động trực tiếp đến con người (phân tích) 0,25
- Tác động gián tiếp về mặt kinh tế - xã hội (phân tích) 0,25
Trang 23 Phân tích tác động của địa hình đến sông ngòi, đất và sinh vật nước ta.
- Tác động đến sông ngòi: đến mạng lưới sông, lượng phù sa, hướng sông,
tốc độ dòng chảy, trắc diện của sông (phân tích)
1,00
- Tác động đến đất: đến loại đất chính ở vùng đồi núi (feralit), các loại đất, độ
phì của đất, độ dày tầng mùn (phân tích)
1,00
- Tác động đến sinh vật: đến cảnh quan trên đất feralit, các hệ sinh thái khác
nhau, sự phát triển của sinh vật (phân tích) 1,00
4
(3,0
điểm)
a Nhận xét chế độ mưa ở mỗi địa điểm và giải thích 2,50
- Nhận xét (ở mỗi địa điểm, làm rõ cụ thể các ý):
+ Thời gian mùa mưa, mùa khô
+ Lượng mưa (năm, mùa, tương quan hai mùa)
+ Các tháng mưa cực đại, cực tiểu
1,00
- Giải thích:
+ Lạng Sơn: do hoạt động của gió mùa và dải hội tụ nhiệt đới (phân tích)
+ Quảng Trị: do bức chắn của địa hình đối với các luồng gió, dải hội tụ nhiệt
đới, bão, frông lạnh (phân tích)
+ Cần Thơ: do hoạt động của gió mùa mùa hạ, dải hội tụ nhiệt đới, Tín phong
bán cầu Bắc
1,50
b Tại sao cả hai loại gió đều gặp dãy Trường Sơn Nam, nhưng gió tây nam (từ vịnh
Bengan đến) gây ra hiện tượng phơn khô nóng, còn gió mùa Tây Nam (Tín
phong bán cầu Nam) lại gây mưa ở cả hai sườn núi?
0,50
Gió mùa Tây Nam mang theo khối khí Xích đạo (Em) đến Khối khí này có
tầng ẩm rất dày vượt qua dãy Trường Sơn Nam, gây mưa cả hai sườn núi
5
(3,0
điểm)
Nhận xét và giải thích sự phân bố đô thị nước ta
- Tập trung ở ven biển, đồng bằng, ven sông, trục giao thông chính ; thưa
thớt ở vùng núi, trung du (dẫn chứng)
- Có 3 khu vực tập trung đô thị với mật độ cao:
+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận (dẫn chứng)
+ Đông Nam Bộ (dẫn chứng)
+ Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long (dẫn chứng)
- Vị trí và điều kiện thuận lợi (phân tích) 0,75
- Công nghiệp hóa: các khu vực tập trung đô thị với mật độ cao trùng hợp với
nơi tập trung chủ yếu hoạt động công nghiệp và ngược lại (dẫn chứng) 1,00
- Các nhân tố khác: lịch sử phát triển, chức năng hành chính (dẫn chứng) 0,25
6
(3,0
điểm)
a Nhận xét và giải thích sự phát triển ngành chăn nuôi 2,50
- Nhận xét về:
+ Cơ cấu vật nuôi
+ Sự thay đổi số lượng mỗi loại vật nuôi và loại vật nuôi tăng nhanh nhất,
chậm nhất từ năm 2003 - 2007
+ Sự thay đổi giá trị ngành chăn nuôi và tỉ trọng của chăn nuôi trong nông
nghiệp từ năm 2003 - 2007
0,75
- Giải thích:
+ Vai trò của ngành chăn nuôi 0,25 + Điều kiện tự nhiên (phân tích thuận lợi và khó khăn) 0,50 + Điều kiện KT - XH (phân tích thuận lợi và khó khăn) 1,00
Trang 3b Tại sao việc phát triển kinh tế trang trại ở nước ta lại góp phần nâng cao hiệu
quả của nông nghiệp nhiệt đới?
0,50
- Kinh tế trang trại đưa nông nghiệp nước ta lên sản xuất hàng hóa
- Tác động của sản xuất hàng hóa đến nông nghiệp nhiệt đới của nước ta
(phân tích)
7
(3,0
điểm)
a So sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển du lịch biển đảo ở Duyên hải Nam
Trung Bộ với Bắc Trung Bộ.
2,00
- Giống nhau
+ Đường bờ biển dài, có vũng, vịnh, đầm phá, núi ăn lan ra sát biển, nhiều bãi
biển đẹp (dẫn chứng)
+ Có nhiều đảo ven bờ có giá trị về du lịch (dẫn chứng)
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, sinh vật biển phong phú (dẫn chứng)
0,75
- Thế mạnh nổi bật hơn của Duyên hải Nam Trung Bộ:
+ Đường bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, có nhiều vịnh được xếp vào loại
đẹp trên thế giới (dẫn chứng); nhiều bãi biển nổi tiếng (dẫn chứng)
+ Nhiều đảo ven bờ, bán đảo, hai quần đảo xa bờ giàu tiềm năng du lịch (dẫn
chứng)
+ Khí hậu thuận lợi cho du lịch biển quanh năm, đặc biệt ở phía nam
+ Tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú: khu dự trữ sinh quyển thế giới,
chim yến, nguồn lợi hải sản (dẫn chứng)
1,00
- Thế mạnh nổi bật hơn của Bắc Trung Bộ: vùng đầm phá rộng giàu tiềm
b Việc khai thác khoáng sản ở ven biển miền Trung nước ta có tác động như thế
nào đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường?
1,00
- Khai thác: ôxit titan, cát trắng 0,25
- Tích cực: tạo ra cảnh quan văn hoá gần gũi hơn với con người (phân tích) 0,25
- Tiêu cực:
+ Làm suy giảm tài nguyên khoáng sản (phân tích)
+ Tác động đến địa hình, sinh vật (nhất là rừng phòng hộ), nguồn nước, gây ô
nhiễm môi trường (phân tích)
0,50
Tổng số điểm toàn bài là 20 điểm
-HẾT