1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải quyết tranh chấp môi trường, liên hệ thực tiễn (1)

17 387 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 144,79 KB

Nội dung

Không như các loại tranh chấp khác tranh chấp lao động, tranh chấp dân sự..., tranh chấp môi trường mang nhiều yếu tố phức tạp liên quan đến nhiều loại chủ thể khác nhau về cả địa vị và

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

- -BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên: TS LÊ KIM NGUYỆT

Đề tài: Giải quyết tranh chấp môi trường, liên hệ thực tiễn

1 Nguyễn Hữu Thành MSV: 13061579

2 Lương Văn Mạnh MSV: 13062074

3 Đàm Văn Vương MSV: 13062078

4 Nguyễn Thị Hoa MSV: 13061524

5 Triệu Thành Hải MSV: 13062072

6 Nguyễn Mạnh Tuấn MSV: 13062077

Hà Nội 2015

Trang 2

Mục Lục

I GIỚI THIỆU

II KHÁI NIỆM, NHỮNG DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

1 Khái niệm tranh chấp môi trường

2 Những dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường

a Tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích tư và lợi ích công thường gắn chặt với nhau

b Tranh chấp môi trường thường xảy ra với quy mô lớn liên quan đến nhiều tổ chức,

cá nhân, các cộng đồng dân cư, thậm chí đến nhiều quốc gia

c Vị thế các bên tranh chấp môi trường thường không công bằng

d Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hại thực tế đến quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường

e Giá trị của những thiệt hại trong tranh chấp môi trường rất lớn và khó xác định

3 Yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp môi trường

III CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

1 Định nghĩa cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường

2 Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường

2.1 Nguyên tắc công quyền can thiệp

2.2 Nguyên tắc phòng ngừa

2.3 Nguyên tắc phối hợp,hợp tác

2.4 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá

2.5 Nguyên tắc tham vấn chuyên gia

Trang 3

3.Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

4 Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường

IV THỰC TẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

V GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

VI KẾT LUẬN

Trang 4

NỘI DUNG

I GIỚI THIỆU

Tại Việt Nam, từ giữa những năm 1980 trở lại đây,xung đột, tranh chấp trong lĩnh vực môi trường đã nảy sinh và có chiều hướng gia tăng trên phạm vi cả nước Không như các loại tranh chấp khác ( tranh chấp lao động, tranh chấp dân sự ), tranh chấp môi trường mang nhiều yếu tố phức tạp liên quan đến nhiều loại chủ thể khác nhau về cả địa vị và quyền, xảy ra trên phạm vi rộng và gây ảnh hưởng trong thời gian dài, thiệt hại gây ra là lớn dẫn đến việc giải quyết tranh chấp môi trường cũng khó khăn hơn nhiều Trong các biện pháp tranh chấp môi trường thì biện pháp pháp lý đóng vai trò quan trọng

II KHÁI NIỆM, NHỮNG DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

1.Khái niệm tranh chấp môi trường ( điều 161 lmt 2015)

Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về quyền lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục, ô nhiễm, suy thoái,

sự cố môi trường, về khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường, về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm môi trường gây nên

2 Những dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường

Tranh chấp môi trường phát sinh từ các quan hệ pháp luật có nội dung khác nhau thì khác nhau, sự khác nhau giữa chúng trước hết bị chi phối bởi đặc trưng của các quan hệ pháp luật nội dung và thường bộc lộ những khía cạnh như: cơ sở làm phát sinh tranh chấp, chủ thể tham gia tranh chấp, lợi ích mà các bên tranh chấp hướng tới, giá trị tranh chấp, thời điểm nảy sinh nảy sinh tranh chấp so với các tranh chấp khác, tranh chấp môi trường thường có một số đặc điểm sau:

+Tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích tư và lợi ích công

thường gắn chặt với nhau

+ Tranh chấp môi trường thường xảy ra với quy mô lớn liên quan đến nhiều tổ

chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư, thậm chí đến nhiều quốc gia

+ Vị thế các bên tranh chấp môi trường thường không công bằng

Trang 5

+ Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hại thực tế đến quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường

+ Giá trị của những thiệt hại trong tranh chấp môi trường rất lớn và khó xác định

3 Yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp môi trường

Từ các đặc trưng của các tranh chấp môi trường hiện nay tại Việt Nam có thể rút ra một số yêu cầu đối với việc giải quyết tranh chấp môi trường như sau:

a, Ưu tiên bảo vệ các quyền lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội

Do tranh chấp môi trường vừa là xung đột lợi ích công nên yêu cầu đặt ra trong quá trình tìm kiếm có thể tranh chấp là phải làm thế nào để có thể dung hòa được cả hai loại lợi ích của từng cá nhân, từng tổ chức song đồng thời phải bảo vệ được lợi ích cộng đồng, loại ích của toàn xã hội, lợi ích của số đông

b, Đảm bảo duy trì mối quan hệ bảo vệ môi trường giữa các bên để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Do sự rằng buộc một cách tự nhiên cảu các yếu tố môi trường với tư cách là điều kiện sống chung của mọi người nên giải quyết tranh chấp môi trườngkhông chỉ đơn thuần là giải tỏa mâu thuấn giữa các bên tranh chấp, kết luận về việc thắng hay thua kiện đối với mỗi bên mà điều quan trọng là phải duy trì mỗi quan hệ lâu dài giữa các bên tranh chấp để họ có thể cùng nhau khắc phục, cải thiện chất lượng môi trường sống một cách liên tục, thường xuyên

c, Ngăn ngừa sớm nhất sự xâm hại đối với môi trường

Do tính chất không thể sửa đổi được đối với những thiệt hại môi trường nên các tranh chấp môi trườngnảy sinh khi thiệt hại thực tế chưa xảy ra cũng phải được giải quyết triệt để nhằm ngăn ngừa trước hậu quả Quá trình giải quyết tranh chấp môi trường cần loại trừ hoặc giảm thiểu mọi khả năng xâm hại tới môi trường Nói cách khác, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trách nhiệm dung hòa lợi ích đối lập phải được đặt ra ngay từ khi tác động xấu đến môi trường chưa xuất hiện, thiệt hại thực tế chưa sảy ra Tuy nhiên, dung hòa lợi ích ngay từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển, tính toán để loại trừ khả năng xâm hại đến môi trường không có nghĩa là phủ quyết mọi hoạt động phát triển, khước từ mọi dự án Vấn đề là phải tìm đến các giải pháp vừa tính tới yếu tố tăng trưởng song vẫn đảm bảo sự cảnh giác cao độ trước những thiệt hại gây nên cho môi trường

d, Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại về môi trường

Trang 6

Do thiệt hại về môi trường thường rất lớn và khó xác định nên việc đánh giá đầy đủ những thiệt hại gây nên đối với môi trường cũng như ảnh hưởng của nó đến mặt kinh tế, xã hội đòi hỏi phải dựa trên những căn cứ khoa học nhất định Do môi trường là tổng thể các thành tố từ tự nhiên đến nhân tạo và phần lớn trong số đó luôn

ở trạng thái động,tương hỗ với nhau nên không một ai trong số cácchủ thể tham gia giải quyết tranh chấp môi trường có đủ khả năng và điều kiện thu thập và đánh giá một cách toàn diện những tổn thất về môi trường mà cần phải có những thu thập, đánh giá và kết luận của các nhà chuyên môn

e, Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp môi trường nảy sinh

Do tranh chấp môi trường xảy ra giữa các nhóm xã hội (các cộng đồng dân cư ) nên ảnh hưởng về kinh tế, xã hội là rất lớn Kiểm soát chặt chẽ xung đột môi trường đang tiềm ẩn và giải quyết chúng một cách nhanh chóng, kịp thời sẽ góp phần đảm bảo trật tự xã hội, tránh sự chuyển hóa một cách tự phát những tranh chấp nhỏ, đơn giản, trong phạm vi hẹp thành cuộc biểu tình chính trị, khiếu nại kéo dài, gây rối loạn trật tự xã hội

III CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

1 Định nghĩa cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường

Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường là hệ thống thống nhất các phương tiện pháp lý đặc thù, thông qua đó thực hiện việc giải tỏa mâu thuấn giữa các bên tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ trật tự xã hội

* Giải quyết tranh chấp được hiểu là các hoạt động khắc phục loại trừ tranh cháp đã phát sinh bằng một phương pháp nào đó, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hôi

* Giải quyết tranh chấp môi trường là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải tỏa mâu thuấn, bất đồng, tạo lập lại sự cân bằng về lợi ích mà các bên có thể tranh chấp

* Thuật ngữ “ cơ chế “ trong khoa học xã hội là sự tương tác giữa các yếu tố kết thành một hệ thống mà nhờ đó hệ thống cố thể hoạt động

* Cơ chế giải quyết tranh chấp là sự tương tác giữa tất cả các yếu tố chi phối đến quá trình điều hòa các lợi ích xung đột xã hội

2 Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường

Trang 7

2.1 Nguyên tắc công quyền can thiệp

Giải quyết tranh chấp môi trường không chỉ là mong mong muốn riêng của các bên tranh chấp mà còn là trách nhiệm của Nhà Nước Chức năng quản lý xã hội và nghĩa vụ đảm bảo phúc lợi công cộng của Nhà nước không “ cho phép’’ công quyền đứng ngoài những quan hệ xung đột mang tính xã hội sâu sắc này Nói khác đi, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sự can thiệp của công quyền vào việc giải quyết tranh chấp cần được xem là trách nhiệm công vụ hay còn gọi là công quyền đương nhiên can thiệp

2.2 Nguyên tắc phòng ngừa

Nguyên tắc phòng ngừa đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết những vụ kiện đòi chấm dứt các mối nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trường sức khỏe và cộng đồng từ các hoạt động phát triển, nhất là các dự án có quy mô như : dự

án xây dựng nhà máy hóa chất, công trình thủy điện, nhiệt điện,điện nguyên tử, công trình xử lý chất thải, công trình giao thông

2.3 Nguyên tắc phối hợp,hợp tác

Để có thể duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các bên tranh chấp trong việc cùng tìm ra giải pháp khắc phục và cải thiện môi trường, cần áp dụng nguyên tắc phối hợp,hợp tác giữa các bên khi tiến hành giải quyết tranh chấp Từ phương diện xã hội thì đây được xem là phương cách tốt nhất để tổng hợp mọi nguồn lực xã hội vào việc khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường sống chung của con người

2.4 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá

Nội dung của nguyên tắc này là xác định “ cái giá’’ phải trả đối với người có hành vi gây ô nhiễm môi trường

+ phải áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường;

+ phải bồi thường thiệt hại về môi trường, về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho các nạn nhân ( nếu có )

Với nội dung này, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá đặc biệt có ý nghĩa trong việc giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, thiệt hại về người và của do ô nhiễm môi trường gây nên

Trang 8

2.5 Nguyên tắc tham vấn chuyên gia

Để xác định một cách có căn cứ khoa học thiệt hại xảy ra đối với môi trường, tính mạng, sức khỏe và tài sản của các nạn nhân trong các tranh chấp môi trường cần

sử dụng cơ chế tham vấn chuyên gia Những bằng chứng đó góp phần làm sáng tỏ nội dung của các vụ kiện về môi trường phải là kết quả làm

việc của tập thể các chuyên gia, các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực như : kinh tế học, y học, sinh học, lý học, hóa học, khoa học quản lý và bảo vệ môi trường

3.Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

3.1 thương lượng

Luôn là hình thức quan trọng của việc giải quyết tranh chấp môi trường và tính đơn giản và hiệu quả của nó

“ Cuộc đàm phán, thương lượng hợp lý, đúng đắn chắc chắn sẽ đạt đến sự thỏa thuận khôn ngoan, làm hài lòng tất cả các bên’’ Đây là cơ hội tốt nhất để các bên thu thập thêm thông tin, xem xét hoàn cảnh xảy ra sự việc, đánh giá đúng bản chất của sựu việc, giải tỏa những hiểu lầm, khúc mắc và cùng tìm đến giải pháp tối ưu trong điều kiện chi phí về thời gian, sức lực và tài chính ở mức thấp nhất

+ Đại diện cho lợi ích công cộng, lợi ích xã hội bị xâm hại Loại đại diện này thường xuất hiện trong các vụ tranh chấp môi trường có yếu tố nước ngoài, tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây nên khác với vai trò của người đại diện thông thường chỉ thay mặt các bên tiến hành đàm phán thương lượng hòa giải không

đi đến kết quả

+ Đại diện cho các nhòm đồng lợi ích Người đại diện trong trường hợp này thường được các bên có cùng mối quan tâm, có chung yêu cầu chỉ định Họ thường là các chuyên gia ( chuyên gia kinh tế, chuyên gia kỹ thuật và các luật gia ) các tổ chức, hiệp hội nghành nghề, trưởng các cụm dân cư, tổ dân phố thay mặt những nhóm người có cùng lợi ích để tiến hành thương lượng giải quyết các xung đột về môi trường

+ đối với bên gây hại, tùy từng trường hợp cụ thể, chủ thể tiến hành thương lượng xẽ

là người trực tiếp có hành vi gây hại cho môi trường, người đại diện sở hữu hoặc các

tổ chức bảo hiểm trong nước và quốc tế

Trang 9

3.2 Hòa giải

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp được tiến hành khi tranh chấp đã xảy ra hoàn toàn và các bên nhận thấy quá trình tự thương lượng không đem lại kết quả song vẫn mong muốn tìm kiếm sự thỏa thuận bởi chính bản thân mình

3.3 giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền

Khác với các lĩnh vực dân sự, kinh tế hay lao động, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tranh chấp có thể được giải quyết theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp Tại Việt nam giải quyết tranh chấp môi trường là một trong 9 nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường, bộ máy các cơ quan quản lí môi trường tham gia giải quyết tranh chấp môi trường được tổ chức ở cả 4 cấp : cán bộ địa chính cấp phường,

xã , các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; sở tài nguyên và môi trường; cục bảo vệ môi trường

4 Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường

Tuyệt đại đa số các vụ tranh chấp môi trường trong thời gian qua tại Việt nam được giải quyết ở giai đoạn thương lượng, hòa giải với sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (thanh tra môi trường ) ở các mức độ khác nhau Các chủ thể này trực tiếp thụ lý các đơn thư khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường và tiến hành xem xét vụ việc theo trình tự như sau:

Bước 1 : kiểm tra, xác minh những nội dung được phản ảnh trong các đơn thư khiếu kiện

+ Lấy mẫu các thành phần môi trường bị ô nhiễm, phân tích các đặc tính lý học, hóa học và sinh học của các yếu tố môi trường;

+ Kiểm tra tình hình quan trắc và kiểm soát ô nhiễm trong khu vực;

+ Đánh giá hiện trạng môi trường nơi ô nhiễm xảy ra, xác định nguồn gây ô nhiễm; + Chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm và thiệt hại vật chất về môi trường sau đó đối chiếu các số liệu thu thập được với hồ sơ thiết kế, với hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt nam để đi đến kết luận

Bước 2 : hưỡng dẫn bên bị thiệt hại thu thập các chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại

Trang 10

Bước 3 : tham gia giải quyết tranh chấp, góp phần điều hòa lợi ích giữa các bên xung đột

IV THỰC TẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

- Tại Việt Nam, đang xuất hiện ngày càng nhiều xung đột, tranh chấp về môi trường, điển hình nhất là các vụ tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại về người và tài sản do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên

+ Các tranh chấp liên quan đến môi trường đang ngày càng nhiều trong khi đó việc giải quyết TCMT ngày càng bất cập khiến các nhà làm luật không khỏi đau đầu

+ Ở nhiều địa phương, tranh chấp môi trường tập trung chủ yếu ở việc đòi bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi do ô nhiễm nguồn nước, trong đó người gây hại thường là các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trực tiếp xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, còn người bị hại là các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư sống trong khu vực bị ô nhiễm Các phương án giải quyết loại vụ việc này thường là các bên thông qua chính quyền địa phương để thỏa thuận một mức bồi thường tượng trưng hoặc chuyển hóa thành một khoản tiền có tên gọi là tiền "hỗ trợ cải tạo môi trường" Tuy nhiên, tiền không phải là tất cả khi sức khỏe, tính mạng người dân đang

bị đe dọa bởi những yếu tố độc hại từ môi trường, thế nên nhiều vụ việc xung đột nhiều năm vẫn chưa có hồi kết

- Tại TP HCM, 96% người dân cho rằng có ô nhiễm mùi rất báo động; ở Thái Nguyên khói bụi từ nhà máy kẽm điện phân làm vàng lá, ở Hưng Yên nước sông đã chuyển màu đen và có mùi hôi thối; hay như ở Đà Nẵng 56,63% người dân nói có bị ảnh hưởng của ô nhiễm mùi từ khu công nghiệp thủy sản Mặc

dù, người dân đã có nhiều phản ánh nhưng các phương thức giải quyết tranh chấp của các cơ quan quản lý hầu như đều không được người dân chấp nhận Nguyên nhân cơ bản chính là tình trạng chưa minh bạch trong quá trình giải quyết tranh chấp, người dân không biết khiếu nại của mình đang ở giai đoạn nào trong khâu xử lý, chưa nói đến việc xử lý có thỏa đáng hay không

Trong khi đó, không ít chính quyền nhiều địa phương còn "miễn cưỡng” xử phạt các công ty gây ô nhiễm, vì dường như chất lượng môi trường địa phương ít liên quan đến

vị thế của họ, thì nhiều doanh nghiệp đều thấy rõ nộp tiền phạt sau khi gây ô nhiễm luôn rẻ hơn đầu tư vào hệ thống xử lý kiểm soát ô nhiễm, rủi ro bị đóng cửa do gây ô nhiễm cũng rất thấp Đây cũng chính là kẽ hở, khiến không ít các doanh nghiệp trở lên

“nhờn luật” khiến cho việc khiếu kiện môi trường ngày càng gia tăng

Ngày đăng: 17/07/2016, 10:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w