1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH nội DUNG CHỮ NHẪN TRONG góc độ TRIẾT học và MINH HOẠ BẰNG THỰC tế QUAN hệ GIA ĐÌNH bạn bè

17 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 115,5 KB

Nội dung

Lời nói đầu Nhẫn nhịn là khi ta có được một tâm trí hiểu biết rộng rãi, một tấm lòng đại lượng để có thể đón nhận mọi thứ, một sự khôn ngoan, thông suốt tốt để có thể nhìn thấy được mọi

Trang 1

ĐỀ BÀI

PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHỮ NHẪN TRONG GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC VÀ MINH HOẠ BẰNG THỰC TẾ QUAN HỆ

GIA ĐÌNH BẠN BÈ.

ĐỀ CƯƠNG

1 Giải thích các mâu thuẫn mà trong giáo lí này đề cập

Vì sao trên/dưới phát sinh mâu thuẫn

Vì sao cha/con phát sinh mâu thuẫn

Vì sao vợ/chồng phát sinh mâu thuẫn

Vì sao anh/em phát sinh mâu thuẫn

Vì sao bạn bè phát sinh mâu thuẫn

2 Các mặt đối lập trong mỗi mâu thuẫn trên vừa đấu tranh vừa thống nhất với nhau nhưng giáo lí đạo phật lại nhấn mạnh điều này? Như thế có đúng không?

3 Bình luận ý nghĩa của chữ “nhẫn” trong cuộc sống

Trang 2

MỤC LỤC

Lời nói đầu 4

NỘI DUNG 6

PHẦN 1: Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA CHỮ “NHẪN” 6

I Quan niệm và khái nịêm về chữ "nhẫn" ……….

… 6

II Ý nghĩa của chữ “Nhẫn” 7

PHẦN 2 : GIẢI THÍCH MÂU THUẪN VỀ CHỮ "NHẪN"……… ….8

PHẦN 3 : CHỮ “ NHẪN” TRONG CUỘC SỐNG 12

I Gía trị của chữ “Nhẫn” trong đời sống xã hội hiện nay 12

II Giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống bằng chữ “Nhẫn” 14

III Tầm ảnh hưởng của chữ “Nhẫn” trong tư tưởng thế hệ trẻ 15

Kết luận 18

Trang 3

Lời nói đầu

Nhẫn nhịn là khi ta có được một tâm trí hiểu biết rộng rãi, một tấm lòng đại lượng để có thể đón nhận mọi thứ, một sự khôn ngoan, thông suốt tốt để có thể nhìn thấy được mọi thứ và một nền móng vững chắc, không lay chuyển của sự giác ngộ về Chính niệm và đạo đức

Ðối với những bậc giác ngộ, nhẫn nhịn là một điều tự có, một điều tự nhiên Giả sử chỉ có một người sống trong một vũ trụ to lớn thì sự hiện hữu của họ cũng

vô nghĩa Chỉ có khi nào ta chung sống với những người khác, thì cuộc sống mới

có được những vui sướng, hạnh phúc và đầy ý nghĩa

Mặc dầu chúng ta vẫn còn có rất nhiều chấp trước và những quy ước của thế gian mà chúng ta chưa tận diệt hết được trong quá trình tu luyện, nhưng cũng không nên dùng lý do này để biện hộ cho những lỗi lầm của chúng ta Ðại Pháp yêu cầu chúng ta phải đạt được Sự giác ngộ đúng đắn về vô ngã và vị tha, vì thế chúng ta cần phải cố gắng làm đúng như vậy Ðối với những bạn đồng tu, với điều kiện là các bạn đó vẫn còn theo con đường tu luyện, chúng ta nên đối xử với họ như “các bạn đồng tu” không cần biết là họ tu đã tu tốt hay chưa Chúng ta cũng nên tôn trọng ý kiến của người khác, trân quý họ và tin tưởng nơi họ Ðiều này sẽ giúp cho chúng ta giữ gìn được “một thân thể” tốt đẹp với nhau, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại

Một tâm trí thông cảm, hiểu biết, một tấm lòng nhẫn nhịn, và một sự tôn kính, trân quý người khác là những biểu hiện rõ ràng nhất về Tâm tính của chúng

Trang 4

ta Bất cứ người tu luyện nào cũng có trách nhiệm với chính mình Chúng ta được

gì nếu chúng ta không nhẫn nhịn và tôn trọng người khác?

Trang 5

NỘI DUNG

PHẦN I: Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA CHỮ NHẪN

I Quan niệm, khái niệm về chữ ”nhẫn”

Nhẫn là độ lượng, khoan dung, nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của con người

Nhẫn gồm có ba bậc: Sanh nhẫn, Pháp nhẫn, và Vô sanh Pháp nhẫn

Sanh nhẫn: hay còn gọi là hữu tình nhẫn, tức là không đem lòng giận dỗi với

chúng sanh hữu tình, từ con vật nhỏ cho đến con người chúng ta

Pháp nhẫn: hay còn gọi là phi tình nhẫn, tức là không đem lòng giận dỗi chúng

sanh vô tình như cỏ cây, hoa lá, mưa nắng, nóng lạnh…

Vô sanh Pháp nhẫn: là đức nhẫn tự nhiên của bậc Bồ tát Các ngài đã nhận chân

được (của các Pháp) thật tánh, thật tướng ấy là duyên sanh tính hay vô ngã tính Còn duyên thì hợp, hết duyên thì tan cho nên các Ngài không còn chấp mình, chấp người Không còn oán một sinh mạng nào hay chấp một pháp thể nào cả

Trong quyển "Phật và Thánh chúng" của TT Minh Tuệ có dẫn một câu chuyện đại ý như sau: Một hôm, Xá Lợi Phất cùng La Hầu La vào thành Vương Xá khất thực thì gặp bọn du côn Chúng hốt cát bỏ vào bình bát của Xá Lợi Phất và đánh La Hầu La một trận Vì chưa dứt được phiền não tập khí dồn nén, nên La Hầu

La bụm mặt khóc thảm thiết Sau khi về đến Tịnh xá, Đức Phật hay chuyện gọi La Hầu La đến dạy rằng : "Này La Hầu La, nhẫn nhục là đức hạnh vô cùng cao quý trong các hạnh Muốn thành Phật, thuận gần Tăng ông phải cố tu hạnh nhẫn nhục Người biết nhẫn nhục tâm hồn luôn thư thái, an ổn, diệt trừ được cái họa và trí huệ

Trang 6

được phát sinh Trí huệ là gươm báu để ta cắt đứt mọi gốc rể của vô minh, tham si

và chấp ngã Nhẫn nhục là điều kiện làm tuyên dương chánh pháp, là tư lương để sớm được giải thoát luân hồi sanh tử."

Nhẫn gồm có 3 phần: Thân nhẫn, Khẩu nhẫn, và Ý nhẫn

Thân nhẫn: khi thân đối diện với nghịch cảnh như : nắng mưa, nóng lạnh, đói khát hay bị đánh đập tra khảo làm đau đớn mà chịu đựng không chống cự là thân nhẫn

Khẩu nhẫn: miệng không thốt ra những lời độc ác khi bị nhục mạ, mắng nhiếc là

Ý nhẫn: trong tâm không mang ý căm hờn, oán giận hay mưu hại trả thù kẻ hại

mình là ý nhẫn

II Ý nghĩa của chữ “Nhẫn”

Khổng Tử xưa đã nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng)

Nhiều gia đình thường treo chữ nhẫn trong nhà, như tự răn mình để giữ được hòa khí trong gia đình,nhịn đi có một sự đổi lại được những chín điều lành,gia đình ấm êm

Nếu bạn không biết giữ được cho mình một chữ nhẫn, lúc nào đầu óc bạn cũng căng ra, như một chảo lửa, bạn có thể phản ứng ngay tức khắc các vấn đề vừa xảy ra một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ

Gặp chuyện khó chịu, không may, tức khắc lửa giận nổi lên, nếu nhẹ thì chỉ bộc lộ ra sắc mặt, hành động nóng nảy, nhưng nặng và đáng sợ hơn nữa, đó là để chất chứa trong lòng.

Nhẫn là khi ta có được một tâm trí hiểu biết rộng rãi ,một tấm lòng đại lượng

để có thể đón nhận mọi thứ , một sự khôn ngoan, thông suốt để có thể nhìn thấy được

Trang 7

mọi thứ và một nền móng vững chắc, không lay của sự giác ngộ về Chính niệm về đạo đức Đối với những bậc giác ngộ nhẫn nhịn là một điều tự có, một điều tự nhiên Giả sử chỉ có một người sống trong vũ trụ to lớn thì sự hiện hữu của họ cũng vô nghĩa, chỉ có khi nào ta chung sống với người khác thì cuộc sống mới có được những vui sướng, hạnh phúc và đầy ý nghĩa Mặc dầu chúng ta vẫn có rất nhiều chấp trước

và những suy nghĩa của thế gian mà chúng ta chưa tận diệt hết được trong quá trình tu luyện Nhưng cũng không nên dùng lí do này để biện hộ cho những lỗi lầm của chúng

ta Đại pháp yêu cầu chúng ta phải đạt được Sự giác ngộ đúng đắn về vô ngã và vị tha

vì thế chúng ta cần phải cố gắng làm đúng như vậy

Sự nhẫn nhịn có được bằng con đường tu luyện Không cần biết là người khác có hiểu mình hay không, nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải làm theo đúng Pháp Một tâm trí thông cảm hiểu biết, một tấm lòng nhẫn nhịn và một

sự tôn kính, tôn quí nhười khác là những biểu hiện ro nhất về tâm kính của chúng

ta Bất cứ người tu luyện nào cũng có trách nhiệm với chính mình Chúng ta được

gì nếu chúng ta không nhẫn nhịn và tôn trọng người khác? Chỉ khi nào chúng ta làm bất cứ việc gì với tấm lòng nhẫn nhịn và thật sự tôn kính người khác thì cuộc sống chúng ta mới thật sự có ý nghĩa Và chỉ khi nào chúng ta nhẫn nhịn người khác, chúng ta mới có thể thật sự trở về cái vũ trụ mới vĩnh cửu và lộng lẫy ấy

Trang 8

PHẦN 2: GIẢI THÍCH MÂU THUẪN VỀ CHỮ “NHẪN”

Trong kinh Hoa Nghiêm có câu "Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chứng môn khai ", nghĩa là "Một niệm sân hận khởi lên là mở cửa cho muôn ngàn nghiệp chướng" Thật vậy, lắm người vì không dằn được cơn tức giận mà gia đình tan nát, chồng vợ chia lìa, thầy trò xa nhau, bạn thân thành thù oán Trong Phật Học phổ

thông (quyển 1, trang 102 của HT Thích Thiện Hoa), nhẫn nhịn được định nghĩa

như sau:

"Nhẫn nhịn là chịu đựng những cảnh trái mắt nghịch lòng.

Phật dạy:

“ Nhịn được cái tức một lúc

Tránh được mối lo trăm ngày

Muốn hòa thuận trên dưới Nhẫn nhịn đứng hàng đầu Cái gốc trăm nết

Nết nhẫn nhịn là cao Cha con nhẫn nhin nhau: Vẹn toàn dạo lý

Vợ chồng nhẫn nhịn nhau: Con cái khỏi bơ vơ Anh em nhẫn nhịn nhau: Trong nhà thường yên ấm Bạn bè nhẫn nhịn nhau: Tình nghĩa chẳng phai mờ

Tự mình nhẫn nhịn được, ai ai cũng mến yêu Người mà chưa biết nhẫn chưa phai là người hay

Trang 9

Hầu hết mọi hành động trong đời thường đều được xây dựng trên bản ngã Khi thấy mình lép vế, thấp cơ trước đối thủ thì họ thường rút lui Nhưng lại chờ đợi khi đến thời cơ thì phản công lại hay trả thù Như Hàn Tín phải chịu nhục chui lòn qua háng Ác Thiển giữa chợ trước mặt mọi người Câu Tiển phải ngậm đắng nuốt cay nếm phân Ngô Phù Sai để chứng minh lòng trung thành của mình và lấy lòng tin của Ngô Phù Sai Những nhẫn nhục trên là để chờ ngày phục thù, là chịu đấm ăn xôi chứ không phải là cái Nhẫn trong đạo Phật

Trong đạo Phật trước hết phải mở rộng lòng từ bi, không muốn cho chúng sanh đau khổ, sân hận mà tranh đấu lẫn nhau Thứ hai là do ý muốn diệt trừ sân hận, ngã mạn, kêu căn của bản thân mình mà trau dồi từ bi hỷ xả, để thành tựu tứ

vô lượng tâm

Trong luật sa di, mục Hạ thiên oai nghi, nhập chúng đệ tứ (phần phụ a),

Phật có dạy: "Bất đắc nhân hiếu sự tranh chấp, nhược đại sự nan nhẫn giả, diệc tu tâm bình khí hòa, dĩ lý luận biện, bất tất tử nhi khứ, động khí phát thô, tức phi hão tăng giả" nghĩa là "Không được nhân việc nhỏ mà tranh chấp, nếu việc lớn khó nhẫn phải giữ tâm ý bình tỉnh ôn hòa, dùng lý lẽ để thảo luận, bằng không từ từ mà

đi Động một chút mà thô tháo thì không phải là tăng sĩ tốt."

Quả thật là vậy, vì người xuất gia đã từ bỏ tất cả, xa lìa song thân, làng xóm họ

Trang 10

hàng mà còn ôm lấy chuyện trái ngang thì làm sao làm tăng tốt để quyết tu mà hoằng dương chánh pháp

Trong sử Phật có dẫn câu chuyện về Ngài Phú Lâu Na xin Phật đi thuyết

pháp để độ dân chúng xứ Duna như sau : Đức Phật hỏi: Này Phú Lâu Na, giả sử

ông đến xứ Duna bị người chửi rủa thì ông nghĩ sao và xử lý bằng cách nào?

Bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ họ vẫn còn tốt đối với con, vì họ chỉ chửi mắng chứ

họ chưa dùng gậy để đánh đập con

Đức Phật lại hỏi: Vậy nếu họ dùng gậy để đánh đập ông thì ông nghĩ sao?

Bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ họ vẫn còn lòng nhân từ, vì họ chưa đánh chết con Đức Phật lại hỏi: Vậy nếu họ dùng gậy đánh đập ông đến chết thì ông nghĩ sao? Bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ họ là ân nhân của con vì nhờ họ mà con bỏ đi được

bọc da hôi thúi nầy, từ biệt được đời sống đau khổ nầy!

Đức Phật khen: Hay lắm! Ông nhẫn được như thế thì ông có thể qua xứ Duna mà

thuyết pháp

Chẳng bao lâu thì người dân ở xứ Duna đều quay đầu về với Tam Bảo Đó chính là nhờ cái Nhẫn trong đạo Phật Cái Nhẫn xuất phát từ lòng từ bi muốn cứu vớt tất cả chúng sanh thoát khỏi cảnh trầm luân sanh tử, nên cho dù thân mình có bị hại, bị giết đi nữa cũng vẫn vui vẻ Cái Nhẫn đó có sức chuyển hóa đối phương mà không cần bạo lực

Trong kinh Nhẫn Nhục, Đức Phật có dạy: "Bố thí mười phương tuy được phước lớn, nhưng phước đó chẳng bằng nhẫn nhục Ôm nhẫn tu trí đời đời không oán hận, lòng dạ an nhiên trọn không độc hại Nhẫn là áo giáp tránh được đao binh, Nhẫn

là đại thuyền vượt qua bể khổ, Nhẫn là thuốc hay cứu sống muôn người."

Trong kinh Di Giáo, Đức Phật cũng dạy rằng: "Các ông phải chịu nhẫn đến nổi dù có ai đến cắt tay chân các ông đi nữa, các ông cũng chớ có giận dữ, cũng không được buông lời nói ác mà phải hoan hỷ như không."

Trang 11

PHẦN 3 : CHỮ “ NHẪN” TRONG CUỘC SỐNG

I Gía trị của chữ “Nhẫn” trong đời sống xã hội hiện nay

Từ những kinh nghiệm xương máu của thực tế cuộc sống mà người Hán đã sáng tạo ra cách viết chữ nhẫn: chữ đao (con dao) ở trên và chữ tâm (con tim) ở dưới Lưỡi dao ấy ở ngay trên tâm, và nếu như gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành…

Trong kinh điển, người biết nhẫn nhục, chính là người mạnh nhất Còn theo thánh Gandhi: Nhẫn nhục ví như không khí, chẳng biết chống trả, nhưng có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ bạo tàn!

Vì thế mà người xưa đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về nó, đã răn dạy rất nhiều những lợi ích và tác hại xung quanh chữ nhẫn này Thời hiện đại ngày nay thì sao?

Nhẫn, không phải là sự cam chịu tiêu cực

Đúng vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ nhẫn lại có bộ đao phía trên như biểu hiện của những nỗi thống khổ sâu sắc như dao nhọn, chúng có thể khía vào trong tâm trí, trong con tim ta, làm cho ta đau đớn, tủi nhục và khó chịu

Nhưng, nhẫn, đừng nên hiểu một cách tiêu cực, là phải gồng mình cam chịu ôm nhục, là luồn cúi để đạt được mục đích Nếu có chuyện không hay, hãy dùng trí tuệ

để thấy đúng lẽ thật, buông xả mọi hơn thua với người ta và không cố chấp phiền hận

Người “chửi” mình, nếu đúng thì nhận, nếu không phải thì xả bỏ Chứ nếu nhớ hoài suốt đời, thì tự mình chuốc lấy cái khổ cho mình và còn làm cho người khác khổ lây

Tóm lại, chữ nhẫn ngoài sự chịu đựng điềm tĩnh còn cần phải có sự tha thứ, phải

Trang 12

có từ - bi - hỷ - xả Nhẫn là độ lượng, khoan dung, nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của con người

Khổng Tử xưa đã nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng)

Chữ nhẫn, giống như vàng.

Bạn hãy đọc kỹ những câu răn về chữ nhẫn, bạn sẽ thấy, muôn màu cuộc sống bày

ra trong sức mạnh của chữ nhẫn Chữ nhẫn ẩn chứa những phương kế sống của một đời người

“ Có khi nhẫn để xoay vần/ Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa/ Có khi nhẫn

để vị tha/ Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù/ Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu/ Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường/ Có khi nhẫn để vô thường/Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai/ Có khi nhẫn để lắng tai/ Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng/

Có khi nhẫn để bao dung/ Ta vui người cũng vui cùng có khi/ Có khi nhẫn để tăng uy/ Có khi nhẫn để kiên trì bền gan ”

Việc lấy đức nhẫn làm sức mạnh (dĩ nhẫn vi lực) cho thấy lợi ích cũng như quyền năng biến hóa, nội lực mạnh mẽ của chữ nhẫn

Trong cuốn “Luận về chữ nhẫn” của Mạnh Chiêu Quân có viết: “Bạn chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hòa khí; Bạn chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm hủy hoại nguyên khí; Bạn chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí; Bạn phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ được thần khí”

Cũng như câu tục ngữ của Việt Nam ta: “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được, thì càng sống lâu” Tự tìm được cho mình một chữ nhẫn thích hợp sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn, và nếu biết sử dụng chữ nhẫn sao cho đúng cách, sẽ mang lại cho con người một sức mạnh vô cùng

Nhẫn được là Vàng !

Trang 13

II Giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống bằng chữ “Nhẫn”

Trong thế giới đối lập này, có lẽ ngoài cái chết thì mâu thuẫn là một trong những vấn đề chúng ta không thể tránh khỏi trong các mối quan hệ Chỉ có cách là tự tách mình ra khỏi thế giới loài người Nhưng ngay cả khi con người đã sống biệt lập với thế giới bên ngoài, họ vẫn tự tạo ra mâu thuẫn cho chính mình

Ở đời chúng ta thường thấy việc nhỏ bằng sợi tóc,nhuwmg đôi khi vì không nhẫn nhịn được mà dẫn tới những sóng gió tai họa Ông bà ta có câu:

“Chữ nhẫn là chữ tương vàng

Ai mà nhẫn được mọi đàng sướng thay”

Ngáy xưa, khi thầy Tử-Trương muốn xuất chánh đến từ tạ Đức Khổng phu tử và xin cho một lời đề làm phép sửa mình

Khổng tử nói:”Bá hạnh chi bổn nhẫn chi vi thượng”(Trăm nết chung gốc chỉ có nhẫn là cao thượng hơn hết)

Tử Trương hỏi:

“Hà vi nhẫn chi”(Tại sao ma phải nhịn)

Khổng tử trả lời:

“Thiên tử nhẫn chi quốc vô hại Chư hầu nhẫn chi thành kì đại Quan lại nhẫn chi tấn kì vị Huynh đệ nhẫn chi gia phú quí Phụ nữ nhẫn chi chung kì thế Tự thân nhẫn chi vô họa hoạn” (Nghĩa là: làm vua mà biết nhịn thì trong nước không có điều tai hại Bậc chư hầu mà biết nhịn thì nên việc lớn Làm quan mà biết nhịn thì phẩm chức sẽ thăng tiến Anh em mà biết nhịn với nhau thì nhà cửa đặng giàu sang Chồng vợ biết nhịn thì thương yeu được trọn đời

Bạn bè biết nhịn nhau thì danh nghĩa chẳng hư Cho bản thân mà biết nhẫn chẳng

lo tai họa)

Tử-Trương hỏi tiếp:

“Bất nhẫn hà như”(Con chẳng nhịn thì đường nào?)

Ngày đăng: 13/07/2016, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w