1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng đi phát triển bền vững cho cây vải thiều huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang

36 439 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 68,77 KB

Nội dung

Đề tài Hướng đi phát triển bền vững cho cây vải thiều huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Nhóm 3 MỤC LỤC Chương I: Đặt vấn đề Chương II: Tiêu chuẩn Viet Gap nói chung và tiêu chuẩn Viet Gap áp dụng cho cây vải thiều huyện Lục Ngạn 2.1 Tiêu chuẩn Viet Gap nói chung 2.1.1 Giới thiệu 2.1.2 Những yếu tố được quy định trong sản xuất nông nghiệp 2.2 Tiêu chuẩn Viet Gap áp dụng cho cây vải thiều huyện Lục Ngạn 2.2.1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất 2..2.2 Giống và gốc ghép 2.2.3 Thiết kế vườn 2.2.4 Sử dụng hóa chất 2.2.5 Sử dụng nước tưới 2.2.6 Sử dụng phân bón và chất phụ gia 2.2.7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 2.2.8 Quản lý và xử lý chất thải 2.2.9 Quy định về người lao động 2.2.10 Ghi chép và lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm 2.2.11 Kiểm tra nội bộ 2.2.12 Giải quyết khiếu nại 2.3 Quy trình thực hành tiêu chuẩn Viet Gap áp dụng cho vải thiều Lục Ngạn 2.4 Một số kết quả thu được 2.4.1 Địa điểm ứng dụng 2.4.2 Kết quả ứng dụng Chương III: Công tác quản lý nhà nước trong sản xuất và tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn Viet Gap 3.1 Thông tin về tổ chức, con người cấp cơ sở 3.1.1 Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn 3.1.2 Các đơn vị khác có liên quan 3.2 Xây dựng, ban hành các văn bản quản lý sản xuất kinh doanh 3.3 Tổ chức sản xuất và đào tạo huấn luyện cho nông dân 3.3.1 Tổ chức sản xuất 3.3.2 Đào tạo huấn luyện 3.4 Hỗ trợ vốn và công cụ sản xuất 3.5 Công tác kiểm tra, giám sát 3.5.1 Nội dung kiểm tra 3.5.2 Hình thức kiểm tra 3.5.3 Giám sát 3.6 Cấp giấy chứng nhận 3.7 Xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại 3.7.1 Xây dựng thương hiệu 3.7.2 Xúc tiến thương mại Chương IV: Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn 4.1 Tình hình sản xuất 4.2 Tình hình tiêu thụ 4.2.1 Thời khì trước 2012 khi chưa áp dụng rộng tiêu chuẩn Viet Gap cho vải thiều 4.2.2 Thời kỳ sau 2012 khi tiêu chuẩn Viet Gap cho vải thiều được áp dụng rộng rãi Chương V: Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý hệ thống sản xuất và tiêu thụ 5.1 Một số khuyết điểm 5.2 Nguyên nhân khuyết điểm 5.2.1 Nguyên nhân khách quan 5.2.2 Nguyên nhân chủ quan Chương VI: Các giải pháp và đề xuất 6.1 Các giải pháp trong khâu sản xuất 6.1.1 Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất vải hàng hóa 6.1.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng 6.1.3 Thay đổi nhận thức, tư duy của các cán bộ quản lý 6.1.4 Tăng cường hệ thống thông tin truyền thông 6.2 Nhóm các giải pháp trong khâu bảo quản 6.2.1 Thực trạng phương thức bảo quản hiện nay 6.2.2 Đề xuất 6.3 Nhóm các giải pháp trong khâu tiêu dùng 6.3.1 Thực hiện tốt cuộc vận động “ người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam” 6.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm 6.3.3 Thành lập tập đoàn hoa quả 6.3.4 Tăng cường công tác quản lý thị trường 6.3.5 Tìm kiếm thị trường mới Chương I: Đặt vấn đề Vải thiều hay còn có tên Thanh Hà lệ chi là loại quả vải nổi tiếng ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Sau này giống vải thiều được nhân giống trồng ở nhiều khu vực khác trong cả nước như huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ning, hay huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Vải thiều Thanh Hà đã được ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn, Sở khoa học Công nghệ Bắc Giang tiến hành đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm này lên Cục Sở hữu trí tuệ. Theo đó, vải thiều Lục Ngạn sẽ là một trong số ít sản phẩm nổi tiếng như: chè xanh Mộc Châu, cà fe Buôn Mê Thuột, nước mắm Phú Quốc…, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đến thời điểm hiện tại ở VN. Lục Ngạn là một huyện miền núi tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha, trong đó đất nông nghiệp xấp xỉ 28.144 ha ( chiếm 27,8% diện tích đất tự nhiên) có tiểu vùng khí hậu, đất đai thích hợp cho nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới như: vải, nhãn, hồng, xoài, đào, mơ, mận,….. Trong đó vải thiều chiếm vị trí quan trọng. Ngày 18102005 Huyện ủy Lục Ngạn đã ra quyết định số 22NQHU về phát triển đang dạng các loại cây ăn quả theo quy hoạch, kế hoạch với cơ cấu cây trồng và giống phù hợp. Trong đó cây vải thiều đóng vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế tại huyện. Đã từng trải qua một giai đoạn phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, cây vải thiều đã đem lại những bài học đắt giá. Đó là chi phí đánh đổi của hiệu quả kinh tế với môi trường, việc phát triển không bền vững, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng,…. Từ đó đặt ra vấn đề cấp thiết phải có hướng đi mới giúp cho cây vải thiều phát triển bền vững, tạo ra sức cạnh tranh cho mặt hàng sản xuất thiết yếu này. Từ năm 2006, tiêu chuẩn Viet Gap đã manh nha áp dụng tại huyện Lục Ngạn với khoảng 20 hộ gia đình tự tìm tòi, thực hiện. Tuy nhiên, kết quả còn chưa cao vì thiếu quy hoạch và sự quan tâm của các cấp chính quyền. Mặc dù vậy, hiểu được ý nghĩa của định hướng phát triển bền vững trong trồng trọt, Huyện ủy, UBND huyện Lục Ngạn đã xác định việc áp dụng tiêu chuẩn Viet Gap là một hướng đi tất yếu cho cây vải thiều Lục Ngạn, giúp cây vải nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường. Song, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, cây vải thiều huyện Lục Ngạn đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Tuy nhiên , trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn Viet Gap và vải thiều trồng theo phương thức đại trà đặt ra nhiều câu hỏi lớn về hiệu quả kinh tế? Những khó khăn, thuận lợi đối với việc áp dụng tiêu chuẩn Viet Gap cho cây vải thiều ra sao? Những giải pháp căn cơ nào nhằm phát triển bền vững, có hiệu quả kinh tế đối với cây vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn Viet Gap của huyện Lục Ngạn? Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hướng đi phát triển bền vững cho cây vải thiều huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” Chương II: Tiêu chuẩn Viet Gap nói chung và tiêu chuẩn Viet Gap áp dụng cho cây vải thiều huyện Lục Ngạn 2.3 Tiêu chuẩn Viet Gap nói chung 2.3.1 Giới thiệu Ngày 28012008 tiêu chuẩn VietGAP chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, dựa trên 4 tiêu chí: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất. An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch. Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân. Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. 2.3.2 Những yếu tố được quy định trong sản xuất nông nghiệp (1) Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất (2) Giống và gốc ghép (3) Quản lý đất và giá thể (4) Phân bón và chất phụ gia (5) Nước tưới (6) Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật) (7) Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch (8) Quản lý và xử lý chất thải (9) An toàn lao động (10) Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm (11) Kiểm tra nội bộ (12) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 2.4 Tiêu chuẩn Viet Gap áp dụng cho cây vải thiều huyện Lục Ngạn 2.4.1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất Vị trí, vùng sản xuất vải thiều theo VietGAP phải phù hợp với quy hoạch của tỉnh, huyện. Vườn vải trồng cách xa khu công nghiệp, khu hóa chất, bệnh viện và đất không bị nhiễm kim loại nặng. Nếu vườn vải không nằm trong quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn (SXVAT) của tỉnh thì cần phân tích đất, nước trước khi trồng. Toàn bộ hồ sơ về vị trí lô đất và kết quả phân tích đất được lưu giữ tại HTX, nhóm sản xuất hoặc tại hộ gia đình để có thể truy nguyên nguồn gốc theo yêu cầu. Nếu vùng sản xuất vải có các nguy cơ ô nhiễm trên mà có thể khắc phục thì phải có cơ sở khoa học chứng minh sự khắc phục nguy cơ ô nhiễm và lưu trong hồ sơ. Nếu vùng SXV có nguy cơ ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, nitrat, thuốc BVTV), sinh học (vi khuẩn Salmonella, E.coli, Coliform), vật lý (xói mòn đất, ngập úng) cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP. 2..2.2 Giống và gốc ghép Giống phải có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, đủ tiêu chuẩn về chất lượng. Giống phải sạch sâu, bệnh Thời gian trồng vải tốt nhất vào hai thời vụ chính là: vụ xuân và vụ thu. Vụ xuân từ tháng 23 khi mưa xuân, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng. Vụ thu trồng vào tháng cuối tháng 8 và trong tháng 9. 2.4.3 Thiết kế vườn Phải có sơ đồ bố trí lô, vườn và bảng hiệu để phân biệt các lô vườn vải thiều của hộ gia đình, HTX. Sơ đồ cần nêu rõ số lượng cây, tuổi cây, phương pháp nhân giống, hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu, hệ thống điện, nhà xưởng, kho để vật tư, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ làm vườn, nơi tập kết sản phẩm, phân loại, vệ sinh, đóng 2.4.4 Sử dụng hóa chất Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động trong sản xuất vải thiều phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc BVTV và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn. Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc BVTV và chất điều hòa sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực BVTV. Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV. Sử dụng hóa chất trên vườn vải cần tuân theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách). Các hỗn hợp hóa chất và thuốc BVTV dùng không hết cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường và đất canh tác. Sau mỗi lần phun,dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường. Kho chứa hóa chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi thoáng mát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn thận. Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào kho. Không để thuốc BVTV dạng lỏng trên giá phía trên thuốc dạng bột. Hóa chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi hóa chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa gốc. Các hóa chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ trong sổ sách theo dõi và lưu trữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo định của nhà nước. Lưu trữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng. Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hóa chất. Vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo định của nhà nước. Nếu phát hiện dư lượng hóa chất trong quả vải vượt quá mức tối đa cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm, xác định nguyên nhân ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Phải ghi chép cụ thể trong hồ sơ lưu trữ. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong quả vải theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc BVTV. 2.4.5 Sử dụng nước tưới Nước tưới phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng. Việc phân tích và đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng cho tưới, phun thuốc BVTV phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ. Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ. Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia cầm, gia súc, nước phân tươi, nước thải chưa qua xử lý trong sản xuất. 2.4.6 Sử dụng phân bón và chất phụ gia Hàng năm phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia đến chất lượng quả vải, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón và chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên quả vải. Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý. Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải được ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Trường hợp không tự sản xuất, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý. Các dụng để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo dưỡng thường xuyên. Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn phân bón, chất phụ gia cần được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước tưới. Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua và sử dụng. 2.4.7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch a. Thiết bị, vật tư và đồ chứa Thiết bị, vật tư hay thùng chứa tiếp xúc trực tiếp với quả vải phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm. Thiết bị, vật tư hay thùng chứa phải đảm bảo chắc chắn và sạch sẽ trước khi sử dụng. Thùng đựng phế thải, hóa chất BVTV và các chất nguy hiểm khác phải được ghi rõ ràng và không dùng chung để đựng vải. Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm. Thiết bị, thùng chứa quả vải sau thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón và các chất phụ gia và có các biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm b. Thiết kế và nhà xưởng Cần hạn chế đến mức tối đa nguy cơ ô nhiễm ngay từ khi thiết kế, xây dựng nhà xưởng và công trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử lý, đóng gói, bảo quản quả vải. Khu vực xử lý đóng gói và bảo quản quả vải phải tách biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp đề phòng nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm. Phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nước nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn nước, nhà xưởng. Các bóng đèn chiếu sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có lớp chống vỡ. Trong trường hợp bóng đèn bị vỡ và rơi xuống sản phẩm phải loại bỏ sản phẩm và làm sạch khu vực đó. Các thiết bị dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm phải có rào ngăn cách đảm bảo an toàn. c. Vệ sinh nhà xưởng Nhà xưởng phải được vệ sinh bằng các loại hóa chất thích hợp theo quy định không gây ô nhiễm lên sản phẩm và môi trường. Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ. d. Phòng chống dịch hại Phải cách ly gia súc, gia cầm khỏi khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm. Phải có các biện pháp ngăn chặn các vi sinh vật lây nhiễm vào các khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản vải thiều. Phải đặt đúng chỗ bả, bẫy để phòng trừ dịch hại và đảm bảo không làm ô nhiễm quả vải, thùng chứa và vật liệu đóng gói. Phải ghi chú rõ ràng vị trí bả, bẫy. e. Vệ sinh cá nhân Người lao động cần được tâp huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cần thiết về thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ. Nội quy vệ sinh cá nhân phải được đặt tại các địa điểm dễ thấy. Cần có nhà vệ sinh và trang thiết bị cần thiết ở nhà vệ sinh và duy trì đảm bảo điều kiện vệ sinh cho người lao động. Chất thải của nhà vệ sinh phải được xử lý. f. Xử lý sản phẩm Chỉ sử dụng các loại hóa chất (nước clo, ozon,...), chế phẩm, màng sáp cho phép trong quá trình xử lý sau thu hoạch. Xử lý quả vải bằng phương pháp vật lý như xử lý nhiệt, chiếu xạ...để diệt nấm bệnh và sinh vật gây hại trong quá trình bảo quản. Nước sử dụng cho xử lý quả vải sau thu hoạch phải đảm bảo chất lượng. g. Bảo quản và vận chuyển Dùng bao polyetylen có đục 20 – 30 lỗ đường kính 0,5 mm để bao và hàn kín bao kết hợp với nhiệt độ lạnh dưới 10oC, có thể bảo quản vải tươi trong vòng 1 tháng. Có thể dùng thùng xốp đựng đá lạnh để bảo quản, phương pháp này có thể giúp bảo quản vải quả tươi trong vòng 15 – 20 ngày. Phương pháp xử lý tác nhân ion hóa kết hợp với kỹ thuật kho lạnh (12 – 140C) có thể bảo quản được vải tươi đến 3 tuần mà chất lượng vẫn đảm bảo. Tỷ lệ hư hao về thương phẩm không vượt quá 20%, trong đó tỷ lệ hư hỏng mất giá trị sử dụng không vượt quá 10%. Bảo quản bằng dung dịch Anolyte: sau 7 ngày độ tươi của vỏ quả đạt từ 90 – 95%, màu sắc vỏ đạt chất lượng từ 75 – 85% so với quả vừa mới thu hái, hầu như không thấy hiện tượng rụng cuống ở quả, bắt đầu có hiện tượng nấm xuất hiện trên cuống quả và rám trên bề mặt vỏ quả. Công nghệ bảo quản vải tươi của Nhật Bản và Hàn Quốc, về chất lượng còn khoảng 75%, nhưng màu sắc vỏ quả thay đổi sau 1h lấy ra khỏi kho, thời gian bảo quản được trên 6 tháng. Bảo quản theo quy trình của Viện nghiên cứu rau quả kết hợp xông khí lưu huỳnh với axit loãng và bảo quản lạnh giữ được vải tươi 25 – 30 ngày. Tỷ lệ quả vải thương phẩm đạt 90 – 95%, vỏ quả không bị biến màu ít nhất sau 2 ngày sau khi ra kho, đạt tiêu chuẩn ngành TCN 204 – 94. Điều kiện vận chuyển: vải thiều nên được vận chuyển lúc trời mát hoặc buổi tối, tốt nhất trong container lạnh dưới 100C, độ thông khí 20 – 25 m3giờ. Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm. Không bảo quản và vận chuyển vải thiều chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm cho sản phẩm. Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển. 2.4.8 Quản lý và xử lý chất thải Xây dựng hệ thống xử lý chất thải đảm bảo an toàn và không có nguy cơ gây ô nhiễm đất, nước, sản phẩm vải. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển các loại rác thải, vỏ, bao bì, thùng chứa hóa chất, các loại phân bón, hóa chất, thuốc BVTV dùng dư trong quá trình sản xuất, thu hoạch để xử lý theo quy định. 2.4.9 Quy định về người lao động a. An toàn lao động Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất cho vải thiều phải có kiến thức, kỹ năng về hóa chất và kỹ năng ghi chép. Tổ chức và cá nhân sản xuất vải phải cung cấp trang thiết bị, áp dụng các biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi người lao động bị nhiễm độc. Có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu, có bảng hướng dẫn tại kho chứa hóa chất. Người được giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hóa chất hoặc tiếp cận các vùng mới phun thuốc phải được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun thuốc. Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch, không được để chung với thuốc BVTV. Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất vải vừa mới được phun thuốc. b. Điều kiện làm việc Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý, điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động và phải được cung cấp quần áo bảo hộ. Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ phục vụ cho sản xuất, bảo quản, chế biến phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng. Phải có quy trình, thao tác an toàn nhằm hạn chế rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng. c. Phúc lợi xã hội của người lao động Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam. Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt và có những thiết bị, dịch vụ cơ bản. Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý, phù hợp với luật lao động của Việt Nam. d. Đào tạo Trước khi làm việc trong các dây chuyền sản xuất, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên quan đến sức khỏe và điều kiện an toàn. Người lao động phải được tập huấn trong các lĩnh vực sử dụng trang thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất vải thiều; hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động; sử dụng an toàn các hóa chất, vệ sinh cá nhân. 2.4.10 Ghi chép và lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm Ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, sử dụng hóa chất Kiểm tra, giám sát việc thực hiện sản xuất, ghi chép, khắc phục kịp thời những yêu cầu chưa đạt được Hồ sơ phải được lập chi tiết trong tất cả khâu sản xuất, xử lý, phải được lưu trữ lâu dài Sản phẩm vải thiều sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và lô sản xuất, lập hồ sơ lưu trữ Bao bì thùng chứa sản phẩm phải có nhãn mác rõ rang Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm cần cách ly ngay, và ngừng phân phối, tiêu thụ. Điều tra nguyên nhân và có biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, lưu hồ sơ. 2.4.11 Kiểm tra nội bộ Tổ chức và cá nhân sản xuất vải thiều theo VietGAP phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo kế hoạch. Tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có chất lượng. 2.4.12 Giải quyết khiếu nại Tổ chức và cá nhân sản xuất phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu. Trong trường có khiếu nại, tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật đồng thời lưu hồ sơ. 2.5 Quy trình thực hành tiêu chuẩn Viet Gap áp dụng cho vải thiều Lục Ngạn Chọn lựa đất trồng Trồng cây Sử dụng nước tưới Kỹ thuật sử dụng phân bón an toàn Tạo tán, tỉa cành Điều khiển sinh trưởng cây trồng Tăng cường chất lượng quả Phòng trừ sâu, bệnh hại Thu hoạch, phân loại và đóng gói sản phẩm Đăng ký chất lượng sản phẩm Chăm sóc cây vải thiều sau thu hoạch Tổ chức quản lý sản xuất, mở lớp tập huấn Quy trình thực hành buộc phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy định của GAP về sản xuất vải thiều an toàn 2.6 Một số kết quả thu được 2.4.3 Địa điểm ứng dụng Qua nghiên cứu và thử nghiệm năm 2006 với 30 ha và năm 2007 với 150 ha tại 3 xã Quý Sơn, Giáp Sơn, Hồng Giang huyện Lục Ngạn, Bắc Giang 2.4.4 Kết quả ứng dụng a) Đánh giá chất lượng đất vùng sản xuất vải an toàn Kết quả phân tích các mẫu đất lấy trong vùng SXVAT từ 3 xã trên đều có hàm lượng kim loại nặng trong đất dưới ngưỡng cho phép so với quy chuẩn b) Tình hình sâu bệnh hại và tổ chức phòng trừ: Phòng trừ có hiệu quả và tiết kiệm được thuốc, đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm Nhờ làm tốt công tác tạo tán, tỉa cành, điều tra dự báo và tổ chức phòng trừ kịp thời, các sâu bệnh chính trên vườn vải trong vùng SXVAT tại thời điểm ở giữa và cuối vụ đều có mật độ và tỷ lệ sâu, bệnh hại thấp hơn so với sản xuất đại trà Dịch hại Mức độ gây hại Ghi chú Trong vùng SXVAT Sản xuất đại trà Sâu đo (conchùm) 0.75 0.95 ĐT giữa vụ Bọ xít (conchùm) 0.12 0.47 ĐT giữa vụ Quả bị sâu đục cuống (%) 1.57 15.5 ĐT cuối vụ Tỷ lệ bệnh sương mai (%) 1.06 17.7 ĐT cuối vụ Tỷ lệ bệnh thán thư (%) 17.7 35.8 ĐT cuối vụ c) Năng suất vải khi thu hoạch Các vườn vải đều cho năng suất thu hoạch cao Vườn trong vùng SXVAT trọng lượng 100 quả bình quân cao hơn sx đại trà 77 gam, năng suất bình quân bình quân trên cây cao hơn 3.5kg. thực tế cho thấy các vườn trong mô hình đã giảm được 4 lần phun thuốc trong 1 năm, như vậy lượng thuốc phun trên cây vải sẽ thấp hơn, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường và sản phẩm Chỉ tiêu Vùng SXVAT Vùng sản xuất đại trà Trọng lượng 100 quả (g) Cao nhất 3100 2766.6 Thấp nhất 2233.3 2166.6 Trung bình 2582.33 ± 0.178 2505.33 ± 0.11 Năng suất (kgcây) Cao nhất 76.6 77.6 Thấp nhất 64.6 57.3 Trung bình 71.63 ± 0.6 68.13 ± 0.689 d) Một số chỉ tiêu về quả và giá trị thu hoạch vải trong và ngoài vùng sản xuất Kết quả khảo sát chất lượng quả cho thấy các chỉ tiêu: đường kính quả, độ dầy cùi, độ ngọt của vải ở vườn trong và ngoài vùng SXVAT chênh lệch không nhiều, nhưng tỷ lệ sâu bệnh hại thấp, quả đậu sai, màu sắc quả đỏ tươi đẹp hơn vườn ngoài sản xuất đại trà So sánh giá trị năng suất thu hoạch của 2 khu vực cho thấy giá trị thu hoạch năm 2006 và 2007 chênh lệch tương đương nhau (16.19 – 17.64 triệu đồngha), năng suất chênh lệch chủ yếu do tỷ lệ vải loại 1 trong mô hình cao hơn và giá bán cũng được cao hơn Chỉ tiêu Vùng SXVAT Vùng sản xuất đại trà Trọng lượng 100 quả (g) Cao nhất 3100 2766.6 Thấp nhất 2233.3 2166.6 Trung bình 2582.33 ± 0.178 2505.33 ± 0.11 Năng suất (kgcây) Cao nhất 76.6 77.6 Thấp nhất 64.6 57.3 Trung bình 71.63 ± 0.6 68.13 0.689 Phân tích dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm: Kết quả phân tích 30 mẫu quả lấy trong vùng SXVAT duy nhất chỉ có 2 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc BVTV trong thực phẩm chiếm 6,66% nhưng dư lượng rất thấp (0.014 – 0.095 ppm) so với giới hạn cho phép Phân tích 8 mẫu lấy trên vườn sản xuất đại trà của nông dân cho thấy 6 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc BVTV (0.0430.048 ppm) chiếm 75%, nhưng đều dưới ngưỡng cho phép. Kết luận • Do làm tốt các khâu kỹ thuật và công tác điều tra trên đồng ruộng, đã phát hiện sớm sâu bệnh hại và tổ chức phòng trừ kịp thời. Mật độ sâu, bệnh trên vườn vải trong vùng SXVAT thấp hơn hẳn so với sản xuất đại trà. • Các vườn vải trong mô hình sai quả, quả to, màu đỏ tươi đạt yêu cầu, dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm dưới ngưỡng cho phép. • Giá trị năng suất thu hoạch trong vùng SXVAT cao hơn sản xuất đại trà của dân từ 1617 triệu đồngha. • Bước đầu ứng dụng quy trình GAP vào sản xuất có hiệu quả, thương hiệu vải thiều Lục Ngạn an toàn được xác lập. Chương III: Công tác quản lý nhà nước trong sản xuất và tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn Viet Gap 3.1 Thông tin về tổ chức, con người cấp cơ sở 3.1.1 Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phòng nông nghiệpPTNT nông thôn có 07 biên chế có 01 trình độ thạc sỹ, 06 trình độ kỹ sư, cử nhân: trong đó có 02 cán bộ pục trách lĩnh vực trồng trọt, 01 cán bộ phụ trách lĩnh vực chăn nuôi, 01 cán bộ phụ trách thủy lợi, 02 cán bộ chuyên môn lĩnh vực phục trách lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới, 01 cán bộ phụ trách lĩnh vực kinh tế trang trại. Còn những công việc khác của ngành đều là công tác kiêm nhiệm. 3.1.2 Các đơn vị khác có liên quan Trạm khuyến nông Trạm Khuyến nông: Có 07 cán bộ, 01 trình độ thạc sỹ, 06 có trình độ đại học cán bộ trong đó có 03 cán bộ chuyên môn chăn nuôi, 02 chuyên môn trông trọt, 02 chuyên môn kinh tế. Ngoài ra còn 30 đồng chí cán bộ Khuyến nông cơ sở công tác tại các xã đều có trình độ đại học. Trạm BVTV Trạm Bảo vệ thực: Có 04 đều có trình độ đại học cán bộ 04 chuyên môn bảo vệ thực vật, trông trọt. Trạm thú y Trạm Thú y: Có 08 đều có trình độ đại học cán bộ chuyên môn chăn nuôi, thú y. 01 chuyên môn kinh tế. Ngoài ra còn 30 đồng chí cán bộ thú y cơ sở công tác tại các xã đều có trình độ trung cấp và đại học. Đơn vị được giao đầu mối về chuyên môn thực hiện báo cáo hệ thống quản lý ATTP của huyện Đánh giá bố trí nguồn nhân lực ở địa phương với số nhiệm vụ được giao cho với các đơn vị hầu như các cơ quan đơn vị thiếu nhân lục đặc biệt phòng Nông nghiệpPTNT thiếu quá nhiều nhân lực, nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ công việc. 3.2 Xây dựng, ban hành các văn bản quản lý sản xuất kinh doanh Quyết định số 012012QĐTTg Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt nhất trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản QCVN39:2011 BTNMT. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu Nghị định số 382012 NĐCP. Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm Chỉ thị 13112012CTBNNTT. Đẩy mạnh ứng dụng thực hành nông nghiệp tốt(GAP) trong sản xuất và trồng trọt 3.3 Tổ chức sản xuất và đào tạo huấn luyện cho nông dân 3.3.1 Tổ chức sản xuất Sản xuất vải an toàn theo quy trình GAP cần đảm bảo các yêu cầu sau: Sản xuất tập trung theo vùng có diện tích tối thiểu từ 10 20havùng. Tổ chức sản xuất theo cụm dân cư, thôn, xã. Tổ chức theo hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều, hợp tác xã tập đoàn sản xuất, cán bộ xã hoặc trưởng thôn trực tiếp quản lý, kết hợp với cán bộ chuyên môn kiểm tra, giám sát, việc thực hiện các tiêu chuẩn đã đặt ra. 3.3.2 Đào tạo huấn luyện Huấn luyện cho cán bộ thôn, xã, các thành viên trong gia đình trực tiếp sản xuất các nội dung sau: Kiến thức về sâu, bệnh chính hại vải và biện pháp phòng trừ. Kiến thức về thuốc BVTV, sử dụng hợp lý, an toàn và hiệu quả. Kiến thức về các sản phẩm sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học trong hệ thống các biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại vải. Huấn luyện kỹ thuật thu hái sản phẩm: Kỹ thuật chọn sản phẩm đã đủ độ chín. Phương pháp thu hoạch đúng cách tránh để dập nát quả. Kỹ thuật thao tác xếp, bốc rỡ vận chuyển sản phẩm cẩn thận. Huấn luyện cho nông dân các tiêu chuẩn và kỹ thuật cơ bản về sản xuất vải an toàn theo quy trình GAP và lưư giữ hồ sơ huấn luyện. 3.3.2.1 Công tác đào tạo huấn luyện năm 2012 Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn đã tổ chức và phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT tổ chức được 211 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho gần 11.000 lượt nông dân tham dự. Nội dung tập huấn chủ yếu về sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGap 3.3.2.2 Công tác đào tạo huấn luyện năm 2013 Phòng Nông nghiệp và PTNT Lục Ngạn vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông đã tổ chức 123 lớp tập huấn về quy trình sản xuất vải thiều sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho hơn 7.000 hộ dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tham gia tập huấn, các hộ dân trồng vải được hướng dẫn thực hiện các quy trình chăm sóc cây vải thiều khoa học như: Kỹ thuật tỉa cành tạo tán; bón phân; tưới nước; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thu hoạch và bảo quản quả vải thiều theo tiêu chí sạch, an toàn. Qua đó nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả vải, nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời góp phần bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Nét mới trong công tác tập huấn năm nay là nhiều hộ dân trồng vải ở các xã vùng cao như Tân Sơn, Hộ Đáp, Cấm Sơn, Sơn Hải … của Lục Ngạn đã đăng ký tham gia học tập, nhằm áp dụng quy trình vào sản xuất vải thiều VietGAP tại vườn vải nhà mình. Vụ vải năm 2013, huyện Lục Ngạn đã triển khai thực hiện kế hoạch nâng diện tích sản xuất vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP lên 7.500 ha, tăng 1.000 ha so với năm 2012. 3.3.2.3 Công tác đào tạo huấn luyện năm 2014 Từ đầu tháng 32014 đến nay, Phòng Nông nghiệp PTNT Lục Ngạn (Bắc Giang) đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổ chức được 100 lớp tập huấn quy trình sản xuất vải thiều VietGAP cho hơn 5.000 lượt người dân ở 30 xã, thị trấn trong huyện. Các lớp tập huấn đã hướng dẫn cho bà con nông dân nắm được các quy trình chăm sóc cây vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP từ khâu: tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, bảo quản…áp dụng vào sản xuất tại vườn vải của gia đình mình. Ngoài ra, bà con tham gia tập huấn còn được cấp phát hàng chục nghìn bộ tài liệu về quy trình kỹ thuật chăm sóc vải thiều VietGAP. Việc tổ chức tập huấn này nhằm thực hiện kế hoạch mở rộng diện tích sản xuất vải thiều VietGAP từ 7.500 ha năm 2013 lên 8.500 ha trong năm nay. 3.4 Hỗ trợ vốn và công cụ sản xuất Hàng năm UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Lục Ngạn xây dựng kế hoạch kinh phí để hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả như: hỗ trợ kinh phí tập huấn sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, hỗ trợ ghép cải tạo vải chính vụ sang vải chín sớm, hỗ trợ giống cây ăn quả, xúc tiến thương mại…. Vốn từ ngân sách tại huyện hằng năm chi ra là 200 triệu đồng năm. Vốn từ ngân sách tại tỉnh chi ra 7 triệu đồng 1ha nhằm hỗ trợ phí cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở tham gia sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn Viet Gap. Kinh phí đầu tư hỗ trợ nhân dân trồng mới, cải tạo, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả :  Xây dựng chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn.  Xây dựng mô hình sản xuất vải thiều an toàn. Do được quan tâm tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện nên Chương trình phát triển đa dạng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm cây ăn quả. 3.5 Công tác kiểm tra, giám sát 3.5.1 Nội dung kiểm tra Kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn, các quy định của sản xuất vải an toàn. Sau mỗi đợt kiểm tra đưa ra các biện pháp khắc phục tồn tại. 3.5.2 Hình thức kiểm tra Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ. Tất cả các cuộc kiểm tra đều được lưu lại biên bản kiểm tra và các biện pháp khắc phục những tồn tại. Kiểm tra thường xuyên do cán bộ chịu trách nhiệm trong nhóm thực hiện: ( trưởng, phó thôn, bí thư chi bộ thôn, cán bộ chịu trách nhiệm của thôn...) 3.5.3 Giám sát Các cơ quan chuyên môn thường xuyên phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc ở từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển và phòng trừ sâu bệnh cây ăn quả đến với nhân dân qua các phương tiện thông tin như: Đài Truyền thanh Truyền hình huyện, các trạm đài cơ sở. Do vậy, kiến thức sản xuất của các hộ nông dân đã được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng cây ăn quả trên địa bàn. 3.6 Cấp giấy chứng nhận Các hộ sản xuất, các tổ chức sản xuất đơn vị thôn, xã... đều lưu trữ tất cả các tài liệu, hồ sơ, biên bản, liên quan đến toàn bộ những hoạt động việc áp dụng quy trình GAP trong sản xuất. Việc cấp giấy chứng nhận này sẽ giúp xã viên tham gia sản xuất được sử dụng logo vải thiều an toàn do Cục Sở hữu trí tuệ cấp, từ đó khẳng định uy tín, chất lượng của vải thiều nhằm ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm cả ở trong nước và quốc tế Hiệu lực của giấy chứng nhận VietGAP Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 2 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận VietGAP được giới hạn tối đa 3 tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng kí cấp lại sau khi hết hạn Trường hợp cơ sở sản xuất có nhiều địa điểm sản xuất đăng kí đánh giá cùng thời điểm: Giấy chứng nhận VietGAP phải ghi rõ địa chỉ, tên sản phẩm, diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng theo từng địa điểm Trường hợp tại địa điểm sản xuất có nhiều thành viên: Giấy chứng nhận VietGAP phải có danh sách thành viên(họ tên, địa chỉ, tên sản phẩm, diện tích nuôi diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng) kèm theo Giấy chứng nhận VietGAP 3.7 Xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại 3.7.1 Xây dựng thương hiệu Ngoài các sản phẩm vải chế biến của Lục Ngạn như: vải pure đông lạnh, vải quả đóng hộp, vải nước đường, nước ép vải… đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, đặc biệt được các thị trường EU và Hoa Kỳ ưa chuộng, đặt mua với khối lượng lớn nên việc xây dựng và cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn cho huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là hết sức quan trọng và có tính cấp thiết. Trên cơ sở đó năm 2004, UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt đề án: “Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20052010” trong đó chú trọng đến sản phẩm vải thiều. Sở KHCN đã hỗ trợ Hội làm vườn huyện Lục Ngạn xây dựng nhãn hiệu tập thể “Vải thiều Lục Ngạn” và đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa số 62081 (theo quyết định số 4930QĐĐK, ngày 1752005). Với kinh phí hỗ trợ của Bộ KHCN, từ tháng 62007 đến nay, Sở KHCN Bắc Giang đã phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn triển khai thành công dự án “Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn” bao gồm một số nội dung chính như: xác định các yếu tố đặc trưng về địa hình, khí hậu chứng minh tính đặc thù về chất lượng, mẫu mã của vải thiều Lục Ngạn xác định diện tích trồng vải thiều tương ứng với chỉ dẫn địa lý lập hồ sơ pháp lý, nộp đơn xin xác lập quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn. 3.7.2 Xúc tiến thương mại UBND tỉnh, các ngành chức năng và UBND các huyện đã sớm nhận định, lường trước các khó khăn để tìm hướng đa dạng hướng tiêu thụ vải thiều cả xuất khẩu và thị trường nội địa, tích cực, chủ động tháo gỡ khó khăn kịp thời cho người trồng vải và các thương nhân tiêu thụ vải thiều • Chú trọng việc tiêu thụ ở thị trường nội địa • Mở rộng sang thị trường có giá trị cao như Nhật, các nước EU Duy trì mối quan hệ khách hàng truyền thống, đảm bảo an ninh, an toàn cho tất cả các khách hàng, các thương nhân đến thu mua tiêu thụ vải thiều, đặc biệt là thương nhân nước ngoài Trung Quốc. Phương tiện thông tin đại chúng, sự thống nhất trong suy nghĩ, trong phát ngôn, trong định hướng, khách quan trong việc tuyên truyền,góp phần thắng lợi vào vụ vải Chương IV: Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn 4.1 Tình hình sản xuất Năm Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 Tổng diện tích cây ăn quả (ha) 31.000 28.000 Trên 22.000 Gần 22.000 Diện tích trồng vải (ha) 18.000 22.000 18.000 18.000 Diện tích trồng theo Viêt gap (ha) 205 (1,14%) 350 (1,6%) 6.500 (36,11%) 8.500 (47,2%) Tổng sản lượng (tấn) 120.000 85.000 130.000 190.000 Sản lượng theo VietGap (tấn) 2.050 3.500 30.500 40.000 Tỷ lệ Vietgaptổng sản lượng (1,71%) (4,12%) (23,46%) (21,05%) Nguyên nhân của sự thay đổi diện tích đất trồng cây ăn quả và diện tích trồng vải: • Do công nghiệp hóa làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp • Do chuyển dịch cơ cấu cây trồng (trồng 1 số loại cây giống cho năng suất và thu nhập cao như cam, bưởi da xanh…) • Do chuẩn VietGap được phổ rộng rãi đến từng hộ làm diện tích cây vải trồng theo chuẩn mở rộng. Nhận xét: • Vải vẫn là cây ăn quả chủ yếu ở đây do thích hợp về diều kiệ tự nhiên, thời tiết, khí hậu… • Diện tích trồng vải theo chuẩn Việt Gap ngày càng mở rộng. • Tuy diện tích trồng vải theo VietGap còn thấp nhưng chiếm sản lượng cao (do yêu cầu nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất làm quả vải an toàn và chất lượng hơn) 4.2 Tình hình tiêu thụ 4.2.1 Thời khì trước 2012, khi chưa áp dụng rộng tiêu chuẩn Viet Gap cho vải thiều Thị trường trong nước: Tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 40%, ngoài thị trường truyền thống là miền bắc, năm 2014 vải thiều lục ngạn đã được nam tiến (mở rộng thị trường tiêu thụ vào miền trung, Tây Nguyên và miền nam VN). Thị trường quốc tế: Trung Quốc vẫn là thị trường chủ yếu (chiếm từ 3040%), tuy nhiên từ năm 2011 đã có những mở rộng sang thị trường Lào, Campuchia. 4.2.2 Thời kỳ sau 2012, khi tiêu chuẩn Viet Gap cho vải thiều được áp dụng rộng rãi Thị trường trong nước: Tiêu thụ trong nước chiếm 60% tương đương khoảng 80.000 tấn, được bán ở các thị trường lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Đông Nam Bộ. Thị trường quốc tế: Trung Quốc vẫn là thị trương truyền thống nhưng không còn là chủ chốt khi năm 2013, thị trương xuất khẩu mở rộng sang Lào, Capuchia, Thái Lan, Singapo, Nhật Bản và 1 số nước Châu Âu… Xuất khẩu sang châu Âu, Thái Lan, Singapo chủ yếu là vải đã qua chế biến (vải sấy, đóng hộp, đông lạnh hay rượu vang làm từ vải…) chiếm 40% sản lượng. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu truyền thống quan trọng, chủ yếu của vải thiều Bắc Giang, chiếm khoảng 95% tổng sản lượng xuất khẩu, tương ứng khoảng 50.000 tấn; được xuất khẩu theo cả đường chính ngạch và tiểu ngạch (chủ yếu chính ngạch) Giá Cả Đơn vị: nghìn đồngkg Năm Giá 2012 2013 2014 P Vải thường 1314 515 1215 P theo VietGap 2022 2032 2024 P bình quân 1819 1019 1619 Nhận xét: • Giá của vải trồng theo chuẩn VietGap cao hơn nhiều so với vải thường, nếu tính trên tổng diện tích trồng thì thu nhập chênh lệch là rất lớn. • Giá vải thay đổi bất thường qua các năm do nhu cầu tiêu dùng của người dân và phần đa là do thời tiết ( được mùa, sản lượng lớn làm giá rẻ và ngược lại) • Giá vải theo chuẩn VietGap ổn định hơn so với vải thường do đạt chuẩn về chất lượng từ đầu vào đến đầu ra. Chương V: Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý hệ thống sản xuất và tiêu thụ rau quả tại địa phương 5.1 Một số hạn chế, khuyết điểm Việc chuyển đổi cơ cấu giống vải thiều chính vụ sang vải chín sớm còn chậm, tỷ lệ đạt thấp so với kế hoạch, chưa có cơ cấu giống vải chín muộn, diện tích vải trồng ở trên cao không có nước tưới, kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng cây lâm nghiệp chưa đáng kể. Đối với các xã vùng cao năng suất, sản lượng cây ăn quả chưa ổn định, chất lượng hàng hóa còn thấp, chưa đồng đều, giá bán thấp, hiệu quả kinh tế thấp. Thị trường tiêu thụ vải nhiều điểm cân năm 2014 các hộ Trung Quốc mặc dù đã nhập vải thiều nhưng vẫn theo hình thức mua ngày nào gọn ngày đó. Thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường các nước phát triển chưa được mở rộng, công nghệ chế biến còn thô sơ (chủ yếu là sấy khô) sản phẩm chế biến chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm chế biến còn thấp. 5.2 Nguyên nhân của khuyết điểm 5.2.1Nguyên nhân khách quan Kinh phí đầu tư hỗ trợ của nhà nước cho nhân dân trồng mới, ghép cải tạo các loại cây ăn quả, chuyển đổi sang trồng cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn còn ít, thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm cây ăn quả chưa được quan tâm nghiên cứu, đầu tư xây dựng đứng mức nên ảnh hưởng đến chất lượng và gây sức ép trong tiêu thụ sản phẩm. Giá cả vật tư, nhân công tăng cao, trong khi giá bán sản phẩm nông nghiệp thấp đã làm hạn chế việc đầu tư thâm canh cây ăn quả. Thời tiết, khí hậu có tác động lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm cây ăn quả. 5.2.2 Nguyên nhân chủ quan Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, thực hiện, việc phổ biến, tuyên truyền, vận động, khuyến cáo cho nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn hạn chế. Trình độ thâm canh của các hộ nông dân chưa đồng đều giữa các vùng, giữa các hộ trong vùng với nhau nên hết sức khó khăn trong việc sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Một số hộ vì lợi ích cá nhân đã thu hái quả non hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định, kéo dài thời gian thu hái quả quá mức đã làm giảm chất lượng, uy tín sản phẩm trên thị trường. Chương VI: Các giải pháp và đề xuất 6.1 Các giải pháp trong khâu sản xuất 6.1.1 Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất vải hàng hóa Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh tạo điều kiện đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật. Tiến hành quy hoạch vùng vải thiều nói chung và vùng phát triển cho từng giống vải trên phạm vi toàn huyện. Từng giống vải được phát triển theo vùng tập trung, phù hơp với điêug kiện thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ thâm canh của nhân dân. Trên cơ sở đó, xây dựng phát triển kế hoạch cho từng gia đoạn để chỉ đạo và tổ chức thực hiện. 6.1.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng Hiện nay, Lục Ngạn đã có chợ đầu mối bán buôn nông sản ở vùng sản xuất tập trung song bước đầu đi vào hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Trong thời gian tới cần đầu tư hơn nữa các trung tâm thương mại, các cơ sở bảo quản thực phẩm (kho lạnh) ở vùng có sản lượng hàng hóa lớn, ở trung tâm tiêu thụ lớn. Đầu tư cung cấp công trình thủy lợi để cung cấp nước tưới cho vải. Nâng cấp tuyến giao thông vào vùng sản xuất, tạo điều kiện cho các phương tiện lớn vào lưu thông. 6.1.3 Thay đổi nhận thức, tư duy của các cán bộ quản lý Cán bộ quản lý ở đây chính là các cán bộ ở huyện và xã là những người trực tiếp quản lý. Những người quản lý mới chỉ quan tâm tới yếu tố sản xuất mà chưa để ý, chưa chú trọng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm. 6.1.4 Tăng cường hệ thống thông tin truyền thông Hiện nay, ở Lục Ngạn, những hộ áp dụng tiêu chuẩn VietGap hầu hết là người dân tộc Kinh, trong khi đó cả huyện có hơn 6 dân tộc khác nhau. Muốn đồng đều hóa và mở rộng phần diện tích trồng vải, cần có những biện pháp tuyền thông hợp lý để thông tin có thể tới cả những người dân tộc. Giải pháp ở đây chính là cách dân vận, tiếp cận trực tiếp. Đầu tiên là tiếp cận và truyền đạt tới các già làng trưởng lão để sau đó họ sẽ truyền đạt lại cho người dân trong bản của mình. Cần áp dụng các đợt tập huấn nông dân cho các hộ dân trong bản, tạo cho họ niềm tin và chuyển giao công nghệ. Như vậ sẽ hình thành được mạng lưới rộng khắp và chất lượng trồng vải giữa các vùng cũng đồng đều hơn. 6.2 Nhóm các giải pháp trong khâu bảo quản 6.2.1 Thực trạng phương thức bảo quản hiện nay Hiện nay, việc bảo quản vải ở huyện Lục Ngạn chủ yếu được bảo quản bằng phương pháp đông lạnh, ướp đá để bảo quản.Tuy nhiên, các thương nghiệp lại không sử dụng đá lạnh tại cơ sở địa phương mà lại sư dụng đá từ trên các vùng tại gần cửa khẩu. Lý giải cho việc này, có thể kể đến: thứ nhất, đá tại cơ sở địa phương không đảm bảo vệ sinh( hút trực tiếp từ sông lên, không qua xử lý) vì vậy ảnh hưởng tới chất lượng vải bảo quản( nhiễm bẩn); thứ hai, tiết kiệm chi phí, tiện đường cùng vận chuyển vải lên cửa khẩu, sau đó vận chuyển đá về. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp bảo quản truyền thống, không mang tính hiệu quả cao. Ngoài ra còn có biện pháp bảo quản bang nhiệt, chất bảo quản than thiện với môi trường, chiếu xạ Gamma… 6.2.2 Đề xuất Theo như PGS.TS Phạm Duy Thịnh, Đại học Bách Khoa Hà Nội: “Công nghệ dù có tốt mấy cũng cần quân tâm tới yếu tố đặc thì của địa phương, vì vậy cần có lộ trình áp dụng công nghệ phù hợp. Không thể áp dụng một cách máy móc, ồ ạt và thiếu phương án giai đoạn. Cũng vì nguyên nhân này ls giải vì sao có rất nhiều phương pháp bảo quản vải nhưng chúng ta vẫn loay hoay tìm phương pháp áp dụng hiệu quả. Cần tập trung vào công nghệ bảo quản để gia tăng giá trị cho vải. Tỉnh Bắc Giang đã đạt hàng nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia cần được giải quyết năm 2015 với tên nhiệm vụ: “Ứng dụng công ghệ bảo quản CAS cho sản phẩm vải thiều xuất khẩu quy mô công nghệ tỉnh Bắc Giang”. CAS là công nghệ sang chế độc quyền của công ty ABI Nhật bản được công nhận bằng sáng chế ở Hoa Kỳ, Châu Âu và 24 quốc gia trên thế giới. CAS là công nghệ được sử dụng để bảo quản hải sản, nông sản trong nhiều năm mà vẫn đảm bảo được sản phẩm đạt chất lượng cao.CAS là công nghệ hiện đại nhất, khắc phục được hết các khuyết điểm của các công nghệ hiện đại khác, giữu cho sản phẩm tươi nguyên như ban đầu. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc bài toán kinh tế khi áp dụng phương pháp này đó là: 1kg có giá bán chưa đến 1USD thì công nghệ bảo quản CAS có vẻ xa xỉ. 6.3 Nhóm các giải pháp trong khâu tiêu dùng 6.3.1 Thực hiện tốt cuộc vận động “ người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam” Việc tiêu thụ vải thiều còn được các cấp, các ngành trung ương quan tâm và chỉ đạo sát sao. Các hội nghị, cuộc họp ở trung ương đã sử dụng vải thiều để hưởng ưỡng cuộc vận động “ Người Việt ưu tiên dung hàng Việt Nam”. Người dân trong cả nước sẵn sàng mua vải, ưu ái vải hơn nhiều loại trái cây khác. Các thương nhân doanh nghiệp sẵn sang mua vải thiều làm từ thiện như công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã mua trên 100 triệu đồng vải BẮc Giang để làm từ thiện. 6.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm Những quả vải tươi ngon được khắp nơi trong và ngoài nước ưa chuộng.Song vải có đặc tính là khó bảo quản và mang tính chất thời vụ, vì vậy, cần đa dạng hóa sản phảm từ vải để mang lại hiệu ủa cao hơn, tránh tình trạng hỏng, bỏ phí. Vải sấy khô có giá trị rất cao, vừa để người ưu thích vài thưởng thức quanh năm, vừa là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người.Ngoài ra, vải có thể chế biến thành các sản phẩm vải tươi đóng hộp, nước vải, long vải thiều…để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Vải thiều là một loại quả có thể sử dụng hoàn toàn: vải sấy khô xuất sang Hà Lan, vỏ vải xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ, hạt vải thì xuất sang Pháp. Đặc biệt là rượu vang vải thiều là sản phẩm mới, đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau hi thu hoạch, vải thiều được bóc vở, bỏ hạt sau đó ép và ủ làm rượu vang vải thiều. 6.3.3 Thành lập tập đoàn hoa quả Trong mùa vụ năm 2014, tổng doanh thu từ hoạt động bổ trợ ước tính đạt 1700 tỷ đồng, nâng tổng doanh thu từ vải thiều và các hoạt động khác khoảng 4068 tỷ đồng. Qua mùa vải này UBND tỉnh Bắc giang đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xúc tiến thương mại, chủ động tháo gỡ khó khan cho người trồng vải cũng như thương nhân. Tuy nhiên, do tính đặc thù, cây vải truyền thống không có nhiều lựa chọn trong việc kéo dài thời gian thu hoạch. Chính vì vậy trong năm tới, tỉnh Bắc Giang cố gắng thành lập tập đoàn hoa quả tại Lục Ngạn (địa phương trồng nhiều vải nhất) với việc thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh chứ không riêng vải thiều. Tỉnh Bắc Giang hy vọng người nông dân có nhiều lựa chọn đầu ra cho cây vải, tránh tình trạng “được mùa, mất giá” khitư thương lung đoạn thị trường nông sản của tỉnh bằng nhiều cách khác nhau trong những năm trước đây. 6.3.4 Tăng cường công tác quản lý thị trường Để hỗ trợ cho việc thu mua vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn –thủ phủ của vải thiều tỉnh Bắc Giang tỉnh đã đặt hơn 1000 địa điểm thu mua lớn nhỏ, đảm bảo an, trật tự cho thương nhân mua bán vải. UBNDđã có văn bản yêu cầu các chủ cân không được trừ lùi cân nhưng hiện tượng này vẫn diễn ra và chưa được xử lý triệt để, gây thiệt hại cho người bán. Vì vậy, cần có biện pháp quản lý thị trường hợp lý, biện pháp an ninh, trật tự cứng rắn và nghiêm phạt hơn trước. 6.3.5 Tìm kiếm thị trường mới Hiện nay, việc xuất khẩu sản phẩm vải của tỉnh chủ yếu sang thị trường Trung Quốc chứ không đi được các thị trường khác nên dễ bị thị trường này ép giá nếu năm nào đạt sản lượng cao.Giám đốc sở công thương, ông Trần Văn Lộc cho rằng: “Để tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, người sản xuất, thương nhân một mặt duy trì thị trường truyền thống, mặt khác chủ động các đối tác, các thị trường mới, đẩy mạnh tiêu thụ thị trường nội địa đầy tiềm năng, nhất là thị trường phía Nam; xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp, hiểu quả, kết nối các đối tác lớn, lâu dài, ổn định cho vải Bắc Giang. Huyện Lục Ngạn sẽ hướng dẫn nông dân trồng 200ha vườn vải thí điểm áp dụng tiêu chuẩn Global Gap ( bên cạnh việc mở rộng vùng trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap) để phục vụ cho việc xuất khẩu sang những thị trường khó tính như EU và Mỹ trong những vụ mùa tới. Ngoài ra khuyến khích các thành phần kinh tế tiếp cận công nghệ CAS trong công nghệ bảo quản tế bào do công ty ABI( Nhật Bản) sáng chế nhằm phục vụ xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản hay Trung Đông.

Đề tài Hướng phát triển bền vững cho vải thiều huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Nhóm MỤC LỤC Chương I: Đặt vấn đề Chương II: Tiêu chuẩn Viet Gap nói chung tiêu chuẩn Viet Gap áp dụng cho vải thiều huyện Lục Ngạn 2.1 Tiêu chuẩn Viet Gap nói chung 2.1.1 Giới thiệu 2.1.2 Những yếu tố quy định sản xuất nông nghiệp Tiêu chuẩn Viet Gap áp dụng cho vải thiều huyện Lục Ngạn 2.2 2.2.1 Đánh giá lựa chọn vùng sản xuất 2.2 Giống gốc ghép 2.2.3 Thiết kế vườn 2.2.4 Sử dụng hóa chất 2.2.5 Sử dụng nước tưới 2.2.6 Sử dụng phân bón chất phụ gia 2.2.7 Thu hoạch xử lý sau thu hoạch 2.2.8 Quản lý xử lý chất thải 2.2.9 Quy định người lao động 2.2.10 Ghi chép lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc thu hồi sản phẩm 2.2.11 Kiểm tra nội 2.2.12 Giải khiếu nại 2.3 Quy trình thực hành tiêu chuẩn Viet Gap áp dụng cho vải thiều Lục Ngạn Một số kết thu 2.4 2.4.1 Địa điểm ứng dụng 2.4.2 Kết ứng dụng Chương III: Công tác quản lý nhà nước sản xuất tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn Viet Gap 3.1 Thông tin tổ chức, người cấp sở 3.1.1 Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn 3.1.2 Các đơn vị khác có liên quan 3.2 Xây dựng, ban hành văn quản lý sản xuất kinh doanh 3.3 Tổ chức sản xuất đào tạo huấn luyện cho nông dân 3.3.1 Tổ chức sản xuất 3.3.2 Đào tạo huấn luyện 3.4 Hỗ trợ vốn công cụ sản xuất 3.5 Công tác kiểm tra, giám sát 3.5.1 Nội dung kiểm tra 3.5.2 Hình thức kiểm tra 3.5.3 Giám sát 3.6 Cấp giấy chứng nhận 3.7 Xây dựng thương hiệu xúc tiến thương mại 3.7.1 Xây dựng thương hiệu 3.7.2 Xúc tiến thương mại Chương IV: Tình hình sản xuất tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn 4.1 Tình hình sản xuất 4.2 Tình hình tiêu thụ 4.2.1 Thời khì trước 2012 chưa áp dụng rộng tiêu chuẩn Viet Gap cho vải thiều 4.2.2 Thời kỳ sau 2012 tiêu chuẩn Viet Gap cho vải thiều áp dụng rộng rãi Chương V: Thuận lợi khó khăn công tác quản lý hệ thống sản xuất tiêu thụ 5.1 Một số khuyết điểm 5.2 Nguyên nhân khuyết điểm 5.2.1 Nguyên nhân khách quan 5.2.2 Nguyên nhân chủ quan Chương VI: Các giải pháp đề xuất 6.1 Các giải pháp khâu sản xuất 6.1.1 Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất vải hàng hóa 6.1.2 Xây dựng sở hạ tầng 6.1.3 Thay đổi nhận thức, tư cán quản lý 6.1.4 Tăng cường hệ thống thông tin truyền thông 6.2 Nhóm giải pháp khâu bảo quản 6.2.1 Thực trạng phương thức bảo quản 6.2.2 Đề xuất 6.3 Nhóm giải pháp khâu tiêu dùng 6.3.1 Thực tốt vận động “ người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam” 6.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm 6.3.3 Thành lập tập đoàn hoa 6.3.4 Tăng cường công tác quản lý thị trường 6.3.5 Tìm kiếm thị trường Chương I: Đặt vấn đề Vải thiều hay có tên Thanh Hà lệ chi loại vải tiếng huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương Sau giống vải thiều nhân giống trồng nhiều khu vực khác nước huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ning, hay huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang Vải thiều Thanh Hà ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn, Sở khoa học Công nghệ Bắc Giang tiến hành đăng ký bảo hộ dẫn địa lý cho sản phẩm lên Cục Sở hữu trí tuệ Theo đó, vải thiều Lục Ngạn số sản phẩm tiếng như: chè xanh Mộc Châu, cà fe Buôn Mê Thuột, nước mắm Phú Quốc…, bảo hộ dẫn địa lý đến thời điểm VN Lục Ngạn huyện miền núi tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên 101.223,72 ha, đất nông nghiệp xấp xỉ 28.144 ( chiếm 27,8% diện tích đất tự nhiên) có tiểu vùng khí hậu, đất đai thích hợp cho nhiều loại ăn nhiệt đới như: vải, nhãn, hồng, xoài, đào, mơ, mận,… Trong vải thiều chiếm vị trí quan trọng Ngày 18/10/2005 Huyện ủy Lục Ngạn định số 22/NQ-HU phát triển dạng loại ăn theo quy hoạch, kế hoạch với cấu trồng giống phù hợp Trong vải thiều đóng vai trò mũi nhọn phát triển kinh tế huyện Đã trải qua giai đoạn phát triển ạt, thiếu quy hoạch, vải thiều đem lại học đắt giá Đó chi phí đánh đổi hiệu kinh tế với môi trường, việc phát triển không bền vững, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng,… Từ đặt vấn đề cấp thiết phải có hướng giúp cho vải thiều phát triển bền vững, tạo sức cạnh tranh cho mặt hàng sản xuất thiết yếu Từ năm 2006, tiêu chuẩn Viet Gap manh nha áp dụng huyện Lục Ngạn với khoảng 20 hộ gia đình tự tìm tòi, thực Tuy nhiên, kết chưa cao thiếu quy hoạch quan tâm cấp quyền Mặc dù vậy, hiểu ý nghĩa định hướng phát triển bền vững trồng trọt, Huyện ủy, UBND huyện Lục Ngạn xác định việc áp dụng tiêu chuẩn Viet Gap hướng tất yếu cho vải thiều Lục Ngạn, giúp vải nâng cao vị cạnh tranh thương trường Song, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, vải thiều huyện Lục Ngạn đứng trước nhiều hội thách thức lớn Tuy nhiên , trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn Viet Gap vải thiều trồng theo phương thức đại trà đặt nhiều câu hỏi lớn hiệu kinh tế? Những khó khăn, thuận lợi việc áp dụng tiêu chuẩn Viet Gap cho vải thiều sao? Những giải pháp nhằm phát triển bền vững, có hiệu kinh tế vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn Viet Gap huyện Lục Ngạn? Xuất phát từ vấn đề nêu tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hướng phát triển bền vững cho vải thiều huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” Chương II: Tiêu chuẩn Viet Gap nói chung tiêu chuẩn Viet Gap áp dụng cho vải thiều huyện Lục Ngạn 2.3 Tiêu chuẩn 2.3.1 Giới thiệu Viet Gap nói chung Ngày 28/01/2008 tiêu chuẩn VietGAP thức Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn ban hành VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam, dựa tiêu chí: - Tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất - An toàn thực phẩm gồm biện pháp đảm bảo hóa chất nhiễm khuẩn ô nhiễm vật lý thu hoạch - Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động nông dân - Truy tìm nguồn gốc sản phẩm Tiêu chuẩn cho phép xác định vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm 2.3.2 Những yếu tố quy định sản xuất nông nghiệp (1) Đánh giá lựa chọn vùng sản xuất (2) Giống gốc ghép (3) Quản lý đất giá thể (4) Phân bón chất phụ gia (5) Nước tưới (6) Hóa chất (bao gồm thuốc bảo vệ thực vật) (7) Thu hoạch xử lý sau thu hoạch (8) Quản lý xử lý chất thải (9) An toàn lao động (10) Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc thu hồi sản phẩm (11) Kiểm tra nội (12) Khiếu nại giải khiếu nại 2.4 Tiêu chuẩn Viet Gap áp dụng cho vải thiều huyện Lục Ngạn 2.4.1 Đánh giá lựa chọn vùng sản xuất - Vị trí, vùng sản xuất vải thiều theo VietGAP phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, huyện - Vườn vải trồng cách xa khu công nghiệp, khu hóa chất, bệnh viện đất không bị nhiễm kim loại nặng Nếu vườn vải không nằm quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn (SXVAT) tỉnh cần phân tích đất, nước trước trồng Toàn hồ sơ vị trí lô đất kết phân tích đất lưu giữ HTX, nhóm sản xuất hộ gia đình để truy nguyên nguồn gốc theo yêu cầu - Nếu vùng sản xuất vải có nguy ô nhiễm mà khắc phục phải có sở khoa học chứng minh khắc phục nguy ô nhiễm lưu hồ sơ - Nếu vùng SXV có nguy ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, nitrat, thuốc BVTV), sinh học (vi khuẩn Salmonella, E.coli, Coliform), vật lý (xói mòn đất, ngập úng) cao khắc phục không sản xuất theo VietGAP 2.2 Giống gốc ghép - Giống phải có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, đủ tiêu chuẩn chất lượng - Giống phải sâu, bệnh - Thời gian trồng vải tốt vào hai thời vụ là: vụ xuân vụ thu Vụ xuân từ tháng 2-3 mưa xuân, đất đủ ẩm tiến hành trồng Vụ thu trồng vào tháng cuối tháng tháng 2.4.3 Thiết kế vườn - Phải có sơ đồ bố trí lô, vườn bảng hiệu để phân biệt lô vườn vải thiều hộ gia đình, HTX - Sơ đồ cần nêu rõ số lượng cây, tuổi cây, phương pháp nhân giống, hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu, hệ thống điện, nhà xưởng, kho để vật tư, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ làm vườn, nơi tập kết sản phẩm, phân loại, vệ sinh, đóng 2.4.4 Sử dụng hóa chất - Người lao động tổ chức, cá nhân sử dụng lao động sản xuất vải thiều phải tập huấn phương pháp sử dụng thuốc BVTV biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn - Trường hợp cần lựa chọn loại thuốc BVTV chất điều hòa sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến người có chuyên môn lĩnh vực BVTV - Nên áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV - Sử dụng hóa chất vườn vải cần tuân theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, liều lượng, lúc, cách) - Các hỗn hợp hóa chất thuốc BVTV dùng không hết cần xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường đất canh tác - Sau lần phun,dụng cụ phải vệ sinh thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra Nước rửa dụng cụ cần xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường - Kho chứa hóa chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng nơi thoáng mát, an toàn, có nội quy khóa cẩn thận Phải có bảng hướng dẫn thiết bị sơ cứu Chỉ người có trách nhiệm vào kho - Không để thuốc BVTV dạng lỏng giá phía thuốc dạng bột - Hóa chất cần giữ nguyên bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng Nếu đổi hóa chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng bao bì, thùng chứa gốc - Các hóa chất hết hạn sử dụng bị cấm sử dụng phải ghi rõ sổ sách theo dõi lưu trữ nơi an toàn xử lý theo định nhà nước - Lưu trữ hồ sơ hóa chất mua sử dụng - Không tái sử dụng bao bì, thùng chứa hóa chất Vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom cất giữ nơi an toàn xử lý theo định nhà nước - Nếu phát dư lượng hóa chất vải vượt mức tối đa cho phép phải dừng việc thu hoạch, mua bán sản phẩm, xác định nguyên nhân ô nhiễm nhanh chóng áp dụng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm Phải ghi chép cụ thể hồ sơ lưu trữ - Thường xuyên kiểm tra việc thực quy trình sản xuất dư lượng hóa chất có vải theo yêu cầu khách hàng quan có thẩm quyền Các tiêu phân tích phải tiến hành phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia quốc tế lĩnh vực dư lượng thuốc BVTV 2.4.5 Sử dụng nước tưới - Nước tưới phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hành Việt Nam tiêu chuẩn mà Việt Nam áp dụng - Việc phân tích đánh giá nguy ô nhiễm hóa chất sinh học từ nguồn nước sử dụng cho tưới, phun thuốc BVTV phải ghi chép lưu hồ sơ - Trường hợp nước vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn phải thay nguồn nước khác an toàn sử dụng nước sau xử lý kiểm tra đạt yêu cầu chất lượng Ghi chép phương pháp xử lý, kết kiểm tra lưu hồ sơ - Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia cầm, gia súc, nước phân tươi, nước thải chưa qua xử lý sản xuất 2.4.6 Sử dụng phân bón chất phụ gia 10 Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg Về số sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản QCVN39:2011/ BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia chất lượng nước dùng cho tưới tiêu Nghị định số 38/2012/ NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành số điều luật an toàn thực phẩm Chỉ thị 1311/2012/CT-BNN-TT Đẩy mạnh ứng dụng thực hành nông nghiệp tốt(GAP) sản xuất trồng trọt 3.3 Tổ chức sản xuất đào tạo huấn luyện cho nông dân 3.3.1 Tổ chức sản xuất Sản xuất vải an toàn theo quy trình GAP cần đảm bảo yêu cầu sau: - Sản xuất tập trung theo vùng có diện tích tối thiểu từ 10- 20ha/vùng - Tổ chức sản xuất theo cụm dân cư, thôn, xã - Tổ chức theo hiệp hội sản xuất tiêu thụ vải thiều, hợp tác xã tập đoàn sản xuất, cán xã trưởng thôn trực tiếp quản lý, kết hợp với cán chuyên môn kiểm tra, giám sát, việc thực tiêu chuẩn đặt 3.3.2 Đào tạo huấn luyện Huấn luyện cho cán thôn, xã, thành viên gia đình trực tiếp sản xuất nội dung sau: - Kiến thức sâu, bệnh hại vải biện pháp phòng trừ - Kiến thức thuốc BVTV, sử dụng hợp lý, an toàn hiệu - Kiến thức sản phẩm sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học hệ thống biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại vải 22 Huấn luyện kỹ thuật thu hái sản phẩm: - Kỹ thuật chọn sản phẩm đủ độ chín - Phương pháp thu hoạch cách tránh để dập nát - Kỹ thuật thao tác xếp, bốc rỡ vận chuyển sản phẩm cẩn thận - Huấn luyện cho nông dân tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất vải an toàn theo quy trình GAP lưư giữ hồ sơ huấn luyện 3.3.2.1 Công tác đào tạo huấn luyện năm 2012 Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn tổ chức phối hợp với phòng Nông nghiệp PTNT tổ chức 211 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho gần 11.000 lượt nông dân tham dự Nội dung tập huấn chủ yếu sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGap 3.3.2.2 Công tác đào tạo huấn luyện năm 2013 Phòng Nông nghiệp PTNT Lục Ngạn vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông tổ chức 123 lớp tập huấn quy trình sản xuất vải thiều sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho 7.000 hộ dân xã, thị trấn địa bàn huyện Tham gia tập huấn, hộ dân trồng vải hướng dẫn thực quy trình chăm sóc vải thiều khoa học như: Kỹ thuật tỉa cành tạo tán; bón phân; tưới nước; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thu hoạch bảo quản vải thiều theo tiêu chí sạch, an toàn Qua nhằm nâng cao suất, chất lượng vải, nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời góp phần bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Nét công tác tập huấn năm nhiều hộ dân trồng vải xã vùng cao Tân Sơn, Hộ Đáp, Cấm Sơn, Sơn Hải … Lục Ngạn đăng ký tham gia học tập, nhằm áp dụng quy trình vào sản xuất vải thiều VietGAP vườn vải nhà Vụ vải năm 2013, huyện Lục Ngạn triển khai thực kế hoạch nâng diện tích sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP lên 7.500 ha, tăng 1.000 so với năm 2012 3.3.2.3 Công tác đào tạo huấn luyện năm 2014 Từ đầu tháng 3/2014 đến nay, Phòng Nông nghiệp & PTNT Lục Ngạn (Bắc Giang) phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổ chức 100 lớp tập huấn quy trình sản xuất vải thiều VietGAP cho 5.000 lượt người dân 30 xã, thị trấn 23 huyện Các lớp tập huấn hướng dẫn cho bà nông dân nắm quy trình chăm sóc vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP từ khâu: tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, bảo quản…áp dụng vào sản xuất vườn vải gia đình Ngoài ra, bà tham gia tập huấn cấp phát hàng chục nghìn tài liệu quy trình kỹ thuật chăm sóc vải thiều VietGAP Việc tổ chức tập huấn nhằm thực kế hoạch mở rộng diện tích sản xuất vải thiều VietGAP từ 7.500 năm 2013 lên 8.500 năm 3.4 Hỗ trợ vốn công cụ sản xuất Hàng năm UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Lục Ngạn xây dựng kế hoạch kinh phí để hỗ trợ phát triển sản xuất ăn như: hỗ trợ kinh phí tập huấn sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, hỗ trợ ghép cải tạo vải vụ sang v ải chín sớm, hỗ trợ giống ăn quả, xúc tiến thương mại… - Vốn từ ngân sách huyện năm chi 200 triệu đồng/ năm - Vốn từ ngân sách tỉnh chi triệu đồng/ 1ha nhằm hỗ trợ phí cấp giấy chứng nhận cho sở tham gia sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn Viet Gap - Kinh phí đầu tư hỗ trợ nhân dân trồng m ới, cải t ạo, tiêu th ụ s ản ph ẩm ăn :  Xây dựng dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn  Xây dựng mô hình sản xuất vải thiều an toàn - Do quan tâm tổ chức triển khai, đạo th ực hi ện nên Ch ương trình phát triển đa dạng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm ăn 3.5 Công tác kiểm tra, giám sát 3.5.1 Nội dung kiểm tra Kiểm tra thực tiêu chuẩn, quy định sản xuất vải an toàn Sau đợt kiểm tra đưa biện pháp khắc phục tồn 3.5.2 Hình thức kiểm tra Kiểm tra thường xuyên kiểm tra định kỳ Tất kiểm tra lưu lại biên kiểm tra biện pháp khắc phục tồn 24 Kiểm tra thường xuyên cán chịu trách nhiệm nhóm thực hiện: ( trưởng, phó thôn, bí thư chi thôn, cán chịu trách nhiệm thôn ) 3.5.3 Giám sát Các quan chuyên môn thường xuyên phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc thời kỳ sinh trưởng, phát triển phòng trừ sâu bệnh ăn đến với nhân dân qua phương tiện thông tin như: Đài Truyền - Truyền hình huyện, trạm đài sở Do vậy, kiến thức sản xuất hộ nông dân nâng lên, góp phần quan trọng vào việc nâng cao suất, sản lượng, chất lượng ăn địa bàn 3.6 Cấp giấy chứng nhận Các hộ sản xuất, tổ chức sản xuất đơn vị thôn, xã lưu trữ tất tài liệu, hồ sơ, biên bản, liên quan đến toàn hoạt động việc áp dụng quy trình GAP sản xuất Việc cấp giấy chứng nhận giúp xã viên tham gia sản xuất sử dụng logo vải thiều an toàn Cục Sở hữu trí tuệ cấp, từ khẳng định uy tín, chất lượng vải thiều nhằm ổn định mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nước quốc tế - Hiệu lực giấy chứng nhận VietGAP Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận VietGAP giới hạn tối đa tháng trường hợp sở sản xuất cấp giấy chứng nhận không tiếp tục đăng kí cấp lại sau hết hạn - Trường hợp sở sản xuất có nhiều địa điểm sản xuất đăng kí đánh giá thời điểm: Giấy chứng nhận VietGAP phải ghi rõ địa chỉ, tên sản phẩm, diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng theo địa điểm - Trường hợp địa điểm sản xuất có nhiều thành viên: Giấy chứng nhận VietGAP phải có danh sách thành viên(họ tên, địa chỉ, tên sản phẩm, diện tích nuôi/ diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng) kèm theo Giấy chứng nhận VietGAP 25 3.7 Xây dựng thương hiệu xúc tiến thương mại 3.7.1 Xây dựng thương hiệu Ngoài sản phẩm vải chế biến Lục Ngạn như: vải pure đông lạnh, vải đóng hộp, vải nước đường, nước ép vải… xuất sang nhiều nước giới, đặc biệt thị trường EU Hoa Kỳ ưa chuộng, đặt mua với khối lượng lớn nên việc xây dựng cấp văn bảo hộ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn cho huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang quan trọng có tính cấp thiết Trên sở năm 2004, UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt đề án: “Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đặc sản tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2010” trọng đến sản phẩm vải thiều Sở KH-CN hỗ trợ Hội làm vườn huyện Lục Ngạn xây dựng nhãn hiệu tập thể “Vải thiều Lục Ngạn” Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa số 62081 (theo định số 4930/QĐĐK, ngày 17-5-2005) Với kinh phí hỗ trợ Bộ KH-CN, từ tháng 6/2007 đến nay, Sở KH-CN Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn triển khai thành công dự án “Xây dựng dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn” bao gồm số nội dung như: xác định yếu tố đặc trưng địa hình, khí hậu chứng minh tính đặc thù chất lượng, mẫu mã vải thiều Lục Ngạn xác định diện tích trồng vải thiều tương ứng với dẫn địa lý lập hồ sơ pháp lý, nộp đơn xin xác lập quyền sở hữu dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn 3.7.2 Xúc tiến thương mại UBND tỉnh, ngành chức UBND huyện sớm nhận định, lường trước khó khăn để tìm hướng đa dạng hướng tiêu thụ vải thiều xuất thị trường nội địa, tích cực, chủ động tháo gỡ khó khăn kịp thời cho người trồng vải thương nhân tiêu thụ vải thiều • Chú trọng việc tiêu thụ thị trường nội địa • Mở rộng sang thị trường có giá trị cao Nhật, nước EU Duy trì mối quan hệ khách hàng truyền thống, đảm bảo an ninh, an toàn cho tất khách hàng, thương nhân đến thu mua tiêu thụ vải thiều, đặc biệt thương nhân nước Trung Quốc 26 Phương tiện thông tin đại chúng, thống suy nghĩ, phát ngôn, định hướng, khách quan việc tuyên truyền,góp phần thắng lợi vào vụ vải Chương IV: Tình hình sản xuất tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn 4.1 Tình hình sản xuất Năm 2011 2012 2013 2014 Tiêu chí Tổng diện tích ăn (ha) Diện tích trồng vải (ha) Diện tích trồng theo Viêt gap (ha) Tổng sản lượng (tấn) Sản lượng theo VietGap (tấn) 31.000 28.000 18.000 205 (1,14%) 120.000 2.050 22.000 350 (1,6%) 85.000 3.500 Trên 22.000 18.000 6.500 (36,11%) 130.000 30.500 Gần 22.000 18.000 8.500 (47,2%) 190.000 40.000 27 (1,71%) (4,12%) (23,46%) (21,05%) Tỷ lệ Vietgap/tổng sản lượng Nguyên nhân thay đổi diện tích đất trồng ăn diện tích trồng vải: • Do công nghiệp hóa làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp • Do chuyển dịch cấu trồng (trồng số loại giống cho suất thu nhập cao cam, bưởi da xanh…) • Do chuẩn VietGap phổ rộng rãi đến hộ làm diện tích vải trồng theo chuẩn mở rộng Nhận xét: • Vải ăn chủ yếu thích hợp diều kiệ tự nhiên, thời tiết, khí hậu… • Diện tích trồng vải theo chuẩn Việt Gap ngày mở rộng • Tuy diện tích trồng vải theo VietGap thấp chiếm sản lượng cao (do yêu cầu nghiêm ngặt trình sản xuất làm vải an toàn chất lượng hơn) 4.2 Tình hình tiêu thụ 4.2.1 Thời khì trước 2012, chưa áp dụng rộng tiêu chuẩn Viet Gap cho vải thiều - Thị trường nước: 28 Tiêu thụ nước chiếm 40%, thị trường truyền thống miền bắc, năm 2014 vải thiều lục ngạn nam tiến (mở rộng thị trường tiêu thụ vào miền trung, Tây Nguyên miền nam VN) - Thị trường quốc tế: Trung Quốc thị trường chủ yếu (chiếm từ 30-40%), nhiên từ năm 2011 có mở rộng sang thị trường Lào, Campuchia 4.2.2 Thời kỳ sau 2012, tiêu chuẩn Viet Gap cho vải thiều áp dụng rộng rãi - Thị trường nước: Tiêu thụ nước chiếm 60% tương đương khoảng 80.000 tấn, bán thị trường lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng Đông Nam Bộ - Thị trường quốc tế: Trung Quốc thị trương truyền thống không chủ chốt năm 2013, thị trương xuất mở rộng sang Lào, Capuchia, Thái Lan, Singapo, Nhật Bản số nước Châu Âu… Xuất sang châu Âu, Thái Lan, Singapo chủ yếu vải qua chế biến (vải sấy, đóng hộp, đông lạnh hay rượu vang làm từ vải…) chiếm 40% sản lượng Trung Quốc thị trường xuất truyền thống quan trọng, chủ yếu vải thiều Bắc Giang, chiếm khoảng 95% tổng sản lượng xuất khẩu, tương ứng khoảng 50.000 tấn; xuất theo đường ngạch tiểu ngạch (chủ yếu ngạch) 29 - Giá Cả Đơn vị: nghìn đồng/kg Năm Giá P Vải thường P theo VietGap P bình quân Nhận xét: 2012 2013 2014 13-14 20-22 18-19 5-15 20-32 10-19 12-15 20-24 16-19 • Giá vải trồng theo chuẩn VietGap cao nhiều so với vải thường, tính tổng diện tích trồng thu nhập chênh lệch lớn • Giá vải thay đổi bất thường qua năm nhu cầu tiêu dùng người dân phần đa thời tiết ( mùa, sản lượng lớn làm giá rẻ ngược lại) • Giá vải theo chuẩn VietGap ổn định so với vải thường đạt chuẩn chất lượng từ đầu vào đến đầu Chương V: Thuận lợi khó khăn công tác quản lý hệ thống sản xuất tiêu thụ rau địa phương 5.1 Một số hạn chế, khuyết điểm - Việc chuyển đổi cấu giống vải thiều vụ sang vải chín sớm chậm, tỷ lệ đạt thấp so với kế hoạch, chưa có cấu giống vải chín muộn, diện tích vải trồng cao nước tưới, hiệu chuyển đổi sang trồng lâm nghiệp chưa đáng kể - Đối với xã vùng cao suất, sản lượng ăn chưa ổn định, chất lượng hàng hóa thấp, chưa đồng đều, giá bán thấp, hiệu kinh tế thấp 30 - Thị trường tiêu thụ vải nhiều điểm cân năm 2014 hộ Trung Quốc nhập vải thiều theo hình thức mua ngày gọn ngày - Thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt thị trường nước phát triển chưa mở rộng, công nghệ chế biến thô sơ (chủ yếu sấy khô) sản phẩm chế biến chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm chế biến thấp 5.2 Nguyên nhân khuyết điểm 5.2.1Nguyên nhân khách quan - Kinh phí đầu tư hỗ trợ nhà nước cho nhân dân trồng mới, ghép cải tạo loại ăn quả, chuyển đổi sang trồng lâm nghiệp có hiệu kinh tế cao ít, thiếu chưa đáp ứng yêu cầu - Việc đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm ăn chưa quan tâm nghiên cứu, đầu tư xây dựng đứng mức nên ảnh hưởng đến chất lượng gây sức ép tiêu thụ sản phẩm - Giá vật tư, nhân công tăng cao, giá bán sản phẩm nông nghiệp thấp làm hạn chế việc đầu tư thâm canh ăn - Thời tiết, khí hậu có tác động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến suất, chất lượng sản phẩm ăn 5.2.2 Nguyên nhân chủ quan - Một số cấp ủy, quyền sở chưa thực quan tâm đạo, thực hiện, việc phổ biến, tuyên truyền, vận động, khuyến cáo cho nông dân việc chuyển đổi cấu trồng hạn chế - Trình độ thâm canh hộ nông dân chưa đồng vùng, hộ vùng với nên khó khăn việc sản xuất sản phẩm hàng hóa 31 - Một số hộ lợi ích cá nhân thu hái non sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không quy định, kéo dài thời gian thu hái mức làm giảm chất lượng, uy tín sản phẩm thị trường Chương VI: Các giải pháp đề xuất 6.1 Các giải pháp khâu sản xuất 6.1.1 Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất vải hàng hóa Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh tạo điều kiện đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật Tiến hành quy hoạch vùng vải thiều nói chung vùng phát triển cho giống vải phạm vi toàn huyện Từng giống vải phát triển theo vùng tập trung, phù hơp với điêug kiện thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ thâm canh nhân dân Trên sở đó, xây dựng phát triển kế hoạch cho gia đoạn để đạo tổ chức thực 6.1.2 Xây dựng sở hạ tầng Hiện nay, Lục Ngạn có chợ đầu mối bán buôn nông sản vùng sản xuất tập trung song bước đầu vào hoạt động chưa đạt hiệu cao Trong thời gian tới cần đầu tư trung tâm thương mại, sở bảo quản thực phẩm (kho lạnh) vùng có sản lượng hàng hóa lớn, trung tâm tiêu thụ lớn Đầu tư cung cấp công trình thủy lợi để cung cấp nước tưới cho vải Nâng cấp tuyến giao thông vào vùng sản xuất, tạo điều kiện cho phương tiện lớn vào lưu thông 6.1.3 Thay đổi nhận thức, tư cán quản lý Cán quản lý cán huyện xã người trực tiếp quản lý Những người quản lý quan tâm tới yếu tố sản xuất mà chưa để ý, chưa trọng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm 32 6.1.4 Tăng cường hệ thống thông tin truyền thông Hiện nay, Lục Ngạn, hộ áp dụng tiêu chuẩn VietGap hầu hết người dân tộc Kinh, huyện có dân tộc khác Muốn đồng hóa mở rộng phần diện tích trồng vải, cần có biện pháp tuyền thông hợp lý để thông tin tới người dân tộc Giải pháp cách dân vận, tiếp cận trực tiếp Đầu tiên tiếp cận truyền đạt tới già làng trưởng lão để sau họ truyền đạt lại cho người dân Cần áp dụng đợt tập huấn nông dân cho hộ dân bản, tạo cho họ niềm tin chuyển giao công nghệ Như vậ hình thành mạng lưới rộng khắp chất lượng trồng vải vùng đồng 6.2 Nhóm giải pháp khâu bảo quản 6.2.1 Thực trạng phương thức bảo quản Hiện nay, việc bảo quản vải huyện Lục Ngạn chủ yếu bảo quản phương pháp đông lạnh, ướp đá để bảo quản.Tuy nhiên, thương nghiệp lại không sử dụng đá lạnh sở địa phương mà lại sư dụng đá từ vùng gần cửa Lý giải cho việc này, kể đến: thứ nhất, đá sở địa phương không đảm bảo vệ sinh( hút trực tiếp từ sông lên, không qua xử lý) ảnh hưởng tới chất lượng vải bảo quản( nhiễm bẩn); thứ hai, tiết kiệm chi phí, tiện đường vận chuyển vải lên cửa khẩu, sau vận chuyển đá Tuy nhiên, phương pháp bảo quản truyền thống, không mang tính hiệu cao Ngoài có biện pháp bảo quản bang nhiệt, chất bảo quản than thiện với môi trường, chiếu xạ Gamma… 6.2.2 Đề xuất Theo PGS.TS Phạm Duy Thịnh, Đại học Bách Khoa Hà Nội: “Công nghệ dù có tốt cần quân tâm tới yếu tố đặc địa phương, cần có lộ trình áp dụng công nghệ phù hợp Không thể áp dụng cách máy móc, ạt thiếu phương án giai đoạn Cũng nguyên nhân ls giải có nhiều phương pháp bảo quản vải loay hoay tìm phương pháp áp dụng hiệu Cần tập trung vào công nghệ bảo quản để gia tăng giá trị cho vải 33 Tỉnh Bắc Giang đạt hàng nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp quốc gia cần giải năm 2015 với tên nhiệm vụ: “Ứng dụng công ghệ bảo quản CAS cho sản phẩm vải thiều xuất quy mô công nghệ tỉnh Bắc Giang” CAS công nghệ sang chế độc quyền công ty ABI Nhật công nhận sáng chế Hoa Kỳ, Châu Âu 24 quốc gia giới CAS công nghệ sử dụng để bảo quản hải sản, nông sản nhiều năm mà đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao.CAS công nghệ đại nhất, khắc phục hết khuyết điểm công nghệ đại khác, giữu cho sản phẩm tươi nguyên ban đầu Tuy nhiên, cần phải cân nhắc toán kinh tế áp dụng phương pháp là: 1kg có giá bán chưa đến 1USD công nghệ bảo quản CAS xa xỉ 6.3 Nhóm giải pháp khâu tiêu dùng 6.3.1 Thực tốt vận động “ người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam” Việc tiêu thụ vải thiều cấp, ngành trung ương quan tâm đạo sát Các hội nghị, họp trung ương sử dụng vải thiều để hưởng ưỡng vận động “ Người Việt ưu tiên dung hàng Việt Nam” Người dân nước sẵn sàng mua vải, ưu vải nhiều loại trái khác Các thương nhân doanh nghiệp sẵn sang mua vải thiều làm từ thiện công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh mua 100 triệu đồng vải BẮc Giang để làm từ thiện 6.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm Những vải tươi ngon khắp nơi nước ưa chuộng.Song vải có đặc tính khó bảo quản mang tính chất thời vụ, vậy, cần đa dạng hóa sản phảm từ vải để mang lại hiệu cao hơn, tránh tình trạng hỏng, bỏ phí Vải sấy khô có giá trị cao, vừa để người ưu thích vài thưởng thức quanh năm, vừa vị thuốc tốt cho sức khỏe người.Ngoài ra, vải chế biến thành sản phẩm vải tươi đóng hộp, nước vải, long vải thiều…để đáp ứng nhu cầu ngày cao khách hàng.Vải thiều loại sử dụng hoàn toàn: vải sấy khô xuất sang Hà Lan, vỏ vải xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ, hạt vải xuất sang Pháp 34 Đặc biệt rượu vang vải thiều sản phẩm mới, đặc sản mang lại hiệu kinh tế cao Sau hi thu hoạch, vải thiều bóc vở, bỏ hạt sau ép ủ làm rượu vang vải thiều 6.3.3 Thành lập tập đoàn hoa Trong mùa vụ năm 2014, tổng doanh thu từ hoạt động bổ trợ ước tính đạt 1700 tỷ đồng, nâng tổng doanh thu từ vải thiều hoạt động khác khoảng 4068 tỷ đồng Qua mùa vải UBND tỉnh Bắc giang có nhiều kinh nghiệm việc xúc tiến thương mại, chủ động tháo gỡ khó khan cho người trồng vải thương nhân Tuy nhiên, tính đặc thù, vải truyền thống nhiều lựa chọn việc kéo dài thời gian thu hoạch Chính năm tới, tỉnh Bắc Giang cố gắng thành lập tập đoàn hoa Lục Ngạn (địa phương trồng nhiều vải nhất) với việc thu mua, chế biến, bảo quản tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh không riêng vải thiều Tỉnh Bắc Giang hy vọng người nông dân có nhiều lựa chọn đầu cho vải, tránh tình trạng “được mùa, giá” khitư thương lung đoạn thị trường nông sản tỉnh nhiều cách khác năm trước 6.3.4 Tăng cường công tác quản lý thị trường Để hỗ trợ cho việc thu mua vải địa bàn huyện Lục Ngạn –thủ phủ vải thiều tỉnh Bắc Giang- tỉnh đặt 1000 địa điểm thu mua lớn nhỏ, đảm bảo an, trật tự cho thương nhân mua bán vải UBNDđã có văn yêu cầu chủ cân không trừ lùi cân tượng diễn chưa xử lý triệt để, gây thiệt hại cho người bán Vì vậy, cần có biện pháp quản lý thị trường hợp lý, biện pháp an ninh, trật tự cứng rắn nghiêm phạt trước 6.3.5 Tìm kiếm thị trường Hiện nay, việc xuất sản phẩm vải tỉnh chủ yếu sang thị trường Trung Quốc không thị trường khác nên dễ bị thị trường ép giá năm đạt sản lượng cao.Giám đốc sở công thương, ông Trần Văn Lộc cho rằng: “Để tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, người sản xuất, thương nhân 35 mặt trì thị trường truyền thống, mặt khác chủ động đối tác, thị trường mới, đẩy mạnh tiêu thụ thị trường nội địa đầy tiềm năng, thị trường phía Nam; xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp, hiểu quả, kết nối đối tác lớn, lâu dài, ổn định cho vải Bắc Giang Huyện Lục Ngạn hướng dẫn nông dân trồng 200ha vườn vải thí điểm áp dụng tiêu chuẩn Global Gap ( bên cạnh việc mở rộng vùng trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap) để phục vụ cho việc xuất sang thị trường khó tính EU Mỹ vụ mùa tới Ngoài khuyến khích thành phần kinh tế tiếp cận công nghệ CAS công nghệ bảo quản tế bào công ty ABI( Nhật Bản) sáng chế nhằm phục vụ xuất sang thị trường Nhật Bản hay Trung Đông 36

Ngày đăng: 13/07/2016, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w