* Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết của bản thân về nội dung câu chuyện có những suy nghĩ về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống; có thể triển khai theo n
Trang 1ĐỀ CHẴN
Câu 1 (2,0 điểm) Cho đoạn văn:
“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”
( Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)
a Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
b Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
c Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
d Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn
bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?
Câu 2: (3.0 điểm)
Lỗi lầm và sự biết ơn
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiếm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát:
“Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống Người bạn kia đã tìm cách cứu anh Khi đã lên bờ, anh lấy miếng kim loại khắc lên đá:” Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”
Người kia hỏi:”Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mong chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên
đá, trong lòng người”
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá
(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một NXB Giáo dục, 2009, tr.160)
Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống
Câu 3 (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ dưới đây:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Trang 2Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ,
SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáodục, 2005)
ĐỀ LẺ
Câu 1: (2 điểm)
Giáo dục tức là giải phóng(1) Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí(2) Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy (3) (Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khóa của tương lai, Ngữ văn lớp 9, Tập
2)
a/ Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên Cho biết đó là phép liên kết gì?
b/ Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong đoạn văn trên Cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó
Câu 2: (3.điểm)
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi Ông chìa tay xin tôi
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết Ông vẫn đợi tôi Tôi chẳng biết làm thế nào Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả
- Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi
- Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông
(Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22)
Hãy viết một đoạn văn nêu những suy ngẫm của em về những điều được gợi ra trong câu chuyện trên
Câu 4 (5,0 điểm)
Trang 3Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“…Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này (Trích “Viếng lăng Bác”-VIỄN PHƯƠNG,Ngữ Văn 9, Tập 2)
HẾT *Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ,
diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
* Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết của bản thân về nội dung câu
chuyện có những suy nghĩ về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong
cuộc sống; có thể triển khai theo nhiều cách, song bài viết cần làm rõ các nội dung sau:
1 Giới thiệu vấn đề nghị luận
2 Khái quát chung ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập
3 Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người
trong cuộc sống được gợi lên từ câu chuyện:
- Giải thích vấn đề cần bàn luận:
+ Thế nào là sự tha thứ và lòng biết ơn: tha thứ là việc bỏ qua, không trách
cứ, chấp nhặt, hay trừng phạt những sai trái, lỗi lầm của người khác; biết ơn là
sự thể hiện việc hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình
+ Vì sao trong cuộc sống con người cần phải có sự tha thứ và lòng biết ơn?
Trong cuộc sống ai cũng có lúc gây ra những lỗi lầm, sai trái vì vậy cần phải nhận được sự tha thứ, bao dung của mọi người Bởi chính sự tha thứ giúp cho người mắc lỗi có cơ hội được sửa chữa; giúp cho bản thân tìm thấy được sự thanh thản, làm cho cuộc sống bớt sự căng thẳng, xung đột và có thêm sự hòa
hợp, yêu thương, có nghĩa là phải biết viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát…Biết khắc ghi những ân nghĩa vào lòng, là biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp, biết khắc ghi những ân nghĩa lên đá,như cách ứng
xử giữa những con người trong câu chuyện trên
Trang 4- Suy nghĩ của bản thân:
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn là một trong những phẩm chất cần thiết, cao đẹp
để hình thành nên một con người chân chính; bên cạnh việc thu nhận kiến thức thì việc tu dưỡng, rèn luyện cho bản thân những đức tính tốt có một ý nghĩa rất lớn trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi con người
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở một cá nhân hay một
bộ phận mà những đức tính đó cần phải được gắn kết và tạo thành những phẩm chất, đạo lý trong cuộc sống Bởi đó chính là những nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam
4 Bài học nhận thức và hành động:
- Cần phải biết sống có tấm lòng bao dung, vị tha, biết ghi ơn những con
người đã mang lại cho mình những điều tốt đẹp
- Cần phải thể hiện sự tha thứ và lòng biết ơn của mình trong nhận thức và hành động cụ thể
Yêu cầu:
* Hình thức: Viết đúng kiểu bài nghị luận.
* Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo
những ý sau:
- Phân tích hành động, cử chỉ, thái độ, của 2 nhân vật trong truyện: Anh thanh niên và ông già ăn xin
Từ việc phân tích trên, học sinh nêu suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống toát ra từ truyện
- Truyện nói về thái độ sống, cách ứng xử của con người với con người
+ Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá mà ta tặng cho người khác
+ Và khi trao món quà tinh thần ấy cho người khác thì ta cũng nhận được món quà quí giá như vậy
-> Lời khuyên về cách sống, thái độ sống đối với mọi người
- Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống hiện tại?
ĐỀ LẺ
A LÍ THUYẾT
1 Thế nào là thành phần biệt lập? Kể tên các thành phần biệt lập và nêu khái niêm từng phần?
B BÀI TẬP
Bài 1.Xác định khởi ngữ trong các câu sau:
a)Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn Nó ngơ ngác, lạ lùng Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi (Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)
c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không
sợ nó thiếu giàu và đẹp…(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Trang 5d)Ông cứ đứng vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm Điều này ông khổ tâm hết sức (Lim Lân, Làng)
e)-Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Nam Cao, Lão Hạc)
g)Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) h)Đối với cháu, thật là đột ngột…(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa
a)Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b)Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
c)Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
d) –Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
e)Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
g)Chao ôi hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
h)Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
i)Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn thế được.
Bài 3 Xác định các thành phần biệt lập trong những phần trích sau, chỉ rõ đó là
thành phần gì?
a)-Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? b)-Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
-Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
c)Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
d)Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
e)Chúng tôi, mọi người kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
g)Cô bé nhà bên(có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
h)Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, phải gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
i)Tim tôi cũng đập không rõ Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
ĐỀ CHẴN
Trang 6A LÝ THUYẾT
1 phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý? Điều kiện sử dụng hàm ý
2 liên kết câu và liên kết đoạn văn được liên kết như thế nào?
B BÀI TẬP
Bài 1 Xác định hàm ý của những câu in đậm trong phần trích sau:
a)-Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ.
b)Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và chỗ cô gái:
- -Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé Và cô đây là kĩ sư nông
nghiệp Anh đưa khách về nhà đi Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên
Sơn nhà anh
c) Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: -Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm” Con bé
cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
-Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
d)Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Bài 2 Chỉ ra các thành phần biệt lập trong các đoạn văn sau và cho biết chúng có
tên gọi là gì ?
a.Nhà tôi chỉ nuôi một người ở tháng (địa phương tôi, người đi làm thuê chia làm ba hạng, ở năm gọi là “trường niên”, làm thuê từng ngày gọi là “đoản công”, nhà mình cũng có cày, chỉ giỗ tết hay vụ thu tô đến làm mướn cho người
ta thì gọi là “ở tháng’) (Lỗ Tấn)
b.Đến chiều anh dọn xong mấy thứ: một đôi bàn dài, bốn chiếc ghế dựa, một bộ tam sự và một chiếc cân Anh lại xin tất cả các đám tro(ở quê tôi, người ta nấu bằng rơm, rạ, tro có thể dùng bón ruộng), chờ khi nào chúng tôi lên đường là
đem thuyền đến chở.( Lỗ Tấn)
c Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – Ngụy, anh Sáu hi sinh (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
Bài 3.Xác định các phương tiện liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những
phần trích sau:
a)Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Trang 7Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa
để tiến bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục) b)Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn Văn nghệ nói chuyên với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
c)Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai: đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một kháI niệm chủ quan của con người đơn độc Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục.
(Thời gian là gì?, trong tạp chí Tia sáng) d)Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành Muốn ác phải là kẻ mạnh.
Bài 4 Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong các phần trích sau và nêu
cách sửa các lỗi ấy
a)Cắm đi một mình trong đêm Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
(Theo Trần Ngọc Thêm)
b)Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu
thương chị vô cùng.
(Theo Trần Ngọc Thêm)
Câu 2( 3đ)Lịch sử hơn mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp Những người anh hùng ấy đã làm nên những chiến thắng vẻ vang, mở ra những trang sử vàng cho đất nước Tự hào về những trang sử vẻ vang ấy, tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc, tuổi trẻ hôm nay sẽ làm gì để xứng đáng với tiền nhân?
Trang 8Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về chủ đề “Tuổi trẻ và tương lai đất nước”
- Giới thiệu vai trò của tuổi trẻ trong cuộc đời mỗi người và đối với tương lai của mỗi quốc gia, đất nước
- Giải thích tuổi trẻ là lứa tuổi như thế nào?
- Tại sao tuổi trẻ lại có vai trò quan trong đối với tương lai của đất nước?
- Chứng minh những cống hiến, đóng góp của tuổi trẻ cho đất nước qua các thời kì: giữ nước và bảo vệ, phát triển đất nước
Trang 9- Phê phán những bạn trẻ có lối sống đi ngược với truyền thống của tuổi trẻ VN: sống buông thả, rơi vào tệ nạn xã hội, trở thành tội phạm và gánh nặng cho đất nước
Kết bài:
- Khẳng định nhiệm vụ của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước
- Nêu suy nghĩ và hành động của bản thân trước trách nhiệm của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước
Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó chính là yêu nước Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn
bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng
là biểu hiện của lòng yêu nước Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất
Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay!
Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó c là yêu nước Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt
muông thú Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng
là biểu hiện của lòng yêu nước Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất
Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên Góp phần làm cho "nước mạnh"
Trang 10Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa
Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa
bỏ và tâm lý “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển
Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế
Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương trâm “hòa nhập chứ không hòa tan.”
Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày
mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock" Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước
Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì
để “cải thiện tình hình" Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức Bây giờ
là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình
Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên Lòng yêu nước