PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của mỗi Quốc gia, mang trong nó bản chất nhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành hạnh phúc của mọi người lao động. Chính sách BHXH thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi Quốc gia. Việc tổ chức và thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Chính sách BHXH đã được Đảng, Nhà nước ta thực hiện từ năm 1960 của thế kỷ XX. Kể từ đó đến nay, chính sách BHXH đã được phát huy, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người lao động. BHXH luôn có mặt khi người lao động gặp những rủi ro: ốm đau, bệnh tật, tai nạn, tuổi già và những khó khăn khác trong cuộc sống.BHXH tỉnh Hà Nam được ra đời và hoạt động theo điều lệ BHXH Việt Nam, đã thực sự đi vào đời sống kinh tế xã hội, và chính trị của người dân Hà Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, có tác dụng tích cực trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tổ chức BHXH tỉnh Hà Nam đã khảng định được hiệu quả hoạt động và vị thế của mình trong nước, đạt những kết quả rất đáng khích lệ.Trong hệ thống BHXH, chế độ ốm đau, thai sản đóng một vai trò rất quan trọng. Chúng chiếm phần quan trọng cả về quy mô thực hiện, nội dung chuyên môn và nhu cầu tham gia của người lao động trong xã hội. Ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều coi trọng chế độ này và coi đó là một trong những lĩnh vực có ảnh hưởng tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì vậy, chúng luôn được quan tâm để làm sao cho việc tổ chức, quản lý, thực hiện có hiệu quả nhất. Trên thực tế, bên cạnh những thành tích của BHXH tỉnh Hà Nam nói chung cũng như chế độ ốm đau, thai sản nói riêng vẫn còn có nhiều điểm chưa phù hợp đặc biệt là trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước. Để đáp ứng được yêu cầu này thì việc xây dựng và hoàn thiện chế độ ốm đau, thai sản cho phù hợp với cơ chế quản lý mới là hết sức cần thiết.Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, tôi thực hiện đề tài: “Những giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam”.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài. Trong nền kinh tế thị trường sức lao động được coi là hàng hóa, sự thuê mướn nhân công phát triển, quan hệ lao động trở lên bất ổn cho người lao động làm công ăn lương như ốm đau, thai sản nên rất cần sự san sẻ rủi ro và chính sách trợ giúp của nhà nước và người lao động . BHXH từ đó ra đời và giữ vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội và tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển kinh tếxã hội của đất nước. Các chế độ bảo hiểm giúp người lao động bù đắp được một phần thu nhập bị mất đi khi ốm đau, thai sản. Điều đó rất cần thiết cho người lao động, giúp cho họ ổn định hơn trong cuộc sống và yên tâm hơn khi có những biến cố xảy ra.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài3.1 Mục tiêu chungTìm hiểu thực trạng việc tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản (ÔĐTS) từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chế độ ÔĐTS tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam3.2. Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm ÔĐTS. Phản ánh thực trạng việc tổ chức thực hiện chế độ ÔĐTS tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chế độ ÔĐTS tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứu Người được hưởng quyền lợi BHXH chế độ ÔĐTS. Người sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH chế độ ÔĐTS. Việc tổ chức thực hiện chế độ ÔĐTS tại BHXH tỉnh Hà Nam4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian+ Số liệu thông tin thứ cấp được thu thập qua 3 năm, từ năm 2011 đến năm 2013, số liệu sơ cấp được thu thập, điều tra vào năm 2013+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 102013 đến tháng 032014 Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc tổ chức thực hiện chế độ ÔĐTS trong hệ thống BHXH tỉnh Hà Nam.5. Nội dung và mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu quá trình thực hiện chế độ ốm đau thai sản ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam; đặc điểm; các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chế độ ốm đau thai sản sản ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam; những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó, đưa ra phương hướng hoàn thiện chế độ ốm đau thai sản ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam.6. Phương pháp nghiên cứuĐề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng Luật BHXH, Luật BHYT; các nghị định, thông tư, nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tiễn để có thể đạt được mục đích yêu cầu nhiệm vụ đề ra . Trên cơ sở đó, tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng, rút ra bài học kinh nghiệm liên quan đến việc tổ chức thực hiện chế độ ÔĐTS. Từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện chế độ ÔĐTS ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam.7. Những đóng góp chủ yếu của đề tài Đề tài là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, đi sâu vào phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chế độ ÔĐTS. Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chế độ ÔĐTS và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ ÔĐTS. Đề ra định hướng và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện chế độ ÔĐ TS ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam.8. Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương.Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện chế độ ốm, đau thai sảnChương 2: Phân tích tình hình thực hiện chế độ ốm, đau thai sản của BHXH tỉnh Hà Nam .Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chế độ ốm, đau thai sản của BHXH tỉnh Hà Nam . CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN1.1. Khái niệm về chế độ ốm đau, thai sản 1.1.1. Chế độ ốm đauKhái niệm của chế độ ốm đauChế độ Ốm đau là một chế độ BHXH nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động khi tham gia BHXH tạm thời phải gián đoạn công việc do phải nghỉ ốm đau, tai nạn, chăm sóc con theo quy định của pháp luật.Ý nghĩa của chế độ ốm đau.BH ốm đau là một chế độ rất quan trọng không chỉ đối với người lao động và gia đình họ mà còn đối với người sử dụng lao động, nhà nước và xã hội.Đối với người lao động, BH ốm đau là sự trợ giúp ngắn hạn hỗ trợ người lao động và thành viên gia đình người lao động khi họ bị gián đoạn về thu nhập. Đây là sự bù đắp giúp người lao động có khả năng phục hồi sức khỏe, duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình người lao động. BH ốm đau còn là cơ sở pháp lý động viên người lao động điều trị hiệu quả và khuyến khích người lao động trong quá trình thực hiện công việc của mình.Đối với người sử dụng lao động và nhà nước, chế độ ốm đau phản ánh trách nhiệm của nhà nước và người sử dụng lao động quan tâm đến nhân thân, đời sống người lao động. Điều này giúp người lao động yên tâm trong thời gian điều trị bệnh ổn định thu nhập, ổn định cuộc sống. Đây cũng là yếu tố góp phần ổn định quan hệ lao động hài hòa, ổn định hạn chế các tranh chấp, bất đồng xảy ra, tạo sự ổn định cho nền kinh tế xã hội của đất nước.Đối tượng hưởng chế độ ốm đau+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong các hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.+ Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.+ Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài.Điều kiện hưởng chế độ ốm đauKhông phải đối tượng nào bị ốm đau đều hưởng chế độ ốm đau. Chỉ có những đối tượng thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật về chế độ ốm đau mới được hưởng. Người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi có các điều kiện sau:+ Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.+ Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.+ Người lao động đóng BHXH bắt buộc khi bị ốm sẽ được hưởng chế độ ốm đau.Thời gian hưởng chế độ ốm đau Thời gian hưởng trợ cấp ốm đau phụ thuộc vào số năm tham gia đóng BHXH, điều kiện, môi trường làm việc và tình trạng bệnh tật. Thời gian hưởng trợ cấp ốm đau trong một năm có tinh theo thời gian làm việc như sau: Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật BHXH được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH của người lao động. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật BHXHDanh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội và Bộ y tế ban hành.Danh mục nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên do Bộ nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc ban hành. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:+ Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong 1 năm cho mỗi con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi, tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.+ Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này.+ Người lao động có thời gian tham gia BHXH dưới 15 năm số ngày nghỉ hưởng trợ cấp là 30 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường, 40 ngày nếu làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.+ Người lao động có thời gian tham gia BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm số ngày hưởng trợ cấp là 40 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường, 50 ngày nếu làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.+ Người lao động có thời gian tham gia BHXH trên 30 năm số ngày nghỉ hưởng trợ cấp là 60 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường, 70 ngày nếu làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. Người lao động mắc các bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục do Bộ y tế quy định thời hạn không quá 180 ngày trong một năm thì hưởng 75% mức tiền lương của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Đối với người lao động mắc bệnh điều trị quá 180 ngày thì mức hưởng như sau:+ 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đóng đủ 30 năm trở lên.+ 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đóng đủ 15 năm đến dưới 30 năm.+ 45% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đóng dưới 15 năm.Riêng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân đội nhân dân, công an nhân dân thời gian hưởng ốm đau tùy thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân.Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH trong tháng đó. Thời gian này không tính là thời gian đóng BHXH1.1.2. Chế độ trợ cấp thai sảnKhái niệm của chế độ thai sản.Chế độ thai sản là một chế độ BHXH nhằm đảm bảo thu nhập và sức khỏe cho người lao động (khi tham gia BHXH) là nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nuôi, nhận nuôi con sơ sinh theo quy định của pháp luậtÝ nghĩa của chế độ thai sảnChế độ thai sản là chế độ thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với lao động đặc thù và nhóm người nhận nuôi con nuôi.Chế độ thai sản nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi có thai, sinh con, nhận nuôi con nuôi sơ sinh. Việc quy định chế độ thai sản nhằm giúp người lao động phục hồi sức khỏe khi sinh con, nuôi con nuôi. Đồng thời đó cũng là một khoản trợ cấp nhằm trợ giúp cho người lao động góp phần bảo đảm cân bằng về thu nhập và ổn định sức khỏe cho người lao động. Thông qua chế độ thai sản, chức năng làm mẹ của lao động nữ được nhà nước quan tâm và bảo đảm thực hiện.Đối tượng hưởng chế độ thai sản+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.+ Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.+ Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài;Điều kiện hưởng chế độ thai sảnĐiều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:+ Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trước đây, pháp luật quy định lao động nữ chi được hưởng thai sản cho hai con nhưng hiện nay, pháp luật không hạn chế số lần sinh con mà người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản.+ Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.+ Lao động nữ bị sảy thai, đẻ thai chết lưu.+ Lao động nữ sau khi sinh con con chết.+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.+ Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội và có xác nhận của tổ chức cơ sở y tế có thẩm quyền.Thời gian hưởng trợ cấp thai sản Chế độ khám thai: trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần một ngày. Trường hợp thai bệnh lý hoặc xa cơ sở y tế thì nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. Chế độ sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu lao động nữ được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; 20 ngày nếu thai 1 đến dưới 3 tháng; 40 ngày nếu thai 3 tháng trở lên đến dưới 6 tháng; 50 ngày nếu thai 6 tháng trở lên (Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần.) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con của lao động nữ phụ thuộc vào điều kiện lao động, tình trạng thể chất và số con một lần sinh, cụ thể là:+ 6 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;+ Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại điểm a, b, c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chết thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ như sau:+ Con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con;+ Con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết.Thời gian nghỉ việc quy định tại khoản này không vượt quá thời gian nghỉ sinh con và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp đặt vòng tránh thai người lao động nghỉ 7 ngày; trường hợp triệt sản người lao động nghỉ 15 ngày. (Thời gian này tính cả nghỉ lễ, tết, nghỉ hnàg tuần.)Mức trợ cấpTrợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết thì cha cũng được trợ cấp như trên. Người lao động hưởng 100% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Nếu chưa đủ 6 tháng thì bình quân các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.Trường hợp người lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản phải có đủ 3 điều kiện:+ Sau khi sinh con đủ 60 ngày.+ Có xác nhận về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe.+ Báo trước cho người sử dụng lao động và được đồng ý. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản theo khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định tại các Điều 29, 30 và Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp lao động nữ sau khi nghỉ thai sản mà vẫn yếu sức khỏe thì được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức theo quy định như sau:+ Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.+ Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau: Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên; Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:+ Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; + Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.• Mức hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:+ Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai được tính theo công thức sau:a=bx 100% xdcTrong đó:a: Mức hưởng khi nghỉviệc đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thaib: Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc được tính như quy định tại khoản 4 Mục này. c: 26 ngàyd: Số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Riêng đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.+ Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc sinh con hoặc nghỉ việc nuôi con nuôi được tính theo công thức sau:e=bxgTrong đó:e: Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôig: Số tháng nghỉ sinh con hoặc nghỉ nuôi con theo chế độ Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội1.2. Tổ chức thực hiện chế độ ốm đau thai sản1.2.1. Quản lý thu chế độ ốm đau thai sản Quản lý đối tượng tham gia chế độ ốm đau thai sảnQuản lý đối tượng tham gia chế độ ốm đau thai sản là một phần quan trọng trong công tác thu của BHXH, đặc biệt là nguồn thu từ người lao động và người sử dụng lao động (kể cả những người đang được cử đi học, đi thự tập, công tác và điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công của cơ quan đơn vị đó) làm việc trong các cơ quan đơn vị tổ chức kinh tế xã hội theo quy định tại Điều lệ BHXH Việt Nam.Để thực hiện công tác quản lý đối tượng tham gia chế độ ốm đau thai sản cần phải thực hiện tốt một số công tác sau: Thực hiện phân cấp quản lý, phân công cụ thể từng đơn vị, từng bộ phận và cá nhân để quản lý, theo dõi, đôn đốc thu BHXH đến từng cá nhân tham gia BHXH. Việc phân cấp, phân công cụ thể công tác quản lý sẽ làm cho việc thu BHXH được dễ dàng, thu triệt để, tránh hiện tượng thu thiếu, bỏ qua không thu...Việc phân cấp, phân công quản lý đối tượng tham gia chế độ ốm đau thai sản phải đạt được yêu cầu của công tác thu BHXH đề ra. Tiến hành ghi sổ BHXH cho những người lao động để theo dõi, ghi chép kịp thời toàn bộ diễn biến quá trình đóng BHXH của họ theo từng thời gian (tháng, quý, năm), mức đóng và đơn vị đóng, ngành nghề công tác để sau này làm căn cứ xét hưởng các chế độ BHXH cho họ. Quản lý tiền thu chế độ ốm đau thai sảnQuỹ ốm đau thai sản là quỹ tài chính độc lập với Ngân sách Nhà nước, được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước. Do đó, cần phải quản lý chặt chẽ những nguồn thu của BHXH, bên cạnh đó cũng phải tăng cường quản lý đối với số tiền BHXH thu được để hình thành quỹ.Quỹ ốm đau thai sản cần được quản lý thống nhất ở BHXH Việt Nam, vì vậy tất cả sự đóng góp của người tham gia BHXH đều phải tiến hành chuyển về BHXH Việt Nam để hình thành quỹ BHXH tạp trung. Để thực hiện nguyên tắc trên các đơn vị BHXH các tỉnh (thành phố), huyện được mở các tài khoản chuyên thu BHXH ở hệ thống Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, các đơn vị sử dụng tài khoản này chỉ để thu tiền nộp BHXH ở khu vực quản lý của mình và định kỳ chuyển số tiền thu được lên cấp trên, từ đó tiền thu BHXH được tập trung thống nhất tại một cơ quan cao nhất là BHXH Việt Nam. Trong quá trình thu BHXH và lưu chuyển số tiền thu BHXH từ đơn vị cơ sở lên BHXH Việt Nam, các đơn vị không được phép sử dụng tiền thu BHXH cho bất cứ một nội dung nào khác, việc quy định như vậy nhằm tránh những thất thoát tiền thu BHXH của các đơn vị, thống nhất nguyên tắc quan trọng trong quá trình hình thành, quản lý quỹ BHXH.1.2.2. Quản lý chi chế độ ốm đau thai sản Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ ốm đau thai sảnĐối tượng được hưởng các chế độ ốm đau thai sản có thể chính là bản thân người lao động và gia đình họ, đối tượng được trợ cấp BHXH có thể được hưởng một lần hay hàng tháng, hàng kỳ, hưởng trợ cấp nhiều lần hay ít tùy thuộc vào mức độ đóng góp (thời gian đóng góp và mức độ đóng góp) các điều kiện lao động và biến cố rủi ro mà người lao động gặp phải.Việc quản lý đối tượng bao gồm các nội dung: quản lý lý lịch đối tượng, loại chế độ được hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng và địa điểm thực hiện chi trả. Quản lý đối tượng là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý chi BHXH nhằm đảm bảo hoạt động chi trả được thực hiện đúng, đủ.Quản lý đối tượng hưởng chế độ là công tác thường xuyên, liên tục của các cơ quan BHXH, tránh tình trạng đối tượng chi trả không còn tồn tại mà nguồn kinh phí chi trả vẫn được cấp gây ra sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợi BHXH của các đơn vị và cá nhân. Phân cấp thực hiện chi chế độ ốm đau thai sảnThông thường hệ thống BHXH được tổ chức theo nhiều cấp từ Trung ương xuống địa phương. Trong đó mỗi cấp vừa chịu sự ràng buộc bởi các chế độ, thể lệ chung, vừa có tính chất tự chủ. Phân cấp chi BHXH được hiểu là sự phân định phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn và các chế độ BHXH của các cấp cơ quan BHXH trong việc tổ chức thực hiện chi trả chế độ BHXH. Cơ quan BHXH Trung ương là cơ quan quản lý, quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, loại chế độ, đối tượng quản lý cho BHXH các cấp địa phương cũng như đơn vị có liên quan. Cơ quan BHXH địa phương có trách nhiệm tổ chức chi trả trợ cấp các chế độ BHXH theo phân cấp của cơ quan BHXH Trung ương. Hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sảnTheo Quyết định số 01QĐ BHXH ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản phải được thực hiện với những yêu cầu sau :) Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau1. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ đối với người lao động ốm đau do tai nạn rủi ro hoặc mắc các bệnh thông thường không thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và nghỉ việc chăm con ốm, gồm:a. Sổ bảo hiểm xã hội;b. Một trong các giấy tờ sau: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) trong trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú (mẫu số C65HD) hoặc giấy tờ khám chữa bệnh (bản chính hoặc bản sao), sổ khám chữa bệnh của con (bản chính hoặc bản sao) thể hiện đầy đủ thông tin về họ tên của người mẹ hoặc người cha; tên, tuổi của con, số ngày cần nghỉ chăm sóc con. Bản dịch tiếng Việt được chứng thực (bản chính hoặc bản sao) của giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp đối với trường hợp khám, chữa bệnh ở nước ngoài.Trường hợp người lao động có từ hai con trở lên cùng ốm đau mà trong đó có thời gian các con ốm đau không trùng nhau thì giấy tờ nêu tại điểm này là của các con bị ốm.c. Giấy xác nhận về nghỉ việc để chăm sóc con ốm (mẫu số 05BHSB) của người sử dụng lao động nơi người lao động nghỉ việc trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định đối với trường hợp người trước đó (cha hoặc mẹ không cùng làm cho một người sử dụng lao động) đã hưởng hết thời gian theo quy định.d. Quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài đối với trường hợp bị ốm phải nghỉ việc trong thời gian được cử đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài2. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, gồm: Sổ bảo hiểm xã hội; Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh. Đối với trường hợp có thời gian không điều trị nội trú là phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc biên bản hội chẩn (bản sao) hoặc bệnh án (bản sao) của bệnh viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số C65HD), sổ khám chữa bệnh (bản chính hoặc bản sao) do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian phải nghỉ việc để điều trị.Trường hợp khám chữa bệnh ở nước ngoài thì thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực (bản chính hoặc bản sao) của giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Nếu bị ốm đau phải nghỉ việc trong thời gian được cử đi học tập, làm việc ở nước ngoài thì có thêm quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử đi học tập, làm việc ở nước ngoài3. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động chăm sóc con ốm, gồm: Sổ bảo hiểm xã hội; Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Sổ y bạ của con (bản chính hoặc bản sao). Trường hợp người lao động có từ hai con trở lên cùng ốm đau mà trong đó có thời gian các con ốm đau không trùng nhau thì gồm Giấy ra viện hoặc Sổ y bạ của các con bị ốm.4. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau khi người trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội; Ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 3 điều này, có thêm Giấy xác nhận về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau (mẫu số 5BHSB) của người sử dụng lao động nơi người lao động nghỉ việc trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định.5. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động khám, chữa bệnh tại nước ngoài, gồm: Sổ bảo hiểm xã hội; Bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp; Giấy xác nhận của một cơ sở y tế trong nước về trường hợp bệnh tật và quá trình điều trị hoặc xác nhận của một cơ sở y tế tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương về tình trạng bệnh tật và hướng điều trị đối với trường hợp ra nước ngoài khám, chữa bệnh; Đối với trường hợp được cử đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài mà bị ốm phải nghỉ việc khám, chữa bệnh tại nước ngoài thì hồ sơ gồm: Sổ bảo hiểm xã hội, Bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp và Quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài.6. Ngoài quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này có thêm Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập (mẫu số C70aHD).) Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản1. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đi khám thai, lao động nữ bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai gồm :a. Sổ bảo hiểm xã hộib. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số C65HD) hoặc giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao).2. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con, gồm :a. Sổ bảo hiểm xã hội.b.Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).3. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội nhận nuôi con nuôi, gồm:a. Sổ bảo hiểm xã hội.b. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao).4. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con, gồm4. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con, gồm:a. Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm. Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ (để giải quyết trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp cho thời gian người mẹ hưởng khi còn sống) Sổ bảo hiểm xã hội của người cha (để giải quyết trợ cấp cho thời gian hưởng của người cha sau khi người mẹ chết); Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).b. Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm: Sổ bảo hiểm xã hội của người mẹ. Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao) Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số 11AHSB).c.Trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm. Sổ bảo hiểm xã hội của người cha Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con; Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).5. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, gồma. Hồ sơ như quy định tại các Khoản 2, 3 và các Điểm 4.1, 4.2 Khoản 4 của Điều này.b. Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc đơn của người lao động nhận nuôi con nuôi (mẫu số 11BHSB).6. Ngoài hồ sơ đối với các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này có thêm danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập (mẫu số C70aHD).) Quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản.1. Đối với bảo hiểm xã hội huyệna. Hướng dẫn người lao động hoặc thân nhân người lao động, người sử dụng lao động lập hồ sơ và hàng tháng hoặc hàng quý tiếp nhận hồ sơ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe của người lao động do người sử dụng lao động thuộc Bảo hiểm xã hội huyện quản lý chuyển đến. b. Kiểm tra thủ tục hồ sơ, xét duyệt trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe đối với từng người lao động do người sử dụng lao động chuyển đến và đóng dấu “ĐÃ DUYỆT” trên từng thành phần hồ sơ; lập 02 bản Danh sách người lao động hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe được duyệt theo mẫu số C70bHD. Thời hạn giải quyết: Tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. c. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đối với người lao động đã thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi theo quy định tại Khoản 5 Điều 9, giải quyết chế độ thai sản theo quy định; lập danh sách giải quyết chế độ thai sản đối với người thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi theo mẫu số 01BHSB; đóng dấu “ĐÃ THANH TOÁN TRỢ CẤP” trên từng hồ sơ và xác nhận vào sổ bảo hiểm xã hội nội dung hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; sao lại để lưu
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nam , ngày tháng năm 2014
Người cam đoan
Nguyễn Đức Trọng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến nay tôi
đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề tài:
“ Những giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam”
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo Sau Đại học, Đại họcLương Thế Vinh đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài nghiên cứu khoa học
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Văn Tâm – người đã địnhhướng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập và nghiêncứu đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè vàđồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoahọc Nếu không có những sự giúp đỡ này thì chỉ với sự cố gắng của bản thân tôi sẽkhông thể thu được những kết quả như mong đợi
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nam, ngày tháng năm 2014
Người cảm ơn
Nguyễn Đức Trọng
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
3.1 Mục tiêu chung 2
3.2 Mục tiêu cụ thể 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4.1 Đối tượng nghiên cứu 2
4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Nội dung và mục tiêu nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Những đóng góp chủ yếu của đề tài 3
8 Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN 5
1.1 Khái niệm về chế độ ốm đau, thai sản 5
1.1.1 Chế độ ốm đau 5
1.1.2 Chế độ trợ cấp thai sản 8
1.2 Tổ chức thực hiện chế độ ốm đau thai sản 13
1.2.1 Quản lý thu chế độ ốm đau thai sản 13
1.2.2 Quản lý chi chế độ ốm đau thai sản 14
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản 23
1.4 Kinh nghiệm tổ chức thực hiện chế độ ốm đau thai sản ở một số nước trên thế giới 25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN CỦA BHXH TỈNH HÀ NAM 28
2.1 Khái quát về BHXH tỉnh Hà Nam 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Hà Nam 28
Trang 42.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Hà Nam 292.1.3 Đội ngũ cán bộ, công chức và lao động của BHXH tỉnh Hà Nam 322.2 Phân tích tình hình tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản của BHXH tỉnh
Hà Nam 322.2.1 Tình hình tham gia BHXH ở BHXH tỉnh Hà Nam 322.2.2 Phân tích tình hình tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tại BHXH tỉnh
Hà Nam 412.3 Đánh giá chung về công tác tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tạiBHXH tỉnh Hà Nam 602.3.1 Những kết quả đạt được 612.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 622.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tạiBHXH tỉnh Hà Nam 662.4.1 Nhân tố bên trong 662.4.2 Nhân tố bên ngoài 66
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN CỦA BHXH TỈNH HÀ NAM .68
3.1 Định hướng phát triển của BHXH tỉnh Hà Nam trong những năm tới 683.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chế độ ốm đau,thai sản tại BHXH tỉnh Hà Nam 693.2.1 Thực hiện kế hoạch hóa công tác BHXH-chế độ ốm đau thai sản 693.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chế độ ÔĐTS 753.2.3 Hoàn thiện thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thống tin trong quản lýđối tượng tham gia chế độ ÔĐTS 773.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ ốm đau thai sản 81
KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số đơn vị tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, BHTN ở BHXH
Bảng 2.2 Số người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, BHTN ở BHXH
Bảng 2.3 Công tác thu BHXH ở tỉnh Hà Nam qua các năm 2011 – 2013 37Bảng 2.4 Sự biến động về số thu BHXH qua các năm 2011 – 2013 38Bảng 2.5 Tình hình chi các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Nam 40Bảng 2.6 Tỷ lệ trích nộp quỹ BHXH đối với các đối tượng tham gia của
Bảng 2.14 Số lao động phân theo khu vực làm việc và mức độ hiểu biết về
quyền lợi trong chính sách BHXH ốm đau, thai sản 59Bảng 2.15 Ý kiến của người lao động về chế độ ốm đau thai sản 60Bảng 2.16 Những đơn vị có số chi ÔĐTS vượt quá số 2% được để lại 64Bảng 2.17 Những đơn vị có số người nghỉ thêm thời gian sau khi sinh con 65Bảng 3.1 Kế hoạch dự kiến số thu BHXH, BHYT, BHTN các năm tới 74Bảng 3.2 Kế hoạch dự kiến số chi chế độ ÔĐTS các năm tới 74
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1 Số đơn vị tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, BHTN ở BHXH
Biểu 2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch về số thu BHXH của BHXH
Biểu 2.3 Tình hình chi trả BHXH ở BHXH tỉnh Hà Nam qua các năm
Biểu 2.4 Số tiền trích nộp quỹ ÔĐ-TS qua các năm 43
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt sử dụng Nội dung viết tắt
5 TNLĐ – BNN Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của mỗi Quốc gia, mangtrong nó bản chất nhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành hạnh phúc của mọi ngườilao động Chính sách BHXH thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh
tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi Quốc gia Việc tổ chức và thực hiện tốtchính sách BHXH sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của người laođộng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Chính sách BHXH đã được Đảng, Nhà nước ta thực hiện từ năm 1960 củathế kỷ XX Kể từ đó đến nay, chính sách BHXH đã được phát huy, đóng vai tròquan trọng trong cuộc sống của những người lao động BHXH luôn có mặt khingười lao động gặp những rủi ro: ốm đau, bệnh tật, tai nạn, tuổi già và những khókhăn khác trong cuộc sống
BHXH tỉnh Hà Nam được ra đời và hoạt động theo điều lệ BHXH Việt Nam,
đã thực sự đi vào đời sống kinh tế - xã hội, và chính trị của người dân Hà Nam nóiriêng và người dân Việt Nam nói chung, có tác dụng tích cực trong mối quan hệgiữa người lao động và người sử dụng lao động Tổ chức BHXH tỉnh Hà Nam đãkhảng định được hiệu quả hoạt động và vị thế của mình trong nước, đạt những kếtquả rất đáng khích lệ
Trong hệ thống BHXH, chế độ ốm đau, thai sản đóng một vai trò rất quantrọng Chúng chiếm phần quan trọng cả về quy mô thực hiện, nội dung chuyên môn
và nhu cầu tham gia của người lao động trong xã hội Ở hầu hết các Quốc gia trênthế giới đều coi trọng chế độ này và coi đó là một trong những lĩnh vực có ảnhhưởng tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước Chính vì vậy,chúng luôn được quan tâm để làm sao cho việc tổ chức, quản lý, thực hiện có hiệuquả nhất Trên thực tế, bên cạnh những thành tích của BHXH tỉnh Hà Nam nóichung cũng như chế độ ốm đau, thai sản nói riêng vẫn còn có nhiều điểm chưa phùhợp đặc biệt là trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước Để đáp ứng được
Trang 9yêu cầu này thì việc xây dựng và hoàn thiện chế độ ốm đau, thai sản cho phù hợpvới cơ chế quản lý mới là hết sức cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, tôi thực
hiện đề tài: “Những giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam”.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế thị trường sức lao động được coi là hàng hóa, sự thuêmướn nhân công phát triển, quan hệ lao động trở lên bất ổn cho người lao động làmcông ăn lương như ốm đau, thai sản nên rất cần sự san sẻ rủi ro và chính sách trợgiúp của nhà nước và người lao động BHXH từ đó ra đời và giữ vai trò trụ cộttrong hệ thống an sinh xã hội và tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển kinh tế-xãhội của đất nước Các chế độ bảo hiểm giúp người lao động bù đắp được một phầnthu nhập bị mất đi khi ốm đau, thai sản Điều đó rất cần thiết cho người lao động,giúp cho họ ổn định hơn trong cuộc sống và yên tâm hơn khi có những biến cố xảyra
3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
3.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản (ÔĐTS)
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chế độ
ÔĐ-TS tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chế độ
ÔĐ-TS tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Người được hưởng quyền lợi BHXH - chế độ ÔĐTS
Trang 10- Người sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH - chế độ ÔĐTS.
- Việc tổ chức thực hiện chế độ ÔĐTS tại BHXH tỉnh Hà Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian
+ Số liệu thông tin thứ cấp được thu thập qua 3 năm, từ năm 2011 đến năm
2013, số liệu sơ cấp được thu thập, điều tra vào năm 2013
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2013 đến tháng 03/2014
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc tổ chức thực hiệnchế độ ÔĐTS trong hệ thống BHXH tỉnh Hà Nam
5 Nội dung và mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu quá trình thực hiện chế độ ốm đau thai sản ở Bảo hiểm xã hộitỉnh Hà Nam; đặc điểm; các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chế độ ốmđau thai sản sản ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam; những tồn tại, hạn chế Trên cơ
sở đó, đưa ra phương hướng hoàn thiện chế độ ốm đau thai sản ở Bảo hiểm xã hộitỉnh Hà Nam
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng Luật BHXH, Luật BHYT; các nghịđịnh, thông tư, nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tiễn để có thể đạt được mục đích yêucầu nhiệm vụ đề ra
Trên cơ sở đó, tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng, rút ra bài học kinhnghiệm liên quan đến việc tổ chức thực hiện chế độ ÔĐTS Từ đó nghiên cứu đề xuấtcác giải pháp hoàn thiện chế độ ÔĐTS ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam
7 Những đóng góp chủ yếu của đề tài
- Đề tài là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, đi sâu vào phân tíchlàm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chế độ ÔĐTS
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chế độ ÔĐTS và các nhân tố ảnhhưởng đến việc thực hiện chế độ ÔĐTS
- Đề ra định hướng và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện cơchế, chính sách nhằm hoàn thiện chế độ ÔĐ - TS ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam
Trang 118 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được kết cấu thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện chế độ ốm, đau thai sản
Chương 2: Phân tích tình hình thực hiện chế độ ốm, đau thai sản của BHXH
tỉnh Hà Nam
Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chế độ
ốm, đau thai sản của BHXH tỉnh Hà Nam
Trang 12CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ
ỐM ĐAU, THAI SẢN
1.1 Khái niệm về chế độ ốm đau, thai sản
1.1.1 Chế độ ốm đau
Khái niệm của chế độ ốm đau
Chế độ Ốm đau là một chế độ BHXH nhằm đảm bảo thu nhập cho người laođộng khi tham gia BHXH tạm thời phải gián đoạn công việc do phải nghỉ ốm đau, tainạn, chăm sóc con theo quy định của pháp luật
Ý nghĩa của chế độ ốm đau
BH ốm đau là một chế độ rất quan trọng không chỉ đối với người lao động vàgia đình họ mà còn đối với người sử dụng lao động, nhà nước và xã hội
Đối với người lao động, BH ốm đau là sự trợ giúp ngắn hạn hỗ trợ người laođộng và thành viên gia đình người lao động khi họ bị gián đoạn về thu nhập Đây là
sự bù đắp giúp người lao động có khả năng phục hồi sức khỏe, duy trì cuộc sốngcủa bản thân và gia đình người lao động BH ốm đau còn là cơ sở pháp lý động viênngười lao động điều trị hiệu quả và khuyến khích người lao động trong quá trìnhthực hiện công việc của mình
Đối với người sử dụng lao động và nhà nước, chế độ ốm đau phản ánh tráchnhiệm của nhà nước và người sử dụng lao động quan tâm đến nhân thân, đời sốngngười lao động Điều này giúp người lao động yên tâm trong thời gian điều trị bệnh
ổn định thu nhập, ổn định cuộc sống Đây cũng là yếu tố góp phần ổn định quan hệlao động hài hòa, ổn định hạn chế các tranh chấp, bất đồng xảy ra, tạo sự ổn định chonền kinh tế xã hội của đất nước
Đối tượng hưởng chế độ ốm đau
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, côngchức
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật vềlao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong các hợp tác xã Liênhiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên
Trang 13+ Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việctrong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
+ Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lầntrước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngườilao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp ViệtNam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Không phải đối tượng nào bị ốm đau đều hưởng chế độ ốm đau Chỉ cónhững đối tượng thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật về chế độ ốmđau mới được hưởng Người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi có các điềukiện sau:
+ Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượuhoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau
+ Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xácnhận của cơ sở y tế
+ Người lao động đóng BHXH bắt buộc khi bị ốm sẽ được hưởng chế độ ốmđau
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
- Thời gian hưởng trợ cấp ốm đau phụ thuộc vào số năm tham gia đóngBHXH, điều kiện, môi trường làm việc và tình trạng bệnh tật
- Thời gian hưởng trợ cấp ốm đau trong một năm có tinh theo thời gian làmviệc như sau:
* Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1Điều 23 Luật BHXH được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,nghỉ hàng tuần theo quy định Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đếnngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu thamgia BHXH của người lao động
* Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động làmviệc trong điều kiện bình thường, làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,
Trang 14nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lênđược quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật BHXH
Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do BộLao động – Thương binh và xã hội và Bộ y tế ban hành
Danh mục nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên do Bộ nội vụ, Bộ Laođộng – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc ban hành
* Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xãhội được quy định như sau:
+ Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong 1 năm cho mỗi con tối
đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi, tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ
3 tuổi đến dưới 7 tuổi
+ Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH, nếu một người đã hết thờihạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quyđịnh tại khoản 1 Điều này
+ Người lao động có thời gian tham gia BHXH dưới 15 năm số ngày nghỉhưởng trợ cấp là 30 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường, 40 ngày nếulàm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ0,7 trở lên
+ Người lao động có thời gian tham gia BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30năm số ngày hưởng trợ cấp là 40 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường, 50ngày nếu làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, hoặc ở nơi có phụ cấp khuvực hệ số từ 0,7 trở lên
+ Người lao động có thời gian tham gia BHXH trên 30 năm số ngày nghỉhưởng trợ cấp là 60 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường, 70 ngày nếulàm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ0,7 trở lên
- Người lao động mắc các bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục do Bộ y
tế quy định thời hạn không quá 180 ngày trong một năm thì hưởng 75% mức tiềnlương của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Đối với người lao động mắc bệnh điềutrị quá 180 ngày thì mức hưởng như sau:
Trang 15+ 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếuđóng đủ 30 năm trở lên.
+ 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếuđóng đủ 15 năm đến dưới 30 năm
+ 45% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếuđóng dưới 15 năm
Riêng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan,
hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân,người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân đội nhân dân, công an nhân dânthời gian hưởng ốm đau tùy thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân độinhân dân, công an nhân dân
Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều
23 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồisức khỏe
* Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làmviệc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phảiđóng BHXH trong tháng đó Thời gian này không tính là thời gian đóng BHXH
1.1.2 Chế độ trợ cấp thai sản
Khái niệm của chế độ thai sản
Chế độ thai sản là một chế độ BHXH nhằm đảm bảo thu nhập và sức khỏe chongười lao động (khi tham gia BHXH) là nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và chongười lao động nói chung khi nuôi, nhận nuôi con sơ sinh theo quy định của pháp luật
Ý nghĩa của chế độ thai sản
Chế độ thai sản là chế độ thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với lao độngđặc thù và nhóm người nhận nuôi con nuôi
Chế độ thai sản nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi cóthai, sinh con, nhận nuôi con nuôi sơ sinh Việc quy định chế độ thai sản nhằm giúpngười lao động phục hồi sức khỏe khi sinh con, nuôi con nuôi Đồng thời đó cũng làmột khoản trợ cấp nhằm trợ giúp cho người lao động góp phần bảo đảm cân bằng
về thu nhập và ổn định sức khỏe cho người lao động
Trang 16Thông qua chế độ thai sản, chức năng làm mẹ của lao động nữ được nhànước quan tâm và bảo đảm thực hiện.
Đối tượng hưởng chế độ thai sản
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, côngchức
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật vềlao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liên hiệphợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên
+ Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việctrong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang
+ Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảohiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy địnhcủa pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngvới doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài;
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hộiđược quy định như sau:
+ Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 thángtuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trướckhi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi Trước đây, pháp luật quy định lao động nữchi được hưởng thai sản cho hai con nhưng hiện nay, pháp luật không hạn chế sốlần sinh con mà người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản
+ Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều nàynghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫnđược hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều
35 Luật Bảo hiểm xã hội
+ Lao động nữ bị sảy thai, đẻ thai chết lưu
+ Lao động nữ sau khi sinh con con chết
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản
Trang 17+ Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội và có xác nhận của tổ chức cơ
sở y tế có thẩm quyền
Thời gian hưởng trợ cấp thai sản
* Chế độ khám thai: trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc
để đi khám thai 5 lần, mỗi lần một ngày Trường hợp thai bệnh lý hoặc xa cơ sở y tếthì nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai
* Chế độ sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu lao động nữ được nghỉ 10 ngàynếu thai dưới 1 tháng; 20 ngày nếu thai 1 đến dưới 3 tháng; 40 ngày nếu thai 3tháng trở lên đến dưới 6 tháng; 50 ngày nếu thai 6 tháng trở lên (Thời gian này tính
* Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chết thì thời gian nghỉ việc hưởngchế độ thai sản của lao động nữ như sau:
+ Con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngàysinh con;
+ Con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từngày con chết
Thời gian nghỉ việc quy định tại khoản này không vượt quá thời gian nghỉsinh con và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định củapháp luật về lao động
* Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹđều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con, thì cha hoặc người trựctiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi
Trang 18* Trường hợp đặt vòng tránh thai người lao động nghỉ 7 ngày; trường hợptriệt sản người lao động nghỉ 15 ngày (Thời gian này tính cả nghỉ lễ, tết, nghỉ hnàgtuần.)
Mức trợ cấp
Trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con Trườnghợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết thì cha cũng được trợ cấp nhưtrên
Người lao động hưởng 100% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xãhội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc Nếu chưa đủ 6 tháng thì bình quân cáctháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Trường hợp người lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sảnphải có đủ 3 điều kiện:
+ Sau khi sinh con đủ 60 ngày
+ Có xác nhận về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe
+ Báo trước cho người sử dụng lao động và được đồng ý
* Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ
sở tính hưởng chế độ thai sản theo khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội là mứcbình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kềtrước khi nghỉ việc
* Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mứchưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu,thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định tại các Điều 29, 30 và Điều 33 LuậtBảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đãđóng bảo hiểm xã hội Trường hợp lao động nữ sau khi nghỉ thai sản mà vẫn yếusức khỏe thì được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức theo quy định như sau:
+ Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặcthai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởngchế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ cònyếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
Trang 19+ Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngàynghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và BanChấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định,
cụ thể như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;
- Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác
* Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:
+ Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sứckhỏe tại gia đình;
+ Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sứckhỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở
• Mức hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
+ Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai, nạo, hútthai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai được tính theo công thứcsau:
+ Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc sinh con hoặc nghỉ việc nuôi connuôi được tính theo công thức sau:
Trang 20e = b x gTrong đó:
e: Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi
g: Số tháng nghỉ sinh con hoặc nghỉ nuôi con theo chế độ
* Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu khônghưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao độngkhông phải đóng bảo hiểm xã hội Thời gian này được tính là thời gian đóng bảohiểm xã hội
1.2 Tổ chức thực hiện chế độ ốm đau thai sản
1.2.1 Quản lý thu chế độ ốm đau thai sản
Quản lý đối tượng tham gia chế độ ốm đau thai sản
Quản lý đối tượng tham gia chế độ ốm đau thai sản là một phần quan trọngtrong công tác thu của BHXH, đặc biệt là nguồn thu từ người lao động và người sửdụng lao động (kể cả những người đang được cử đi học, đi thự tập, công tác và điềudưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công của cơ quanđơn vị đó) làm việc trong các cơ quan đơn vị tổ chức kinh tế - xã hội theo quy địnhtại Điều lệ BHXH Việt Nam
Để thực hiện công tác quản lý đối tượng tham gia chế độ ốm đau thai sản cầnphải thực hiện tốt một số công tác sau:
- Thực hiện phân cấp quản lý, phân công cụ thể từng đơn vị, từng bộ phận và
cá nhân để quản lý, theo dõi, đôn đốc thu BHXH đến từng cá nhân tham gia BHXH.Việc phân cấp, phân công cụ thể công tác quản lý sẽ làm cho việc thu BHXH được
dễ dàng, thu triệt để, tránh hiện tượng thu thiếu, bỏ qua không thu Việc phân cấp,phân công quản lý đối tượng tham gia chế độ ốm đau thai sản phải đạt được yêu cầucủa công tác thu BHXH đề ra
- Tiến hành ghi sổ BHXH cho những người lao động để theo dõi, ghi chépkịp thời toàn bộ diễn biến quá trình đóng BHXH của họ theo từng thời gian (tháng,quý, năm), mức đóng và đơn vị đóng, ngành nghề công tác để sau này làm căn cứxét hưởng các chế độ BHXH cho họ
Quản lý tiền thu chế độ ốm đau thai sản
Trang 21Quỹ ốm đau thai sản là quỹ tài chính độc lập với Ngân sách Nhà nước, đượcquản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước Do đó, cần phải quản lýchặt chẽ những nguồn thu của BHXH, bên cạnh đó cũng phải tăng cường quản lýđối với số tiền BHXH thu được để hình thành quỹ.
Quỹ ốm đau thai sản cần được quản lý thống nhất ở BHXH Việt Nam, vì vậytất cả sự đóng góp của người tham gia BHXH đều phải tiến hành chuyển về BHXHViệt Nam để hình thành quỹ BHXH tạp trung Để thực hiện nguyên tắc trên các đơn
vị BHXH các tỉnh (thành phố), huyện được mở các tài khoản chuyên thu BHXH ở
hệ thống Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, các đơn vị sử dụng tài khoản này chỉ đểthu tiền nộp BHXH ở khu vực quản lý của mình và định kỳ chuyển số tiền thu đượclên cấp trên, từ đó tiền thu BHXH được tập trung thống nhất tại một cơ quan caonhất là BHXH Việt Nam Trong quá trình thu BHXH và lưu chuyển số tiền thuBHXH từ đơn vị cơ sở lên BHXH Việt Nam, các đơn vị không được phép sử dụngtiền thu BHXH cho bất cứ một nội dung nào khác, việc quy định như vậy nhằmtránh những thất thoát tiền thu BHXH của các đơn vị, thống nhất nguyên tắc quantrọng trong quá trình hình thành, quản lý quỹ BHXH
1.2.2 Quản lý chi chế độ ốm đau thai sản
Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ ốm đau thai sản
Đối tượng được hưởng các chế độ ốm đau thai sản có thể chính là bản thânngười lao động và gia đình họ, đối tượng được trợ cấp BHXH có thể được hưởngmột lần hay hàng tháng, hàng kỳ, hưởng trợ cấp nhiều lần hay ít tùy thuộc vào mức
độ đóng góp (thời gian đóng góp và mức độ đóng góp) các điều kiện lao động vàbiến cố rủi ro mà người lao động gặp phải
Việc quản lý đối tượng bao gồm các nội dung: quản lý lý lịch đối tượng, loạichế độ được hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng và địa điểm thực hiện chi trả.Quản lý đối tượng là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý chi BHXH nhằm đảmbảo hoạt động chi trả được thực hiện đúng, đủ
Quản lý đối tượng hưởng chế độ là công tác thường xuyên, liên tục của các cơquan BHXH, tránh tình trạng đối tượng chi trả không còn tồn tại mà nguồn kinh phí
Trang 22chi trả vẫn được cấp gây ra sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợiBHXH của các đơn vị và cá nhân.
Phân cấp thực hiện chi chế độ ốm đau thai sản
Thông thường hệ thống BHXH được tổ chức theo nhiều cấp từ Trung ươngxuống địa phương Trong đó mỗi cấp vừa chịu sự ràng buộc bởi các chế độ, thể lệchung, vừa có tính chất tự chủ Phân cấp chi BHXH được hiểu là sự phân định phạm
vi, trách nhiệm, quyền hạn và các chế độ BHXH của các cấp cơ quan BHXH trongviệc tổ chức thực hiện chi trả chế độ BHXH Cơ quan BHXH Trung ương là cơ quanquản lý, quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, loại chế độ, đối tượng quản
lý cho BHXH các cấp địa phương cũng như đơn vị có liên quan Cơ quan BHXH địaphương có trách nhiệm tổ chức chi trả trợ cấp các chế độ BHXH theo phân cấp của
cơ quan BHXH Trung ương
Hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản
Theo Quyết định số 01/QĐ- BHXH ngày 03 tháng 01 năm 2014 của TổngGiám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ
ốm đau thai sản phải được thực hiện với những yêu cầu sau :
*) Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau
1 Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ đối với người lao động ốm đau do tai nạn rủi
ro hoặc mắc các bệnh thông thường không thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dàingày và nghỉ việc chăm con ốm, gồm:
a Sổ bảo hiểm xã hội;
b Một trong các giấy tờ sau:
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) trong trường hợp người lao động hoặccon của người lao động điều trị nội trú
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp ngườilao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú (mẫu số C65-HD) hoặc giấy
tờ khám chữa bệnh (bản chính hoặc bản sao), sổ khám chữa bệnh của con (bảnchính hoặc bản sao) thể hiện đầy đủ thông tin về họ tên của người mẹ hoặc ngườicha; tên, tuổi của con, số ngày cần nghỉ chăm sóc con
Trang 23- Bản dịch tiếng Việt được chứng thực (bản chính hoặc bản sao) của giấykhám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp đối với trường hợp khám, chữa bệnh
ở nước ngoài
Trường hợp người lao động có từ hai con trở lên cùng ốm đau mà trong đó cóthời gian các con ốm đau không trùng nhau thì giấy tờ nêu tại điểm này là của cáccon bị ốm
c Giấy xác nhận về nghỉ việc để chăm sóc con ốm (mẫu số 05B-HSB) củangười sử dụng lao động nơi người lao động nghỉ việc trước đó (cha hoặc mẹ) đãhưởng hết thời gian theo quy định đối với trường hợp người trước đó (cha hoặc mẹkhông cùng làm cho một người sử dụng lao động) đã hưởng hết thời gian theo quyđịnh
d Quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử đi công tác,làm việc, học tập ở nước ngoài đối với trường hợp bị ốm phải nghỉ việc trong thờigian được cử đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài
2 Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh cầnchữa trị dài ngày, gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mụcbệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh Đối với trườnghợp có thời gian không điều trị nội trú là phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc biên bản hộichẩn (bản sao) hoặc bệnh án (bản sao) của bệnh viện hoặc giấy chứng nhận nghỉviệc hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số C65-HD), sổ khám chữa bệnh (bản chính hoặcbản sao) do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định thể hiện điều trị bệnh thuộcdanh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian phải nghỉ việc để điều trị
Trường hợp khám chữa bệnh ở nước ngoài thì thay bằng bản dịch tiếng Việtđược chứng thực (bản chính hoặc bản sao) của giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tếnước ngoài cấp thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.Nếu bị ốm đau phải nghỉ việc trong thời gian được cử đi học tập, làm việc ở nướcngoài thì có thêm quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử đihọc tập, làm việc ở nước ngoài
Trang 243 Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động chăm sóc con
ốm, gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Sổ y bạ của con (bản chính hoặcbản sao) Trường hợp người lao động có từ hai con trở lên cùng ốm đau mà trong đó
có thời gian các con ốm đau không trùng nhau thì gồm Giấy ra viện hoặc Sổ y bạcủa các con bị ốm
4 Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc đểchăm sóc con ốm đau khi người trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theoquy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội; Ngoài hồ sơ theo quy định tạikhoản 3 điều này, có thêm Giấy xác nhận về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau(mẫu số 5B-HSB) của người sử dụng lao động nơi người lao động nghỉ việc trước
đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định
5 Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động khám, chữabệnh tại nước ngoài, gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tếnước ngoài cấp;
- Giấy xác nhận của một cơ sở y tế trong nước về trường hợp bệnh tật và quátrình điều trị hoặc xác nhận của một cơ sở y tế tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương vềtình trạng bệnh tật và hướng điều trị đối với trường hợp ra nước ngoài khám, chữabệnh;
- Đối với trường hợp được cử đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài mà
bị ốm phải nghỉ việc khám, chữa bệnh tại nước ngoài thì hồ sơ gồm: Sổ bảo hiểm xãhội, Bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tếnước ngoài cấp và Quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử
đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài
6 Ngoài quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này có thêm Danh sách thanhtoán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng laođộng lập (mẫu số C70a-HD)
Trang 25*) Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản
1 Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đi khám thai, laođộng nữ bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu và người lao động thực hiện các biệnpháp tránh thai gồm :
a Sổ bảo hiểm xã hội
b Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việchưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số C65-HD) hoặc giấy khám thai (bản chính hoặc bảnsao), sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao)
2 Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng bảohiểm xã hội sinh con, gồm :
a Sổ bảo hiểm xã hội
b.Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con Nếu saukhi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao)của con Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp cácgiấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bảnchính hoặc bản sao)
3 Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đang đóngbảo hiểm xã hội nhận nuôi con nuôi, gồm:
a Sổ bảo hiểm xã hội
b Giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao)
4 Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp sau khi sinhcon người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con, gồm
4 Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp sau khi sinhcon người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con, gồm:
a Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiệnhưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm
- Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ (để giải quyết trợ cấp một lần khi sinh con vàtrợ cấp cho thời gian người mẹ hưởng khi còn sống)
- Sổ bảo hiểm xã hội của người cha (để giải quyết trợ cấp cho thời gianhưởng của người cha sau khi người mẹ chết);
Trang 26- Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con
- Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao)
b Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởngtrợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội của người mẹ
- Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con
- Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao)
- Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số HSB)
11A-c.Trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởngtrợ cấp thai sản, hồ sơ gồm
- Sổ bảo hiểm xã hội của người cha
- Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con;
- Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao)
5 Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việctrước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, gồm
a Hồ sơ như quy định tại các Khoản 2, 3 và các Điểm 4.1, 4.2 Khoản 4 củaĐiều này
b Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc đơn của người lao động nhận nuôicon nuôi (mẫu số 11B-HSB)
6 Ngoài hồ sơ đối với các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này có thêm danh sách thanhtoán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng laođộng lập (mẫu số C70a-HD)
*) Quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản.
1 Đối với bảo hiểm xã hội huyện
a Hướng dẫn người lao động hoặc thân nhân người lao động, người sử dụnglao động lập hồ sơ và hàng tháng hoặc hàng quý tiếp nhận hồ sơ ốm đau, thai sản,dưỡng sức phục hồi sức khỏe của người lao động do người sử dụng lao động thuộcBảo hiểm xã hội huyện quản lý chuyển đến
Trang 27b Kiểm tra thủ tục hồ sơ, xét duyệt trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sứcphục hồi sức khỏe đối với từng người lao động do người sử dụng lao động chuyểnđến và đóng dấu “ĐÃ DUYỆT” trên từng thành phần hồ sơ; lập 02 bản Danh sáchngười lao động hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sứckhỏe được duyệt theo mẫu số C70b-HD Thời hạn giải quyết: Tối đa 15 ngày làmviệc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
c Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đối với người lao động đã thôi việc trước thờiđiểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi theo quy định tại Khoản 5 Điều 9, giải quyếtchế độ thai sản theo quy định; lập danh sách giải quyết chế độ thai sản đối vớingười thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi theo mẫu số 01B-HSB; đóng dấu “ĐÃ THANH TOÁN TRỢ CẤP” trên từng hồ sơ và xác nhận vào
sổ bảo hiểm xã hội nội dung hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi connuôi; sao lại để lưu sổ bảo hiểm xã hội của người lao động cùng hồ sơ; trả sổ bảohiểm xã hội cho người lao động và thực hiện chi trả trợ cấp thai sản Thời hạn giảiquyết: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
d Hàng quý lập 02 bản thông báo quyết toán chi các chế độ bảo hiểm xã hội(mẫu số C71-HD)
e Trả cho người sử dụng lao động hồ sơ ốm đau, thai sản, dưỡng sức của từngngười lao động, 01 bản danh sách người lao động hưởng chế độ ốm đau, thai sản,trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe được duyệt và thông báo quyết toán chi cácchế độ bảo hiểm xã hội
f Lưu trữ Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồisức khỏe theo mẫu số C70a-HD, danh sách người lao động hưởng chế độ ốm đau,thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe được duyệt theo mẫu số C70b-HD;thông báo quyết toán chi các chế độ bảo hiểm xã hội theo mẫu C71-HD và hồ sơ đãgiải quyết chế độ thai sản của người lao động quy định tại Khoản 5 Điều 9 (Bộ phận
Kế toán lưu bản chính danh sách C70a-HD, C70b-HD, C71-HD; bộ phận Chế độbảo hiểm xã hội lưu bản chụp các danh sách nêu trên)
g Kiểm tra việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sứckhỏe tại các đơn vị sử dụng lao động
Trang 28h Trước ngày 03 hàng tháng, lập 02 bản báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ
ốm đau, thai sản và trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe trong tháng trước (mẫu số01A-HSB) để lưu 01 bản và 01 bản gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh cùng toàn bộ cơ sở dữliệu của số đối tượng đã giải quyết trong tháng trước
2 Đối với bảo hiểm xã hội tỉnh
a Hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện, người sử dụng lao động trong việc thựchiện chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động
b Hàng quý hoặc hàng tháng tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và quyết toán, lưu trữ
hồ sơ đã giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe chongười lao động đối với người sử dụng lao động do Bảo hiểm xã hội tỉnh thu bảohiểm xã hội như quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.4, 1.5, 1.6 và 1.7 Khoản 1 Điềunày; trước ngày 03 hàng tháng lập và lưu 01 bản báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ
ốm đau, thai sản và trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe trong tháng trước theomẫu số 01A-HSB
c Kiểm tra việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sứckhỏe đối với Bảo hiểm xã hội huyện
d Tiếp nhận cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm xã hội huyện và cập nhật vào phầnmềm xét duyệt chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh để tổng hợp vàchuyển Trung tâm Thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam trước ngày 05 hàng tháng;trước ngày 05 hàng tháng, lập 02 bản báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau,thai sản và trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe trong tháng trước (mẫu số 02-HSB) để lưu 01 bản và 01 bản gửi kèm theo bản điện tử về Bảo hiểm xã hội ViệtNam (Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội); trước ngày 10 tháng 01 hàngnăm, lập báo cáo thống kê đối tượng hưởng chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản trongnăm trước (mẫu số 22A-HSB, mẫu số 22B-HSB) gửi kèm theo bản điện tử về Bảohiểm xã hội Việt Nam (Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội)
3 Đối với bảo hiểm Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân
a Thực hiện các điều quy định chung; căn cứ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thaisản tại quy định này và phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được Chínhphủ thông qua để xây dựng quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản,
Trang 29dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho phù hợp với quy định về quản lý của bộ, ngànhmình.
b Trước ngày 20 tháng 01 hàng năm, báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam vềviệc giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theoquy định (số lượt người hưởng cho từng loại trợ cấp và số tiền tương ứng)
4 Đối với các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
a Trung tâm Thông tin
- Xây dựng các chương trình phần mềm xét duyệt các chế độ ốm đau, thai sản,dưỡng sức phục hồi sức khỏe để chuyển giao cho các địa phương thực hiện; xâydựng các phần mềm kết xuất dữ liệu cho các báo cáo nghiệp vụ nêu tại Chương này;
- Tiếp nhận cơ sở dữ liệu giải quyết hưởng chế độ độ ốm đau, thai sản, dưỡngsức phục hồi sức khỏe do Bảo hiểm xã hội tỉnh chuyển đến để tích hợp vào cơ sở dữliệu chung của toàn Ngành
b Các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Ban Thực hiệnchính sách bảo hiểm xã hội chủ trì phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện việc giải quyết chế độ bảo hiểm
xã hội theo quy định tại văn bản này
Phương thức chi trả cho các chế độ ốm đau thai sản
Đối tượng chi trả của chế độ ốm đau thai sản rất phức tạp và đa dạng Vì vậycần phải có một phương thức chi trả hợp lý, cũng do đó đòi hỏi phải có những môhình chi trả phù hợp sao cho đảm bảo được nguyên tắc chi trả : đúng đối tượng,đúng chế độ, đầy đủ, kịp thời, chính xác và an toàn
Hiện nay BHXH Việt Nam thực hiện những phương thức chi trả chế độ nhưsau :
- Phương thức chi trả trực tiếp : cán bộ BHXH trực tiếp quản lý đối tượngđược hưởng BHXH Mô hình này đòi hỏi phải có đội ngũ chi trả BHXH đủ mạnh
để đảm bảo nguyên tắc chi trả đã đề ra Bên cạnh những ưu điểm của mô hình (cán
bộ BHXH có thể đi sâu, đi sát, nắm vững tình hình của đối tượng BHXH, quản lýtốt đối tượng hưởng BHXH, tránh tình trạng vi phạm trong các quy định trong côngtác chi trả BHXH), mô hình này vẫn còn những nhược điểm của nó (đòi hỏi công
Trang 30tác lập kế hoạch chi trả thật khoa học, chính xác, cán bộ chi trả có đủ số lượng cầnthiết và có nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của công việc để đáp ứng kịp thời trongchi trả, đối với vùng sâu, vùng xa thì mô hình này gặp nhiều khó khăn).
- Phương thức chi trả gián tiếp : chi trả tiền trợ cấp cho các đối tượng hưởngBHXH dài hạn thông qua hệ thống các đại lý chi trả ở các xã, phường, thị trấn vàđối tượng được hưởng chế độ ngắn hạn thông qua đơn vị sử dụng lao động Môhình chi trả BHXH này có ưu điểm như : trong một thời gian ngắn có thể chi trả chomột số đối tượng lớn và rộng khắp, cán bộ chi trả là những người địa phương, do đó
có thể đi sâu, đi sát nắm vững tình hình của đối tượng được chi trả, tạo mối quan hệtốt giữa cơ quan BHXH và chính quyền địa phương, tiết kiệm được chi phí, biênchế trong công tác chi trả BHXH Tuy nhiên mô hình này có một số nhược điểmcần khắc phục như : Cơ quan BHXH không tiếp xúc trực tiếp đối tượng được chitrả, do đó cũng có những khó khăn nhất định trong việc nắm vững tâm tư, nguyệnvọng của đối tượng được hưởng BHXH, lệ phí chi trả thấp do đó các đại lý chi trảnhiều khi không nhiệt tình trong công tác chi trả BHXH
Ngoài hai phương thức chi trả chế độ đã được nêu ở trên, hiện nay vẫn thựchiện theo một số phương thức chi trả khác như :
- Phương thức kết hợp chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản
Khi nền kinh tế - xã hội của đất nước phát triển, đòi hỏi hệ thống an sinh xãhội của quốc gia đó cũng phải không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội, trong đó quan trọng nhất là hệ thống chính sách về BHXH.Chính vì vậy chính sách này không ngừng được mở rộng cả về phạm vi bảo phủ đốitượng tham gia, đối tượng thụ hưởng và cả về quy mô các chế độ thực hiện Bêncạnh đó, tăng trưởng kinh tế sẽ làm cho thu nhập của người lao động tăng, nhờ đóngười lao động sẵn sàng tham gia BHXH và đóng góp ở mức cao hơn, dẫn tới thuBHXH tăng, đảm bảo tốt nguồn chi BHXH
Thứ nhất, nhóm nhân tố pháp luật, chính sách, các quy định của Nhà nước về
BHXH
Trang 31- Chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung, chi BHXH nóiriêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lương làm tiền đề và cơ sởcho việc thực hiện chính sách BHXH Khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểuchung, điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao mức hưởng các chế độ BHXH củangười lao động và đương nhiên chi BHXH sẽ tăng lên (Từ năm 1990 đến năm 2012,Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu từ 120.000 đồng/ thánglên 1.150.000 đồng / tháng)
- Chính sách lao động và việc làm: Đây là nhân tố có tác động mạnh khôngnhững đến các mặt của xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành và sửdụng quỹ BHXH Nếu Nhà nước có chính sách lao động và việc làm hợp lý, tạo rađược nhiều việc làm trong mọi thành phần kinh tế, phù hợp với mọi lứa tuổi, giớitính thì sẽ thu hút đươc nhiều lao động tham gia BHXH, số đối tượng thụ hưởngBHXH cũng tăng lên Ngược lại, nếu chính sách lao động và việc làm không phùhợp, số người thất nghiệp tăng sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn tài chính đầu vào củaquỹ BHXH, hoạt động chi BHXH vì thế cũng thu hẹp lại
Thứ hai, yếu tố thuộc về đối tượng hưởng chế độ BHXH: Đối tượng hưởng
chế độ BHXH rất đa dạng, thường xuyên biến động hàng năm Sự biến động củađối tượng có thể do chết, đến tuổi nghỉ hưu, hết hạn hưởng… hay do thay đổi địađiểm cư trú sẽ ảnh hưởng tới công tác quản lý đối tượng thụ hưởng cũng như côngtác chi trả và quản lý chi BHXH Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ vàkịp thời của quản lý chi BHXH thì hoạt động quản lý đối tượng chi trả BHXH làđiều cần thiết đầu tiên
Thứ ba, nhóm nhân tố thuộc về môi trường quản lý BHXH.
- Điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương là một trong những nhân tốkhách quan ảnh hưởng tới hoạt động quản lý chi BHXH Những địa bàn có địa hìnhbằng phẳng, giao thông đi lại dễ dàng, trình độ dân trí cao sẽ thuận lợi cho các hoạtđộng chi trả các chế độ BHXH Và ngược lại, với những địa bàn có địa hình phứctạp, bị chia cắt, trình độ sản xuất và dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn thì việctuyên truyền và tiếp cận đối tượng thụ hưởng trong công tác chi trả chế độ BHXH
Trang 32gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với việc đảm bảo an toàn tiền mặt trong chitrả.
- Điều kiện kinh tế: Đối với những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tếcao, số lao động thất nghiệp ít, lúc đó tất yếu đời sống của người dân lao động đượccải thiện, việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng thuận lợi, vì thế cácđơn vị sử dụng lao động cũng sẽ sẵn sàng tham gia và thực hiện chế độ chính sáchBHXH cho người lao động trong đơn vị
1.4 Kinh nghiệm tổ chức thực hiện chế độ ốm đau thai sản ở một số nước trên thế giới
* Cơ chế lập quỹ ốm đau thai sản
Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được thành lập từ cácnguồn : Người lao động đóng góp, Người sử dụng lao động đóng góp, Nhà nướcđóng góp và hỗ trợ thêm Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp củacác bên tham gia BHXH có khác nhau
Về phương thức đóng góp BHXH của người lao động và người sử dụng laođộng hiện tại vẫn còn hai quan điểm Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải căn cứ vàomức lương và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp Quan điểm thứ hai lại nêu lên,phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối chung chotoàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp
Về mức đóng góp BHXH, một số nước quy định người sử dụng lao độngphải chịu toàn bộ chi phí, Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình, các chế độcòn lại cả người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng góp mỗi bên mộtphần bằng nhau Một số nước khác lại quy định, Chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXHhoặc chịu toàn bộ chi phí quản lý BHXH,
Mức đóng góp BHXH ở một số nước trên thế giới
Trang 33Tên nước Chính phủ
Tỷ lệ đóng góp củangười lao động sovới tiền lương (%)
Tỷ lệ đóng góp củangười sử dụng lao động
so với quỹ lương (%)
+ Đóng góp cho rủi ro nghề nghiệp: nguồn tài trợ chính là các khoản đónggóp trên lương với cơ cấu người lao động đóng 6,8%; NSDLĐ đóng 12,8%
+ Đóng góp cho rủi ro phi nghề nghiệp: khoản đóng góp được thu toàn bộ từphía NSDLĐ Tỉ lệ đóng góp được xác định tùy thuộc theo số lượng lao động trongmỗi doanh nghiệp.Ngoài ra, luật pháp quy định quĩ này cũng được thu 15% phí bảohiểm xe cơ giới từ các hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới của các công ty bảo hiểm đểđảm bảo cho các tai nạn giao thông và một phần thu từ thuế rượu,thuốc lá Đối vớiquĩ thứ hai thì người ta cũng chia ra rất cụ thể:
+Đối với trợ cấp hưu trí: NLĐ đóng 6,55%tiền lương ,NSDLĐ đóng 9,8%
+Đối với trợ cấp gia đình: NSDLĐ đóng toàn bộ với tỷ lệ 5,4%
+Đối với trợ cấp góa bụa: NLĐ đóng 0,1%
- Ở nước Mỹ
Hệ thống BHXH bao gồm các chế độ sau: hưu trí, tử tuất, y tế và thương tật.Nguồn tài trợ là từ thuế phúc lợi xã hội mà chính quyền liên bang thu và sự đóng
Trang 34góp của NLĐ là 7,65% và NSDLĐ là 13,65% Để được hưởng trợ cấp thì người laođộng phải nộp đến một mức nào đó Kể từ năm 1993, nếu một người đóng BHXHđược 590 USD thì được một điểm thụ hưởng Mỗi người phải có đủ 40 điểm trong
10 năm trước khi nghỉ hưu Như vậy cơ chế thu BHXH ở Mỹ là vừa theo tỷ lệ tríchnộp vừa phải thu đến một mức nhất định
* Cơ chế chi ốm đau thai sản
- Chi trợ cấp ốm đau.
+ Ở Pháp: Số tiền trợ cấp thu nhập là tương đương bằng 1/2 tháng lương, từngày nghỉ ốm thứ 31 trở đi NLĐ được trợ cấp 2/3 tháng lương nhưng số ngày nghỉnhỏ hơn 6 tháng Mức trợ cấp y tế bao gồm toàn bộ chi phí khám bệnh và một phầnchi phi chữa bệnh
+ Ở Thái lan: Mức trợ cấp bằng 50% tiền lương trong thời gian nghỉ việc Thờigian được hưởng trợ cấp không quá 90 ngày/1 lần ốm và không quá 180ngày/1năm
- Chi trợ cấp thai sản
+ Ở Pháp : Lao động nữ được hưởng trợ cấp 100% chi phí sinh đẻ và 4 thángchi phí y tế trước khi nghỉ đẻ Khi sinh, lao động nữ được trợ cấp thu nhập 16 tuầnnghỉ(10 tuần sau và 6 tuần trước khi đẻ)
+ Ở Philippin: Lao động nữ được nghỉ 45 ngày giữ nguyên lương khi sinhcon
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ
ỐM ĐAU, THAI SẢN CỦA BHXH TỈNH HÀ NAM.
Trang 352.1 Khái quát về BHXH tỉnh Hà Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Hà Nam
BHXH là một phát minh của nhân loại về khoa học xã hội kết hợp với khoahọc tự nhiên BHXH ra đời cách đây hàng trăm năm với mục đích là từng bước mởrộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người laođộng và gia đình họ khi các rủi ro xã hội xảy ra Chính vì thế mà BHXH ngày càngtrở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọi thể chế nhànước
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thựchiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm xãhội theo quy định của Pháp luật
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội ViệtNam được thành lập theo Quyết định số 1060/QĐ-BHXH ngày 16/9/1997 của TổngGiám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ tháng4/1998, có chức năng tổ chức thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh
Những năm qua, cán bộ, công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Namluôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và đã có những đóng góptích cực, xứng đáng trở thành chỗ dựa vững chắc, tin cậy của người lao động và cácđối tượng
Được sự quan tâm, đầu tư của BHXH Việt Nam, của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hà Nam, BHXH tỉnh đã hoàn thành xây dựng trụ sở BHXH tỉnh tại số 114 NguyễnViết Xuân thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam Hiện nay BHXH tỉnh có 09 phòngnghiệp vụ và 6 đơn vị BHXH huyện, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh, Ban lãnhđạo BHXH tỉnh gồm 4 đồng chí (1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc), 27 trưởng, phóphòng nghiệp vụ, 18 Giám đốc, Phó giám đốc BHXH huyện, thành phố Tổng sốcán bộ, công chức, viên chức cho đến nay là 240 người Đã có trên 200 cán bộ,
Trang 36công chức, viên chức của ngành được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ và ngày càng trưởng thành
Qua hơn 15 năm, BHXH tỉnh cùng các ngành, các cơ quan, đơn vị đã tổ chứchàng trăm buổi tuyên truyền, tọa đàm trao đổi, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn,bất cập trong việc thực hiện BHXH, BHYT, tổ chức các hội thi tuyên truyềnBHXH, nghiệp vụ BHXH, thu hút hàng ngàn người tham gia, góp phần làm thayđổi nhận thức của nhân dân, của người lao động và người sử dụng lao động
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Hà Nam.
2.1.2.1 Vị trí và chức năng của BHXH tỉnh Hà Nam
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội ViệtNam có chức năng giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảohiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện; bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm
y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng cácquỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tụ nguyện, bảo hiểm thất nghiệp;bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn tỉnh Hà Nam theo quyđịnh của pháp luật và quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Tổng Giám đốcBảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính của Nhà nước của Ủy banNhân dân tỉnh Hà Nam
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoảnriêng
2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh Hà Nam
Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật
Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham giabảo hiểm theo quy định của pháp luật
Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các cơ quan,đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và cá nhân theo quy định của pháp luật
Trang 37Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định củapháp luật; tổ chức quản lý đối tượng thụ hưởng; theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danhsách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả
Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện các chế độ bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; từ chối việc đóng và yêucầu chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng quy định
Phối hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểmtra, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghịkiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động và các cá nhântrong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Hà Nam
BHXH tỉnh Hà Nam có 06 BHXH huyện và thành phố Hiện nay về cơ cấu
tổ chức có 06 BHXH huyện, thành phố và 09 phòng nghiệp vụ
Trang 38Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Hà Nam được thể hiện qua sơ đồ sau:
Phòng TCHC Phòng Kiểm
tra
Phòng CNTT cấp sổ, Phòng
thẻ
Phßng TiÕp nhËn - Qu¶n lý
hå s¬
BHXH huyện, thành phố
(6 đơn vị)
Trang 392.1.3 Đội ngũ cán bộ, công chức và lao động của BHXH tỉnh Hà Nam
Hiện nay BHXH tỉnh Hà Nam về căn bản đã có đủ số lượng công chức, viênchức theo biên chế được giao, đã bổ nhiệm đủ số lượng với 9 phòng nghiệp vụ và 6đơn vị BHXH huyện, thành phố trực thuộc Ban lãnh đạo gồm 04 đồng chí (01 giámđốc và 3 phó giám đốc), 27 trưởng phó phòng nghiệp vụ, 12 phó giám đốc BHXHhuyện, thành phố Tổng số cán bộ, công chức, viên chức cho đến nay là 242 người
Đã có trên 200 cán bộ, công chức, viên chức của ngành được cử đi đào tạo, bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ và ngày càng trưởng thành
Về trình độ chuyên môn, có 05 đồng chí có trình độ thạc sỹ, 08 đồng chíđang học thạc sỹ, 223 đồng chí có trình độ đại học (chiếm tỷ lệ 92%), còn lại là caođẳng và trung học Về trình độ chính trị có 11 đồng chí tốt nghiệp cử nhân và caocấp chính trị, 05 đồng chí đang theo học cử nhân, cao cấp chính trị với 175 đồng chí
là đảng viên Đảng cộng sản Việt nam
2.2 Phân tích tình hình tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản của BHXH tỉnh Hà Nam
Thực hiện luật BHXH về BHXH bắt buộc, BHXH tỉnh Hà Nam đã có nhữngvăn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ ngành BHXH Việt Nam và các văn bản chỉđạo của tỉnh để áp dụng và thực hiện Trước những thuận lợi và khó khăn thách thứcthì trong những năm gần đây công tác BHXH tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quảđáng khích lệ:
2.2.1 Tình hình tham gia BHXH ở BHXH tỉnh Hà Nam
Nhìn vào bảng 4.1 cho thấy: Đối với khối doanh nghiệp nhà nước, khối hợptác số đơn vị tham gia có xu hướng giảm dần (tốc độ phát triển bình quân mỗi nămlần lượt là 95,28%, 97,41%) Nguyên nhân là do nhà nước đang xóa bỏ dần cơ chếbao cấp bởi vậy mà các doanh nghiệp nhà nước và khối hợp tác xã cũng có xuhướng mất dần dẫn tới số đơn vị tham gia BHXH giảm Khối hội nghề, hộ cá thể cótốc độ phát triển là lớn nhất, tuy nhiên xét về số đơn vị tham gia thì khối doanhnghiệp ngoài quốc doanh lại chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng có tốc độ phát triểncao Nguyên nhân là do hiện nay Hà Nam với điều kiện giao thông thuận lợi, kinh tế
- xã hội phát triển nhanh, bởi vậy ngày càng có nhiều các doanh nghiệp thương mại
Trang 40được thành lập thu hút một lượng lớn lao động của địa phương và các tỉnh lân cậnđến làm việc
Xét trên tổng thể số lượng đơn vị tham gia tăng lên, năm sau cao hơn nămtrước Điều này cho thấy sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và BHXH tỉnh
Hà Nam nói riêng