1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN nội bộ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

92 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 792 KB

Nội dung

Có thể xem xét địnhnghĩa này trên những khía cạnh sau: Thứ nhất, KTNB là hoạt động với hai chứcnăng đánh giá và tư vấn, KTVNB nếu chỉ có năng lực chuyên môn về kiểm toán làchưa đủ mà phả

Trang 1

PHẠM PHI ANH

N¢NG CAO HIÖU QU¶ HO¹T §éNG KIÓM TO¸N NéI Bé T¹I NG

¢N HµNG TH¦¥NG M¹I Cæ PHÇN C¤NG TH¦¥NG VIÖT NAM

Chuyªn ngµnh: kÕ to¸n, kiÓm to¸n vµ ph©n tÝch

ngêi híng dÉn khoa häc: ts t« v¨n nhËt

Hµ Néi - 2016

Trang 2

MỤC LỤC 2

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10

1.1.Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại

1.1.1.Bản chất và ý nghĩa của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại 13

1.1.2.Phân loại kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại 16

1.2.1 Phạm vi của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại 21

1.2.2 Bộ máy kiểm toán nội bộ 22

1.2.3 Tiêu chuẩn đối với người làm kiểm toán nội bộ 23

1.2.4.Trách nhiệm và quyền hạn của kiểm toán nội bộ 24

1.2.5 Nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ 25

1.3.1.Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại .26 1.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của kiểm toán nội bộ 29

Nhân tố chủ quan 29

Nhân tố khách quan 30

1.4 Bài học kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán nội bộ

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 36

2.1.Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 36

2.1.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 40

2.2.Hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Trang 3

2.2.1.Mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 42 2.2.2.Công tác thực hiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 47

2.3.Đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương

mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Trang 4

Từ viết tắt Thay cho

NHCT Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt NamVietinBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

KTVNB Kiểm toán viên nội bộ

KTKSNB Kiểm tra kiểm soát nội bộ

Trang 5

MỤC LỤC 2

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10

1.1.Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại

1.1.1.Bản chất và ý nghĩa của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại 13

1.1.2.Phân loại kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại 16

1.2.1 Phạm vi của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại 21

1.2.2 Bộ máy kiểm toán nội bộ 22

1.2.3 Tiêu chuẩn đối với người làm kiểm toán nội bộ 23

1.2.4.Trách nhiệm và quyền hạn của kiểm toán nội bộ 24

1.2.5 Nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ 25

1.3.1.Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại .26 1.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của kiểm toán nội bộ 29

Nhân tố chủ quan 29

Nhân tố khách quan 30

1.4 Bài học kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán nội bộ

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 36

2.1.Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 36

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank 38

2.1.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 40

Trang 6

2.2.Hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công

Thương Việt Nam

2.2.1.Mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 42 2.2.2.Công tác thực hiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 47

2.3.Đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương

mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nói chung vàcác TCTD của Việt Nam nói riêng đã có sự phát triển nhanh chóng cả về quy mô và

số lượng Song song với sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp, nhà quản

lý doanh nghiệp phải giải quyết những vấn đề mới phát sinh như: hiệu quả sản xuất;hiệu quả sử dụng các nguồn lực; quản trị rủi ro, độ tin cậy của thông tin tài chính

TCTD là loại hình kinh doanh đặc biệt, hoạt động trong cơ chế thị trường lạigặp phải rủi ro nhiều hơn bất kỳ ngành nghề nào Vì vậy, để hạn chế đến mức thấpnhất các rủi ro có thể xảy ra đồng thời để nâng cao hiệu quả hoạt động, một nhiệm

vụ không thể thiếu được và ngày càng trở nên thiết yếu trong hoạt động của TCTD

là phải vận hành tốt hoạt động KTNB trong bản thân từng TCTD

Trước những yêu cầu cấp bách, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hànhQuyết định số 37/2006/QĐ-NHNN vào ngày 01/08/2006, yêu cầu các ngân hàngphải thành lập bộ phận KTNB và thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và KTNB của TCTD, chi nhánh Ngân hàngnước ngoài

Từ năm 2007 đã có nhiều ngân hàng thành lập bộ phận KTNB theo quyếtđịnh của NHNN trong đó có Vietinbank Tuy đã được thành lập và đi vào hoạt độngđược hơn 8 năm nhưng hiệu quả hoạt động KTNB của Vietinbank còn thấp và chưađạt mức kỳ vọng của Ban lãnh đạo Điều này không chỉ tồn tại ở Vietinbank mà còn

ở các Ngân hàng khác Theo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán,khó khăn lớn nhất mà KTNB trong các NHTM đang gặp phải là thiếu chiến lược rõràng và dài hạn cho KTNB Điều này có thể phản ánh một thực tế là KTNB ở ViệtNam vẫn chưa có chuẩn mực và hướng dẫn thực hành nào chính thức được banhành, kể cả đối với những ngân hàng đã có qui trình KTNB, tính hợp lý và đầy đủcủa qui trình này vẫn là một câu hỏi lớn

Từ kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm làm KTNB tại Vietinbank cùng với

những lý luận khoa học đã tiếp thu được ở trường, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng

Trang 8

cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ kinh tế.

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động KTNB trong NHTM.

- Đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động KTNB tại Vietinbank từ khi thành lập

đến nay

- Đưa ra kiến nghị, phương hướng và các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt

động KTNB tại Vietinbank

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động KTNB tại Vietinbank.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của KTNB tại

Vietinbank từ khi thành lập (8/2007) đến tháng 12/2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ thực tế, Luận văn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát,phương pháp thống kê, phương pháp phân tích hệ thống và các phương pháp bổ trợkhác để rút ra kết luận của vấn đề đang xem xét Dữ liệu được sử dụng trong luậnvăn được thu thập từ các nguồn dữ liệu bên ngoài: tài liệu sách báo, các văn bảnpháp luật của nhà nước và tài liệu nội bộ doanh nghiệp gồm thông tin được công bốtrên các phương tiện đại chúng, các báo cáo nội bộ doanh nghiệp, hệ thống văn bảnnội bộ doanh nghiệp và thông tin điều tra từ các chuyên gia

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

- Đề tài trình bày có cơ sở khoa học về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động hệ thống KTNB tại Vietinbank

- Tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB tại Vietinbank.

- Kiến nghị các giải pháp thực hiện cụ thể, khả thi góp phần đưa hoạt động hệ

thống KTNB tại Vietinbank đạt hiệu quả tốt nhất

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu làm 3 chương Cụ thể:

Chương I: Lý luận cơ bản về Kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại

Trang 9

Chương II: Thực trạng hoạt động Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại

cổ phần Công thương Việt Nam

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu hoạt động Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI 1.1 Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại

NHTM đã được hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với

sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thống NHTM có tác động rấtlớn đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoáphát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũngngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu

Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM Ở Mỹ địnhnghĩa NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính vàhoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính Đạo luật ngân hàng của Pháp(1941) cũng đã định nghĩa: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệpthường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dướicác hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ vềchiết khấu, tín dụng và tài chính”

Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tàichính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản

là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còncung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về các sản phẩm dịch vụcủa xã hội

NHTM thực hiện các chức năng: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán

và chức năng tạo tiền

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất trongNHTM Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM giữ vai trò là cầu nốigiữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này, NHTM vừađóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận

là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay đồng thời góp phầntạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay

Trang 11

Với chức năng trung gian thanh toán, NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho cácdoanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhưtrích tiền từ tài khoản tiền gửi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vàotài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác CácNHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán như séc, ủy nhiệmchi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Nhờ đó mà các chủ thểkinh tế không phải giữ tiền trong túi mà có thể sử dụng một phương thức nào đó đểthực hiện các khoản thanh toán Các chủ thể kinh tế do đó cũng sẽ tiết kiệm đượcrất nhiều chi phí, thời gian, đảm bảo thanh toán an toàn Chức năng này đã gópphần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyểnvốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

Chức năng tạo tiền là một chức năng quan trọng và phản ánh rõ bản chất củangân NHTM Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận, các NHTM với nghiệp vụ kinhdoanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiềncho nền kinh tế Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác làchức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tíndụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lạiđược khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trêntài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiềngiao dịch, được sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này,

hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đápứng nhu cầu thanh toán của xã hội

Với việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các NHTM Việt Nam

có nhiều cơ hội tiếp cận với trình độ quản lý, công nghệ tiên tiến tuy nhiên bên cạnh

đó cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức Đây cũng là những khókhăn, thách thức đối với cả hệ thống ngân hàng Việt Nam

Mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lựcmạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, áp lực cạnh tranh cũng tăng dầntheo lộ trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài Trong

Trang 12

khi các tổ chức tài chính Việt Nam còn nhiều yếu kém, trình độ chuyên môn vàtrình độ quản lý còn bất cập, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh thấp, nợ quá hạncao, khả năng chống đỡ rủi ro kém Vì thế, các NHTM Việt Nam sẽ mất dần lợi thếcạnh tranh về qui mô, khách hàng, hệ thống kênh phân phối Đáng chú ý, rủi ro đốivới hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắmquyền kiểm soát một số tổ chức tài chính trong nước thông qua hình thức góp vốn,mua cổ phần, liên doanh liên kết; một số tổ chức tài chính trong nước sẽ có nguy cơthua lỗ, phá sản do sức cạnh tranh kém và không có khả năng kiểm soát rủi ro khitham gia các hoạt động ngân hàng quốc tế

Mở cửa thị trường tài chính cũng làm tăng rủi ro do những tác động từ bênngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thịtrường quốc tế giảm dần Hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với các cơnsốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng Trong khi đó, thị trường vốnchưa phát triển sẽ khiến hệ thống ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn dorủi ro gây lên

Trước những khó khăn và thách thức đó, bản thân hệ thống các NHTM ViệtNam cũng như các cơ quan quản lý có liên quan đã và đang liên tục nỗ lực thựchiện các biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng của hệ thống ngân hàng trongnước Các ngân hàng liên tục củng cố và nâng cao chất lượng bằng các phương tiệnthiết bị hiện đại, linh hoạt đảm bảo an toàn cho giao dịch đồng thời góp phần đảmbảo an toàn cho toàn bộ hệ thống

Có thể nói, trong suốt quá trình đổi mới và hiện đại hóa đất nước, hệ thốngNHTM luôn đóng vai trò quan trọng và là một trong những trung tâm của nền kinh

tế Mọi sự tác động từ kinh tế thế giới, những dấu hiện của khủng hoảng, lạm phát,suy thoái,… hầu hết đều có thể nhìn thấy qua hệ thống NHTM, đồng thời cũng cóthể thông qua chính hệ thống ngân hàng này mà có những tác động tích cực ngượctrở lại nhằm điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô

Trang 13

1.1.1 Bản chất và ý nghĩa của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại

KTNB là một trong ba loại hình kiểm toán khi phân loại kiểm toán theo chủthể thực hiện kiểm toán So với hai loại hình kiểm toán khác là kiểm toán độc lập vàkiểm toán nhà nước, KTNB xuất hiện muộn hơn song vẫn có những bước phát triểnnhanh chóng cả về nhận thức và thực hành kiểm toán

Trong giai đoạn đầu mới xuất hiện, KTNB chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tàichính kế toán với chức năng phát hiện các sai phạm Với chức năng này, KTVNBgiữ vai trò là người giám sát hay kiểm tra viên về tài chính Trên phạm vi rộng hơn,KTNB được sử dụng chủ yếu như một hoạt động hỗ trợ ngoại kiểm trong doanhnghiệp Quan điểm về KTNB giai đoạn này tương đối đơn giản, được coi là hoạtđộng nhằm thực hiện chức năng của kiểm tra kế toán Trong khi kiểm tra kế toán làmột thuộc tính cố hữu, một chức năng của kế toán, do đó quan điểm này không cònphù hợp khi yêu cầu quản lý thay đổi và làm mất đi tính độc lập của KTNB

Môi trường kinh doanh thay đổi, các hoạt động càng phức tạp và đa dạng đòihỏi phải đánh giá từng loại hoạt động trên nhiều khía cạnh khác nhau Ngoài việcđánh giá tính trung thực và hợp pháp của thông tin, xem xét và phát hiện các saiphạm, nhà quản lý còn quan tâm đến tính kinh tế, tính hiệu quả của từng hoạt động,tìm kiếm các giải pháp hoàn Điều này dẫn đến xu hướng chuyển hoạt động củaKTNB hướng đến hoạt động quản lý nhiều hơn, trong đó hướng đến cả các lĩnh vựcphi tài chính Theo Chuẩn mực Thực hành Kiểm toán chuyên nghiệp cho KTVNB

do IIA ban hành: “KTNB là thiết lập một sự kiểm tra và đánh giá độc lập các hoạtđộng trong một tổ chức, được coi là một dịch vụ đối với tổ chức đó” Từ định nghĩatrên có thể đưa ra ba điểm chủ yếu là: Một là, KTNB là quá trình đánh giá một cách

hệ thống và khách quan các hoạt động, các thủ tục kiểm soát trong tổ chức; Hai là,hoạt động của KTNB là độc lập; Ba là, hoạt động của KTNB là hoạt động phục vụcho tổ chức với mục tiêu giúp đỡ các thành viên của tổ chức hoàn thành nhiệm vụhiệu quả

Tháng 6/1999, IIA đã đưa ra một định nghĩa toàn diện hơn về KTNB:

“KTNB là hoạt động đánh giá tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế

Trang 14

nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó KTNB giúp tổchức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá một cách hệ thống và cải tiến tínhhiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro” Có thể xem xét địnhnghĩa này trên những khía cạnh sau: Thứ nhất, KTNB là hoạt động với hai chứcnăng đánh giá và tư vấn, KTVNB nếu chỉ có năng lực chuyên môn về kiểm toán làchưa đủ mà phải am hiểu sâu sắc về hoạt động được kiểm toán mới có thể đưa ra tưvấn cho khách thể kiểm toán; Thứ hai, KTNB là hoạt động nội kiểm nhưng phảiđảm bảo được tính độc lập; Thứ ba, mục tiêu của KTNB là cải tiến và tăng giá trịcủa hoạt động của tổ chức; Thứ tư, phương pháp thực hiện của KTNB là đánh giáhoạt động và kiến nghị nhằm cải thiện tính hiệu lực của hoạt động quản trị, kiểmsoát quản lý rủi ro.

Nhìn chung, mặc dù có những quan điểm khác nhau trong một số nội dung

cụ thể nhưng về cơ bản các quan điểm về KTNB đều chỉ rõ những điểm sau:

Thứ nhất: KTNB là một loại kiểm soát được sử dụng để phục vụ yêu cầuquản lý như một chức năng của quản lý

Thứ hai: Chức năng của KTNB là kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn.Thứ ba: KTNB là hoạt động nội kiểm có tính độc lập trong một tổ chức.Thứ tư: Người thực hiện KTNB phải có trình độ nghiệp vụ tương xứng,không những am hiểu về kiểm toán mà còn các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ củađơn vị được kiểm toán

Thứ năm: Cách thức tiếp cận của KTNB là cách thức tiếp cận có hệ thống;các phương pháp thực hiện công việc theo đúng các quy định về trách nhiệm nghềnghiệp trong việc nhận định, phân tích đánh giá, chi chép và thông báo kết quả

Theo đó, khái niệm về KTNB trong NHTM cũng dựa trên cơ sở lý luậnchung về KTNB nêu trên, tuy nhiên KTNB trong NHTM cũng có những điểm riêngbiệt gắn với đặc thù của loại hình doanh nghiệp và được cụ thể hóa theo những yếu

tố cơ bản sau:

Thứ nhất: NHTM thường có quy mô lớn, phạm vi rộng, kinh doanh tronglĩnh vực đặc biệt đòi hỏi chức năng kiểm tra kiểm soát của quản lý càng phải được

Trang 15

đề cao KTNB trong NHTM đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đảm bảotuân thủ các chính sách của các đơn vị thành viên và chính sách chung cũng nhưchiến lược phát triển của ngân hàng.

Thứ hai: Trong mỗi đơn vị thành viên của NHTM, KTNB đảm bảo tính độclập với khách thể được kiểm toán và với các hoạt động được kiểm toán nhằm đảmbảo tính khách quan trong việc thực hiện các chức năng của KTNB là kiểm tra,đánh giá, xác nhận và tư vấn

Thứ ba: NHTM hiện vẫn đang phát triển theo xu hướng đa sở hữu, ngườiquan tâm đến thông tin tài chính càng nhiều thì càng cần có sự minh bạch hóa caohơn về thông tin tài chính được công bố Báo cáo tài chính của Ngân hàng phảiđược kiểm toán bởi kiểm toán nhà nước và hoặc kiểm toán độc lập KTNB là sự hỗtrợ quan trọng cho các hoạt động ngoại kiểm trên Tuy nhiên, khác với các kiểmtoán viên bên ngoài, KTNB đặt mối quan tâm hàng đầu tới hiệu quả, hiệu năng củacác hoạt động quản lý

Thứ tư: NHTM có nhiều đơn vị thành viên với cấu trúc tổ chức đa dạng, kinhdoanh đa ngành, lực lượng lao động lớn, đòi hỏi phải có sự đánh giá hiệu quả vớitừng bộ phận, từng hoạt động, từng lĩnh vực kinh doanh và từng địa bàn KTNBphải phát triển theo hướng đa dạng hóa các phương thức thực hiện kiểm toán và cóthể tiến hành với cả hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn, nhân sự, truyền tin và xử

lý dữ liệu, …

Có thể thấy nhận thấy KTNB ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mìnhtrong các NHTM Vai trò của KTNB trong các NHTM có thể xem xét dưới các góc

độ sau:

Thứ nhất, KTNB giữ vai trò hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm của nhà quản

lý KTNB đóng vai trò là người tham mưu cho các nhà quản lý cấp cao nhằm mụcđích đánh giá về quy trình thực hiện, thủ tục kiểm soát và hiệu quả hoạt động

Thứ hai, KTNB giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thốngquản lý của các NHTM HĐQT và Ban giám đốc có thể kiểm soát hoạt động tốthơn, quản lý rủi ro tốt hơn

Trang 16

Thứ ba, KTNB giúp cân bằng những xung đột về lợi ích thường có giữa các

cổ đông với các nhà quản lý của ngân hàng

Thứ tư, KTNB làm tăng niềm tin của người sử dụng thông tin trên báo cáotài chính và báo cáo kế toán quản trị KTNB như màng lưới lọc để phát hiện, ngănchặn và sửa chữa kịp thời cả gian lận và sai sót có thể xảy ra trong ngân hàng Qua

đó, khả năng tồn tại gian lận và sai sót trong các thông tin được ghi nhận và công bố

sẽ giảm đi, các thông tin của ngân hàng cung cấp sẽ nhận được mức độ tin tưởngcủa người sử dụng thông tin là cao hơn

Thứ năm, KTNB là công cụ hữu hiệu giúp giảm thiểu chi phí cho cácNHTM Việc đánh giá hiệu quả của từng mặt hoạt động sẽ giúp các ngân hàng giảmthiểu được sự lãng phí các nguồn lực Bên cạnh đó, KTNB cũng có vai trò lớn trongviệc điều chỉnh hoạt động của ngân hàng luôn cân đối được theo 3 góc độ là tăngtrưởng, hiệu quả và an toàn

Tóm lại, KTNB là một chức năng của quản lý nhằm tăng hiệu quả hoạt độngkinh doanh, tăng cường năng lực của hoạt động quản lý và kiểm soát KTNB là mộtyếu tố cần có đối với mọi loại hình doanh nghiệp ở mọi quy mô hoạt động, đặc biệtđối với lĩnh vực ngân hàng, KTNB càng thể hiện rõ hơn vai trò của mình

1.1.2 Phân loại kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại

Theo đối tượng cụ thể của kiểm toán, KTNB thường thực hiện các loại hình

kiểm toán sau: kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán liên kết.KTNB đã có sự phát triển mở rộng đối tượng từ các hoạt động tài chính sang cả cáchoạt động phi tài chính Hoạt động của KTVNB được chuyển dịch mạnh mẽ từ hoạtđộng của một nhân viên tác nghiệp thông thường sang vị thế cao hơn là một nhânviên đóng vai trò kiểm soát KTNB có sự chuyển dịch từ chức năng kiểm tra sangchức năng đánh giá, tư vấn và xác nhận Sự chuyển dịch đó đã hình thành sự khácbiệt giữa các loại hình kiểm toán theo đối tượng cụ thể Trước đây, KTNB có chútrọng đến kiểm toán báo cáo tài chính thì ngày càng chú trọng nhiều hơn đến kiểmtoán hoạt động Xu hướng hiện đại của KTNB là kết hợp cả hai loại hình kiểm toán

Trang 17

trên đồng thời hình thành một loại kiểm toán mới hướng tới mục tiêu của quản lýnhiều hơn, đó là kiểm toán liên kết.

Loại hình kiểm toán thứ nhất là kiểm toán báo cáo tài chính trong đó đốitượng của KTNB là báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị Kiểm toán báocáo tài chính là việc kiểm tra, xác nhận tính trung thực và tính hợp lý của các báocáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán vàyêu cầu quản lý Mục tiêu tổng quát của kiểm toán báo cáo tài chính là xác nhậnbáo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành haykhông, có tuân thủ pháp luật liên quan, có phản ánh trung thực và hợp lý trên cáckhía cạnh trọng yếu hay không Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính giúp đơn vịđược kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chấtlượng thông tin tài chính của đơn vị Mục tiêu kiểm toán báo cáo kế toán quản trịnhằm khẳng định mức độ phù hợp, tính kịp thời và đầy đủ của thông tin phục vụcho việc quản trị nội bộ Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính gồm hai nội dungchủ yếu sau: Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, khách quan và tin cậy củathông tin trên báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi được phê duyệt

và công bố; Kiểm tra và đánh giá các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị từ

đó đưa ra những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanhnhằm đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả

Loại hình kiểm toán thứ hai là kiểm toán hoạt động Trước đây, kiểm tra củaKTVNB đối với các hoạt động kiểm soát chỉ giới hạn trong các hoạt động kiểm soáttài chính, các công việc KTNB được thực hiện rất rộng trong phạm vị các bộ phậntài chính Theo thời gian, hoạt động điều tra, xác minh, đánh giá được mở rộng tớinhiều bộ phận khác nhằm kiểm soát một số hoạt động nhất định trong đơn vị Kiểmtoán hoạt động là một hoạt động đánh giá mang tính hệ thống, độc lập để đánh giácác bộ phận được xem như là một dịch vụ cho quản lý Mục tiêu của kiểm toán hoạtđộng là trợ giúp tất cả các cấp quản lý trong việc thực hiện một cách hiệu quả cáctrách nhiệm của họ bằng cách cung cấp cho họ sự phân tích về các mục tiêu, nhữngđánh giá khác nhau, các giải pháp và những bình luận có liên quan tới hoạt động

Trang 18

được kiểm tra Kiểm toán hoạt động chính là quá trình đánh giá về tính kinh tế, tínhhiệu quả và tính hiệu lực của các hoạt động trong đơn vị nhằm đưa ra biện pháp đểcải thiện những hoạt động được kiểm toán Kiểm toán hoạt động được xem là lĩnhvực kiểm toán chủ đạo của KTNB hiện đại, không chỉ dừng lại ở các nghiệp vụ tàichính mà có thể thực hiện trong cả lĩnh vực phi tài chính Nội dung kiểm toán hoạtđộng được KTNB quan tâm nhiều nhất là: kiểm tra việc huy động, phân phối, sửdụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực khác nhau của đơn vị; Kiểmtra tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh liên quan tới phân phối, sử dụng thunhập, bảo toàn vốn và phát triển vốn trong đơn vị; Kiểm tra và đánh giá tính hiệuquả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinhdoanh; Kiểm tra và đánh giá thành tích và kết quả thực hiện một chương trình, dự

án cụ thể

Mối quan hệ giữa hai lĩnh vực kiểm toán cơ bản do KTNB thực hiện đượckhái quát như trong bảng sau:

Bảng 1.1: So sánh kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động

Chỉ tiêu Kiểm toán tài chính Kiểm toán hoạt động Lập kế hoạch

Kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán thận trọng trước khi thực hiện

Cơ sở dẫn liệu

Cơ sở dẫn liệu quản lý liên quanđến báo cáo tài chính của đơnvị: hiện hữu, trọn vẹn, quyền vànghĩa vụ, đánh giá và phân bổ,trình bày và thể hiện

Cơ sở dẫn liệu quản lý liên quanđến hoạt động của đơn vị: hoạtđộng này có thực hiện hiệu quả,hiệu năng, có tiết kiệm không; sựtuân thủ đối với các chính sáchcủa công ty và các quy định củanhà nước

Trang 19

Chỉ tiêu Kiểm toán tài chính Kiểm toán hoạt động

Năng lực của

chủ thể kiểm

toán

KVTNB phải có kỹ năng phùhợp như là các kiểm toán viênđộc lập

KTVNB Phải có kỹ năng thựchành như một kiểm toán viên vàphải biết mở rộng sự hiểu biếtđầy đủ về các chức năng để cóthể đánh giá theo mục tiêu vàthông tin

Đặc tính

Tuân thủ theo chuẩn mựckieemr toán, Chuẩn mực Kếtoán, Chế độ Tài chính Kế toánhiện hành

Phụ thuộc vào các mục tiêu kiểmtoán: kiểm toán viên có thể phảitham khảo các hướng dẫn hoặctài liệu phổ biến để xác định cáchthức thực hiện tốt nhất

So sánh trên giữa hai loại hình kiểm toán cho thấy việc thực hiện riêng biệttừng loại hình kiểm toán trong điều kiện đòi hỏi về tính minh bạch của thông tin,tính hiệu quả của hoạt động đều được coi trọng

Loại hình kiểm toán thứ ba: kiểm toán liên kết Kiểm toán liên kết là việc kếthợp hai loại hình kiểm toán trên theo những mục tiêu được chú trọng Trên cơ sởđánh giá độ tin cậy của thông tin, chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ, KTNBtiến hành đánh giá tính hiệu quả của hoạt động, hiệu quả của hoạt động kiểm soátcũng như hiệu quả của hệ thống thông tin quản lý Nhà quản lý sẽ cần ý kiến củaKTVNB về chất lượng thông tin cũng như tư vấn hoạt động và đề xuất các kiếnnghị thích hợp Điều này đòi hỏi hoạt động kiểm toán liên kết càng cần được chútrọng trong các NHTM

Theo mục tiêu tiến hành kiểm toán, KTNB bao gồm ba loại hình kiểm toán

sau đây: kiểm toán thông tin, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hiệu quả hiệu năng

Trang 20

Kiểm toán thông tin hướng đến việc đánh giá độ tin cậy của thông tin, cácthông tin được đánh giá thường hướng đến là các thông tin lượng hóa được.

Kiểm toán tuân thủ để xác định các hoạt động đã thực hiện có tuân thủ vớicác hợp đồng, các chính sách của nhà quản lý hoặc luật pháp hay quy định hiệnhành hay không Kiểm toán tuân thủ được thực hiện với phạm vi rộng, có thể baogồm việc đánh giá mức độ tuân thủ các quy định về luật pháp của cơ quan nhànước, tính tuân thủ các điều khoản trên các văn bản pháp lý như hợp đồng, cam kết

và cũng có thể đánh giá mức độ tuân thủ các chính sách nội bộ của ngân hàng

Kiểm toán hiệu quả hiệu năng liên quan đến việc đánh giá mức độ đạt đượccác mục tiêu hoạt động với nguồn lực đầu vào, đánh giá kết quả với mục tiêu đặt ra.Trong môi trường kinh doanh biến động không ngừng như hiện nay, đặc biệt lạitrong lĩnh vực kinh doanh tiền phức tạp như ngân hàng, kiểm toán hiệu quả hiệunăng càng trở nên quan trọng trong NHTM

Theo chu kỳ tiến hành kiểm toán, KTNB thực hiện ba loại là kiểm toán định

kỳ, kiểm toán bất thường và kiểm toán thường xuyên

Kiểm toán định kỳ là thực hiện kiểm tra, theo dõi và xem xét để đưa ra đánhgiá, nhận xét và kết luận về các báo cáo tài chính, các hoạt động kinh doanh, hoạtđộng kế toán hay hoạt động kiểm soát theo từng khoảng thời gian nhất định Việctiến hành kiểm toán theo từng thời kỳ sẽ tạo ra khả năng phát sinh sai phạm trongthời gian ngừng kiểm toán

Kiểm toán bất thường là việc thực hiện các cuộc kiểm toán không định trướctheo yêu cầu của ban lãnh đạo ngân hàng, thường được tiến hành khi trong ngânhàng phát sinh các vụ việc hoặc các vấn đề cần kiểm tra ngay

Kiểm toán thường xuyên là công việc kiểm tra, theo dõi và đánh giá mộtcách thường xuyên liên tục Loại hình kiểm toán này sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa,phát hiện và sửa chữa kịp thời, hiệu quả các sai phạm, tuy nhiên lại tiêu tốn mộtkhoản chi phí không nhỏ trong hoạt động của ngân hàng

Trang 21

Theo mối quan hệ giữa thời điểm tiến hành kiểm toán và thời điểm phát sinh nghiệp vụ, các loại hình KTNB thực hiện thường bao gồm kiểm toán trước,

kiểm toán hiện hành, và kiểm toán sau

Kiểm toán trước được sử dụng với mục đích chủ yếu là ngăn ngừa các khảnăng có thể xảy ra dẫn đến kết quả không tốt trong hoạt động kinh doanh, hoạt động

kế toán, bao gồm những biện pháp phòng ngừa được áp dụng trước khi một nghiệp

vụ hay một hoạt động phát sinh Cơ sở thực hiện loại hình này chủ yếu là các dựtoán, báo cáo khả thi, các phương án thực hiện cho từng hoạt động cụ thể

Kiểm toán hiện hành là loại kiểm toán được thực hiện đồng thời với thờiđiểm phát sinh nghiệp vụ Mọi điều chỉnh của khách thể được kiểm toán tiến hànhngay, do đó có thể điều chỉnh quá trình thực hiện và thậm chí là mục tiêu hoặcphương thức thực hiện

Kiểm toán sau là việc kiểm toán thực hiện sau khi nghiệp vụ, giao dịch đãđược thực hiện và ghi nhận Trong trường hợp này, kiểm toán được thực hiện vớimục đích đánh giá tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của thông tin, tính hữu dụng vàtính đầy đủ của thông tin Xu hướng của KTNB hiện đại đã thúc đẩy sự phát triểncủa các loại hình kiểm toán trước và kiểm toán hiện hành hơn so với giai đoạntrước

1.2 Hoạt động kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại

1.2.1 Phạm vi của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại

Phạm vi của KTNB trong NHTM bao gồm:

Thứ nhất, Kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ và các đơn

vị, bộ phận của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Thứ hai, Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của HĐQT, Hội đồngthành viên, BKS, Tổng giám đốc (Giám đốc)

Hoạt động KTNB thường định hướng theo rủi ro, ưu tiên tập trung nguồnlực để kiểm toán các đơn vị, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao KTNBphải xác định, phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạtđộng của TCTD Hồ sơ rủi ro bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể

Trang 22

có của các rủi ro đó đối với hoạt động của NHTM và khả năng xảy ra những rủi ro

đó Trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro, Trưởng KTNB làm việc với BKS, Tổnggiám đốc và HĐQT trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán hàng năm Các rủi ro sẽđược xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp, trong đó những hoạt động được coi là córủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực, thời gian để kiểm toán, đượckiểm toán trước và được kiểm toán thường xuyên hơn các hoạt động có rủi ro thấphơn Kế hoạch KTNB được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và trong quátrình thực hiện kế hoạch phải cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễnbiến, thay đổi trong hoạt động của TCTD và sự thay đổi của các rủi ro đi kèm theo

1.2.2 Bộ máy kiểm toán nội bộ

Bộ máy KTNB là hệ thống bao gồm các kiểm toán viên do đơn vị tự lập rađáp ứng yêu cầu quản trị nội bộ KTNB của tổ chức tín được tổ chức thành hệ thốngthống nhất theo ngành dọc hoặc tổ chức bộ phận KTNB tại hội sở chính tùy theoquy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động của TCTD KTNB trực thuộc BKS

và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của BKS

Xét theo phạm vi hoạt động của KTNB và mối liên hệ giữa công ty mẹ vàcác đơn vị thành viên có hai mô hình tổ chức KTNB là tập trung và phân tán Tổchức KTNB theo mô hình tập trung là tổ chức KTNB tại bộ máy hoạt động cấp cao

là TSC mà không tổ chức KTNB tại các đơn vị thành viên Tổ chức theo mô hìnhphân tán là KTNB được thành lập ở cả TSC và đơn vị thành viên Về mặt lý thuyết

tổ chức theo cách này có thể thực hiện được nhưng trong thực tế tính khả thi khôngcao vì bị giới hạn bởi chi phí kiểm toán, số lượng KTV, khả năng kiểm soát hoạtđộng kiểm toán Hiện tại, hầu hết các NHTM lựa chọn cách tổ chức hỗn hợp hai môhình trên dựa trên cơ sở các loại hình kiểm toán hay lĩnh vực kiểm toán, theo cơ cấuhoạt động, theo lĩnh vực địa lý

Bộ máy KTNB có thể được tổ chức theo từng loại hình kiểm toán Một bộphận của kiểm toán có thể được chia theo từng loại hình kiểm toán, các khối chứcnăng và có thể chia nhỏ các lĩnh vực đó để phân cấp tiếp Ưu điểm của nó là tạo ra

sự chuyên môn hoá trong công việc, Nhược điểm là sự trùng lặp công việc kiểm

Trang 23

toán dẫn đến tốn kém chi phí, thời gian, làm cho KTV tư duy máy móc ít thay đổi,làm giảm khả năng hoàn thiện chuyên môn của KTV.

Tổ chức KTNB theo cấu trúc tương ứng với khối chức năng là tổ chức cácnhóm KTVNB được giao kiểm toán theo từng “khối chức năng” trong tổ chứcNHTM như khối thực hiện chức năng kinh doanh, khối thực hiện chức năng hỗ trợ,

… Giống như mô hình trên, lợi ích lớn nhất của nó là tạo ra tính chuyên môn hoácao trong công việc, các KTVNB có kiến thức sâu hơn về đối tượng được kiểm toán

và có cơ sở để phát triển chuyên môn kể cả trong những lĩnh vực đặc biệt; nhượcđiểm của nó là sự trùng lặp trong công việc kiểm toán, tốn kém chi phí đi lại

Tổ chức KTNB theo khu vực địa lý hoạt động là cách tổ chức được đánh giá

là ưu điểm nhất và được sử dụng nhiều nhất hiện nay Theo cách tổ chức này, tất cảcác hoạt động của NHTM ở một khu vực địa lý nhất định được giao cho một KTVnội bộ riêng biệt hoặc một nhóm KTV nội bộ Khi sắp xếp tổ chức bộ máy KTNBtheo khu vực địa lý có thể kết hợp với cách thức tổ chức của mô hình tổ chức theoloại hình và theo khối chức năng

1.2.3 Tiêu chuẩn đối với người làm kiểm toán nội bộ

Hiện nay, hoạt động KTNB trong NHTM được thực hiện theo quy định tạithông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của NHNN, quy định về hệ thốngkiểm soát nội bộ và KTNB của TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Theo điều

13 của thông tư, tiêu chuẩn đối với KTVNB bao gồm

Thứ tư, Có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin;Thứ năm, Có kiến thức, kỹ năng về KTNB;

Trang 24

Thứ sáu, Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặclàm công tác kiểm toán tối thiểu là 03 năm KTVNB quỹ tín dụng nhân dân phải cókinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc làm công tác kiểmtoán tối thiểu là 01 năm.

Thứ bảy, Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp;

Ngoài các điều kiện tiêu chuẩn nói trên, Trưởng KTNB và Phó trưởngKTNB tối thiểu phải có bằng đại học thuộc các chuyên ngành ngân hàng, tài chính,

kế toán, kiểm toán và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàngtối thiểu là 05 năm Đối với Trưởng KTNB của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu phải

có bằng trung cấp thuộc các chuyên ngành ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán

và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tối thiểu là 02 năm

1.2.4.Trách nhiệm và quyền hạn của kiểm toán nội bộ

Theo quy định tại điều 19, 20 thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011,Trách nhiệm quyền hạn của KTVNB được quy định như sau

Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ

Thứ nhất, Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành,quy định của Thông tư này, Điều lệ và Quy chế nội bộ về KTNB của TCTD, chinhánh ngân hàng nước ngoài

Thứ hai, Chịu trách nhiệm trước BKS về kết quả công việc KTNB, về nhữngđánh giá, kết luận, kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo KTNB

Thứ ba, Theo dõi kết quả thực hiện các kiến nghị sau KTNB của các đơn vị,

bộ phận thuộc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Quyền hạn của kiểm toán viên nội bộ

Thứ nhất, Được trang bị đầy đủ nguồn lực (nhân lực, tài chính và các phươngtiện khác) cần thiết

Thứ hai, Được chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đãđược phê duyệt

Thứ ba, Được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơcần thiết cho công tác KTNB

Trang 25

Thứ tư, Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản khithực hiện KTNB.

Thứ năm, Được tiếp cận, phỏng vấn tất cả cán bộ, nhân viên của TCTD, chinhánh ngân hàng nước ngoài về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán

Thứ sáu, Được nhận tài liệu, văn bản, biên bản họp của HĐQT, Hội đồngthành viên, BKS, Người quản lý, Người điều hành có liên quan đến công việc củaKTNB

Thứ bảy, Được tham dự các cuộc họp nội bộ theo quy định của pháp luật,hoặc theo quy định tại Điều lệ, quy định nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàngnước ngoài

Thứ tám, Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắcphục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà KTNB đãghi nhận và có khuyến nghị

Thứ chín, Được bảo vệ an toàn trước hành động bất hợp tác của đơn vị đượckiểm toán

Thứ mười, KTVNB được đào tạo thường xuyên về nghiệp vụ để có đủ trình

độ, năng lực chuyên môn thực hiện nhiệm vụ được giao

1.2.5 Nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ

Nội dung hoạt động của KTNB được quy định tại điều 16, thông tư44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 Theo đó, nội dung hoạt động chính củaKTNB là kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra,kiểm soát nội bộ Tùy theo quy mô, mức độ rủi ro cũng như yêu cầu cụ thể của từngTCTD, KTNB có thể thực hiện đánh giá những nội dung sau:

Thứ nhất, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểmtra, kiểm soát nội bộ

Thứ hai, đánh giá việc áp dụng, tính hiệu lực và hiệu quả của các quy trìnhnhận dạng, phương pháp đo lường và quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn

Thứ ba, đánh giá hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thông tin tài chính, baogồm cả hệ thống thông tin điện tử và dịch vụ ngân hàng điện tử

Trang 26

Thứ tư, đánh giá tính đầy đủ, kịp thời, trung thực, mức độ chính xác của hệthống hạch toán kế toán và các báo cáo tài chính.

Thứ năm, đánh giá cơ chế đảm bảo sự tuân thủ các quy định của pháp luật,quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, các quy định nội bộ,quy trình, quy tắc tác nghiệp, quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Thứ sáu, đánh giá cơ chế, quy định, quy trình nội bộ, quản trị, điều hành, tácnghiệp của TCTD

Thứ bảy, đánh giá các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tài sản

Thứ tám, đánh giá tính kinh tế và hiệu quả của hoạt động, tính kinh tế vàhiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, qua đó xác định mức độ phù hợp giữa kếtquả hoạt động đạt được và mục tiêu hoạt động đề ra

Thứ chín, đánh giá việc thực hiện các nội dung khác có liên quan đến chứcnăng, nhiệm vụ của KTNB theo yêu cầu của BKS và của HĐQT

1.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương

và nguồn lực sử dụng cho KTNB (yếu tố đầu vào)

Yếu tố đầu vào của hoạt động KTNB là số lượng, chất lượng (trình độ) nhân

sự làm công tác KTNB; chi phí dành cho bộ phận KTNB, bao gồm: Thu nhậpcủa cán bộ kiểm toán, chi phí đào tạo,…; chi phí áp dụng yếu tố khoa học côngnghệ vào công tác KTNB: phần mềm KTNB, chi phí trang bị máy tính cho cán

bộ kiểm toán

Yếu tố đầu ra của hoạt động KTNB trong NHTM mang tính chất vô hình(tính trung thực của thông tin tài chính; khả năng dự đoán để giảm thiểu rủi ro có

Trang 27

thể xảy ra trong các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng - hoạt động tín dụng, hoạtđộng kế toán và ngân quỹ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ,…; khả năng phát hiệnkịp thời các vi phạm và kiến nghị xử lý phù hợp; hoạt động giám sát sau kiểm toánchặt chẽ, các vi phạm được chỉ ra đều được sửa chữa thích hợp;…) Do vậy, đểđánh giá hiệu quả của hoạt động KTNB trong NHTM, điều quan trọng là nhằm vàokết quả việc thực hiện quy trình của các hoạt động nghiệp vụ, các vi phạm đượcphát hiện và sửa chữa.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động KTNB trước hết phải xác định được thước

đo đánh giá Thước đo phải bảo đảm phục vụ tốt cho việc đánh giá đầu ra theo mụctiêu, chiến lược cũng như mối liên kết từ đầu vào đến đầu ra Đối tượng đánh giá làmối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của hoạt động KTNB, như phântích ở trên, rất phức tạp và khó đo lường được bằng giá trị cụ thể Do đó, phần lớncác chỉ tiêu đánh giá là chỉ tiêu định tính

Kết quả hoạt động (yếu tố đầu ra) thường được thực hiện thông qua các tiêuchí: số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí

Thước đo số lượng: Phản ánh kết quả thông qua số lượng kết quả đầu ra, ví

dụ: tổng số lượng các cuộc KTNB, số lượng các cuộc KTNB cho từng hoạt độngnghiệp vụ,… Hoặc thể hiện phạm vi hoạt động của KTNB, số lượng các cuộcKTNB cho từng lĩnh vực kiểm toán: Kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểmtoán hoạt động, và kiểm toán quản lí Do tính phức tạp và đa dạng của kết quả đầu

ra trong hoạt động KTNB tác động tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàngnên thước đo số lượng không thể phản ánh toàn bộ kết quả thu được nên cần kếthợp với các thước đo còn lại;

Thước đo chất lượng: Phản ánh chất lượng của hoạt động KTNB, thể hiện

ở chất lượng báo cáo KTNB và giai đoạn giám sát sau kiểm toán Những tiêu chí để

đo lường chất lượng báo cáo KTNB là: tính chính xác, tính khách quan, tính xâydựng, yêu cầu rõ ràng, cô đọng, đầy đủ và kịp thời Báo cáo KTNB phải tập trungvào đúng vấn đề, các sai phạm được phát hiện và hướng xử lý đối với các sai phạm.Chất lượng của giai đoạn giám sát sau kiểm toán không chỉ thể hiện ở các văn bản,

Trang 28

báo cáo thực hiện kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán, đòi hỏi phải thựchiện kiểm tra công tác khắc phục sai phạm thực tế tại đơn vị được kiểm toán

Thước đo chất lượng chính là hệ thống chỉ tiêu định tính đánh giá trực tiếphiệu quả hoạt động KTNB trong NHTM Để đánh giá được hiệu quả hoạt độngKTNB, trong trường hợp này, giả sử nguồn lực (yếu tố đầu vào) cho hoạt độngKTNB là không đổi Điều này thể hiện ở: Khả năng phát hiện ra sai phạm trong cáchoạt động nghiệp vụ của ngân hàng; Khả năng cảnh báo đối với hệ thống quản lý để

từ đó đưa ra các chính sách điều hành hoạt động kinh doanh để giảm tỷ lệ nợ xấu,giảm các hành vi vi phạm (như tham nhũng, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản,…), giảmrủi ro tác nghiệp,…; Kết quả của hoạt động KTNB giúp Hội đồng quản trị đánh giáđúng thực chất tình hình hoạt động của ngân hàng để đưa ra quyết định kinh doanhphù hợp; Chất lượng hoạt động KTNB là cơ sở so sánh với kết quả kiểm toán độclập để điều chỉnh hoạt động ngân hàng Trên cơ sở phát hiện các sai phạm, KTNBđưa ra các kiến nghị để sửa chữa sai phạm, chất lượng hoạt động KTNB còn thểhiện ở giai đoạn giám sát sau kiểm toán - xem xét việc thực hiện các kiến nghị kiểmtoán Hơn nữa, chất lượng hoạt động KTNB thể hiện ở giá trị các kiến nghị với Đạihội cổ đông để tổ chức lại Hội đồng quản trị, kiến nghị với Hội đồng quản trị để tổchức bộ máy điều hành hoạt động

Thước đo thời gian: Thước đo thời gian cung cấp các thông số về thời gian

thực hiện, hoàn tất quy trình KTNB trong NHTM, kể cả kiểm toán tổng thể và kiểmtoán từng mảng nghiệp vụ Mặc dù chất lượng là quan trọng nhưng nếu thực hiệnhoạt động KTNB tại một đơn vị trong thời gian quá dài thì số lượng các đơn vịđược kiểm toán là ít, hoặc đòi hỏi số lượng kiểm toán viên rất lớn, điều này là nhân

tố làm giảm chất lượng hoạt động KTNB

Thước đo chi phí: Thông tin chi phí có vai trò quan trọng trong việc đánh

giá, so sánh kết quả hoạt động KTNB đạt được với kế hoạch, với kỳ trước và vớimức trung bình chung của ngành

Như vậy, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động KTNB trong NHTM mangtính chất vô hình, thể hiện yếu tố định tính hơn là định lượng

Trang 29

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của kiểm toán nội bộ

Hiệu quả của hoạt động KTNB đối với hoạt đông kinh doanh nói chung cũngnhư đối với hoạt động tín dụng nói riêng của ngân hàng chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố, bao gồm cả các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan

Nhân tố chủ quan

Trước hết, có thể kể đến quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về vai trò củaKTNB Nhiều lãnh đạo ngân hàng không coi trọng hoạt động KTNB, đầu tư khôngđúng mức cho hoạt động này Đặc biệt là lực lượng kiểm toán viên được lựa chọn

và tuyển dụng một cách tuỳ tiện, không có một cơ chế thực sự độc lập trong hoạtđộng của ngân hàng, cơ sở vật chất cho hoạt động kiểm toán không được đầu tư đầy

đủ Do đó, chất lượng KTNB sẽ không cao Ngược lại, khi lãnh đạo ngân hàng quantâm đúng mức, hoạt động KTNB sẽ được đặt đúng vị trí của nó, từ đó, góp phầntích cực trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hiệu quả của ngân hàng

Thứ hai, quy mô, loại hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng Khi quy môngân hàng càng lớn, hoạt động càng đa dạng, phức tạp đòi hỏi hệ thống KTNB cũngphải tăng cường phù hợp Sự thay đổi nếu không kịp thời, chất lượng KTNB sẽkhông thể cao

Thứ ba, hệ thống thông tin Hoạt động KTNB chỉ có tác dụng tích cực khithông tin được cung cấp với độ chính xác cao và cập nhật Các thông tin này sẽ ngaylập tức được các kiểm toán viên xử lý và báo cáo, tạo điều kiện cho lãnh đạo ngân hàngnắm sát tình hình, từ đó có những biện pháp điều chỉnh thích hợp Hệ thống thông tintốt sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu các tiêu cực và rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Thứ tư, cơ sở vật chất kỹ thuật phục KTNB: phần mềm quản trị điều hành,kiểm toán chuyên dụng, hệ thống máy tính, các thiết bị chuyên dùng sẽ là nhữngcông cụ đắc lực giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động ngân hàng

Thứ năm, số lượng và chất lượng cán bộ ngân hàng: Khi hoạt động ngânhàng càng đa dạng và phức tạp, quy mô ngân hàng càng lớn, đòi hỏi ngân hàng phải

có đủ số lượng cán bộ cần thiết, có đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp,đồng thời, ngân hàng cần có chính sách đào tạo, tuyển dụng và đãi ngộ hợp lý nhằm

Trang 30

thu hút nhân tài cho hoạt động nói chung và nhất là KTVNB Có như vậy hoạt độngKTNB mới có thể có chất lượng như mong muốn.

Thứ sáu, tiếp nhận và xử lý thông tin được cung cấp bởi bộ phận kiểm toánmột cách khách quan, kịp thời Ban lãnh đạo ngân hàng phải quan tâm đúng mức tớinhững thông tin báo cáo do KTNB cung cấp và được tiếp nhận xử lý một cáchkhách quan và kịp thời Điều cơ bản đối với cơ cấu và tổ chức của KTNB là tínhđộc lập trong khuôn khổ chung của ngân hàng Quan hệ báo cáo cần được thiết lậpsao cho người đứng đầu bộ phận KTNB có trách nhiệm là người điều hành có đủthẩm quyền để có thể thực hiện cuộc KTNB với quy mô cần thiết Vì vậy, ngườiđứng đầu bộ phận KTNB phải báo cáo trực tiếp với các cấp lãnh đạo cao nhất trongngân hàng HĐQT và Ban Tổng Giám đốc

Nhân tố khách quan

Thứ nhất, các nhân tố pháp lý: KTNB trong NHTM cần có vị trí độc lậptương đối, được thể chế trong Luật các TCTD, trong các văn bản dưới luật và ngaytrong điều lệ của từng ngân hàng Nếu quyền hạn, nghĩa vụ của KTNB không đượcquy định chi tiết, lãnh đạo NHTM có thể bỏ qua việc thiết lập hệ thống KTNB, hoặc

có thể xây dựng hệ thống KTNB một cách hình thức, khi đó, chất lượng KTNB sẽkhông cao Mặt khác, chính sách của Nhà nước sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động củaKTNB, từ đó sẽ nâng cao chất lượng KTNB trong NHTM

Thứ hai, các nhân tố từ phía Kiểm toán Nhà nước Sự hỗ trợ của Kiểm toánNhà nước về đào tạo, việc ban hành các chuẩn mực kiểm toán cũng như quy trình

và phương pháp kiểm toán, hoạt động kiểm toán thường xuyên của sẽ hỗ trợ tíchcực cho KTNB hoàn thành tốt nhiệm vụ, từ đó đánh giá chính xác thực trạng chấtlượng KTNB trong NHTM, giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng và hệ thống KTNBcủa ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động

Thứ ba, các nhân tố khác như hiệp hội kiểm toán, sự hỗ trợ, đánh giá đúngmức của các cơ quan ban nghành về hoạt động KTNB là cơ sở để nâng cao chấtlượng hoạt động KTNB trong NHTM

Trang 31

1.4 Bài học kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán nội bộ

Mặc dù KTNB đã và đang trở thành một trong các chức năng và thủ tục quantrọng nhất đối với kiểm soát nội bộ trong hoạt động tài chính thông thường của cácđơn vị, nhưng tại các quốc gia khác nhau, với trình độ phát triển kinh tế khác nhau(quốc gia phát triển và đang phát triển), các quy định về quản lý khác nhau, truyềnthống văn hóa-xã hội khác nhau thì hoạt động KTNB cũng như phương pháp tiếnhành loại hình kiểm toán này cũng sẽ khác nhau

Ở Trung Quốc, sự hình thành và phát triển của hệ thống KTNB được thúcđẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và việc thực hiện cácchính sách quản lý của Chính phủ Tháng 8 năm 1983, Hội đồng Nhà nước TrungQuốc đã tiến hành trưng cầu ý kiến và thông qua yêu cầu ban hành một số vấn đềliên quan đến hoạt động kiểm toán của Cơ quan kiểm toán nhà nước Trung Quốc vềviệc thực hiện các hoạt động kiểm toán trên cơ sở thiết lập các bộ phận KTNB trongcác phòng, ban nhằm thực hiện sự lãnh đạo thống nhất của các công ty con hoặc vớinhiều công ty con, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Năm 1987, Hội KTV độc lậpcủa Trung Quốc đã được thành lập và tham gia vào Hội Kiểm toán viên Quốc tế vàotháng 12 năm đó Năm 1988, Hội đồng Nhà nước ban hành các chuẩn mực kiểmtoán của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó có quy định về việc thiết lập vàtrách nhiệm của bộ phận KTNB, cũng như mối quan hệ giữa bộ phận KTNB vớicác cơ quan kiểm toán của chính phủ trong công tác KTNB Năm 1994, Hội đồngnhà nước Trung Quốc đã ban hành Luật Kiểm toán, và trong đó cũng xác định vị trípháp lý của KTNB Năm 1995, Cơ quan Kiểm toán nhà nước Trung Quốc đã banhành các Quy định về KTNB, nhằm cụ thể hóa các nguyên tắc về KTNB Năm

2003, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc đã chính thức áp dụng các quyđịnh này đối với hoạt động KTNB, trong đó có điều chỉnh một số quy định đã banhành năm 1994 Trên cơ sở đó, số lượng KTVNB đã tăng lên một cách đáng kể từnăm 1987, và đã có hơn 10 trung tâm được thành lập để kiểm tra trình độ của cácKTV nội bộ Đến cuối năm 2001, tại Trung Quốc đã có khoảng 76.000 bộ phậnKTNB với 193.000 KTV có chứng chỉ hành nghề

Trang 32

Dựa vào tình hình thế giới có nhiều thay đổi như hiện nay, đã có xuất hiện 3dạng cấu trúc khác nhau về việc hình thành bộ phận KTNB trong 1 doanh nghiệpkinh doanh Trong cấu trúc thứ nhất, bộ phận KTNB được thiết lập song song vớiBan Giám đốc và chịu sự quản lý trực tiếp của lãnh đạo ủy ban giám sát Trong cấutrúc thứ hai, bộ phận KTNB được thiết lập song song với các phòng ban khác trongdoanh nghiệp và chịu sự quản lý của Ban Giám đốc Cuối cùng, trong cấu trúc thứ

ba, bộ phận KTNB được thiết lập ở bên trong bộ phận tài chính, vì hoạt độngKTNB là một trong những chức năng quan trọng của bộ phận tài chính Theo cấutrúc thứ nhất, các KTVNB có sự độc lập tương đối trong suốt quá trình kiểm toánbởi vì bộ phận kiểm toán được thiết lập và hoạt động mà không có sự can thiệp từbên ngoài cũng như không chịu bất kỳ tác động nào từ các phòng, ban khác trongdoanh nghiệp Theo cấu trúc thứ hai, tính độc lập của các KTVNB cũng có giới hạn

và bộ phận KTNB gặp khó khăn khi tiến hành kiểm toán các phòng, ban khác cùngcấp Theo cấu trúc thứ ba, hiển nhiên là các KTVNB sẽ khó mà giữ được sự độc lậptrong quá trình kiểm toán vì phòng tài chính có chức năng giám sát tài chính với các

bộ phận trực thuộc cũng như các phòng, ban khác và KTNB cũng chỉ là một chứcnăng của phòng tài chính Ở Trung Quốc, tất cả các bộ phận KTNB được cơ cấuvào các doanh nghiệp kinh doanh theo hai hình thức hoặc là cấu trúc thứ hai hoặcthứ ba Các bộ phận KTNB tại các cơ quan thuộc Chính phủ có mối quan hệ mậtthiết với cơ quan ban hành quy định của Chính phủ Tất cả các bộ phận KTNBthuộc doanh nghiệp được thành lập theo hướng dẫn hành chính của chính phủ Theoquy định về KTNB do Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc ban hành đã quyđịnh trách nhiệm của các KTVNB như sau:

(1) KTVNB phải thực hiện kiểm toán các hoạt động kinh tế về thu-chi tàichính công, thu-chi tài chính của các doanh nghiệp cũng như các đơn vị thuộc vàtrực thuộc doanh nghiệp;

(2) Thực hiện kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn trong và ngoàingân sách;

Trang 33

(3) Kiểm toán trách nhiệm giải trình của các lãnh đạo trong suốt nhiệm kỳcông tác của họ;

(4) Kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng;

(5) Kiểm tra và đánh giá tính hợp lý và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội

bộ và việc quản lý rủi ro của đơn vị;

(6) Thực hiện kiểm toán hoạt động;

(7) Thực hiện các công việc kiểm toán khác theo yêu cầu và quy định củapháp luật

Từ các chuẩn mực được liệt kê trên có thể thấy rằng các hệ thống KTNB củaTrung Quốc tập trung vào kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ - một chứcnăng đơn lẻ Do đó, KTNB của Trung Quốc chỉ nhấn mạnh chức năng giám sát,kiểm tra việc vi phạm các nguyên tắc và quy định, mà không quan tâm đến việc làmthế nào để tăng cường khả năng quản lý hoặc nâng cao hiệu quả phục vụ nhằm giúpban quản lý của doanh nghiệp ra các quyết định quan trọng Bên cạnh đó, số lượng

và chất lượng KTVNB còn thiếu và chưa thỏa mãn được các yêu cầu thực tế NhiềuKTVNB hiện tại của Trung Quốc không được đào tạo chính quy ở bậc đại học chỉđược đào tạo sơ bộ để đáp ứng công cuộc cải cách kinh tế vào những năm 1980, do

đó, thiếu các khóa đào tạo nghề nghiệp cần thiết Mặc dù nhiều KTV trẻ đã thamgia các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, nhưng phần lớn trong số họ mới tốt nghiệpđại học và chỉ được đào tạo về nghiệp vụ kiểm toán

Ở Đức, sự hình thành và phát triển của hoạt động KTNB là sản phẩm của sựphát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và việc thay đổi các mục tiêu củaKTNB Văn phòng KTNB hiện đại đầu tiên của Đức được thành lập tại Công tyFriendrich Krupp vào năm 1875 Hoạt động KTNB phát triển nhanh chóng tại Đứctrong khoảng 60 năm nửa sau thế kỷ XX Trong giai đoạn đầu, mục tiêu của KTNB

là nhằm kiểm tra sai sót và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật Cùng với sựphát triển của nền kinh tế, cơ cấu của các doanh nghiệp trở nên phức tạp hơn, yêucầu đặt ra là phải tăng cường kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý Do đó, mụctiêu của KTNB đã phải thay đổi để nâng cao lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp

Trang 34

Các KTVNB không chỉ là thành viên của ban quản lý mà còn là những người bảo

vệ doanh nghiệp Hiện nay, ở Đức số lượng KTV có chứng chỉ hành nghề trong các

bộ phận KTNB lên tới khoảng 50.000 người Khác với Trung Quốc, tất cả các bộphận KTNB được thiết lập dựa trên cấu trúc thứ nhất Như vậy, có thể nói, các bộphận KTNB ở Đức giữ được tính độc lập cao hơn so với ở Trung Quốc Ở Đứckhông có điều luật hoặc quy định nào về việc thành lập các bộ phận KTNB Các bộphận KTNB được thiết lập theo cơ chế tự giác của các doanh nghiệp, và bộ phậnnày trong các doanh nghiệp kinh doanh sẽ không chịu sự giám sát của chính quyềnđịa phương Hiệp hội KTVNB của Đức có chức năng làm cầu nối giữa Chính phủ,doanh nghiệp và các cơ quan chuyên môn Thông qua việc tuân thủ các chuẩn mựckiểm toán, Hội KTNB của Đức thực hiện chức năng trao đổi kinh nghiệm kiểmtoán, truyền đạt các thông điệp kiểm toán, xây dựng các lý thuyết liên quan đến hoạtđộng kiểm toán và hướng dẫn thực hành KTNB

Ở Đức, trách nhiệm của KTVNB bao gồm:

(1) Xác định xem liệu hệ thống kiểm soát và giám sát nội bộ có hợp lý vàhiệu quả không;

(2) Đánh giá lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp;

(3) Đánh giá xem liệu luật pháp và các quy định có được tuân thủ hay không(Wang, 1999)

Ngoài ra, các KTVNB cũng phải cung cấp các dịch vụ như tư vấn, hướngdẫn cho các đơn vị nhằm nâng cao hoạt động và giúp họ giải quyết các vấn đề Các

hệ thống kiểm toán quản lý và kiểm toán hoạt động – các chức năng phức tạp hơnbao gồm cả việc giám sát và cung ứng dịch vụ Bên cạnh đó, hầu hết các KTVNB

đã được đào tạo chính quy ở bậc đại học và họ cũng có thể nói được một hoặc haingôn ngữ nước ngoài, đồng thời sử dụng vi tính rất thành thạo để phục vụ cho hoạtđộng kiểm toán KTVNB của Đức được đào tạo với nhiều lĩnh vực khác nhau như:

kế toán, kiểm toán, quản lý tài chính, kinh tế học, quản trị kinh doanh, kỹ sư, côngnghệ thông tin, luật

Trang 35

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng với trình độ phát triển kinh tế khác nhau,các quy định về quản lý khác nhau, truyền thống văn hóa – xã hội khác nhau thìhoạt động KTNB ở các quốc gia khác nhau cũng sẽ khác nhau rất nhiều Qua nghiêncứu về hoạt động KTNB ở một số nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm đối vớiNHTM Việt Nam như sau:

(1) Hệ thống pháp lý qui định về hoạt động KTNB trong các NHTM phải rõràng, minh bạch, có tính hiệu lực cao

(2) Hình thành các tổ chức chuyên nghiệp có trách nhiệm nghiên cứu, đàotạo một cách bài bản về mô hình tổ chức, về các chính sách, quy trình chuẩn mựcđối với hệ thống KTNB trong ngân hàng

(3) Cần phải coi trọng vai trò hoạt động của hệ thống KTNB và xem đây làcấu trúc nòng cốt của quản trị điều hành doanh nghiệp; là cơ sở nền tảng, điều kiệntiên quyết của quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng Nếu thực hiện tốt công tácnày sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, gia tăng giá trị cho các ngân hàng

Trang 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần

Công Thương Việt Nam

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) ra đời

và đi vào hoạt động ngày 01/07/1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam Từ khithành lập cho đến trước năm 1990, hoạt động của Vietinbank còn mang nặng tínhbao cấp, các nghiệp vụ kinh doanh nghèo nàn đơn điệu Cho đến Chỉ thị số 402/CTngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Vietinbank mới thực sự trởthành ngân hàng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - một pháp nhân hạch toán độc lập,

có các chi nhánh phụ thuộc Ngày 21/9/1996, Vietinbank được thành lập lại theoQuyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc Nhà nước Việt Nam, là một trong bốnNHTM Nhà nước lớn nhất Việt Nam thành lập theo mô hình Tổng công ty Nhànước và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam

Ngày 25/12/2008, Vietinbank đã IPO thành công và chính thức đổi tên thànhVietinbank Đại hội đồng cổ đông lần đầu tiên của Vietinbank đã diễn ra thành côngtốt đẹp vào ngày 04/6/2009 Ngày 16/7/2009, 121,2 triệu cổ phiếu của Vietinbankvới mã chứng khoán là CTG đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoánthành phố Hồ Chí Minh

Qua hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, Vietinbank đã vượt qua nhiềukhó khăn, thử thách và không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động kinh doanh phùhợp với cơ chế thị trường VietinBank đã mở rộng, phát triển mạng lưới kinh doanh,kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm xây dựng một ngânhàng đa năng, hiện đại Các sản phẩm dịch vụ được phát triển ngày một đa dạng,bao gồm: Các dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ trong và ngoài nước, tiền gửi,thanh toán, cho vay và đầu tư, bảo lãnh và tái bảo lãnh, tài trợ thương mại, chuyểntiền, phát hành và thanh toán các loại thẻ trong nước và thẻ tín dụng quốc tế, séc du

Trang 37

lịch, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính

và nhiều dịch vụ ngân hàng khác

Theo thông tin công bố trên website chính thức, đến thời điểm hiện tại,VietinBank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chinhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm; Có 9 Công ty hạch toán độc lập

là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản

lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lýQuỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu,Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thôngtin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ BankStar I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò

VietinBank cũng là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàngINDOVINA; Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn

90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới

Vietinbank là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO9001:2000; là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngânhàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổchức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế

Vietinbank Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại

và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh.Vietinbank cũng Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tạiChâu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thịtrường khu vực và thế giới Trong quá trình hình thành và phát triển, Vietinbankluôn không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triểncác sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng

Cơ cấu tổ chức của Vietinbank được thể hiện qua các sơ đồ dưới đây:

Trang 38

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank

Trang 40

2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần

Công Thương Việt Nam

Vietinbank hiện đang là một trong những ngân hàng dẫn đầu tại Việt Nam vềquy mô tổng tài sản cũng như mạng lưới hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh

có những bước tiến vượt bậc qua từng năm Với việc chuyển đổi thành công từ mộtNHTM nhà nước sang NHTM cổ phần, VietinBank đang đi đúng hướng để thựchiện sứ mệnh là tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đanăng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trịcuộc sống

Ngày đăng: 11/07/2016, 17:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài Chính, Hà Nội 2. Nguyễn Quang Quynh – Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), Lý thuyết kiểmtoán, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết kiểm toán
Tác giả: Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài Chính, Hà Nội 2. Nguyễn Quang Quynh – Nguyễn Thị Phương Hoa
Nhà XB: NXB Tài Chính
Năm: 2008
3. Nguyễn Quang Quynh – Ngô Trí Tuệ (2006), Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán tài chính
Tác giả: Nguyễn Quang Quynh – Ngô Trí Tuệ
Nhà XB: NXB Đạihọc Kinh tế quốc dân
Năm: 2006
4. Alvin A.Arens và Loebbecke (1998), Kiểm toán (Bản dịch), NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán (Bản dịch)
Tác giả: Alvin A.Arens và Loebbecke
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1998
11. Phan Trung Kiên (2008), Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trongdoanh nghiệp xây dựng Việt Nam
Tác giả: Phan Trung Kiên
Năm: 2008
5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 ban hành quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Khác
6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 Khác
7. Bộ tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính Khác
8. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 Khác
9. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2013), Quyết định số 1041/2013/QĐ- HĐQT-NHCT47 ngày 29/06/2013 v/v ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Bộ máy kiểm toán nội bộ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Khác
10. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2013), Quyết định 050/2013/QĐ- BKS-NHCT47 Ngày 15/07/2013 v/v ban hành quy trình Kiểm toán nội bộ trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Khác
12. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2009), Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w