1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH việt kuc

45 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 894,81 KB

Nội dung

Muốn thực hiện tốt công việc này đòi hỏi các nhà quản trị phảitiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách chi tiết để từ đó xây dựng nên một chiến lươ

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 0

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÌNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1

1.1 Tầm quan trọng và nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 1 1.1.1 Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp 1

1.1.2 Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 2

1.2 Tài liệu phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp 3

1.2.1 Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01-DN) 3

1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02-DN) 3

1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03- DN) 4

1.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B09-DN) 4

1.3 Phương pháp phân tích 4

1.3.1 Phương pháp so sánh 4

1.3.2 Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế 5

1.3.3 Phương pháp tương quan 5

1.4 Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 5

1.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 6

1.4.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 10

1.5 Năng lực tài chính của Công ty và ý nghĩa của việc nâng cao năng lực tài chính của Công ty 11

1.5.1 Khái niệm năng lực tài chính 11

1.5.2 Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của Công ty 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT KUC 13

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Việt Kuc 13

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Việt Kuc 13

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty 14

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công 14

Trang 2

2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty TNHH Việt Kuc

giai đoạn 2012-2014 16

2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty qua các chỉ tiêu chủ yếu của Bảng Cân đối kế toán 16

2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 22

2 3 Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của Công ty trong 3 năm qua 25

2.3.1 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp 25

2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động kinh doanh 26

2.3.3 Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh 30

2.4 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty TNHH Việt Kuc giai đoạn 2012-2014 32

2.4.1 Những kết quả đạt được 32

2.4.2 Tồn tại 32

2.4.3 Nguyên nhân của các tồn tại 33

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY VIỆT KUC 35

3.1 Định hướng của Công ty trong thường gian tới 35

3.2 Một số giải pháp nâng cao hoạt động tài chính tại Công ty 36

3.2.1 Nâng cao tỷ trọng vốn chủ sở hữu 36

3.2.2 Tổ chức công tác phân tích tài chính thường xuyên 36

3.2.3 Tăng khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 37

3.2.4 Tiết kiệm chi phí 37

3.2.5 Đổi mới công nghệ và sử dụng máy móc thiết bị hiệu quả 38

3.2.6 Nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực 38

KẾT LUẬN 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội thuận lợi chocác doanh nghiệp Việt Nam Song bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phảiđối mặt với rất nhiều những khó khăn và thách thức lớn Để tồn tại và pháttriển, các doanh nghiệp phải tìm ra đáp án cho các bài toán của kinh tế học,dựa trên điều kiện các nguồn lực kinh tế có hạn

Có thể nói, quản lý tài chính là chức năng quan trọng trong hoạt độngkinh doanh, bởi lẽ nó quyết định tính độc lập và sự thành bại trong kinh doanhcủa doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khănnhư hiện nay Muốn thực hiện tốt công việc này đòi hỏi các nhà quản trị phảitiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách chi tiết để

từ đó xây dựng nên một chiến lược đầu tư và phát triển đúng đắn trong tươnglai, cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh, đạt được mục tiêu cuối cùng là tối

đa hóa lợi nhuận

Việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính được tiến hành thường xuyênsẽ giúp các nhà quản trị và cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ được thực trạnghoạt động tài chính của doanh nghiệp, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyênnhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, để từ đó cónhững giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính củadoanh nghiệp

Nhận thực được tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính đối vớisự phát triển của doanh nghiệp, kết hợp giữa kiến thức lý luận được tiếp thu ởnhà trường và quá trình tiếp xúc với thực tiễn trong thời gian thực tập vừa

qua, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH Việt Kuc” làm đề tài cho

luận văn tốt nghiệp của mình

Trang 4

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của em gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty TNHH Việt Kuc.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty TNHH Việt Kuc.

Mặc dù rất cố gắng nhưng do trình độ lý luận và nắm bắt thực tế còn nhiều hạn chế nên việc nghiên cứu của em không tránh khỏi một số sai sót nhất ðịnh Em rất mong nhận ðýợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các cô chú phòng Tài chính-Kế toán của công ty để đề tài nghiên cứu của

em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Trần Thị Mỹ Đức, cùng toàn

thể cán bộ, nhân viên phòng Tài chính-Kế toán của Công ty TNHH Việt Kuc đã giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện cho em hoàn thành bài luận văn

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 5

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÌNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

VÀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Tầm quan trọng và nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh sốliệu về tài chính hiện hành với quá khứ.Thông qua phân tích tình hình tàichính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinhdoanh cũng như những rủi ro hay triển vọng của doanh nghiệp

1.1.1.2 Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp

Tình hình tài chính của doanh nghiệp là một bức tranh tổng thể phản ánhnhững nguồn lực hiện có, việc sử dụng các nguồn lực ấy và tiềm năng củachúng trong tương lai Thông qua việc phân tích tài chính cho phép đánh giáđược khái quát và toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, thấy rõnhững điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng của doanh nghiệp Kết quả phântích tình hình tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến các quyếtđịnh của đối tượng sử dụng thông tin Với những đối tượng khác nhau thìquan tâm đến những góc độ khác nhau của kết quả phân tích, nhưng đều cómục đích chung là đảm bảo lợi ích kinh tế cho mình, cụ thể:

+ Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quả trị: phân tích tài chính cungcấp các thông tin về toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, từ đóđánh giá tình hình sử dụng vốn và làm cơ sở cho các dự báo tài chính, cácquyết định đầu tư, phân phối lợi nhuận, đánh giá tình hình công nợ, tìm kiếmcác thách thức thu hồi công nợ và trả nợ

+ Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp ( các ngân hàng thương mại, cácnhà cho vay tín dụng, người cung cấp vật tư hàng hóa…): Việc phân tích tìnhhình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho phép các ngân

Trang 6

hàng cũng như các nhà cho vay tín dụng, các nhà cung cấp vật tư hàng hóađưa ra quyết định có tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn kinh doanh hoặccung cấp vật tư thiết bị cho doanh nghiệp trong tình hình kinh doanh hiệnnay hay không Nói cách khác, việc phân tích tình hình tài chính của doanhnghiệp giúp các chủ nợ hạn chế được rủi ro khi thực hiện các giao dịch vớidoanh nghiệp.

+ Đối với các nhà đầu tư: trên cơ sở phân tích các thông tin về tình hìnhhoạt động, về kết quả kinh doanh hang năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá đượckhả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp, tư đó đưa ranhững quyết định đầu tư phù hợp

+ Đối với người lao động trong doanh nghiệp: họ quan tâm tới cácthông tin tài chính của doanh nghiệp Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạtđộng của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhậpchính của người lao động Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người laođộng được tham gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định Như vậy, họcũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắnvới doanh nghiệp

+ Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước: biết được tình hình tàichính của doanh nghiệp sẽ giúp họ đánh giá, kiểm soát được việc thực hiệnnghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp, đồng thời thấy rõ những ảnhhưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội tác động tới các hoạt động của doanhnghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung Từ đó có những cơ sở để

đề ra những chính sách, cơ chế, giải pháp tài chính phù hợp hơn, tạo điều kiệncho các doanh nghiệp phát triển lành mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mônền kinh tế

1.1.2 Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp

Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp là căn cứ trên nhữngnguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình, thựctrạng và triển vọng của hoạt động tài chính, chỉ ra những mặt tích cực và hạn

Trang 7

chế của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng củacác yếu tố Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hơnnữa hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.

1.2 Tài liệu phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp

Tài liệu quan trọng nhất được sử dụng trong phân tích tình hình tàichính doanh nghiệp là các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tình hình cụ thểcủa doanh nghiệp

1.2.1 Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01-DN)

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quáttoàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanhnghiệp tại một thời điểm nhất định

Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu hai phần:

+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệptại thời điểm báo cáo Theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản được chia thành hai phần: Tàisản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn

+ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanhnghiệp tại thời điểm hiện có Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệmpháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanhnghiệp Nguồn vốn được chia thành: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Nội dung trong bảng cân đối kế toán phải thỏa mãn phương trình cơ bản:

TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN

1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02-DN)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp,phản ánh tổng quát tình hình và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kếtoán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và cáchoạt khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và cáckhoản phải nộp

Trang 8

Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất vềphương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và chỉ ra rằng: cáchoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay lỗ vốn, đồng thời nó còn phảnánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nhiệmquản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03- DN)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phán ánh việc hìnhthành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Dựavào biến độngtài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanhnghiệp và dự đoán luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp

Nội dung của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: lưu chuyển tiền từhoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền

từ hoạt động tài chính

1.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B09-DN)

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báocáo tài chính của doanh nghiệp, được lập nhằm cung cấp thông tin về hoạtđộng sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồng thờigiải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong 3 bảng báo cáo tài chính trên chưatrình bày một cách cụ thể và rõ ràng

1.3 Phương pháp phân tích

1.3.1 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích đểđánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phântích Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản nhưxác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu

so sánh

+ Điều kiện so sánh: Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng ( 2 chỉ tiêu ) Các cỉtiêu phải thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn

vị đo lường

Trang 9

+ Gốc để so sánh: Được tùy thuộc vào mục đích của phân tích Gốc sosánh có thể xác định tại từng thời điểm, cũng có thể xác định trong từng thời kỳ + kỹ thuật so sánh: Thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối(cho thấy khối lượng, quy mô của chỉ tiêu được biểu hiện bằng tiền mà doanhnghiệp đạt được ở kỳ thực tế so với kỳ gốc) và so sánh bằng số tương đối (chothấy mối quan hệ, độ phất triển, vị trí của bộ phận trong tổng thể của các chỉtiêu kỳ thực tế so với kỳ gốc tăng giảm bao nhiêu %).

1.3.2 Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế.

+ Phương pháp thay thế liên hoàn: Được sử dụng để xác định mức độ ảnhhưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế khi các nhân tố ảnh hưởng này cóquan hệ tích số, thương số hoặc kết quả cả tích và thương với kết quả kinh tế + Phương phấp cân đối: Đây là phương pháp sử dụng để xác định mức

độ ảnh hưởng của các nhân tố nếu chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tốảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu

1.3.3 Phương pháp tương quan

Giữa các hiện tượng và kết quả kinh tế thường tồn tại những mối quanhệ tác động qua lại mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau Đặc trưng cơ bản của mốiquan hệ này là sự thay đổi của các hiện tượng hoặc kết quả kinh tế khác Mốitương quan giữa các hiện tượng và kết quả kinh tế có thể tồn tại dưới haidạng: Tương quan tỷ lệ thuận và tương quan tỷ lệ nghịch

1.4 Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Hầu hết các hệ số tài chính đều có những cái tên mô tả cho người sửdụng nhận biết được làm thế nào để tính các hệ số tài chính ấy hoặc làm thếnào để hiểu được lượng giá trị của nó

Các loại hệ số tài chính gồm 4 loại chủ yếu:

+ Các hệ số về thanh toán: Phản ánh khả năng nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp

Trang 10

+ Các hệ số về cơ cấu tài chính: Phản ánh mức độ mà doanhnghiệp dùng nợ vay đẻ sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chínhcủa doanh nghiệp.

+ Các hệ số về hoạt động: Phản ánh tình hình về sử dụng tài sản, hayphản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt độngc của doanh nghiệp

+ Các hệ số sinh lời: Để đánh giá hiệu quả cuối cùng của hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

1.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

(1) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

(2) Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Hệ số khả năng Tổng giá trị tài sản ngắn hạn – Giá trị hàng tồn kho thanh toán nhanh =

Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyểnđổi tài sản ngắn hạn thành tiền sau khi trừ đi yếu tố hàng tồn kho để trả cáckhoản nợ ngắn hạn tới hạn trả Bởi lẽ, trong tài sản lưu động thì hàng tồn kho

có khả năng thanh toán kém nhất Chỉ tiêu này càng cao (>=0,75) càng tốt,chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đủ khả năng chuyển đổi thànhtiền để trả nợ ngắn hạn Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao, mà nguyên nhânchủ yếu là do các khoản phải thu quá lớn sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp

Trang 11

(3) Hệ số khả năng thanh toán tức thời.

Hệ số khả năng Tiền và các khoản tương đương tiền

thanh toán tức thời =

Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng sử dụng các khoản tương đương tiền đểtrả ngay nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp Hệ số này càng cao (>=0,5), chứngtỏ doanh nghiệp có thể tự chủ về mặt tài chính trong việc trả nợ ngắn hạn.Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao dẫn đến doanh nghiệp để quá nhiều tiềnnhàn rỗi, bị ứ đọng vốn, vòng quay tiền chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn.Nhìn chung, hệ số này quá cao là không tốt vì tiền và các khoản tương đươngtiền quá nhiều có thể gây ứ đọng vốn

1.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính.

(2) Hệ số vốn chủ sở hữu.

Trang 12

(3) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.

Lợi nhuận trước thuế và lăi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

Số lãi vay phải trả

Hệ số này nói lên trong kỳ, doanh nghiệp đã tạo ra lợi nhuận gấpbao nhiêu lần lãi phải trả về tiền vay Hệ số này càng cao thì rủi ro mất khảnăng chi trả tiền vay càng thấp và ngược lại

1.4.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh.

(4) Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho luân chuyển trong

kỳ Hệ số này càng lớn thì rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng giảm vàngược lại

Doanh thu thuần

Số vòng quay hàng tồn kho =

Giá trị hàng tồn kho bình quân

Trong đó:

Giá trị HTK đầu kỳ + Giá trị HTK cuối kỳ Giá trị hàng tồn kho bình quân =

2

(5) Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiềnmặt của doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếmdụng vốn lớn Chỉ tiêu này dựa vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp

Số vòng quay Doanh thu thuần

các khoản phải thu =

Số dư bình quân các khoản phải thu

Trang 13

(6) Số vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động bình quântrong kỳ sẽ tham ra và tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Vòng quay vốnlưu động càng lớn, thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, góp phầnnâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp

Doanh thu thuần

Số vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Trong đó:

VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ

Vốn lưu động bình quân =

2

(7) Thời gian một vòng quay của vốn lưu động

Thời gian một vòng Thời gian kỳ phân tích

quay vốn lưu động =

Số vòng quay vốn lưu động

Đây là chỉ tiêu phản ánh số ngày bình quân cần thiết mà vốn lưu động quayđược một vòng Chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu độngcàng tăng, từ đó tăng khả năng sinh lời của vốn lưu động và ngược lại

(8) Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định bình quântrong kỳ sẽ tham gia và tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu nàycàng cao chửng tỏ vốn cố định tạo ra ngày càng nhiều doanh thu thuần vàhoạt động càng tốt

Hiệu quả sử dụng Doanh thu thuần

vốn cố định =

Vốn cố định bình quân

Trang 14

Trong đó:

VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ

Vốn cố định bình quân =

2

(9) Vòng quay toàn bộ vốn

Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quayđược bao nhiêu vòng

Số vòng quay Doanh thu thuần

1.4.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

(1) Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh (ROI)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh khi chưatính tới ảnh hưởng của lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp

Tỷ suất sinh lời của vốn Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

kinh doanh (ROI) = X 100 Vốn kinh doanh bình quân

(2) Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận sau thuế

của tài sản(ROA) = X 100

Giá trị tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, doanh nghiệp cứ bỏ 100 đồng tài sản đầu

tư thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Trang 15

(3) Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là chỉ tiêu phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ sẽtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Đây là nhân tố giúp nhà quản trịtăng vốn chủ sở phục vụ hoạt động kinh doanh và cũng là chỉ tiêu được cácnhà đầu tư, các nhà cho vay chú ý nhất

Tỷ suất sinh lời của Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân

(4) Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp sẽthu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đây là nhân tố có thể giúp doanhnghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu

Tỷ suất sinh lời của Lợi nhuận sau thuế

doanh thu (ROS) = X 100

Doanh thu thuần

Trên đây là các hệ số tài chính đặc trưng để đánh giá tổng quan và

cụ thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệpcũng cần phải xem xét tổng thể và nhìn nhận mối liên hệ giữa các hệ số để cóđược một cái nhìn toàn diện và phù hợp với mục đích nghiên cứu

1.5 Năng lực tài chính của Công ty và ý nghĩa của việc nâng cao năng lực tài chính của Công ty.

1.5.1 Khái niệm năng lực tài chính

Năng lực tài chính của một doanh nghiệp thể hiện ở nguồn lực tài

chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường.

1.5.2 Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của Công ty

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các yếu

tố định lượng và các yếu tố định tính, trong đó:

Trang 16

- Các yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có, bao gồm: quy mô, sự tăng trưởng của nguồn vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời…

- Các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính được thể hiện qua trình độ tổ chức, trình độ quản lý, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực,…

Để dễ dàng cho việc đánh giá, xem xét năng lực tài chính của một doanhnghiệp, ta có thể phân chia thành các nhóm chỉ tiêu như sau:

Quy mô nguồn vốn chủ sở hữu và sự tăng trưởng của nguồn vốn CSH

Khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn

Khả năng sinh lời

1.5.3 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực tài chính của Công ty

- Nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp cho Công ty chủ động rất nhiềutrong hoạt động sản xuất kinh doanh, tác động tích cực đến các hệ số tài chínhlàm tăng lợi nhuận của Công ty

- Mặt khác, việc nâng cao năng lực tài chính giúp cho Công ty hạn chếđược rủi ro tài chính trong khi thị trường tài chính Việt Nam đang trong trạngthái khủng hoảng

- Hơn thế nữa nâng cao năng lực tài chính giúp cho Công ty trả đượccác khoản nợ, tạo uy tín, lòng tin với các nhà đầu tư và với Nhà nước

Trang 17

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TNHH VIỆT KUC 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Việt Kuc

2.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Việt Kuc

+ Tên công ty : Công ty TNHH Việt Kuc

+ Người đại diện ( Bà ): Nguyễn Thị Thu Trang

+ Địa chỉ : Số 2, Ngách 40/9 Võ Thị Sáu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội + Số điện thoại : (04)33198662

+ Email: vietkuc@gmail.com

Công ty TNHH Việt Kuc được thành lập theo giấy phép kinh doanh số

2402000003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 26/02/2006 Ngành nghề kinh doanh: thiết kế xây dựng các công trình dân dụng,công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cung ứng và mua bán vật liệu xây dựng Công ty những ngày đầu thành lập doanh nghiệp vẫn còn khó khăn

cả về tài chính và nhân công lao động Nhưng Công ty đã không ngừng nỗlực vượt qua nhiều thử thách khắc nghiệt để đem lại những kết quả nhưngày hôm nay và phát triển bền vững Tốc độ tăng trưởng của Công tykhông chỉ thể hiện qua các công trình lớn nhỏ rải rác khắp các quận,huyện trực thuộc TP Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam , Vĩnh Phúc…mà cònthể hiện qua uy tín thương hiệu và tiềm năng phát triển của đơn vị Điềuđáng tự hào của doanh nghiệp đó là đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, công nhânlành nghề, họ luôn khao khát thực hiện những công trình, sản phẩm cóchất lượng hơn, chuyên nghiệp hơn Qua hơn 9 năm xây dựng và trưởngthành, Công ty đã tự khẳng định được mình, ngoài ra còn được các cơquan chức năng và các ngành hữu quan đánh giá cao Các công trìnhthuộc Công ty đều đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công và liên tục ký kếtđược những hợp đồng có giá trị

Trang 18

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty

Công ty TNHH Việt Kuc thành lập theo luật doanh nghiệp của Nhà nướcvới ngành nghề kinh doanh là:

•Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,thuỷ lợi, hạ tầng đô thị, cấp thoát nước

• Xây dựng quản lý bất động sản

• Kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng

•Lắp đặt đường dây điện và trạm điện

•San ủi, đào lấp công trình

•Gia công và lắp đặt kết cấu kim loại dân dụng

•Xây dựng và kinh doanh khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí và du lịch

•Tư vấn và đầu tư đấu thầu

•Sản xuất, thi công công trình xây dựng theo đúng thiết kế, quy trìnhtiêu chuẩn cả về kỹ, mỹ thuật đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tạo nền tảngbền vững cho công ty trong công cuộc xây dựng Công ty

2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy của Công ty

( Nguồn: Công ty TNHH Việt Kuc)Ban Giám đốc

Trang 19

Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Ban giám đốc : Ban giám đốc là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty.Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật trong quan hệ kinh tế với đối tácbên ngoài , đồng thời là người quyết định việc điều hành công ty Phó giámđốc có nhiệm vụ hỗ trợ Tổng giám đốc trong các công việc hàng ngày cũngnhư giúp Tổng giám đốc đưa ra các quyết sách của Công ty

Phòng kế toán : Thực hiện việc quản lý kế toán tài chính của công tytheo qui định của nhà nước , tham mưu cho Tổng giám đốc về tình hình tàichính và các hoạt động kinh tế của công ty

Phòng Hành chính: Phòng hành chính là phòng nghiệp vụ có chứ cnăng tham mưu về tổ chức nhân sự, và đào tạo bồi dưỡng các bộ côngnhân viên chức

Phòng Kinh doanh: Phòng Kinh doanh – tiếp thị phụ trách việc xâydựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị, tham gia hội chợ,triển lãm…

Phòng nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao: Phòng nghiên cứu cónhiệm vụ tạo ra những sản phẩm mới, quy trình mới, tổ chức thử nghiệmcải tiến

Đội và phân xưởng là nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm Công ty có tất cả 4phân xưởng và 3 đội, được đặt chủ yếu tại Hà Nội và các khu vực quanh HàNội Đây là lực lượng chủ yếu tạo ra doanh thu cho công ty

Trang 20

2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty TNHH Việt

Kuc giai đoạn 2012-2014

2.2.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty qua các chỉ

tiêu chủ yếu của Bảng Cân đối kế toán.

2.2.1.1 Phân tích tình hình cơ cấu phân bổ vốn.

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn của Công ty TNHH Việt Kuc

III Hàng tồn kho 1.385 25,52 987 15,70 846 10,76 -398 -28,74 -141 -14,29

IV Tài sản ngắn

TỔNG TÀI SẢN 18.076 100 20.821 100 25.488 100 2.745 15,19 4.667 22,41

( Nguồn số liệu: báo cáo tài chính của công ty Việt Kuc 2012-2014)

Trang 22

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng giá trị tài sản của công ty liên tục tăngtrong 3 năm, điều này chứng tỏ, công ty đang không ngừng mở rổng quy môhoạt động kinh doanh Cụ thể: tổng tài sản của công ty năm 2013 là 20.821triệu đồng, tăng 2.745 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là15,19% Năm 2014, tổng tài sản đạt 25.488 triệu đồng, tăng 22,41% so vớinăm 2013 Trong đó:

Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tài sản dài h ạn, dao

động ở mức 25% đến 30% qua ba năm, năm 2013 so với 2012 tăng thêm 860triệu đồng năm 2013 và tăng 1.578 triệu đồng năm 2014 tương ứng với các tỷlệ 15,84% và 25,10% Nguyên nhân của sự gia tăng này là do tiền và cáckhoản tương đương tiền, các khoản phải thu, tài sản ngắn hạn khác đều tănglên với tỷ lệ tăng lần lượt là 15,64%, 58,91%, 119,60%

Tiền và các khoản tương tiền trong năm 2013 so với năm 2012 tăng 247

triệu đồng tương ứng tăng 15,64% và năm 2014 so với năm 2013 tăng 369triệu đồng tương ứng tăng 20,21% , điều này cho thấy khả năng tài chính củacông ty trong việc thanh toán các nợ ngắn hạn ngày càng được đảm bảo, khảnăng tự chủ về tài chính trong chi trả nợ ngắn hạn khá tốt

Các khoản phải thu tăng lên với tỷ lệ khá cao 58,91% tương ứng với

823 triệu đồng năm 2013, tới năm 2014 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 15,54%tương ứng vơi 345 triệu đồng Trong đó, các khoản phải thu khách hàng, trảtrước cho người bán và các khoản phải thu khác đều tăng lên Trả trước chongười bán tăng lên 215 triệu đồng tương ứng tăng 47,36% năm 2013, tăng

299 triệu đồng tương ứng tăng 44,69% năm 2014 cho thấy doanh nghiệp đãchủ động trong việc đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, hàng hóa để phục vụ choviệc sản xuất kinh doanh của công ty Năm 2013, phải thu của khác tăng 315triệu đồng tương ứng tăng 45,13%, các khoản phải thu khác tăng với tỷ lệ rấtcao 119,60% tương ứng tăng 293 triệu đồng tới năm 2014 tỷ lệ này đã giảmxuống còn 23,79% tương ứng với tăng 241 triệu đồng đối với phải thu kháchhàng, đối với các khoản phải thu khác đã giảm xuống đáng kể với tỷ lệ giảm

Ngày đăng: 11/07/2016, 09:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w