Tài liệu là đề cũng là đề cương ôn tập môn TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH. Tài liệu gồm phần lý thuyết ở những trang đầu và bài tập ở những trang sau. Phương án A làm đáp án để tiện cho các bạn tham khảo. Mời các bạn đón đọc
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TRẮC ĐỊA TỪ A – Z
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRẮC ĐỊA
Câu 1: Mặt thủy chuẩn là:
A Tất cả đều sai
B Là mặt nước biển trung bình đi qua Hòn Dấu – Hải Phòng
C Là mặt Elip tròn xoay có hình dạng gần giống với Trái đất
D Là mặt Elipsoid có tâm trùng với tâm Trái đất
Câu 2: Độ cao tuyệt đối ( độ cao nhà nước) của một điểm là:
A Khoảng cách theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt thủy chuẩn gốc
B Khoảng cách theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt thủy chuẩn quy ước
C Khoảng cách theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt Elipsoid
D Khoảng cách theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt Elipsoid gốc
Câu 3: độ cao tương đối ( độ cao giả định) của một điểm là:
A Khoảng cách theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt thủy chuẩn quy ước
B Khoảng cách theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt thủy chuẩn gốc
C Khoảng cách theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt Elipsoid
D Khoảng cách theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt Elipsoid gốc
Câu 4: Chênh cao h giữa 2 điểm A và B dược quy ước như sau:
A hBA= HA - HB
B hAB= HA - HB
C hBA= HB – HA
D Tất cả đều đúng
Câu 5: Chọn phát biểu đúng:
A Phương dây dọi tại mọi điểm vuông góc với mặt Geoid
B Phương dây dọi tại mọi điểm trung với phương pháp tuyến mặt Elipsoid tại điểm đó
C Các phương dây dọi luôn song song với nhau
D Tất cả đều đúng
Trang 2Câu 6: chọn phát biểu đúng
A Phương thẳng đứng là phương vuông góc với mặt Geoid
B Phương thẳng đứng là phương vuông góc với mặt Elipsoid
C Phương thẳng đứng chưa hẳn là phương dây dọi
D Phương thẳng đứng là phương song song với mặt Geoid
Câu 7: Mặt thủy chuẩn (Geoid) là mặt dùng để xác định:
A ĐỘ cao của một điểm
B Tọa độ của một điểm
C Tọa độ và độ cao
D Tất cả đều sai
Câu 8: Để xác định độ cao của một điểm thong thường:
A Dựa vào độ cao của một điểm đã biết độ cao
B Phải dựa vào ít nhất 2 điểm đã biết độ cao
C Dựa vào độ cao của một điểm và góc phương vị của một cạnh
D Dựa vào độ cao của một điểm và góc định hướng của một cạnh
Câu 9: Kinh độ của một điểm là:
A Góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc và mặt phẳng kinh tuyến đi qua điểm đang xét
B Góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc và mặt phẳng đi qua điểm đang xét
C Góc hợp bởi phương dây dọi đi qua điểm đó với mặt phẳng xích đạo
D Góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc và mặt phẳng đi qua điểm đang xét
Câu 10: Vĩ độ của một điểm là:
A Góc hợp bởi phương dây dọi đi qua điểm đó với mặt phẳng xích đạo
B Góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng vĩ tuyến gốc với mặt phẳng đi qua điểm đang xét
C Góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc với mặt phẳng đi qua điểm đang xét
D Góc hợp bởi phương dây dọi đi qua điểm đó với mặt phẳng xích đạo
Trang 3Câu 11: Giá trị của độ kinh thỏa mãn điều kiện:
A 0 ≤ λ ≤ 180
B -90 ≤ λ ≤ 90
C 0 ≤ λ ≤ 270
D 0 ≤ λ ≤ 360
Câu 12: giá trị của độ vĩ thỏa mãn điều kiện:
A 0 ≤ φ ≤ 90
B 0 ≤ λ ≤ 180
C 0 ≤ λ ≤ 270
D 0 ≤ λ ≤ 360
Câu 13: Hệ tọa độ Gauss – Kruger là hệ tọa độ:
A Vuông góc, 2 chiều
B Vuông góc, 3 chiều
C Địa lý
D Không gian, 3 chiều
Câu 14: Chọn phát biểu đúng
A Độ kinh được tính từ kinh tuyến gốc về 2 phía Đông và Tây
B Độ kinh được tính từ xích đạo về 2 phía Bắc và Nam
C Độ Vĩ được tính từ kinh tuyến gốc về 2 phía Bắc và Nam
D Tất cả đều đúng
Câu 15: Chọn phát biểu đúng
A Tất cả đều đúng
B Độ kinh được tính từ kinh tuyến gốc về 2 phía Đông và Tây
C Độ Vĩ được tính từ kinh tuyến gốc về 2 phía Bắc và Nam
D Tất cả đều đúng
Câu 16: Chọn phát biểu đúng
A Điểm nằm trên xích đạo luôn có vĩ độ bằng 0
B Điểm nằm trên kinh tuyến gốc luôn có vĩ độ bằng 0
C Điểm nằm trên vĩ tuyến gốc luôn có kinh dộ bằng 0
Trang 4D Tất cả đều đúng
Câu 17: Chọn phát biểu sai
A Các điểm nằm trên kinh tuyến gốc sẽ có vĩ dộ bằng 0
B Các điểm cùng thuộc một kinh tuyến sẽ có cùng độ kinh
C Các điểm cùng thuộc một vĩ tuyến sẽ có cùng độ vĩ
D Các điểm nằm trên xích đạo luôn có vĩ độ bằng 0
Câu 18: Góc định hướng của một đường thẳng là:
A Tất cả đều sai
B Góc giữa hướng Bắc và điểm đó
C Góc bằng giữa hướng bắc và đường thẳng đó
D Góc bằng, tính từ hướng bắc ngược chiều kim đồng hồ đến đường thẳng đó Câu 19: Góc định hướng của một đường thẳng là:
A Góc bằng, tính từ hướng bắc của kinh tuyến trục theo chiều kim đồng hồ đến
đường thẳng đó
B Góc bằng giữa hướng bắc với đường thẳng đó
C Góc bằng, tính từ hướng bắc theo chiều kim đồng hồ đến đường thẳng đó
D Tất cả đều sai
Câu 20: Giá trị góc định hướng α của một đường thẳng thỏa mãn điều kiện:
A 0 ≤ α ≤ 360
B -90 ≤ α ≤ 90
C 0 ≤ α ≤ 180
D 0 ≤ α ≤ 90
Câu 21: Giá trị góc phương vị A của một đường thẳng thỏa mãn điều kiện:
A 0 ≤ A ≤ 360
B -90 ≤ A ≤ 90
C 0 ≤ A ≤ 180
D 0≤ A ≤ 90
Câu 22: Chọn phát biểu đúng:
Trang 5A Nếu góc định hướng nghịch là α thì góc định hướng thuận là α – 180
B Nếu góc định hướng nghịch là α thì góc định hướng thuận 360 – α
C Nếu góc định hướng nghịch là α thì góc định hướng thuận 180 – α
D Nếu góc định hướng nghịch là α thì góc định hướng thuận 360 + α
Câu 23: Góc định hướng thuận và góc định hướng nghịch được quy ước như
sau:
A Góc định hướng thuận <180 và góc định hướng nghịch ≥ 180
B Góc định hướng thuận ≥ 180 và góc định hướng nghịch <180
C Tổng 2 góc định hướng thuận nghịch bằng 180
D Tất cả đều sai
Câu 24: Chọn phát biểu đúng:
A Tất cả đều đúng
B Nếu góc định hướng thuận là α thì góc định hướng nghịch là α – 180
C Nếu góc định hướng thuận là 0 thì góc định hướng nghịch là 180
D Hai góc định hướng thuận và nghịch hơn kém nhau 180
Câu 25: chọn phát biểu đúng:
A Nếu góc định hướng thuận là 0 thì góc định hướng nghịch là 180
B Nếu góc định hướng thuận là 0 thì góc định hướng nghịch là 360
C Nếu góc định hướng thuận là 0 thì góc định hướng nghịch là 90
D Hai góc định hướng thuận và nghịch hơn kém nhau 270
Câu 26: khu đất ABCD có dạng hình bình hành, biết góc định hướng αAB=
128○15○32’’, góc dịnh hướng αCD= ?
A αCD= 308○15○32’’
B αCD= 128○38○24’’
C αCD= 28○38○24’’
Trang 6D 51○15○00’’
Câu 27: Trong tam giác đều ABC ( thứ tự A, B, C cùng chiều kim đồng hồ), góc
định hướng αAB= 70○, góc định hướng AC là?
A αAC = 130
B αAB = 250
C αAB = 190
D αAB = 150
Câu 28: Trong tam giác đều ABC ( thứ tự A, B, C cùng chiều kim đồng hồ), góc
định hướng αAB= 70○, góc định hướng αBC là?
A αBC = 190
B αBC = 130
C αBC = 140
D αBC = 40
Câu 29: trong tam giác ABC ( thứ tự A, B, C cùng chiều kim đồng hồ), góc định
hướng αAB= 220○ , góc định hướng AC αAC= 115○ , góc A là?
A A= 105
B A= 25
C A= 45
D A = 115
Câu 30: Trong tam giác đều ABC ( thứ tự A, B, C cùng chiều kim đồng hồ), góc
định hướng αAB= 20, và góc trong B= 80 Góc định hướng cạnh BC là:
A αBC= 120
B αBC= 130
C αBC= 110
D αBC= 140
Câu 31: Nội dung bài toán thuận trắc địa là:
A Tìm tọa độ của một điểm biết tọa độ của điểm đầu, chiều dài và góc định
hướng
Trang 7B Tìm tọa độ của một điểm nếu biết chiều dài và góc định hướng
C Tìm góc định hướng nếu biết tọa độ 2 điểm
D Tìm góc định hướng và chiều dài nếu biết tọa độ của 2 điểm
Câu 32: Nội dung bài toán nghịch trắc địa là:
A Tìm góc định hướng nếu biết tọa độ của 2 điểm
B Tìm tọa độ của một điểm biết tọa độ của điểm đầu, chiều dài và góc định
hướng
C Tìm góc định hướng và chiều dài nếu biết tọa độ của 2 điểm
D Tìm tọa độ của một điểm nếu biết chiều dài và góc định hướng
Câu 33: để xác định tọa độ của một điểm thong thường:
A Phải dựa vào 2 điểm đã biết trước tọa độ
B Phải dựa vào 2 điểm đã biết trước tọa độ
C Phải dựa vào tọa độ và độ cao của 1 điểm
D Tất cả đều đúng
Câu 34: Biết tọa độ của điểm M (XM= 40m; YM=50m), chiều dài SMN= 30m và góc định hướng αMN= 120 Tọa độ của điểm N là:
A XN= 25,000m; YN= 75,981m
B XN= 55,312m; YN= 65,800m
C XN= 55,313m; YN= 75,806m
D XN= 55,312m; YN= 24,207m
Câu 35: Biết tọa độ của điểm A (XA=40,000m; YA= 50,000m), chiều dài
SAB=30,000m và góc định hướng αBA= 140○ Tọa độ của điểm B là:
A XB= 138,302m; YB= 167,861m
B XB= 25,000m; YB= 75,981m
C XB= 148,402m; YB= 167,861m
D XB= 25,000m; YB= 75,981m
Câu 36: Biết tọa độ : M (XM= 50,000m; YM= 70,000m), N(XN= 40,000m; YM= 95,000m) góc định hướng cạnh MN là:
A αMN=26○33○54’’
Trang 8B αMN=126○26○06’’
C αMN=33○26○54’’
D αMN=153○26○06’’
Dữ liệu dùng cho câu 37 đến 40
Tọa độ vuông góc Gauss – Kruger của điểm A là XA= 3451km; YA= 19.325km hỏi
Câu 37: Điểm A thuộc bán cầu nào và múi chiếu thứ bao nhiêu?
A Bán cầu bắc, múi chiếu thứ 18
B Bán cầu bắc, múi chiếu thứ 19
C Bán cầu nam múi chiếu thứ 18
D Bán cầu nam múi chiếu thứ 19
Câu 38: độ kinh của kinh tuyến tây là bao nhiêu
A λTây= 108○
B λTây= 114○
C λTây= 111○
D λTây= 180○
Câu 39: độ kinh của kinh tuyến đông là bao nhiêu?
A λTây= 114○
B λTây= 108○
C λTây= 180○
D λTây= 111○
Câu 40: Độ kinh của kinh tuyến trục là bao nhiêu?
A λTây= 111○
B λTây= 108○
C λTây= 180○
D λTây= 114○
Câu 41: Tìm múi chiếu chứa điểm M, biết độ kinh của điểm M là 95○30’
A Múi chiếu thứ 16
Trang 9B Múi chiếu thứ 17
C Múi chiếu thứ 18
D Múi chiếu thứ 19