1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh nghệ an

215 525 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 215
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỒ THỊ DIỆU ÁNH TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2015BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỒ THỊ DIỆU ÁNH TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động) Mã số: 62 34 04 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN XUÂN CẦU HÀ NỘI 2015LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình khoa học độc lập của mình. Những số liệu và nội dung được đưa ra trong luận án là trung thực. Nội dung của luận án chưa từng được công bố ở cả trong và ngoài nước.MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .......................................................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu......................................................................................... 6 1.1.1. Các nghiên cứu về tự tạo việc làm ................................................................... 6 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm ..................................................... 11 1.2. Cơ sở lý luận tự tạo việc làm của lao động nông thôn ................................... 17 1.2.1. Việc làm, tạo việc làm, giải quyết việc làm và tự tạo việc làm ..................... 17 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn .............. 26 1.2.3. Khái niệm và đặc điểm lao động nông thôn .................................................. 33 1.2.4. Hoạt động phi nông nghiệp ............................................................................ 36 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 39 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 39 2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Nghệ An ......................... 39 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ................................................................. 41 2.1.3. Tình hình phát triển dân số ............................................................................ 43 2.2. Các giả thuyết khoa học và khung phân tích..................................................44 2.2.1. Các giả thuyết khoa học ................................................................................. 44 2.2.2. Khung lý thuyết phân tích .............................................................................. 44 2.2.3. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 48 2.3. Các nguồn số liệu, tư liệu được sử dụng.......................................................... 49 2.3.1. Số liệu thứ cấp ............................................................................................... 49 2.3.2. Số liệu sơ cấp ................................................................................................. 502.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................................... 54 2.4.1. Mục tiêu phân tích số liệu .............................................................................. 54 2.4.2. Phương pháp phân tích .................................................................................. 55 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................... 62 3.1 Thực trạng tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 2013 .......................................................................................... 62 3.1.1. Các hoạt động tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................................................................................................................... 62 3.1.2. Kết quả hoạt động tự tạo việc làm của lao động nông thôn .......................... 65 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An......................................................................................................69 3.2.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân lao động nông thôn .......................................... 69 3.2.1. Các yếu tố thuộc về hộ gia đình ..................................................................... 78 3.2.3. Các yếu tố thuộc về cộng đồng ..................................................................... 86 3.3. Đánh giá mức độ tác động bằng mô hình hồi quy Logistic ......................... 106 Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NGHỆ AN ........................................................................... 115 4.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 20152025 ............................................................................................................... 115 4.2. Các quan điểm tự tạo việc làm của lao động nông thôn Nghệ An .............. 118 4.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An................................................................. 120 4.3.1. Nhóm giải pháp khuyến khích cá nhân lao động nông thôn tự tạo việc làm120 4.3.2. Nhóm giải pháp phát huy động lực tự tạo việc làm của lao động nông thôn từ hộ gia đình ......................................................................................................... 121 4.3.3. Nhóm giải pháp phát huy sức mạnh cộng đồng thúc đẩy tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An ...................................................... 125 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 134 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ........................................................ 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 137 PHỤ LỤCDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CN Công nghiệp CNH HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ĐTĐT Đối tượng điều tra ĐVT Đơn vị tính GDP Tổng sản phẩm quốc nội HTX Hợp tác xã ILO Tổ chức lao động quốc tế LĐ – TBXH Lao động Thương binh và Xã hội MTQG Môi trường quốc gia NNPTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTM Nông thôn mới PCCC Phòng cháy chữa cháy SXKD Sản xuất kinh doanh TDCM Trình độ chuyên môn TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân XKLĐ Xuất khẩu lao độngDANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ BẢNG: Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tổng hợp kinh tế Nghệ An giai đoạn 2010 2013 ..... 42 Bảng 2.2. Tình hình dân số và giới tính giai đoạn 2010 2013 ......................... 43 Bảng 2.3: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm trong các nghiên cứu trước đây .......................................................................... 45 Bảng 2.4. Phân bố của mẫu điều tra lao động nông thôn ................................... 52 Bảng 2.5. Phân bố (%) của đối tượng điều tra theo một số đặc điểm cơ bản ..... 53 Bảng 2.6. Tóm tắt kiểm định (χ2) các mối liên hệ đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp ................................................................................ 56 Bảng 2.7: Biến độc lập trong phân tích hồi quy nhị phân (Binary Logicstic) các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp ............... 59 Bảng 2.8: Tóm tắt nội dung phỏng vấn ............................................................... 61 Bảng 3.1. Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2011 2013 (6 tháng đầu năm 2013) .......................................................................................... 65 Bảng 3.2. Các kết quả về lao động việc làm của tỉnh Nghệ An năm 2011, 2012, 2013 ......................................................................................... 66 Bảng 3.3. Kết quả sau học nghề của lao động nông thôn Nghệ An giai đoạn 2010 2012 ......................................................................................... 67 Bảng 3.4. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo vị thế............... 68 Bảng 3.5. Dân số và lao động nông thôn tỉnh Nghệ An ..................................... 70 Bảng 3.6: Bảng phân bố (%) ĐTĐT theo các yếu tố thuộc về cá nhân lao động nông thôn ................................................................................... 71 Bảng 3.7. Bảng phân bố (%) ĐTĐT theo các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc thuộc về hộ gia đình .................................................................... 79 Bảng 3.8. Phân bố (%) ĐTĐT các yếu tố thuộc về cộng đồng ........................... 87 Bảng 3.9. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ............................................................. 98 Bảng 3.10. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề trong chương trình NTM ............. 99Bảng 3.11. Tổng hợp các chỉ tiêu về tiếp cận điện năm 2011 ............................ 101 Bảng 3.12. Tổng hợp các chỉ tiêu về đường giao thông ..................................... 101 Bảng 3.13. Tổng hợp các chỉ tiêu về chợ nông thôn .......................................... 102 Bảng 3.14. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khu vực nông thôn Nghệ An ... 105 Bảng 3.15. Các nguồn lực tài chính địa phương ................................................. 105 Bảng 3.16: Kết quả kiểm định phương sai ANOVA .......................................... 107 Bảng 3.17: Kết quả phân tích Hồi quy Binary logictics ........................................ 110 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 3.1. Phân bố phần trăm các nghề của lao động nông thôn ........................ 64 Biểu đồ 3.2. Phân bố % của đối tượng tự tạo việc làm phi nông nghiệp ................ 69 Biểu đồ 3.3: Tiếp cận thông tin nông thôn Nghệ An .............................................. 92 HÌNH: Hình 2.1. Bản đồ địa lý tỉnh Nghệ An ................................................................ 40 HỘP: Hộp 3.1: Trình độ chuyên môn ảnh hưởng tự tạo việc làm .............................. 75 Hộp 3.2. Yếu tố được đào tạo nghề tác động tự tạo việc làm ........................... 77 Hộp 3.3. Vốn tài chính bản thân tác động đến tự tạo việc làm ......................... 78 Hộp 3.4. Vai trò gia đình đối với tự tạo việc làm ............................................. 82 Hộp 3.5. Yếu tố hộ gia đình tác động tự tạo việc làm của lao động nông thôn 86 Hộp 3.6. Hỗ trợ địa phương tác động đến tự tạo việc làm ................................ 97 Hộp 3.7: Khó khăn trong tiếp cận vốn ............................................................ 104 Hộp 4.1. Chia sẻ thông tin tác động đến tự tạo việc làm ................................ 125 SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................... 471 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Luận án được viết với tổng số trang là 135, trong đó số trang của từng chương, từng phần được chia cụ thể như sau: (mở đầu: 5 trang, chương 1: 33 trang, chương 2: 23 trang, chương 3: 53 trang,chương 4: 19 trang ,kết luận: 2 trang). Luận án được thực hiện thông qua quá trình tham khảo 73 tài liệu (gồm có 55 tài liệu tiếng Việt, 18 tài liệu nước ngoài). Tổng số phụ lục của luận án là 79 trang (bao gồm 6 phụ lục). Luận án được minh họa thông qua 25 bảng, 3 biểu đồ, 1 sơ đồ, 1 hình và 8 hộp trích dẫn. Luận án được thực hiện có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn về tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Trong đó đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tự tạo việc làm, tập trung khai thác các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Xây dựng các nhóm yếu tố ảnh hưởng tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn theo ba cấp độ khác nhau (cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng). Các kết quả phân tích đã cho thấy cách nhìn toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An Luận án đo lường xác suất tự tạo việc làm phi nông nghiệp so với không tự tạo việc làm phi nông nghiệp khi có sự tác động của các nhóm yếu tố bằng mô hình Binary logictics. Từ đó luận án xác định mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp. Sau khi thực hiện các phân tích từ thực trạng luận án đã xác định yếu tố thuộc về cá nhân sẽ góp phần làm thay đổi tư duy tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Tác động của các yếu tố thuộc về cá nhân (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, sức khỏe...) sẽ làm thay đổi khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nâng cao vai trò hộ gia đình, mối quan hệ cộng đồng và dòng họ sẽ góp phần làm thúc đẩy tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Phát huy các yếu tố cộng đồng bao gồm đổi mới cơ chế chính sách, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính, nâng cao khả năng chia sẻ thông tin từ các tổ chức đoàn thể địa phương sẽ tác động mạnh mẽ đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sau khi luận án được hình thành thì tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Nghệ An được làm rõ tạo tiền đề cho việc thúc đẩy tự tạo việc làm của lao động nông thôn trong giai đoạn tới. Kết quả sẽ có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào xóa đói giảm nghèo địa phương giai đoạn 2015 – 2020 tầm nhìn 2030 dưới cả giác độ mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.2 2. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực nông thôn là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung, được phân bố ở nông thôn và làm việc trong các lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn nông thôn, bao gồm: sản xuất nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác diễn ra ở nông thôn. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực nông thôn có thể hiểu là làm tăng giá trị con người trên các mặt đạo đức học tập, lao động, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn và thể lực làm cho con người có khả năng làm việc cao nhất, đóng góp có hiệu quả nhất vào phát triển kinh tế, xã hội nông thôn. Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn. Việc làm nông thôn hiện nay có một số đặc điểm cơ bản và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tạo việc làm và tự tạo việc làm ở nông thôn hiện nay. “Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động đem lại thu nhập cho người lao động” 39, tr.20. Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng, tạo việc làm cho lao động đặc biệt đối với lao động nông thôn là yêu cầu mang tính “tất yếu” của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, tạo việc làm được hiểu là quá trình chính quyền địa phương chủ động tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động. Cách tiếp cận này rõ ràng đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi cơ chế bao cấp và đã tạo ra một sức ỳ lớn cho lao động nông thôn. Cụ thể, lao động nông thôn vẫn bị động trong tiếp cận các công việc mà “hiển nhiên” họ phải có và nhiều lúc thiếu hẳn “động lực” cho thực hiện để nâng cao hiệu quả công việc. Vậy làm thế nào để giúp người lao động nông thôn có thể chủ động tìm kiếm hoặc tạo ra các công việc có chất lượng hơn? Đây là một câu hỏi lớn và cần có lời giải, nhất là trong giai đoạn hiện nay bởi vì để tạo việc làm đòi hỏi sự phối hợp của3 nhiều cơ quan tổ chức cũng như cá nhân người lao động tạo thành cơ chế tạo việc làm, cơ chế ba bên trong đó có sự tham gia của người lao động. Phát triển là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, giảm thất nghiệp, giảm bất bình đẳng xã hội. Chất lượng tăng trưởng và phát triển được đánh giá thông qua rất nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó phải kể đến là giảm dần tỷ lệ thất nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cơ hội, khả năng tìm kiếm việc làm của người lao động. Nhiều nghiên cứu khác nhau cũng đã chỉ ra rằng, việc người lao động có việc làm và tăng thu nhập sẽ góp phần quan trọng trong quá trình giảm nghèo đói (nhất là lao động nông thôn). Như vậy, nỗ lực thúc đẩy tạo ra môi trường thuận lợi để lao động nông thôn chủ động tiếp cận với việc làm, lao động nông thôn chủ động tự tạo ra việc làm của chính mình, tự mình tìm được các nguồn thu nhập có chất lượng trở nên rất cần thiết. Đây được xem là vấn đề mang tính lý luận và cần phải được nghiên cứu để tìm ra lời giải. Lao động nông thôn tự tạo việc làm là hết sức cần thiết. Nghệ An, sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, tỷ lệ hộ nông dân ở nông thôn liên tục giảm. Một bộ phận chuyển sang làm dịch vụ, nghề thủ công, khai thác tài nguyên hoặc di cư vào các khu công nghiệp tập trung như Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh khác. Tỷ lệ di cư của lao động nông thôn Nghệ An chiếm tỷ lệ lớn trong khu vực. Thu nhập của người dân còn thấp nhất là những hộ thuần nông. Do thói quen sản xuất nhỏ lẻ manh mún, đã hạn chế rất lớn sức cạnh tranh thị trường. Khả năng tích luỹ kinh tế của nông dân ít nên việc tái sản xuất, tái tạo nguồn tài nguyên gặp nhiều khó khăn. Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn Nghệ An đang còn nhiều khó khăn, phải tiếp tục giải quyết, đó là: tỷ lệ dân sống ở vùng nông thôn giảm rất chậm và đang có hiện tượng một bộ phận dân cư không nhỏ tuy sống ở nông thôn, nhưng không còn là nông dân vì không còn đất canh tác (do đất đai đã dành cho các dự án phát triển khu công nghiệp, chế xuất), thậm chí không còn việc làm, phải đi làm thuê, thu nhập rất thấp và không ổn định. Trong thời gian tới, dân số và lao động Nghệ An tiếp tục tăng ổn định, hằng năm có hơn 30 nghìn người được bổ sung vào lực lượng lao động. Dự báo mỗi năm số lao động cần giải quyết việc làm lên tới 3,44 vạn người và một bộ phận lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị có nhu cầu về việc làm đã tạo sức ép lớn cho công tác giải quyết việc làm, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn diễn ra khá căng thẳng. Khả năng đầu tư phát triển tạo việc làm tại chỗ mất cân đối so với tốc độ gia tăng lực lượng lao động hàng năm. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng và ngành diễn ra chậm, hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để tạo việc làm mới hoặc tự tạo việc làm còn hạn chế, nhất là hệ thống thông tin thị trường lao động. Trong thực tế, do không tạo được việc làm ổn định tại địa phương nên tình trạng lao động rời xa quê hương tìm kiếm công việc ở nhiều địa phương khác nhau diễn ra tương đối phổ biến. Vấn đề tự tạo việc làm không nên coi là giải pháp tạm thời khi thiếu việc làm, góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, mà nên khuyến khích đặc biệt lao động nông thôn để họ chủ động tạo được việc làm, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo. Từ những vấn đề đặt ra, nghiên cứu sinh cho rằng cần thiết phải lựa chọn đề tài “Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An” để làm luận án nghiên cứu của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn Nghệ An. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố tác động tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đề xuất quan điểm, giải pháp thúc đẩy tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3.2.Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất: Các yếu tố cá nhân tác động đến tự tạo việc làm bao gồm những yếu tố nào? Mức độ tác động các yếu tố đó như thế nào? Thứ hai: Hộ gia đình có vai trò gì đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn? Mức độ tác động các yếu tố đó như thế nào?5 Thứ ba: Cộng đồng địa phương tác động như thế nào đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn? Mức độ ảnh hưởng đến tự tạo việc làm như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu: Tự tạo việc làm của lao động nông thôn 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Địa bàn nông thôn Nghệ An. Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tự tạo việc làm của lao động nông thôn Nghệ An trong giai đoạn 2010 2014 và đề ra phương hướng, giải pháp cho giai đoạn 2015 2020 tầm nhìn 2030. Nội dung: Luận án nghiên cứu các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo tạo việc làm của lao động nông thôn thuộc các hoạt động phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bao gồm 3 nhóm yếu tố cơ bản: + Các yếu tố thuộc về cá nhân lao động nông thôn + Các yếu tố thuộc về hộ gia đình + Các yếu tố thuộc về cộng đồng 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận tự tạo việc làm lao động nông thôn Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Giải pháp thúc đẩy tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An6 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về tự tạo việc làm Ở Việt Nam, thuật ngữ “tự tạo việc làm” thường xuất hiện khi đề cập tới khuyến khích khởi sự các doanh nghiệp tư nhân hay đơn giản chỉ là một hoạt động sản xuất kinh doanh buôn bán nhỏ nhằm kiếm sống doanh nghiệp vi mô, hoặc tạo lập các hoạt động kinh tế của hộ gia đình, trang trại gia đình. Các đối tượng được khuyến khích hoặc hỗ trợ “tự tạo việc làm” trong các chính sách của nhà nước hiện nay phần nhiều là thanh niên, phụ nữ, người nghèo, người mất việc làm, người tàn tật. Luận án của Ngô Quỳnh An (2012) đã đưa ra nhận định “về mặt lý luận, tự tạo việc làm là quá trình người lao động tự tổ chức kết hợp sức lao động của bản thân và những người khác với tư liệu sản xuất mà họ sở hữu hay tự bỏ chi phí đầu tư nhằm đem lại thu nhập hợp pháp”. Trong thực tế, tự tạo việc làm của người lao động là quá trình họ tự tạo ra, chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện các hoạt động lao động đem lại nguồn thu nhập hợp pháp, mà với những hoạt động này người lao động tự đầu tư chi phí và hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được ứng với chi phí họ đầu tư” 18, tr.1316. Mặc dù các thuật ngữ này đã được sử dụng khá phổ biến trong thực tế ở Việt Nam, nhưng trong công trình của Ngô Quỳnh An lần đầu tiên các khái niệm sâu và đầy đủ về “tự tạo việc làm” và “khả năng tự tạo việc làm” được xây dựng cùng với các tiêu chí nghiên cứu và đánh giá cụ thể. Trong luận án của mình tác giả đã khắc phục được hạn chế khi chỉ sử dụng cách tiếp cận vĩ mô hay vi mô trong nghiên cứu bằng cách kết hợp cả hai cách tiếp cận này để có thể xem xét khá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tự tạo việc làm của thanh niên như: đặc điểm thị trường lao động chung, đặc điểm lao động việc làm của thanh niên, cầu lao động thanh niên7 (cách tiếp cận vĩ mô); và các yếu tố tác động tới cung và cầu lao động thanh niên như vốn con người, vốn xã hội và các đặc điểm nhân khẩu học và gia đình khác (cách tiếp cận vi mô). Phân loại vấn đề tự tạo việc làm thành “làm công ăn lương” và “việc làm tự tạo” (wage employment và selfemployment) được đề cập trong nghiên cứu của Lê Xuân Bá (2006). Cách phân loại việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm ở nông thôn, cũng như khi đưa ra các giải pháp để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao khả năng tự tạo việc làm do bản chất các hoạt động này là khác nhau. Trong báo cáo cũng làm rõ vấn đề các hoạt động được xem như là “việc làm tự tạo”, liên quan đến việc tự quản lý và sở hữu một cơ sở sản xuất các hàng hoá và dịch vụ. Người mua loại lao động này không thể đưa ra các điều khoản trực tiếp về sản phẩm. Ví dụ, những người có các xưởng sản xuất, cửa hàng cửa hiệu…họ chỉ có trách nhiệm đối với các kết quả với chính bản thân họ 14, tr.1315. Lý thuyết kinh tế học hiện đại của Mankiw, hành vi người sản xuất hay quyết định của các doanh nghiệp khi gia nhập hoặc rời bỏ thị trường được dựa trên cơ sở so sánh giữa tổng doanh thu và tổng chi phí dự tính, nếu tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí bỏ ra trong dài hạn, một người sẽ quyết định khởi sự công việc của riêng mình. Lý thuyết này mang tính chất mô tả các quyết định tĩnh, không giải thích rõ ràng về quá trình tự tạo việc làm 62. Nghiên cứu về mô hình thặng dư lao động David Ricardo đã đưa ra giả định “ việc lợi tức nông nghiệp giảm dần theo thời gian sẽ tạo ra “thặng dư lao động” và người ta có thể rút thặng dư lao động ra khỏi nông nghiệp, chuyển sang công nghiệp mà không làm thay đổi tổng sản lượng nông nghiệp cũng như tăng tiền lương ở hai khu vực”. Với kết luận này cho thấy thặng dư lao động là yếu tố thúc đẩy sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp 3,tr.35. Tự tạo việc làm tác động cho sự phát triển là vấn đề được xem xét ở nông thôn Trung Quốc. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Sandeep Mohapatra, Scott Rozelle, Rachael Goodhue (2009) đã đánh giá vai trò của các quá trình tự tạo8 việc làm ở nông thôn của Trung Quốc. Sự gia tăng của công việc tự thúc đẩy kinh doanh và là một dấu hiệu của sự phát triển. Sử dụng dữ liệu về lịch sử thị trường lao động trong 20 năm của một mẫu đại diện quốc gia của các cá nhân, cung cấp bằng chứng mô tả rằng tự tạo việc làm ở nông thôn Trung Quốc, không giống như ở một số nơi khác, là một dấu hiệu của sự phát triển. Sử dụng mô hình Markov trong phân tích tự tạo việc làm ở nông thôn Trung Quốc 72. Vấn đề tự tạo việc làm của người lao động tác động đến ổn định quốc gia, được khẳng định trong công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Sana El Harbia, Gilles Grolleaub. Công trình nghiên cứu này nhận thấy tự tạo việc làm ảnh hưởng sự phát triển của cá nhân ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Thay vì xem xét những ảnh hưởng hạnh phúc ở mức độ cá nhân, công trình nghiên cứu đánh giá tự tạo việc làm hiệu ứng lây lan và ảnh hưởng hạnh phúc trong nước của cá nhân. Sử dụng bảng điều khiển phân tích dữ liệu cho 15 nước OECD trong khoảng thời gian 18 năm, nghiên cứu điều tra thực nghiệm các quốc gia với mức độ cao hơn của công việc tự làm hạnh phúc hơn 71. Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khung sinh kế bền vững (Khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihoods Framework) (2001), để xác định và thiết kế các hoạt động hỗ trợ của mình. Theo khung này, các hộ gia đình, cá nhân đều có phương thức kiếm sống (chiến lược sinh kế) dựa vào những nguồn lực sinh kế sẵn có (5 loại nguồn lực) trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Những nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và các tác động mang tính thời vụ. Sự lựa chọn về chiến lược sinh kế của các hộ gia đình dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa các nhóm yếu tố này 37, tr.20. Mô hình tạo việc làm của Hàn Quốc, khi cư dân nông thôn giảm đi, lao động nông thôn già đi cộng với chi phí SXNN ngày càng tăng và khoảng cách thu nhập nông thôn thành thị ngày càng nới rộng, nhu cầu phát triển nông thôn đứng trước thách thức vô cùng lớn. Hàn Quốc giải bài toán này bằng giải pháp phát triển du lịch làng du lịch nông thôn, kéo gần thành thị với cuộc sống nông thôn. Đây là9 một trong những kinh nghiệm đối với sự phát triển nông thôn Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện bởi Lee Sang Mu, Cố vấn đặc biệt của Chính phủ về Nônglâm ngư nghiệp, “Phát triển nông thôn Từ điểm nhìn Hàn Quốc: Phong trào Saemaul Undon” 11. Vấn đề nghiên cứu về tạo việc làm được nhiều nghiên cứu nước ngoài quan tâm trong đó có một số nghiên cứu có điều kiện tương tự phù hợp với Việt Nam như công trình “Tourism and agricultural development in thailand”, của nhóm tác giả Timothy J. Forsyth, University of London, UK Cho thấy việc thông qua du lịch cộng đồng nông nghiệp là một trong các biện pháp tạo việc làm phù hợp. Nghiên cứu thực hiện trong một nổi bật đồi bộ lạc ngôi làng ở miền bắc Thái Lan chỉ ra rằng du lịch cộng đồng nông nghiệp là mô hình cần thiết giải quyết việc làm hộ gia đình. Tuy nhiên, hộ gia đình đã thông qua du lịch tăng tần số canh tác bằng cách thuê lao động nông nghiệp và phân chia đất trong phạm vi gia đình để tối đa hóa việc sử dụng đất 70. Lý thuyết “Lực đẩy” đưa ra giả thuyết rằng, những người tự tạo việc làm không phải có phẩm chất gì khác với những người làm công mà chỉ là phản ứng tạm thời của họ với hoàn cảnh khó tìm kiếm việc làm trong thời kỳ suy giảm kinh tế. Đối lập với lý thuyết “lực đẩy” là lý thuyết “lực hút”, với giả thuyết cho rằng những người khởi sự doanh nghiệp là những người có phẩm chất và kiến thức kỹ năng đặc biệt nào đó thúc đẩy họ lựa chọn và theo đuổi tự tạo việc làm 18, tr.33. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu chú ý tới một mô hình khác về các yếu tố tác động tới quyết định sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Mô hình này cho rằng hộ gia đình quyết định tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp là do hai nhóm yếu tố khác nhau “kéo” và “đẩy” lao động vào hoạt động phi nông nghiệp. Reardon (1997) đưa ra các nhân tố “đẩy” sau đây: (1) tăng trưởng dân số, (2) tăng sự khan hiếm của đất có thể sản xuất, (3) giảm khả năng tiếp cận với đất phì nhiêu, (4) giảm độ màu mỡ và năng suất của đất, (5) giảm các nguồn lực tự nhiên cơ bản, (6) giảm doanh thu đối với nông nghiệp, (7) tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống, (8) các sự kiện và các cú sốc xảy ra, (9) thiếu khả năng tiếp cận đối với các thị trường10 đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, (10) thiếu vắng các thị trường tài chính nông thôn. Hơn nữa, ông cũng gợi ý các nhân tố “kéo” sau đây: (1) doanh thu cao hơn của lao động phi nông nghiệp, (2) doanh thu cao hơn khi đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp, (3) rủi ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với khu vực nông nghiệp, (4) tạo ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia đình và (5) nhiều cơ hội đầu tư. Tóm lại, nhân tố “kéo” đưa ra những sự hấp dẫn của khu vực phi nông nghiệp đối với người nông dân. Nhân tố đẩy liên quan đến áp lực hoặc các hạn chế của khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu nhập khác nếu họ muốn cải thiện các điều kiện sống của mình 14. Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khung khổ tương đối toàn diện cho việc xác định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên công cụ này chỉ phân tích cung lao động của hộ. Về mặt thực tiễn, hai hộ gia đình có các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau có thể có các phản ứng khác nhau. Nói cách khác, các đặc điểm của vùng cũng ảnh hưởng đến sự tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ nông dân. Thêm vào đó còn có những yếu tố của chính bản thân người lao động. Điều này giải thích tạo sao hai người có cùng điều kiện như nhau nhưng lại chọn cách phản ứng khác nhau khi tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp. Cũng như mô hình về mối liên kết giữa hai khu vực, một điểm khá quan trọng trong quan hệ “kéo” và “đẩy” là sự giao thoa giữa hai nhóm yếu tố. Thực tế, có những yếu tố khó có thể ghép vào quan hệ “kéo” hay “đẩy”. Bởi vì, ở một quy mô nhất định nó là yếu tố kéo, nhưng ở một quy mô khác nó lại là yếu tố “đẩy” 18. Tiếp cận Khung sinh kế bền vững của DIFD ở góc độ các nguồn lực tạo ra sinh kế cũng chính các các nguồn vốn để thực hiện quá trình tự tạo việc làm. Xét ở góc độ tương đối thì quá trình tự tạo việc làm cũng là quá trình xây dựng sinh kế. Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của con người, đặc biệt là các cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của con người. Đây là cách tiếp cận toàn diện nhằm xây dựng các lợi thế hay chiến lược đặt con người làm trung tâm11 trong quá trình phân tích. Khả năng tiếp cận các nguồn lực của con người là yếu tố trọng tâm của quá trình tự tạo việc làm 59. Dự án Xây dựng sinh kế nâng cao đời sống của lao động nữ vùng ven biển tỉnh Nghệ An của Ban Quản lý dự án Hỗ trợ chương trình ngành thủy sản Nghệ An năm 2010. Dự án đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế của lao động nữ vùng ven biển Nghệ An, điều tra khảo sát, phân tích các nghề nghiệp với lao động nữ vùng ven biển Nghệ An. Dự án thực hiện các chương trình hỗ trợ thực tế cho lao động nữ vùng ven biển, nhằm tìm giải pháp phù hợp nhất nâng cao đời sống lao động nữ. Ngoài ra một số nhà nghiên cứu cũng đã tìm hiểu đưa ra nhận định về thực trạng và giải pháp về việc làm cho các địa phương Nghệ An 5. Nghiên cứu của Đoàn Minh Duệ (2009) về vấn đề đói nghèo ở một số huyện Miền Tây Nghệ An Thực trạng và giải pháp đến năm 2010, đã phân tích thực trạng đói nghèo của các huyện Miền Tây Nghệ An, góp thêm cách tiếp cận để xem xét đánh giá thực trạng đói nghèo cũng như cung cấp luận cứ khoa học giúp các ngành các cấp ở Nghệ an đưa ra các giải pháp xóa đói giảm nghèo, trong đó có vấn đề tạo việc làm 10. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm Các yếu tố cá nhân Nghiên cứu về sự tác động của trình độ chuyên môn đến khả năng tạo việc làm Luận án Tiến sỹ của Trần Thị Thu (2003) đã chỉ ra công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra nhiều thách thức yêu cầu về kỹ năng lao động đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn lành nghề cao, thời gian làm việc dài, và những khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, đòi hỏi lao động phải có tay nghề mới có cơ hội có việc làm 33. Vai trò vốn con người tác động tới tăng trưởng kinh tế được đề cập trong nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2008), số năm đi học là một trong những thước đo biểu hiện vốn con người. Trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy với thước đo vốn con người (số năm đi học bình quân, chi phí giáo dục hay thu nhập). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng thước đo vốn con người dựa trên chi phí và thu nhập chưa phù hợp với thực tế Việt Nam. Kết quả12 nghiên cứu nhận định tỉnh nào có mức vốn con người cao hơn thì sẽ có mức GDP cao hơn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi 36. Nghiên cứu của Thái Phúc Thành (2014) bổ sung rõ hơn về vai trò của vốn con người đến việc hình thành sinh kế, tạo việc làm giảm nghèo. Vốn con người có vai trò quyết định chiến lược sinh kế, các hoạt động sinh kế, điều phối tài sản sinh kế khác trong các hoạt động sinh kế, điều chỉnh các thích ứng với tác động từ bên ngoài nhằm tạo ra duy trì kết quả sinh kế 29. Báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á nhận định rằng dù Việt Nam là một ví dụ điển hình và phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo, vốn con người được hiểu là trình độ giáo dục và sức khỏe của mỗi cá nhân, hai yếu tố được thừa nhận một cách rộng rãi là loại tài sản sản xuất của người nghèo và là kết quả của một quá trình đầu tư dài hạn. Đầu tư vào vốn con người vì thế rất quan trọng trong việc phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo, các tác giả của báo cáo cho rằng : người nghèo nghèo vì họ thiếu vốn con người, người nghèo thiếu vốn con người vì họ nghèo. James (1998) 69 sử dụng số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam giai đoạn 19921993 đã kết luận giả thuyết các nhân tố làm tăng chi phí cơ hội khi lựa chọn tự tạo việc làm bao gồm: kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn từ lớp 9 trở lên, chi phí cơ hội sẽ tăng cho đến 44 tuổi; Trong khi đó các nhân tố làm giảm chi phí cơ hội lựa chọn tự tạo việc làm ở Việt Nam gồm thất nghiệp, tuổi quá trẻ vừa tốt nghiệp, học vấn dưới lớp 9, là phụ nữ. Truyền thống gia đình có nhiều thành viên tự tạo việc làm thì xác suất lựa chọn tự tạo việc làm cũng cao hơn hoàn toàn không do chi phí cơ hội thấp mà là do yếu tố sở thích, truyền thống gia đình. Vấn đề này có những nét tương đồng với nghiên cứu của Đ.T.Q.Trang (2007) 58 đã tìm thấy những bằng chứng ở Việt Nam những người có số năm đi học càng ít có xu hướng lựa chọn tự tạo việc làm nhiều hơn, vì chủ yếu tự tạo việc làm ở Việt Nam là trong khu vực phi chính thức. Ngô Quỳnh An (2012) cho rằng khu vực tự tạo việc làm chủ yếu thu hút những lao động thanh niên chưa qua đào tạo, trong lĩnh vực nông nghiệp và dưới hình thức tự tạo của bản thân, chỉ có một số rất ít có thể “khởi sự doanh nghiệp”. Các phát hiện này đã xác định muốn khu vực tự tạo việc làm của thanh niên thực sự trở thành động lực của phát triển và tăng trưởng kinh tế cần thay đổi quan niệm cho13 rằng “tự tạo việc làm: chỉ là cứu cánh trong trường hợp thất nghiệp và thiếu việc làm 18. Tăng cường khuyến khích lựa chọn tự tạo việc làm cho thanh niên phải được tiến hành đồng bộ với việc đào tạo chuyên môn kỹ thuật, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng, vốn, thị trường... cho thanh niên. Lê Xuân Bá (2009) đã đưa ra một số phân tích đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của lao động nông thôn Việt Nam trong đó có xét đến đối tượng tự làm, khẳng định trình độ giáo dục cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch của lao động. Ở mức độ vĩ mô, chất lượng của lực lượng lao động nông thôn có tác động tương đối lớn đến tốc độ chuyển dịch. Xu hướng chung là trình độ giáo dục của lao động càng cao thì khả năng chuyển dịch của lao động càng lớn 14. Phân tích về yếu tố giới nghiên cứu của Trần Thị Thu (1999) 35 khẳng định nguyên nhân đưa phụ nữ đến với tự tạo việc làm khu vực phi chính thức ở Việt Nam là do vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc nuôi sống gia đình, quản lý tài chính gia đình, chăm sóc gia đình và nội trợ, phụ nữ khó kiếm việc làm, mất việc làm do giảm biên chế khi cơ cấu kinh tế thay đổi. Vấn đề này được đề cập trong nghiên cứu của Linda Yueh (2009) cho rằng sự khác biệt giới tính cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm 64. Lê Xuân Bá (2009) đưa ra những nhận định trong khoảng 10 năm qua và trong hầu hết các loại chuyển dịch lao động được xem xét, yếu tố giới cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch. Tác động của yếu tố này như sau: i) Nam giới dường như có nhiều khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ giới trong thời gian qua và đối với hầu hết các loại hình chuyển dịch; ii) Đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp khả năng chuyển dịch của nam giới lớn hơn ở thời kỳ 19931998 nhưng biểu hiện lại không rõ trong thời kỳ 20012004; iii) Nam giới có xác suất chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn lớn hơn ở thời kỳ 19931998 trong khi đó vai trò đó lại thuộc về nữ giới ở giai đoạn sau 20012004; iv) Ngược lại, nữ giới lại có khả năng chuyển dịch từ SXNN sang dịch vụ cao hơn trong thời kỳ 19931998. Trong thời kỳ 20012004 khả năng chuyển dịch lớn hơn lại thuộc về nam giới; v) Đối với loại hình14 chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm thuê, nam giới luôn luôn có khả năng chuyển dịch cao hơn ở cả hai thời kỳ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, xu hướng chung là tuổi của lao động càng trẻ thì khả năng chuyển dịch lao động càng cao hơn. Tuy nhiên, điều này không phải là luôn luôn đúng trong mọi trường hợp: i) Yếu tố này có ý nghĩa hơn ở vùng đồng bằng so với miền núi khi xem xét chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp; ii) Tác động của độ tuổi lao động đến việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các hoạt động dịch vụ và tự làm có ý nghĩa không cao 14. Vốn tài chính là một vấn đề được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu đến khả năng tự tạo việc làm. Các nhà nghiên cứu khác nhau như Evan (1989), Kidd (1993), Bernhardt (1994) đã tìm được ảnh hưởng đáng kể của vốn tài chính tới khả năng tự tạo việc làm. Họ cho rằng vốn là rào cản chủ yếu của tự tạo việc làm. Một số nghiên cứu cho rằng vốn được coi là nhân tố tạo động lực hơn là rào cản. Nghiên cứu của Đỗ Thị Quỳnh Trang (2007) cho rằng nguồn thu nhập bên ngoài càng cao, khả năng lựa chọn tự tạo việc làm càng thấp (nguồn thu nhập bên ngoài bao gồm các khoản tiền do người thân gửi, đầu tư vào thị trường bất động sản và thị trường tài chính 58. Trần Thu Hồng Ngọc (2009) đã kiểm định các yếu tố đến khả năng có việc làm phi nông nghiệp lao động nam khu vực huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long đã đưa ra một số nhận định về sức khỏe, học nghề, vốn sản xuất và việc làm tiểu thủ công nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của lao động nam. Thực tế cho thấy khi người lao động nam chọn việc làm tiểu thủ công nghiệp để làm việc cố định thì khả năng có được việc làm của họ giảm, việc có sức khỏe tốt, tham gia học nghề có vốn để sản xuất thì xác suất có việc làm của họ càng cao. Các yếu tố tuổi, trình độ học vấn các cấp thông tin việc làm và diện tích đất canh tác không ảnh hưởng đến xác suất có việc làm của lao động nam 38. Các yếu tố thuộc về hộ gia đình Theo Dewit (1993) nền tảng gia đình là quan trọng trong việc quyết định lựa chọn giữa tự tạo việc làm và làm công. Nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh tới tác động của nghề nghiệp và học vấn của cha mẹ tới khuynh hướng tự tạo việc làm. Các15 nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng đáng kể của nghề nghiệp của người cha tới sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Một người có nhiều khả năng trở thành tự tạo việc làm nếu cha anh ta cũng tự tạo việc làm . Cũng theo Dewit một người có xu hướng chấp nhận rủi ro để có được lợi ích cao hơn nếu bạn đời của họ cũng làm việc và có thu nhập ổn định 57. Dự án FSPS chương trình hỗ trợ ngành thủy sản của Sở nông nghiệp nông thôn Nghệ An (2010) đã khẳng định nguồn lực cho phát triển kinh tế và thực hiện các hoạt động sinh kế của lao động nữ ven biển tỉnh Nghệ An còn nhiều hạn chế như trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn lao động thấp, phụ nữ vất vả sinh nhiều con chăm lo gánh vác gia đình thay nam giới đi biển, thiếu đất nông nghiệp để canh tác. Nghề nghiệp chủ yếu của lao động nữ tại các xã ven biển liên quan nhiều đến các nghề đi biển. Sinh kế của lao động nữ phụ thuộc chủ yếu vào nghề biển và phụ thuộc vào người chồng 5. Đỗ Thị Quỳnh Trang (2007) nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã tìm thấy bằng chứng cho rằng, mặc dù đối với nam giới thì tình trạng hôn nhân và số con không ảnh hưởng đến lựa chọn tự tạo việc làm của họ, đối với phụ nữ, số con của họ làm tăng khả năng lựa chọn tự làm 58. Ở Việt Nam, nghiên cứu của James(1998) đã khẳng định nếu gia đình có tỷ lệ số người tự tạo việc làm cao thì cơ hội lựa chọn tự tạo việc làm của các thành viên khác cũng cao hơn 69. Linda Yueh (2009) cũng đã đưa ra ý kiến tương tự khi nghiên cứu tự tạo việc làm của nông thôn Trung Quốc, một người quyết định khởi sự doanh nghiệp khi có bạn bè hay người thân trong gia đình đang kinh doanh 64. Ngô Quỳnh An (2012) đã khẳng định vai trò của gia đình là quan trọng nhất trong việc hỗ trợ khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm. Gia đình cung cấp các tiềm lực tài chính, truyền thống tự tạo việc làm đến vai trò của hộ gia đình các thành viên nữ trong hộ gia đình đều có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam 18.16 Các yếu tố thuộc về cộng đồng Ngô Quỳnh An(2012) khẳng định vai trò của gia đình đối với tự tạo việc làm của thanh niên, tuy nhiên với các dữ liệu phân tích định tính mà tác giả thu thập được, có khá nhiều trường hợp thanh niên gặp phải sự phản đối từ gia đình hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn không thể hỗ trợ nhưng họ vẫn lựa chọn con đường tự tạo việc làm. Điều này cho thấy bên cạnh gia đình, người thân, mạng lưới vốn xã hội giao tiếp rộng hơn được hình thành thông qua quá trình tham gia các câu lạc bộ, hiệp hội nghề, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn... cũng như vốn xã hội liên kết có được từ sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức trong và ngoài nước đã phát huy tác dụng giúp thanh niên tự tạo việc làm 18. Phân tích quá trình tự tạo việc làm, điều tra mối quan hệ giữa các mạng tự tạo việc làm và xã hội ở đô thị Trung Quốc. Vấn đề này được đề cập trong nghiên cứu của Linda Yueh (2009) đã xác định có một mạng xã hội có thể giúp cung cấp khả năng tự làm chủ và mạng lưới tín dụng, và hỗ trợ trong điều hướng một môi trường không chắc chắn thể chế cho phép và giấy phép thường đòi hỏi mối quan hệ giữa các cá nhân để tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí thông tin thực thi bằng cách giao dịch với những người được biết đến. Như vậy, sở hữu những đặc điểm khác sản xuất và khả năng quan sát liên tục bao gồm cả thái độ đối với rủi ro nếu có thể, các mạng xã hội dự kiến sẽ tác động đến khả năng tự làm chủ 64. Nghiên cứu của Lê Xuân Bá và cộng sự (2009) xác định mặc dù sự chủ động của các cấp chính quyền địa phương có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, không nên coi chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động nông thôn nói riêng là một chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của các cấp chính quyền hay một mục tiêu cứng nhắc nhất thiết phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định do bản thân các yếu tố tác động đến quá trình này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nằm ngoài sự hoạt động của các cấp chính quyền địa phương như đã được phân tích. Tuy nhiên, các cấp chính quyền địa phương có thể ra các chính sách để tạo các điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể dễ dàng chuyển dịch lao động, chuyển đổi ngành nghề ngay trong địa phương mình hoặc di chuyển đi làm việc ở các địa phương khác, tự tạo việc làm tại địa phương 14.17 Với ý nghĩa tác động quan trọng của cơ sở hạ tầng của địa phương đến khả năng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, cần có các chính sách tăng cường việc nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng cơ sở nông thôn trên cơ sở có qui hoạch một cách khoa học khu vực nông thôn. Tuy nhiên, tính bền vững của các cơ sở hạ tầng cần rất được quan tâm. Mặc dù có tác động gián tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động, yếu tố “kéo’ này rất quan trọng làm cho thị trường hàng hoá nông thôn phát triển, giảm dần khoảng cách với khu vực thành thị và tạo mối liên kết chặt chẽ hơn với khu vực thành thị. Phạm Quý Thọ (2000) trong đề tài “Ảnh hưởng của di dân từ nông thôn ra thành thị và việc làm của dân cư trong giai đoạn CNH, HĐH” đã phân tích quy mô di dân từ nông thôn ra thành thị (Hà Nội), ảnh hưởng của di dân nông thôn đến việc làm và mức sống, chỉ ra hiện trạng hoạt động kinh tế và việc làm của lao động di cư, mức sống của người di dân từ nông thôn ra Hà Nội; đồng thời đã đề xuất một số biện pháp để điều tiết di dân nông thôn thành thị nhằm tạo việc làm và nâng cao mức sống như quy hoạch và mở rộng phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, hình thành và phát triển các hình thức dịch vụ, hoàn thiện chính sách quản lý nhân khẩu 26. 1.2. Cơ sở lý luận tự tạo việc làm của lao động nông thôn 1.2.1. Việc làm, tạo việc làm, giải quyết việc làm và tự tạo việc làm 1.2.1.1. Việc làm Điều 13, Chương II (Việc làm) Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập mà không bị pháp luật cấm” 27, tr.35. Khái niệm này cũng được vận dụng trong các cuộc điều tra mẫu về thực trạng lao động và việc làm hàng năm của Việt Nam và được cụ thể hoá thành ba dạng hoạt động sau: Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật cho công việc đó. Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm: sản xuất nông nghiệp trên đất do chính thành viên được quyền sử dụng; hoặc hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ hoặc một phần.18 Làm công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ có quyền sử dụng; hoặc hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý. Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện: Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm. Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Hoạt động có ích không giới hạn về phạm vi và ngành nghề và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Người lao động hợp pháp ngày nay được đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do tìm kiếm việc làm, hoặc tạo ra việc làm cho người khác trong khuôn khổ pháp luật, không còn bị phân biệt đối xử cho dù làm việc trong hay ngoài khu vực Nhà nước 33, tr.1415. Trạng thái phù hợp được thể hiện thông qua quan hệ tỷ lệ giữa chi phí ban đầu (C) như nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... và chi phí về sức lao động (V). Có thể biểu diễn mối quan hệ tỷ lệ này bằng phương trình sau: Việc làm = CV Quan hệ tỷ lệ biểu hiện sự kết hợp giữa C và V phải phù hợp với trình độ công nghệ của sản xuất. Khi trình độ kỹ thuật công nghệ thay đổi thì sự kết hợp đó cũng thay đổi theo, có thể công nghệ sử dụng nhiều vốn hoặc công nghệ sử dụng nhiều sức lao động. Chẳng hạn, trong điều kiện kỹ thuật thủ công một đơn vị chi phí ban đầu về tư liệu sản xuất, vốn có thể kết hợp với nhiều đơn vị sức lao động. Còn trong điều kiện tự động hoá, sản xuất theo dây chuyền thì chi phí về vốn, thiết bị, công nghệ rất cao nhưng chỉ đòi hỏi sức lao động với tỷ lệ rất thấp (công nghệ sử dụng nhiều vốn). Do đó, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà lựa chọn phương án phù hợp để có thể tạo việc làm cho người lao động.19 Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật. Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn,tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức lao động đó 39, tr 259. Trong công tác thống kê, điều tra khảo sát về lao động việc làm ở Việt Nam, các tiêu thức xác định việc làm có cụ thể hơn, việc làm của các thành viên hộ gia đình được định nghĩa là một trong ba loại được pháp luật của Việt Nam công nhận, bao gồm: Loại 1Làm công: Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho công việc đó. Người làm loại công việc này mang sức lao động (chân tay hoặc trí óc) của mình để đổi lấy tiền công, tiền lương, không tự quyết định được những vấn đề liên quan đến công việc mình làm như mức lương, số giờ làm việc, thời gian nghỉ phép... Loại 2 Tự làm: Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên đất so chính thành viên đó sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng, hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản do chính thành viên đó làm chủ hay quản lý toàn bộ hoặc một phần; thành viên đó chi toàn bộ chi phí và thu toàn bộ lợi nhuận trong loại công việc này. Loại 3 Tự làm: Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền công tiền lương cho công việc đó. Các công việc gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng; hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông ng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỒ THỊ DIỆU ÁNH TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỒ THỊ DIỆU ÁNH TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động) Mã số: 62 34 04 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRẦN XUÂN CẦU HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan công trình khoa học độc lập Những số liệu nội dung đưa luận án trung thực Nội dung luận án chưa công bố nước MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1 Tổng quan nghiên cứu 1.1.1 Các nghiên cứu tự tạo việc làm 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm 11 1.2 Cơ sở lý luận tự tạo việc làm lao động nông thôn 17 1.2.1 Việc làm, tạo việc làm, giải việc làm tự tạo việc làm 17 1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm lao động nông thôn 26 1.2.3 Khái niệm đặc điểm lao động nông thôn 33 1.2.4 Hoạt động phi nông nghiệp 36 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 39 2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Nghệ An 39 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội 41 2.1.3 Tình hình phát triển dân số 43 2.2 Các giả thuyết khoa học khung phân tích 44 2.2.1 Các giả thuyết khoa học 44 2.2.2 Khung lý thuyết phân tích 44 2.2.3 Quy trình nghiên cứu 48 2.3 Các nguồn số liệu, tư liệu sử dụng 49 2.3.1 Số liệu thứ cấp 49 2.3.2 Số liệu sơ cấp 50 2.4 Phương pháp xử lý phân tích số liệu 54 2.4.1 Mục tiêu phân tích số liệu 54 2.4.2 Phương pháp phân tích 55 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62 3.1 Thực trạng tự tạo việc làm lao động nông thôn địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013 62 3.1.1 Các hoạt động tự tạo việc làm lao động nông thôn địa bàn tỉnh Nghệ An 62 3.1.2 Kết hoạt động tự tạo việc làm lao động nông thôn 65 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm lao động nông thôn địa bàn tỉnh Nghệ An 69 3.2.1 Các yếu tố thuộc cá nhân lao động nông thôn 69 3.2.1 Các yếu tố thuộc hộ gia đình 78 3.2.3 Các yếu tố thuộc cộng đồng 86 3.3 Đánh giá mức độ tác động mô hình hồi quy Logistic 106 Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NGHỆ AN 115 4.1 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2025 115 4.2 Các quan điểm tự tạo việc làm lao động nông thôn Nghệ An 118 4.3 Các giải pháp nhằm thúc đẩy trình tự tạo việc làm lao động nông thôn địa bàn tỉnh Nghệ An 120 4.3.1 Nhóm giải pháp khuyến khích cá nhân lao động nông thôn tự tạo việc làm120 4.3.2 Nhóm giải pháp phát huy động lực tự tạo việc làm lao động nông thôn từ hộ gia đình 121 4.3.3 Nhóm giải pháp phát huy sức mạnh cộng đồng thúc đẩy tự tạo việc làm lao động nông thôn địa bàn tỉnh Nghệ An 125 KẾT LUẬN 134 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO 137 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CN Công nghiệp CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ĐTĐT Đối tượng điều tra ĐVT Đơn vị tính GDP Tổng sản phẩm quốc nội HTX Hợp tác xã ILO Tổ chức lao động quốc tế LĐ – TB&XH Lao động - Thương binh Xã hội MTQG Môi trường quốc gia NN&PTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn NTM Nông thôn PCCC Phòng cháy chữa cháy SXKD Sản xuất kinh doanh TDCM Trình độ chuyên môn TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân XKLĐ Xuất lao động DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ BẢNG: Bảng 2.1 Một số tiêu tổng hợp kinh tế Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013 42 Bảng 2.2 Tình hình dân số giới tính giai đoạn 2010 - 2013 43 Bảng 2.3: Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm nghiên cứu trước 45 Bảng 2.4 Phân bố mẫu điều tra lao động nông thôn 52 Bảng 2.5 Phân bố (%) đối tượng điều tra theo số đặc điểm 53 Bảng 2.6 Tóm tắt kiểm định (χ2 ) mối liên hệ đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp 56 Bảng 2.7: Biến độc lập phân tích hồi quy nhị phân (Binary Logicstic) yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp 59 Bảng 2.8: Tóm tắt nội dung vấn 61 Bảng 3.1 Kết giải việc làm giai đoạn 2011- 2013 (6 tháng đầu năm 2013) 65 Bảng 3.2 Các kết lao động việc làm tỉnh Nghệ An năm 2011, 2012, 2013 66 Bảng 3.3 Kết sau học nghề lao động nông thôn Nghệ An giai đoạn 2010 - 2012 67 Bảng 3.4 Lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc phân theo vị 68 Bảng 3.5 Dân số lao động nông thôn tỉnh Nghệ An 70 Bảng 3.6: Bảng phân bố (%) ĐTĐT theo yếu tố thuộc cá nhân lao động nông thôn 71 Bảng 3.7 Bảng phân bố (%) ĐTĐT theo yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc thuộc hộ gia đình 79 Bảng 3.8 Phân bố (%) ĐTĐT yếu tố thuộc cộng đồng 87 Bảng 3.9 Tỷ lệ lao động qua đào tạo 98 Bảng 3.10 Tỷ lệ lao động đào tạo nghề chương trình NTM 99 Bảng 3.11 Tổng hợp tiêu tiếp cận điện năm 2011 101 Bảng 3.12 Tổng hợp tiêu đường giao thông 101 Bảng 3.13 Tổng hợp tiêu chợ nông thôn 102 Bảng 3.14 Các nhà cung cấp dịch vụ tài khu vực nông thôn Nghệ An 105 Bảng 3.15 Các nguồn lực tài địa phương 105 Bảng 3.16: Kết kiểm định phương sai ANOVA 107 Bảng 3.17: Kết phân tích Hồi quy Binary logictics 110 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 3.1 Phân bố phần trăm nghề lao động nông thôn 64 Biểu đồ 3.2 Phân bố % đối tượng tự tạo việc làm phi nông nghiệp 69 Biểu đồ 3.3: Tiếp cận thông tin nông thôn Nghệ An 92 HÌNH: Hình 2.1 Bản đồ địa lý tỉnh Nghệ An 40 HỘP: Hộp 3.1: Trình độ chuyên môn ảnh hưởng tự tạo việc làm 75 Hộp 3.2 Yếu tố đào tạo nghề tác động tự tạo việc làm 77 Hộp 3.3 Vốn tài thân tác động đến tự tạo việc làm 78 Hộp 3.4 Vai trò gia đình tự tạo việc làm 82 Hộp 3.5 Yếu tố hộ gia đình tác động tự tạo việc làm lao động nông thôn 86 Hộp 3.6 Hỗ trợ địa phương tác động đến tự tạo việc làm 97 Hộp 3.7: Khó khăn tiếp cận vốn 104 Hộp 4.1 Chia sẻ thông tin tác động đến tự tạo việc làm 125 SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1 Khung lý thuyết nghiên cứu 47 MỞ ĐẦU Giới thiệu luận án Luận án viết với tổng số trang 135, số trang chương, phần chia cụ thể sau: (mở đầu: trang, chương 1: 33 trang, chương 2: 23 trang, chương 3: 53 trang,chương 4: 19 trang ,kết luận: trang) Luận án thực thông qua trình tham khảo 73 tài liệu (gồm có 55 tài liệu tiếng Việt, 18 tài liệu nước ngoài) Tổng số phụ lục luận án 79 trang (bao gồm phụ lục) Luận án minh họa thông qua 25 bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình hộp trích dẫn Luận án thực có ý nghĩa lý luận thực tiễn tự tạo việc làm lao động nông thôn Trong hệ thống hóa sở lý luận tự tạo việc làm, tập trung khai thác yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm lao động nông thôn Xây dựng nhóm yếu tố ảnh hưởng tự tạo việc làm phi nông nghiệp lao động nông thôn theo ba cấp độ khác (cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng) Các kết phân tích cho thấy cách nhìn toàn diện yếu tố ảnh hưởng tự tạo việc làm phi nông nghiệp lao động nông thôn địa bàn tỉnh Nghệ An Luận án đo lường xác suất tự tạo việc làm phi nông nghiệp so với không tự tạo việc làm phi nông nghiệp có tác động nhóm yếu tố mô hình Binary logictics Từ luận án xác định mức độ tác động yếu tố đến khả tự tạo việc làm phi nông nghiệp Sau thực phân tích từ thực trạng luận án xác định yếu tố thuộc cá nhân góp phần làm thay đổi tư tự tạo việc làm lao động nông thôn Tác động yếu tố thuộc cá nhân (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, sức khỏe ) làm thay đổi khả tự tạo việc làm phi nông nghiệp địa bàn tỉnh Nghệ An Nâng cao vai trò hộ gia đình, mối quan hệ cộng đồng dòng họ góp phần làm thúc đẩy tự tạo việc làm phi nông nghiệp lao động nông thôn địa bàn tỉnh Nghệ An Phát huy yếu tố cộng đồng bao gồm đổi chế sách, đa dạng hóa dịch vụ tài chính, nâng cao khả chia sẻ thông tin từ tổ chức đoàn thể địa phương tác động mạnh mẽ đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp lao động nông thôn địa bàn tỉnh Nghệ An Sau luận án hình thành tất yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm địa bàn tỉnh Nghệ An làm rõ tạo tiền đề cho việc thúc đẩy tự tạo việc làm lao động nông thôn giai đoạn tới Kết có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào xóa đói giảm nghèo địa phương giai đoạn 2015 – 2020 tầm nhìn 2030 giác độ mục tiêu phát triển kinh tế đảm bảo công xã hội 2 Lý chọn đề tài Nguồn nhân lực nông thôn phận nguồn nhân lực nói chung, phân bố nông thôn làm việc lĩnh vực kinh tế - xã hội địa bàn nông thôn, bao gồm: sản xuất nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ hoạt động phi nông nghiệp khác diễn nông thôn Vì phát triển nguồn nhân lực nông thôn hiểu làm tăng giá trị người mặt đạo đức học tập, lao động, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn thể lực làm cho người có khả làm việc cao nhất, đóng góp có hiệu vào phát triển kinh tế, xã hội nông thôn Lao động nông thôn người thuộc lực lượng lao động tham gia hoạt động hệ thống ngành kinh tế nông thôn trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ nông thôn Việc làm nông thôn có số đặc điểm ảnh hưởng không nhỏ đến trình tạo việc làm tự tạo việc làm nông thôn “Tạo việc làm trình tạo số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất số lượng chất lượng sức lao động điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất sức lao động đem lại thu nhập cho người lao động” [39, tr.20] Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng, tạo việc làm cho lao động đặc biệt lao động nông thôn yêu cầu mang tính “tất yếu” cấp quyền địa phương Theo đó, tạo việc làm hiểu trình quyền địa phương chủ động tạo số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng chất lượng sức lao động điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất sức lao động Cách tiếp cận rõ ràng chịu ảnh hưởng nhiều chế bao cấp tạo sức ỳ lớn cho lao động nông thôn Cụ thể, lao động nông thôn bị động tiếp cận công việc mà “hiển nhiên” họ phải có nhiều lúc thiếu hẳn “động lực” cho thực để nâng cao hiệu công việc Vậy làm để giúp người lao động nông thôn chủ động tìm kiếm tạo công việc có chất lượng hơn? Đây câu hỏi lớn cần có lời giải, giai đoạn để tạo việc làm đòi hỏi phối hợp Fisher's Exact Test 259 Linear-by-Linear 1.342 247 Association N of Valid Casesb 675 a cells (,0%) have expected count less than The minimum expected count is 46,63 b Computed only for a 2x2 table hotrodat1 * TTVLPHINNMOIRECO Crosstab 145 TTVLPHINNMOIRE CO hotrodat1 Count 218 550 49.2% 32.3% 81.5% 85 40 125 12.6% 5.9% 18.5% 417 258 675 Count % of Total Total Total 332 % of Total 1 Count % of Total 61.8% 38.2% 100.0% Chi-Square Tests Value df Asymp Sig (2-sided) Exact Sig (2sided) Exact Sig (1sided) Pearson Chi-Square 2.515a 113 b Continuity Correction 2.202 138 Likelihood Ratio 2.563 109 Fisher's Exact Test 126 Linear-by-Linear 2.512 113 Association N of Valid Casesb 675 a cells (,0%) have expected count less than The minimum expected count is 47,78 b Computed only for a 2x2 table hotrothue1 * TTVLPHINNMOIRECO Crosstab TTVLPHINNMOIRE CO hotrothue1 Count % of Total Count % of Total Total Count % of Total Total 369 228 597 54.7% 33.8% 88.4% 48 30 78 7.1% 4.4% 11.6% 417 258 675 61.8% 38.2% Chi-Square Tests 100.0% 068 Value df Asymp Sig (2-sided) Exact Sig (2sided) Exact Sig (1sided) Pearson Chi-Square 002a 963 b Continuity Correction 000 1.000 Likelihood Ratio 002 963 Fisher's Exact Test 1.000 Linear-by-Linear 002 963 Association N of Valid Casesb 675 a cells (,0%) have expected count less than The minimum expected count is 29,81 b Computed only for a 2x2 table 528 PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI – ANOVA (Phân tích ảnh hưởng nhân tố (biến độc lập) tới biến phụ thuộc Sử dụng phần mêm SPSS Lệnh Analyze – Compare Means – One Way ANOVA ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Tuoi Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 1.019 510 158.367 672 159.387 Sig .236 Total F 2.163 116 674 ANOVA Gioi tinh TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 002 002 159.384 673 159.387 Sig .237 Total F 009 923 674 ANOVA trinhdohocvan TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 14.955 4.985 144.432 671 159.387 Sig .215 Total F 23.159 000 674 ANOVA trinhdochuyemon TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 13.377 2.675 146.010 669 159.387 Sig .218 Total F 12.258 000 674 ANOVA tinhtranghonnhan TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 552 184 158.835 671 159.387 Sig .237 Total F 777 507 674 ANOVA duocdtnghe TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares Between Groups 1.649 df Mean Square 1.649 F Sig 7.036 008 Within Groups 157.738 673 Total 159.387 674 234 ANOVA suckhoe TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 1.710 428 157.677 670 159.387 Sig .235 Total F 1.817 124 674 ANOVA ahsuckhoe TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 1.591 1.591 157.796 673 159.387 Sig .234 Total F 6.784 009 674 ANOVA moiquanhegiadinh TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 624 156 158.762 670 159.387 Sig .237 Total F 659 621 674 ANOVA ahnguoithan TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 7.003 1.751 152.383 670 159.387 Sig .227 Total F 7.698 000 674 ANOVA ahhoptacxa TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 7.003 1.751 152.383 670 159.387 Sig .227 Total F 7.698 000 674 ANOVA ahhohangnoikhac TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 3.412 853 155.975 670 233 Total 159.387 674 F Sig 3.664 006 ANOVA ahhangxom TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 3.477 869 155.909 670 159.387 Sig .233 Total F 3.736 005 674 ANOVA ahhhtrongxa TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 7.172 1.793 152.215 670 159.387 Sig .227 Total F 7.892 000 674 ANOVA ahbanbetrongxa TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 7.158 1.790 152.228 670 159.387 Sig .227 Total F 7.876 000 674 ANOVA ahbanbengoaixa TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 10.731 2.683 148.656 670 159.387 Sig .222 Total F 12.091 000 674 ANOVA ahhoiphunu TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 3.132 783 156.254 670 159.387 Sig .233 Total F 3.358 010 674 ANOVA ahhoind TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 9.333 2.333 150.054 670 224 Total 159.387 674 ANOVA hoptacxa TTVLPHINNMOIRECO F 10.418 Sig .000 Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 5.581 1.395 153.805 670 159.387 Sig .230 Total F 6.078 000 674 ANOVA ahdoanhthanhnien TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 508 127 158.879 670 159.387 Sig .237 Total F 535 710 674 ANOVA hoicuucbinh TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 2.017 504 157.369 670 159.387 Sig .235 Total F 2.147 073 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO – Trungtamkhuyencong Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 5.167 154.219 670 159.387 Sig .230 Total F 1.292 5.612 000 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Ahthongtin Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 296 074 159.091 670 159.387 Sig .237 Total F 312 870 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Conhaxuong Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 41.601 41.601 117.786 673 159.387 Sig .175 Total F 237.698 000 674 TTVLPHINNMOIRECO Sudungmaytinh Sum of Squares Between Groups Within Groups df Mean Square 10.312 10.312 149.075 673 222 F 46.554 Sig .000 ANOVA ahhoind TTVLPHINNMOIRECO Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 9.333 2.333 150.054 670 159.387 Sig .224 Total F 10.418 000 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Suđungatdaigd Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 28.849 28.849 130.537 673 159.387 Sig .194 Total F 148.735 000 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Vonbanthan Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 1.546 1.546 157.841 673 159.387 Sig .235 Total F 6.590 010 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Vonhohang Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 557 158.830 673 159.387 Sig .236 Total F 557 2.361 125 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Vonhogiadinh Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 557 557 158.830 673 159.387 Sig .236 Total F 2.361 125 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Vonbanbetrongxa Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 4.153 4.153 155.234 673 231 Total 159.387 674 ANOVA F 18.003 Sig .000 TTVLPHINNMOIRECO Vonbanbengoaixa Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 257 257 159.130 673 159.387 Sig .236 Total F 1.085 298 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Vonhangxom Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 1.013 1.013 158.374 673 159.387 Sig .235 Total F 4.304 038 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Vonhoptacxa Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 1.075 158.311 673 159.387 Sig .235 Total F 1.075 4.572 033 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Vonquytindung Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 911 911 158.475 673 159.387 Sig .235 Total F 3.870 050 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Vonnganhangchinhsach Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 444 444 158.942 673 159.387 Sig .236 Total F 1.882 171 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Vonnganhangthuongmai Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 3.620 3.620 155.767 673 231 Total 159.387 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Hotrovonkinhdoanh F 15.639 Sig .000 Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 2.026 2.026 157.361 673 159.387 Sig .234 Total F 8.665 003 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Cochechinhsach Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 3.476 3.476 155.910 673 159.387 Sig .232 Total F 15.006 000 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Thutuchanhchinh Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 674 674 158.713 673 159.387 Sig .236 Total F 2.856 091 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Phattiencosoht Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 005 005 159.382 673 159.387 Sig .237 Total F 020 887 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Chiasethongtin Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 7.316 7.316 152.071 673 159.387 Sig .226 Total F 32.376 000 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Tochucdaotonghe Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 317 317 159.069 673 236 Total 159.387 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Hotrodat F Sig 1.342 247 Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 594 594 158.793 673 159.387 Sig .236 Total F 2.517 113 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Hotrothuephi Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 001 001 159.386 673 159.387 Sig .237 Total F 002 963 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO dghotrodat Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 2.756 689 156.631 670 159.387 Sig .234 Total F 2.947 020 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO dghotrotindung Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 2.188 547 157.199 670 159.387 Sig .235 Total F 2.331 055 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Dgdautucosohatang Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 1.107 277 158.280 670 159.387 Sig .236 Total F 1.171 322 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Dgchinhsach Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 2.507 627 156.880 670 159.387 Sig .234 Total F 2.676 031 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Dgtieuthusanpham Sum of Squares df Mean Square F Sig Between Groups Within Groups 3.227 807 156.160 670 233 Total 159.387 3.461 008 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO dghotrothuephi Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 3.624 906 155.763 670 159.387 Sig .232 Total F 3.897 004 674 ANOVA TTVLPHINNMOIRECO Dgdaotaonghe Sum of Squares df Mean Square Between Groups Within Groups 4.291 1.073 155.096 670 231 Total 159.387 674 F Sig 4.634 001 PHỤ LỤC 6: Logistic Regression – Kiểm định hồi quy Sử dụng phần mềm SPSS (Lệnh Analyze – Regression – Binarylogictic – Method (Forward LR) [DataSet2] C:\Users\Administrator\Desktop\PHANTICH DULIEUCHAYHOIQUY\KET QUA BAN THAO.sav Case Processing Summary Unweighted Cases a Selected Cases N Included in Analysis Percent 675 100.0 0 675 675 100.0 100.0 Missing Cases Total Unselected Cases Total Variables in the Equation 95,0% C.I.for EXP(B) B Step a Step b conhaxuong1(1) Constant S.E Wald df Sig Exp(B) 2.810 248 128.328 000 16.607 -1.101 101 119.208 000 Lower Upper 10.213 27.004 332 conhaxuong1(1) 2.506 259 93.261 000 12.255 7.369 20.379 sudungddgd1(1) 1.603 201 63.490 000 4.969 3.349 7.370 Constant Step c -1.945 165 138.937 000 143 conhaxuong1(1) 2.711 274 97.607 000 15.040 8.784 25.752 sudungddgd1(1) 1.752 214 67.197 000 5.765 3.792 8.765 chiasett1(1) 1.496 231 41.997 000 4.464 2.839 7.018 Constant Step d -2.495 202 152.520 000 082 conhaxuong1(1) 2.761 281 96.645 000 15.819 9.122 27.431 sudungddgd1(1) 1.875 221 71.877 000 6.523 4.228 10.063 chiasett1(1) 1.662 240 47.875 000 5.269 3.291 8.436 vonhoptacxa1(1) 1.260 307 16.866 000 3.527 1.933 6.435 Constant Step e -2.795 225 154.928 000 061 conhaxuong1(1) 2.846 285 100.067 000 17.227 9.863 30.089 sudungddgd1(1) 1.823 224 66.035 000 6.189 3.987 9.605 vonbanbetrongxa1(1) 1.379 346 15.868 000 3.972 2.015 7.831 chiasett1(1) 1.661 245 45.985 000 5.265 3.258 8.510 vonhoptacxa1(1) 1.277 313 16.605 000 3.584 1.940 6.624 1.222 1.902 Constant Step f ahbbnx1 -2.925 232 158.645 000 054 422 113 13.966 000 1.525 conhaxuong1(1) 2.736 284 92.535 000 15.433 8.837 26.951 sudungddgd1(1) 1.855 228 66.105 000 6.393 4.088 9.999 vonbanbetrongxa1(1) 1.359 348 15.253 000 3.892 1.968 7.699 chiasett1(1) 1.620 248 42.837 000 5.055 3.112 8.213 vonhoptacxa1(1) 1.191 319 13.935 000 3.289 1.760 6.145 1.351 2.149 Constant Step g ahbbnx1 -3.966 380 109.029 000 019 533 118 20.229 000 1.704 ttkhuyencong1 -.421 113 13.857 000 657 526 819 conhaxuong1(1) 2.728 287 90.486 000 15.308 8.725 26.857 sudungddgd1(1) 1.848 232 63.197 000 6.346 4.024 10.008 vonbanbetrongxa1(1) 1.406 347 16.388 000 4.078 2.065 8.053 chiasett1(1) 1.576 250 39.612 000 4.837 2.961 7.902 vonhoptacxa1(1) 1.326 326 16.588 000 3.767 1.990 7.130 1.359 2.176 Constant Step h ahbbnx1 -3.035 437 48.193 000 048 542 120 20.399 000 1.720 ttkhuyencong1 -.381 114 11.221 001 683 547 854 conhaxuong1(1) 2.839 293 93.613 000 17.101 9.621 30.394 sudungddgd1(1) 1.808 234 59.845 000 6.099 3.858 9.643 vonbanthan1(1) -.754 227 11.044 001 470 302 734 vonbanbetrongxa1(1) 1.493 357 17.501 000 4.450 2.211 8.958 chiasett1(1) 1.569 253 38.329 000 4.801 2.922 7.889 vonhoptacxa1(1) 1.229 333 13.629 000 3.418 1.780 6.563 Constant i Step -2.741 448 37.358 000 064 ahhx1 470 149 9.916 002 1.600 1.194 2.144 ahbbnx1 420 126 11.163 001 1.522 1.190 1.947 ttkhuyencong1 -.554 130 18.150 000 575 445 742 conhaxuong1(1) 2.853 297 92.337 000 17.346 9.693 31.042 sudungddgd1(1) 1.812 235 59.280 000 6.123 3.860 9.711 vonbanthan1(1) -.790 230 11.807 001 454 289 712 vonbanbetrongxa1(1) 1.441 363 15.742 000 4.225 2.073 8.610 chiasett1(1) 1.548 256 36.448 000 4.702 2.845 7.772 vonhoptacxa1(1) 1.124 334 11.347 001 3.078 1.600 5.920 1.275 3.303 Constant Step 10 j ahsuckhoe1(1) -3.404 510 44.483 000 719 243 033 8.770 003 2.052 ahhx1 474 152 9.770 002 1.607 1.194 2.164 ahbbnx1 456 129 12.596 000 1.578 1.227 2.030 ttkhuyencong1 -.529 131 16.244 000 589 455 762 conhaxuong1(1) 2.861 301 90.173 000 17.482 9.685 31.555 sudungddgd1(1) 1.823 237 59.249 000 6.191 3.892 9.848 vonbanthan1(1) -.792 232 11.629 001 453 287 714 vonbanbetrongxa1(1) 1.498 367 16.675 000 4.471 2.179 9.174 chiasett1(1) 1.556 259 36.054 000 4.738 2.852 7.873 vonhoptacxa1(1) 1.404 351 16.045 000 4.072 2.048 8.094 Constant Step 11 k -4.052 569 50.751 000 017 ahsuckhoe1(1) 689 245 7.935 005 1.991 1.233 3.216 ahhx1 417 154 7.295 007 1.517 1.121 2.052 ahbbnx1 494 131 14.218 000 1.639 1.268 2.119 ttkhuyencong1 -.494 132 14.061 000 610 472 790 conhaxuong1(1) 2.840 304 87.349 000 17.111 9.433 31.038 sudungddgd1(1) 1.767 238 55.002 000 5.854 3.670 9.339 vonbanthan1(1) -.778 234 11.081 001 459 290 726 5.617 018 1.832 1.110 3.022 vonbanbetrongxa1(1) 1.381 370 13.893 000 3.977 1.924 8.220 chiasett1(1) 1.637 263 38.667 000 5.139 3.068 8.609 vonhoptacxa1(1) 1.463 356 16.889 000 4.317 2.149 8.673 vonhohang1(1) Constant l Step 12 605 255 -4.221 581 52.775 000 015 ahsuckhoe1(1) 647 245 6.953 008 1.910 1.181 3.090 ahhx1 366 155 5.561 018 1.441 1.064 1.953 ahbbnx1 474 132 12.925 000 1.607 1.241 2.081 ttkhuyencong1 -.457 133 11.782 001 633 488 822 conhaxuong1(1) 2.880 310 86.397 000 17.815 9.706 32.699 sudungddgd1(1) 1.799 240 56.237 000 6.044 3.777 9.673 vonbanthan1(1) -.750 235 10.190 001 472 298 749 7.160 007 2.008 1.205 3.346 vonbanbetrongxa1(1) 1.465 374 15.375 000 4.329 2.081 9.006 cochecs1(1) -.655 258 519 313 861 chiasett1(1) 1.537 267 33.189 000 4.652 2.757 7.847 vonhoptacxa1(1) 1.629 361 20.389 000 5.100 2.515 10.345 vonhohang1(1) 697 261 6.454 011 Constant Step 13 m -3.924 597 43.155 000 020 ahsuckhoe1(1) 684 248 7.599 006 1.982 1.219 3.223 ahhx1 341 156 4.771 029 1.406 1.036 1.909 ahbbnx1 460 133 11.952 001 1.584 1.221 2.057 ttkhuyencong1 -.453 134 11.450 001 636 489 827 conhaxuong1(1) 2.827 310 83.248 000 16.898 9.206 31.017 sudungddgd1(1) 1.808 241 56.165 000 6.100 3.802 9.789 vonbanthan1(1) -.705 237 494 311 786 vonhohang1(1) 755 262 8.313 004 2.127 1.273 3.553 1.538 375 16.789 000 4.656 2.231 9.717 1.086 5.567 vonbanbetrongxa1(1) vonnganhangtm1(1) 900 417 8.843 003 4.660 031 2.459 cochecs1(1) -.677 260 508 305 846 chiasett1(1) 1.509 269 31.505 000 4.523 2.670 7.662 vonhoptacxa1(1) 1.647 362 20.661 000 5.194 2.552 10.568 Constant 6.768 009 -3.952 600 43.373 000 a Variable(s) entered on step 1: conhaxuong1 b Variable(s) entered on step 2: sudungddgd1 c Variable(s) entered on step 3: chiasett1 d Variable(s) entered on step 4: vonhoptacxa1 e Variable(s) entered on step 5: vonbanbetrongxa1 f Variable(s) entered on step 6: ahbbnx1 g Variable(s) entered on step 7: ttkhuyencong1 h Variable(s) entered on step 8: vonbanthan1 i Variable(s) entered on step 9: ahhx1 j Variable(s) entered on step 10: ahsuckhoe1 k Variable(s) entered on step 11: vonhohang1 l Variable(s) entered on step 12: cochecs1 m Variable(s) entered on step 13: vonnganhangtm1 .019

Ngày đăng: 07/07/2016, 17:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Nghệ An (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 các kết quả chủ yếu, Nhà Xuất bản Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 các kết quả chủ yếu
Tác giả: Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Nghệ An
Nhà XB: Nhà Xuất bản Nghệ An
Năm: 2010
2. Ban chỉ đạo Trung ương Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và thủy sản (2006), Báo cáo sơ kết kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006
Tác giả: Ban chỉ đạo Trung ương Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và thủy sản
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
3. Bùi Anh Tuấn (2002), Tạo việc làm cho lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo việc làm cho lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tác giả: Bùi Anh Tuấn
Năm: 2002
4. Chu Tiến Quang (2006), Một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn, Báo cáo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn
Tác giả: Chu Tiến Quang
Năm: 2006
5. Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản giai đoạn 2 (FSPS-II) (2010), Báo cáo cuối cùng xây dựng sinh kế nâng cao đời sống lao động nữ vùng ven biển tỉnh Nghệ An, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo cuối cùng xây dựng sinh kế nâng cao đời sống lao động nữ vùng ven biển tỉnh Nghệ An
Tác giả: Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản giai đoạn 2 (FSPS-II)
Năm: 2010
6. Cục Thống kê Nghệ An (2011), Báo cáo sơ bộ điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản năm 2011, Nhà Xuất bản Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ bộ điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản năm 2011
Tác giả: Cục Thống kê Nghệ An
Nhà XB: Nhà Xuất bản Nghệ An
Năm: 2011
7. Cục Thống kê Nghệ An (2011, 2012, 2013, 2014), Niên giám thống kê Nghệ An 2011,2012,2013, Nhà Xuất bản Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê Nghệ An 2011,2012,2013
Nhà XB: Nhà Xuất bản Nghệ An
8. Đào Thế Tuấn (2010), Phát triển kinh tế khu vực phi nông nghiệp: Một giải pháp để xây dựng nông thôn mới hiệu quả [Trực tuyến].Hà Nội: Báo kinh tế nông thôn. Địa chỉ: http: //www.kinhtenongthon.com.vn[Truy cập 21/20/2012] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế khu vực phi nông nghiệp: Một giải pháp để xây dựng nông thôn mới hiệu quả
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Năm: 2010
9. Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý (2007), Gia đình học, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình học
Tác giả: Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý
Nhà XB: Nhà xuất bản Lý luận Chính trị
Năm: 2007
10. Đoàn Minh Duệ, Vũ Thị Hương Giang (2010), Vấn đề đói nghèo ở một số huyện miền Tây Nghệ An - Thực trạng và giải pháp đến năm 2020, Nhà Xuất bản Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đói nghèo ở một số huyện miền Tây Nghệ An - Thực trạng và giải pháp đến năm 2020
Tác giả: Đoàn Minh Duệ, Vũ Thị Hương Giang
Nhà XB: Nhà Xuất bản Nghệ An
Năm: 2010
11. Đức Huy (2009) Phát triển nông thôn - Từ điểm nhìn Hàn Quốc: Phong trào Saemaul Undo [Trực tuyến]. Hà Nội: Báo Nông nghiệp nông thôn. Địa chỉ:http: //nongnghiep.vn/nongnghiepvn [Truy cập: 15/10/2013] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông thôn - Từ điểm nhìn Hàn Quốc: Phong trào Saemaul Undo
12. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2005
13. ILO (2013), Tự tạo việc làm tại sao không [Trực tuyến]. Việt Nam: Báo thanh niên.Địa chỉ: http: //www.thanhnien.com.vn/[Truy cập 21/7/2013] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự tạo việc làm tại sao không
Tác giả: ILO
Năm: 2013
14. Lê Xuân Bá (2006), Báo cáo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu của lao động nông thôn Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Xuân Bá (2006), "Báo cáo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu của lao động nông thôn Việt Nam
Tác giả: Lê Xuân Bá
Năm: 2006
15. Lê Thanh Tâm (2008), Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam
Tác giả: Lê Thanh Tâm
Năm: 2008
16. Lưu Bích Ngọc (2010), Gia đình Việt Nam đối mặt với HIV- AIDS , Kiến thức thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử, Luận án Tiến sỹ, Đại học Tổng hợp Paris 10 (Bản dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình Việt Nam đối mặt với HIV- AIDS , Kiến thức thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử
Tác giả: Lưu Bích Ngọc
Năm: 2010
17. Mai Ngọc Cường (2013), Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Mai Ngọc Cường
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2013
18. Ngô Quỳnh An (2012), Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam
Tác giả: Ngô Quỳnh An
Năm: 2012
19. Nguyễn Duy Phương(2013), Quan điểm và giải pháp giải quyết việc làm hiện nay, Tạp chí Lao động xã hội (464+465) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Lao động xã hội
Tác giả: Nguyễn Duy Phương
Năm: 2013
20. Nguyễn Đăng Bằng (2002), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
Tác giả: Nguyễn Đăng Bằng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w