Từ đó, Nghị định42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp4 và Thông tư 24/2014/TT-BCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP5 đượcban hành, là một
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
SINH VIÊN THỰC HIỆN : HOÀNG ĐỖ THANH NHÂN
THỪA THIÊN HUẾ, năm 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêngtôi Các kết quả nêu trong Khóa luận tốt nghiệp chưa được công bố trong bất kỳcông trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận tốt nghiệp đảmbảo độ chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đãthanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của trường Đại học Luật trựcthuộc Đại học Huế Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị trường Đại học Luậtxem xét để tôi có thể bảo vệ Khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
HOÀNG ĐỖ THANH NHÂN
Trang 3Lời Cảm Ơn
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, em
đã nhận được sự động viên và giúp đỡ nhiều mặt từ thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo, Tiến sĩ Lê Thị Phúc người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những thầy cô giáo đã giảng dạy em trong bốn năm qua, những kiến thức mà em nhận được trên giảng đường đại học sẽ là hành trang giúp em vững bước trong tương lai.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, và đặc biệt là cha mẹ
và người thân, những người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Trang 4Thừa Thiên Huế, ngày 5 tháng 4 năm
2016 Sinh viên
Hoàng Đỗ Thanh Nhân
THỐNG KÊ TRÍCH DẪN
STT Tác giả tài liệu trích dẫn Trang
Khóa luận
Tần suất trích dẫn
2 Bách khoa toàn thư mở (2016) 14 01
3 Báo điện tử của Bộ Thông tin và
7 Báo điện tử VTV NEWS (2016) 78 01
8 Báo kinh doanh và pháp luật (2015) 61 01
9 Báo kinh doanh và pháp luật (2016) 82 01
10 Cổng thông tin điện tử kinh doanh
Trang 6MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 7
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 7
2 Tình hình nghiên cứu 9
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Kết cấu đề tài 11
B PHẦN NỘI DUNG 12
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BÁN HÀNG ĐA CẤP 12
1.1 Nguồn gốc của phương thức bán hàng đa cấp 12
1.2 Khái niệm bán hàng đa cấp 14
1.3 Đặc trưng của phương thức bán hàng đa cấp 18
1.3.1 Bán hàng đa cấp là phương thức bán hàng trực tiếp 18
1.3.2 Người tham gia bán hàng đa cấp độc lập với công ty 18
1.3.3 Người tham gia bán hàng đa cấp được trả hoa hồng với hoạt động kinh doanh của mình19 1.3.4 Bản chất của phương thức bán hàng đa cấp là cấp số nhân 19
1.3.5 Hàng hóa trong kinh doanh đa cấp được công ty mua lại 20
1.4 Tác động của phương thức bán hàng đa cấp đến nền kinh tế - xã hội 20
1.5 Khái quát chung về pháp luật bán hàng đa cấp ở Việt Nam 22
1.5.1 Lịch sử phát triển phương thức bán hàng đa cấp ở Việt Nam 22
1.5.2 Khái niệm pháp luật bán hàng đa cấp 24
1.5.3 Khái quát pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam 25
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở VIỆT NAM 31
2.1 Thực trạng hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam 31
2.1.1 Số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp ở Việt Nam 31
Trang 72.1.2 Số lượng người tham gia bán háng đa cấp ở Việt Nam 32
2.1.3 Doanh thu bán hàng đa cấp ở Việt Nam 33
2.1.4 Hàng hóa trong bán hàng đa cấp ở Việt Nam 34
2.2 Thực trạng về pháp luật bán hàng đa cấp ở Việt Nam 35
2.2.1 Chủ thể tham gia bán hàng đa cấp 35
2.2.2 Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp 41
2.2.3 Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp 50
2.2.4 Xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp 52
2.3 Thực trạng vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bán hàng đa cấp tại Việt Nam 55
2.3.1 Vi phạm trong lĩnh lực bán hàng đa cấp tại Việt Nam 55
2.3.1.1 Hành vi vi phạm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp 55
2.3.1.2 Hành vi vi phạm của người tham gia bán hàng đa cấp 61
2.3.1.3 Những hạn chế đến từ các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bán hàng đa cấp 65
2.3.2 Thực tiễn xử lý vi phạm trong lĩnh lực bán hàng đa cấp tại Việt Nam 71
2.3.3 Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bán hàng đa cấp ở Việt Nam 85
2.4 Khó khăn, bất cập trong quá trình quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam 90
2.4.1 Quy định pháp luật về thẩm quyền cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp ở Việt Nam 90
2.4.2 Quy định pháp luật trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp 90
2.4.2.1 Quy định về đối tượng được kinh doanh theo phương thức đa cấp 91
2.4.2.2 Kẻ hở trong chi phí mua tài liệu đào tạo 91
2.4.2.3 Quy định về thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo 91
2.4.2.4.Trách nhiệm mua lại hàng hóa của doanh nghiệp bán hàng đa cấp 93
2.4.3 Mạng lưới bán hàng đa cấp nước ngoài tại Việt Nam 95
2.4.4 Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh bán hàng đa cấp ở Việt Nam 96
Chương 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CỤ THỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở VIỆT NAM 97
Trang 83.1 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam 97
3.2 Giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam 98
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 98
3.2.1.1 Thẩm quyền cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp 98
3.2.1.2 Định nghĩa và tên gọi bán hàng đa cấp nên được sửa đổi 100
3.2.1.3 Bổ sung thêm doanh nghiệp bán hàng đa cấp nước ngoài là đối tượng hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam 101
3.2.1.4 Quy định về chế độ trả hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác 101
3.2.1.5 Quy định về chế độ thông báo đến cơ quan chức năng của doanh nghiệp bán hàng đa cấp 102
3.2.1.6 Quy định về trách nhiệm mua lại hàng hóa của doanh nghiệp bán hàng đa cấp 102
3.2.1.7 Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh BHĐC ở Việt Nam 103
3.2.1.8 Hình sự hóa hành vi vi phạm BHĐC và nâng cao mức quy định xử phạt vi phạm hành chính với các hành vi vi phạm hoạt động BHĐC 104
3.2.1.9 Các giải pháp khác 105
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện về tổ chức thực hiện 107
3.2.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam 107
3.2.2.2 Quy định về trách nhiệm pháp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời tăng cường công tác đào tạo cán bộ 108
3.2.2.3 Trách nhiệm đến từ các doanh nghiệp bán hàng đa cấp 110
3.2.2.4 Truyền thông xã hội cần có cái nhìn khách quan hơn về ngành công nghiệp bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay 111
3.2.2.5 Trách nhiệm xã hội 112
C PHẦN KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 122
Trang 10WFDSA: World Federation of Direct Selling Associations
Liên đoàn các hiệp hội bán hàng trực tiếp thế giới
Trang 11MỤC LỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1:Phân loại các doanh nghiệp BHĐC 89
Biểu đồ số 2.1: Biểu đồ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng
đa cấp giai đoạn 2006-2014 32Biểu đồ số 2.2: Tăng trưởng về số lượng người tham gia bán hàng đa cấp 33Biểu đồ số 2.3: Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp 34
Trang 12MỤC LỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Biểu đồ số 2.1: Biểu đồ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng
đa cấp giai đoạn 2006-2014 32
Biểu đồ số 2.2: Tăng trưởng về số lượng người tham gia bán hàng đa cấp 33
Biểu đồ số 2.3: Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp 34
Hình 1.1: Mô hình BHĐC 20
Hình 2.1: Buổi Lễ đón nhận bằng khen giả do công ty Liên Kết Việt tự tổ chức 80
Hình 2.2: Sản phẩm mạo danh Công ty Thanh Hà (Bộ Quốc phòng) của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiết bị y tế BQP 81
Hình 2.3: Trụ sở công ty cổ phần đào tạo và tư vấn đầu tư Onecoin Việt Nam 82
Hình 2.4: Mô hình trả thưởng nhị phân trong kinh doanh đa cấp 84
Hình 3.1: Mô hình trả thưởng nhị phân 106
A PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 131 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong tình hình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế như hiện nay, đồngthời Việt Nam là nước có nền chính trị khá ổn định giúp cho đất nước phát triển bềnvững Vào thời điểm này, có rất nhiều loại hình kinh doanh, phương thức kinhdoanh hình thành trên thị trường Việt Nam Kinh doanh theo mạng hay kinh doanh
đa cấp là một trong số phương thức kinh doanh triển vọng tại thị trường Việt Namnhững năm gần đây Phương thức này hình thành đầu tiên trên thế giới ở Mỹ vàonhững năm 1920 và sau đó lang rộng ra các nước Anh, Đức, Canada, Nhật Bản,…ỞViệt Nam, BHĐC manh nha xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 và sự xuất hiện củaphương thức kinh doanh này đã ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế - xã hội của đấtnước theo những hướng khác nhau Mặc dù, bản chất của phương thức kinh doanh
đa cấp là không xấu nhưng khi vào Việt Nam, một số đối tượng vì ham muốn lợinhuận đã làm biến tướng nó khiến sự nhìn nhận về BHĐC bị lệch lạc
Việt Nam là một nước khá non trẻ về sự phát triển ngành công nghiệpBHĐC, kéo theo kinh nghiệm quản lý hoạt động này của các cơ quan ban ngành hếtsức khiêm tốn làm cho sự phát triển của hoạt động BHĐC khá lộn xộn và thườngtheo hướng BHĐC bất chính Để đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam, hành langpháp lý về bán hàng đa cấp đã dần hình thành: Luật Cạnh tranh 20041 được banhành trong đó có những điều khoản quy định về bán hàng đa cấp, cùng với đó làNghị định 110/2005/NĐ-CP2 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Thông tư19/2005/TT-BTM hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP3…Các văn bản trên đã góp phần quan trọng vào việc đưa hoạt động bán hàng đa cấptại Việt Nam đi vào khuôn khổ Tuy nhiên, do được soạn thảo lần đầu tiên cũng như
1 Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11, Hà Nội.
2 Chính phủ (2005), Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Hà Nội.
3 Bộ Thương mại (2005), Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 8/11/2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 110, Hà Nội.
Trang 14chưa có kinh nghiệm quản lý thực tiễn nên nội dung Nghị định 110/2005/NĐ-CP,Thông tư 19/2005/TT-BTM tới nay đã bộc lộ nhiều bất cập, không đáp ứng được sựphát triển nhanh chóng của phương thức kinh doanh này Từ đó, Nghị định42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp4 và Thông tư 24/2014/TT-BCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP5 đượcban hành, là một tín hiệu tích cực trong công tác quản lý và chấn chỉnh hoạt độngkinh doanh đa cấp.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách thực tế rằng với kinh nghiệm 12 năm kể
từ khi Luật cạnh tranh 2004 ra đời, pháp luật về BHĐC còn gặp rất nhiều vướngmắt, nhận thức từ phía cơ quan quản lý chưa thực sự đầy đủ, kinh nghiệm quản lýnhà nước chưa nhiều Lợi dụng kẽ hở của pháp luật, các công ty BHĐC bất chính đãlừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của hàng trăm nghìn người dân, từ nhữngngười tri thức, những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở các cơ quan,doanh nghiệp, các sinh viên đại học cho đến những người dân vùng sâu vùng xa.Thực trạng đó làm nổi lên làn sóng bức xúc trong nhân dân, xuất hiện những ý kiếntrái chiều về ngành kinh doanh này Một số người cho rằng đây là ngành kinh doanhlừa đảo, gian dối, thậm chí còn cho rằng BHĐC không phù hợp với Việt Nam haynên cấm tuyệt đối phương thức kinh doanh này ở nước ta Một số người khác hiểubiết hơn thì cho rằng BHĐC là phương thức ưu việt
Tuy đã qua sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản điều chỉnh mới, nhưng khinghiên cứu khoa học và trên thực tế xảy ra, một số quy định vẫn còn đang thiếu tínhthực thi và khó khăn khi áp dụng vào thực tế Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên
cứu đề tài “Pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam” là hết sức có ý nghĩa về
mặt lý luận cũng như thực tiễn nói trên
Trang 15Pháp luật về BHĐC nói chung được rất nhiều nhà nghiên cứu Luậthọc quan tâm, trong đó đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này
ở Việt Nam Tất cả các công trình này đều đã nêu ra được bản chất pháp lýcủa BHĐC và BHĐC bất chính Có thể kể đến một số công trình nghiên cứutiêu biểu về BHĐC bao gồm: Luận văn Thạc sĩ "Một số vấn đề pháp lý vềbán hàng đa cấp ở Việt Nam" của tác giả Đoàn Văn Bình (2006), Đại họcLuật Hà Nội; Đề tài Tiến sĩ “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh
ở Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn (2008) do PGS.TS Nguyễn Như Pháthướng dẫn khoa học; Khóa luận tốt nghiệp "Một số nội dung pháp lý về bánhàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh(2010), Đại học Luật Hà Nội; Khóa luận tốt nghiệp "Những vấn đề pháp lý
về hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Thị Hằng(2011), Đại học Luật Hà Nội; Khóa luận tốt nghiệp "Bán hàng đa cấp bấtchính theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam" của tác giả Nghiêm Xuân Tuyên(2011), Đại học Luật Hà Nội; Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về Bán hàng đa cấpbất chính ở Việt Nam” của tác giả Ninh Thị Minh Phương bảo vệ năm 2012 do
TS Bùi Nguyên Khánh hướng dẫn khoa học và một số bài báo, tạp chí chuyênngành cũng như rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh không lànhmạnh, trong đó có đề cập đến vấn đề BHĐC
Luận văn này sẽ cố gắng đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của phápluật về BHĐC, phân tích và đánh giá nó dựa trên các thực trạng về pháp luậtBHĐC đồng thời rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn để đưa ra được địnhhướng hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn công tác quản lý trong thựctiễn hiện nay ở Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Nêu lên những điểm bất cập, hạn chếtrong hệ thống pháp luật về BHĐC, từ đó thấy được sự những điểm yếu trong hệthống pháp luật và trong hiệu quả quản lý nhà nước về BHĐC nhằm hoàn thiện hệ
Trang 16thống pháp luật BHĐC, đưa phương thức BHĐC trở về đúng với bản chất của nótạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Từ mục đích nghiên cứu, tác giả xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tàigồm: Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề chung về BHĐC; Phân tích, đánh giáthực trạng pháp luật về BHĐC của Việt Nam để thấy những điểm còn hạn chế, chưahợp lí; Phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm, thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật vềBHĐC tại Việt Nam; đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luậtViệt Nam về quản lý hoạt động BHĐC
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Dựa trên mục đích và những nhiệm vụ đặt ra,khóa luận tốt nghiệp sẽ nghiên cứu những nội dung của pháp luật về BHĐC; thựctrạng pháp luật về BHĐC và thực tiễn xử lý vi phạm tại Việt Nam Trên cơ sởnghiên cứu các vấn đề như đã nêu trên, tác giả sẽ đưa ra kiến nghị về phương hướng
và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các vấn đề đã được đề cập
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các quy định củapháp luật về BHĐC trong Bộ luật dân sự 2005, Luật Cạnh tranh 2004, Nghị định110/2005/NĐ-CP, Thông tư 19/2005/TT-BCT, Nghị định 42/2014/NĐ-CP, Thông
tư 24/2015/TT-BCT, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP6 Từ đó tìm hiểu thực tiễn ápdụng các quy định pháp luật đồng thời nêu lên thực tiễn vi phạm và xử lý vi phạmcủa các doanh nghiệp BHĐC những năm gần đây
5 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học baogồm: Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, điều tra khảo sátthực tiễn
Phương pháp tổng hợp và phân tích: Nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về BHĐC và thực trạng pháp luật BHĐC ở Việt Nam
6 Chính phủ (2005), Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội.
Trang 17Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê các văn bản quy phạm pháp luật,
các tài liệu khác liên quan đến đề tài
Phương pháp so sánh: So sánh việc áp dụng các quy định của pháp luật với
thực trạng áp dụng pháp luật tại các doanh nghiệp BHĐC, so sánh các quy định củapháp luật hiện hành và các văn bản đã bị thay thế
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn: Nắm bắt những khó khăn, vướng
mắt trong công tác quản lý nhà nước về BHĐC ở địa phương, những sai phạm thực
tế mà các doanh nghiệp BHĐC vi phạm
6 Kết cấu đề tài
Khóa luận tốt nghiệp được kết cấu ra thành ba phần gồm lời mở đầu, nộidung chính và kết luận Phần nội dung chính tác giả bố cục thành ba chương theohướng đi từ những vấn đề chung mang tính khái quát đến những vấn đề cụ thể hơn
từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật BHĐC Bao gồm:
Chương 1: Lý luận chung về pháp luật bán hàng đa cấp ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng về pháp luật bán hàng đa cấp ở Việt Nam
Chương 3: Đề xuất hoàn thiện pháp luật bán hàng đa cấp ở Việt Nam
Ngoài ra, khóa luận tốt nghiệp còn có danh mục tài liệu tham khảo, danhmục các từ viết tắt, phụ lục, thống kê trích dẫn
Trang 18B PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BÁN HÀNG ĐA CẤP
1.1 Nguồn gốc của phương thức bán hàng đa cấp
Kinh doanh đa cấp là ngành kinh doanh hiện đại với phương thức kinh doanh
đa cấp hay còn gọi là kinh doanh theo mạng (Multi Level Marketing – MLM) đã rađời và phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 20, hứa hẹn là ngành kinh doanh triển vọng ởthế kỷ 21 Phương thức BHĐC gắng liền với tên tuổi của nhà hóa học người MỹKarl Renborg (1887-1973) Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng tiếp thịmạng lưới vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế Nhận thức được vai tròcủa dinh dưỡng đối với sức khỏe, năm 1927 ông đã bắt đầu chế biến các chất bổsung dinh dưỡng khác nhau dựa trên cỏ linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiềuvitamin, khoáng chất, đạm và nhiều vi chất có ích khác Ông đề nghị những ngườiquen của ông thử nghiệm miễn phí sản phẩm nhưng không ai dám dùng thử vì họkhông muốn mình làm vật thí nghiệm Sau nhiều cố gắng mà không đem lại đượckết quả, ông hiểu ra rằng chẳng ai chịu đánh giá tốt những thứ cho không, vì vậyông đã đưa ra một ý tưởng, mà sau này là nguyên lý cho sự phát triển thành mộtngành kinh doanh tiên tiến Renborg đề nghị những người bạn của mình giới thiệusản phẩm của ông ấy cho những người quen của họ, nếu những người quen của bạnông mua sản phẩm thì bạn của ông sẽ được hưởng hoa hồng từ việc bán sản phẩm
đó Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn nảy ra ý tưởng là nếu người quen của bạn ônggiới thiệu tiếp cho người khác thì bạn của ông vẫn lại nhận được hoa hồng Vớicách làm đó, thông tin của sản phẩm đã lan truyền nhanh chóng và rộng rãi Doanhthu mang lại tăng lên ngoài sức tưởng tượng Năm 1934, ông sáng lập ra công tyVitamins California và nhờ phương pháp phân phối mới này, khi người tiêu dùngcũng trở thành người phân phối sản phẩm, công ty của ông đã nhanh chóng đạt
Trang 19doanh số 7 triệu USD mă không hề mất một đồng quảng câo năo Sự độc đâo ở chỗnhờ tiết kiệm được chi phí quảng câo vă câc khđu trung gian (đại lý, bân lẻ, khobêi…) nín những người tham gia văo hệ thống của ông có thể nhận được thù laocao hơn Đến năm 1940, Renborg đổi tín công ty thănh Nutrilite Products theo tínsản phẩm vă vẫn giữ nguyín phương phâp tiíu thụ Những cộng tâc viín của ông tựtìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủ thông tin về sản phẩm vă dạy cho ngườimới phương phâp xđy dựng mạng lưới bắt đầu từ những người quen của mình.Công ty đảm bảo cho tất cả nhă phđn phối độc lập có đủ sản phẩm vă nhận hoahồng không chỉ lượng sản phẩm họ bân ra mă còn trả hoa hồng cho lượng sản phẩmđược bân ra bởi những người do họ trực tiếp tìm ra Những người tham gia mạnglưới của công ty nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của người bảo trợ.Phương phâp phđn phối hăng hóa của ông Renborg chính lă khởi điểm của
ngănh kinh doanh theo mạng, ở đđy ông chỉ mới âp dụng một tầng, vă trong nhiều
tăi liệu thì năm 1940 lă năm khởi đầu của kinh doanh đa cấp vă Renborg được coi lẵng tổ của ngănh kinh doanh năy7
Nhận thấy được tiềm năng của ngănh kinh doanh năy, Rich De Vos vă JayVan Andel (2 cộng tâc viín của công ty) đê sâng lập ra công ty riíng của mìnhmang tín American Way Corporation, viết tắt lă Amway vă hiện nay Amway đê trởthănh một trong những công ty hăng đầu thế giới trong ngănh kinh doanh đa cấp vớichi nhânh trín 80 quốc gia
Văo những năm đầu thuộc thập niín 70, kinh doanh đa cấp bắt đầu nhậnđược sự quan tđm cũng như sự phản đối quyết liệt từ dư luận Năm 1975, trong hộiđồng liín bang Hoa Kỳ có những người phản đối kinh doanh đa cấp vă quy kết nóvới câi gọi lă “hình thâp ảo” - một hình thức kinh doanh bất hợp phâp bị cấm ở Hoa
Kỳ Với sự nhầm lẫn đó, công ty Amway đê phải theo đuổi vụ kiện kĩo dăi 4 năm(1975 – 1979) Cuối cùng Tòa ân thương mại liín bang Hoa Kỳ cũng tuyín bố phươngthức kinh doanh đa cấp mă Amway đang âp dụng không phải lă mô hình “Kim thự thâp
7 Cổng thông tin điện tử kinh doanh - tăi chính SAGA (2014), Lịch sử ngănh bân hăng đa cấp,
http://www.saga.vn/lich-su-nganh-ban-hang-da-cap~31827, truy cập 14/11/2014.
Trang 20ảo” và được chấp nhận về mặt luật pháp Từ vụ việc đó, những quy định đầu tiên củapháp luật về BHĐC ra đời, đánh dấu những bước thăng trầm của BHĐC.
Theo nhiều tài liệu ghi nhận kinh doanh đa cấp trên thế giới đã trải qua bathời kì như sau:
Từ năm 1940 đến 1979 chỉ có khoảng 30 công ty kinh doanh theo mạng ra
đời tại Mỹ, đây là giai đoạn được gọi tên là thời kì thứ nhất - thời kì hình thành
phương thức BHĐC.
Từ 1979-1990 là thời kỳ bùng nổ của kinh doanh theo mạng Mỗi ngàychúng ta có thể thấy hàng trăm công ty kinh doanh theo mạng tuyên bố thành lậpvới đủ loại sản phẩm và mô hình kinh doanh Đây là thời kì thứ hai – thời kì hưngthịnh phát triển của phương thức BHĐC
Từ năm 1990, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và truyền thông,kinh doanh theo mạng mang màu sắc mới, các nhà phân phối có thể đơn giản hoácông việc của mình nhờ vào điện thoại, internet Ở giai đoạn này - mà theo các
chuyên gia gọi là thời kì thứ ba - nhà phân phối giỏi phải là một nhà hùng biện và
đi lại như con thoi giữa các mạng lưới Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng thời gian nhànrỗi của mình để tham gia công việc và làm việc ở bất cứ đâu Các công ty bán hàngtruyền thống như Ford, Colgate, Coca-Cola và nhiều công ty nổi tiếng khác đã bắtđầu áp dụng phương pháp kinh doanh theo mạng để phân phối sản phẩm độc đáocủa mình8
1.2 Khái niệm bán hàng đa cấp
Phương diện kinh tế học, BHĐC hay còn được gọi là Kinh doanh tiếp thị mạnglưới (tiếng Anh: Multi-level Marketing ) hoặc Kinh doanh theo mạng (NetworkMarketing) là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức marketing sản phẩm kinhdoanh, bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, họ có thể trực tiếp đến mua hàngtại công ty (hoặc qua một nhà phân phối duy nhất) mà không phải thông qua các đại
Trang 21Thông qua hệ thống người tham gia BHĐC, sản phẩm sẽ đến tay người tiêudùng trực tiếp bằng cách trao đổi, gặp gỡ và mua bán trực tiếp mà không phải quabất kì khâu trung gian nào cả Khách hàng cũng có thể mua hàng trực tiếp tại công
ty hoặc người tham gia BHĐC bất kì mà không phải là đại lý hay cửa hàng bán lẻnào Với phương thức marketing sản phẩm trực tiếp thậm chí là chào bán trực tiếpsản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng là một phương thức hữu hiệu nhằmtăng tính tương tác giữa nhà phân phối và người tiêu dùng ngoài ra còn giúp tiếtkiệm chi phí sân bãi, kho vận, quảng cáo,… do đó giá thành của sản phẩm sẽ giảm
so với phương thức bán hàng truyền thống là thông qua các đại lý hay rất nhiều cửahàng bán lẻ Thay vào đó số tiền này sẽ đươc chuyển thành những khoản tiềnthưởng cho các người tham gia BHĐC khi bán được sản phẩm, cải thiện chất lượngsản phẩm
Phương thức bán hàng này dựa trên đặt tính “dây chuyền” trong thông tincủa con người, khi một người sử dụng loại sản phẩm này có hiệu quả, thì sẽ giớithiệu thông tin về sản phẩm đó cho người thân, bạn bè cùng biết Người tham giaBHĐC không chỉ đơn thuần là nhà bán hàng mà còn chính là người tiêu dùng sảnphẩm trong trường hợp này, họ sử dụng những kinh nghiệm của mình để tiếp thịcho sản phẩm Từ đó đem về khách hàng cho công ty và cho chính bản thân củamình Mỗi người tham gia BHĐC tuyến trên sẽ có những nhà phân phối tuyến dưới,việc quản lý nội bộ này sẽ thông qua một mã số
Phương diện khoa học pháp luật ở Việt Nam, BHĐC được định nghĩa tạikhoản 11 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 như sau:
Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điềukiện sau đây:
a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới ngườitham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
%E1%BA%A5p, truy cập ngày 25/2/2016.
Trang 22b) Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho ngườitiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải làđịa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;
c) Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởnghoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người thamgia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đóđược doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận
Đầu tiên, BHĐC là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa Do đó việc bán
hàng hóa là một cách trực tiếp đến tay NTD thông qua những những người tham giaBHĐC mà không cần phải đầu tư phát triển mạng lưới đại lý với quy mô rộng, haycác cửa hàng bán lẻ hàng hóa khác của doanh nghiệp Doanh nghiệp BHĐC có ba
sự lựa chọn trong phương án đầu tư kinh doanh của mình, thứ nhất là việc lựa chọnhình thức sản xuất trực tiếp hàng hóa để cung cấp cho NTD (Công ty Herbelife ViệtNam ), thứ hai là việc nhập khẩu của nhà sản xuất khác để phân phối lại theo phươngthức đa cấp (Công ty TNHH Thế giới Toàn Mỹ, Công ty TNHH NEWHOPE, Công tyTNHH MTV xuất & nhập khẩu VINALINH, Công ty TNHH Tầm Nhìn ViệtVISION, ), thứ ba là vừa sản xuất và đồng thời phân phối sản phẩm từ các cơ sở sảnxuất khác (Công ty CPTM Merro, Công ty Amway Việt Nam …)
Với quy định như trên đối tượng của BHĐC hiện nay vẫn chỉ là hàng hóa.Tuy nghị định 42/2014/NĐ-CP có đề cập đến dịch vụ nhưng chỉ mới dừng ở việcquy định nhằm mục đích “đi kèm” với hàng hóa Chưa có quy định cụ thể nào cụthể hóa “mặt hàng” dịch vụ được phép kinh doanh với phương thức BHĐC cho nênviệc áp dụng vào thực tế rất khó khăn Theo quy định của pháp luật, hiện nay khôngphải tất cả các loại hàng hóa đều được kinh doanh theo phương thức BHĐC, nhữnghàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa là thuốc, trang thiết bị y tế, thuốc bảo vệ thựcvật,… không được kinh doanh theo phương thức đa cấp10
10 Khoản 2, điều 4, Chính phủ (2014), Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2014 nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Hà Nội.
Trang 23Thứ hai, việc bán hàng hóa thông qua hệ thống gồm nhiều người tham gia
BHĐC được phân thành những cấp và nhánh khác nhau
Người tham gia BHĐC được công ty tuyển dụng và là cộng tác viên bánhàng cho công ty, giá bán cho người tham gia bán hàng đa cấp được công ty bán vớigiá sỉ, sau quá trình tiếp thị sản phẩm của người tham gia, NTD bỏ số tiền của mình
ra mua sản phẩm đó với giá cao hơn giá sỉ gọi là giá lẻ do công ty BHĐC ấn định
Và khoản tiền chênh lệch giữa giá sỉ và lẻ là tiền hoa hồng mà người tham gia đượcnhận Khác với phương thức bán hàng truyền thống, người tham gia BHĐC khôngđược nhận lương mà là thông qua hình thức trả thưởng gọi là hoa hồng khi bánđược sản phẩm và tạo lập mạng lưới của mình với điều kiện là doanh nghiệp BHĐCchấp nhận Với lợi ích đó, càng thôi thúc người tham gia bán càng nhiều sản phẩm
và đặc biệt là tạo lập càng nhiều mạng lưới tuyến dưới của mình càng tốt, như vậy
họ sẽ có được phần trăm hoa hồng từ việc bán hàng của tuyến dưới của mình Vớiviệc ký hợp đồng tham gia vào doanh nghiệp BHĐC, người tham gia sẽ được công
ty đào tạo các khóa kiến thức cũng như kỹ năng BHĐC do nhà đào tạo được cấpchứng chỉ trực tiếp huấn luyện Một khi đạt đến số lượng tuyến dưới nhất định, việctuyển dụng của người tham gia sẽ dừng lại, số lượng người tuyến dưới là tùy theochính sách của mỗi công ty quy định
Người tham gia trực tiếp tiếp thị sản phẩm đến tay NTD không mang danhnghĩa doanh nghiệp Doanh nghiệp đăng ký BHĐC không chịu trách nhiệm về hành
vi của người tham gia BHĐC, doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về chất lượng sảnphẩm của mình và các thông tin liên quan đến sản phẩm do họ cung cấp
Thứ ba, người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền
thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của ngườitham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới
đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận
Theo quy định trên, thu nhập chính của những người tham gia BHĐC khôngphải lương mà là hoa hồng được trả từ việc bán sản phẩm và phần trăm được trích
từ hoa hồng của tuyến dưới khi tuyến dưới của mình bán được hàng hóa, sản phẩm
Trang 24do công ty cung cấp Việc hưởng lợi từ hai nguồn chính như vậy càng kích lệ ngườitham gia vừa tích cực dùng sản phẩm, vừa kích lệ họ bán càng nhiều sản phẩm cũngnhư tạo lập được những nhánh dưới vững chắc Từ đó giúp cải thiện thu nhập từhoạt động bán hàng đa cấp.
Với những phân tích như trên, việc tham gia bán hàng đa cấp ở mỗi đốitượng khác nhau là khác nhau, đối với doanh nghiệp kinh doanh đa cấp họ hướngtới xây dựng hệ thống vững mạnh với phương thức tiếp thị trực tiếp đến kháchhàng, còn ở vị trí của người tham gia bán hàng đa cấp họ tiếp thị sản phẩm và xâydựng hệ thống nhằm thu lợi nhuận trực tiếp về mình Do đó, mỗi đối tượng khácnhau có mục đích khác nhau, cần xây dựng những quy định cụ thể rõ ràng cho từngđối tượng tham gia để hoạt động BHĐC diễn ra hiệu quả
1.3 Đặc trưng của phương thức bán hàng đa cấp.
1.3.1 Bán hàng đa cấp là phương thức bán hàng trực tiếp
Như đã đề cập ở trên, tại quy định của Luật cạnh tranh BHĐC là phươngthức tiếp thị bán lẻ hàng hóa, trong đó hàng hóa được bán trực tiếp từ người sangngười và không thông qua hệ thống đại lý nào cả Đây là một đặc trưng rất nổi bậtcủa phương thức BHĐC so với phương thức bán hàng truyền thống khi sử dụng rấtnhiều đại lý và chi nhánh để phân phối hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng.Việc sử dụng cách tiếp cận trực tiếp từ người tham gia BHĐC của công ty đếnngười tiêu dùng dựa trên thói quen truyền tay nhau về hàng hóa có chất lượng tốt vàhiệu quả sử dụng cao
1.3.2 Người tham gia bán hàng đa cấp độc lập với công ty.
Theo phương thức kinh doanh truyền thống, việc một công ty sử dụng nhiều
hệ thống đại lý bán lẻ cố định để tiếp thị sản phẩm nhằm đưa sản phẩm đến tayngười tiêu dùng là cần thiết và bắt buộc Nhưng với phương thức BHĐC, công tychỉ cần những cộng tác viên hay còn gọi là người phân phối mà theo pháp luật ViệtNam với tên gọi là người tham gia BHĐC được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghịđịnh 42, sử dụng kiến thức cũng như kỹ năng của mình để tiếp thị sản phẩm Họ -những người tham gia BHĐC, hoạt động trên danh nghĩa bản thân cá nhân, không
Trang 25phải là nhân viên của công ty nên họ không nhân danh doanh nghiệp BHĐC để bánsản phẩm như đại lý.
Người phân phối và công ty BHĐC có mối quan hệ ràng buộc thông qua hợpđồng tham gia BHĐC bằng văn bản được pháp luật quy định11 Hàng hóa thuộcquyền sử hữu của họ, việc thu lợi nhuận từ khoản tiền chênh lệch giữa giá mua vào
và bán ra, địa điểm bán hàng là tự do không phải địa điểm cố định,…
1.3.3 Người tham gia bán hàng đa cấp được trả hoa hồng với hoạt động kinh doanh của mình
Khi tham gia vào quá trình kinh doanh nói chung và mạng lưới BHĐC nóiriêng, mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận Những người tham gia BHĐCtrong công ty kinh doanh đa cấp được hưởng hoa hồng từ doanh số bán hàng của
họ Bên cạnh đó, điểm nổi bật của phương thức này việc người tham gia BHĐC cóthể tự tạo lập cho mình mạng lưới với những tuyến dưới phụ thuộc vào mình Lợinhuận họ kiếm được còn căn cứ vào số lượng sản phẩm hay doanh số mà tuyếndưới của mình bán được, với điều kiện mạng lưới đó được công ty chấp nhận
Theo đó, lợi nhuận của người tham gia BHĐC tăng theo cấp số nhân nếutuyến dưới của mình bán được hàng hóa Lợi nhuận của người tham gia BHĐC cóthể tăng rất nhanh khi có càng nhiều tuyến dưới được công ty chấp nhận, đồng thờihiệu quả kinh doanh của những người tham gia tuyến dưới đó đạt hiệu suất cao Vàđiều này cũng là vấn đề làm xuất hiện mô hình biến tướng của BHĐC chân chính là
mô hình “kim tự tháp ảo” hay là BHĐC bất chính mà ta sẽ tìm hiểu trong đề tài này
1.3.4 Bản chất của phương thức bán hàng đa cấp là cấp số nhân
Sự phát triển và tiềm lực về kinh tế các công ty kinh doanh theo phương thứcbán hàng truyền thống có thể căn cứ vào số lượng đại lý bán lẻ nằm trong chuỗikinh doanh của công ty đó Nhưng với những công ty kinh doanh theo phương thứcBHĐC, cơ sở để đẩy mạnh sự phát triển của công ty là số lượng người tham gia vàomạng lưới đa cấp Chúng ta gọi đây là tăng trưởng số lượng theo cấp số nhân, bởi vìmột người sẽ tìm kiếm cấp dưới cho mình bằng cách truyền bá những kinh nghiệm,
11 Khoản 3, Điều 3, Chính phủ (2014), Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2014 nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Hà Nội.
Trang 26niềm đam mê cũng như sự thành đạt của mình cho những người xung quanh Từ đóhình thành nên mạng lưới rất nhiều cấp bậc và nhánh, người tham gia BHĐC ở trên
sẽ nhận được lợi ích theo cấp số nhân mà những người tham gia BHĐC tuyến dướicủa mình mang lại
Hình 1.1: Mô hình BHĐC
1.3.5 Hàng hóa trong kinh doanh đa cấp được công ty mua lại
Đặc điểm nổi bật trong phương thức kinh doanh đa cấp được khá nhiều phápluật của nhiều quốc gia công nhận là việc mua lại hàng hóa từ người tham giaBHĐC của công ty Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp mua lại sản phẩm củangười tham gia với giá thành tối thiểu bằng 90% giá trị hàng hóa mà người tham gia
đã bỏ ra để mua hàng hóa sau khi trừ đi các chi phí hợp lý12
1.4 Tác động của phương thức bán hàng đa cấp đến nền kinh tế
-xã hội
BHĐC xuất hiện vào thế kỷ 20 và là bước đột phá trong thế giới kinh doanhcủa loài người Đúng như vậy, kinh doanh đa cấp là phương thức tiếp thị sản phẩmtrực tiếp đến tay NTD, các công ty kinh doanh theo phương thức này sử dụng mạng
12 Điểm b, khoản 3, Điều 26, Chính phủ (2014), Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2014 nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Hà Nội.
Trang 27lưới người tham gia BHĐC ở mức độ lớn có thể hoàn toàn thay thế các đại lý cốđịnh thông thường Thay vì NTD phải bỏ công sức đến các cửa hàng, đại lý, trungtâm thương mại để mua sắm trong khi cuộc sống của con người đang ngày càng bânrộn và thời gian rất ít thì bây giờ vấn đề đó không còn lo ngại với hàng hóa đến tậntay NTD, làm cho họ ít tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức để mua hàng hóa ởnơi khác Điều đó làm cho nền kinh doanh đa cấp có vai trò cức kì quan trọng.
Chính vì hàng hóa được tiếp thị tận tay cho NTD nên hạn chế được hiệntượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất
xứ đang là vấn nạn trên thị trường của chúng ta NTD có thể được mua trực tiếphàng hóa từ nhà sản xuất mà không qua bất kì một khâu trung gian nào làm choxuất xứ của hàng hóa được hạn chế bị tác động tiêu cực
Theo phương thức bán hàng truyền thống, công ty muốn NTD biết đến rộngrãi sản phẩm của mình đòi hỏi cần một chương trình quảng cáo, tiếp thị,… sảnphẩm thật quy mô và đầu tư Bên cạnh đó, hàng hóa được lưu thông trong thịtrường cần đến sân bãi, nhà kho,… Tất cả các chi phí để thực hiện những công đoạn
đó tiêu tốn một khoản tiền không hề nhỏ đối với doanh nghiệp làm tăng giá thànhsản phẩm ảnh hưởng đến quyền lợi của NTD Nhưng với phương thức BHĐC việctiếp thị tận tay NTD đã giúp doanh nghiệp không còn lo ngại về chi phí để đưa sảnphẩm đến với NTD không còn quá lớn, giúp NTD tiết kiệm một khoản chi tiêu phục
vụ cuộc sống được tốt hơn
Để đưa được những sản phẩm đến tay phần lớn NTD, đòi hỏi công ty BHĐCcần một lượng lớn người tham gia BHĐC cho mình Điều này làm kích thích laođộng, làm cho người lao động có công văn việc làm, nhằm giải quyết một phần nào
đó việc làm cho xã hội Không những thế việc tham gia vào mạng lưới BHĐCkhông cần đòi hỏi quá nhiều điều kiện như bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng, vốn,…
do đó, những người bình thường cũng có thể dễ dàng tham gia BHĐC (sinh viên,người nội trợ, công nhân, ) từ đó giúp cải thiện thu nhập, cải thiện cuộc sống
Trang 281.5 Khái quát chung về pháp luật bán hàng đa cấp ở Việt Nam
1.5.1 Lịch sử phát triển phương thức bán hàng đa cấp ở Việt Nam
Nhận thấy được xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh doanh đa cấp trên thếgiới và tiềm năng tăng trưởng ở thị trường Việt Nam, BHĐC có mặt lần đầu tiên ở
TP HCM năm 1998 là công ty Sinh Lợi, do một nhóm người từ Đài Loan sang liêndoanh với Công ty Inconmex Khi đó, sản phẩm mà họ kinh doanh là chiếc nệmmút Qua các buổi tập huấn bán hàng, chiếc nệm mút này được biết đến như mộtsản phẩm thần kỳ, có thế chữa bách bệnh Vì thế, giá trị của hàng hóa này được đẩylên đến vài chục triệu đồng một tấm13
Thấy được sự phát triển của Sinh Lợi, nhiều công ty khác cũng nhảy bổ vàokinh doanh đa cấp như: Lô Hội, NONI, Vision Mỗi nơi bán một loại hàng hóanhưng cùng chung một phương thức kinh doanh Chỉ với 30 loại viên bổ sung dinhdưỡng và nước uống dinh dưỡng hiệu Aloe và Forever, mà theo Lô Hội là “có thể
hỗ trợ điều trị tất cả các bệnh” nên giá bán cao hơn giá trị thực từ 43 đến 55 lần.NONI bán nước trái nhàu nhưng thổi phồng lên là có công hiệu đặc trị như “thuốctiên” Vision lại được một nhóm người đến từ Nga rao giảng sản phẩm của họ mới
là “trường tồn bất tử” nên được “hét” giá lên cao ngất14
Đầu thế kỷ 21, kinh doanh đa cấp bắt đầu bước chân vào thị trường ViệtNam và đạt tổng doanh thu không ngờ trong hai, ba năm đầu Kinh doanh đa cấpphát triển quá mạnh mẽ khiến cho lợi nhuận từ việc quảng cáo của các báo đài,truyền hình có thể bị ảnh hưởng, cộng thêm nhiều công ty lừa đảo núp bóng kinhdoanh đa cấp và một bộ phận không nhỏ người tham gia BHĐC có hành vi sai trái
đã làm cho dư luận bắt đầu lên tiếng phản đối kinh doanh đa cấp Đến thời điểm
13 Ngọc Tuyên (2016), Hàng triệu người Việt tham gia kinh doanh đa cấp,
3363506.html, truy cập 2/3/2016.
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/hang-trieu-nguoi-viet-tham-gia-kinh-doanh-da-cap-14 Ngọc Mai – Sơn Nhung (2006), Siêu lợi nhuận nhờ mánh nước bọt,
http://nld.com.vn/kinh-te/sieu-loi-nhuan-nho-manh-nuoc-bot-155730.htm, truy cập 27/06/2006.
Trang 29cuối năm 2004, tại Việt Nam đã có khoảng 20 công ty bán hàng đa cấp phân phốisản phẩm chủ yếu về ngành chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp15.
Để hoà nhập với xu hướng chung của thế giới cũng như đáp ứng tình hình thực tếtại Việt Nam, hành lang pháp lý về kinh doanh theo mạng đã dần hình thành:
- Ngày 01-07-2005, Luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành trong đó có nhữngđiều khoản quy định về bán hàng đa cấp
- Ngày 24-08-2005, Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lýhoạt động bán hàng đa cấp được ban hành phần nào đã tạo ra một hành lang pháp lý
để bảo vệ các công ty và nhà phân phối chân chính Tuy nhiên, nghị định vẫn cònnhiều kẽ hở khiến cho một số công ty lợi dụng
- Ngày 08-11-2005, Bộ Thương mại ban hành Thông tư 19/2005/TT-BTMhướng dẫn một số nội dung tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp
Năm 2009, Hiệp hội Bán hàng Đa cấp Việt Nam được thành lập và bổ nhiệm
bà Trương Thị Nhi (giám đốc công ty TNHH TM Lô Hội, nhà đại diện tại Việt Namcủa tập đoàn Forever Living Products Hoa Kỳ) là chủ tịch nhiệm kỳ 2009-2014
Ngày 31-03-2010, Hiệp hội Bán hàng Đa cấp Việt Nam - MLMA chính thức
ra mắt tại Hà Nội Đến dự có nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các phươngtiện truyền thông đại chúng
Theo Hiệp hội Bán hàng đa cấp, mô hình này khá mới mẻ so với nhiều ngànhnghề khác tại Việt Nam nhưng lại có tốc độ tăng trưởng 20- 30% mỗi năm Năm
2013, số hội viên tham gia Hiệp hội đã lên tới hơn 100 đơn vị Tuy nhiên, theoVCA trực thuộc BCT - cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp chobiết hiện số lượng đơn vị đăng ký là 65 doanh nghiệp
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, sau gần 20 năm có mặt tại Việt Nam, hiệnmặt hàng kinh doanh của các công ty đa cấp đã phát triển rất rộng từ thực phẩm chứcnăng, mỹ phẩm, đồ gia dụng, hàng thời trang, dụng cụ thể thao, vật lý trị liệu Tuynhiên, thực phẩm chức năng vẫn có số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhiềunhất (trên 80%) Đây cũng là mặt hàng được bán nhiều nhất (khoảng 90%)
15 Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam, Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, http://www.mlma.org.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=63:ban-hang-a-cp-ti-vit-nam&catid=38&Itemid=77&lang=vi.
Trang 30Cũng theo cơ quan này, đa số doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm cónguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài Tuy nhiên có một số doanh nghiệp đã đầu tư xâydựng cơ sở sản xuất sản phẩm trong nước như Công ty TNHH Amway Việt Nam,Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam, Công ty TNHH Mạng lưới hữu nghị FNC
Doanh thu lĩnh vực này cũng tăng 10 lần trong vòng 8 năm, từ 614 tỷ đồngnăm 2006 lên đạt 6.447 tỷ đồng năm 2013 Riêng 6 tháng đầu năm 2015, tổngdoanh thu của ngành là 3.200 tỷ đồng
Theo ước tính của VCA, hiện doanh nghiêp đa cấp đăng ký khoảng trên7.000 mặt hàng Số lượng người đã tham gia bán hàng đa cấp vào khoảng có 1,2triệu người, trong khi con số này năm 2006 chỉ là 235.000 người Nếu như trướcđây, đối tượng chủ yếu của giới bán hàng đa cấp là những người nghèo, tham gia đểmong được đổi đời thì đến nay, những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấpcòn có trí thức, giáo viên, công nhân 16
Để đáp ứng được với tình hình thực tế của sự phát triển hoạt động BHĐC ởViệt Nam, đồng thời giúp các cơ quan quản lý và điều hành quan hệ BHĐC đượctốt hơn, các nhà làm luật đã có những sửa đổi từ các văn bản pháp luật Cụ thể,Nghị định 110 đã được thay thế bởi Nghị định 42 Văn bản hướng dẫn của nó,Thông tư 19 đã được thay thế bởi Thông tư 24 Với sự ra đời của các văn bản mới,một thời kỳ chuyển đổi đã diễn ra khi thẩm quyền quản lý giữa được chuyển giaogiữa các SCT về cơ quan quản lý cạnh tranh của BCT, tức VCA
1.5.2 Khái niệm pháp luật bán hàng đa cấp
Ngành kinh doanh đa cấp xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu đồng thời việc phápluật thừa nhận nó còn chậm chạp và thiếu tính khả thi, cho nên đến hiện nay vẫnchưa có một khái niệm hoàn chỉnh và chuẩn xác nào cho việc điều chỉnh BHĐC ởViệt Nam
Hiện nay, các văn bản quy định về BHĐC chỉ tập trung ở các văn bản dướiluật mà cụ thể là nghị định 42/2014/NĐ-CP quy định về việc quản lý hoạt động
16 Ngọc Tuyên (2016), Hàng triệu người Việt tham gia kinh doanh đa cấp,
3363506.html, truy cập 2/3/2016.
Trang 31http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/hang-trieu-nguoi-viet-tham-gia-kinh-doanh-da-cap-BHĐC Văn bản này ban hành để hướng dẫn cụ thể hơn các quy định về BHĐC tạiLuật Cạnh tranh 2004, và đây cũng là văn bản luật duy nhất quy định về BHĐC.
Để xác định được khái niệm pháp luật BHĐC chúng ta cần xác định đượcnội hàm mà khái niệm đó quy định Ở đây, pháp luật BHĐC có phạm vi là quy địnhhoạt động BHĐC và quản lý hoạt động BHĐC Với nội hàm đó pháp luật BHĐCtác động đến bốn nhóm chủ thể: doanh nghiệp BHĐC, người tham gia BHĐC, cơ quanquản lý nhà nước và NTD Nhưng hiện nay chúng ta chưa thấy được các quy định củapháp luật quan tâm tới NTD, bởi NTD là trung tâm của các mối quan hệ trên
Với những phân tích trên, chúng ta có thể hình thành nên khái niệm pháp luậtBHĐC như sau: Pháp luật BHĐC là hệ thống các văn bản pháp luật nhằm ghi nhận
sự tồn tại của phương thức BHĐC và hoạt động quản lý BHĐC của cơ quan nhànước có thẩm quyền; đồng thời điều chính mối quan hệ trong hoạt động BHĐC giữadoanh nghiệp BHĐC, người tham gia BHĐC, cơ quan quản lý và NTD
1.5.3 Khái quát pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, bên cạnh Luật Cạnh tranh 2004, bán hàng
đa cấp được điều chỉnh bởi Nghị định số 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt độngbán hàng đa cấp, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật tronglĩnh vực cạnh tranh, Thông tư số 19/2005/TT-BTM hướng dẫn một số nội dung quyđịnh tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP và Thông tư số 35/2011/TT-BCT sửa đổi bổsung Thông tư số 19/2005/TT-BTM
Mặc dù là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên và cao nhất điều chỉnh đốivới hoạt động bán hàng đa cấp nhưng Luật Cạnh tranh chỉ đưa ra khái niệm về bánhàng đa cấp và quy định cấm một số hành vi bán hàng đa cấp bất chính bị cấm màchưa đưa ra cơ chế quản lý đối với hoạt động này
Nghị định 110/2005/NĐ-CP chính thức thiết lập một cơ chế quản lý đối vớihoạt động bán hàng đa cấp từ Trung ương đến địa phương với sự tham gia của BộCông Thương (thông qua Cục Quản lý cạnh tranh) và Ủy ban nhân dân các tỉnh(thông qua các Sở Công Thương) Theo Nghị định 110/2005/NĐ-CP, các doanhnghiệp muốn tổ chức bán hàng đa cấp thì phải đăng ký với Sở Công Thương và sau
Trang 32đó mở rộng hoạt động ra địa bàn nào thì thông báo với Sở Công Thương tỉnh đó.Một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp được đăng ký hoạt độngbán hàng đa cấp đó là phải ký quỹ tối thiểu 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơnmột tỷ đồng.
Để đảm bảo hiệu quả của cơ chế quản lý tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP,Nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định chế tài xử lý đối với hành vi bán hàng đa cấpbất chính với mức tiền phạt cao nhất là 100 triệu đồng
Thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp và các vấn đề
cụ thể chưa được quy định tại Luật Cạnh tranh và các Nghị định nêu trên được quyđịnh tại Thông tư số 19/2005/TT-BTM và Thông tư số 35/2011/TT-BCT
Sau gần 10 năm thực hiện, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bánhàng đa cấp đã bộc lộ một số bất cập, hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện nhiềubiến tướng theo chiều hướng tiêu cực, nhiều chủ thể lợi dụng các khe hở của phápluật để thực hiện các hành vi bất chính khiến cho hoạt động bán hàng đa cấp ngàycàng trở nên xấu đi trong mắt cộng đồng xã hội và gây khó khăn cho công tác quản
lý nhà nước đối với hoạt động này Từ thực tiễn đó, năm 2014, Chính phủ đã banhành các văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế cho hệ thống văn bản cũ để tăngcường hiệu quả quản lý hoạt động bán hàng đa cấp Ngoại trừ Luật Cạnh tranh, cácNghị định và Thông tư cũ điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp đều bị thay thế với
cơ chế quản lý chặt chẽ hơn, chế tài xử lý nghiêm khắc hơn
Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, được
ký ban hành ngày 14 tháng 5 năm 2014, chính thức có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm
2014 Nghị định này thay thế cho Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt độngbán hàng đa cấp với những thay đổi cơ bản, quan trọng theo hướng thắt chặt quản lýđối với hoạt động bán hàng đa cấp như nâng cao điều kiện gia nhập, nâng cao tráchnhiệm của doanh nghiệp đối với hoạt động của người tham gia, bổ sung nhiều quyđịnh cấm, tăng cường sự tương tác giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý cũng nhưgiữa các cơ quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn công tác đào tạo người tham giacủa doanh nghiệp
Trang 33Nội dung cơ bản mà các nhà làm luật thiết lập để quản lý hoạt động BHĐC ởNghị định 42 là:
- Chủ thể kinh doanh đa cấp
Chủ thể kinh doanh theo phương thức đa cấp là doanh nghiệp được cơ quan
có thẩm quyền cấp Giấy phép đăng ký hoạt động BHĐC
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép đăng ký hoạt động BHĐC là doanhnghiệp có đủ điều kiện bao gồm:
Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật,
có đăng ký kinh doanh ngành bán lẻ theo phương thức đa cấp
Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam bằng 5%vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 5 tỷ VNĐ
Có Quy tắc hoạt động, chương trình trả thưởng, chương trình đào tạo cơbản không trái quy định của pháp luật
Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu doanh nghiệp
tư nhân, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông sáng lập đối vớicông ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần phải là những cá nhân chưa từng giữ một trong các chức vụ nêu trêntại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt độngbán hàng đa cấp theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định này
- Đối tượng được kinh doanh theo phương thức đa cấp:
Hàng hóa được đưa vào kinh doanh theo phương thức đa cấp phải phù hợpvới pháp luật có liên quan, đặc biệt trừ các loại sau:
Trang 34 Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, Danh mục hàng hóahạn chế kinh doanh, hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thuhồi, cấm lưu thông hoặc tạm ngừng lưu thông theo quy định của pháp luật;
Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cảthuốc thú y thủy sản), thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệtkhuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; các loại hóa chất nguy hiểm và sảnphẩm có hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật
Đối với các loại dịch vụ và hình thức khác không phải mua bán hàng hóakhông được kinh doanh theo phương thức đa cấp, trừ khi pháp luật có quy định khác
Như vậy hiện nay, với lần sửa đổi bổ sung đầu tiên văn bản về quản lý bánhàng đa cấp vẫn chưa cho phép dịch vụ là loại hình kinh doanh theo phương thức đacấp Chỉ có hàng hóa được tự do kinh doanh
- Những hành vi bị cấm của doanh nghiệp BHĐC: Được quy định tại
Điều 5 của nghị định 42/2014 So với Nghị định 110, số lượng các hành vi bị cấmtăng lên rất nhiều và đây cũng là một cách để giúp ngăn chặn các doanh nghiệpBHĐC bất chính hoạt động
- Người tham gia BHĐC
Được quy định tại điều 19 nghị định 42, người tham gia bán hàng đa cấp là
cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Những trường hợp sau không đượctham gia bán hàng đa cấp:
Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất,buôn bán hàng giả, quảng cáo gian dối, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dốikhách hàng, các tội về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạttài sản, chiếm giữ trái phép tài sản
Người nước ngoài không có Giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan
có thẩm quyền cấp
lên 5 trong quá trình điều chỉnh của pháp luật từ Nghị định 110 lên Nghị định 42
Trang 35trong đó đặc biệt lưu ý hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêucầu người khác tham gia vào mạng lưới BHĐC hoặc mua hàng hóa kinh doanh theophương thức đa cấp”17 đây là một quy định hết sức cần thiết và hiệu quả hiện nay.Khi một người có chức vụ quyền hạn hay địa vị trong xã hội, họ sẽ lấy uy tín củamình để tham gia vào mạng lưới khiến những người phụ thuộc vào quyền uy củangười đó làm ảnh hưởng, làm mất bản chất của ngành BHĐC.
- Trách nhiệm của Bộ công thương và trách nhiệm giám sát của UBND các cấp được quy định tương ứng tại Điều 32 và 33 của Nghị định 42
Cùng quan điểm thắt chặt quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của Nghị định42/2014/NĐ-CP, Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (thay thế Nghị định số 120/2005/NĐ-CP)18 cũng nâng cao mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật trong hoạtđộng bán hàng đa cấp lên tối đa 200 triệu đồng và bổ sung quy định xử lý đối vớinhiều hành vi mới được quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP Bên cạnh văn bảnchuyên ngành, pháp luật còn quy định hành vi vi phạm trong hoạt động BHĐCtrong Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạtđộng thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợiNTD19
Thủ tục hành chính trong hoạt động bán hàng đa cấp được quy định chặt chẽtại Thông tư 24/2014/TT-BCT, thay thế cho các quy định tại Thông tư 19/2005/TT-BTM và 35/2011/TT-BCT
Với những thay đổi cơ bản, quan trọng trong cơ chế quản lý hoạt động bánhàng đa cấp như trên, các cơ quan quản lý rất kỳ vọng vào khả năng nâng cao hiệuquả quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong thời gian tới
17 Điểm đ, khoản 2, Điều 5, Chính phủ (2014), Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2014 nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Hà Nội.
18 Chính phủ (2014), Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2004 về xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội.
19 Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi NTD, Hà Nội.
Trang 37Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM HOẠT ĐỘNG BÁN
HÀNG ĐA CẤP Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam
2.1.1 Số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp ở Việt Nam
Tổng hợp báo cáo của các SCT, tính đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2014, trêntoàn quốc đã có 102 doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp,
có 08 SCT địa phương đã cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho các doanh
nghiệp bao gồm: Hà Nội: 51 doanh nghiệp, TP Hồ Chí Minh: 44 doanh nghiệp, Bình Dương: 01 doanh nghiệp, Đồng Nai: 02 doanh nghiệp và Hải Dương: 01 doanh nghiệp, Hải Phòng: 01 doanh nghiệp, Quảng Ninh: 01 doanh nghiệp, Bắc Giang: 01 doanh nghiệp.
Trong số 102 doanh nghiệp đã được cấp giấy đăng ký, có 31 doanh nghiệp
đã tạm ngừng, chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và có 5 doanh nghiệp bị thu hồigiấy phép bán hàng đa cấp20
Bảng số 2.1: Số lượng doanh nghiệp đăng ký tổ chức BHĐC
(Đơn vị: Doanh nghiệp)
STT PHƯƠNG ĐỊA
SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ
SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP TẠM DỪNG/CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG
SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP BỊ THU HỒI GIẤY ĐĂNG KÝ
SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG
Nguồn: Lê Hoài Điệp (2014), Thực trạng bán hàng đa cấp tại Việt Nam Bản
tin cạnh tranh và người tiêu dùng Số 46, tr 12- 14
20 Lê Hoài Điệp (2014), Thực trạng bán hàng đa cấp tại Việt Nam Bản tin cạnh tranh và người tiêu dùng Số
46, tr 12- 14.
Trang 38Biểu đồ số 2.1: Biểu đồ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt
động bán hàng đa cấp giai đoạn 2006-2014
(Đơn vị: Doanh nghiệp)
Nguồn: Lê Hoài Điệp (2014), Thực trạng bán hàng đa cấp tại Việt Nam Bản
tin cạnh tranh và người tiêu dùng Số 46, tr 12- 14
Tính đến thời điểm khóa luận được hoàn thành, theo số liệu thống kê tạiwebsite chính thức của VCA số lượng doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký tổ chứcbán hàng đa cấp là 65 doanh nghiệp
2.1.2 Số lượng người tham gia bán háng đa cấp ở Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng về người tham gia bán hàng đa cấp cũng duy trì ổn địnhqua các năm Mặc dù dư luận xã hội cũng như định kiến của người dân về ngànhbán hàng đa cấp không được tốt tuy nhiên, hàng năm vẫn có rất nhiều người gianhập ngành bán hàng đa cấp Với đặc thù là người tham gia ngoài công việc chínhtại cơ quan có thể làm thêm bất cứ lúc nào miễn là tạo ra doanh số bán hàng vàhưởng hoa hồng từ doanh số bán hàng mà mình tạo ra, đã có không ít người laođộng là nhân viên văn phòng chọn bán hàng đa cấp là công việc làm thêm để tăngthêm thu nhập cho bản thân và gia đình
Trang 39Người tham gia bán hàng đa cấp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển
hệ thống, tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp Chính vì vậy, trong những nămqua, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã không ngừng tuyển dụng thêm ngườitham gia mới gia nhập hệ thống nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng cũng như doanh
số của doanh nghiệp Mặt khác, trong giai đoạn từ 2011 – 2013, có khoảng hơn 30doanh nghiệp mới gia nhập ngành bán hàng đa cấp, các doanh nghiệp này tạo ramột số lượng người tham gia mới khiến tổng số lượng người tham gia của ngànhđạt con số cao nhất từ trước đến nay: khoảng 1,2 triệu người tham gia21
Biểu đồ số 2.2: Tăng trưởng về số lượng người tham gia bán hàng đa cấp
Nguồn: Lê Hoài Điệp (2014), Thực trạng bán hàng đa cấp tại Việt Nam Bản
tin cạnh tranh và người tiêu dùng Số 46, tr 12- 14
2.1.3 Doanh thu bán hàng đa cấp ở Việt Nam
Có thể nói, tăng trưởng ngành bán hàng đa cấp giai đoạn từ năm 2006 đếnnăm 2013 đặt mức tăng trưởng mạnh và đều Tốc độ tăng trưởng trung bình hàngnăm đạt khoảng 50% Nếu như năm 2006, doanh thu ngành mới chỉ đạt khoảng 600
21 Lê Hoài Điệp (2014), Thực trạng bán hàng đa cấp tại Việt Nam Bản tin cạnh tranh và người tiêu dùng Số
46, tr 12- 14.
Trang 40tỷ đồng thì đến năm 2013, doanh số toàn ngành đã đạt con số ấn tượng lên đến6.450 tỷ đồng22.
Trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, khó khăn về tài chính diễn ra trongnhững năm gần đây, việc ngành bán hàng đa cấp đạt được mức tăng trưởng như vậy
là một thành tựu to lớn, đóng góp không nhỏ vào sự ổn định và phát triển của nềnkinh tế quốc dân
Biểu đồ số 2.3: Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp
DOANH THU BHĐC (đơn vị: triệu đồng)
Nguồn: Lê Hoài Điệp (2014), Thực trạng bán hàng đa cấp tại Việt Nam Bản
tin cạnh tranh và người tiêu dùng Số 46, tr 12- 14
22 Lê Hoài Điệp (2014), Thực trạng bán hàng đa cấp tại Việt Nam Bản tin cạnh tranh và người tiêu dùng Số
46, tr 12- 14.