A.MỞ ĐẦUCuộc đời của Bác là một quá trình: Vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cáchmạng, không ngừng
Trang 1MỤC LỤC
1
Trang 2A.MỞ ĐẦU
Cuộc đời của Bác là một quá trình: Vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập
để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cáchmạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân Người là nơihội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng với sự tôn vinh của tổ chứcUNESCO: Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Quá trình
ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại Người đã
để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải noitheo
Lý do chọn đề tài
Bác đã từng ghi trong lý lịch tại Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Moscow: “Trình
độ học vấn: Tự học”, và hai chữ “tự học” của Bác đã làm tôi không khỏi xúc động Bởi,tôi như nhìn thấy hình ảnh Bác phải vừa học vừa làm, biết bao giọt mồ hôi nhễ nhại trêntrán nhưng Bác lại có thể lĩnh hội được cả hệ thống tri thức đồ sộ của nhân loại, biết đượcđến mười bốn thứ tiếng ngoại ngữ… Bác coi lời dạy của Lênin "Học, học nữa, học mãi"
là phương châm sống, phương châm hành động của mình Chính vì lẽ đó mà em chọn đề
tài tiểu luận là “Từ tấm gương tự học của Bác đến việc tự học của bản thân.”
Mục đích nghiên cứu
Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trìnhtiếp nhận tri thức Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, làmột trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người Và cả cuộc đời Hồ Chí
Minh là tấm gương lớn về tự học Bài tiếu luận sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cuộc đời của Bác và kinh nghiệm và phương pháp tự học để nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt, có tư duy độc lập và sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng học tập
Đóng góp của đề tài
Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc"(1947), Bác viết: “Lấy tự học làm cốt", Bácđặt đầu tiên là ý chí tự học Ngay từ khi Bác Hồ đang trong lứa tuổi thanh niên, Bác phảilàm việc rất cực khổ, nhưng vẫn có ý chí vượt khó và say sưa tự học Người học ở sáchbáo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đếquốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới
2
Trang 3Thứ hai là phương pháp tự học của Bác Đó là tranh thủ mọi thời gian để học, tranhthủ học được nhiều người Đó là cách học kiên trì, bền bĩ, năng động và học thườngxuyên Có lần nói chuyện với thanh niên, Bác cho biết: Để học được ngoại ngữ Bác phảikiên trì mỗi ngày học thuộc mười từ, học ở mọi nơi mọi lúc cho kỳ thuộc, có khi viết các
từ đó lên cánh tay để vừa làm vừa nhìn vào đó cho nhớ Hôm sau lại học mười từ khác,
cứ thế mà tích lũy dần như ta bỏ tiền tiết kiện hàng ngàn vào ống Bằng cách đó dần dầnBác đã học được rất nhiều ngoại ngữ
Sự tự học của Người gắn chặt chẽ với mục tiêu lí tưởng mà Người đã vạch ra trongcuộc đời mình: Học để biết, yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình, học đểbiết căm ghét áp bức ích kỷ, biết trở thành hữu ích cho nhân dân
Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở đồng chí và thế hệ trẻ phải có nỗ lực cao về “Học– Tự học” Người dạy: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời Suốt đời phải gắn liền
lí luận với công tác thực tiễn Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, đã biết hết rồi.Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếptục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”
Trong tập Nhật ký trong tù của Bác có bài Nghe tiếng giã gạo, cho ta thấy sự rènluyện mới thành công:
"Gạo đem vào giã bao đau đớnGạo giã xong rồi trắng tựa bôngSống ở trên đời người cũng vậyGian nan rèn luyện mới thành công”
Đó chính là ý chí tự học, tự rèn, tự phấn đấu không mệt mỏi Người dạy: “Khôngchỉ có ở nhà trường, có lên lớp mới học tập… Trong mọi hoạt động, chúng ta đều phảihọc tập!” Đọc qua tác phẩm chúng ta rút ra ở Người những bài học quý báu
Tóm lại, học tập là “suốt đời” - “ham học tập để nâng cao trình độ của mình” và coi đây là một tiêu chuẩn, một giá trị đạo đức của mỗi người Rèn luyện như thế nào để Học tập phải trở thành nhu cầu, thói quen, hành vi hàng ngày của mỗi người dân Tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, soi xét trong thực tiễn đã qua, hiện nay và cả mai sau, vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc; đó mãi là một tấm gương sáng ngời, một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của Đảng và nhân dân ta.
3
Trang 4B.NỘI DUNG
I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC
1 Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong
những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người
Trong lý lịch tự khai tại Đảng Cộng sản Pháp cũng như tại một số đại hội, hội nghịcủa Quốc tế Cộng sản, Bác thường khiêm tốn ghi ở phần trình độ học vấn là: Tự học.Hay trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày
1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học Vềhiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mớinghe rađio lần đầu”
Nhưng chúng ta ai cũng biết, Người có một trình độ học vấn rộng lớn, uyên bác mà
cả thế giới phải khâm phục và thừa nhận Nhà nghiên cứu Vasiliep đã viết trong tác phẩm
“Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh” : “Hiếm có chính khách nào của thế
kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và
sự thông minh trong cuộc đời…” Đây hoàn toàn không phải là sự suy tôn thái quá màqua các tài liệu lịch sử cho thấy, Người đã miệt mài học tập cả cuộc đời, nói đúng hơn làkhông ngừng tự học Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm (ngày 9 tháng
12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau” Và với Bác,nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau : “Học ở trường, họctrong sách vở, học lẫn nhau và học dân” Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứuchủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, đặcbiệt là văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây
Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không quamột trường đào tạo chính quy nào Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân.Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cáchmạng trên thế giới Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong chuyến thămIndonesia năm 1959, Người nói: “Khi còn trẻ tôi không có dịp đến trường học Cuộcsống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi Trường đại học ấy đã dạy cho tôi khoahọc xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loàingười, yêu dân chủ và hoà bình; căm ghét áp bức, ích kỷ…" Đó chính là bài học sâu sắc
4
Trang 5về tấm gương tự học của Bác, vừa tự học ngoại ngữ, vừa tự học viết văn, viết báo để đấutranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân loại Chúng ta ngạc nhiên và khâmphục trước khối lượng và kiến thức vừa phong phú vừa uyên thâm của Bác, không chỉtrên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế… Nếu không có vốn kiến thức phong phú vàsâu sắc tích luỹ bằng con đường tự học thì làm sao Người để lại cho dân tộc và nhân loạinhững tác phẩm bất hủ ấy Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác cũng chính là cuộcđời tự học bền bỉ Làm cách mạng bằng tự học và tự học để làm cách mạng, hai việc nàyluôn tương hỗ cho nhau Với những tác phẩm đồ sộ và phong phú mà Người để lại chochúng ta, ngoài giá trị lớn lao nhiều mặt của nó, còn là một bằng chứng sống về tấmgương tự học suốt đời của một nhà yêu nước vĩ đại, nhà văn hoá tài ba
Bác nói về mục đích của học tập: "Học để tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng thấy cầnphải học" Người cũng chỉ ra phương pháp học tập: "Học ở nhà trường, học ở thầy, học ởbạn, học trong sách vở và học nhân dân" Quá trình lao động, làm việc là quá trình tự họctập, tích luỹ, bổ sung kinh nghiệm và đúc rút kiến thức từ thực tiễn Bác Hồ nhấn mạnh:
"Phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ, để giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới đểphát triển kinh nghiệm cũ làm cho nó đầy đủ, dồi dào thêm"
Tự học của Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc vàxây dựng đất nước Người đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụngsáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam Vận dụng sáng tạochính là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, pháthuy yếu tố chủ quan, yếu tố nội lực để vận dụng vào điều kiện của mình; sâu xa hơn đó làquá trình tự học, tự giáo dục để làm cho nhân cách và năng lực của mình phù hợp vớimục tiêu, lý tưởng, công việc
2 Tự học là học một cách tự động
Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Phải biết tự động học tập” Người cũng làm rõ: “Tựđộng là không phải dựa vào ai, là tự mình biết xoay xở, tự mình biết thực hành công táctheo nhiều hình thức mới mẻ, phong phú” Như vậy, “tự động học tập” tức là học tập mộtcách hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ Tựhọc chính là tự quản lý việc học tập của mình, tự mình chủ động vạch kế hoạch học tậpcho chính mình, tự mình khai triển, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làmchủ thời gian để học và tự mình kiểm tra, đánh giá việc học của mình Quan niệm nàybao hàm các khái niệm: tự học, tự học có hướng dẫn, tự học một mình, tự kiểm tra, tựđánh giá, tự giáo dục theo quan điểm giáo dục hiện nay Quá trình tự mình hoạt động lĩnhhội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành, không có sự hướng dẫn trực tiếp và
sự quản lý của người dạy, người giáo viên…Đây không chỉ là phương thức học tập cơbản của giáo dục không chính quy mà còn là một bộ phận không thể tách rời quá trình
5
Trang 6học tập chính quy trong các trường học: “Không phải có thầy thì học, thầy không đến thìđùa, phải biết tự động học tập” Lời khuyên này không chỉ đúng với thời của Bác mà cònđúng với chúng ta hôm nay
Tự học là một hoạt động đòi hỏi chủ thể phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiêntrì cao thì mới đạt kết quả Do đó, tự học gắn bó với quá trình tự giáo dục Tự giáo dụcnhằm củng cố và phát huy năng lực tự giác thực hiện những trách nhiệm cá nhân Tự học
có hướng dẫn chính là cá nhân tự chủ việc học của bản thân, được sự giúp đỡ và tăngcường của một số yếu tố như giáo dục viên, các nhà chuyên môn…Tự động học tập chỉ
có giá trị khi người học biết tự giác tiến hành xem xét, đánh giá và điều chỉnh các hành
vi, hoạt động của bản than theo những chuẩn mực của tập thể, xã hội quy định
Tự kiểm tra có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động học tập và giáo dục vì mục tiêu và
kế hoạch giáo dục có đạt được hay không và đạt đến mức độ nào không chỉ dựa vào cáctác động từ phía giáo viên và nhà trường, mà còn phải dựa vào tính tự giác tự học, tự giáodục và tự kiểm tra
Tự đánh giá là một quá trình không thể tách rời quá trình học tập và tự giáo dục vì
nó đảm bảo quá trình này tiến hành theo đúng hướng và vững chắc theo mục tiêu đã định
Tự đánh giá chỉ thực sự trở thành động lực tiến bộ khi nó được chủ thể thực hiện với thái
độ khách quan, trung thực với chính bản thân mình
Tự học là một nhu cầu khách quan của con người Để tiến bộ, mỗi người phải chủđộng học tập, tự tạo cơ hội học tập cho mình Hồ Chủ tịch luôn nhắc nhở từng người bìnhdân cho đến nhà trí thức luôn phải “Tìm đủ mọi cách mà học” trong công tác, trong cuộcsống Không “tự động học tập” thì việc học lúc ấy chỉ còn là một hành động hoặc mộtthao tác cấu trúc của một hoạt động khác chứ không phải là học với tư cách một hoạtđộng độc lập
Tiếp thu lời dạy của Bác, sinh viên hiện nay có thể thực hiện tư tưởng “tự động họctập” của Bác cụ thể như sau:
• Trước hết, mỗi người sinh viên phải tự ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình,phải ý thức được tầm quan trọng của việc học tập nói chung và tự học nói riêng
• Tự động học tập là sinh viên tự làm chủ hoạt động học của mình Nghĩa là khôngnhất
thiết phải có thầy mới học, mà phải tự động học, không đợi ai nhắc nhở, khôngchờ ai giao nhiệm vụ, cũng không cần ai kiểm tra; mà tự mình, tự giác xác địnhmục tiêu nhận thức, phân tích nội dung cần học tập, tự lập kế hoạch học tập choriêng mình
• Tự mình làm chủ thời gian để triển khai kế hoạch mà mình đã hoạch định
• Tự mình điều khiển để thực hiện theo đúng kế hoạch
6
Trang 7• Tự mình kiểm tra, đánh giá hoạt động học của mình theo từng giai đoạn trong kếhoạch thời gian.
• Tự mình điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với kế hoạch, với yêu cầu thực tế…
3 Phải ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt.
Phải ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt Ham học có nghĩa làphải có sự say mê, có khát vọng hiểu biết Muốn vậy, mỗi cá nhân phải tự nhận thấy vàđánh giá được mức độ hiểu biết của mình, không tự cao, tự đại, không thể bằng lòng vớicái hiện tại, có ước mơ và hoài bão vươn lên Tri thức của nhân loại là biển cả mênhmông, hiểu biết của mỗi cá nhân chỉ như là một giọt nước, do đó nếu chỉ trông chờ vàonhững kiến thức được trang bị trong nhà trường thì những hiểu biết đó sẽ mai một, bốchơi dần dần Cuộc đời của mỗi người cao lắm cũng chỉ có 1/3 thời gian là học ở trường,vậy 2/3 thời gian còn lại chúng ta học ở đâu, theo Bác, ngoài việc học ở trường, học ởsách vở, phải học lẫn nhau và học ở nhân dân, đó là triết lí học suốt đời mà Người muốngửi đến chúng ta
Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại họcNhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời Suốt đời phảigắn liền lý luận với công tác thực tế Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hếtrồi Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phảitiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” Học trong nhà trường cũng như học ởngoài đời phải “Lấy tự học làm cốt”, khi đã có niềm đam mê thì tự mình sẽ chủ động họchỏi, nghiên cứu không ngừng nghỉ
Hồ Chí Minh ý thức rất rõ là sự học là vô biên, vô cùng vì "thế giới tiến bộ khôngngừng, ai không học là lùi" Nói chuyện tại Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế tại ViệtNam tháng 9/1961 Người thẳng thắn nhận định là thế hệ người già ở Việt Nam ít đượchọc do bị thực dân kìm hãm và bản thân Người cũng chỉ học hết tiểu học Để có đủ hiểubiết mà tìm đường cứu nước, Người đã ra sức học tập, chủ yếu là tự học, "học ở trường,học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân"
Thời còn trẻ, do hoàn cảnh phải đi làm thuê cực nhọc để kiếm miếng ăn, có tiền mà hoạt động cách mạng bí mật, Người đã không được đến trường để học nhưng vẫn tranhthủ học mọi nơi, mọi lúc, "học trong đời sống của mình, học ở giai cấp công nhân “
Người kể với thanh niên trong buổi gặp gỡ tại Phủ Chủ tịch về cách học tiếng nướcngoài của mình lúc phải đi ra nước ngoài để sống bằng nghề bồi tàu, làm phu quét tuyết,phụ bếp Hồi đó cậu thanh niên Ba phải làm việc từ sáng đến tối, làm gì có thời gian cầm
tờ báo mà xem Chỉ có mỗi một cách là viết mấy chữ lên mảnh da tay để vừa cọ sàn tàu,
7
Trang 8đánh nồi, rửa bát, thái thịt, băm rau vừa nhìn vào da bàn tay mà học Hết ngày thì mồ hôiđầm đìa, chữ cũng mờ đi thì coi như đã thuộc Sáng hôm sau lại ghi chữ mới
Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù thời bìnhhay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời Nói chuyện vớiĐảng viên, Bác phê phán Đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu họctập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi "chúng ta phải học
và hoạt động cách mạng suốt đời Còn sống thì còn phải học" Người nói với cán bộ đãkết thúc một khoá huấn luyện là "anh em sẽ còn phải học nữa, học mãi khi ra làm việc"Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan "mỗi ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ"
và xem việc cán bộ đảng viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyệnhọc tập là "một khuyết điểm rất to"
Người còn dặn phải "biết ham học" Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ - biếttại sao cần phải học - tiến đến mức "ham học" là đạt đến mức giác ngộ cao, là một sựthay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả mãn, thích thútrong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và khi đó việc học chắcchắn sẽ có hiệu quả cao
Người nhắc nhở "học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời", những điều được học,được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một "hạt nhân bé nhỏ" mà người học "sẽtiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả"
Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học,
tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống banđầu trong đầu óc mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi Theo Bác, ai cũng phải học,không kể sang, hèn; giàu, nghèo; không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, dântộc… Khi đã xác định sự học là một nhu cầu thì tự giác ai cũng phải học
Bác đã dạy: học những điều cơ bản, thiết thực đối với mỗi người Trong hành trangtri thức của mỗi người rất nhiều điều còn thiếu, nhưng nếu thấy cái gì học cái ấy thìchúng ta chỉ thu được một mớ kiến thức hỗn tạp, không có tác dụng với chính người học
và cũng không đủ thời gian để học và hiểu hết tất cả Vì vậy, ngoài việc học ở nhà trườngtheo chương trình quy định, chúng ta phải căn cứ vào trình độ nhận thức, công việc đangđảm nhiệm và vị trí của mình để lựa chọn những điều thiết thực, những vấn đề cần cholĩnh vực công tác đang đảm nhiệm hoặc nhu cầu của mình để học Phải biết được mụcđích của việc học là để làm gì, theo Bác: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ Học
để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại Muốn đạt mục đích đóthì phải: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư Trước hết, muốn làm việc, học tập côngtác tốt thì phải học, có học mới có năng lực giải quyết những yêu cầu của chương trìnhđào tạo và những tình huống trong thực tiễn đặt ra Thông qua học tập ở trường, ở sách
8
Trang 9vở và ở ngoài đời để có cách đối nhân xử thế hợp lí phù hợp với luật pháp, phong tục tậpquán; ứng xử đúng với các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ hiểu biếtmọi mặt có tư duy độc lập và sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao chấtlượng công tác, chống thói qua loa đại khái, lười học, lười suy nghĩ dẫn đến tình trạng khigiải quyết công việc thì “được chăng hay chớ”, “gặp đâu làm đấy”, chất lượng công việcthấp, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Mỗi cá nhân phải xác định việc học tập là nhu cầu, thói quen, hành vi hàng ngày,nhằm thường xuyên tiếp nhận, cập nhật thông tin mới, những hiểu biết mới, từ đó, mới tựmình tự giác, chủ động học tập
Học mọi lúc, mọi nơi, tận dụng thời gian, dành công sức, tranh thủ học tập, học ởtrường, lớp, sách vở và học ở bạn bè, học ở tất cả mọi người; gặp điều hay, lẽ phải ở bất
kì đâu, bất kì người nào mà thấy có ý nghĩa với bản thân thì phải gắng nhớ và học chobằng được
Năm 1968, khi làm việc về sách người tốt việc tốt, Bác nói: “Một người phải biếthọc nhiều người!” là một câu tổng kết rất có ý nghĩa Nhờ học tập, trình độ ngoại ngữ củaBác đã nâng lên nhanh chóng Nếu năm 1919 bản Yêu sách 8 điểm Bác còn phải nhờ luật
sư Phan Văn Trường thể hiện, thì đến giữa năm 1920, Bác đã viết được cuốn sách Nhữngngười bị áp bức bằng tiếng Pháp và nhờ Marcel Cachin đề tựa… Bác còn viết bài cho cácbáo Le Populaire, L’Humanité v.v…
Trước khi sang Đức để đi Liên Xô, Bác lại học tiếng Đức Ngày 14 tháng 1 năm
1964, nói chuyện với cán bộ ngoại giao, Bác nói: “Ở Đức thì điều kiện học hành có kháhơn, biết tiếng Pháp và tiếng Anh nên học cũng chóng hơn”
Thời kỳ Bác ở Nga, Bác có quen biết một hoạ sĩ người Thuỵ Điển tên là Erich
Giôhanxơn Khi Bác còn sống, ông Giôhanxơn đã viết về Bác như sau: “Trong thời giangặp nhau ngắn ngủi khoảng 4 tháng, Người đã học được rất nhiều tiếng Thuỵ Điển vàNgười đã có thể làm cho người Thuỵ Điển hiểu một cách dễ dàng” (báo Buổi chiều,Thuỵ Điển ngày 26.12.1967)
Trong bản khai lý lịch tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản họp ởMátxcơva vào tháng 7 và 8 năm 1935, Bác Hồ với bí danh là Lin đã khai ở mục thứ 18,biết “tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng ý, tiếng Đức”
Qua các tài liệu khác, chúng ta biết được Bác còn biết tiếng Nga, tiếng Tây BanNha… Trong các tiếng đó có những thứ tiếng Bác rất uyên thâm…
9
Trang 10Bác từng nói: “Biết tiếng nước người ta dễ gây cảm tình lắm, gặp người dân thườngmình cũng nói chuyện được dăm ba câu, nói được thì gây ảnh hưởng tốt lắm!”
Đến những năm tuổi đã cao, Bác vẫn học theo cách “tằm ăn dâu” đó Đọc Nhân dânnhật báo Trung Quốc, gặp chữ nào mới, Bác vẫn ghi vào để học, có những danh từ khoahọc không tra được trong từ điển thông thường, Bác viết thư hỏi ông Văn Trang (Bácthường viết tắt là V.T) làm ở sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nhờ giải nghĩa cho Bác từngữ ấy Trước khi Bác đi thăm Inđônêxia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên,Hunggari… Bác đều ghi để học một số câu nói thông thường nhất
Bác không chỉ học ngoại ngữ mà còn học, hay nói đúng hơn là nghiên cứu nhiềulĩnh vực như lý luận, lịch sử, văn học, triết học, khoa học kỹ thuật, văn hoá v.v… để vậndụng vào sự nghiệp cách mạng
Trên cương vị cao nhất của Đảng, của Nhà nước, Bác dù bận trǎm công nghìn việc,sau này dù tuổi cao, sức khoẻ kém, Bác vẫn không ngừng học tập đọc thêm nhiều tài liệu,sách báo trong nước và nước ngoài Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, ta có nhiều cơ quannghiên cứu có cả một bộ máy chống chiến tranh thế mà thật ngỡ ngàng khi Bác nhắc phảichú ý đề phòng loại máy bay mới của Mỹ đã xuất hiện trên bầu trời nước ta Bác nhắcnhở phải quan tâm nghiên cứu các số liệu như tỷ lệ người da đen trong giặc lái, mỗi lầnxuất kích ném bom miền Bắc, phi công được thưởng bao nhiêu tiền Bác quan tâm đến
"lý thuyết xếp hàng", khi thấy nhân dân lao động rồng rắn xếp hàng dài
Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông thườngthấy trên chiếc bàn con bên giường của Bác để đầy sách báo đang xem Ông lo lắng đến
sức khỏe của Bác, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức” Bác trả lời, giọng như tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư ? Dù già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là để nắm vững tình hình chứ !”
Cuộc đời của Bác là một quá trình: vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập
để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cáchmạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân Người là nơihội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng với sự tôn vinh của tổ chức
UNESCO: Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Quá trình
ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại Người đã
để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải noitheo
Cuộc đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập đểhoạt động cách mạng; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri
10
Trang 11thức và nhân cách của bản thân Mỗi sinh viên học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết
là học tập tấm gương về tinh thần tự học và học tập suốt đời của Bác
4 Tự học với quyết tâm cao
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Việc đời không có gì khó, chỉ sợ chí không bền” Đốivới việc học, Bác Hồ dặn: “Học không bao giờ cùng”, “vì phải học, mà học thì rất khókhăn, tinh vi” Điều đó đòi hỏi trong học tập phải có quyết tâm cao Minh chứng cho vấn
đề này, có lần Bác kể: “Ngày trước, Bác cũng đã làm phụ bếp Lúc đó Bác là vong quốc
nô, làm phụ bếp cho thực dân Pháp Công việc vất vả từ 5 giờ sáng đến 9, 10 giờ tối.Nhưng Bác vẫn học được văn hóa, chính trị Có quyết tâm thì nhất định học được”
Theo tác giả Trần Dân Tiên trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của HồChủ tịch, khi làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Trêville: “Mỗi ngày 9 giờ tối côngviệc mới xong Anh Ba mệt lử Nhưng trong khi chúng tôi (những người Việt Nam làmcông trên chuyến tàu) ngủ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến 11 giờ hoặc nửa đêm”
“Vài ngày sau tàu rời bến, có hai hành khách, hai người lính giải ngũ trở về Pháp.Tôi không hiểu tại sao hai anh này đã trở nên bạn thân của anh Ba Họ giúp anh nhặt rau
và buổi tối họ cho anh mượn những quyển sách nhỏ, dạy cho anh đọc và viết” Nhữngngày làm vườn cho ông chủ tàu ở Saint Adresse “anh học tiếng Pháp với cô sen” Nhữngngày sống ở Anh, “hàng ngày buổi sáng sớm và buổi chiều anh Ba ngồi trong vườn hoaHayden, tay cầm một quyển sách và một cái bút chì Hàng tuần, vào ngày nghỉ anh đi họctiếng Anh với một giáo sư người ý” “Ngoài những cuộc đi xem để học, anh không thíchchơi bời gì khác.”
Lần khác, Bác nói: “Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tôi làm thuê ở Pari, khithì làm cho một cửa hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ “đồ cổ” mỹ nghệ Trung Hoa Lúcbấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng tháng Mười chỉ theo cảm tính tự nhiên Và một đồng chíđưa cho tôi đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báoNhân đạo
Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiềulần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính” Hồi ở Việt Bắc, tuy tuổi đã cao, nhưngBác vẫn học tập và làm việc không biết mỏi Bác làm việc suốt ngày, ngày thường cũngnhư chủ nhật Sau mỗi bữa ăn, Bác nghỉ một lát rồi làm việc ngay Buổi sáng, Bác giảiquyết công việc giấy tờ hôm trước Tiếp đó, Bác tranh thủ đọc sách báo Bác xem côngvăn, xem xong ngồi viết, đánh máy, suy nghĩ để trả lời các nơi Phòng làm việc của Bác
có khi chỉ là chiếc chiếu trải xuống sàn nhà, những gì phải viết Bác để lên đùi Bài viếtnào dài Bác đánh máy Những lúc mỏi, Bác kéo võng nằm suy nghĩ rồi lại dậy đánh máytiếp Vì vậy, không mấy khi Bác có thời gian rảnh Bác Hồ cho rằng, “một dân tộc dốt là
11
Trang 12một dân tộc yếu” và với quyết tâm làm cho dân tộc ta trở thành một dân tộc “thông thái”,ngay từ khi nước nhà vừa giành được độc lập, Bác đã kêu gọi: “Mọi người phải ham học,trước hết là học chữ, học làm tính Biết chữ, biết tính làm việc gì cũng dễ dàng hơn Mộtngười không biết chữ, không biết tính thì như nửa mù, nửa quáng Biết rồi, ta học thêm.Ngoài ra, còn biết bao nhiêu điều cần học Việc thế giới rất nhiều, học không bao giờ hết.Người có học mới tiến bộ Càng học càng tiến bộ” Chính Bác đã mở nhiều lớp học vănhóa và chính trị cho cán bộ, đảng viên, thanh niên trong thời kỳ vận động thành lập Đảng,những năm đấu tranh giành độc lập dân tộc và những năm kháng chiến chống Pháp giankhổ.
Quan điểm của Bác là: “siêng học tập thì mau biết Siêng nghĩ ngợi thì hay có sángkiến”, “kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần và quyết tâm phải ba phần”, “họcmãi để tiến bộ mãi, càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm” Bác đòi hỏi mọi ngườihọc tập phải có quyết tâm cao, vì học tập là công việc phải tiếp tục suốt đời, suốt đời phảigắn liền lý luận với công tác thực tế Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hếtrồi, nên phải thường xuyên học và hành để tiến bộ không ngừng Trong quá trình lãnhđạo và điều hành đất nước, Bác rất quan tâm đến việc học tập của mọi tầng lớp nhândân Đối với đảng viên, Bác yêu cầu: Tất cả các đảng viên phải cố gắng học tập, coi việchọc tập lý luận chính trị là nhiệm vụ quan trọng của mình Với đảng viên, cán bộ hoạtđộng lâu năm, Bác nói: “Công việc càng ngày, càng nhiều, càng mới Một mặt, Đảngphải đào tạo, dìu dắt đồng chí trẻ Một mặt, đảng viên già phải cố gắng mà học Tôi nămnay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học Việc lớn, việc nhỏ, tôi phải tham gia Công việc cứtiến mãi Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau” Bác nóivới lớp huấn luyện đảng viên mới: “Bác thường nghe nói có đồng chí mới 40 tuổi mà đãcho mình là già cho nên ít chịu học tập Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải làgià Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm Chúng ta phải học và hoạt động cáchmạng suốt đời
Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng” Đối với người cao tuổi,
Bác động viên: Càng già càng phải tham gia mọi việc cách mạng: phải học tập văn hóa,
kinh nghiệm công tác Đối với phụ nữ, Bác dặn: Gắng học tập chính trị, học tập văn hóa,
kỹ thuật; nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ xã hội chủ nghĩa Đối với thanh niên,Bác nhắc: Phải cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, kỹthuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân Đối với thiếu nhi, ngay từ năm 1948, Bác
đã chỉ ra cách tổ chức học tập từ 5 đến 10 cháu nên tổ chức thành một đội giúp nhau họchành Sau này, Bác khuyên: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; học tập tốt, lao động tốt; đoànkết tốt, kỷ luật tốt; giữ gìn vệ sinh; khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Bác còn động viên mọi người: “Phải có lòng ham tiến bộ, ham học hỏi, học luôn,
học mãi” Bác còn căn dặn: “Không sợ khó, có quyết tâm Không biết thì phải cố gắng
12
Trang 13học, mà cố gắng học thì nhất định học được” Đây là những tổng kết đầy ý nghĩa của việchọc tập suốt đời.
4 Học đi đôi với hành
“Hành nan, ngôn dị” là một tổng kết sâu sắc của người xưa về cái khó giữa học vàhành Đối với việc học tập, một trong những phương pháp quan trọng mà Bác Hồ yêu cầu
là “học đi đôi với hành”, vì như Bác nói: “Không vào hang không bắt được cọp Khôngthực hành thì nhất định không thể hiểu biết” Nói chuyện với học viên Trường Thanhniên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình, Bác kể: “Trước đây lúc tuổi thanh niên, Báchoạt động ở Pháp, cũng vừa lao động, vừa học tập, nhưng lúc đó lao động là lao động nô
lệ cho đế quốc Bác phải làm thế để tự kiếm sống, nhưng vẫn dành thời giờ để học tập,ngày lao động, đêm học tập, chứ Bác không được đến trường học đâu Vì vậy, Báckhuyên mọi người học tập tốt, lao động tốt để trở thành người lao động xã hội chủnghĩa”
Quan điểm của Bác là: Học để sửa chữa tư tưởng, học để tu dưỡng đạo đức cáchmạng, học để tin tưởng, học để hành Nói về tầm quan trọng của việc học đi đôi với hành,Bác nói: Một người học xong đại học, có thể gọi là trí thức Song, y không biết càyruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác Nóitóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả Thế là y chỉ có trí thức một nửa Y muốnthành một người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế Báccòn giải thích: “Do thực hành mà sinh ra hiểu biết Lại do thực hành mà chứng thực vàphát triển sự thật Từ hiểu biết bằng cảm giác tiến lên hiểu biết bằng lý trí Lại từ hiểubiết bằng lý trí tiến lên thực hành lãnh đạo cách mạng, cải tạo thế giới Thực hành, hiểubiết, lại thực hành, lại hiểu biết nữa Cứ đi vòng như thế mãi, không bao giờ ngừng”
Điều đó đòi hỏi phải gắn học với hành, học để vận dụng sáng tạo vào trong thực tếcông tác, trong cuộc sống, học để ứng xử với bản thân, với mọi người, với thực tế cuộcsống, để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước Vì thế, Bác luôn nhắc nhở mọingười rằng, làm nghề gì cũng phải học và phải ham học, học trong công việc hằng ngày,trong việc lớn cũng như việc nhỏ, việc cao cũng như việc thấp Theo Bác, học cốt để làm,học mà không làm, học mấy cũng không tác dụng, học mấy cũng vô ích Học cốt để ápdụng vào công việc thực tế, lý thuyết mà không áp dụng vào thực tế là lý thuyết suông.Chỉ học thuộc lòng lý thuyết để đem lòe thiên hạ thì lý thuyết ấy cũng vô ích Theo Bác,
“vừa học, vừa làm”, “học tập tốt, lao động tốt”, “học để áp dụng trong thực tế” là khẩuhiệu thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” Rõ ràng là từ lời nói đến việc làmcho thấy, Bác Hồ là một tấm gương “Học không biết chán”, “Học, học nữa, học mãi”,
“Học không bao giờ cùng”, một tấm gương học suốt đời
13