1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

mẫu bài tập nhóm cho sinh viên

16 2,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 104,5 KB

Nội dung

Nguồn hướng dẫn qua tài liệu: Tài liệu học tập thường chỉ trình bày kiến thức mà không có những chỉ dẫn về phương pháp hoạt động để dẫn đến kiến thức, để hình thành kĩ năng.. Bởi vậy ngư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN TRỰC TUYẾN TOPICA

BÀI THU HOẠCH

Nội dung đề tài :

Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học Anh/Chị và nhóm của mình hãy viết thu hoạch trình bày về phương pháp học tập này? Theo các anh chị để tự học hiệu quả, chúng ta cần vượt qua những khó khăn gì và cần những kỹ năng nào?

BÀI LÀM

I: Phần Mở Đầu:

Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đối với mỗi con người chúng ta ngày càng cao, vai trò của ngành giáo dục, đào tạo nói chung và đào tạo Đại học nói riêng có một

ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cho đất nước, nhất là giai đoạn hiện nay khi mà đất nước đã gia nhập WTO và phấn đấu trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa Để nắm bắt được toàn diện những kiến thức chuyên môn đó đòi hỏi mỗi sinh viên phải có nhiều nỗ lực trong học tập, đặc biệt phải dành nhiều thời gian cho việc tự học, tự nghiên cứu Vấn đề tự học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta lĩnh hội kiến thức cũng như phát huy năng lực bản thân trên cơ sở chính là sự hướng dẫn của Giảng viên

Thực chất tự học là một quá trình học tập không trực tiếp có thầy cô giảng dạy,

đó là một quá trình “Lao động khoa học” vất vả hơn nhiều so với thầy cô hướng dẫn

Đó là một quá trình tự học, tự nỗ lực, quyết tâm để đạt được mục tiêu trong học tập

Trang 2

Tự học là một hình thức học tập đang được sinh viên các trường đại học và Cao đẳng vận dụng ngày càng phổ biến và sâu rộng, đặc biệt là không những đã được sinh viên tại các quốc gia phát triển trên khắp thế giới trải nghiệm từ hơn thập kỷ qua mà còn được giới chuyên gia về giáo dục hàng đầu đánh giá cao Tuy nhiên về phương diện thực tế việc tự học phải có mục đích, nội dung và phương pháp phù hợp, hình thức tự học có hướng dẫn vừa phải đảm bảo thực hiện đúng quan điểm giáo dục hiện đại mà vừa phải phù hợp với đặc điểm tiếp thụ nhận thức và khả năng tư duy của người học

II: Phần Nội Dung:

1 Ở đây cần làm sáng tỏ hơn nữa mối quan hệ giữa việc dạy học và việc tự học

là quan hệ giữa tác động bên ngoài và hoạt động bên trong Tác động dạy của Giảng viên là bên ngoài hỗ trợ cho người học tự phát triển, chỉ có nổ lực tự học của người học mới là nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân Hình thức tự học có hướng dẫn là hướng dẫn để người học tự học Trong tự học có hướng dẫn, người học nhận được sự hướng dẫn từ hai nguồn: từ tài liệu hướng dẫn và trực tiếp từ Giảng viên

Nguồn hướng dẫn qua tài liệu: Tài liệu học tập thường chỉ trình bày kiến thức

mà không có những chỉ dẫn về phương pháp hoạt động để dẫn đến kiến thức, để hình thành kĩ năng Bởi vậy người học rất bị động, đọc đến dòng nào trong tài liệu thì biết đến dòng ấy không hiểu phương hướng bước đi kế hoạch như thế nào và sau khi học xong cũng không thể tự rút ra được điều gì về phương pháp làm việc để vận dụng cho các bài sau Để khắc phục tình trạng đó ngoài việc trình bày nội dung kiến thức, còn hướng dẫn cả cách thức hoạt động để phát hiện vấn đề, thu thập thông tin, xử lí thông tin, rút ra kết luận, kiểm tra và đánh giá kết quả

Hoạt động tự học của người học có nhiều khâu, nhiều bước, được tiến hành thông qua các hoạt động học tập của chính bản thân họ Đây là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hành động của chính mình hướng tới những mục đích nhất định Vì vậy, quá trình tổ chức dạy học phải làm cho hoạt động học của người học chuyển từ trạng thái bị động sang chủ động Người học biết tự sắp xếp, bố trí các công việc sẽ tiến hành trong thời gian tự học, biết huy động các điều

Trang 3

kiện, phương tiện cần thiết để hoàn thành từng công việc, biết tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả hoạt động tự học của chính mình

Như vậy khái niệm tự học ở đây được hiểu là hoạt động tự lực của người học để chiếm lĩnh tri thức khoa học đã được qui định thành kiến thức học tập trong chương trình và học liệu với sự hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của Giảng viên thông qua các phương tiện học tập như tài liệu tự học có hướng dẫn, tài liệu tra cứu, giáo án điện tử

Người học không dùng tài liệu học tập phổ thông mà sử dụng tài liệu viết riêng cho họ tự học Tài liệu tự học có hướng dẫn cung cấp cho người học nội dung kiến thức

và phương pháp học nội dung kiến thức đó Việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên là hoạt động vô cùng cần thiết, mặc dù đã làm quen với hình thức tín chỉ, nhưng sinh viên vẫn gặp một số khó khăn do chưa thực sự tìm ra phương pháp học tập hiệu quả nhất khi học theo hình thức này Sinh viên vẫn còn rất nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng

tự học hợp lí Do vậy, vấn đề nghiên cứu các biện pháp phát huy tính tích cực của sinh viên khi học theo phương thức tín chỉ ngay từ những năm đầu là vấn đề cần được quan tâm

Tự học giúp sinh viên nâng cao năng lực tư duy, tìm tòi khám phá ra những vấn

đề mới, nó giúp sinh viên hiểu rõ bản chất của vấn đề một cách sâu sắc nhất, một người sinh viên tuy có đầy đủ mọi điều kiện để học tập ( thầy giỏi, tài liệu hay…) vẫn không thể thành công được nếu như không tự mình đào sâu suy nghĩ

2 Các nguyên tắc của phương pháp tự học có hướng dẫn tại lớp trong đó tự học từng

phần của tài liệu tại lớp dưới sự hướng dẫn của Giảng viên là giai đoạn trung gian sau

đó là việc tiếp tục tự học tại nhà, nguyên tắc bảo đảm hình thành ở người học kĩ năng tự học từ thấp lên cao, tự học từng phần cho đến tự học hoàn toàn Nguyên tắc bảo đảm cho Giảng viên thu nhận thông tin phản hồi về kết quả học tập của người học sau quá trình tự học và giúp đỡ điều chỉnh nhịp độ học tập của người học khi cần thiết

Trang 4

Mục đích của phương pháp này là tạo điều kiện cho người học tự học được dễ dàng và tận dụng điều kiện khi có một số thời gian nhất định nào đó để tác nghiệp với Giảng viên hướng dẫn đồng thời tranh thủ sự hướng dẫn của Giảng viên mà rèn luyện phương pháp, kĩ năng tự học, việc nắm vững kiến thức, rèn luyện năng lực Như vậy nội dung của phương pháp " tự học " sẽ bao gồm các hoạt động như :

- Người học theo hướng dẫn trong tài liệu mà tự lực hình thành kiến thức, kĩ năng,

- Người học phải có kĩ năng, kĩ xảo tự học, đánh giá kết quả, điều chỉnh kế hoạch

- Người học phải có phương pháp giải quyết vấn đề, thu thập, xử lý thông tin nhằm định hướng để có thể tự lực thực hiện các hành động học một cách có ý thức, có phương hướng rõ ràng

Những năm đầu thế kỉ XXI đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu để cải tiến phương pháp tự học nhằm nâng cao chất lượng học và phát huy tính tích cực, hứng thú học tập của người học và đã có những tác dụng nhất định

Tự học là hoạt động học hoàn toàn không có Giảng viên, người học có rất ít cơ hội tiếp xúc trực tiếp với Giảng viên, là hình thức học tập hoàn toàn không có sự tương tác giữa người dạy và người học, do đó người học phải tự lực thông qua tài liệu, thông qua các hình thức hoạt động thực tế, qua sự vận động của bản thân và qua thí nghiệm thực tiễn để tìm đến với kiến thức Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập: Là học bài hay làm bài tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việc thường xuyên của thời phổ thông Để giúp người học có thể tự học ở nhà, Giảng viên cần tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả học bài, làm bài tập ở nhà của họ Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa) : Ngày nay người học được nghe Giảng viên giảng giải minh họa dựa trên tài liệu điện tử nhà trường cung cấp, khi thắc mắc thì hỏi Cán Bộ quản lý học tập thông qua email quản lý học tập và hotline của trường nhưng không được tiếp xúc với Giảng viên, hoặc trao đổi trên diễn đàn sau đó sẽ nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn Với hình thức tự học này, người học sẽ tự đánh giá kiến thức của mình thông qua

hệ thống làm bài kiểm tra trắc nghiệm trên máy Tự học qua tài liệu hướng dẫn : Trong

Trang 5

tài liệu trình bày có nội dung, có cách xây dựng kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì có chỉ dẫn cách tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt được (thí dụ học theo các phần mềm trên máy tính), tuy nhiên tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của Giảng viên ở lớp, với hình thức này cũng đem lại kết quả nhất định Song nếu người học vẫn sử dụng SGK như hiện nay thì

họ cũng gặp khó khăn khi tiến hành tự học vì thiếu sự hướng dẫn về phương pháp học Qua việc nghiên cứu các hình thức tự học ở trên thấy rằng mỗi hình thức tự học có những mặt ưu điểm và cũng có những nhược điểm nhất định

Nhưng phải thừa nhận một điều rằng phương pháp tự học mà hiện tại đang được giới giáo dục và giới sinh viên ứng dụng rộng rãi hoàn toàn không phải là một phương pháp học tập mới mẽ mà mãi đến thời đại ngày nay mới có Sự phát triển của nhân loại

từ lâu đã chứng minh rất rõ rằng khái niệm tự học hay còn gọi là tự tu đã xuất hiện cách nay vài nghìn năm trong lịch sử ngay chính trong dân gian, trong giới triết gia, các nhà truyền đạo và trong giới nghiên cứu học thuật v.v…rất nhiều danh nhân thế giới đã khởi xướng và giảng thuyết về việc tự học để đạt được ý nguyện Còn nhớ cách đây hơn hai nghìn năm trong một lần thuyết giảng đức Thích Ca đã chỉ vào trăng và ôn tồn truyền dạy chúng đệ tử về một phương pháp tự tu học, rằng :”Kìa là trăng, các con cứ nhìn theo ngón tay ta thì thấy, nhưng nên nhớ ngón tay ta không phải là trăng, những lời ta giảng về đạo cũng vậy, các con cứ theo lời ta giảng mà tìm thấy đạo, nhưng nên nhớ lời giảng của ta không phải là đạo…” Ví dụ trên đã cho ta thấy được một dẫn chứng rất

cụ thể về khái niệm phương pháp tự học của cổ nhân Như vậy hãy xét xem tự học trên thực tế đã mang đến cho người học được những lợi ích gì ? và tác động như thế nào đến

xã hội ?

Tự học là tự mình tìm hiểu, suy nghĩ để có kiến thức qua đọc sách báo, tài liệu, nghe đài, xem truyền hình, quan sát thực tế, trao đổi với bạn bè, người thân, đồng nghiệp Ai cũng cần phải tự học vì kiến thức trong cuộc sống là mênh mông, vô cùng,

vô tận Học ở trường chỉ cung cấp một phần, tuy rất cần thiết, cơ bản và quan trọng nhưng không đủ Phần lớn kiến thức là do ta tự học Tự học làm phong phú kiến thức

và vốn sống, tạo cơ sở làm tăng kỹ năng sống và lao động Nhờ đó con người tự hoàn

Trang 6

thiện mình hơn, công tác có kết quả tốt hơn, thành đạt và thu nhập cao hơn Phương pháp tự học phù hợp là rất quan trọng đối với mỗi người Ai cũng có thể tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để tự học Theo hoàn cảnh của mỗi người, chúng ta có thể sắp xếp thời gian, lên kế hoạch tự học Tùy theo trình độ, khả năng và hứng thú mà chúng ta lựa chọn tri thức và phương pháp tiếp nhận mà mình thấy tâm đắc, rèn luyện khả năng phát hiện và tư duy sáng tạo Nhờ đó, sự hứng thú và hấp dẫn của tự học tăng lên, giúp ta vui thích và đam mê tự học nhiều hơn Tự học đưa lại nhiều lợi ích, như kỹ năng sống ngày càng hoàn thiện giúp con người thích thú với mọi hoàn cảnh, điều kiện sống, chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao, tay nghề vững và ngày càng tinh thông giúp con người

có năng suất lao động cao hơn, giải quyết công việc dễ dàng hơn, trở thành người thành đạt hơn, đời sống ngày càng cao hơn Tự học còn là cơ sở để xã hội phát triển, ngày nay Unesco đưa ra phương châm “Học tập suốt đời” Mà học tập suốt đời chủ yếu là tự học

Vậy nên, tự học còn là phương pháp học chủ yếu để thực hiện phương châm học tập suốt đời Và tự học rất quan trọng vì tự học mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích Thực tế đã chứng minh Bác Hồ là tấm gương sáng cho việc tự học, vì Bác phải tìm đường cứu nước ngay từ khi tuổi còn rất trẻ nên thời gian học ở trường của Bác không được nhiều Nhưng nhờ tự học, Bác uyên thâm chuyên sâu rất nhiều lĩnh vực Thời thanh niên, Bác đã từng là nhà báo, rồi đảm nhiệm chủ bút một tờ báo bằng tiếng Pháp Bác biết rất nhiều ngoại ngữ, chủ yếu là tự học Các lý luận về Cách mạng, con đường và phương pháp đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, xây dựng đất nước do tự học, không những được Bác nắm vững mà còn sáng tạo, phát triển, dẫn dắt nhân dân ta thực hiện thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên, nêu gương sáng cho toàn thế giới

3 Sau đây hãy cùng xem xét một số phương pháp tối ưu nhằm phát huy kỹ năng tự học,

việc tự học phải dựa trên một số nguyên tắc và quan trọng nhất là tinh thần tự giác và quyết tâm cao độ của mỗi sinh viên, các thư viện cần liên tục cập nhập và cung cấp thêm nhiều sách tham khảo cho sinh viên, tránh tình trạng thiếu sách, thậm chí không

đủ giáo trình cho sinh viên, các phương pháp tự học nhiều người cho là hiệu quả như

Trang 7

liên hệ lý thuyết và thực tiễn, tham khảo trên internet, trao đổi bài với thầy cô và bạn

bè, đọc trước bài, ôn lại sẵn sàng giải quyết và đương đầu với khó khăn, độc lập trong suy nghĩ là những yếu tố quan trọng nhất giúp sinh viên có được kết quả cao nhất

Tự học được xuất phát từ nhu cầu của ai, vai trò của việc tự học ?

Tự học là phương pháp, cách thức cơ bản mà sinh viên phải thực hiện thường xuyên, vai trò của Giảng viên, Giảng viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, cung cấp tài liệu, hướng dẫn đề tài vai trò của giáo viên chủ nhiệm: Đôn đốc, Nhắc nhở thời gian học, làm bài và nộp bài Nhiệm vụ của sinh viên, sinh viên phải tự biết cách sắp xếp thời gian và trình tự nghiên cứu những kiến thức cơ bản và mở rộng tìm hiểu những vấn đề liên quan, sinh viên phải tự nỗ lực để có thể đạt hiệu quả cao trong kì thi kết thúc môn học Bản thân sinh viên phải tìm ra phương pháp học tập phù hợp với sở trường của chính bản thân mình, biết cách chịu lắng nghe và tự ghi chép, tự đọc, tự nghiên cứu: Đọc có suy nghĩ, có hệ thống, chọn lọc và ghi nhớ

Tự học là điều kiện đầu tiên quan trọng để sinh viên nâng cao chất lượng học tập của bản thân và các trường đại học nâng cao chất lượng giáo dục Sinh viên phải xác định đúng đắn động cơ mục đích học tập của mình Phải xác định học cho chính mình, học để kiếm sống và làm việc, học để phát huy năng lực bản chất của mình và sau đó mới có điều kiện để phục vụ nhân dân và xã hội Sinh viên cần chủ động trong quá trình học tập, đừng thụ động, không tự giác học thì làm sao có kiến thức vững chắc được và đừng nghĩ giản đơn là cứ đạt điểm yêu cầu thì tất sẽ có bằng đại học Phải có kế hoạch sao cho phù hợp, sẽ giúp cho chính mình tránh được sự chồng chéo và tùy tiện trong học tập Có kế hoạch rồi phải kiên trì thực hiện theo lịch trình đã định và phải tập trung cao độ trong học tập, nghiêm khắc với chính mình Tác dụng của vấn đề tự học đó chính là Phương pháp tự học có tác dụng bồi dưỡng năng lực tự học, kỹ năng tự học làm cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên

Mục đích của vấn đề tự học Sinh viên phải có hệ thống kỹ năng sắp xếp học lý thời gian tự học Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sinh viên, bởi lẽ muốn

có kỹ năng nghề nghiệp trước hết phải có kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức

Trang 8

Phương pháp học là phải tự nghiên cứu: Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân, tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học Tự kiểm tra, điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học

Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân sinh viên để hoàn thành nhiệm vụ học tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học và đào tạo trong nhà trường Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá trình nhận thức của sinh viên Nhưng trong thực tiễn khi bước vào trải nghiệm với quá trình tự học người học cũng gặp phải những khó khăn hoặc những hạn chế thiếu thốn nhất định trong vấn

đề tự học mà cụ thể có thể là đôi lúc bị rơi vào trạng thái mất phương hướng, thiếu những tài liệu chuyên sâu, những kiến thức và kỹ năng sống chỉ có nơi người truyền thụ hướng dẫn, thiếu người trao đổi tranh luận hoặc giải đáp những thắc mắc, đó cũng có thể xem là một số những khó khăn mà người học cần phải vượt qua Các khó khăn này lại thường dẫn đến một số những tác động cả về mặt tinh thần lẫn vật chất như là thường dễ gây ra trạng thái chán nản, áp lực đối với việc tìm kiếm tài liệu và vấn đề tự nghiên cứu, học tập so với khi có người hướng dẫn, hoặc giả rất nhiều vấn đề không giải đáp được dẫn đến những bế tắc, không có cơ hội phát huy những kỹ năng tác nghiệp nhóm Và sau đây là một số các giải pháp nhằm giải quyết những khúc mắc mà người học tự học thường gặp phải đồng thời phát huy tính tích cực và nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên :

- Việc tự học phải dựa trên một số nguyên tắc và quan trọng nhất là tinh thần tự giác và quyết tâm cao độ của mỗi sinh viên

Trang 9

- Các phương pháp tư duy hiệu quả đã được rất nhiều người trên thế giới áp dụng và đưa họ đến những đỉnh cao thành công như: sơ đồ tư duy, phương pháp đọc nhanh… cần được phổ biến hơn nữa tới nhiều sinh viên

- Các thư viện cần liên tục cập nhập và cung cấp thêm nhiều sách tham khảo cho sinh viên, tránh tình trạng thiếu sách, thậm chí không đủ giáo trình cho sinh viên mượn

- Các phương pháp tự học nhiều người cho là hiệu quả như liên hệ lý thuyết và thực tiễn, tham khảo trên internet, trao đổi bài với thầy cô và bạn bè, đọc trước bài, ôn lại bài

cũ, học nhóm….và trên hết là rèn luyện cho bản thân một tinh thần quyết tâm cao độ, sẵn sàng giải quyết và đương đầu với khó khăn, độc lập trong suy nghĩ là những yếu tố quan trọng nhất giúp sinh viên có được kết quả cao nhất Tuy nhiên nói đến hình thức

tụ học của các trường đại học và cao đẳng hiện nay là nói đến những phương pháp học tập khoa học, có mối quan hệ biện chứng giữa việc đào tạo và việc học tập nghiên cứu, nên quá trình đào tạo này nó sẽ bao gồm hai mặt quan hệ có gắn bó rất mật thiết giữa một bên là hoạt động dạy của người dạy và một bên là hoạt động học của người học Trong lí luận dạy học có những quan niệm khác nhau về vai trò của Giảng viên và vai trò của sinh viên nhưng tựu chung lại có hai hướng: hoặc tập trung vào vai trò hoạt động của Giảng viên (lấy người dạy làm trung tâm) hoặc tập trung vào vai trò hoạt động của người học (lấy người học làm trung tâm)

4 Để làm rõ những đặc điểm của dạy học “Người học làm trung tâm”, có thể so sánh

nó với dạy học “Người dạy trung tâm” Cần lưu ý thuật ngữ dạy học là do những người chủ trương đặt ra để chỉ kiểu dạy học truyền thống đang tồn tại phổ biến Trước đó, kiểu dạy học truyền thống chưa bao giờ tự định danh là dạy học lấy người dạy làm trung tâm.Việc so sánh dạy học “Người học làm trung tâm” với dạy học “Người dạy làm trung tâm” là cần thiết để định hướng việc đổi mới việc dạy học trong nhà trường hiện nay Có thể so sánh ở những điểm sau:

- Về mục tiêu dạy học :

Điểm khác nhau cơ bản nhất là về mục tiêu Đối với phương pháp lấy “Người dạy làm trung tâm”, người ta chăm lo trước hết đến việc thực hiện nhiệm vụ của Giảng viên

Trang 10

là truyền đạt cho hết những kiến thức đã quy định trong chương trình và Sách giáo khoa, chú trọng khả năng và lợi ích của người dạy Chuẩn bị cho sinh viên đi thi là mục tiêu của dạy học Có nhiều sinh viên thi đỗ với thành tích cao gắn liền với lợi ích của thầy giáo Đối với phương pháp lấy “Người học làm trung tâm”, người ta hướng vào việc chuẩn bị cho người học sớm thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng, tôn trọng nhu cầu, lợi ích, tiềm năng của người học…

- Lợi ích và nhu cầu cơ bản nhất của người học:

Là sự phát triển toàn diện nhân cách, mọi nỗ lực giáo dục của nhà trường đều phải hướng tới tạo điều kiện thuận lợi để mỗi sinh viên - bằng hoạt động của chính mình – sáng tạo ra nhân cách của mình, hình thành và phát triển bản thân Tuy nhiên, không nên từ đó đi đến cực đoan sai lầm rằng toàn bộ mục tiêu, nội dung giáo dục phải xuất phát và chỉ xuất phát từ lợi ích của trẻ, hoặc quan niệm máy móc rằng Người dạy dạy những gì người học đang cần chứ không phải là dạy những gì Giảng viên biết Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, không thể không tính đến lợi ích nhu cầu của xã hội

- Sự khác nhau về mục tiêu quy định và nội dung:

+Đối với phương pháp lấy “Người dạy làm trung tâm”, chương trình học tập được thiết kế chủ yếu theo logic nội dung khoa học của các môn học, chú trọng trước hết đến hệ thống kiến thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự của các khái niệm, định luật, học thuyết khoa học

+ Đối với phương pháp lấy “Người học làm trung tâm”, người ta cho rằng hệ thống kiến thức lí thuyết chưa đủ để đáp ứng mục tiêu chuẩn bị cho cuộc sống Cần chú trọng các kĩ năng thực hành vận dụng các kiến thức lí thuyết, năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề thực tiễn

Dạy học không chỉ đơn giản là cung cấp tri thức mà còn phải hướng dẫn hành động Khả năng hành động là một yêu cầu được đặt ra không phải đối từng cá nhân mà

cả ở cấp độ cộng đồng địa phương và toàn xã hội Chương trình giảng dạy phải giúp cho từng cá nhân người học biết hành động và tích cực tham gia vào các chương trình hành động của cộng đồng; “từ học làm đến biết làm, muốn làm và cuối cùng muốn tồn tại phát triển như nhân cách một con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo” Sự

Ngày đăng: 06/07/2016, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w