* Mục tiêu đề tài: Xây dựng website quản lý, cập nhật dữ liệu nuôi trồng thủy sản thành phố cần thơ; Truyền đạt các thông tin dữ liệu thuộc tính và bản đồ phục vụ cho lĩnh vực nuôi trồn
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá tra và tôm càng xanh đã phát triển nhanh chóng và trở thành một ngành kinh tế chủ chốt của Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng Từ lợi thế này, Thành Phố Cần Thơ đã triển khai quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất, sông, ao hồ, ruộng trũng; Tạo ra nguồn nguyên liệu cung cấp cho thị trường nội địa, chế biến thủy sản xuất khẩu; Giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống cho nông dân, góp phần tăng trưởng kinh tế cho thành phố Theo quy hoạch, thành phố phấn đấu tăng diện tích nuôi thủy sản từ 11.450 ha năm 2005 lên 17.800 ha vào năm 2010 và 22.000
ha vào năm 2015 và 26.000 ha vào năm 2020 Sản lượng từ 82.180 tấn năm 2005 lên 223.150 tấn vào năm 2010 và 311.700 tấn vào năm 2015 và 418.100 tấn vào năm
2020 Các địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn gồm: Các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt Tuy nhiên, trên thực tế, đến năm 2010 thành phố mới phát triển diện tích nuôi thủy sản đạt 14.145 ha (trong đó cá nuôi ruộng trũng 10.392
ha, cá ao 2.794 ha, cá tra 787 ha, cá nuôi lồng bè 317 ha và tôm càng xanh 84 ha), sản lượng 191.583 tấn Diện tích nuôi và sản lượng thủy sản chưa đạt theo quy hoạch chủ yếu là do đầu ra nhiều loại sản phẩm thủy sản thời gian qua không ổn định, dẫn đến không khuyến khích nông dân phát triển diện tích nuôi thủy sản (báo điện tử Cần Thơ, 2011) Bên cạnh đó, công tác quản lý các dữ liệu nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cần Thơ đang gặp nhiều khó khăn cho các cấp quản lý, chưa có Website cung cấp thông tin nuôi trồng thủy sản hiệu quả cho người dân
Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý, cập nhật và cung cấp thông tin về nuôi trồng thủy sản thành phố Cần thơ rất cần thiết Qua đó, chính quyền địa phương quản lý được tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn; Tạo cơ hội hợp tác giữa người nuôi trồng, chế biến thủy sản và doanh nghiệp thủy sản với các đối tác trong và ngoài nước, tiến tới xây dựng thương hiệu thủy sản Việt Nam bền vững Ngày nay công nghệ mã nguồn mở phát triển với tốc độ khá cao, tốc độ thay đổi của
mã có thể nói đến từng giờ một; Hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographic Information System) phát triển rất mạnh, nó được ứng dụng vào rất nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau Cùng với sự bùng nổ về công nghệ của Internet, GIS cũng đã phát triển công nghệ cho phép chia sẽ thông tin thông qua mạng toàn cầu bằng cách kết hợp GIS và Web hay còn gọi là WebGIS Do đó, việc quản lý CSDL kết hợp với Web (WebGIS) trên công nghệ mã nguồn mở sẽ đạt hiệu quả hơn và người nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp chế biến thủy sản, các đối tác cũng dễ dàng nắm bắt được thông tin
Trước những yêu cầu cấp thiết đặt ra, đề tài “Ứng dụng công nghệ WebGIS quản lý
dữ liệu nuôi trồng thủy sản ở Thành phố Cần Thơ” được thực hiện
* Mục tiêu đề tài:
Xây dựng website quản lý, cập nhật dữ liệu nuôi trồng thủy sản thành phố cần thơ; Truyền đạt các thông tin dữ liệu thuộc tính và bản đồ phục vụ cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến người dân và các ngành có liên quan
Trang 2Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
1.1.1 Lịch sử phát triển của GIS
Theo trích dẫn của các tác giả khác nhau (ESRI, 1990; Aronoff, 1993), Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) được hình thành vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX và hệ thống thông tin địa lý hiện đại đầu tiên ở cấp độ quốc gia đã ra đời ở Canada năm 1964 với tên gọi là CGIS (Canadian Geographic Information Systems) Song song với Canada thì ở Mỹ hàng loạt các trường đại học cũng tiến hành nghiên cứu và xây dựng các hệ thống GIS của mình như trường đại học Havard, Clark…Kết quả là các chương trình GIS khác nhau đã ra đời Như vậy, hệ thống thông tin địa lý (GIS) có nguồn gốc Bắc Mỹ
GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới
Từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, hệ thống thông tin địa lý (GIS) bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam qua các dự án hợp tác quốc tế Tuy nhiên, cho đến giữa thập niên 90, GIS mới có cơ hội phát triển ở Việt Nam GIS ngày càng được nhiều người biết đến như một công cụ hỗ trợ quản lý trong các lĩnh vực như: quản lý tài nguyên thiên nhiên; giám sát môi trường; quản lý đất đai; quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội…Hiện nay, nhiều cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp đã và đang tiếp cận công nghệ thông tin địa lý (công nghệ GIS) để giải quyết các bài toán của cơ quan mình như quản lý môi trường, tài nguyên hoặc thực hiện các bài toán quy hoạch sử dụng đất, quản lý và thiết kế các công trình hạ tầng kỹ thuật… Sự phát triển của công nghệ thông tin địa lý với nhiều ứng dụng hữu hiệu đã thu hút sự quan tâm của nhiều người và những ứng dụng ngày càng phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khoa học thông tin địa lý (GISscience)
1.1.2 Định nghĩa GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: địa lý, kỹ thuật tin học, môi trường, tài nguyên, trong khoa học về xử lý dữ liệu không gian Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học đã có những định nghĩa khác nhau về GIS, điển hình như:
Theo Burrough (1986), GIS là một tập hợp đa dạng các công cụ dùng để thu thập, lưu trữ, truy cập, biến đổi và thể hiện dữ liệu không gian ghi nhận được từ thế giới thực tiễn
Võ Quang Minh (2005), GIS là một hệ thống dùng để xử lý số liệu dưới dạng số dùng trong việc phân tích và quản lý các số liệu thuộc về địa lý, được kết hợp với các hệ thống phụ để nhập và truy xuất dữ liệu, nó có khả năng nhập dữ liệu, mô tả và khôi phục hay hiển thị những số liệu không gian
Trần Vĩnh Phước et al (2003), Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information
System) là một hệ thống tự động thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu về các đối tượng, các hiện tượng, các sự kiện của thế giới thực theo không gian và thời gian thực
Trang 31.1.3 Các thành phần của GIS
Theo Võ Quang Minh et al (2005) công nghệ GIS bao gồm 5 hợp phần cơ bản là:
Thiết bị (hardware), phần mềm (software), số liệu (Geographic data), chuyên viên (Expertise), chính sách và cách thức quản lý (Policy and management)
Hình 1.1: Các hợp phần của công nghệ GIS
Thiết bị: Bao gồm máy vi tính (computer), máy vẽ (plotters), máy in (printer), bàn
số hoá (digitizer), thiết bị quét ảnh (scanners), các phương tiện lưu trữ số liệu (Floppy diskettes, optical cartridges, C.D ROM v.v )
Phần mềm: Là tập hợp các câu lệnh, chỉ thị nhằm điều khiển phần cứng của máy tính thực hiện một nhiệm vụ xác định, phần mềm hệ thống thông tin địa lý có thể là một hoặc tổ hợp các phần mềm máy tính Phần mềm được sử dụng trong kỹ thuật GIS phải bao gồm các tính năng cơ bản sau: Nhập và kiểm tra dữ liệu (Data input); Lưu trữ
và quản lý cơ sở dữ liệu (Geographic database); Xuất dữ liệu (Display and reporting); Biến đổi dữ liệu (Data transformation); Tương tác với người dùng (Query input)
Chuyên viên: Đây là một trong những hợp phần quan trọng của công nghệ GIS, đòi hỏi những chuyên viên hướng dẫn sử dụng hệ thống để thực hiện các chức năng phân tích và xử lý các số liệu Đòi hỏi phải thông thạo về việc lựa chọn các công cụ GIS để sử dụng, có kiến thức về các số liệu đang được sử dụng và thông hiểu các tiến trình đang và sẽ thực hiện
Số liệu, dữ liệu địa lý (Geographic data): Số liệu được sử dụng trong GIS không chỉ là số liệu địa lý (geo - referenced data) riêng lẽ mà còn phải được thiết kế trong một cơ sở dữ liệu (database) Những thông tin địa lý có nghĩa là sẽ bao gồm các dữ kiện về vị trí địa lý, thuộc tính (attributes) của thông tin, mối liên hệ không gian (spatial relationships) của các thông tin, và thời gian Có 2 dạng số liệu được sử dụng trong kỹ thuật GIS là: Cơ sở dữ liệu bản đồ và số liệu thuộc tính
Chính sách và cách thức quản lý (policy and management): Ðây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này phải được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ người sử dụng thông tin
Trang 41.1.4 Cấu trúc cơ sở dữ liệu trong GIS
Theo Võ Quang Minh et al (2005) một cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý có
thể chia ra làm 2 loại số liệu cơ bản: Số liệu không gian và phi không gian (số liệu thuộc tính) Mỗi loại có những đặc điểm riêng và chúng khác nhau về yêu cầu lưu giữ
số liệu, hiệu quả, xử lý và hiển thị
Mô hình thông tin không gian
Số liệu không gian là những mô tả số của hình ảnh bản đồ, chúng bao gồm toạ độ, quy luật và các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ thể trên từng bản đồ Hệ thống thông tin địa lý dùng các số liệu không gian để tạo ra một bản đồ hay hình ảnh bản đồ trên màn hình hoặc trên giấy thông qua thiết bị ngoại vi, …
Số liệu không gian có thể được biểu diễn bằng hệ thống vector hoặc hệ thống raster
Hệ thống vector:
Kiểu đối tượng điểm (Points): Điểm được xác định bởi cặp giá trị đ (cặp toạ độ x,
y) Các đối tượng đơn, thông tin về địa lý chỉ gồm cơ sở vị trí sẽ được phản ánh là đối tượng kiểu điểm
Kiểu đối tượng đường (Arcs): Đường được xác định như một tập hợp dãy của các
điểm Mô tả các đối tượng địa lý dạng tuyến
Kiểu đối tượng vùng (Polygons): Vùng được xác định bởi ranh giới các đường
thẳng Các đối tượng địa lý có diện tích và đóng kín bởi một đường được gọi là đối tượng vùng polygons
Các điểm được xếp liên tiếp từ trái qua phải và từ trên xuống dưới
Mỗi một điểm ảnh (pixcel) chứa một giá trị
Một tập các ma trận điểm và các giá trị tương ứng tạo thành một lớp (layer)
Trang 5Hình 1.3: Sự biểu thị kết quả bản đồ dưới dạng Raster
Mô hình thông tin thuộc tính
Số liệu phi không gian hay còn gọi là thuộc tính là những mô tả về đặc tính, đặc điểm
và các hiện tượng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định Một trong các chức năng đặc
biệt của công nghệ GIS là khả năng của nó trong việc liên kết và xử lý đồng thời giữa
dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính Thông thường hệ thống thông tin địa lý có 4 loại
số liệu thuộc tính sau:
Đặc tính của đối tượng: Liên kết chặt chẽ với các thông tin không gian có thể thực
hiện SQL (Structure Query Language) và phân tích
Số liệu hiện tượng, tham khảo địa lý: Miêu tả những thông tin các hoạt động thuộc
vị trí xác định
Chỉ số địa lý: Tên, địa chỉ, khối, phương hướng định vị .liên quan đến các đối
tượng địa lý
Quan hệ giữa các đối tượng trong không gian, có thể đơn giản hoặc phức tạp (sự
liên kết, khoảng tương thích, mối quan hệ đồ hình giữa các đối tượng)
Mối quan hệ giữa dữ liệu không gian và phi không gian
Mối quan hệ giữa dữ liệu không gian và phi không gian thể hiện phương pháp chung
để liên kết hai loại dữ liệu đó thông qua bộ xác định, lưu trữ đồng thời trong các thành
phần không gian và phi không gian Các bộ xác định có thể đơn giản là một số duy
nhất liên tục, ngẫu nhiên hoặc các chỉ báo địa lý hay số liệu xác định vị trí lưu trữ
chung Bộ xác định cho một thực thể có thể chứa toạ độ phân bố của nó, số hiệu mảnh
bản đồ, mô tả khu vực hoặc con trỏ đến vị trí lưu trữ của số liệu liên quan Bộ xác
định được lưu trữ cùng với các bản ghi toạ độ hoặc mô tả số khác của các hình ảnh
không gian và cùng với các bản ghi số liệu thuộc tính liên quan (Võ Quang Minh et
al., 2005)
Sự liên kết giữa hai loại thông tin cơ bản trong cơ sở dữ liệu GIS thể hiện theo sơ đồ
sau:
Trang 6Hình 1.4: Mối quan hệ giữa thông tin bản đồ và thông tin thuộc tính
(Nguồn: Nguyễn Thế Thận và Trần Công Yên, 2000)
1.2 TÌM HIỂU VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VB.NET
1.2.1 Khái niệm
Visual Basic.NET (VB.NET) là ngôn ngữ lập trình khuynh hướng đối tượng (Object Oriented Programming Language) do Microsoft thiết kế lại từ con số không Visual Basic.NET (VB.NET) không kế thừa VB6 hay bổ sung, phát triển từ VB6 mà là một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới trên nền Microsoft 's NET Framework Do đó, nó cũng không phải là VB phiên bản 7 Thật sự, đây là ngôn ngữ lập trình mới và rất lợi hại, không những lập nền tảng vững chắc theo kiểu mẫu đối tượng như các ngôn ngữ lập trình hùng mạnh khác đã vang danh C++, Java mà còn dễ học, dễ phát triển và còn tạo mọi cơ hội hoàn hảo để giúp ta giải đáp những vấn đề khúc mắc khi lập trình Hơn nữa, dù không khó khăn gì khi cần tham khảo, học hỏi hay đào sâu những gì xảy ra bên trong hậu trường OS, Visual Basic.NET (VB.NET) giúp ta đối phó với các phức tạp khi lập trình trên nền Windows và do đó, ta chỉ tập trung công sức vào các vấn đề liên quan đến dự án, công việc hay doanh nghiệp mà thôi (Vũ Năng Hiền, 2005)
sự kế thừa (inheritance), giao diện và làm cho nó trở thành một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đầy tiềm nǎng Ngoài ra, những người phát triển Visual Basic bây giờ có thể tạo đa luồng (multithreaded) Các nhà phát triển cũng sẽ tìm thấy nhiều đặc tính mới và được cải tiến, ví dụ như các giao diện, những thành viên dùng chung, các constructor cùng với một số kiểu dữ liệu mới, xử lý ngoại lệ có cấu trúc và uỷ quyền Một trong những chức nǎng đa hình (Polymorphism) mạnh nhất của VB.NET là overload (quá tải, có rồi mà còn cho thêm) một method (phương thức hay hàm)
Trang 7danh sách các tham số khác nhau, hoặc là tham số dùng kiểu dữ liệu khác nhau (method này dùng Integer, method kia dùng String), hoặc là số các tham số khác nhau (method này có 2 tham số, method kia có 3 tham số) (Nguyễn Hoàng Linh, 2005)
1.3 GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU SQL SERVER 2008
1.3.1 Khái niệm
SQL là viết tắt của Structure Query Language, nó là một công cụ quản lý dữ liệu được
sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực Hầu hết các ngôn ngữ bậc cao đều có trình hỗ trợ SQL như Visual Basic,Oracle,Visual C
SQL Server là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu Relational Databases Managermant System (RDBMS) sử dụng Transact - SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client Computer
và SQL Server Computer Một RDBMS bao gồm databases, database enginer và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS
SQL Server của Microsoft được thị trường chấp nhận rộng rãi kể từ phiên bản 6.5 Sau đó, Microsoft đã cải tiến và hầu như viết lại một engine mới cho SQL Server 7.0 Cho nên từ phiên bản 6.5 lên phiên bản 7.0 là bước nhảy vọt Trong khi đó từ phiên bản 7.0 lên SQL Server 2000 là những cải tiến về mở rộng các tính năng về web Phiên bản được sử dụng phổ biến nhất là SQL Server 2005 với sự cải tiến mới so với phiên bản năm 2000 Và phiên bản mới nhất hiện là SQL Server 2008
Đặc trưng của SQL Server là bảo mật cơ sở dữ liệu và quản lý người dùng
Hình 1.5: Mô hình bảo mật của SQL Server (SQL Server Security)
Bảo mật cơ sở dữ liệu và quản lý người dùng như trong hình 1.5 sử dụng mô hình 3 mức bảo mật:
Mức ngoài cùng (Authentication): Là mức xác thực người dùng của NT và SQL Server
Mức thứ 2 (Ability to be user of one or more database): Kiểm tra người dùng có quyền sử dụng một hay nhiều database
Mức trong cùng (Specific permissions to use against protected database objects): Xác định quyền của người dùng thực hiện những câu lệnh SQL trên những đối tượng Database đuợc bảo vệ (Phạm Thị Hoàng Nhung, 2002)
Trang 8 Các chức năng của SQL Sercurity
Quản lý đăng nhập: Xác thực đăng nhập, kiểm tra quyền (Permission) và tạo Login
Quản lý người dùng: SQL Server Users, quản lý Usename và Loginname
Quản lý Role: bao gồm Database Roles được sử dụng nhằm cung cấp các mức khác nhau để truy cập vào cơ sở dữ liệu và Server Roles được sử dụng để cho phép hoặc hạn chế người dùng thực hiện các thao tác trên cơ sở dữ liệu
Quản lý đối tượng và các quyền trên đối tượng (Phạm Thị Hoàng Nhung, 2002)
1.3.2 Những điểm mới trong SQL Server 2008
Theo Michelle Dumler (2007), SQL Server 2008 giới thiệu 4 lĩnh vực chính trong toàn cảnh nền tảng dữ liệu của Microsoft:
Nền tảng cho các nhiệm vụ then chốt - SQL Server 2008 cho phép các tổ chức có
thể chạy hầu hết các ứng dụng phức tạp của họ trên một nền tảng an toàn, tin cậy và
có khả năng mở rộng, bên cạnh đó còn giảm được sự phức tạp trong việc quản lý cơ
sở hạ tầng dữ liệu SQL Server 2008 cung cấp một nền tảng tin cậy và an toàn bằng cách bảo đảm những thông tin có giá trị trong các ứng dụng đang tồn tại và nâng cao khả năng sẵn có của dữ liệu SQL Server 2008 giới thiệu một cơ chế quản lý cách tân dựa trên chính sách, cơ chế này cho phép các chính sách có thể được định nghĩa quản trị tự động cho các thực thể máy chủ trên một hoặc nhiều máy chủ Thêm vào đó, SQL Server 2008 cho phép thi hành truy vấn dự báo với một nền tảng tối ưu
Sự phát triển động - SQL Server 2008 cùng với NET Framework đã giảm được
sự phức tạp trong việc phát triển các ứng dụng mới ADO.NET Entity Framework cho phép các chuyên gia phát triển phần mềm có thể nâng cao năng suất bằng làm việc với các thực thể dữ liệu logic đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp thay vì lập trình trực tiếp với các bảng và cột Các mở rộng của ngôn ngữ truy vấn tích hợp (LINQ) mới trong NET Framework đã cách mạng hóa cách các chuyên gia phát triển truy vấn
dữ liệu bằng việc mở rộng Visual C# và Visual Basic.NET để hỗ trợ cú pháp truy vấn giống SQL vốn đã có Hỗ trợ cho các hệ thống kết nối cho phép chuyên gia phát triển xây dựng các ứng dụng cho phép người dùng mang dữ liệu cùng với ứng dụng này vào các thiết bị và sau đó đồng bộ dữ liệu của chúng với máy chủ trung tâm
Dữ liệu quan hệ mở rộng - SQL Server 2008 cho phép các chuyên gia phát triển
khai thác triệt để và quản lý bất kỳ kiểu dữ liệu nào từ các kiểu dữ liệu truyền thống đến dữ liệu không gian địa lý mới
Thông tin trong toàn bộ doanh nghiệp - SQL Server 2008 cung cấp một cơ sở hạ
tầng có thể mở rộng, cho phép quản lý các báo cáo, phân tích với bất kỳ kích thước và
sự phức tạp nào, bên cạnh đó nó cho phép người dùng dễ dàng hơn trong việc truy cập thông tin thông qua sự tích hợp sâu hơn với Microsoft Office Điều này cho phép CNTT đưa được thông tin của doanh nghiệp rộng khắp trong tổ chức SQL Server
2008 tạo những bước đi tuyệt vời trong việc lưu trữ dữ liệu, cho phép người dùng hợp nhất các trung tâm dữ liệu vào một nơi lưu trữ dữ liệu tập trung của toàn doanh nghiệp
Trang 91.4 SƠ LƢỢC VỀ ASP.NET
1.4.1 Khái niệm
ASP.NET là một nền tảng ứng dụng web được phát triển và cung cấp bởi Microsoft,
cho phép những người lập trình tạo ra những trang web động, những ứng dụng web và
những dịch vụ web Lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào tháng 2 năm 2002 cùng
với phiên bản 1.0 của NET framework, là công nghệ nối tiếp của Microsoft's Active
Server Pages (ASP) ASP.NET được biên dịch dưới dạng Common Language
Runtime (CLR), cho phép những người lập trình viết mã ASP.NET với bất kỳ ngôn
ngữ nào được hỗ trợ bởi NET language (Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia, 2009)
1.4.2 Những ưu điểm của ASP.NET
ASP.NET có nhiều thuận lợi hơn các nền tảng khác khi nói đến việc tạo ra các ứng
dụng web Có lẽ ưu điểm đáng kể nhất là sự tích hợp của nó với các máy chủ và các
công cụ lập trình Ứng dụng Web được tạo ra với ASP.NET dễ tạo hơn, dễ gỡ lỗi và
triển khai bởi vì tất cả những nhiệm vụ có thể được thực hiện trong một môi trường
phát triển đơn - Visual Studio.NET
ASP.NET còn cung cấp những thuận lợi khác cho các nhà phát triển ứng dụng Web
như:
Thực thi các phần của một ứng dụng web được biên dịch vì thế nó thực hiện nhanh
hơn so với phiên dịch các mã scripts
Cập nhật các ứng dụng Web đã triển khai mà không cần khởi động lại máy chủ
Truy cập vào NET Framework, nơi đơn giản hóa rất nhiều khía cạnh của lập trình
trên Windows
Sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic, một ngôn ngữ thông dụng và đã được
nâng cao để hỗ trợ đầy đủ cho lập trình hướng đối tượng
Giới thiệu mới ngôn ngữ lập trình Visual C#, ngôn ngữ cung cấp một kiểu an toàn,
phiên bản hướng đối tượng của ngôn ngữ lập trình C
Tự động quản lý trạng thái cho các điều khiển trên một trang web (gọi là hệ thống
điều khiển máy chủ) để chúng chạy tốt hơn như các điều khiển Windows
Khả năng tạo mới, tùy biến hệ thống điều khiển máy chủ từ các điều khiển hiện tại
Xây dựng chế độ bảo mật thông qua các máy chủ Windows hoặc thông qua sự xác
thực khác/ phương pháp ủy quyền
Tích hợp với ADO.NET để cung cấp truy cập cơ sở dữ liệu và các công cụ thiết kế
cơ sở dữ liệu từ bên trong Visual Studio.NET
Hỗ trợ đầy đủ XML, CSS và thiết lập các tiêu chuẩn web khác
Xây dựng các tính năng cho bộ nhớ đệm thường xuyên yêu cầu các trang web trên
máy chủ, phối nội dung cho các ngôn ngữ cụ thể và các nền văn hóa, phát hiện khả
năng của trình duyệt (Microsoft Press, 2003)
Trang 101.4.3 Các thành phần điều khiển trong ASP.NET
ASP.NET có tất cả 4 loại thành phần điều khiển, đó là:
Điều khiển nội tại (intrinsic control): Các điều khiển này sẽ tạo ra những phần tử theo kiểu HTML phía trình khách, chúng có khả năng tự quản lý trạng thái và xử lý các sự kiện phát sinh
Điều khiển danh sách (list control): Thành phần điều khiển này cho phép hiển thị mọi loại dữ liệu kiểu danh sách Ví dụ như bảng dữ liệu (table), khung nhìn (view), liệt kê (datalist),…
Điều khiển đa năng (rich control): Những điều khiển đa năng trên server sẽ sinh ra
mã là tổ hợp của nhiều phần tử HTML, đôi khi kèm theo mã điều khiển JavaScript để chạy phía trình khách Tùy theo trình duyệt phía máy khách mà mã HTML và JavaScript do rich control sinh ra sẽ trở nên tương thích
Điều khiển kiểm tra (validate control): Các điều khiển này thường không khả kiến, chúng hoạt động phía hậu cảnh ở cả trình chủ (server) và trình khách (client) Mục đích của thành phần điều khiển là cho phép kiểm tra khuôn dạng của dữ liệu nhập vào trước khi trình khách gửi ngược (post back) dữ liệu về trình chủ hoặc trình chủ đưa dữ liệu trở về trình khách (Nguyễn Phương Lan, 2001)
1.5 CÔNG NGHỆ MÃ NGUỒN MỞ SHARPMAP
1.5.1 Định nghĩa
SharpMap là công cụ hổ trợ chúng ta vẽ lại các dữ liệu dạng Vector trên bản đồ, chúng có thể lưu trữ được trong đĩa hoặc gửi đến một trình duyệt internet SharpMap được phát triển trên nền tảng NET 2.0, và sử dụng GDI+ để chúng ta vẽ lại các đối tượng đã định Thông thường, nó hổ trợ đọc dữ liệu định dạng ESRI Shapefile hoặc đọc trực tiếp dữ liệu không gian PostGreSQL, nhưng nó còn có thể được mở rộng hổ trợ đọc được nhiều dạng dữ liệu như ECW, JPEG2000 raster và truy cập dữ liệu từ bên ngoài WMS servers (Morten Nielsen, 2005)
1.5.2 Các tính năng của SharpMap
Theo Codekaizen (2008) Sharpmap có các tính năng sau:
Sử dụng bất kỳ ngôn ngữ NET nào, bao gồm C #, VB.NET, C/CLI và J #
Hiển thị hình ảnh thuộc tính như nhãn
Hỗ trợ các đối tượng điểm (point), đường (linestring), vùng (polygon), nhiều điểm (multipoint), nhiều đường (multilinestring), nhiều vùng (multipolygon), hỗn hợp (geometrycollection)
Phóng to, thu nhỏ và dịch chuyển bản đồ
Thành lập bản đồ chuyên đề
Hổ trợ khả năng cập nhật dữ liệu lưu trữ trên máy
Hoạt động không kết nối
Lập chỉ mục không gian trên các lớp dữ liệu
Trang 11 Tạo ra các hình ảnh bản đồ không phụ thuộc vào kỹ thuật trình bày
Tính năng lựa chọn và làm nổi bật,…
1.5.3 Các dạng hình học hỗ trợ
Theo SharpGIS (2006), SharpMap hỗ trợ các đối tượng hình học như: Điểm (point), đường (linestring), vùng (polygon), nhiều điểm (multipoint), nhiều đường (multilinestring), nhiều vùng (multipolygon), dạng hình học hỗn hợp (geometrycollection)
Hình 1.6: Các dạng hình học Sharpmap hỗ trợ 1.5.4 Các định dạng dữ liệu đƣợc hỗ trợ
Dữ liệu dạng vector: Bao gồm các định dạng: ESRI Shape files, PostGreSQL/
PostGIS, OLEDB (chỉ hổ trợ dạng điểm), Microsoft SQL Server, Oracle, MapInfo File, S57, DGN, CSV …
Dữ liệu dạng raster: Bao gồm các định dạng: Arc/Info, Microsoft Windows
Device Independent Bitmap (.bmp), ERMapper Compressed Wavelets (.ecw), ESRI hdr Labelled, ENVI hdr Labelled Raster, sản phẩm ảnh vệ tinh Envisat, Graphics Interchange Format (.gif), TIFF / GeoTIFF (.tif), Idrisi Raster, JPEG JFIF (.jpg), JPEG2000 (.jp2, j2k), Portable Network Graphics (.png) … (SharpGIS, 2006)
1.6 TỔNG QUAN VỀ WEBGIS VÀ CÁC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
1.6.1 Website
a) Định nghĩa Website
Website được xem như là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng internet Nó bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập internet Website không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức mà nó còn phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp, tổ chức, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng để dễ thuyết phục họ
Trang 12trở thành khách hàng của doanh nghiệp hay khách viếng thăm thường xuyên của tổ chức (Lê Minh Hoàng ,2005)
Website là tập hợp của rất nhiều trang web - một loại siêu văn bản (tập tin dạng HTML hoặc XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet - tại một địa chỉ nhất định để người xem có thể truy cập vào xem (Lê Thị Thùy Dung, 2008)
b) Web động
Khái niệm: Website động (Dynamic Website) là Website có cơ sở dữ liệu, được cung
cấp công cụ quản lý Website (Admin Tool) để có thể cập nhật thông tin thường xuyên, quản lý các thành phần trên Website Loại Website này thường được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như PHP, Asp.net, JSP, Perl , quản trị cơ sở dữ liệu bằng SQL hoặc MySQL (Lê Thị Thùy Dung, 2008)
Những ưu điểm của web động:
Thông tin trên web động luôn luôn mới vì dễ dàng cập nhật thông tin qua việc sử dụng phần mềm quản trị web và khách viếng thăm có thể xem những chỉnh sửa đó ngay lập tức Vì vậy web động có hỗ trợ cơ sở dữ liệu là phương tiện trao đổi thông tin nhanh nhất với người dùng trên internet
Với ưu điểm cốt lõi của web động và cũng là đặc điểm đáng quan tâm của các doanh nghiệp, web động có thể tương tác với người sử dụng rất cao (Phòng Tư Vấn Thiết Kế Web - Thiết Kế Á Châu, 2009)
WebGIS là một sự kết hợp của GIS và các công nghệ Web, nó cho phép truy cập thông tin không gian địa lý năng động để thu thập, phân tích và lưu trữ dữ liệu địa lý tham khảo, tập và làm cho chúng có giá trị rộng rãi trong một định dạng trực quan, năng động và tương tác sử dụng bất kỳ trình duyệt web mà không gây gánh nặng cho người sử dụng với phần mềm phức tạp và tốn kém (GIS Cloud, 2009)
Kiến trúc WebGIS
Kiến trúc của một hệ thống WebGIS tương tự với kiến trúc Client-Server (Client Side
- Server Side) của WEB
Client điển hình là WEB Browser và Server-side bao gồm WEB Server được cung cấp chương trình phần mềm WEBGIS Client gửi yêu cầu về bản đồ thông qua một số tham khảo từ các công cụ (tools) thông qua WEB đến remote server Server sẽ gọi những phưong thức GIS thông qua việc gọi đến phần mềm WEBGIS nằm trên Map Server Phần mềm sẽ trả về kết quả, Mapserver sẽ gửi kết quả dó về WEB Server
Trang 13WEB Server sẽ gửi kết quả lại cho WEB Browser hiển thị những thông tin đã được yêu cầu từ phía client bằng Applet hay trang HTML(Peng et al., 1997)
Hình 1.7: Cấu trúc hệ thống Webmapping
Kiến trúc Thin Client
Tập trung chủ yếu ở phía server - side, hầu hết mọi dữ liệu và thủ tục phân tích đều được tiến hành trên server Dữ liệu được chuyển đến web - client thông qua định dạng HTML chuẩn có chứa các file ảnh (GIF, PNJ, JPG) Nhược điểm của giải pháp server
- side chủ yếu là giới hạn ở giao diện người dùng Trong WEBGIS, có nhiều ứng dụng
mà người dùng cần phải tương tác với dữ liệu địa lý trước khi thực thi chính trên nó
Do đó, Thin Client không hiệu quả làm việc khi sử dụng chuần giao diện WEB
(Gerardo, 2000, URL) Tuy nhiên giải pháp này là con đường đơn giản để xây dựng ứng dụng web map chạy ở bất kỳ trình duyệt chuẩn nào
Hình 1.8: Kiến trúc Thin Client
Kiến trúc Thick Client
Thick client cung cấp hiển thị kết quả từ geo - processing (tiến trình trao dồi giữa WEB Server và Map Server (chứa phần mềm WEBGIS)) tại Client thông qua các công nghệ để trình bày nó như ActiveX controls, Java - applets, plug - ins (GIS plug - ins là một phần mềm ứng dụng nhỏ được cài đặt tại client - side để mở rộng khả năng hoạt động của WEB Browser trong việc điều khiển các dạng dữ liệu GIS mà HTML không thể nhận ra) Thick - client không giống với thin - client ở chỗ là thin - client rendered maps được chuyển dưới dạng images files, geo - data còn ở thick - client lại được chuyển dưới dạng nhiều cấu trúc dữ liệu vector có liên kết (more compact vector data structure) (Gerardo, 2000, URL) Ưu điểm của WebGIS client - side là có khả năng mở rộng giao diện người dùng và dịch vụ map Trong thực tế, khuyết điểm của client - side solution liên quan đến việc phân bố phần mềm và dữ liệu, không có phần mềm nào Java hoặc ActiveX chạy trên tất cả nền máy tính tồn tại trên Internet
Trang 14Hình 1.9: Kiến trúc Thick Client
Các bước xử lý
Theo Trương Công Thành và Trần Văn Tánh (2005) quá trình làm việc với hệ thống web xử lý thông tin không gian được minh họa như Hình 1.10
Người dùng sử dụng trình duyệt web ở phía client (thường là giao diện đồ họa)
Hình 1.10: Các bước xử lý của công nghệ WebGIS
a Client gởi yêu cầu của người sử dụng thông qua giao thức HTTP đến web server
b Web server nhận yêu cầu của người dụng gởi đến từ phía client, xử lý và chuyển tiếp yêu cầu đến ứng dụng trên server có liên quan
Trang 15c Application server (chính là các ứng dụng GIS) nhận các yêu cầu cụ thể đối với ứng dụng và gọi các hàm có liên quan để tính toán Nếu có yêu cầu dữ liệu nó sẽ gởi yêu cầu dữ liệu đến data exchange server (server trao đổi dữ liệu)
d Data exchange server nhận yêu cầu dữ liệu và tìm kiếm vị trí của những dữ liệu này sau đó gởi yêu cầu dữ liệu đến server chứa dữ liệu (data server) tương ứng cần tìm
e Data server dữ liệu tiến hành truy vấn lấy ra dữ liệu cần thiết và trả dữ liệu này về cho đata exchange server
f Data exchange server nhận dữ liệu từ nhiều nguồn data server khác nhau nằm rải rác trên mạng Sắp xếp dữ liệu lại theo logic của yêu cầu dữ liệu, sau đó gởi trả dữ liệu về cho application server
g Application server nhận dữ liệu trả về từ các data exchange server và đưa chúng đến các hàm cần sử dụng, xử lý chúng tại đây và kết quả được trả về cho web server
h Web server nhận về kết quả xử lý, thêm vào các ngữ vảnh web (HTML, PHP…) để
có thể hiển thị được trên trình duyệt và cuối cùng gởi trả kết quả về cho trình duyệt dưới dạng các trang web
Chức năng
Chức năng hiển thị
Hiển thị toàn bộ tất cả các lớp bản đồ
Hiển thị các lớp bản đồ theo tùy chọn
Thay đổi tỉ lệ hiển thị bản đồ (phóng to, thu nhỏ)
Di chuyển khu vực hiển thị
Hiển thị thông tin về đối tượng cụ thể
In bản đồ
Chức năng phân tích và thiết kế
Thực hiện việc tìm kiếm các dữ liệu phù hợp với yêu cầu (qua các query)
Chỉnh sửa đối tượng sẵn có thông tin về màu sắc thông qua 1 chuẩn bản đồ
Tại Ấn Độ, theo B.Veeranna và đồng tác giả (2005), Nghiên cứu “WebGIS ứng dụng
hệ thống thông tin nông nghiệp cấp quận - huyện” cung cấp cho người dân một phương pháp sử dụng các hoá chất nông nghiệp có hiệu quả Đặc biệt phương pháp này sử dụng GIS và công nghệ WebGIS cung cấp các nguồn dữ liệu về nông nghiệp cho phép người dân nhận biết được sự thay đổi tự nhiên trên đồng ruộng của mình Sử dụng các thông tin không gian kết hợp như loại đất, loại cây trồng, mức độ dinh
Trang 16dưỡng hiện tại của đất với các quy trình hoạt động của các nông hoá, cho phép người dân xem xét điều chỉnh lượng sử dụng lượng nông hoá cho phù hợp với nhu cầu thực
tế
Một nghiên cứu tiếp theo “Web dựa trên hệ thống GIS cho khu vực ven biển duyên hải phía nam Tamilnadu bằng cách sử dụng công nghệ ArcIMS” gởi đến những thông tin về địa hình, địa mạo, loại hình sử dụng đất khác nhau dọc ven biển duyên hải phía nam Tamilnadu của Ấn Độ ( Sheik Mujabar.P, Chandrasekar.N, 2010)
Nghiên cứu “Ứng dụng WebGIS trong quản lý sử dụng tài nguyên khoáng sản ở ngoài khơi Alaska” của Luo Huayang và ctv (2005) cung cấp những thông tin về địa chất và các phân tích dữ liệu GIS, cho phép người dùng cập nhật, truy vấn các dữ liệu quan hệ với nhau, và bản đồ về sự phân bố tài nguyên vàng, mức trung bình, trữ lượng vàng và
dự toán các tài nguyên khoáng sản liên quan khác thông qua máy tính Trang Web cho phép người dùng tìm kiếm các sản phẩm và các thông tin liên quan
Theo Donny Wicaksono (2009), Nghiên cứu “Phát triển WebGIS để giám sát nghề cá trong khu quản lý thủy sản của Indonesia” Trang web phần lớn để quản lý thông tin thuyền đánh bắt thủy sản (tên thuyền, thuyền trưởng, chủ sở hữu, trọng tải thuyền, giấy phép đánh bắt cá, công cụ đánh bắt, loại thủy sản đánh bắt, thời gian hoạt động, loại hình vi phạm), tình hình thủy sản và hệ thống thủy sản Indonesia
b) Trong nước
Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu ứng dụng WebGIS thành công điển hình như: Theo Trương Công Thành và Trần Văn Tánh (2005), “Nghiên cứu công nghệ WebGIS và xây dựng trang web dự báo thời tiết khu vực Nam Bộ” Website cung cấp những thông tin thời tiết trong ngày, dự báo trong vài ngày tới, người dùng được phép click chuột vào vùng không gian bản đồ của một tỉnh - thành phố bất kì trên bản đồ các tỉnh khu vực Nam Bộ để tra cứu thông tin thời tiết của các tỉnh - thành phố đó Theo Trần Quốc Vương (2006), “Nghiên cứu WebGIS phục vụ du lịch” Đã xây dựng ứng dụng WebGIS cung cấp thông tin và bản đồ của đơn vị hành chính, cơ sở tôn giáo, bệnh viện, chợ, khu vui chơi giải trí, danh lam, di tích lịch sử phục vụ du lịch thành phố Đà Nẵng
Nghiên cứu “WebGIS - Công nghệ và ứng dụng trong quản lý và cảnh báo dịch hại” WebGIS gởi đến người dùng các thông tin về dịch hại và các bản đồ dự báo dịch hại trên cây trồng ở tỉnh Kiên Giang (Đinh Văn Công Chính, 2009)
Nghiên cứu “Phát triển hệ thống cảnh báo dịch bệnh trên cơ sở công nghệ GIS” Website hiển thị trực quan, cung cấp thông tin, bản đồ và cảnh báo dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Đỗ Văn Xuân, 2009)
1.7 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
1.7.1 Vị trí địa lý
Cần Thơ là thành phố nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và phía Đông Bắc giáp với tỉnh Đồng Tháp Thành phố là trung tâm kinh tế, văn
Trang 17hóa, khoa học, kỹ thuật… quan trọng nhất của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Portal Cần Thơ, 2011)
Cần Thơ có diện tích tự nhiên 1.389,60 km², dân số năm 2009 là 1.187.089 người và được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh
1.7.2 Địa hình
Địa hình Cần Thơ là dạng địa hình đồng bằng châu thổ với đặc điểm chung là thấp và bằng phẳng Độ cao trung bình khoảng 1 m so với mặt nước biển, 90% diện tích có độ cao phổ biến từ 0,2 - 1 m, 10% diện tích có độ cao từ 1,5 - 1,8 m Ðịa hình có dạng lòng chảo, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ tháng 9 hàng năm Vùng ven sông khá thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều tưới tiêu tự chảy, vùng xa sông tưới tiêu và cải tạo đất khó khăn hơn
Địa hình có thể chia thành các dạng như sau:
Đồng bằng bãi bồi: nằm dọc theo sông Hậu, gồm địa phận các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng và huyện Thốt Nốt Nhờ có phù sa bồi đắp nên đây là khu vực cao nhất thành phố, nhất là ở các gờ đất ven sông Quá trình uốn khúc và thay đổi lòng sông làm cho khu vực này còn tồn tại nhiều gờ sông cũ nằm xa sông hiện tại Phía sau bờ sông là vùng đồng bằng phù sa rộng lớn Giữa sông Hậu có nhiều cồn nổi như: cồn Khương, cồn Ấu, cồn Cái Khế Một số cồn có xu hướng dính liền vào bờ sông, như cồn Cái Khê, nay đã nối liền với hữu ngạn sông Hậu, trở thành khu đô thị của thành phố
Bồn trũng xa sông: Nằm cách xa sông Hậu, do không được bồi đắp phù sa nên có địa hình trũng thấp, chủ yếu ở huyện Cờ Đỏ, huyện Vĩnh Thạnh và một phần huyện Phong Điền Do địa hình trũng thấp, khó thoát nước nên thường xuyên bị ngập lâu trong suốt mùa mưa và đầu mùa khô Cuối mùa khô, có thể chỉ còn lại các vùng nước nhỏ (Tri thức Việt, 2011)
1.7.3 Khí hậu
Khí hậu Cần Thơ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất cận xích đạo
và thể hiện rõ ảnh hưởng của hệ thống hoàn lưu Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương tới
Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 2,5 0C) Nhiệt độ trung bình năm là 26,60C; nhiệt độ thấp nhất là 19,70C; nhiệt độ cao nhất là 34,40C Tổng số giờ nắng trong năm là 2.300 giờ, tổng lượng bức xạ bình quân hàng năm là 150 kcal/cm2
Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, khoảng 7,40C Sự chênh lệch này thay đổi theo mùa, vào mùa hè do không khí ẩm nên mức chênh lệch thấp, chỉ trên dưới 60
C; vào mùa đông do không khí khô hanh nên mức chênh lệch tăng cao, khoảng 8,90
C
Ðộ ẩm trung bình của các tháng trong năm là 86,6%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng là không lớn Từ tháng 6 đến tháng 10 có độ ẩm cao nhất, những tháng có độ
ẩm thấp nhất trong năm là các tháng 2 và tháng 3
Trang 18 Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.946 mm, số ngày mưa trung bình 189 ngày Lượng mưa có sự phân hoá theo vùng nhưng không rõ rệt Nhìn chung khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn hơn khu vực Đông Nam thành phố Mưa ở Cần Thơ phân hoá theo mùa rất sâu sắc, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung từ 92 - 97% lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa chỉ đạt khoảng 100 mm, chiếm khoảng 3 - 8% lượng mưa cả năm Mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 9, tháng 10, khoảng 270 mm Tháng 2 ít mưa nhất, chỉ khoảng 2 mm Nhìn chung, khí hậu Cần Thơ khá ổn định, ít có thiên tai, nhưng sự phân hoá rõ rệt của khí hậu thường xuyên gây ra khó khăn cho sản xuất và đời sống Mùa khô lượng mưa quá ít và thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống; mưa ít, độ ẩm không khí thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dậy phèn trong đất Mùa mưa cung cấp nguồn nước ngọt dồi dào cho sản xuất
và đời sống, góp phần cải tạo đất phèn mặn; Tuy nhiên mùa mưa lại trùng với mùa lũ trên sông Hậu nên dễ gây ngập úng ở các vùng trũng như: Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh… Ngoài ra, những hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương mù, giông, mưa đá, vòi rồng vẫn có thể xảy ra và gây ra những thiệt hại nhất định (Tri thức Việt, 2011)
1.7.4 Kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 03 năm liền (2005-2007) của Cần Thơ tăng liên tục ở mức cao, bình quân đạt 15-16% Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.444 USD, cao hơn mức bình quân cả nước Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - thủy sản chiếm 16,74%, công nghiệp xây dựng chiếm 38,37%, dịch vụ chiếm 44,89% trong cơ cấu GDP (Portal Cần Thơ, 2011)
Năm 2009, tăng trưởng kinh tế đạt 13,07%, cơ cấu kinh tế với tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản chiếm 14,02%, công nghiệp - xây dựng chiếm 42,48%, dịch vụ chiếm 43,5% trong cơ cấu GDP Thu nhập bình quân đầu người của Thành phố Cần Thơ đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.749 USD, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 843,7 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 450 triệu USD, tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt 22.544 tỷ đồng, tăng 51,9 % so với năm 2008
Cần Thơ có quy mô dân số vào loại trung bình ở Việt Nam So với các thành phố trực thuộc Trung ương khác, dân số Cần Thơ đứng thứ 4, trên thành phố Đà Nẵng Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, dân số Cần Thơ năm 2008 là 1.171.100 người, đạt mật độ 836 người/km2 Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số Cần Thơ
là 1.187.089 người Trong đó: Dân cư thành thị 781.481 người chiếm 65,8% và dân cư nông thôn 405.608 người chiếm 34,2% (Tri thức Việt, 2011)
Về dân tộc, Cần Thơ là địa bàn có nhiều dân tộc cùng cư trú Người Khmer ở Cần Thơ không nhiều, họ tập trung sống chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt Người Hoa ở Cần Thơ thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền, người Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc
Về lực lượng lao động, Cần Thơ có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào Năm 2005, tổng số lao động trên địa bàn thành phố 699.835 người, trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: 487.375 người; lao động dự trữ: 212.460 người Tháng
Trang 1908-2009, thành phố Cần Thơ triển khai dự án dạy nghề cho người lao động đến tuổi nhằm nâng tỷ lệ từ 35% hiện nay lên 43% vào cuối năm 2010 với số lượng 10.500 người, phấn đấu toàn địa bàn sẽ có 56.500 lao động được dạy nghề (trung và sơ cấp), dẫn đầu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
1.7.5 Tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thành phố Cần Thơ
Trong những năm qua, cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng tập trung chuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn Nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh do chủ động được nguồn con giống có chất lượng thông qua
xã hội hóa sản xuất giống thủy sản, đã góp phần chuyển dịch giống con nuôi Trong
đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh qua các năm là do yếu tố tăng diện tích nuôi cá
Bảng 1: Hiện trạng ngành thủy sản Cần Thơ giai đoạn 2004 – 2009
Trang 20Thời gian 6 tháng đầu năm 2011, diện tích nuôi thuỷ sản của toàn thành phố ước 2.327
ha, đạt 15,8% kế hoạch; Sản lượng thu hoạch ước 92.717 tấn, bằng 53% kế hoạch năm và tăng 5% so cùng kỳ, trong đó sản lượng cá tra 78.924 tấn (Vietfish, B.N., 2011)
Hiện tại, trên địa bàn thành phố có nhiều loại hình nuôi thuỷ sản như nuôi ao, nuôi ruộng, nuôi ao thâm canh; Trong đó nuôi trong ruộng lúa chiếm diện tích lớn nhất Mặc dù năng suất nuôi ruộng không cao, chỉ khoảng 1 tấn/ha nhưng rất được quan tâm do có thể tăng hiệu quả thu nhập, vì người dân thường thả giống sau khi thu hoạch lúa, vào lúc bắt đầu mùa lũ Hiện nay, mô hình nuôi cá, tôm trên ruộng lúa được áp dụng ngày càng rộng rãi, nông dân rất phấn khởi do hình thức canh tác này giúp mang lại mức thu nhập cao
Trang 21Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
Máy vi tính, đĩa CD, USB
Tài liệu về ngôn ngữ lập trình ASP.NET, VB.NET, C# và Sharpmap
Các phần mềm: Microsoft Visual Studio 2008, Microsoft SQL server 2008, Sothink DHTMLMenu, MapInfo 7.5, Word 2003, Excel 2003, Access 2003, Adobe Photoshop CS3, Aleo Flash Intro and Banner Maker 3.4,…
Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ năm 2009 với tỷ lệ 1:10000
Các tài liệu báo cáo, số liệu về nuôi trồng thủy sản như: Hộ nuôi thủy sản, tình hình nuôi trồng, diện tích, sản lượng, loại thủy sản nuôi, cơ sở cung cấp giống thủy sản, cơ sở cung cấp nguyên liệu thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Địa điểm thực hiện đề tài: Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai, khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên, trường Đại học Cần Thơ
Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 08/08/2011 đến ngày 15/11/2011
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Cách thực hiện
Thu thập và tham khảo các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài trên sách, báo, tạp chí, Internet…
Xử lý và tổng hợp số liệu thu thập được
Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Sử dụng ngôn ngữ lập trình ASP.NET, Sharpmap xây dựng trang web
2.2.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Thu thập và tham khảo các tài liệu về WebGIS, ngôn ngữ lập trình
ASP.NET, VB.NET và C#, thư viện bản đồ Sharpmap, phần mềm Microsoft SQL server 2008, Microsoft Visual Studio 2008; Thu thập các số liệu, thông tin về nuôi trồng thủy sản của thành phố Cần Thơ, bản đồ hành chính Cần Thơ năm 2009 với tỷ lệ 1:10000
Bước 2: Số hóa và cập nhật dữ liệu bản đồ
Bước 3: Xây dựng và quản lý CSDL về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố
Cần Thơ Tạo quan hệ liên kết các bảng lại với nhau Sau đó, quản lý CSDL mới tạo bằng phần mềm Microsoft SQL server 2008
Bước 4: Dùng ngôn ngữ lập trình ASP.NET xây dựng web nền và giao diện các
trang web của Website Sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic.NET lập trình cho các đối tượng trên các trang web của Website Dùng thư viện lập trình bản đồ SharpMap xây dựng các bản đồ chuyên đề Website có nội dung như Hình 2.1
Trang 22Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện nội dung Website
Tình hình nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VIETGAP Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản
Đăng nhập vào hệ thống
Trang chủ
Xem thông tin thủy sản
Bảng tổng hợp Bảng từng đối tượng
Cơ sở sản xuất giống nuôi trồng thủy sảnQuản lý dịch bệnh nuôi trồng thủy sản Hoạt động cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản
Cấp giấy chứng nhận đăng ký Tàu cá
Bè cá
Bản đồ hành chính Bản đồ hiện trạng Bản đồ vị trí các hộ nuôi thủy sản Bản đồ vị trí các cơ sở sản xuất giống
Quản lý, cập nhật CSDL
Xem bản đồ
Quản lý dữ liệu
Góp ý
Trang 23 Người dùng: Gồm các trang xem thông tin thủy sản, xem bản đồ và góp ý Mọi người đều được truy cập vào xem thông tin dữ liệu trên các trang này của Website
Bước 5: Hoàn chỉnh Website và viết báo cáo
Trang 24Chương 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
Sau khi thu thập số liệu, thông tin cần quản lý về nuôi trồng thủy sản của Chi Cục Thủy Sản Thành Phố Cần Thơ Qua quá trình xử lý, phân tích xây dựng được cơ sở dữ liệu trên phần mềm Microsoft SQL Server 2008 như sau:
Hình 3.1: Mối quan hệ giữa các bảng trong CSDL thủy sản
Bảng thông tin hộ nuôi (thongtinhonuoi) là bảng cha; Bảng địa điểm nuôi (diadiemnuoi), tình hình nuôi (tinhhinhnuoi), đăng ký tàu cá (dangkytauca), đăng ký
bè cá (dangkybeca), quản lý dịch bệnh (quanlydichbenh) là các bảng con có mối quan
hệ thông qua trường mã số hộ (ma_soho)
Bảng cơ sở cung cấp nguyên liệu (cosocungcapnguyenlieu) là bảng cha; Bảng tình hình nuôi (tinhhinhnuoi) là bảng con có mối quan hệ thông qua trường mã công ty
Trang 25Bảng tên loài thủy sản (tenloaithuysan) là bảng cha; Bảng quản lý dịch bệnh (quanlydichbenh), tình hình nuôi trồng (tinhhinhnuoitrong), cơ sở sản xuất giống là các bảng con có mối quan hệ thông qua trường mã loài (ma_loai)
Riêng bốn bảng huyện không gian (huyenkhonggian), xã không gian (xakhonggian), hiện trạng không gian (hientrangkhonggian) và bảng vị trí hộ nuôi (vitrihonuoi) không
có mối quan hệ với bảng nào Đặc biệt các bảng không gian ngoài việc lưu trữ dữ liệu thuộc tính nó còn thể hiện được phần không gian của đối tượng, vật thể lên trên bản
đồ (Cấu trúc các bảng thể hiện ở phần phụ chương)
3.2 XÂY DỰNG GIAO DIỆN
3.2.1 Trang chủ
Trang chủ Website được thiết kế với kích thước 1000 x 1024 picxel, là trang đầu tiên
mà người dùng gặp khi ghé vào thăm Website, đến đây người dùng sẽ được cung cấp những tin tức nổi bật của Chi cục thủy sản thành phố Cần Thơ và những tin tức liên quan trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trang chủ còn cung cấp cho người dùng một
hệ thống menu phong phú giúp người dùng tiếp tục đi đến những trang web khác của Website (Hình 3.2)
Hình 3.2: Giao diện trang chủ
Trang 263.2.2 Biểu ngữ (banner) của trang web
Mỗi Website khác nhau đều thiết kế theo một phong cách tùy theo mục đích xây dựng Website ứng dụng vào lĩnh vực cụ thể, được thể hiện chủ yếu qua biểu ngữ Riêng biểu ngữ của Website Chi cục thủy sản thành phố Cần Thơ được thiết kế bằng phần mềm Aleo Flash Intro and Banner Maker 3.4 với những hiệu ứng flash tạo ra một banner vừa mang phong cách riêng, vừa sống động (Hình 3.3)
Với mục đích mở rộng phạm vi thông tin, Website cung cấp thêm hai chức năng liên kết ảnh và liên kết web với các trang web khác
Liên kết qua ảnh
Dùng thư viện hình ảnh có nội dung tượng trưng cho
các trang web được liên kết Các hình ảnh này dịch
chuyển từ dưới lên theo một chu kỳ, khi người dùng
click chuột vào tấm ảnh thì sẽ chuyển đến trang web
tương ứng hình
Các trang web được liên kết bao gồm: kĩ thuật nuôi cá
tra, kĩ thuật nuôi tôm càng xanh (Hình 3.5)
Hình 3.5: Thƣ viện ảnh
Trang 27 Liên kết web
Tương tự như chức năng liên kết ảnh, nhưng ở mục liên kết web thay những tấm ảnh bằng danh sách các trang web liên kết đặt trong hộp liệt kê thả (Hình 3.6)
Hình 3.6: Danh mục các Web site liên kết web
Ngoài ra Website còn có lịch biểu, thời tiết giúp người dùng biết được thời gian và nhiệt độ trong ngày của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,….; Phần lấy ý kiến đóng góp của người dùng thông qua menu góp ý
3.3 CÁC TRANG DỮ LIỆU THUỘC TÍNH
Phần xem thông tin thủy sản Website cung cấp cho người dùng những trang: Tình hình nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VIETGAP; Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản bảng tổng hợp; Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản bảng từng đối tượng;
Cơ sở sản xuất giống nuôi trồng thủy sản; Quản lý dịch bệnh nuôi trồng thủy sản; Kiểm tra điều kiện hoạt động cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản; Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; Cấp giấy chứng nhận đăng ký bè cá trên địa bàn thành phố Cần Thơ Các trang xem thông tin thủy sản có lưu đồ chung như sau:
Hình 3.7: Lưu đồ các trang xem thông tin thủy sản
Hiển thị dữ liệu
Kết thúc
Trang 28Giải thích lưu đồ:
Khi trang được mở, để xem được thông tin trước tiên người dùng chọn cấp cần xem (thành phố; Quận, huyện; Xã, phường, thị trấn) Tiếp theo, chọn giá trị tại các Combobox hiển thị tương ứng với cấp được chọn Cuối cùng, bấm vào nút “xem thông tin” hoặc “thống kê” thì hệ thống sẽ tự động lọc dữ liệu theo điều kiện đã lựa chọn và hiển thị kết quả dữ liệu ra màn hình
Người dùng muốn xem thông tin của cấp (thành phố; Quận, huyện; Xã, phường, thị trấn) hoặc đơn vị hành chính khác thì thực hiện lại từ đầu
3.3.1 Trang tình hình nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VIETGAP
Trang tình hình nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VIETGAP cung cấp cho người dùng thông tin về những loài thủy sản được nuôi, hộ nuôi thủy sản, diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ Trang web được thiết kế có nội dung như Hình 3.8
Hình 3.8: Tình hình nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VIETGAP
Khi người dùng chọn cấp thành phố tại Radiobuttonlist để xem thì chỉ có Combobox Tên loài, Năm hiển thị cho phép lựa chọn Sau khi chọn các giá trị cần xem Xong, nếu click chuột vào nút xem thông tin thì hệ thống sẽ tự động lọc dữ liệu theo điều kiện đã lựa chọn và hiển thị dữ liệu của tất cả các quận, huyện thuộc Thành phố (Hình 3.9)
Trang 29Còn click vào nút thống kê dữ liệu thì hệ thống cũng tự động lọc dữ liệu, thêm phần cộng dữ liệu của tất cả các quận, huyện (Hình 3.10)
Hình 3.10: Kết quả thống kê dữ liệu nuôi trồng thủy sản cấp Thành phố
Khi người dùng chọn cấp quận, huyện tại Radiobuttonlist để xem thì các Combobox Huyện, Tên loài, Năm hiện lên cho phép lựa chọn Tiếp đó, chọn các giá trị cần xem Xong, nếu click vào nút xem thông tin thì hệ thống sẽ tự động lọc dữ liệu theo điều kiện đã lựa chọn và hiển thị dữ liệu của một quận, huyện đã chọn như sau:
Hình 3.11: Kết quả xem dữ liệu nuôi trồng thủy sản cấp quận, huyện
Còn click vào nút thống kê dữ liệu thì hệ thống cũng tự động lọc dữ liệu, thêm phần cộng dữ liệu của tất cả các xã, phường, thị trấn trong quận, huyện (Hình 3.12)
Hình 3.12 Kết quả thống kê dữ liệu nuôi trồng thủy sản cấp quận, huyện