1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế nhà máy xay xát gạo năng suất 5 tấngiờ

64 574 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

đóng góp 1,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đónggóp 0,08 điểm phần trăm do xuất siêu.Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất nông, lâm nghiệp và th

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan luận vân tốt ngiệp “ Thiết kế nhà máy xay xát gạo năng suất 5 tấn/giờ " là bản thiết kế của em dưới sự hướng dẫn của P.GSTS Lê Nguyên Đương.

Những số liệu sử dụng được thu thập từ các nguồn khác nhau

Hà nội, ngày … tháng 06 năm2014

Sinh viên :

Đặng Thị Châu Anh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy cô trong bộ môn Công nghệ ThựcPhẩm – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ em tận tìnhtrong thời gian em làm luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầu giáo LêNguyên Đương, thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt nhấtluận văn tốt nghiệp của mình

Đề tài của em là “ Thiết kế nhà máy xay xát gạo năng suất 5 tấn/giờ ’’ Đây là đề

tài cần thực hiện một khối lượng công việc tương đối lớn, nhưng do thời gian thựchiện còn hạn chế và kiến thức của bản thân em còn hạn hẹp nên chắc chắn không tránhkhỏi những thiếu sót Vì vây, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy

cô để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

PHẦN I: NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG

1.1. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

1.1.1 Tổng quan về nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam 2013:

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm

2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04% Mức tăng trưởng năm nay tuy thấphơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tínhiệu phục hồi Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn, sảnxuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyếtliệt các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nênđây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biệnpháp, giải pháp được Chính phủ ban hành

Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sảntăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực côngnghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm

2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm

Như vậy mức tăng trưởng năm nay chủ yếu do đóng góp của khu vực dịch vụ, trong

đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá là: Bán buôn và bán lẻ tăng6,52%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,91%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảohiểm tăng 6,89%

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của ngành công nghiệp khôngcao (5,35%) nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá ở mức 7,44% (Năm

2012 tăng 5,80%) đã tác động đến mức tăng GDP chung Ngành xây dựng mặc dùchiếm tỷ trọng không lớn nhưng đạt mức tăng 5,83%, cao hơn nhiều mức tăng 3,25%của năm trước cũng là yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế năm nay

Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sảnchiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vựcdịch vụ chiếm 43,3% (Năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là: 19,7%; 38,6% và 41,7%).Xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so với năm

2012, đóng góp 3,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,45%,

Trang 5

đóng góp 1,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đónggóp 0,08 điểm phần trăm do xuất siêu.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2013 bị ảnh hưởng lớn của thời tiết nắnghạn kéo dài đầu năm và tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ở nhiều địa phương phíaNam làm hàng trăm nghìn ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp bị ngập úng, dẫn đếnnăng suất nhiều loại cây trồng giảm so với năm trước Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụsản phẩm cả trong và ngoài nước bị thu hẹp; giá bán nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩmchăn nuôi, thủy sản ở mức thấp trong khi giá vật tư, nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăngcao gây nhiều khó khăn cho phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; dịch bệnh trêngia súc, gia cầm vẫn xảy ra rải rác ở khắp các địa phương gây tâm lý lo ngại cho ngườinuôi Do đó giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp hơn năm trước.Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2013 theo giá so sánh 2010 ước tínhđạt 801,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,95% so với năm 2012, bao gồm: Nông nghiệp đạt602,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,47%; lâm nghiệp đạt 22,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,04%; thuỷsản đạt 176,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,22%

Nông nghiệp

Sản lượng lúa cả năm 2013 ước tính đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn tấn so vớinăm trước (Năm 2012 tăng 1,3 triệu tấn so với năm 2011), trong đó diện tích gieotrồng ước tính đạt 7,9 triệu ha, tăng 138,7 nghìn ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6tạ/ha Nếu tính thêm 5,2 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm nayước tính đạt 49,3 triệu tấn, tăng 558,5 nghìn tấn so với năm trước (Năm 2012 tăng 1,5triệu tấn so với năm 2011)

Trong sản xuất lúa, diện tích gieo trồng lúa đông xuân đạt 3140,7 nghìn ha, tăng 16,4nghìn ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 20,2 triệu tấn, giảm 54,4 nghìn tấn

do năng suất đạt 64,4 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha Diện tích gieo trồng lúa hè thu đạt 2146,9nghìn ha, tăng 15,1 nghìn ha so với vụ trước; sản lượng đạt 11,2 triệu tấn, giảm 81,6nghìn tấn do năng suất chỉ đạt 52,2 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha Một số địa phương có sảnlượng lúa hè thu giảm nhiều là: Sóc Trăng giảm 86,4 nghìn tấn; Trà Vinh giảm 16,7nghìn tấn; Bến Tre và Thừa Thiên - Huế cùng giảm 17,3 nghìn tấn; Quảng Trị giảm10,7 nghìn tấn; Cà Mau giảm 9,8 nghìn tấn; An Giang giảm 8,9 nghìn tấn Riêng vụ

Trang 6

thu đông 2013 ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng cả về diện tích, năng suất vàsản lượng Diện tích gieo trồng đạt 626,4 nghìn ha, tăng 99 nghìn ha, năng suất đạt51,7 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha; sản lượng đạt 3,2 triệu tấn, tăng 578,8 nghìn tấn.

Diện tích gieo trồng lúa mùa đạt 1985,4 nghìn ha, tăng 7,6 nghìn ha so với vụ mùanăm 2012 nhờ chủ động trong luân canh trồng lúa Tuy nhiên, sản lượng lúa mùa ướctính đạt gần 9,4 triệu tấn, giảm 104,4 nghìn tấn do năng suất chỉ đạt 47,3 tạ/ha, giảm0,7 tạ/ha Sản lượng lúa mùa của các địa phương phía Bắc đạt 5677,2 nghìn tấn, giảm181,3 nghìn tấn; năng suất đạt 47,9 tạ/ha, giảm 1,6 tạ/ha Sản lượng lúa mùa của cácđịa phương phía Nam đạt 3706,3 nghìn ha, tăng 76,9 nghìn tấn, riêng vùng Đồng bằngsông Cửu Long tăng 67,6 nghìn tấn

Sản xuất cây vụ đông ở các tỉnh phía Bắc tăng so với năm trước, trong đó lạc đạt 492,6nghìn tấn, tăng 5,2%; vừng đạt 33,2 nghìn tấn, tăng 9,9%; rau các loại đạt 14,6 triệutấn, tăng 5,2%, chỉ có đậu tương đạt 168,4 nghìn tấn, giảm 3%

Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụtiêu dùng trong nước và xuất khẩu nên cơ cấu cây trồng được thay đổi phù hợp vớiđiều kiện canh tác của từng vùng Diện tích cho sản phẩm và sản lượng một số cây chủyếu tăng so với năm 2012, trong đó diện tích chè ước tính đạt 114,1 nghìn ha, bằngcùng kỳ năm trước, sản lượng đạt 921,7 nghìn tấn, tăng 1,3%; cà phê diện tích đạt584,6 nghìn ha, tăng 2,1%, sản lượng đạt 1289,5 nghìn tấn, tăng 2,3%; cao su diện tíchđạt 545,6 nghìn ha, tăng 7%, sản lượng đạt 949,1 nghìn tấn, tăng 8,2%; hồ tiêu diệntích đạt 51,1 nghìn ha, tăng 6%, sản lượng đạt 122,1 nghìn tấn, tăng 5,3%

Sản lượng một số cây ăn quả đạt khá, trong đó sản lượng cam năm 2013 ước tính đạt530,9 nghìn tấn, tăng 1,7% so với năm 2012; chuối đạt 1,9 triệu tấn, tăng 5,6%; bưởiđạt 449,3 nghìn tấn, tăng 2,2% Tuy nhiên, một số cây khác do ảnh hưởng của thời tiết

và một phần diện tích đang được cải tạo, chuyển đổi nên sản lượng giảm như: Sảnlượng vải, chôm chôm đạt 641,1 nghìn tấn, giảm 1,1% so với năm 2012; quýt đạt177,7 nghìn tấn, giảm 2,4%

Chăn nuôi gia súc, gia cầm những tháng cuối năm mặc dù có thuận lợi về thị trườngtiêu thụ do giá bán các sản phẩm có xu hướng tăng nhưng nhìn chung tình hình chănnuôi chưa thật ổn định Đàn trâu cả nước năm 2013 có 2,6 triệu con, giảm 2,6% so vớinăm 2012; đàn bò có 5,2 triệu con, giảm 0,7%, riêng nuôi bò sữa vẫn phát triển, tổng

Trang 7

đàn bò sữa năm 2013 của cả nước đạt 186,3 nghìn con, tăng 11,6%; đàn lợn có 26,3triệu con, giảm 0,9%; đàn gia cầm có 314,7 triệu con, tăng 2,04%, trong đó đàn gà231,8 triệu con, tăng 3,6% Sản lượng thịt hơi các loại năm 2013 ước tính đạt 4,3 triệutấn, tăng 1,5% so với năm trước, trong đó sản lượng thịt trâu giảm 3,5%; sản lượng thịt

bò giảm 2,9%; sản lượng thịt lợn tăng 1,8%; sản lượng thịt gia cầm tăng 2,4%

Tính đến ngày 18/12/2013 cả nước không còn địa phương nào có dịch lợn tai xanh vàdịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày, dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày còn có

ở tỉnh Hòa Bình

1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013.

Kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp Tăngtrưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một

số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt Khủnghoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt Mặc dù

có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sausuy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đốivới các nền kinh tế phát triển Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thứclớn của các nước phát triển Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giớitiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta Ở trong nước, các khó khăn, bất cậpchưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mứccao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệpphải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể

Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã kịp thời ban hành hai Nghịquyết quan trọng là Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điềuhành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nướcnăm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sảnxuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu

Mục tiêu tổng quát của phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 là: “Tăng cường ổn địnhkinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012 Đẩy mạnh thực hiện

ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại vàhội nhập quốc tế Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị-xãhội Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”

Trang 8

Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, đểthực hiện tốt các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của năm, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệtcác ngành, địa phương thực hiện tích cực và đồng bộ các giải pháp, chủ động khắcphục khó khăn để từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh Kết quả đạtđược trong năm vừa qua thể hiện sự nỗ lực cố gắng rất lớn của cả hệ thống chính trị,của toàn quân và toàn dân ta.

1.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa gạo

1.2.1 Tổng quan về thị trường lúa gạo năm 2013

(VINANET) - Giá gạo thế giới tháng 12 giảm trung bình khoảng 2 USD so

với tháng 11 và giảm khoảng 18 USD/tấn so với một năm trước đây

Gạo xuất khẩu của một số nước châu Á giảm trở lại trong tháng 12, sau khinhích tăng tháng trước đó, bởi nhu cầu yếu và nguồn cung tiếp tục dồi dào

Giá giao dịch gạo Thái Lan trở nên rẻ nhất khu vực châu Á, mặc dù giá chàovẫn còn khá cao Tính từ đầu năm tới nay, giá gạo Thái Lan giảm gần 25%, trong khigạo Việt Nam chỉ giảm gầm 4%, khiến mức chênh lệch giữa 2 loại gần như về 0 so với25% hồi đầu năm 2013 Thậm chí gạo Thái hiện có loại giao dịch ở mức giá thấp hơn

so với gạo Việt Nam, gây ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của gạo Việt trên thị trườngchâu Á

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tháng 12 tăng khoảng 10% so với thángtrước, và tăng khoảng 5 USD/tấn so với một năm trước Hiện loại 5% tấm giá chào ởmức 425-430 USD/tấn, giao dịch ở mức khoảng 415 USD/tấn Đây là mức giá caonhất kể từ ngày 5/12/2012 (khi đạt 440 USD/tấn, FOB), do ký được hợp đồng vớiPhilippine và đã qua mùa thu hoạch nên giá gạo trong nước cũng tăng mạnh

Giá xuất khẩu trung bình trong 11 tháng đầu năm 2013 giảm khoảng 5,5% sovới cùng kỳ năm trước, từ 456 USD/tấn xuống 431 USD/tấn (FOB)

Giá lúa gạo trên thị trường trong nước tiếp tục nhích tăng trong 2 tuần đầutháng 12 bởi nguồn cung không còn dồi dào khi đã qua vụ thu hoạch, và hợp đồngxuất khẩu mới ký với Philippine bổ sung thêm động cơ tăng giá Tuy nhiên sang tuầnthứ 3 giá đã giảm nhẹ, khi việc giao hàng đợt 1 cho Philippine hoàn tất

Các thương lái cũng mua thêm lúa từ Campuchia về chế biến để tiêu thụ Hiệnlúa mới IR50404 tại đồng Campuchia giá 4.900 đ/kg, thương lái chở sang bán hơn5.100 đ/kg Một số dân bán buôn tiểu ngạch thường chọn mua lúa Sóc chế biến ra gạođặc sản bán 11.000 đ/kg và lúa mùa KDM (Khao Dak Mali) chế biến gạo thơm hươnglài bán sỉ 14.500 đ/kg, giá bán lẻ 16.000-17.000 đ/kg

Trang 9

Giá xuất khẩu trung bình trong 11 tháng đầu năm 2013 giảm khoảng 5,5% sovới cùng kỳ năm trước, từ 456 USD/tấn xuống 431 USD/tấn (FOB).

Nhiều khả năng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức cao sangđầu năm 2014 bởi phải mấy tháng nữa mới có gạo vụ mới, trong khi hợp đồng ký vớiPhilippine cũng phải tới cuối tháng 3 mới hoàn tất việc giao hàng

1.2.2 Thị trường xuất khẩu gạo năm 2013

Về nguồn cung, các vụ lúa chính trong năm nhìn chung đã kết thúc Lượng

lúa hàng hóa không còn nhiều, giao dịch với mức giá cao, song được bổ sung một

phần từ Campuchia đang mùa thu hoạch Theo trang Nông nghiệp, lượng lúa từ

Campuchia bán sang Việt Nam hiện khoảng 1.000 tấn/ngày, cao hơn mức thôngthường 700-800 tấn/ngày thời điểm này hàng năm

Hiện nay, ở các tỉnh ĐBSCL, nhiều địa phương đã xuống giống lúa vụ Đôngxuân

Vụ sắp tới tại ĐBSCL sẽ được thu hoạch vào tháng 2 năm tới

Lúa đang tập trung tại cảng nhiều, áp lực thu mua không còn lớn nhưmấy tuần qua Hiện phần lớn các doanh nghiệp đủ chỉ tiêu giao hàng đợt 1 xuất sangPhiippines Lúc này ngành lúa gạo tập trung cung cấp cho Tết Nguyên đán

Trong mấy năm gần đây, dịp cuối năm, dân mua bán gạo nội địa bắt đầu tìmnguồn hàng làm gạo ngon đóng gói làm quà bán dài dài cho tới tết Gạo bán chợ tết chỉchọn gạo thơm, ngon cơm như Jasmine, Nàng Thơm Chợ Đào (Long An), TàiNguyên, gạo ST (Sóc Trăng), gạo Một Bụi (Bạc Liêu)…

Về xuất khẩu, tính từ đầu năm tới ngày 12/12, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt

khoảng 6,3 triệu tấn, giảm khoảng 15% so với một năm trước đó, với kim ngạch trong

11 tháng giảm khoảng 14,53%, do nhu cầu sụt giảm từ các khách hàng Đông Nam Á.Ngoài ra còn một lượng xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, vớikhối lượng rất khó tính toán chính xác (khoảng 300.000 đến 1,2 triệu tấn) Hiệp hộiLương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt 6,6 triệu tấn trongnăm 2013, giảm 1,1 triệu tấn so với năm ngoái, do nhu cầu giảm từ Indonesia,Philippine và Malaysia

Đây là 3 thị trường truyền thống của Việt Nam, với lượng nhập khẩu ổn định ởmức 2/3 tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm liền Tuy nhiên năm nayViệt Nam mất gần như toàn bộ những thị trường này, bởi nguồn cung dồi dào trên toànthế giới, và gia tăng ở ngay tại những nước nhập khẩu này Bên cạnh đó, các nướcnhập khẩu cũng thay đổi phương thức nhập khẩu, từ chỗ nhập theo các hợp đồng tập

Trang 10

trung do hai chính phủ đàm phán chuyển dần sang tư nhân đấu thầu, tạo cơ hội cho cácnhà nhập khẩu lựa chọn nguồn cung cấp giá rẻ.

Chính sách xuất khẩu:

Thành lập Tổ công tác điều hành xuất khẩu gạo

Tháng 9/2013 Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc thành lập Tổ côngtác điều hành xuất khẩu gạo do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh làm Tổtrưởng và kèm theo Quyết định này là Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quy chế hoạtđộng của Tổ công tác Theo đó, Tổ công tác gồm đại diện các Bộ, ngành: Văn phòngChính phủ, Công Thương, NN & PTNN, Tài chính, KH&ĐT, Ngân hàng Nhà nước vàHiệp hội Lương thực Việt Nam

Tối đa 150 đầu mối kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy hoạch của Bộ Công Thương xác định mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2015cần kiện toàn, ổn định số lượng thương nhân, đảm bảo tối đa 150 đầu mối kinh doanhxuất khẩu gạo với 3 tiêu chí để được cấp Giấy chứng nhận gồm: kho chứa, cơ sở xay,xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu phải nằm trên địa bàn các địaphương trong quy hoạch và ưu tiên thương nhân có vùng nguyên liệu hoặc thực hiệnhợp tác, đặt hàng, liên kết với hộ nông dân trồng lúa Đồng thời, Quy hoạch cũng đề ratiêu chí, điều kiện nhằm duy trì Giấy chứng nhận như thành tích xuất khẩu và vùngnguyên liệu, hợp tác, liên kết, đặt hàng với người sản xuất lúa

Hy vọng vào TPP

Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang là hy vọng lớncho xuất khẩu gạo Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng Cho đếnnay, đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei,Chile, Singapore, Australia, Peru, Mỹ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và NhậtBản)

Thị trường các nước châu Mỹ như Mexico, Brazil, Mỹ… tiêu thụ chủ yếu gạophẩm cấp cao 5% tấm, kèm theo một số điều kiện cao hơn so với một số thị trườngchâu Á, châu Phi về chất lượng gạo và quy cách đóng bao.VFA nhận định gạo ViệtNam có khả năng thâm nhập và phát triển ở khu vực thị trường này nhờ có giá cạnhtranh, nhất là với Mỹ sau khi kết thúc đàm phán TPP

Xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ chỉ mới chiếm chưa đến 10% tỷ trọng xuấtkhẩu gạo của Việt Nam 11 tháng đầu năm Tuy nhiên đây là thị trường nhiều triển

Trang 11

vọng Từ trước tới nay xuất khẩu gạo Việt Nam vào châu Mỹ chủ yếu là thị trườngCuba thông qua các hợp đồng cấp Chính phủ.

Liên kết giữa nhà sản xuất và nhà nông

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) – tổ chức đại diện cho 140 đầu mối xuấtkhẩu gạo và cục Trồng trọt, cục Chế biến kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, đạidiện 13 sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Longvừa ký kết bản ghi nhớ về sản xuất và tiêu thụ lúa trong cánh đồng mẫu lớn giữa Đây

là lần đầu tiên doanh nghiệp xuất khẩu gạo xem trọng lợi ích khi đầu tư vào vùngnguyên liệu

1.2.3 Dự báo

( VINANET ) - Nhiều khả năng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục

duy trì ở mức cao sang đầu năm 2014 bởi phải mấy tháng nữa mới có gạo vụ mới,trong khi hợp đồng ký với Philippine cũng phải tới cuối tháng 3 mới hoàn tất việc giaohàng.Tuy nhiên năm 2014 sẽ là năm khó khăn với xuất khẩu gạo, nhất là từ tháng 3,khi Thái Lan và Việt Nam vào vụ thu hoạch mới, bởi chính sách giải phóng gạo tồntrữ của Thái Lan

Theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2014 tình hìnhxuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa sẽ khó khăn hơn, kế hoạch xuất khẩu có thể chỉtương đương năm 2013, khoảng 6,5-7 triệu tấn

Tình hình thị trường gạo thế giới tiếp tục chịu áp lực bán hạ giá của Thái Lan

và cạnh tranh xuất khẩu từ các nguồn cung cấp chính ở châu Á nên xu hướng giá còntiếp tục thấp trong thời gian tới Việt Theo VFA, năm 2014 sẽ tiếp nối những khó khăncủa năm 2013 nhưng áp lực nhiều hơn đối với các nguồn xuất khẩu do cung cấp dưthừa, cạnh tranh quyết liệt Nam sẽ phải chấp nhận cạnh tranh quyết liệt, nhất là vớiThái Lan về gạo thơm và gạo trắng Lợi thế của Việt Nam là khả năng cạnh tranh củagạo thơm, gạo trắng chất lượng cao ở châu Phi và nhu cầu từ các thị trường gần, giaohàng nhanh ở Đông Nam Á

Về thị trường, trong năm 2014 dự báo Trung Quốc và các nước Đông Nam Ávẫn là thị trường xuất khẩu gạo chủ lực

Tổ chức Nông – Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo sản lượng gạo thế giới

sẽ tăng lên kỷ lục 497 triệu tấn trong niên vụ 2013-14, tăng khoảng 1,3% so vớikhoảng 491 triệu tấn niên vụ 2012-13 Hầu hết sản lượng tăng sẽ đến từ châu Á

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu 2013-2014xuống 473,2 triệu tấn gạo, giảm khoảng 3,6 triệu tấn so với dự báo trước đó nhưng vẫn

Trang 12

tăng gần 1% so với năm 2012-2013 Dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu 2013-2014 cũng đãđược hạ 1,4 triệu tấn xuống 473,1 triệu tấn, vẫn là mức cao kỷ lục.

Theo FAO, tiêu thụ gạo dự báo sẽ tăng trong năm 2013-14, đạt khoảng 490,4triệu tấn, cao hơn khoảng 2,5% so với 478,5 triệu tấn niên vụ 2012-13, với mức tiêuthụ gạo trung bình người vẫn ở mức khoảng 57 kg/người/năm trong năm 2013-14

Tuy nhiên, thương mại gạo dự báo sẽ đạt khoảng 37,7 triệu tấn trong năm

2013-14, gần như không thay đổi so với khoảng 37,5 triệu tấn niên vụ trước, và giảmkhoảng 2% so với khoảng 38,5 triệu tấn niên vụ 2011-12 FAO cho biết dự trữ gạo thếgiới có thể tăng lên khoảng 181 triệu tấn niên vụ 2013-14, tăng khoảng 4% so với lúcđầu vụ (khoảng 174 triệu tấn)

1.2.4 Nguồn cung ứng nghuyên liệu cho nhà máy

Nguyên liệu chính của nhà máy là lúa tươi, vị trí của nhà máy đặt tại thị xãHồng Lĩnh là vùng lúa gần như trọng điểm của tĩnh Hà Tĩnh Với sản lượng đạttấn/năm Công suất thiết kế 5tấn/ giờ của nhà máy

1.2.5 Tổng quan về cây lúa Việt Nam

 Giới thiệu về cây lúa :

 Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới

 Ở nước ta có 3 vùng trồng lúa lớn: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng ven biển miềnTrung, Đồng bằng Sông Cửa Long

Trang 13

Bảng 1: Mức độ thu hồi hạt gạo

Loại gạo Tấm Độ

ẩm Hạthỏng Hạtvàng Tạpchất Thóc Hạtphấn Hạtnon Xayxát Gạo trắng hạt

Trang 14

PHẦN II: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

2.1 Giới thiệu tiềm năng Kinh tế của Hà Tĩnh

Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía namgiáp tỉnh Quảng Bình, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp nước Cộng hòa Dânchủ Nhân dân Lào; cách Thủ đô Hà Nội 340km về phía bắc, cách thành phố Hồ ChíMinh 1.348km về phía nam; diện tích đất tự nhiên 6.025,6 km2, dân số gần 1,3 triệungười, trong đó có 52,6% dân số trong độ tuổi lao động Với điều kiện vị trí thuận lợi,cùng với sự phát triển của Khu kinh tế Vũng Áng, Cụm cảng biển nước sâu Vũng Áng– Sơn Dương, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh trở thành nút giaothông quan trọng, cửa ngõ giao lưu quốc tế giữa các nước trong khu vực (Việt Nam –Lào – Thái Lan – Myanma – Trung Quốc )

Giao thông

Hà Tĩnh hiện có 5 tuyến đường quốc lộ đi qua với tổng chiều dài383km,trong đó có đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt quốc gia chạydài chiều dài của tỉnh; đường Quốc lộ 8A nối thị xã Hồng Lĩnh với nước Cộng hòaDân chủ Nhân dân Lào và Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; Quốc lộ 12A nốiKhu kinh tế Vũng Áng với vùng Đông Bắc Thái Lan qua cửa khẩu Chalo Hà Tĩnh làmột trong những cửa ngõ lớn, có rất nhiều lợi thế của trục hành lang kinh tế Đông –Tây, có ảnh hưởng trực tiếp tới nước CHDCND Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan

Hà Tĩnh còn có lợi thế về phát triển cảng biển, với cảng Vũng Áng đã tiếp nhậntàu 50.000 tấn, cảng nước sâu Sơn Dương có khả năng tiếp nhận tàu 300.000 tấn,ngoài ra còn có cảng Xuân Hải tiếp nhận tàu 3.000 tấn

Về đường hàng không, cách Hà Tĩnh 50km về phía bắc có sân bay Vinh (tỉnhNghệ An), cách Khu kinh tế Vũng Áng 100km về phía nam có sân bay Đồng Hới (tỉnhQuảng Bình) đón khách đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, rất thuận tiện

đi lại bằng đường hàng không đến Hà Tĩnh

Điện

Nguồn điện được tăng cường cả về số lượng và chất lượng Các tuyến 110KV,220KV, 500KV thuộc hệ thống lưới điện Quốc gia đều qua Hà Tĩnh Tại Khu kinh tếVũng Áng, Chính phủ đã qui hoạch cụm nhiệt điện có công suất 4.800MW Trong đó,

Trang 15

Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 công suất 1.200MW do Tập đoàn dầu khí Việt Namđầu tư xây dựng và đã lắp đặt xong hạng mục lò hơi, đến năm 2012 sẽ hoàn thành.Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 chuẩn bị được khởi công.

Nước

Nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông, suối, hồ đập khá nhiều Có 13con sông lớn, nhỏ, 266 hồ chứa, 15 đập dâng với tổng dung tích trên 1.600 triệu m3nước; nhiều công trình thủy lợi lớn đang được xây dựng nhằm đáp ứng cơ bản nhucầu nước cho sản xuất và dân sinh

2.2 Địa điểm xây dựng Nhà máy

Nhà máy xay xát, kho tồn trữ, lúa gạo của Công ty nằm tại đường quốc lộ8A nối thị xã Hồng Lĩnh với nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào

Giới cận:

 Hướng Tây giáp…

 Hướng Đông giáp đất ruộng của dân

 Hướng Nam giáp ruộng đất của dân

 Hướng Bắc giáp sông, kênh…

2.3 Điều kiện tự nhiên

2.3.2 Điều kiện tự nhiên

Khí hậu thời tiết

Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng củakhí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn

so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt 1 mùa lạnh và mùa nóng Nhiệt độbình quân ở Hà Tĩnh thường cao Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấphơn mùa hè

Nhiệt độ, không khí:

Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường từ 18-22oC, ở mùa hè bình quânnhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay đổi theo loại đất, màusắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất

Trang 16

Hà Tĩnh có lượng mưa nhiều, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại cácvùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên

3000 mm

PHẦN III: NGUYÊN LIỆU

3.1 GIỚI THIỆU NGUYÊN LIỆU GẠO

Trang 17

Để có gạo ngon sạch, mềm cơm, cơm dẻo trắng, ít bạc bục, vị ngọt, khônghóa chất bảo vệ thực vật, không chất bảo quản, giảm tỉ lệ hao hụt ( gãy, vỡ,nhiều tấm, ) thấp nhất thì khâu chọn nguyên liệu là rất quan trọng.

Yêu cầu hạt thóc phải đạt các chỉ tiêu sau:

3.1.1 Chỉ tiêu cảm quan

 Màu sắc: có màu tự nhiên của thóc

 Mùi : có mùi đặc trưng của thóc

 Vị : không có mùi vị lạ

 Nấm mốc : không bị nấm mốc

 Trạng thái: các hạt phải đồng đều về kích thước và hình dạng

3.1.2 Chỉ tiêu hóa lý

Bảng 3.1: Chỉ tiêu hóa lý của thóc nhập kho

TT Chỉ tiêu Hạt chất lượng ( % khối lượng, không lớn hơn )

( b )

MRL ©

(ppm)

Tổ chức công bố tiêu chuẩn

Trang 18

Sâu Rầy

Trừ bệnh

Tilt ,… Propiconazole và

defenoconazole

Trừ ốc bưu vàng

Chú thích: (a) và (b): công bố bởi EPD ( Electronic Protectinon Dictinonary, 2000) (C)

MRL ( Maximum Residue Litmits ): Dư lượng tối đa cho phép, tính bằng phần triệu

Bảng 3.3 : Dư lượng kim loại nặng tối đa cho phép ( căn cứ theo quy định số 867/1998/QĐ.BYT ngày 04 tháng 04 năm 1998

STT Nguyên tố Dư lượng tối đa cho phép ( M RL) (ppm)

3.2 BẢO QUẢN NGHUYÊN LIỆU

3.2.1 Những yếu tố bất lợi trong quá trình bảo quản

3.2.1.1 Quá trình hô hấp của khối hạt

Hô hấp là quá trình sinh lý quan trọng và chủ yếu trong hoạt động sống củahạt quá trình hô hấp trong môi trường có đầy đủ oxy

C6H12O6 + O2  CO2 + H2O + 686 kcal

C6H12O6 men 2C2H5OH + 2CO2 + 28 kcalNghuyên nhân của quá trình hô hấp: là do hoạt động của hệ men mà chủ là nhóm menoxy hóa khử sẵn trong hạt Dehydraza tách hydro ra khỏi hỗn hợp chất hữu cơ, oxidazalại oxy hóa tiếp sản phẩm đó

Tác hại của quá trình hô hấp

Trang 19

 Làm thay đổi thành phần không khí của khối hạt Cả hô hấp hiếu khí và hô hấpyếm khí đều sinh khí CO2, nó tích tụ càng nhiều, dần dần hô hấp hiếu khíchuyển sang hô hấp yếm khí sinh ra rượu Rượu đầu độc phôi làm mất khảnăng nảy nầm của hạt, làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng và cảm quan củakhối hạt.

3.2.1.2Hiện tượng nảy mầm của hạt

Làm quá trình phân giải các chất hữu cơ tích lũy trong hạt Trong hạt có chứatất cả các chất cần thiết cho quá trình nảy mầm Ở điều kiện thuận lợi, tất cả nhữngchất đó tạo có sở bước đầu cho các quá trình tổng hợp mới, quá trình hình thành mầm Tác hại: Khi nãy mầm các chất khô trong hạt bị phân giải: protein biến thànhacid amin, tinh bột biến thành đường, chất béo biến thành glycerin và acid béo Vì vậy,quá trình nảy mầm sẽ làm giảm chất dinh dưỡng của hạt một cách đáng kể, làm xuấthiện một số mùi vị khó chịu Vì thế sau khi thu hoạch, vân chuyển, nhập kho, bảoquản thì phải duy trì độ ẩm của hạt thấp hơn độ ẩm cần thiết để hạt không nảy mầm

Giai đoạn 1: Nhiệt độ tăng đến 28 chất lượng hạt hầu như không thay đổi, có

hiện tượng ngừng bôc hơi nước, độ tản rời bình thường, màu sắc bình thường.Nhưng với hạt xanh thì phôi sẽ bị biến đổi nếu không kịp thời xử lý Nhiệt độtăng dần lên sau 10 – 12 ngày sẽ chuyển sang giai đoạn 2

Giai đoạn 2: Nhiệt độ tăng lên 34 - 38 lúc này độ tan rời của khối hạt bắt đầu

giảm dần, khối hạt bắt đầu có mùi khét, vỏ hạt xẫm lại, trên phôi bắt đầu xuất

Trang 20

hiện khuẩn lạc nấm mốc Thời kì này hạt hô hấp mạnh và chất lượng hạt giảmnhanh, nếu không xử lý thì 3 - 7 ngày sẽ chuyển đổi sang giai đoạn 3.

Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối nhiệt độ tăng lên đến 38 - 50, hạt có biểu hiện hư

hỏng nặng như vỏ hạt bị đen, có mùi hôi khét ( do chất béo bị phân giải tạothành acid béo, aldehyde và axeton, ) độ tan rời giảm mạnh Một số hạt phôimọc lên khuẩn lạc của vi sinh vật không làm thức ăn được, chỉ sử dụng cho giasúc

3.2.1.4 Sinh vật gây hại

Vi sinh vật

Vi sinh vật đã phát triển bên trong khối hạt, dù chỉ gây hạt bên ngoài hoặc qualớp vỏ vào bên trong đều làm cho chất lượng hạt bị giảm, đôi khi có thể hỏng goàntoàn Thường lúc đầu khó phát hiện nhưng về sau vi sinh vật phát triển mạnh làm chokhối hạt bị bốc nóng, nén chặt và chất lượng hạt giảm rõ rệt

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự phát triển của vi sinh vật là sự thay đổi về màu sắchạt, từ bình thường trở nên xám, có những đốm đen

Các sợi nấm và vi khuẩn phát triển bên trong hạt sẽ phân hủy các lớp mô bàongoài hạt rồi xâm nhập phá hủy phôi như làm thay đổi màu sắc nội nhũ Lúc này vỏhạt mất tính đàn hồi, khi xay xát dễ bị gãy

Khi vi sinh vật xâm nhập vào khối hạt, do quá trình hoạt động sống của chúng cóthể tiết ra các độc tố bao gồm các sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi chất nhưmen, các loại acid hữu cơ, rượu, aldehyd, … Những chất này gây ra mùi khó chịu làmcho sản phẩm hấp thụ và mất mùi tự nhiên, thường có mùi mốc chua

Sự phát triển mạnh của vi sinh vật còn thúc đẩy quá trình hô hấp của chúng vàthường xuyên thải ra một lượng nhiệt khá lớn Quá trình phát triển của vi sinh vật càngmạnh, độ ẩm của vi sinh vật càng lớn, càng thúc đẩy vi sinh vật hoạt động mạnh, do đókhối hạt càng chóng bốc nóng

Trùng hại kho

Một số loại trùng hại kho thường gặp như: bộ cánh cứng ( mọt thóc, mọt gạo,mọt khuẩn đen,…) bộ có vẩy ( ngài bột lớn, ngài bột đen, ngài thóc, ) lớp nhện ( mạtbột, mạt dài, mạt long, ) ngoài ra còn có chuột

Trang 21

Côn trùng hại kho khó phát hiện nên thường gây tổn thất lớn và hạt nông sảnkhi đã qua xay xát thường bị nhiễm côn trùng nhiều hơn hạt chưa qua sơ chế.

Gây hại trực tiếp:

• Ăn hại hạt, làm giảm khối lượng

• Làm dơ bẩn khối hạt do chúng tiết dịch, mùi hôi

• Phá hoại các bao bì vật liệu bảo quản

Gây hại gián tiếp:

• Tăng nhiệt độ và độ ẩm của khối hạt

• Làm trung gian truyền bệnh cho người và gia súc

• Tăng chi phí bảo quản

3.2.2 Yêu cầu

3.2.2.1 Yêu cầu của chất lượng thóc nhập kho

Trong quá trình bảo quản, thóc thường bị một số hiện thượng: nấm mốc, lênmen, nhiều sâu mọt, dịch chuyển ẩm trong khối hạt, tự bốc nóng,… do thóc là loạinông sản chịu ảnh hưởng của không khí nóng cục bộ, dê nhiễm vi sinh vật và côntrùng Nên chất lượng thóc nhập kho khi cần phải được kiểm tra và theo dõi chặt chẽ

Các chỉ tiêu cảm quan:

• Màu sắc: hạt thóc có màu sắc đặc trưng của giống, loại

• Mùi : có mùi tự nhiên của thóc, không có mùi vị lạ

• Trạng thái: hạt mẩy, vỏ trấu không bị nứt, hở

Thóc bảo quản đổ rời

(% khối lượng, không lớn hơn )

Thóc bảo quản đóng bao

(% khối lượng, không lớn hơn )

 Sinh vật gây hại:

Thóc nhập khi không bị men mốc, không có côn trùng sống và vi sinh vật hạikhác nhìn thấy bằng mắt thường

3.2.2.2Yêu cầu về kho

Kho bảo quản thóc là loại kho kiên cố đảm bảo ngăn được tác động trực tiếpcủa các yếu tố thời tiết ( mưa, nắng, nóng ) đến khối hạt

Trang 22

Tường và nền kho không bị thấm, ẩm ướt, đọng sương trong mùa sương ẩm.

Hệ thống của kho phải đảm bảo kín và ngăn ngừa được vi sinh vật gây hại xâmnhập đống thời đảm bảo thoáng khí, thuận tiện khi thông gió tự nhiên đối với thócbảo quản thoáng

Kho chứa thóc thường xuyên phải sạch, trong kho không có mùi lạ Xung quanhkho phải quang đãng, đảm bảo thoát nước tốt, cách ly các nguồn nhiễm bẩn, hóa chất

Có nội quy, phương tiện và phương án phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt

3.2.2.3 Yêu cầu chất lượng sau bảo quản

 Độ ẩm của thóc dao động trong khoảng 12 – 14 %

 Không xảy ra biến động trong suốt thời gian bảo quản

 Không bị đọng sương, không xảy ra nóng cục bộ

 Màu sắc: Giữ nguyên màu sáng của hạt thóc, không bị đen, xám vỏ

 Mùi vị: Giữ được mùi thơm của giống lúa

 Côn trùng: Không có côn trùng sống

 Tỷ lệ tạp chất, hạt vàng tăng không đáng kể

 Trong vòng 3 tháng, không xuất hiện hạt thóc vị mốc, lên men

 Giữ được giá trị dinh dưỡng quý của hạt thóc, không bị mất đi

PHẦN IV: LỰA CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG

NGHỆ

4.1 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT GẠO

Nguyên liệu

Phân loại,Sàng làm sạch Tạp chất

Phân chia hỗn hợp thóc gạo xay

Trang 23

4.2 THUYẾT MINH QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠO

Sơ đồ dây chuyền xay xát gạo được trình bày theo Quy trình sản xuất được mô tảnhư sau: Lúa tươi mua về được lần lượt được qua hệ thống sấy khô, hệ thống sang đểtách các chất cặn bã, rác Sau đó được đưa qua thiết bị bóc vỏ trấu, gàn tách thóc, phầnthóc sẽ được đưa qua lại cối Ru lô để tách vỏ tiếp Tiếp theo được làm sạch chuyểnqua thiết bị sát trắng, thiết bị đánh bóng rồi qua thiết bị chọn phân loại hạt trước khiđóng bao thành phẩm

4.2.1 Quá trình chọn nguyên liệu thô

Chọn mua lúa, gạo đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, tỉ lệ hạt nguyên cao, độ ẩm thíchhợp, không lẫn tạp, không gây các chất ô nhiễm Tiến hành lấy mẫu,bóc vỏ đánh bóngtrắng và phân tích các chỉ số cần thiết Tất cả các bước này tuân thủ theo các tiêuchuẩn quy định sẵn để đảm bảo chất lượng từ giai đoạn thóc đến gạo trắng Lúa, gạosau đó được lưa trữ trong kho thoáng để tiến hành chế biến, đóng gói

4.2.2 Làm sạch

Mục đích: loại bỏ các tạp chất không phải là lúa ra khỏi khối hạt thóc, như rơm rạ,

sạn, đá to, dây bao, cát

Nguyên lý: dựa vào kích thước và trọng lượng khác nhau của các thành phần trong

khối hạt để loại bỏ các tạp chất

Cấu tạo của sàng : bộ phận cấu tạo chính của sàng là 2 mặt sàng bằng tấm lim loại.

Trên mặt sàng có các lỗ Sàng trên có kích thước lỗ lớn hơn sàng dưới và cả 2 đềuđạt hơi nghiêng nhằm làm cho khối hạt di chuyển đi xuống

Công dụng của sàng trên là giữ lại các tạp chất to hơn hạt thóc và cho phép các hạtthóc cùng các tạp chất rơi xuống sàng dưới Tại sàng dưới thì các hạt thóc được giữlại và các tạp chất nhỏ tiếp tục rơi xuống

Phân loại

Gạo sạch, An toàn

Cân, đóng gói, bảo quản

Trang 24

Sàng chuyển động rung nhờ cấu tạo lêch tâm lắp trên trục chuyển động chính Tần

số dao động của sàng bằng vận tốc quay của trục chuyển động, khoảng 300 – 400vòng/phút

Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, dễ điều chỉnh.

Nhược điểm: các lỗ ở sàng dưới dễ bị nghẹt vì lỗ quá nhỏ nên làm hiệu quả làm

sạch Các tạp chất có cùng kích thước với hạt thóc như hạt cỏ, hạt lép không đượctách ra

Hoạt động của sàng:

Thóc được cung cấp vào phểu nguyên liệu Thóc rơi xuống sàng trên thì tại đây cáctạp chất to được giữ lại, còn thóc và các tạp chất nhẹ rơi xuống sàng dưới Ở sàngdưới các hạt thóc được giữ lại, các tạp chất nhẹ rơi xuống Cuối cùng thóc đượcchảy ra cửa riêng, được đem đi công đoạn xay vỏ nhờ gầu tải

Thóc được cung cấp vào phễu nguyên liệu Thóc rơi xuống sàng trên thì tại đâycác tạp chất to được giữ lại, còn thóc và các tạp chất nhẹ rơi xuống sàng dưới Ởsàng dưới các hạt thóc được giữ lại, các tạp chất nhẹ rơi xuống Cuối cùng thócđược chảy ra của riêng, được đem đi đến công đoạn xay vỏ nhờ gầu tải

4.2.3 Xát trắng

Gạo lức được xát trắng để loại bỏ lớp cám từ gạo nâu để có được gạo trắng mà vẫn giữnguyên giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị của gạo cho lợi ích sức khỏe của ngườitiêu dùng

Mục đích: làm bong vỏ trấu ra khỏi hạt thóc Giữa vỏ trấu và hạt thóc luôn có

một lớp khoảng trống nên khi bị ép, kéo, dập thì vỏ trấu bị bong tróc ra

Cấu tạo của máy: nguyên lý làm việc của máy là nén và xé

Bộ phận làm việc chủ yếu của máy xay đôi trục rulo Causu là đôi trục đúc bằngngang, trên bề mặt có phủ một lớp cau su

Một quả cố định còn quả kia có thể điều chỉnh vị trí để đạt được khe hở mongmong muốn giữa hai quả lô có vận tốc khác nhau nên vận tốc tiếp tuyết củachúng cũng khác nhau

Cả hai quả lô đều có cùng đường kính thay đổi trong khoảng 150 – 250 mm tùythuộc vào năng suất thiết kế và có cùng bề rộng trong khoảng 60 – 250 mm

Bảng 3.1: kích thước của quả lô và vận tốc khi làm việc

Đường kính Bề rộng ( mm ) Vận tốc cao

(vòng/ph )

Vận tốc thấp(vòng/ph )

Trang 25

220 76 1200 900

Ở máy xay xát còn gắn thêm bộ phật hút trấu để song song với quá trình xay làquá trình tách trấu ra khỏi hỗn hợp đã xay Trong hỗn hợp sau xay có sự khácbiệt nhau về vận tốc cân bằng của trấu và các thành phần khác Vận tốc cânbằng của trấu từ 1,5 – 2,6 m/s , thóc 5- 8 m/s, gạo 8- 12 m/s Vì vậy mà phươngpháp tách trấu có hiệu quả nhất là dùng sức gió Thiết bị sử dụng tách trấu làquạt gió hay hòm gió, khống chế tốc độ gió từ 4 – 5 m/s

Hoạt động của máy : các quả lô nhận chuyển động cơ học quay theo chiều ngược nhau

và quả lô điều chỉnh được thường có vận tốc thấp hơn quả lô cố định khoảng25% Khi chuyển động hai trục của quả lô sẽ kéo hạt thóc rơi vào khe giữa haiquả lô theo chiều thẳng đứng, dưới áp lực của lớp cao su tạo ra lực nén nội nhũ

về một đầu hạt Đồng thời sự chênh lệch vận tốc giữa hai trục tạo ra lực kéolàm vỏ trấu bong ra ở hai nếp gấp trên thân hạt Mặt khác do sự chênh lệch giữa

độ ẩm giữa vỏ trấu và nhân hạt làm cho mức độ liên kết giữa các thành phầnnày khác nhau, kết quả làm cho vỏ thóc bị tuột ra mà không làm vỡ nhân hạt.Vân tốc làm việc của trục quay nhanh là 15-17 m/s còn trục quay chậm là 12,5– 15 m/s Chênh lệch vận tốc khống chế trong khoảng 2-3 m/s Đối với trục cao

su quay nhanh chóng mòn hơn trục quay chậm vì ở vỏ trấu của hạt thóc tỷ lệsilic cao chiếm khoảng 38,1 – 55,8 % Nên thời gian làm việc của trục quaynhanh là 120 – 150 giờ Còn trục quay chậm khoảng 190 – 200 giờ Thực tế sảnxuất có thể thay đổi vị trí của hai quả lô cho nhanh để đảm bảo độ mòn ngangcho một cụm quả lô

Khi đường kính quả lô giảm xuống từ 254 – 216 nm ( ít hơn 15% ) thi vận tốctiếp tuyến cũng giảm 15% Do vận tốc quay của hai quả lô không đổi nên vậntốc tương đối của chúng hay là hiệu ố giữa các vận tốc của hai quả lô cũng giảm15% Điều đó làm cho năng suất xay cũng giảm 15%

Muốn nâng cao hiệu suất bóc vỏ, cần đặt các tấm hướng liệu để đưa dònnguyên liệu vào đúng khe hở giữa hai trục Khe hở giữa hai trục Khe hở giữahai trục phụ thuộc vào chiều dày hạt thóc, thường nằm trong khoảng 0,5 – 0,7

mm Để có hiệu quả xay tối ưu, hạt phải được phân bố đều trên toàn bộ bề mặtcủa quả lô Tuy nhiên,, bộ phận phân phối hạt thường thiếu chính xác, do đó lớp

Trang 26

cau su mòn hay không đều ảnh hưởng xấu đến năng suất và hiệu quả của máy.Trường hợp như vậy để phục hồi quả lô thường lấy bớt đi 1 phần lớp caosu ở bềmặt quả lô.

Ưu điểm: máy gọn nhẹ Chất lượngƯu điểm: máy gọn nhẹ Chất lượng bóc vỏ

cao Tỷ lệ gãy, nứt thấp Chi phí năng lượng riêng thấp: 0,3 – 0,4 kWh/tạ

Nhược điểm: nếu xay một lần để đạt tỉ lệ bóc vỏ lớn hơn 90% thì rulo causu

mòn rất nhanh Caosu bị trôi ra làm cho màu sắc gạo bị thay đổi Gạo bị nứtnhiều, lớp vỏ lụa bị xây xát Chất lượng gạo không ổn định vì trong quá trìnhlàm việc luôn phải điều chỉnh khe hở và áp lực giữa hai quả lô Chất lượng rulothấp, giá cao Bè mặt rulo mòn không đều, nếu khi thay một quả chất lượng sảnphẩm không tốt

Yếu tố ảnh hưởng:

Độ cứng của caosu: trục cao su có độ cứng thâp thì gạo ít bị gãy nhưng tỉ

lệ bóc vỏ không cao và caosu dễ bị mòn Ngược lại trục caosu cứng có tỉ lệ bóc

vỏ cao, lâu mòn nhưng tỷ lệ gạo gãy cao

Kích thước hạt thóc: khi xay láu giống lúa hạt dài cũng làm cho tuổi thọcủa lớp caosu giảm nhiều lần so với giống lúa ngắn Vì diện tích tiếp xúc củahạt với lớp vỏ caosu lớn hơn, thời gian tiếp xúc cũng dài hơn

Thời gian làm việc của quả lô: quả lô caosu làm việc tốt nhất trong thờigian từ 3 – 6 tháng kể từ khi chế tạo Kéo dài thời gian này thì độ bền cao sugiảm do hiện tượng lão hóa caosu Nếu sử dụng trước thời gian 3 tháng thìcaosu chưa ổn định còn mềm nên chóng mòn

4.2.4 Công đoạn tách hỗn hợp sau khi xay – Sàng tự chảy

Trang 27

Mục đích:

 Tách hạt gãy, hạt non, hạt lép, … ra khỏi hỗn hợp thóc và gạo lứt

 Tách thóc ra khỏi gạo lứt để đưa xay lại

 Thuận tiện cho công đoạn xát trắng sau

Dựa vào sự khác biệt giữa kích thước và trọng lượng của từng thành phầntrong hỗn hợp

Dựa vào sự khác nhau về tính chất bề mặt, kích thước giữa thóc và gạo lứt

ra ngoài bằng đường khác và được đem xay lại lần nữa

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất phân loại:

Giống thóc: hạt không giống nhau về giống thì khác nhau về độ lớn, trạng

thái bề mặt,…, do đó khó khăn trong việc phân loại

Độ ẩm : khi khối hạt có độ ẩm cao thì hiện tượng phân lớp không triệt để,

hiệu suất phân loại kém Khắc phục hiện tượng này bằng cách tăng độ dốc củasàng, kéo dài lớp vải trên mặt sàng

Hiệu suất bóc vỏ: ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu suất tách bóc, gạo lứt Khi hiệu

suất tách bóc vỏ thấp ( hỗn hơp còn nhiều thóc ) thì rất khó tự phân lớp, do đóhiệu suất phân loại thấp Khi hiệu suất bóc vỏ cao, thóc lẫn trong gạo lứt ít,nhưng gạo lứt bị bóc tới lớp vỏ quả làm lớp vỏ quả này xù lên làm giảm hiệusuất tách thóc, gạo lứt Lượng trấu còn lẫn trong thóc lớn cũng làm ảnh hưởngtới hiệu suất tự phân loại của sàng vì có thể gây tắc lỗ sàng

Trang 28

Chiều dày của lớp vải lót: có tác dụng làm cho hạt di chuyển và tự phân

lớp mà không lọt sàng Khi hạt có độ ẩm cao phải kéo dài vải ra để quá trình tựphân lớp dễ dàng

4.2.5 Đánh xát trắng – Máy xát trắng kiểu trục côn đứng

Gạo trắng đi vào máy đánh bóng để có được gạo trắng, hạt sáng bóng, gạo đẹp vớicùng một kích thước Quá trình này vẫn giữ lại chất lượng sản phẩm gạo trắng và chophép sản phẩm gạo có thể được giữ ( bảo quản ) lâu hơn

 Tách phôi hạt, nơi chưa nhiều chất béo để tránh nguy cơ gạo bị hôi, đắngtrong quá trình bảo quản

Cấu tạo:

Máy gồm một roto bằng ngang hình côn có lớp chống mòn Roto được lắp cốđịnh trên một trục đứng có thể quay thuận hoặc quay ngược chiều kim đồng hồ.Xung quanh bộ phận hình côn có bắt cố định lưới sàn, các mắt lưới phụ thuộcvào giống thóc được xát để thoát cám Kích thước lỗ sàng phụ thuộc vào kíchthước hạt gạo lứt dài hay ngắn Khoảng cách từ vỏ bao ngoài hình côn đến tớisàng khoảng hơn 10nm Mặt sàng được chia thành các khoảng đều nhau nhờcác miếng caosu có thể điều chỉnh được Các miếng caosu này có tác dụng nhưcác dao cạo có kích thước khoảng 30 – 50 nm tùy theo cỡ máy Số lượng cácdao cạo được xác định theo công thức:

D: đường kính bộ phận hình côn

Ví dụ: D = 800nm thì N = ( 800/100) - 2 = 6

 vậy sẽ có 6 miếng hãm caosu

Ống bao hình trụ có thể điều chỉnh thẳng đứng dùng để điều chỉnh lượnggạo vào máy và phân phối đồng đều trên toàn bộ bề mặt của bộ phận côn vàsàng

Hoạt động:

Gạo lứt được đưa vào tâm máy qua một phếu nhỏ Do lực ly tâm gạo lức rơivào khe hở giữa trục xát và dao nạo Hạt gạo chịu sự tác động của lực ma sát

Trang 29

giữa gạo và trục, gạo với mặt sàng, giữa gạo với nhau, làm cho hạt gạo được sáttrắng.

Nếu không lắp những miếng lăn hãm caosu thì gạo sẽ đi qua rất nhanh trongkhoảng trống tự do giữa côn và sàng và không có quá trình xát xảy ra Tuynhiên, nếu có các tấm caosu hãm sẽ ngăn được lượng gạo ra rất nhanh

Lực cản sinh ra do các tấm caosu hãm này làm cho hạt gạo chịu một áp lực

và nén gạo trên một lớp bao chịu mòn của roto và trên sàng lưới Sự ma sát nàybóc đi một phần lớp cám

Cám văng qua sàn và rơi xuống buông chứa của bộ phận hình côn Gạođược xát trắng một phần hoặc toàn bộ sẽ ra khỏi bộ phận hình côn rơi vào mángnghiêng và tự động xảy ra Cám bị hút vào xyclon hoặc nhờ dao nạo quay lấy rakhỏi đáy bộ phận hình ôn Quạt hút cám ra đồng thời làm nguội gạo một phần

 Tỷ lệ thu hồi gạo nguyên:

ξ = ( % ) g: khối lượng gạo đã xát ra ( kg )

G: khối lượng thóc được xát ( kg )

 Độ gãy vỡ:

ξ = ( % ) m: khối lượng hạt gãy ( kg )

G: khối lượng mẫu phân tích ( kg )

Sàng chuyển động lên xuống nhờ một cơ cấu hình bình hành nhận chuyểnđộng cơ từ cơ cấu lệch tâm

Một quạt đẩy được đặt phía dưới sàng nhằm tạo luồng gió thổi các phần tửnằm trên mặt sàng

Trang 30

 Hoạt động:

Hỗn hợp vừa xát trắng được đưa vào vị trí giữa sàng Luồng không khí thổi

từ bên dưới lên làm cho cả hạt gạo và hạt sạn đều nhảy lên Do trọng lượng của

hạt sạn lớn hơn hạt gạo nên sạn làm lại phía dưới và được gờ của các lỗ giữ lại

Gạo được thổi lên trên khi sàng chuyển động đi xuống sẽ trượt xuống dưới

cùng sàng

Khi sàng chuyển động đi lên Các hạt gạo to, chắc mấy chuyển động đi

lên, các hạt sạn cũng chuyển động đi lên và sẽ được quạt lắp ở dưới sàng thổi

cho chuyển động ngược lại Sạn đá được gom lại và được xả vào ống xả khi

dùng tay nâng nắp lên Nhờ cấu tạo, kích thước lỗ sàng mà các loại hạt sạn nhỏ,

tấm cám sẽ được lọt sàng và đi ra bằng đường khác

Do phải chế biến nhiều loại gạo khác nhau nên độ nghiêng của sàng phải thay

đổi Điều chỉnh độ nghiêng của sàng bằng cách thay đổi chiêu dài cạnh a,b từ

đó thay đổi vị trí của hình bình hành

Hiệu suất làm sạch của quá trình làm sạch:

Phương pháp đơn giản để xác định hiệu suất làm sach tương đối

ηtd =

ηtd: hiệu suất làm sạch tương đốiM: phần trăm tạp chất trong nguyên liệutrước khi làm sạch

N: phần trăm tạp chất trong nghuyên liệusau khi làm sạch

4.2.7 Công đoạn đánh bóng

Mục đích :

Hạt gạo sau khi xát có bề mặt không bóng láng mà tạo thành các vết

xù xì bị bao phủ bởi các hạt cám nhỏ do chịu tác dụng dụng của lực ma sát

Những hạt cám này rất khó tách ra bằng sàng và quạt vì chúng bám vào bề mặt

hạt Nếu không tách chúng ra thì trong quá trình bảo quản lớp cám này hút ẩm

và các chất béo trong cám sẽ bị oxyhoa gây ôi khét cho gạo, làm giảm giá trị

cảm quan của gạo Vì vậy, sau khi gạo được sát trắng qua lọc sạn thì cần phải

được xoa bóng để tách cám và làm cho có bề mặt nhẵn và đẹp và màu sắc đồng

nhất

Hoạt động:

Trang 31

Máy đánh bóng thiết kế dựa trên ma sát giữa gạo với các bộ phậntrong buồng xát kết hợp với nước được phun dưới dạng sương để bóc lớp cámtrên bề mặt hạt gạo và tạo độ bóng cho hạt gạo.

4.2.8 Công đoạn phân chia hỗn hợp gao, tấm, cám - Sàng phân chia

Là khâu cuối cùng trong dây chuyền sản xuất gạo Mục đích chính là đểtách tấm, cám ra khỏi hỗn hợp sau khi xoa bóng để thu hồi gạo nguyên và cácsản phẩm phụ ( tấm, cám )

Thuận tiện cho việc phân phối sản phẩm cung ứng theo yêu cầu của kháchhàng

Vd: tách tấm ra khỏi hỗn hợp nhằm mục đích phân phối trộn bao nhiêuphần tram tấm trong hạt nguyên theo yêu cầu của khách hàng

Tăng khả năng lợi nhuận từ các sản phẩm phụ có giá trị như tấm 1/3, tấm1/4 thay vì biến chúng thành sản phẩm có giá trị thấp hơn như cám

Quá trình phân loại này khá phức tạp vì trong hỗn hợp có nhiều thành phần

Sử dụng sàng đảo được cấu tạo bởi nhiều lớp sàng ( tự làm sạch bằng bi caosu )chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang phân ly ra hai, ba hoặc bốn sản phẩm

Bộ sàng này có các đườn kính khác nhau để phân loại hỗn hợp Những thànhphần trên sàng có đường kính 3,4 – 3,8 mm là gạo nghuyên, trên sàng có đườngkính 2mm là tấm nhỏ và lọt sàng có đường kính 1,2 mm là cám

4.2.9 Bảo quản và đóng gói sản phẩm

Gạo trắng bóng được lưu trữ trong kho chứa tiêu chuẩn tốt nhất về vệ sinh vàsạch sẽ Đảm bảo kiểm soát chất lượng , trọng lượng bằng cách sử dụng một hệ thốngkhép kín để đóng gói, hệ thống này tự động loại bỏ tạp chất và đảm bảo rằng ngườitiêu dùng nhận được chính xác những gì được yêu cầu: gạo tinh khiết, tươi và thơm.Sản phẩm được đóng gói hút chân không trọng lượng (1-10) kg và trong bao bì truyềnthống trọng lượng từ (5 - 50) kg

Bao bì đựng gạo : đóng gói trong các bao PP ( Polyprolen ) trắng hoặc trong cáctúi PE Bao chứa gạo phải mới, bền chắc, khô sạch ( không mốc, không nhiễm màu,sâu mọt, hóa chất, không có mùi lạ ) Khối lượng vỏ bao ( 120 gam

Mẫu mã bao bì in cần có: có in hình của logo của công ty, in trọng lượng đóngtịnh, phẩm chất loại gạo trong túi, hạn sử dụng, cách bảo quản gạo Phải có sự sáng tạo, bắt mắt thu hút được cảm tình của khách hàng

Trang 32

4.3 Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm và bán sản phẩm

4.3.1 Sản phẩm gạo trắng

Gạo trắn là gạo nghuyên hạt đã được xát đến hết phần vỏ lụa, tẩy đi phầncám đục còn bám lại hạt gạo sau khi sát trắng

Giá trị dinh dưỡng 100g

( 3,5 oz ) Gạo trắng hạt dài trung bình Gạo trắng, hạt dài, đều, thôNăng lượng 544 KJ ( 130 Kcal ) 1.527 KJ ( 365 Kcal )

Yêu cầu chất lượng:

• Nấm mốc: tổng số bào tử nấm mốc trong một 1kg gạo không đượclớn hơn 10.000 bào tử Độc tính aflatoxin do vi nấm không phát hiệnbằng kĩ thuật sắc kí lớp mỏng Không có côn trùng

Tùy theo mục đích sư dụng của khách hàng mà có yêu cầu về hàm lượngamylase trong gạo khác nhau

• Hàm lượng amylase 3 – 20% : cơm dẻo

• Hàm lượng amylase 20 – 25% : gạo mềm cơm

• Hàm lượng amylase 25% : cơm khô cứng

Ngày đăng: 01/07/2016, 20:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w