1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương việt nam 2014

106 503 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 456,53 KB

Nội dung

Luận văn trình độ thạc sĩ, có thể lấy làm cơ sở lý luận cho luận văn Thạc sĩ, cử nhân đại học, cao đẳng. Nội dung bao gồm quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank, thực trạng và giải pháp trong giai đoạn 20112014.

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là một hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng Song cũng chính trong hoạt động này, Ngân hàng phải chấp nhận nhiều rủi ro nhất Để phát triển ổn định, hạn chế khả năng xảy ra rủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng thương mại nói chung và của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) nói riêng.Thời gian qua, Vietinbank cũng đã đạt được những kết quả nhất định về hạn chế rủi ro tín dụng Song trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động, rủi ro tín dụng cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn về hình thức, phức tạp hơn về mức độ và luôn có khả năng xảy ra Vietinbank sẽ khó đảm bảo được an toàn và hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng nếu không thường xuyên tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng Hơn nữa, trong thời gian vừa qua mặc dù Vietinbank cũng đã chú trọng công quản trị rủi ro tín dụng, tuy nhiên hiệu qủa thu được vẫn còn hạn chế Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng đôi với Vietinbank, với những hiểu biết và kiến thức có được trong quá trình làm việc tại ngân hàng Thương mại cổ phần Vietinbank, tôi nhận thấy nâng cao chất lượng quản trị tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM là công việc có ý nghĩa thực tiễn Do đó tôi chọn đề tài : “Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Vietinbank” làm luận văn nghiên cứu của mình Trong thời gian vừa qua có rất nhiều đề tài, đề án, luận văn, luận án tiến sỹ viết về quản trị rủi ro nói chung và Quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nói riêng Nhiều giải pháp, kiến nghị đã được các NHTM triển khai có hiệu quả như hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng, hoàn thiện hệ thống quy trình tín dụng… Tại Vietinbank đã có đề tài nghiên cứu : quản trị rủi ro lãi suất– Lý thuyết và thực 1 2 tiễn tại Vietinbank Tuy nhiên, Trong bối cảnh kinh doanh ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, các rủi ro ngày càng tinh vi và phức tạp Đặt trong bối cảnh tái cấu trúc các NHTM là nhiệm vụ trong tâm của hệ thống ngân hàng đến năm 2015 -2016, Vietinbank tất yếu phải tái cấu trúc để hiệu quả hoạt động cao hơn, an toàn hơn Vì vậy, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng vẫn là đề tài cần được quan tâm nghiên cứu tại Vietinbank 2 Mục đích nghiên cứu - Nguyên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại - Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản tri rủi ro tín dụng tại Vietinbank 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại - Phạm vi nghiên cứu : tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Vietinbank với số liệu từ năm 2011 đến năm 2013 4 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận văn, phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp luận duy vật biên chứng, trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như tiếp cận hệ thống, so sánh, diễn giải, phân tích 5 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn gồm 3 chương với nội dung cơ bản như sau: Chương 1: Lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Vietinbank Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân 2 3 hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Vietinbank CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn vốn đến những người vay tiền có các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời, đồng thời ngân hàng cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho nền kinh tế vận động nhịp nhàng, hữu hiệu Vì vậy, ngân hàng được coi như một động lực tiên quyết cho sự phát triển kinh tế, xã hội Mỗi nước khác nhau đều có một khái niệm và mô hình tổ chức ngân hàng khác nhau ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2010 có hiệu lực 01/01/2011 quy định “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Hoạt động ngân hàng thương mại là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản - Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có 3 4 hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận - Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác - Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng 1.1.1.2 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Khái niệm, đặc điểm hoạt động tín dụng của Ngân hàng a thương mại - Khái niệm Hoạt động tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, trong đó người cho vay nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay dựa trên sự tín nhiệm và theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi sau một thời gian nhất định Sự hoàn trả này không chỉ bảo tồn giá trị mà còn được tăng thêm dưới hình thức lợi tức Quá trình vận động mang tính chất hoàn trả của hoạt động tín dụng là biểu hiện về sự khác biệt giữa hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh tế khác Đối với khoản tín dụng cấp cho khách hàng, một trong các dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng cho các khách hàng là trợ giúp đánh giá rủi ro và khả năng sinh lời tiềm tàng của chính giao dịch tài chính chuẩn bị thực hiện đó Điều này một phần được thực hiện thông qua việc phân tích bốn yếu tố chủ chốt của một khoản tín dụng, đó là: mục đích, số tiền, thời hạn khoản vay, và tài sản đảm bảo Đặc điểm Hoạt động tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa bên đi vay và bên 4 5 cho vay, ngân hàng và các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế trên cơ sở thoả thuận theo nguyên tắc hoàn trả Hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động dựa trên sự lựa chọn đối nghịch giữa hai chủ thể người đi vay và người cho vay, hay nói một cách khác đây là hiện tượng thông tin bất cân xứng giữa hai chủ thể nên luôn hàm chứa rủi ro, rủi ro ở đây không chỉ làm thiệt hại đến người cho vay mà còn gây thiệt hại cho cả nền kinh tế Vậy hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động luôn hàm chứa rủi ro Mặt khác, hoạt động tín dụng ngân hàng cũng bị điều chỉnh giám sát chặt chẽ nhất bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật Phân loại tín dụng Ngân hàng thương mại b Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định Việc phân loại tín dụng có cơ sở khoa học là tiền đề để các ngân hàng thiết lập quy trình tín dụng thích hợp và giúp cho người vay sử dụng vốn một cách hiệu quả, và từ đó nâng cao được chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng Dựa trên nhiều tiêu thức chúng ta có thể phân loại tín dụng ngân hàng theo nhiều cách khác nhau Tuỳ vào mục đích nghiên cứu và sử dụng của từng người mà chúng ta có thể phân loại theo một số tiêu thức sau: ∗ Phân loại theo thời gian: Việc phân loại tín dụng theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như hoàn trả của khách hàng Theo cách phân loại này tín dụng được phân thành 3 loại: Tín dụng ngắn hạn, Tín dụng trung hạn, Tín dụng dài hạn ∗ Phân loại theo tài sản đảm bảo: Việc phân loại theo tiêu thức này rất quan trọng đối với các Ngân hàng trong việc định hướng thu hồi nợ Vì tài sản đảm bảo cho các khoản tín dụng cho phép ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách phát mại tài sản đảm bảo đó để thu nợ trong trường hợp nguồn thu nợ thứ nhất gặp rủi ro Thông thường theo tiêu thức này tín 5 6 dụng được chia thành 2 loại: Tín dụng có bảo đảm, Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản ∗ Phân loại theo mức độ rủi ro: Cách phân chia này cũng giống như hình thức xếp hạng tín dụng theo tiêu thức rủi ro Nó đóng vai trò rất lớn đối với các ngân hàng trong việc đánh giá lại tính ngân hàng của các khoản tín dụng, trích lập dự phòng tổn thất kịp thời Theo cách này tín dụng được phân thành: Tín dụng lành mạnh, Tín dụng có vấn đề, Tín dụng quá hạn có khả năng thu hồi, Tín dụng quá hạn khó thu hồi Ngoài các tiêu thức trên, tín dụng còn có thể phân loại theo mục đích sử dụng như tín dụng tiêu dùng, tín dụng sản xuất; theo đối tượng tín dụng như tín dụng tài trợ cho tài sản lưu động, tín dụng tài trợ cho tài sản cố định; theo xuất xứ tín dụng như tín dụng trực tiếp, tín dụng gián tiếp, hoặc theo loại tiền như tín dụng bằng đồng nội tệ và tín dụng ngoại tệ… tùy theo mục đích nghiên cứu Quy trình tín dụng Ngân hàng thương mại c Để đảm bảo quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, phòng ngừa hạn chế rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời thoả mãn tốt nhất nhu cầu hợp lý của khách hàng trong quan hệ với Ngân hàng và tiêu chuẩn hoá các quy trình thủ tục để đạt được yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, duy trì và cải tiến ngày càng hoàn thiện hơn Quy trình tín dụng của các Ngân hàng thương mại thương bao gồm các phần cơ bản sau: Trách nhiệm: Quy định trách nhiệm về việc sửa đổi, thực hiện, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện quy trình Đồng thời cũng xác định mối quan hệ hợp tác nghiệp vụ giữa các phòng ban có liên quan, tại Hội sở chính và các Chi nhánh Nội dung chất lượng: đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng về thái độ, tác phong giao dịch, về tuân thủ luật pháp,… Kế hoạch chất lượng: quy định nội dung, tiêu chuẩn, yêu cầu,… từng bước thực hiện quy trình 6 7 Nội dung quy trình tín dụng của Ngân hàng thương mại: Bước 1- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ Bước 2- Thẩm định khách hàng và dự án đầu tư (thẩm định hiệu quả dự án và khả năng trả nợ của KH) Bước 3- Quyết định cho vay Bước 4- Giải ngân, kiểm tra giám sát Bước 5- Thu nợ, lãi và xử lý các phát sinh Bước 6- Thanh lý hợp đồng tín dụng 1.1.2 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Những hoạt động kinh doanh có khả năng mang lại càng nhiều lợi nhuận thì ẩn chứa rủi ro càng cao Sự mâu thuẫn này luôn luôn tồn tại Ngân hàng là một ngành kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, là loại hình kinh doanh hết sức nhạy cảm nên không thể tránh khỏi rủi ro Khi rủi ro xảy ra nó có thể gây cho chủ thể một tổn thất khá lớn, do đó muốn tồn tại và phát triển thì rủi ro luôn là vấn đề cấp bách và thường nhật cần được các ngân hàng thương mại hết sức quan tâm Vì ngân hàng hoạt động có thận trọng đến mức nào đi chăng nữa thì rủi ro vẫn có thể xảy ra bởi kinh doanh là lĩnh vực mà bao hàm cả những yếu tố khách quan không thể lường trước được Theo định nghĩa của The World Bank, “Rủi ro tín dụng (credit risk) là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng” Đây là thuộc tính vốn có trong hoạt động Ngân hàng Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không hoàn trả được toàn bộ Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ, và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của Ngân hàng 7 8 Một cách hiểu khác theo cuốn Risk Management in Banking (2001) của Joel Bessis thì rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả đuợc nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn (Nguyễn Văn Tiến, 2010,tr.33) Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của Ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên Ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ dự án Khi gặp RRTD, Ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng Ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi Khi không thu đư ợc nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm Ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả Khi gặp phải RRTD Ngân hàng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng Song có rất nhiều cách hiểu rủi ro khác nhau, với các định nghĩa khác nhau Tuy khó tìm được một định nghĩa rủi ro hoàn hảo, song có thể biết rủi ro thường có 2 đặc tính sau: Thứ nhất là biên độ rủi ro, đó là sự thiệt hại từ rủi ro gây ra ở mức độ nào, từ đặc tính này buộc trước khi quyết định kinh doanh chủ thể phải có những biện pháp cân nhắc giữa thiệt hại có thiệt hại có thể xảy ra và lợi nhuận có thể thu được trong tương lai Thứ hai là tần số xuất hiện của rủi ro nhiều hay ít, tức là khả năng xảy ra rủi ro lớn hay nhỏ, biết được đặc tính này giúp chủ thể tìm giải pháp ngăn ngừa thích hợp Là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng thương 8 9 mại cũng phải gánh chịu các rủi ro do hoạt động kinh doanh gây ra Đối với ngân hàng, rủi ro tín dụng là rủi ro chủ yếu nhất, và rủi ro gây thiệt hại lớn nhất Đặc biệt là hoạt động cho vay bao giờ cũng hàm chứa rủi ro và khả năng xảy ra mất mát Vì có hiện tượng bất cân xứng giữa hai đối tượng, tổ chức cho vay biết rất ít hoặc không đầy đủ so với khách hàng về chính bản thân khách hàng cũng như dự án đầu tư sử dụng vốn vay Song rủi ro không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tích chất tín dụng khác của ngân hàng như: các hoạt động bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, những chứng khoán có giá, trái quyền, Swap, tín dụng thuê mua, cho vay đồng tài trợ… Ngày nay, dù có rất nhiều hình thức kinh doanh mới, nhưng tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng Vì thế ở tất cả các nước, rủi ro tín dụng là vấn đề được đặc biệt quan tâm không chỉ ở phạm vi các ngân hàng, mà cả trong toàn nền kinh tế Các ngân hàng luôn tìm cực đại lợi nhuận qua việc tìm kiếm những lợi tức cao nhất, vì họ cũng là một tổ chức kinh tế hoạt động với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, mà đôi khi họ quên đi vấn đề an toàn do đó rủi ro xảy ra là điều không tránh khỏi Song một Ngân hàng được coi là hoạt động hiệu quả khi bên cạnh tạo ra mức lợi nhuận cao thì Ngân hàng còn phải cố gắng hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, quản lý rủi ro tín dụng ở mức đã chấp nhận Có thể bằng cách: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan hệ với khách hàng lâu dài, quy định các mức tín dụng, tài sản thế chấp, số dư bù và hạn chế tín dụng,… Dẫu sao không một Ngân hàng nào nghĩ được hết mọi sự bất ngờ để viết thành những quy định hạn chế vào một hợp đồng cho vay; nên sẽ luôn có những hoạt động rủi ro của người vay tiền, chưa có một quy định hạn chế nào loại bỏ được chúng cả Tóm lại chúng ta có thể hiểu: Rủi ro tín dụng là khả năng chủ thể vay vốn hay chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng không thực hiện đúng với hợp đồng tín dụng đã cam kết với Ngân hàng Hay nói rõ ràng hơn, rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà 9 10 Ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đầy đủ vốn và lãi hoặc trả không đúng hạn hoặc không trả Rủi ro tín dụng là một tất yếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chỉ có thể tìm ra phương pháp quản lý, hạn chế nó mà thôi Để làm được điều đó không những phải hiểu đầy đủ về rủi ro tín dụng mà còn hiểu thật sâu sắc tình hình kinh doanh thực tế của Ngân hàng 10 92 Vietinbank trong thời gian tới Đồng thời cũng nêu ra một số kiến nghị với NHNN và các bộ ngành khác nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp hoạt động hiểu quả, NH nâng cao được chất lượng quản trị rủi ro Luận văn được nghiên cứu dựa trên thực tiễn hoạt động QTRRTD của Vietinbank nên tác giả hy vọng một số kiến nghị mà tác giả đưa ra sẽ đóng góp phần nào vào quá trình định hướng cũng như đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng QTRRTD tại Vietinbank.Tuy nhiên, hoạt động QTRRTD là một vấn đề khó, phức tạp, có nhiều hình thức chưa được triển khai tại Vietinbank, do đó luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự hướng dẫn, ý kiến, nhận xét của thầy cô, các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn 92 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A - Tài liệu tham khảo tiếng việt 1 Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2009 2 Nguyễn Minh Kiều, Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, NXB Tài chính, 2006 Nguyễn Thị Mùi, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài 3 chính, 2009 Học viện Ngân hàng, Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, 4 2008 5 Vietinbank, Báo cáo thường niên Vietinbank 2011,2012,2013 6 Luật các Tổ chức Tín dụng 2010 7 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng 8 Quyết định 136-09/QĐ-TGĐ ngày 9/6/2009 và Quyết định 78008 ngày 28/11/2008 v/v Ban hành quy định về hướng dẫn chấm điểm xếp hạng tín dụng 9 Quyết định 328-2010-HĐQT ngày 20/9/2010 của HĐQT v/v thành lập và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng tín dụng 10 Vietinbank, Quyết định số 373-08/QĐ-HĐQT, Ban hành quy chế đảm bảo tiền vay tại Vietinbank thay thế quyết định số 203-06/PGBHĐQT ngày 12/10/2006, 29/08/2008 11 Vietinbank, Quyết định số 611/2007/QĐ-HĐQT, Ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng, 01/11/2007 12 Vietinbank, Quyết định số 336-10/NQ-HĐQT, V/v: sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế cho vay đối với khách hàng, 29/10/2010 B - Tài liệu tham khảo tiếng Anh 13 Bank for International Settlements (2004), capital accord 93 The new Basel 94 14 Basel Committee (2004) Banking Supervision 15 Basel Committee (2005) Basel - Credit risk Explosures 16 Joel Bessis (2001), Risk Management in Banking Website: 17 http://www.baomoi.com/That-chat-tai-chinh tien-te-nam-2011Mot-chinh- sach-sang-suot-trong-ngan-han-cua-Viet- Nam/126/6022181.epi 18 http://www.vcci.com.vn/tin-vcci/20130325072530719 19 http://ub.com.vn/threads/43043-Quan-ly-rui-ro-tac-nghiep-doivoi-Ngan-hang-thuong-mai-Viet-Nam.html 94 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THANH AN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết đề tài luận văn này tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý Thầy Cô Học viện tài chính Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn tới quý Thầy Cô Học viện tài chính, đặc biệt là những thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học TCNH C62012, đã tận tình chỉ dẫn trong suốt thời gian học tập tại trường Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Nguyễn Thị Mùi đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn phương pháp nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp Lời cảm ơn tiếp theo, tác giả xin cảm ơn quý anh chị đồng nghiệp, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương VN đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả có những dữ liệu để hoàn thành luận văn Tác giả đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của Quý thầy cô Hà Nội, tháng 5 năm 2014 MỤC LỤC Chữ viết tắt Diễn giải NHTW Ngân hàng trung ương NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NH Ngân hàng TCTD Tổ chức tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng HĐQT Hội Đồng quản trị QLRR Quản lý rủi ro DN Doang nghiệp XHTD Xếp hạng tín dụng QTRR Quản trị rủi ro DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank .41 Sơ đồ 2.2 : Mô hình khối quản lý rủi ro của Vietinbank 46 Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Vietinbank qua các năm 38 Bảng 2.2 – Kết quả kinh doanh của Vietinbank năm 2013 39 Bảng 2.3 – Tỷ lệ nợ xấu 43 Bảng 2.4 : Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng DN 51 Bảng 2.5: Tình hình dư nợ phân loại theo nhóm nợ giai đoạn 2011-2013 52 Bảng 2.6 : Tỷ lệ Nợ quá hạn/Nợ xấu giai đoạn 2011-2013 .53 Bảng 2.7: Tình hình dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2011-2013 55 Bảng 2.8 : Tình hình tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) 2011-2013 62 Biểu đồ 2.1- Cơ cấu cho vay theo loại tiền 43 Biểu đồ 2.2 - Nợ quá hạn nhóm 2-5 năm 2013 45 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Tên tôi là: PGS.TS Nguyễn Thị Mùi Cán bộ HDKH cho học viên: Nguyễn Thanh An Về đề tài luận văn: Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương VN – Vietinbank Chuyên ngành : Tài chính và ngân hàng Mã số : 60 – 34 – 02 - 01 Trong quá trình hướng dẫn học viên viết luận văn, tôi có một số nhận xét sau: 1 Về tinh thần, thái độ học tập, nghiên cứu của học viên: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 2 Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 3 Tiến độ thực hiện luận văn: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 4 Bố cục, trình bày của luận văn: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 5 Đề nghị Học viện cho phép học viên được bảo vệ luận văn trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2014 NGƯỜI NHẬN XÉT PGS.TS NGUYỄN THỊ MÙI LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Tác giả luận văn Nguyễn Thanh An

Ngày đăng: 29/06/2016, 11:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: thương mại
Nhà XB: NXB Thống kê
2. Nguyễn Minh Kiều, Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, NXB Tài chính, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng
Nhà XB: NXB Tài chính
3. Nguyễn Thị Mùi, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Tàichính
4. Học viện Ngân hàng, Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng Ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê
10. Vietinbank, Quyết định số 373-08/QĐ-HĐQT, Ban hành quy chế đảm bảo tiền vay tại Vietinbank thay thế quyết định số 203-06/PGB- HĐQT ngày 12/10/2006, 29/08/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành quychế đảm bảo tiền vay tại Vietinbank thay thế quyết định số 203-06/PGB-HĐQT ngày 12/10/2006
11. Vietinbank, Quyết định số 611/2007/QĐ-HĐQT, Ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng, 01/11/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành quychế cho vay đối với khách hàng
12. Vietinbank, Quyết định số 336-10/NQ-HĐQT, V/v: sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế cho vay đối với khách hàng, 29/10/2010 B - Tài liệu tham khảo tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: V/v: sửa đổi, bổsung một số điều trong quy chế cho vay đối với khách hàng
16. Joel Bessis (2001), Risk Management in Banking.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Risk Management in Banking
Tác giả: Joel Bessis
Năm: 2001
5. Vietinbank, Báo cáo thường niên Vietinbank 2011,2012,2013 Khác
7. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng Khác
8. Quyết định 136-09/QĐ-TGĐ ngày 9/6/2009 và Quyết định 780- 08 ngày 28/11/2008 v/v Ban hành quy định về hướng dẫn chấm điểm xếp hạng tín dụng Khác
9. Quyết định 328-2010-HĐQT ngày 20/9/2010 của HĐQT v/v thành lập và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng tín dụng Khác
13. Bank for International Settlements (2004), The new Basel capital accord Khác
14. Basel Committee (2004) Banking Supervision Khác
15. Basel Committee (2005) Basel - Credit risk Explosures Khác
w