1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tìm hiểu về hệ điều hành Symbian trên điện thoại di động

33 905 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 647,5 KB

Nội dung

Symbian là hệ điều hành của điện thoại di động Symbian là một chuẩn của hệ điều hành cho công nghệ thông tin di động truy cập Internet. Hiện nay, Symbian được hỗ trợ từ nhiều nhà sản xuất điện thoại di động lớn trên thế giới (Nokia, Motorola, Ericsson, Panasonic). Symbian đem đến một thế hệ điện thoại thông minh Smartphone. Symbian được biết đến từ cuối thập niên 90, với hệ điều hành này người dùng có thể sử dụng được nhiều tính năng mới từ chiếc ĐTDĐ trao đổi với nhau tất cả các loại tin nhắn đang được khai thác trên thế giới (SMS, MMS,...), thư điện tử và hình ảnh đa dạng. Người dùng có thể duyệt Web và luôn được cập nhật liên tục thông tin từ Internet, trao đổi dữ liệu giữa chiếc ĐTDĐ của bạn và các thiết bị nối mạng như PC và PDA. Những nhà sản xuất ĐTDĐ có thể lập trình các trình ứng dụng cho Symbian bằng ngôn ngữ C++ hay Java, yếu tố này làm cho Symbian trở nên linh động hơn đối với các nhà sản xuất. Symbian là hệ điều hành 32 bit. Nokia 9210 là chiếc ĐTDĐ đầu tiên sử dụng hệ điều hành Symbian và chiếc ĐTDĐ thứ 2 cũng của Nokia là 7650, và nhiều nhà sản xuất ĐTDĐ hứa hẹn sẽ cho ra mắt các loại điện thoại thế hệ mới có sử dụng Symbian.

Trang 1

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

-o0o -BÀI TẬP LỚN MÔNNGUYÊN LÝ HỆ ĐIỀU HÀNH

ĐỀ TÀI: HỆ ĐIỀU HÀNH

TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG: SYMBIAN

Giáo viên hướng dẫn: Ths Lê Đức Thuận

Nhóm sinh viên thực hiện:

Nhóm 5 – Lớp AT6B:

Hà Văn Trường Nguyễn Việt Long

Đỗ Văn Tiền Nguyễn Như Tỉnh

Hà Nội, 9/2012

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Nhận xét của giáo viên 1

Mục lục 2

Danh mục các hình vẽ 3

Lời nói đầu 4

1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ điều hành Symbian: 5

2 Các phiên bản của hệ điều hành Symbian: 8

2.1 Symbian OS Series 60 : 8

2.2 Symbian OS Series 80 Communicators : 9

2.3 Symbian OS Series 90 : 9

2.4 Symbian OS UIQ : 9

3 Đ ặc điểm của hệ điều hành Symbia n : 11

4 Các mô hình thiết bị sử dụng hệ điều hành Symbian : 12

4.1 Mô hình Crystal: 12

4.2 Mô hình Quartz : 12

4.3 Mô hình Pearl : 13

5 Các thành phần phần cứng chính trong điện thoại Symbian: 14

6 Cấu trúc của hệ điều hành Symbia : 16

7 Các thành phần của hệ điều hành Symbian : 18

7.1 The Symbian OS Kernel: 18

7.2 Middleware: 18

7.3 Application Engines: 19

7.4 Khung giao diện người dùng (User Interface Framework): 19

7.5 Công nghệ đồng bộ (Synchronization Technology): 20

8 Cấu trúc phân vùng bộ nhớ : 21

9 Chương trình hoạt động trên Symbian : 22

9.1 File thực thi : 22

9.2 Nạp chương trình khi thực thi : 22

9.3 Thực thi ứng dụng và server : 23

9.4 Định danh File : 24

10 Các ngôn ngữ lập trình ứng dụng trên cho hệ điều hành Symbian: 26

11 Một số virus thường gặp trong Symbian : 27

11.1 Cabir hay còn gọi là Caribe : 27

11.2 Doomboot.A : 27

11.3 Trojan Bootton.E : 28

11.4 Sâu Pbstealer.D : 28

11.5 Trojan SymbOS/Yxe.A : 28

12 Tương lai hệ điều hành Symbian: 29

Kết Luận 31

Tài liệu tham khảo 32

Trang 4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1: David Edwin Potter (born 1943) 5

Hình 2: Communicator áp dụng mô hình Crystal 12

Hình 3: Communicator áp dụng mô hình Quartz 13

Hình 4: Communicator áp dụng mô hình Pearl 13

Hình 5: Memory structure of S60 smartphones 21

Hình 6: Biểu đồ thể hiện thị phần bán ra của các hệ điều hành

cho thiết bị di động

30

Trang 5

Lời Nói Đầu

Mobilephone – Symbian là hệ điều hành của điện thoại di động Symbian là một chuẩn của hệ điều hành cho công nghệ thông tin di động truy cập Internet Hiện nay, Symbian được hỗ trợ từ nhiều nhà sản xuất điện thoại di động lớn trên thế giới (Nokia, Motorola, Ericsson, Panasonic) Symbian đem đến một thế hệ điện thoại thông minh Smartphone

Symbian được biết đến từ cuối thập niên 90, với hệ điều hành này người dùng có thể sử dụng được nhiều tính năng mới từ chiếc ĐTDĐ - trao đổi với nhau tất cả các loại tin nhắn đang được khai thác trên thế giới (SMS, MMS, ), thư điện tử và hình ảnh đa dạng Người dùng có thể duyệt Web và luôn được cập nhật liên tục thông tin từ Internet, trao đổi

dữ liệu giữa chiếc ĐTDĐ của bạn và các thiết bị nối mạng như PC và PDA Những nhà sản xuất ĐTDĐ có thể lập trình các trình ứng dụng cho Symbian bằng ngôn ngữ C++ hay Java, yếu tố này làm cho Symbian trở nên linh động hơn đối với các nhà sản xuất

Symbian là hệ điều hành 32 bit Nokia 9210 là chiếc ĐTDĐ đầu tiên sử dụng hệ điều hành Symbian và chiếc ĐTDĐ thứ 2 cũng của Nokia

là 7650, và nhiều nhà sản xuất ĐTDĐ hứa hẹn sẽ cho ra mắt các loại điện thoại thế hệ mới có sử dụng Symbian

Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm em không khỏi mắc phải thiếu sót Mong thầy đóng góp ý kiến để chúng em có thể hoàn thiện tốt hơn trong những đề tài sau này

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ điều hành Symbian:

Symbian OS là tên của loại hệ điều hành tiên tiến và được nhiều nhà sản xuất điện thoại hàng đầu trên thế giới cùng phát triển Symbian

OS được thiết kế để làm hệ điều hành cho các loại điện thoại 2G, 2.5 cũng như 3G Về giao diện Symbian OS có tính mềm dẻo, cho phép các nhà sản xuất điện thoại phát triển các kiểu giao diện khác nhau, phù hợp với thiết kế máy của mình

Nguồn gốc của hệ điều hành Symbian có từ buổi đầu của những thiết bị cầm tay David Potter, một giảng viên vật lý cùng các cộng sự thành lập công ty Psion chuyên nghiên cứu và phát triển các thiết bị có dung lượng bộ nhớ thấp và hệ điều hành cho chúng

Năm 1980, Psion

được thành lập bởi David

Potter, chủ yếu để viết

Hình 1: David Edwin Potter (born 1943)

Từ năm 1991 đến 1998, Psion xuất bản HĐH EPOC 16 đưa vào sử dụng trên các máy thế hệ 3, Psion 3, một trong những PDA đầu tiên thay thế các loại sổ tay, lịch giấy lúc đó, và thường được biết đến với tên gọi SIBO Cũng trong thời điểm này, EPOC 32 OS (EPOC Release 1-3) được đưa vào máy thế hệ 5

Năm 1998, Symbian được thành lập bởi các tập đoàn Nokia, Motorola, Ericsson, Matsushita, Psion nhằm tập trung phát triển các PDA

và điện thoại di động thông minh Năm 1999, EPOC Release 5, được dùng trong các điện thoại , Ericsson MC218, Ericsson 380

Năm 2000, phông Unicode được tích hợp vào Ericsson R380 trên

Trang 7

R6 được đổi tên thành Symbian v6.0, v6.1 và điện thoại đầu tiên được cài vào đó một HĐH là Nokia 9210.

Năm 2003, Symbian giới thiệu phiên bản Symbian OS v7.0 và v7.0s

Năm 2004, virus điện thoại xuất hiện đầu tiên tấn công HĐH Symbian với tên gọi Cabir và cũng trong năm này Psion bán cổ phần của mình cho Nokia

Tiếp đó, phiên bản Symbian ra đời với lợi thế được lựa chọn một trong 2 cấu trúc nhân Kernels EKA1 và EKA2 Tuy vậy, cũng phải đến phiên bản Symbian 8.1b, EKA2 mới được dùng Người sử dụng khó thấy

sự khác biệt, nhưng bên trong có rất nhiều thay đổi EKA1 được các nhà sản xuất chọn để đảm bảo khả năng tương thích với những driver thiết bị

cũ trong khi EKA2 lại chuyên về khả năng tương tác thời gian thực

Phiên bản Symbian 9.0 cũng được ra đời trong năm 2004, nhưng chỉ dùng để thử nghiệm nội bộ và dừng sản xuất cũng trong năm này

Đầu năm 2005, Symbian OS phiên bản mới nhất 9.1 được công bố Phiên bản này được cải tiến nhiều về các ứng dụng và nội dung, cơ chế bảo vệ tốt hơn tất cả phiên bản các phiên bản trước Nokia N91 được đưa vào sử dụng phiên bản này đầu tiên, tiếp đó là đến Sony Ericsson P990…

Bản Symbian 9.2 ra mắt vào quý đầu tiên năm 2006, hỗ trợ OMA

và những đại diện nổi tiếng có thể kể đến là Nokia N95, Nokia E90 hay E71

Symbian 9.3 xuất hiện vào giữa 2006 cùng với 5320 Xpress Music, E75, N96 tăng cường quản lý bộ nhớ hiệu quả hơn, hỗ trợ mạng HSPA và Wi-Fi 802.11 tốt hơn các bản cũ Nokia S60 3rd FP1 dựa trên Symbian 9.2 và FP2 là 9.3

Symbian OS9.4 là một bản thay đổi quan trọng và nó chính là S60 5th Có thể bạn chưa biết nhưng OS9.4 chính là tiền thân của các bản Symbian^ sau này, nó là Symbian^1

Symbian OS 9.4 quan trọng là vì nó hỗ trợ độ phân giải màn hình cao, trải nghiệm Internet tốt hơn Nokia 5800 Express Music chính là chiếc máy đầu tiên dùng OS 9.4

Trang 8

Symbian OS 9.5 là bản cập nhật Symbian cuối cùng vào tháng 3/2007 với việc sử dụng tài nguyên hệ thống ít hơn, giảm thiểu thời gian khởi chạy ứng dụng và hệ điều hành

Vào năm 2008, Nokia đã mua lại Symbian Ltd., công ty từng có thời điểm được định giá 2 tỷ Euro và quy tụ tất cả nền tảng lại cùng một mối Sau đó, Symbian Foundation được ra đời vào tháng 4 2009 với mong muốn biến Symbian thành một nền tảng mở Dù vậy, tháng 11/2010, Symbian Foundation cho biết họ không lãnh trách nhiệm phát triển nữa mà chỉ cung cấp bản quyền cho các đối tác thôi, việc phát triển

sẽ do chính Nokia đảm nhận

Symbian^2: là hệ điều hành chưa bao giờ xuất hiện trên thế giới ngoại trừ Nhật Bản Đây là hệ điều hành mã nguồn mở đầu tiên của Symbian Foundation và chỉ dành riêng cho các thành viên của liên minh này Các mẫu máy Symbian^2 do Sharp và Fujitsu phát triển cho nhà mạng NTT Docomo vào năm 2010 với những tính năng cao cấp như camera 13,2MP, quay phim FullHD, thân máy chống nước hay cho phép làm access point WiFi Symbian^2 dựa trên Nokia S60 5.1

Symbian^3: Mãi đến bản ^3 thì cái tên Symbian^ mới được phổ biến Symbian^3 được chính thức phát hành trong quý 4 năm 2010 với những thay đổi lớn trong 3 nội dung chính: Giao diện đồ họa người dùng,

Đa phương tiện và hiệu năng Nokia N8 là điện thoại Symbian^3 đầu tiên

và nó cũng hỗ trợ xuất tín hiệu qua cổng HDMI, cho phép chạm 1 lần để thao tác thay vì 2 lần như các máy trước đó đồng thời mang lại khả năng cảm ứng đa điểm

Symbian^4: là phiên bản yểu mệnh và nó không bao giờ được ra mắt Thay vào đó, chúng ta có sự xuất hiện của Symbian Anna vào tháng 5/2011, một bản nâng cấp của Symbian^3 Symbian Anna và Symbian^3

ra mắt cùng với Qt, một nền tảng cho lập trình viên với lời hứa hẹn chỉ cần lập trình một lần và sẽ chạy trên tất cả các nền tảng hỗ trợ Qt

Symbian Belle (hay Nokia Belle) là bản nâng cấp mới nhất của Symbian và nhiều người tin rằng nó chính là Symbian OS 10.1 Nokia giới thiệu bản nâng cấp Symbian Belle chính thức vào 8/2011 Belle hỗ trợ rất nhiều các tính năng mới về giao diện người dùng, thanh cảnh báo Status Bar, hỗ trợ tốt hơn công nghệ NFC và 6 màn hình chủ thay vì 3 như trước kia

Trang 9

2 Các phiên bản của hệ điều hành Symbian:

Symbian được phát triển để tạo ra một hệ điều hành mạnh mẽ cho thế hệ thiết bị lai giữa PDA và mobile phone mà người ta gọi là WID (Wireless Information Device) Tùy theo tỷ lệ kết hợp giữa PDA và mobile mà người ta chia các thiết bị dùng Symbian thành 2 nhóm: Smartphone (thiên về mobile phone) và Communicator (thiên về PDA)

Điểm độc đáo của Symbian là cung cấp một hệ điều hành hỗ trợ cho nhiều dòng thiết bị khác nhau vừa đáp ứng được sự sáng tạo riêng của các nhà sản xuất vừa phục vụ được nhiều mục đích sử dụng khác nhau của người dùng: như mô hình Smartphone (Pearl) có kiểu dáng giống điện thoại di động thường với bản phím số phục vụ cho những khách hàng vốn trung thành với mobile phone truyền thống, mô hình Communicator Quartz theo kiểu dáng của PDA phục vụ cho khả năng tìm kiếm qua màn hình cảm ứng hay mô hình Communicator Crystal có dáng dấp một laptop phù hợp cho các chức năng nhập liệu

Sự kết hợp của hệ điều hành Symbian và những đặc điểm riêng phục vụ cho các dòng thiết bị đã tạo ra nhiều nền hệ thống khác nhau như chúng ta đã biết: Series 60, series 80, series 90 và UIQ

Trang 10

• Version 8.0 (tên gọi khác: Symbian Series 60 2nd Edition Feature Pack 2): Nokia 6630, 6680, 6681, 6682

• Version 8.1 (tên gọi khác: Symbian Series 60 2nd Edition Feature Pack 3): Nokia N70, N72, N90

Symbian OS Series 60 3rd Edition

Mới phát triển trên các Model điện thoại mới sử dụng hệ điều hành Symbian OS 9.1: Nokia 3250, 5500, N71, N73, N75, N77, N80, N91…

• Version 9.1 - Nokia 3250, 5500, N71, N73, N75, N77, N80, N91, N92, N93, E50, E60, E61, E61i, E62, E65, E70

Version 9.2 (tên gọi khác: Symbian S60 3rd Edition Feature Pack

1): Nokia 3250, 5500 Sport, 5700 XpressMusic, 6120 classic, 6121

classic, 6124, 6110 Navigator, 6124 classic, 6210 Navigator, 6220 Classic,…

Version 9.3 (tên gọi khác: Symbian S60 3rd Edition Feature Pack 2): Nokia 5320 XpressMusic, 5630 XpressMusic, 6210 Navigator,

6650, 6710 Navigator, 6720 classic, N79, N85, N86, N96-3, E55, E75

Version 9.4 (tên gọi khác: Symbian S60 5rd Edition): Nokia 5800

XpressMusic, Nokia N97, Samsung Omnia HD i8910, Sony Ericsson Idou

2.2 Symbian OS Series 80 Communicators:

Series 80: (theo mô hình Communicator Crystal) có kích thước màn hình 480x320 pixel, là các Model máy sử dụng hệ điều hành Symbian OS 6.0 đến 7.0 OS, màn hình có độ phân giải cao, lớn, có bàn phím mở rộng: Nokia 9500, 9300, 9300i, 9210i, 9290 và 9210

2.3 Symbian OS Series 90:

Series 90: đây là thế hệ lai giữa UIQ và Series 80 mà người ta gọi

là media phone với sản phẩm duy nhất hiện tại là Nokia 7710 (cải tiến từ sản phẩm trước đó là Nokia 7700) Cũng là các Model máy mới phát triển nhưng ít Model có sử dụng hệ điều hành Symbian OS 7.0

2.4 Symbian OS UIQ:

UIQ: (theo mô hình Communicator Quartz) có kích thước màn hình 208x320 pixel bao gồm: Sony Ericsson P800, P900, P910, BenQ P30, P31, Motorola A920, A925, A1000, Arima ASP805

Trang 11

Symbian OS UIQ 2.xcũng thuộc hệ điều hành Symbian OS 7.0:

Sony Ericsson P910 i/c/a, P900 & P908, P800 & P802, BenQ P30, P31 / Nokia 6708, Motorola A920, A925, A1000, A1010, M1000, Arima ASP805, U300, U308

Symbian OS UIQ 3.0, Symbian OS 9.1 based UIQ: Sony Ericsson

P990, M600, W950, M608c, P1

Ngoài ra Symbian còn là hệ điều hành cho các dòng máy của mạng điện thoại NTT Docomo ở Nhật với các dòng máy Fujitsu như FOMA F900i, FOMA F2102V, FOMA F2051 (chỉ hỗ trợ Java)

Các nền hệ thống này có sự khác biệt nên hầu hết các ứng dụng có giao diện đều không thể chạy được trên cùng 2 dòng máy Tuy nhiên với những chương trình cấp thấp như các server (chương trình file exe) thì điều này là hoàn toàn có thể Không những vậy giữa những nhà sản xuất cũng tạo sự khác biệt riêng nên đôi khi ứng dụng sẽ gặp trục trặc khi chạy trên các loại máy khác nhau dùng chung nền hệ thống Một đặc điểm nữa

là các máy cùng nền hệ thống nhưng dùng phiên bản hệ điều hành khác nhau cũng sẽ có sự khác nhau

Trang 12

3 Đặc điểm của hệ điều hành Symbian:

• Tích hợp hệ thống điện thoại di động đa chế độ (Intergated Multimode Mobile Telephony): Symbian OS tích hợp sức mạnh của tính toán với hệ thống điện thoại di động, mang đến các tiện ích của các dịch vụ dữ liệu

• Môi trường ứng dụng mở (Open application environment): Hệ điều hành Symbian cho phép các điện thoại di động trở thành nền tảng (platform) cho sự phát triển của các ứng dụng và các dịch vụ ứng dụng, với nhiều loại ngôn ngữ phát triển khác nhau

• Các thành phần và các chuẩn mở (Open Standards and interoperability): Được cài đặt mềm dẻo và từng phần (modular), Symbian OS cung cấp một tập nền các hàm API và các kĩ thuật được chia sẻ giữa tất cả các điện thoại dùng Symbian

• Đa nhiệm (Multi-tasking): Nhiều ứng dụng có thể chạy cùng một lúc, các services của hệ thống như telephony, networking midleware, application engines chạy trên các tiến trình riêng biệt

• Hướng đối tượng một cách đầy đủ ( Fully Object-Oriented and component base) : Hệ điều hành Symbian được thiết kế ngay từ đầu với mục đích hướng tới các thiết bị di động, sử dụng các tiến

bộ của kĩ thuật hướng đối tượng hướng tới một kiến trúc thành phần phức tạp (flexible component based architecture )

• Giao diện người dùng được thiết kế linh động (Flexible user interface design) : Cho phép các nhà sản xuất có thể tùy biến giao diện đồ họa của thiết bị Việc phát triển ứng dụng sử dụng cùng một nền tảng hệ điều hành cho phép các ứng dụng của các nhà phát triển khác có thể dễ dàng được sử dụng trên các loại thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau

• Bảo mật : Cho phép trao đổi dữ liệu an toàn

• Mạnh mẽ ( Robustness) : Symbian OS quản lý các truy cập dữ liệu của người dùng, đảm bảo sự toàn vẹn của dữ liệu, ngay cả khi có

sự trao đổi thông tin không an toàn cũng như khi tài nguyên như bộ nhớ (memory), bộ phận lưu trữ (storage), hoặc năng lượng bị cạn kiệt

Trang 13

4 Các mô hình thiết bị sử dụng hệ điều hành Symbian:

Hệ điều hành Symbian được thiết kế cho hai loại thiết bị di dộng chiến lược là Communicator và Smartphone Communicator là các máy PDA với khả năng liên lạc vô tuyến của thiết bị di động Trong khi Smartphone là điện thoại di động với các tính năng PDA bổ sung Với hai loại thiết bị này, Symbian công bố một số mô hình thiết kế tham khảo cho các nhà sản xuất Hiện nay, tất cả các thiết bị di động thông minh trên thị trường đều có thể xác định dùng một trong ba mô hình sau:

4.1 Mô hình Crystal:

Mô hình Crystal định nghĩa một loại Communicator bỏ túi với hình dáng của một máy laptop Crystal sử dụng màn hình màu theo chuẩn ½ VGA và một bàn phí QWERTY, có thể hỗ trợ màn hình cảm ứng để nhập liệu với bút stylus Ngoài ra Crystal còn có bốn phím đặc biệt được đặt dọc theo phía phải bên ngoài màn hình, được thiết kế để sử dụng bằng hai tay hoặc đặt trên bàn

Các sản phẩm áp dụng mô hình Crystal trên thị trường: Nokia 9210i, Nokia 9300…

Hình 2: Communicator áp dụng mô hình Crystal.

4.2 Mô hình Quartz:

Mô hình Quartz định nghĩa một loại Communicator với hình dáng của một máy Pocket PC Quartz sử dụng màn hình màu theo chuẩn ¼ VGA, là một thiết bị di động dùng bút stylus nhập liệu qua tương tác với một màn hình cảm ứng Vì vậy, không hề có một bàn phím vật lý nào trong mô hình Quartz, việc nhập liệu thông qua nhận chữ dạng viết tay hoặc một bàn phím ảo.Quartz cũng được thiết kế để sử dụng cả hai tay

Trang 14

Các sản phẩm áp dụng mô hình Crystal trên thị trường: SonyEcrisson P900, Motorola A920…

Hình 3: Communicator áp dụng mô hình Quartz.

4.3 Mô hình Pearl:

Mô hình Pearl định nghĩa một loại Smartphone với hình dáng kích thước của một điện thoại di động thông thường Pearl hỗ trợ màn hình màu với nhiều kích thước, tiêu chuẩn khác nhau, sử dụng bàn phím số của điện thoại để nhập liệu

Các sản phẩm áp dụng mô hình Pearl trên thị trường: Nokia Gage QD, Siemens SX1, Nokia 7610, Xendo X…

N-Hình 4: Communicator áp dụng mô hình Pearl.

Trang 15

5 Các thành phần phần cứng chính trong điện thoại Symbian:

Hệ điều hành Symbian được xây dựng để chạy trên các điện thoại Symbian Do đó, các đặc tính phần cứng của điện thoại có tác động sâu sắc đến hệ điều hành Vì vậy, để hiểu rõ Symbian, chúng ta cần tìm hiểu các thành phần quan trọng cấu thành điện thoại Symbian, đó là CPU, ROM, RAM, các thiết bị nhập xuất (I/O) và nguồn năng lượng

Bộ xử lý trung tâm (Center Processing Unit – CPU): Hệ điều

hành Symbian được thiết kế cho kiến trúc 32 bit CPU, chạy ở tốc độ thấp hơn so với CPU trên máy tính để bàn và trên Server Các hệ thống Symbian hiện tại sử dụng 104Mhz, 122Mhz và 220 Mhz Strong ARM CPU, với các loại CPU ARM7 và ARM9 Các điện thoại Symbian tương lai có thể chạy trên các CPU nhanh hơn

Bộ nhớ trong (Read Only Memory): ROM chứa hệ điều hành và

tất cả các ứng dụng và phần mềm trung gian (middleware) có sẵn được nhà sản xuất đưa vào khi tạo thiết bị Điều này hoàn toàn khác với trên

PC, nới mà ROM chỉ chứa các phần nạp ban đầu và BIOS, còn hệ điều hành và ứng dụng lưu trên đĩa cứng Bộ nhớ ROM trên điện thoại Symbian được gán nhãn là ổ đĩa Z Tất cả mọi thứ trong ROM đều có thể truy cập như là file trên ổ đĩa Z Vì vậy các chương trình được chạy trực tiếp trên ROM thay vì nạp vào RAM như trên PC Bộ nhớ ROM thường rất giới hạn, thường là 8MB hoặc 16MB

Bộ nhớ RAM (Random Access Memory): bộ nhớ truy xuất ngẫu

nhiên (RAM) được sử dụng bởi các ứng dụng đang thực thi và nhân hệ thống Một phần RAM được gán là ổ đĩa C, dùng để chứa các chương trình, các file tài liệu ứng dụng, Dung lượng RAM thường khoảng 8mb hoặc 16mb và ổ C thường chiếm 50% dung lượng RAM, nên có thể sẽ xảy ra lỗi khi bị tràn bộ nhớ Khi khởi động nguội máy, nội dung trên RAM sẽ bị xóa Dữ liệu trên RAM được phục hồi lại nếu khởi động nóng, trừ phi bị lỗi khi đang khôi phục

Các thiết bị nhập xuất (Input/Output – I/O): bao gồm:

• Màn hình: có kích thước khác nhau tùy theo mô hình thiết bị, có thể là màn hình cảm ứng với khả năng tương tác bằng viết

• Một bàn phím: có thể chỉ là bàn phím số hay qwerty

Trang 16

• Một khe cắm thêm thẻ nhớ (memory card): đây là bộ nhớ ngoài của điện thoại Symbian và được gán nhãn ổ D.

• Một công tuần tự RS232: để giao tiếp với PC

• Một cổng hồng ngoại và Bluetooth cho các truyền thông vô tuyến giữa điện thoại Symbian và các thiết bị khác như PC, Laptop, Palm PDA

• Nguồn năng lượng: bao gồm các pin đặc thù và các nguồn điện phụ, thông qua một thiết bị phù hợp

Symbian cũng sử dụng những kỹ thuật như hệ điều hành trên máy tính để bàn: nó sử dụng một kiến trúc trình điều khiển thiết bị và cung cấp các API để lập trình điều khiển các thiết bị ngoại vi này Nhưng Symbian

có những đặc điểm rất khác so với hệ điều hành trên máy tính để bàn do tài nguyên trên điện thoại Symbian là khá giới hạn, không có đĩa cứng nên cách quản trị bộ nhớ dùng bộ nhớ ảo và xử lý theo trang là không thể thực hiện trên Symbian Ngoài ra với nguồn năng lượng hạn hẹp, Symbian phải được thiết kế đặc biệt, có thể chạy ổn định ngay cả khi đang sạc pin hay thay pin

⇒ Với các đặc trưng trên, hệ điều hành Symbian phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

• Hoạt động tốn ít bộ nhớ và năng lượng nhất có thể

• Các ứng dụng có thể hoạt động song song

• Quản lý, cấp phát chặt chẽ bộ nhớ và giải phóng ngay khi không sử dụng nữa

• Sử dụng công nghệ đã được chuẩn hóa, nhằm đảm bảo khả năng tương tác giữa điện thoại với các thiết bị khác (Desktop, Pocket PC…)

• Cung cấp tốt những qui ước, kĩ thuật debug, quản lý lỗi, quản lý bộ nhớ cho lập trình viên khi phát triển ứng dụng

Ngày đăng: 27/06/2016, 13:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w