7. Bố cục luận văn
2.2.3.4. tài, thời gian, không gian với vấn đề sử dụng từ ngữ địa
phương
Đề tài, không gian và thời gian trong thơ Tố Hữu gắn bó khăng khít với nhau, chi phối lẫn nhau Thơ Tố Hữu phản ánh chân thực cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. Cho nên có nhiều đề tài khác nhau, gắn với không gian và thời gian không giống nhau. Với bảy tập thơ sáng tác liên tục từ 1937 đến năm 2001, Tố Hữu, thông qua cảm xúc của mình, đã giúp cho độc giả hình dung những bƣớc chuyển mình lớn lao của dân tộc. Mỗi tập thơ mang một đề tài, một nội dung, trong một hoàn cảnh riêng. Con đƣờng thơ của Tố Hữu có thể chia thành bốn chặng:
Giai đoạn mở đầu là thời kì trƣớc cách mạng với tập thơ “ Từ ấy”.“Từ Ấy” (1937-1946) là tập thơ đầu tay của tác giả, phản ánh thời kỳ lịch sử sôi động của phong trào cách mạng giành độc lập dân tộc. Đây cũng là tiếng reo
nồng nhiệt của một thanh niên bắt gặp lí tƣởng cộng sản, cảm nhận thấy tâm hồn của mình đƣợc “mặt trời chân lý chói qua tim” và từ đó tự “buộc lòng với mọi người, để tình trang trải khắp trăm nơi”. Và vì vậy, qua những bài thơ trong “Từ ấy” chúng ta gặp đề tài viết cụ thể về những con ngƣời lao khổ thuộc các tầng lớp khác nhau: em bé mồ côi, cô gái giang hồ, chị đi ở và bản thân tác giả phải chịu tù đày, phải đấu tranh với kẻ thù với sự cám dỗ vật chất tầm thƣờng ở con ngƣời mình,… Do vậy ngôn ngữ thơ Tố Hữu, trong đó ta gặp nhiều từ địa phƣơng phản ánh khắc hoạ một cách sinh động nhƣng chi tiết của bức tranh cuộc sống hiện thực của lớp ngƣời cần lao khi đó.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Tố Hữu sáng tác tập thơ
“Việt Bắc”(1946-1954). “Việt Bắc” là bản anh hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Thiên nhiên và con ngƣời thuộc đủ các vùng miền khác nhau hiện lên trong Việt Bắc với nét chân thực, cụ thể nhờ những giá trị tích cực của từ địa phƣơng.
Sang đến những năm hoà bình lập lại ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc ở miền Nam, rồi lan toả ra cả nƣớc Tố Hữu có ba tập thơ
Gío lộng, Ra trận và Máu và hoa .“Gió lộng” (1955-1961) cho chúng ta thấy hiện thực đất nƣớc và tâm hồn tác giả trong những năm tháng Tổ quốc ta bị chia cắt, “nửa công trường, nửa chiến trường xôn xao”.
“Ra trận” (1962- 1971)và “Máu và hoa” (1972- 1977) là giai đoạn đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Đây là tiếng thơ ca ngợi cuộc chiến đấu trong đó “Tất cả nhân dân đều là dũng sĩ ”, từ đỉnh cao của nền văn minh tích tụ từ hàng thế kỉ, chiến đấu chống lại kẻ thù độc ác nhất trong lịch sử loài ngƣời.
“Một tiếng đờn”(1979-1992) ngân vang một âm hƣởng mới, lòng ngƣời lắng xuống với những suy nghĩ về nhân tình, về trách nhiệm của mỗi con
ngƣời trong công cuộc xây dựng xã hội văn minh hiện đại. Đề tài thơ có sự thay đổi.
“Ta với ta” (1993-2001) là tập thơ thâu nhận và chứng kiến một thế kỉ nhiều biến động. Đó là tập thơ mang nặng tình đời, tình cảm với đất nƣớc với nhân dân và tràn ngập niềm vui. Tập thơ biểu thị sự thấu hiểu tình đời, lẽ đời của một tâm hồn thơ đẹp, giầu nhân bản, đề tài có khác các giai đoạn trƣớc.
Nhƣ vậy, sự gắn bó sâu sắc giữa cái riêng và cuộc đời chung là đặc điểm xuyên suốt trong thơ Tố Hữu. Cái tôi của tác giả bộc lộ rõ hơn cả ở tập thơ đầu tay Từ ấy và tập thơ ở chặng đƣờng cuối Một tiếng đờn. Từ ấy có lòng cảm thƣơng da diết của ngƣời thanh niên với những ngƣời nghèo khổ, có tâm trạng xót xa cho quê hƣơng tƣơi đẹp còn chìm trong đau thƣơng của cuộc đời cũ. Nổi lên hơn cả là tuổi trẻ hiến dâng, sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách và đấu tranh cho lí tƣởng cách mạng. Ngƣời thanh niên trí thức, khi tâm hồn bừng sáng lý tƣởng cách mạng, đã nhìn cuộc đời từ nhiều phía, trong tầm xa và chiều sâu, trong quan hệ giữa cái riêng và cái chung, dân tộc và thời đại, sự sống và cái chết, hạnh phúc và hi sinh… Từ ấy mang theo cái không gian, thời gian, cái hơi thở và máu thịt của cuộc đời chung, nhƣng trƣớc hết là của tác giả: sôi nổi, trẻ trung. Từ ấy có phần là tiếng hát, có phần là nỗi niềm tâm sự và có cả tiếng nói quyết tâm của ý chí trên con đƣờng đấu tranh. Cái tôi của một ngƣời cộng sản trẻ tuổi ghi dấu ấn đậm nét.
Nửa thế kỉ sau, cái tôi của tác giả lại có dịp bộc lộ trong một tập thơ tâm tình: Một tiếng đờn. Sự sôi nổi, trẻ trung đã bớt đi thay vào là những chiêm nghiệm và suy nghĩ sâu sắc trƣớc cuộc đời. Mọi suy nghĩ về cuộc đời trong chặng đƣờng cuối thƣờng mang tâm trạng buồn rất khác với các giai đoạn đầu. Tố Hữu cùng không ở ngoài quy luật của thơ ca cổ kim. Nhƣng chỗ khác là tác giả vẫn giữ vững niềm tin vào lẽ sáng của con đƣờng đi mà suốt cuộc tác giả đã gắn bó. Qua tập thơ này, chúng ta bắt gặp tâm tình riêng tuy mang
dấu ấn của thời gian nhƣng vẫn còn sự trẻ trung trƣớc cuộc đời và thiên nhiên tạo vật. Rất khó phân biệt ở Tố Hữu giữa cái chung và cái riêng. Phần riêng tƣ không nhiều nhƣng vẫn đậm nét, có bản sắc và gây ấn tƣợng. Cái chung đƣợc miêu tả nhƣ có tiếng reo vui của tấm lòng tác giả trƣớc niềm vui lớn của dân tộc, và nỗi đau riêng trƣớc những tổn thất đau khổ của cuộc đời. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ, hai bản anh hùng ca của dân tộc đã đƣợc Tố Hữu miêu tả với biết bao cảm xúc trân trọng, cảm phục. Quần chúng nghèo khổ,những cuộc đời lam lũ trƣớc đây đi theo Đảng đã vụt trỗi dậy thành những nhân vật anh hùng làm nên bao kì tích suốt trong nửa thế kỉ đấu tranh. Tố Hữu là nhà thơ nói đƣợc sâu sắc niềm vui, nỗi buồn của dân tộc qua những chạng đƣờng dài lịch sử.
Thật vậy, đọc thơ ông, ta thấy hình ảnh đất nƣớc, thiên nhiên, con ngƣời Việt Nam hiện lên sinh động qua mỗi thời kỳ, qua mỗi khung cảnh thực của cuộc sống thể hiện qua đề tài thơ, với không khí sôi nổi riêng biệt của từng thời kì, nhƣng ta vẫn thấy một điều bất biến trong ông: một tâm hồn nhiệt tình sôi nổi của một thanh niên yêu nƣớc, một chiến sỹ cách mạng trƣớc hiện thực hào hùng của một dân tộc làm nên những thắng lợi vang dội của thời đại ngày nay. Góp phần khắc hoạ bức tranh lịch sử vừa khái quát vừa cụ thể sinh động ấy, chúng ta thấy có các từ địa phƣơng đƣợc nhà thơ sử dụng một cách có ý thức và trao cho chúng những chức năng nghệ thuật nhất định.