Hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ địa phƣơng trong thơTố

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TRONG THƠ TỐ HỮU (Trang 80 - 125)

7. Bố cục luận văn

3.3. Hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ địa phƣơng trong thơTố

Đằng sau hình ảnh ngôn từ của tác phẩm, bao giờ cũng là tâm sự, là thái độ của tác giả. Phản ánh hiện thực về thiên nhiên, con ngƣời với những nét riêng mang tính địa phƣơng, Tố Hữu đồng thời biểu lộ tình cảm thái độ của mình với thiên nhiên và con ngƣời mà mình phản ánh, bày tỏ quan điểm sống của mình trƣớc cuộc đời. Ngôn ngữ trong giao tiếp có chức năng biểu hiện tâm tƣ tình cảm, thái độ của tác giả. Là một yếu tố tham gia vào việc tạo thành tác phẩm, từ địa phƣơng cũng góp phần bộc lộ cái tôi của nhà thơ.

1, Trƣớc hết, các từ địa phƣơng giúp nhà thơ biểu lộ tình cảm thân thƣơng của mình với mỗi miền quê, với những con ngƣời gian lao trong cuộc sống mà anh dũng trong đấu tranh.

Khi đất nƣớc còn chia cắt, miền Nam ruột thịt mỗi lần đƣợc nhắc đến trong thơ, Tố Hữu biểu lộ tình cảm của mình bằng những từ địa phƣơng quen thuộc nhƣng rất tiêu biểu:

Ai vô đó với đồng bào, đồng chí, Nói với nửa Việt Nam yêu quí Rằng nước ta là của chúng ta

Hoà chung suy nghĩ và tình cảm của mình với suy nghĩ và tình cảm của ngƣời chiến sĩ giải phóng quân, nhắc tới miền nam tác giả cũng dùng những từ địa phƣơng tiêu biểu:

Đường vào xứ ấy miền trong,

Đường vô nam đó, ai mong cũng là

Hình nhƣ trong những câu thơ này, phải dùng từ , nếu thay bằng từ

vào thì không thể diễn tả đƣợc hết tình cảm thân thiết đối với miền Nam, với quê hƣơng. Từ nhƣ buột ra từ vô thức, tiềm thức của ông, nhƣng lại gắn với lời nói của đồng bào, đồng chí phía bên kia Tổ quốc, nghe sao mà gần gũi, thân thƣơng nhƣ không chút xa cách.

Tình cảm gắn bó giữa tác giả với quê hƣơng cũng đƣợc tô đậm bằng những từ địa phƣơng rất riêng, rất tiêu biểu:

Quê hương ơi sao mà da diết thế Giọng đò đưa… lòng Huế đó chăng? V í dù đèn tắt, đã có trăng

Khổ êm thì em chịu, biêt làm ră n g đ ặn g c h ừ

Những cách nói: ví dù, răng đặng chừ, là những từ, quán ngữ đƣợc dùng trong câu dân ca xứ Huế, nhƣng đó cũng là âm điệu ngân nga vang lên trong lòng tác giả. Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc, sau bao nhiêu năm trƣờng xa cách, nay đƣợc trở về, tình cảm quê hƣơng trào dâng. Những từ địa phƣơng Huế đƣợc tác giả sử dụng biểu đạt niềm cảm xúc thân thƣơng máu thịt: “Ôi cơ c h i anh chị được về với Huế/ Không đợi trưa nay phượng nở với cờ”, “Cơ chi anh sớm được về bên nội”(…) “C ơ ch i anh sớm được vê bên ngoại …

Nhiều bài thơ của Tố Hữu, hoặc cả bài, hoặc có những câu đƣợc viết nhƣ là lời tâm tình trực tiếp của tác giả với những con ngƣời mà tác giả phản ánh trong tác phẩm. Cũng có khi tác giả hoá thân vào nhân vật, mƣợn nhân vật để nói lên những tình cảm, suy nghĩ của mình. Trong tất cả những trƣờng hợp ấy, Tố Hữu đều cố gắng dùng từ địa phƣơng, và từ địa phƣơng đã đóng vai trò một phƣơng tiện tạo mối quan hệ gần gũi, thân mật của mình. Đây là lời tác giả trò chuyện với Mẹ Suốt:

Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:

Cớ

răng ông cũng ư n g cho mẹ chèo?

Với các từ ngữ của phƣơng ngữ miền Trung: Cớ răng, ưng (cả ngƣời Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đều dùng) tác giả đã tạo đƣợc quan hệ với mẹ Suốt, trở thành “ngƣời trong cuộc” với câu chuyện của mẹ, đã tạo nên sự hoà đồng, gần gũi, thân mật, xoá đi khoảng cách nhà thơ và quần chúng. Mến thƣơng bao hàm cả sự trân trọng. Từ địa phƣơng đƣợc Tố Hữu sử dụng để bày tỏ lòng trân trọng của mình đối với những vùng quê và con ngƣời ở những miền đất khác nhau.

2, Chức năng tác động của ngôn ngữ đƣợc hiểu là hiệu quả mà ngôn ngữ gây ra đối với ngƣời thụ ngôn. Nói hay viết ra một điều gì đó, ngƣời nói, viết luôn nhằm một mục tiêu nhất định, tạo một thay đổi trạng thái ở ngƣời thụ ngôn. Mức độ thay đổi trạng thái hiểu biết, tâm lý hành động theo ý muốn của ngƣời phát ngôn đến đâu nói lên hiệu lực của diễn ngôn. Ở đây, nói tới chức năng tác động của từ địa phƣơng trong thơ Tố Hữu cũng chính là nói hiệu quả của các từ đó đối với độc giả.

Tố Hữu sử dụng từ địa phƣơng trong sáng tác thơ, ngoài giá trị phản ánh đặc điểm địa phƣơng về không gian và con ngƣời mang tính cụ thể, chân thực sinh động, biểu lộ cái tôi trữ tình của tác giả, còn nhằm mục đích tác động tới độc giả. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, Tố Hữu làm thơ để phục vụ cách mạng là chủ yếu. Độc giả của Tố Hữu là các tầng lớp công nông binh. Thơ Tố Hữu đi vào lòng ngƣời một cách tự nhiên. Nhân dân cả nƣớc thuộc thơ Tố Hữu, nhiều bài, nhiều đoạn đƣợc dân ca hoá. Sở dĩ có đƣợc điều đó, trƣớc hết là do nội dung tƣ tƣởng, do tình cảm của nhà thơ hoà chung với tình cảm của nhân dân, nói đƣợc tiếng nói đồng tình, đồng ý, đồng chí. Nhƣng điều đó cũng còn do nghệ thuật của ông, trong đó có nghệ thuật sử dụng từ, mà từ địa phƣơng là một trong những yếu tố tạo nên nghệ thuật ấy.

Giá trị tác động đầu tiên của từ địa phƣơng trong thơ Tố Hữu là tạo ra mối quan hệ giữa tác giả và độc giả. Một tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng hàm chứa một lời đề nghị của tác giả đối với độc giả. Lời đề nghị đó muốn đến đƣợc và biến thành hành động cụ thể ở độc giả, thì mối quan hệ giữa tác giả và độc giả phải là quan hệ gần gũi, thân tình. Ngƣời nghệ sĩ không thể ra lệnh. Nghệ sĩ cổ vũ, động viên độc giả bằng trái tim chân tình, bằng thái độ gần gũi thân mật. Việc dùng từ địa phƣơng giúp tác giả trở thành ngƣời thân mật gần gũi trong quan hệ giao tiếp với độc giả của mình. Ngƣời đọc tìm thấy trong thơ Tố Hữu tiếng nói thân mật, quen thuộc. Từ địa phƣơng trong thơ Tố Hữu là từ của ngôn ngữ bình dân, nhƣng đƣợc nhà thơ nhào luyện nâng lên thành phƣơng tiện nghệ thuật. Bằng các từ địa phƣơng ta thấy tiếng nói đồng cảm của tác giả với con ngƣời và cảnh vật. Đến lƣợt mình, nhờ các từ địa phƣơng, độc giả lại đồng tình với tác giả về thái độ, tình cảm đối với nhân vật. Tố Hữu thông cảm với ngƣời mẹ trẻ phải nuôi con nhà ngƣời (vú em):

Nàng g ở i con về nương xóm cũ, Nghẹn ngào trở lại đẩy xe nôi Rồi từ hôm ấy ôm con chủ,

Trong cánh tay êm lu ố n g ngậm ngùi (Vú em)

Qua những từ gởi, luống, độc giả nhận thấy nhà thơ là ngƣời thông cảm, hiểu đƣợc cảnh ngộ éo le của nhân vật, đồng tình với tác giả mà thƣơng thay cho số phận của ngƣời mẹ trẻ nghèo khổ.

Tƣơng tự nhƣ vậy, trong bài “Đi đi, em”, ta gặp những câu thơ dùng từ địa phƣơng

R ứa là hết, chiều n i em đi mãi

Đây là lời tâm tình cảm thông giữa tác giả và em Phƣớc, nhƣng đồng thời cũng là tâm tình của độc giả đối với số phận nghèo khổ bị hắt hủi.

Có thể nói, nhờ từ địa phƣơng nhà thơ khơi gợi đƣợc sự xúc động trong lòng độc giả sâu sắc hơn. Từ địa phƣơng là phƣơng tiện tạo nên tiếng nói gần gũi, tiếng nói đồng cảm giữa tác giả với độc giả và độc giả với nhân vật.

3, Một trong các chức năng của văn học là chức năng nhận thức. Từ địa phƣơng góp phần giúp độc giả nhận thức về hiện thực đƣợc phản ánh. Nói cụ thể hơn, đó là nhận thức về đặc điểm ngoại hình và nội tâm của nhân vật.

Những từ địa phƣơng đƣợc dùng trong bài “Mẹ Suốt” nhƣ đã phân tích, chẳng những khắc hoạ đƣợc những tính cách độc đáo của một ngƣời mẹ miền trung, mà còn giúp cho ngƣời đọc hiểu ra một điều : Lòng yêu nƣớc là phẩm chất vốn có, tồn tại trong mỗi ngƣời dân rất đỗi bình thƣờng ở các miền quê hẻo lánh xa xôi.

Ở ngƣời con Bắc Giang, với cách nói mang tính khẩu ngữ của một vùng quê vừa chân thật vừa mộc mạc. Cách nói và sự quan tâm của một chị nông dân miền Bắc:

Nhà em phơi lúa chưa khô Ngô c h ửa vào bồ, sắn thái c h ử a

xong

Là ngƣời phụ nữ nông thôn, nhà quê, nhƣng hành động của chị lại thực sự tiêu biểu cho tinh thần yêu nƣớc nồng nàn của dân tộc, bởi khi ấy toàn dân tham gia giết giặc cứu nƣớc . Qua cách dùng từ địa phƣơng của Tố Hữu ta thấy sức mạnh của tình yêu đất nƣớc tiềm tàng và bộc lộ trong mỗi con ngƣời ở mỗi vùng đất nƣớc. Nó nhƣ một tình cảm tự nhiên trong mỗi con ngƣời Việt Nam.

Từ địa phƣơng tác động tới độc giả về tình cảm, tạo nên sự xúc động sâu xa, tác động về lý trí, khơi gợi nhận thức, lĩnh hội nội dung ý nghĩa ở ngoài lời.

4, Hình thức tác phẩm thơ có những đặc trƣng riêng. Đó là thơ có vần và nhịp. Từ địa phƣơng trong thơ Tố Hữu là một phƣơng tiện cho nhà thơ xử lý về mặt kỹ thuật thơ. Sự lựa chọn giữa từ toàn dân và từ địa phƣơng nhiều khi không phải chỉ do yêu cầu biểu đạt tƣ tƣởng, tình cảm mà còn do yêu cầu vần điệu.

Ví dụ:

Mấy hôm nay như đứa nhớ nhà,

Ta vẩn vơ ho à i , rạo rực v à o ra

(Bài ca mùa xuân 61)

Trong câu thơ này tác giả dùng hoài, không dùng mãi, dùng vào không dùng là do yêu cầu của sự hiệp thanh, hiệp vần và tạo nhịp điệu cho câu thơ.

Tƣơng tự nhƣ trên, trong bài “Mẹ Suốt”, bên cạnh những từ địa phƣơng đƣợc dùng với dụng ý biểu đạt tƣ tƣởng tình cảm, chúng ta còn thấy sự lựa chọn bị chi phối của yêu cầu hình thức thơ:

B â y c h ừ sông nước về ta

Đ i khơi, đ i l ộn g thuyền ra thuyền vào

B â y c h ừ biển rộng trời cao

Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân

Từ địa phƣơng là một bộ phận của ngôn ngữ dân tộc. Chúng làm cho kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt trở nên phong phú, và khi sử dụng tốt, tất cử chúng sẽ trở thành lợi khí của nhà văn nhà thơ.

5, Hình tƣợng ngƣời mẹ trong thơ Tố Hữu đƣợc khắc hoạ rất đậm nét. Sau đây chúng ta thử di vào phân tích cách sử dụng ngôn ngữ địa phƣơng trong việc xây dựng hình ảnh ngƣời mẹ Việt Nam trong thơ ông.

động, nó không chỉ mang vẻ đẹp riêng mà còn là tiêu biểu cho hình tƣợng ngƣời mẹ Việt Nam – ngƣời mẹ anh hùng. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà thơ đều có cảm quan hiện thực và một cảm hứng sáng tác riêng. Nó quy chiếu hệ thống ngôn ngữ của mỗi nhà thơ khi sáng tác. Tố Hữu đã xây dựng hình tƣợng ngƣời mẹ bằng một ngôn ngữ thơ hết sức độc đáo và đặc sắc, trong đó có việc sử dụng từ địa phƣơng rất sáng tạo và thành công

Trong những ngày đầu cách mạng, hình ảnh ngƣời mẹ đầu tiên hiện lên trong thơ Tố Hữu đó là bà má Hậu Giang. Ngƣời mẹ nghèo khổ yếu đuối, tần tảo, và cũng ngƣời mẹ đó đã chấp nhận gian khổ, kiên cƣờng đáng ngạc nhiên trƣớc quân giặc: bà má Hậu Giang hiện thân cho sức mạnh bất diệt của quần chúng cách mạng trƣớc sự huỷ diệt của kẻ thù.

“ Sức đâu như ngọn sóng trào Má già đứng dậy ngó vào thằng Tây

Má thét lớn : “ Tụi bay đồ chó ! Cướp nước tao, cắt cổ dân tao !

Với một đoạn thơ ngắn, song rất điển hình trong cách xƣng hô ở Miền Nam.: má, bay, tụi bay. Đây là những từ khá quen thuộc trong xƣng hô hàng ngày của ngƣời Miền Nam. Bằng cách thể hiện từ xƣng gọi Tố Hữu đã tái hiện đƣợc hình ảnh ngƣời mẹ Nam Bộ trong kháng chiến một cách khá chân thực và sinh động với một vẻ đẹp riêng. Đó là hình ảnh ngƣời mẹ với tình yêu nƣớc, yêu con mãnh liệt đƣợc thể hiện bằng hành động cụ thể. Khi đối diện với quân thù, má đã có một thái độ cƣơng quyết chiến đấu đến cùng, với giọng nói đanh thép phản kháng đến cùng “ Tụi bay đồ chó….. Giết bay có các con tao trăm vùng”.

Đất nƣớc chìm trong chiến tranh, những bà mẹ Việt Nam phải sống trong những ngày: “Các anh đi ngày ấy đã lâu rồi…” với tâm trạng bồn chồn lo lắng chờ đợi mòn mỏi:

Bà bủ không ngủ bà lo bời bời … … Nó đi đánh giặc đêm nay

Bước run, bước ngã, bước lầy, bước trơn”

(Bà bủ).

“Phên nan gió lọt lạnh lùng

Ngọn lửa bập bùng mé khóc rưng rưng”

(Bà mẹ Việt Bắc) “ Con đi, con lớn lên rồi

Chỉ thương b ầ m ở nhà nhớ con !

Nhớ con b ầ m nhé đừng buồn

Giặc tan con lại sớm hôm cùng bầ m .

( Bầm ơi )

Có thể thấy, mỗi ngƣời mẹ đƣợc tác giả tái hiện bằng những từ ngữ địa phƣơng khác nhau, theo đặc trƣng của từng vùng miền: bủ, mé, bầm.

Ta bắt gặp hình ảnh ngƣời mẹ Phú Thọ hiện lên qua cách nói rất tiêu biểu của miền đất trung du:

“ Bà bủ nằm ổ chuối khô Bà bủ không ngủ bà lo bời bời”

“Lo bời bời” là lối nói quen thuộc thậm chí cửa miệng của ngƣời nông dân vùng đồng bằng trung du Bắc bộ. Thƣờng không phải lúc nào cũng có thể dùng nguyên mẫu ngôn ngữ hàng ngày vào thơ. Thế mà Tố Hữu đã rất thành công khi đƣa lối nói hàng ngày vào thơ, bởi ông đã sử dụng đúng cách đúng chỗ. Tố Hữu đã chia sẻ với mọi ngƣời mẹ ở vùng Trung du tần tảo thƣơng con. Mẹ Phú Thọ là một điển hình của các bà mẹ Việt Nam .

Và hình ảnh ngƣời mẹ Phú Thọ của Bắc Bộ lại hiện lên gần gũi thân thƣơng qua tình cảm chân thành, sâu sắc của ngƣời con:

“ B ầ m ơi có rét không b ầ m

Ở bài“ Bầm ơi”, lời thơ thật giản dị nhƣng đầy hiệu quả. Từ “ bầm” là cách nói riêng để thay thế từ “mẹ” của tiếng Việt văn hoá, song nó tạo cho ngƣời đọc cảm giác thân thiện gần gũi chứ không trung tính nhƣ từ “mẹ” của tiếng Việt văn hoá. Hơn nữa, trong thể thơ lục bát câu sáu và câu tám thƣờng gieo vần với nhau cho nên tác giả dùng từ “ bầm” càng hợp lí. Nhà thơ đã hiệp vần giữa từ địa phƣơng để gieo với vần của từ văn hoá sao cho phù hợp với luật bằng trắc, tạo cho bài thơ có âm điệu. Tác giả đã gieo vần “ âm” trong từ “ bầm” và “ thâm” một vần có âm hƣởng trầm và tối, giúp tác giả vẽ ra khung cảnh chiều đông vùng trung du phía Bắc.. Nếu thế từ “bầm” bằng một từ đồng nghĩa từ toàn dân là “ mẹ” thì câu thơ không còn sắc thái địa phƣơng và nhịp điệu nữa mặc dù ý nghĩa phản ánh sự việc của chúng vẫn không có gì thay đổi. Nhƣ vậy việc đƣa các yếu tố khẩu ngữ vào trong thơ mang những hiệu quả nhất định. Chính vì vậy, Hữu Đạt đã nhận định: Đƣa các yếu tố khẩu ngữ vào trong thơ không hề làm giảm giá trị của bài thơ mà trái lại nó còn làm cho bài thơ có mầu sắc riêng, biểu hiện một cách rõ nét. Mặt khác nó còn có tác dụng làm cho ngôn ngữ thơ trở nên sinh động, bình dị gần gũi với mọi ngƣời…Đọc những lời thơ viết về mẹ của Tố Hữu chúng ta càng thấy rõ điều này.

Và đây nữa là tâm trạng chờ mong của bà mé Việt Bắc :

“ Từ ấy đến nay Ngày đêm tôi khấn

Tôi mong có ngày Nó về thắng trận”

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TRONG THƠ TỐ HỮU (Trang 80 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w