Điều kiện, tiêu chuẩn của công chứng viên Trong bối cảnh của nước ta hiện nay, sau hơn 5 năm thực hiện hoạt động xã hội hóa công chứng, cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng các công chứng viên thì những yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng của các công chứng viên tại các văn phòng công chứng cũng không ngừng được đặt ra. Sau đây, em xin đi vào trình bày vấn đề điều kiện, tiêu chuẩn của công chứng viên. I. Khái quát về công chứng viên Định nghĩa công chứng viên được quy định tại Điều 7 của Luật công chứng: Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Để phân biệt công chứng viên với những chủ thể khác, pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể về điều kiện tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên (người thực hiện công chứng) cũng như nhiệm vụ quyền hạn của công chứng viên. Công chứng viên là chủ thể thực hiện hành vi công chứng chứ không phải là Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng. Trước đây các Nghị định của Chính phủ quy định về công chứng chưa làm rõ được vị trí nêu trên của công chứng viên, thậm chí vai trò, vị trí của công chứng viên bị lu mờ so với Phòng công chứng. Cách thức tổ chức công chứng nhà nước như trước đây khiến cho người dân và các cơ quan, tổ chức chỉ nghĩ đến Phòng công chứng như là chủ thể duy nhất của hoạt động công chứng, còn công chứng viên chỉ là một công chức hành chính làm việc trong Phòng công chứng. Trưởng phòng công chứng hầu như là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động công chứng của Phòng và có quyền rất lớn đối với công chứng viên. Như theo quy định của điều 7 luật công chứng năm 2006 thì công chứng viên là chủ thể hành nghề công chứng chứ không phải là Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng. Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng chỉ là tổ chức hành nghề của Công chứng viên. II. Điều kiện, tiêu chuẩn công chứng viên Luật công chứng đã có những quy định tạo điều kiện để những người có đủ tiêu chuẩn và trình độ muốn hành nghề công chứng được chủ động hơn trong việc trở thành công chứng viên. Theo quy định tại Điều 13 của Luật công chứng năm 2006 thì: “1. Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét bổ nhiệm làm công chứng viên: a) có bằng cử nhân luật; b) có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan tổ chức; c) có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng, đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng; d) Đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng e) Có sức khỏe bảo đảm hành nghề công chứng. 2. Thời gian đào tạo nghề công chứng và tập sự hành nghề công chứng được tính vào thời gian công tác pháp luật”. Dựa trên tiêu chuẩn công chứng viên, pháp luật quy định một cách rất cụ thể người thực hiện công chứng và nói chung các quy định đó cũng khá đúng đắn và hợp lý. Tuy nhiên, tiêu chuẩn công chứng viên vẫn còn một số điểm hạn chế như: Công chứng viên là người bảo vệ quyền lợi người công chứng nhưng cũng có thể gây thiệt hại to lớn về kinh tế nếu thiếu hiểu biết hoặc làm việc tắc trách, bất cẩn. Do vậy, những tiêu chuẩn đó so với yêu cầu thực tế còn sơ sài và làm nảy sinh rất nhiều bất cập. Ví dụ: một số giao dịch liên quan đến bất động sản có biểu hiện công chứng “treo”. Công chứng viên không qua đào tạo nghề công chứng ở một số văn phòng công chứng có tình trạng lôi kéo khách hàng, thực hiện hoạt động công chứng trái quy định. Việc luật công chứng cũng không quy định về tuổi hành nghề công chứng cũng là một điểm hạn, nếu công chứng viên cao tuổi sẽ hạn chế về sức khỏe, không đáp ứng được yêu cầu về tư duy về nghiệp vụ sắc bén, đòi hỏi cần có sự tinh thông. Ngoài ra, còn một điểm hạn chế lớn của luật công chứng hiện hành đó là việc quy định các trường hợp được miễn đào tạo và miễn tập sự nghề công chứng bao gồm những người: “Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên, là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, đã là thẩm tra viên cao cấp ngành toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật”. Tuy đây là những người có trình độ pháp lý cao nhưng công chứng viên là nghề rất đặc thù, tính chịu trách nhiệm cao, văn bản pháp công chứng có giá trị pháp lý không phải chứng minh…do đó, những người này không cần phải đào tạo cũng không có lấy một ngày tập sự hành nghề là không phù hợp. Thực tế có nhiều vụ việc công chứng viên “sang ngang” kiểu này đã dẫn đến những vi phạm đáng tiếc. Để hoàn thiện hơn, cần sửa đổi Luật Công chứng theo hướng thu hẹp đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng, cụ thể là không miễn đào tạo cho đối tượng đã là điều tra viên, luật sư hành nghề từ 3 năm trở lên mà chỉ miễn đào tạo nghề công chứng cho người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật nhằm quy định chặt chẽ hơn về điều kiện được miễn đào tạo nghề công chứng; bổ sung quy định những đối tượng được miễn đào tạo phải tham gia khoá bồi dưỡng nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm, trừ những người đã là công chứng viên mà thôi hành nghề công chứng tính đến trước thời gian bổ nhiệm tối đa là 5 năm. Đồng thời, cần bổ sung quy định người được miễn đào tạo nghề công chứng cũng phải tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng, song được giảm 12 thời gian tập sự vì đây là những người đã có kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực pháp luật; bổ sung quy định về kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng nhằm đảm bảo và tăng cường chất lượng của việc tập sự hành nghề công chứng, đánh giá được hiệu quả và thực chất của việc tập sự.
Trang 1Điều kiện, tiêu chuẩn của công chứng viên
Trong bối cảnh của nước ta hiện nay, sau hơn 5 năm thực hiện hoạt động xã hội hóa công chứng, cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng các công chứng viên thì những yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng của các công chứng viên tại các văn phòng công chứng cũng không ngừng được đặt ra Sau đây, em xin đi vào trình bày vấn đề điều kiện, tiêu chuẩn của công chứng viên
I Khái quát về công chứng viên
Định nghĩa công chứng viên được quy định tại Điều 7 của Luật công chứng: Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng
Để phân biệt công chứng viên với những chủ thể khác, pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể về điều kiện tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên (người thực hiện công chứng) cũng như nhiệm vụ quyền hạn của công chứng viên Công chứng viên là chủ thể thực hiện hành vi công chứng chứ không phải là Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng Trước đây các Nghị định của Chính phủ quy định về công chứng chưa làm rõ được vị trí nêu trên của công chứng viên, thậm chí vai trò,
vị trí của công chứng viên bị lu mờ so với Phòng công chứng Cách thức tổ chức công chứng nhà nước như trước đây khiến cho người dân và các cơ quan, tổ chức chỉ nghĩ đến Phòng công chứng như là chủ thể duy nhất của hoạt động công chứng, còn công chứng viên chỉ là một công chức hành chính làm việc trong Phòng công chứng Trưởng phòng công chứng hầu như là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động công chứng của Phòng và có quyền rất lớn đối với công chứng viên
Như theo quy định của điều 7 luật công chứng năm 2006 thì công chứng viên là chủ thể hành nghề công chứng chứ không phải là Phòng công chứng hay Văn phòng
Trang 2công chứng Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng chỉ là tổ chức hành nghề của Công chứng viên
II Điều kiện, tiêu chuẩn công chứng viên
Luật công chứng đã có những quy định tạo điều kiện để những người có đủ tiêu chuẩn và trình độ muốn hành nghề công chứng được chủ động hơn trong việc trở thành công chứng viên
Theo quy định tại Điều 13 của Luật công chứng năm 2006 thì: “1 Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,
có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét bổ nhiệm làm công chứng viên:
a) có bằng cử nhân luật;
b) có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan tổ chức;
c) có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng, đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng;
d) Đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng
e) Có sức khỏe bảo đảm hành nghề công chứng
2 Thời gian đào tạo nghề công chứng và tập sự hành nghề công chứng được tính vào thời gian công tác pháp luật”
Dựa trên tiêu chuẩn công chứng viên, pháp luật quy định một cách rất cụ thể người thực hiện công chứng và nói chung các quy định đó cũng khá đúng đắn và hợp lý Tuy nhiên, tiêu chuẩn công chứng viên vẫn còn một số điểm hạn chế như:
Trang 3Công chứng viên là người bảo vệ quyền lợi người công chứng nhưng cũng có thể gây thiệt hại to lớn về kinh tế nếu thiếu hiểu biết hoặc làm việc tắc trách, bất cẩn
Do vậy, những tiêu chuẩn đó so với yêu cầu thực tế còn sơ sài và làm nảy sinh rất nhiều bất cập Ví dụ: một số giao dịch liên quan đến bất động sản có biểu hiện công chứng “treo” Công chứng viên không qua đào tạo nghề công chứng ở một số văn phòng công chứng có tình trạng lôi kéo khách hàng, thực hiện hoạt động công chứng trái quy định
Việc luật công chứng cũng không quy định về tuổi hành nghề công chứng cũng là một điểm hạn, nếu công chứng viên cao tuổi sẽ hạn chế về sức khỏe, không đáp ứng được yêu cầu về tư duy về nghiệp vụ sắc bén, đòi hỏi cần có sự tinh thông Ngoài
ra, còn một điểm hạn chế lớn của luật công chứng hiện hành đó là việc quy định các trường hợp được miễn đào tạo và miễn tập sự nghề công chứng bao gồm những người: “Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên, là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, đã là thẩm tra viên cao cấp ngành toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật”
Tuy đây là những người có trình độ pháp lý cao nhưng công chứng viên là nghề rất đặc thù, tính chịu trách nhiệm cao, văn bản pháp công chứng có giá trị pháp lý không phải chứng minh…do đó, những người này không cần phải đào tạo cũng không có lấy một ngày tập sự hành nghề là không phù hợp Thực tế có nhiều vụ việc công chứng viên “sang ngang” kiểu này đã dẫn đến những vi phạm đáng tiếc
Để hoàn thiện hơn, cần sửa đổi Luật Công chứng theo hướng thu hẹp đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng, cụ thể là không miễn đào tạo cho đối tượng đã
là điều tra viên, luật sư hành nghề từ 3 năm trở lên mà chỉ miễn đào tạo nghề công chứng cho người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, giáo sư, phó giáo
sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật nhằm quy định chặt chẽ hơn về điều kiện được miễn đào tạo nghề công chứng; bổ sung quy định những đối tượng được miễn đào
Trang 4tạo phải tham gia khoá bồi dưỡng nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm, trừ những người đã là công chứng viên mà thôi hành nghề công chứng tính đến trước thời gian bổ nhiệm tối đa là 5 năm
Đồng thời, cần bổ sung quy định người được miễn đào tạo nghề công chứng cũng phải tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng, song được giảm 1/2 thời gian tập
sự vì đây là những người đã có kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực pháp luật;
bổ sung quy định về kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng nhằm đảm bảo
và tăng cường chất lượng của việc tập sự hành nghề công chứng, đánh giá được hiệu quả và thực chất của việc tập sự