1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tình huống tội hủy hoại tài sản của người khác

6 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 17,64 KB

Nội dung

Tình huống tội hủy hoại tài sản của người khác Bài tập học kỳ Luật Hình sự 1 Chuyên mục Bài tập học kỳ, Luật Hình sự 1 Đề bài: Do có mâu thuẫn trong kinh doanh, P đã nhờ Q đến đốt xưởng của N vào ban đêm. Hậu quả là toàn bộ nhà xưởng và máy móc của N đã bị thiêu rụi, thiệt hại 350 triệu đồng. Hỏi: 1. Định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi của P, Q. 2. Giả sử khi đốt, Q không biết còn 1 công nhân của N bị say rượu ngủ quên trong xưởng nên đã gây ra hậu quả chết người. Q có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của người công nhân này không? Tại sao? 3. Giả sử Q vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp tài sản, chưa được xóa án tích lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của Q là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao? Bài làm 1. Định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi của P, Q. Tội danh của P và Q trong vụ việc trên là tội hủy hoại tài sản của người khác được quy định tại điều 143 BLHS Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội này là hành vi hủy hoại tài sản của người khác. Hành vi hủy hoại là hành vi làm cho tài sản mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục được. Cụ thể là P đã xui Q đốt xưởng của N làm toàn bộ xưởng và máy móc bị thiêu rụi, tài sản đã không thể sử dụng và khôi phục được do hành vi bằng hành động của Q là đốt xưởng. Trong vụ án nêu trên phương tiên gây án dù không được nhắc đến cụ thể nhưng hành vi hủy hoại tài sản bằng cách đốt cháy khiến tính chất vụ án thay đổi, việc hủy hoại tài sản bằng cách đốt cháy có tính chất nguy hiểm cao hơn việc hủy hoại tài sản bằng tay không hay đạp phá…bởi lẽ hậu quả do hành vi nêu ra khó kiểm soát, gây thiệt hại rất lớn về tài sản vượt ra ngoài khả năng chi phối của người phạm tội, có thể còn nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe… Hậu quả của tội phạm: tài sản bị hủy hoại, ở đây hậu quả đã xảy ra khi toàn bộ xưởng và máy móc bị thiêu rụi gây thiệt hại tới 350 triệu đồng nên tội phạm đã hoàn thành. Quan hệ nhân quả: P và Q phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi của mình gây ra vì hậu quả thiệt hại nêu trên xảy ra là do hành động đốt xưởng của Q sau khi nghe P xúi giục, nghĩa là hậu quả đó do chính hành vi của họ gây ra. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, cụ thể đây là lỗi cố ý trực tiếp. P và Q đều biết hành vi của mình có khả năng hủy hoại tài sản của người khác nhưng đã thực hiện hành vi đó vì mong muốn tài sản bị hủy hoại. Động cơ: dù với động cơ nào đi chăng nữa hành vi hủy hoại tài sản cũng đều cấu thành tội. P nhờ Q đốt xưởng của N với mục đích trả thù do có mâu thuẫn trong kinh doanh từ trước, còn Q dù không có mâu thuẫn nhưng P nhờ nên đã thực hiện việc đốt xưởng. Trong vụ án nêu trên có hai người cùng thực hiện tội phạm là P và Q. Hai người này cùng thực hiện tội phạm một cách cố ý. Ở đây P là người xúi giục còn Q là người thực hành. Vì : Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 20 BLHS) P tác động đến tư tưởng và ý chí của Q, do có mâu thuẫn trong kinh doanh với N từ trước nên P đã nhờ Q đốt xưởng của N, có thể thấy P chính là “tác giả tinh thần” của vụ án trên, P nghĩ ra việc phạm tội và thúc đẩy cho tội phạm đó được thực hiện thông qua người khác – cụ thể là Q. Về mặt chủ quan, P có ý định rõ ràng thúc đẩy Q phạm tội thông qua việc nhờ Q đốt xưởng của N. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 20 BLHS). Q tự mình thực hiện hành vi đốt xưởng của N sau khi được P nhờ; Q đã thực hiện những hành vi được mô tả trong CTTP, đốt xưởng của N vào ban đêm gây hậu quả thiệt hại làm toàn bộ xưởng và máy móc bị thiêu rụi. Trong đồng phạm, hành vi của mỗi người là bộ phận cần thiết trong hoạt động chung đó, hậu quả của tội phạm là kết quả hoạt động chung của tất cả những người đồng phạm. Luật hình sự Việt Nam quy định tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều luật và trong phạm vi những chế tài điều luật ấy quy định. Vì vậy cả P và Q đều bị truy cứu TNHS về tội hủy hoại tài sản được quy định tại điều 143 BLHS. Cụ thể khung hình phạt được áp dụng trong vụ án nêu trên là khung tăng nặng thứ hai quy định tại khoản 3 Điều 143 BLHS bởi vì thủ đoạn phạm tội trong vụ án có tính chất nguy hiểm là dùng chất cháy thực hiện việc hủy hoại tài sản khiến toàn bộ nhà xưởng và máy móc của N bị thiêu rụi, làm thiệt hại lên đến 350 triệu đồng : “3. Phạm tội thuộc một trong các trường hơp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a. Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng. b. Gây hậu quả rất nghiêm trọng” Kết luận: Hành vi đồng phạm trong vụ án đốt xưởng này, P và Q phải chịu TNHS về tội hủy hoại tài sản được quy định tại khoản 3 Điều 143 BLHS cho cả P và Q. 2. Giả sử khi đốt, Q không biết còn một công nhân của N bị say rượu ngủ quên trong xưởng nên đã gây ra hậu quả chết người. Q có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của người công nhân này không? Tại sao? Trong trường hợp này Q phải chịu TNHS về hậu quả chết người xảy ra do hành vi đốt xưởng nhằm hủy hoại tài sản của mình với lỗi vô ý. Căn cứ vào các dấu hiệu sau: Hành vi khách quan: pháp luật đòi hỏi Q phải nhìn thấy trước được hậu quả có thể có người trong xưởng dù đã hết giờ làm việc, bởi lẽ nơi Q phóng hỏa là xưởng làm việc, Q cần đặt ra trường hợp có người làm việc trong xưởng, ở lại gác đêm hoặc có việc gì ở lại xưởng. Dù trong trường hợp này Q chỉ có ý định đốt xưởng nhằm hủy hoại tài sản của N nhưng đòi hỏi phải thấy trước hậu quả trên. Hậu quả: Hành vi của Q đã gây ra hậu quả chết người Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: hành vi của Q là đốt xưởng và hậu quả làm người công nhân chết có quan hệ nhân quả với nhau, mặc dù Q không có ý định giết người nhưng chính vì hành vi hủy hoại tài sản bằng cách phòng hỏa đốt xưởng đã khiến người công nhân say rượu ngủ lại trong xưởng chết. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý. Trong trường hợp này hành vi của Q là vô ý vì cẩu thả, nghĩa là Q không thấy trước được hậu quả chết người xảy ra mà hành vi của mình gây ra mặc dù với địa vị, khả năng nhận thức của Q cần phải thấy trước và có đủ điều kiện thấy trước hậu quả đó. Từ những căn cứ nêu trên có thể thấy Q phải chịu TNHS về cái chết của người công nhân say rượu ngủ quên trong xưởng với vô ý làm chết người được quy định tại Khoản 1 Điều 98 BLHS:“Điều 98. Tội vô ý làm chết người 1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.” Vậy trong hành vi đốt xưởng làm thiệt hại về vật chất lên đến 350 triệu, còn gây chết người với lỗi vô ý. Q phải chịu TNHS về cả hai lỗi là Hủy hoại tài sản quy định tại khoản 3 Điều 143 BLHS và Vô ý làm chết người quy định tại Khoản 1 Điều 98 BLHS. Kết luận: Q phải chịu TNHS về cái chết của người công nhân trong xưởng của N về hành vi làm chết người với lỗi vô ý được quy định tại khoản 1 Điều 98 BLHS. 3. Giả sử Q vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp tài sản, chưa được xóa án tích lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của Q là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 BLH, hành vi của Q trong trường hợp này là tái phạm nguy hiểm. Xét bản án Q vừa chấp hành xong mà chưa được xóa án tích về tội cướp tài sản với mức án 3 năm tù, nghĩa là Q bị tòa án áp dụng khoản 1 Điều 133 Tội cướp tài sản “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dung vũ lực….thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”, xét thấy mức cao nhất của khung hình phạt là mười năm tù, căn cứ khoản 3 điều 8 BLHS “…tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù…”. Đối với tội cướp tài sản thì lỗi luôn là lỗi cố ý trong mọi trường hợp. Vậy tội phạm mà trước đấy Q vi phạm là tội rất nghiêm trọng với lỗi cố ý. Trong lần vi phạm này tội của Q được xác định là tội hủy hoại tài sản được quy định tại khoản 3 Điều 143 BLHS “3. Phạm tội thuộc một trong các trường hơp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: c. Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng. d. Gây hậu quả rất nghiêm trọng” Mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 143 là phạt tù đến mười lăm năm tù cũng theo khoản 3 Điều 8 BLHS thì Q phạm tội rất nghiêm trọng. Theo khoản 2 Điều 49 BLHS “2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.” Kết luận: Căn cứ vào Khoản 1 Điều 133, Khoản 3 Điều 143, Khoản 3 Điều 8 và Khoản 2 Điều 49 BLHS xét hành vi của Q trong trường hợp trên là tái phạm nguy hiểm.

Tình tội hủy hoại tài sản người khác Đề bài: Do có mâu thuẫn kinh doanh, P nhờ Q đến đốt xưởng N vào ban đêm Hậu toàn nhà xưởng máy móc N bị thiêu rụi, thiệt hại 350 triệu đồng Hỏi: Định tội danh khung hình phạt áp dụng hành vi P, Q Giả sử đốt, Q công nhân N bị say rượu ngủ quên xưởng nên gây hậu chết người Q có phải chịu trách nhiệm hình chết người công nhân không? Tại sao? Giả sử Q vừa chấp hành xong án năm tù tội cướp tài sản, chưa xóa án tích lại thực hành vi phạm tội nêu trường hợp phạm tội Q tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao? Bài làm Định tội danh khung hình phạt áp dụng hành vi P, Q Tội danh P Q vụ việc tội hủy hoại tài sản người khác quy định điều 143 BLHS Tội hủy hoại cố ý làm hư hỏng tài sản * Mặt khách quan tội phạm: - Hành vi khách quan tội hành vi hủy hoại tài sản người khác Hành vi hủy hoại hành vi làm cho tài sản giá trị sử dụng mức độ không khó có khả khôi phục Cụ thể P xui Q đốt xưởng N làm toàn xưởng máy móc bị thiêu rụi, tài sản sử dụng khôi phục hành vi hành động Q đốt xưởng Trong vụ án nêu phương tiên gây án dù không nhắc đến cụ thể hành vi hủy hoại tài sản cách đốt cháy khiến tính chất vụ án thay đổi, việc hủy hoại tài sản cách đốt cháy có tính chất nguy hiểm cao việc hủy hoại tài sản tay không hay đạp phá…bởi lẽ hậu hành vi nêu khó kiểm soát, gây thiệt hại lớn tài sản vượt khả chi phối người phạm tội, nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe… - Hậu tội phạm: tài sản bị hủy hoại, hậu xảy toàn xưởng máy móc bị thiêu rụi gây thiệt hại tới 350 triệu đồng nên tội phạm hoàn thành - Quan hệ nhân quả: P Q phải chịu hoàn toàn trách nhiệm hành vi gây hậu thiệt hại nêu xảy hành động đốt xưởng Q sau nghe P xúi giục, nghĩa hậu hành vi họ gây * Mặt chủ quan tội phạm: - Lỗi: lỗi người phạm tội lỗi cố ý, cụ thể lỗi cố ý trực tiếp P Q biết hành vi có khả hủy hoại tài sản người khác thực hành vi mong muốn tài sản bị hủy hoại - Động cơ: dù với động hành vi hủy hoại tài sản cấu thành tội P nhờ Q đốt xưởng N với mục đích trả thù có mâu thuẫn kinh doanh từ trước, Q dù mâu thuẫn P nhờ nên thực việc đốt xưởng Trong vụ án nêu có hai người thực tội phạm P Q Hai người thực tội phạm cách cố ý Ở P người xúi giục Q người thực hành Vì : - Người xúi giục người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực tội phạm (khoản Điều 20 BLHS) P tác động đến tư tưởng ý chí Q, có mâu thuẫn kinh doanh với N từ trước nên P nhờ Q đốt xưởng N, thấy P “tác giả tinh thần” vụ án trên, P nghĩ việc phạm tội thúc đẩy cho tội phạm thực thông qua người khác – cụ thể Q Về mặt chủ quan, P có ý định rõ ràng thúc đẩy Q phạm tội thông qua việc nhờ Q đốt xưởng N - Người thực hành người trực tiếp thực tội phạm (khoản Điều 20 BLHS) Q tự thực hành vi đốt xưởng N sau P nhờ; Q thực hành vi mô tả CTTP, đốt xưởng N vào ban đêm gây hậu thiệt hại làm toàn xưởng máy móc bị thiêu rụi Trong đồng phạm, hành vi người phận cần thiết hoạt động chung đó, hậu tội phạm kết hoạt động chung tất người đồng phạm Luật hình Việt Nam quy định tất người đồng phạm bị truy tố, xét xử tội danh, theo điều luật phạm vi chế tài điều luật quy định Vì P Q bị truy cứu TNHS tội hủy hoại tài sản quy định điều 143 BLHS Cụ thể khung hình phạt áp dụng vụ án nêu khung tăng nặng thứ hai quy định khoản Điều 143 BLHS thủ đoạn phạm tội vụ án có tính chất nguy hiểm dùng chất cháy thực việc hủy hoại tài sản khiến toàn nhà xưởng máy móc N bị thiêu rụi, làm thiệt hại lên đến 350 triệu đồng : “3 Phạm tội thuộc trường hơp sau đây, bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng b Gây hậu nghiêm trọng” Kết luận: Hành vi đồng phạm vụ án đốt xưởng này, P Q phải chịu TNHS tội hủy hoại tài sản quy định khoản Điều 143 BLHS cho P Q Giả sử đốt, Q công nhân N bị say rượu ngủ quên xưởng nên gây hậu chết người Q có phải chịu trách nhiệm hình chết người công nhân không? Tại sao? Trong trường hợp Q phải chịu TNHS hậu chết người xảy hành vi đốt xưởng nhằm hủy hoại tài sản với lỗi vô ý Căn vào dấu hiệu sau: - Hành vi khách quan: pháp luật đòi hỏi Q phải nhìn thấy trước hậu có người xưởng dù hết làm việc, lẽ nơi Q phóng hỏa xưởng làm việc, Q cần đặt trường hợp có người làm việc xưởng, lại gác đêm có việc lại xưởng Dù trường hợp Q có ý định đốt xưởng nhằm hủy hoại tài sản N đòi hỏi phải thấy trước hậu - Hậu quả: Hành vi Q gây hậu chết người - Quan hệ nhân hành vi hậu tội phạm: hành vi Q đốt xưởng hậu làm người công nhân chết có quan hệ nhân với nhau, Q ý định giết người hành vi hủy hoại tài sản cách phòng hỏa đốt xưởng khiến người công nhân say rượu ngủ lại xưởng chết - Mặt chủ quan tội phạm: Lỗi người phạm tội lỗi vô ý Trong trường hợp hành vi Q vô ý cẩu thả, nghĩa Q không thấy trước hậu chết người xảy mà hành vi gây với địa vị, khả nhận thức Q cần phải thấy trước có đủ điều kiện thấy trước hậu Từ nêu thấy Q phải chịu TNHS chết người công nhân say rượu ngủ quên xưởng với vô ý làm chết người quy định Khoản Điều 98 BLHS:“Điều 98 Tội vô ý làm chết người Người vô ý làm chết người bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm Phạm tội làm chết nhiều người bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.” Vậy hành vi đốt xưởng làm thiệt hại vật chất lên đến 350 triệu, gây chết người với lỗi vô ý Q phải chịu TNHS hai lỗi Hủy hoại tài sản quy định khoản Điều 143 BLHS Vô ý làm chết người quy định Khoản Điều 98 BLHS Kết luận: Q phải chịu TNHS chết người công nhân xưởng N hành vi làm chết người với lỗi vô ý quy định khoản Điều 98 BLHS Giả sử Q vừa chấp hành xong án năm tù tội cướp tài sản, chưa xóa án tích lại thực hành vi phạm tội nêu trường hợp phạm tội Q tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao? Theo quy định Khoản Điều 49 BLH, hành vi Q trường hợp tái phạm nguy hiểm Xét án Q vừa chấp hành xong mà chưa xóa án tích tội cướp tài sản với mức án năm tù, nghĩa Q bị tòa án áp dụng khoản Điều 133 Tội cướp tài sản “1 Người dùng vũ lực, đe dọa dung vũ lực….thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”, xét thấy mức cao khung hình phạt mười năm tù, khoản điều BLHS “…tội phạm nghiêm trọng tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao khung hình phạt tội đến mười lăm năm tù…” Đối với tội cướp tài sản lỗi lỗi cố ý trường hợp Vậy tội phạm mà trước Q vi phạm tội nghiêm trọng với lỗi cố ý Trong lần vi phạm tội Q xác định tội hủy hoại tài sản quy định khoản Điều 143 BLHS “3 Phạm tội thuộc trường hơp sau đây, bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: c Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng d Gây hậu nghiêm trọng” Mức cao khung hình phạt quy định khoản Điều 143 phạt tù đến mười lăm năm tù theo khoản Điều BLHS Q phạm tội nghiêm trọng Theo khoản Điều 49 BLHS “2 Những trường hợp sau coi tái phạm nguy hiểm: a) Đã bị kết án tội nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng cố ý, chưa xóa án tích mà lại phạm tội nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng cố ý; b) Đã tái phạm, chưa xóa án tích mà lại phạm tội cố ý.” Kết luận: Căn vào Khoản Điều 133, Khoản Điều 143, Khoản Điều Khoản Điều 49 BLHS xét hành vi Q trường hợp tái phạm nguy hiểm

Ngày đăng: 24/06/2016, 20:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w