1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những mốc phát triển quan trọng của bé từ 0 - 3 tuổi

8 283 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 644,76 KB

Nội dung

Mốc phát triển quan trọng của trẻ 2 tuổi Trẻ biết nói và tập sử dụng ngôn ngữ Thông thường trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 24 tháng bắt đầu biết nói những câu đơn giản và có thể đối thoại ngắn với người lớn. Tuy nhiên, thời gian này, vốn từ của trẻ thì chưa đủ để diễn đạt hết những hiểu biết của trẻ. Thách thức đối với bố mẹ: Khi Na 2 tuổi, bố mẹ Na nhiều lúc chỉ biết nhìn nhau lắc đầu vì không thể hiểu nổi Na đang diễn đạt điều gì. Ngay cả khi con bạn đã biết cách phát âm rõ ràng thì bạn vẫn bị bối rối trước cách sử dụng từ ngữ mà chỉ một mình trẻ hiểu. Ví dụ, có một giai đoạn Na gọi tất cả người lớn là “Mẹ” và cứ nhìn thấy bất cứ loại hoa quả nào thì đều chỉ vào đó và nói “Quả táo của mẹ”. Bố mẹ cần làm gì? Kiên nhẫn là điều cần thiết. Hãy cho trẻ thêm thời gian và đừng kỳ vọng quá nhiều bởi như thế chỉ khiến bạn thêm thất vọng. Đôi khi trẻ thậm chí không buồn nói gì với bạn mà chỉ khóc, đó là lúc trẻ không đủ kiên nhẫn để diễn đạt bằng từ ngữ. Vì thế mà trẻ khóc thì không có nghĩa là “Con đói” hay “Con đau” mà là “Con muốn quả bóng đó, con không thể diễn đạt được và thậm chí chẳng ai hiểu con cả”. Tạo thật nhiều cơ hội để trẻ nói chuyện. Điều này sẽ thuận lợi hơn khi trẻ có anh/ chị hơn trẻ vài tuổi, vì như thế trẻ dễ có người đồng cảm và hiểu trẻ hơn. Ba mẹ đừng quá chú trọng vào việc sửa ngữ pháp cho trẻ vì nó dễ khiến trẻ cảm thấy chán mà không muốn nói nữa. Thay vào đó, hãy cố gắng hiểu những gì trẻ muốn và kích thích trẻ thoải mái diễn đạt. Muốn tự mình làm mọi việc Khoảng 18 tháng tuổi, Na bắt đầu đòi cầm chổi quét nhà cùng mẹ. Hầu hết các bé trong độ tuổi này muốn tự mình làm mọi việc, thậm chí còn dành việc của người lớn. Thách thức đối với bố mẹ: Bố mẹ Na cảm thấy thật mất thời gian khi thay vì chỉ mất 1 phút giúp con đi giầy thì phải mất 10 phút khi Na yêu cầu “Để con tự đi giầy. Con tự đi giầy”. Bố mẹ cần làm gì? Bố mẹ Na đã phải điều chỉnh tăng thời gian cho mỗi lịch trình làm việc để tạo điều kiện cho Na tự làm những việc Na muốn. Ban đầu, mẹ Na cảm thấy thiếu kiên nhẫn, nhưng rồi mẹ Na đã tự động viên: “Điều đó là rất tốt, nó sẽ giúp Na độc lập hơn”. Các chuyên gia cũng đồng ý với suy nghĩ của mẹ Na: Ba mẹ không nên làm thay việc cho con hoặc giúp con giải quyết hậu quả những việc con làm sai. Ba mẹ cần là người hướng dẫn con học cách tự làm mọi việc phù hợp với khả năng. Trẻ đòi quyền tự quyết Trước 18 tháng tuổi, hầu hết các em bé không xem mình là một người độc lập mà luôn dính lấy ba mẹ, đặc biệt là mẹ. Nhưng điều này sẽ hoàn toàn thay đổi khi trẻ mới bước vào tuổi thứ hai. Trẻ bắt đầu nói “Không” với ba mẹ như thể để nhấn mạnh với ba mẹ rằng: “Con mới là người quyết định mọi thứ”. Thách thức đối với bố mẹ Một khi em bé của bạn bắt đầu hành động ngược lại với ý muốn của bạn thì bạn cảm thấy dường như chỉ có thể: hoặc là bắt con làm theo ý mình hoặc là cứ để trẻ tự làm theo cách trẻ muốn. Nhưng bạn lại thấy mâu thuẫn: bạn không muốn để con mất quyền tự chủ, đồng thời bạn cũng muốn thiết lập những giới hạn với con… Bố mẹ cần làm gì? Các mẹ có thể đồng ý cho trẻ làm những điều trẻ muốn bất cứ khi nào bạn có thể và khi mẹ chắc chắn rằng điều đó là an toàn, không có gì bất tiện và cũng hợp lý. Ba mẹ hãy cố gắng cân bằng, để mọi việc không hoàn toàn theo cách của ba mẹ hoặc theo ý muốn của con. Lưu ý là khi yêu cầu con nghe lời thì ba mẹ đừng khiến con hiểu lầm rằng: vì bố mẹ là người lớn thì có VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Những mốc phát triển quan trọng bé từ - tuổi Việc cha mẹ nắm bắt cột mốc phát triển giai đoạn 0-3 tuổi hỗ trợ nhiều cho phát triển toàn diện thể chất trí tuệ cho yêu bạn Dưới giai đoạn phát triển trẻ giai đoạn sơ sinh đến tuổi cha mẹ nên nắm rõ Từ 0-3 tuổi giai đoạn trẻ bắt đầu làm quen khám phá giới xung quanh giai đoạn bé học hỏi tiếp thu nhanh Tất thứ với bé lúc thật mẻ cha mẹ cần nuôi dạy hướng dẫn cho thật tỉ mỉ kiên nhẫn Hãy dành nhiều thời gian bên nắm bắt giai đoạn vàng chìa khóa cho phát triển tương lai bé Nhưng để làm điều đó, cha mẹ cần phải nắm bắt rõ phát triển bé giai đoạn 0-3 tuổi nào? Infographic sau cung cấp cho bạn phần thông tin cần thiết Hãy bổ sung thông tin hữu ích vào kinh nghiệm làm cha mẹ tháng, giai đoạn bé nằm ngửa thường nắm chặt tay, đá chân xoay cánh tay Đặc biệt giai đoạn bé nhạy cảm với loại âm thể lực bé yếu VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Bé tháng tuổi cứng cáp hơn, bé tự chống tay hay nâng đầu góc 45 độ Đây giai đoạn bé bắt đầu biết quan sát bắt chước Có thể cho bé cầm đồ vật nhỏ, nhẹ, xem thẻ tranh đơn sắc thu hút hướng nhìn trẻ tiếng chuông, xúc xắc, lục lạc,… Giai đoạn 5-6 tháng tuổi, bé tự ngồi có vật chống lưng giai đoạn bé bắt đầu bi bô để thu hút ý người thân gia đình, bé có nhiều dáng nằm khác nhau,… VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí 6-7 tháng, bé học bò, biết xoay người cách nhanh nhẹn tự ngồi, mắt tay phối hợp tốt với biểu cảm xúc mặt đa dạng Giai đoạn 7-8 tuổi bé học bò biết 1-2 cử động quen thuộc, bé bi bô nhiều hiểu vài từ người lớn Đặc biệt bé chuyển đồ vật từ tay sang tay VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Tới tháng thứ 10, bé biết gọi mẹ, bé tự đứng lên bám vào xe tập - tập đứng để bước chậm 11-12 tháng tuổi, bé tự bám vào đồ vật xung quanh thành giường, thành cũi,… bé nói nhiều từ đơn giản ngón tay linh hoạt hơn,… VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Từ 12 đến 15 tháng tuổi, bé tò mò khám phá giới xung quanh, sợ người lạ thường hay bám bố mẹ người thân Ở giai đoạn bé tự rửa tay mặt thích bắt chước Khi đến giai đoạn 18-21 tháng, bé chạy nhảy né tránh tốt, sáng tạo, biết đòi hỏi VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí tự làm số việc nhỏ,… 21-24 tháng tuổi, bé vững, ngã, ghi nhớ lâu điều thú vị thực hoạt động cần phối hợp tay mắt cách thành thạo hơn,… Giai đoạn 24-30 tháng, bé tự tin vững tiến, lùi dễ dàng,… VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí 30 đến 36 tháng tuổi, bé biết diễn tả nhiều cảm xúc, dễ xúc động, thích chơi với bạn bắt đầu bắt đầu học giao tiếp với người xung quanh,… Hi vọng với vài ghi cột mốc phát triển năm đầu đời, cha mẹ có VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí thể biết chăm sóc, nuôi dạy cách để bé phát triển tự nhiên toàn diện nhất! Những giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ thai nhi Tại buổi hội thảo khoa học Đánh giá sự phát triển của trẻ dưới 1 tuổi vừa diễn ra tại Hà Nội (30/11), TS Lynn Singer, Phó chủ tịch chương trình giảng dạy trường Đại học Case Western Reserve, Cleveland, Ohio (Mỹ) khẳng định: “Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy sự phát triển của não bộ khá phức tạp, nó theo một trình tự có sắp xếp, bắt đầu từ những ngày đầu kể từ khi thụ thai rồi tiếp tục sau khi sinh với tốc độ phát triển nhanh cho tới tận năm trẻ 2-3 tuổi và kéo dài cho đến tuổi trưởng thành”. Trước sinh TS Lynn Singer lưu ý tất cả các bà mẹ về 4 giai đoạn được coi là cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, đó là: - Ở tuần tuổi thứ 3-4 của thai nhi cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống bắt đầu diễn ra. - Giai đoạn 2-4 tháng tuổi, quá trình phát triển thần kinh trong đó có các neurons (tế bào thần kinh) và glia (tế bào mô đệm thần kinh- là hai loại tế bào thần kinh chính) được hình thành. - Vào giai đoạn thai nhi được 3-5 tháng tuổi sẽ xuất hiện sự chuyển dịch, trong đó có việc hàng triệu tế bào di chuyển đến vị trí ổn định của chúng. - Cuối cùng là giai đoạn biệt hoá, trong đó có các tế bào chết hình thành tạo một lớp bảo vệ các tế bào thần kinh và làm cho sự truyền thông tin diễn ra nhanh hơn. Những yếu tố ảnh hưởng Trong những thời điểm trên, yếu tố gien, ảnh hưởng từ môi trường, vấn đề dinh dưỡng, môi trường xã hội - tình cảm của người mẹ và những trải nghiệm của quá trình phát triển đều đóng vai trò quyết định phát triển xu hướng phát triển trí tuệ cơ bản của trẻ. “Thiếu hụt axit folic là một trong những nguyên nhân xuất hiện sự bất thường ống thần kinh như spinal bifida (nứt tuỷ sống). Thiếu sắt và thiếu máu do mẹ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hành vi của trẻ một cách tiêu cực”, TS Lynn Singer cảnh báo. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu sinh hoá của các nhà khoa học cũng cũng phát hiện: những trẻ sơ sinh phải tiếp xúc với cocain và các chất gây nghiện tương tự cũng có chỉ số hoạt động (novelty scores) và trí tuệ kém hơn những đứa trẻ bình thường, chất teratagens cũng ảnh hưởng xấu đến khả năng ghi nhớ nhận biết. Những thai nhi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ sinh non cũng thường bị ảnh hưởng khá nặng nề về thể chất và tinh thần trong suốt quá trình phát triển sau này. Sinh ra trẻ nhận biết thế nào? Sau sinh Cũng theo những nghiên cứu của TS Lynn Singer: sự phát triển khả năng nhận biết chỉ diễn ra sau khi trẻ ra đời, do sự tăng trưởng của các tế bào neurons và mối liên kết giữa chúng. Các mối liên hợp thần kinh (myelin) cũng được sinh ra, tạo điều kiện cho để phát triển các tế bào thần kinh phức tạp. Các liên hợp thần kinh biến mất ngay sau khi kết thúc các tín hiệu này và được cho là độc lập với sự trải nghiệm của trẻ. Quá trình cuối cùng này sinh ra khả năng tha thứ trong bộ não trẻ. Khả năng gợi nhớ của trẻ thì lại thông qua các thành tố cơ bản của quá trình xử lý thông tin bao gồm: nhận biết và lưu giữ hình ảnh, giải mã phân biệt và truy cập. Trẻ càng lớn thì chuỗi quá trình xử lý diễn ra càng nhanh. Cụ thể, qua các số liệu khoa học theo dõi những đứa trẻ có bộ não phát triển bình thường: Khi 3 tháng tuổi, trẻ có thể phân biệt được khuôn mặt và hình tròn trong 60 giây làm quen. Tuy nhiên ở 4 tháng tuổi trẻ có thể thực hiện nhận biết này trong 16 giây. Sang tháng thứ 5 tháng, trẻ chỉ cần làm quen trong vòng 4 Tâm lý của bé từ 0 - 3 tuổi Từ 0-3 tuổi bé có thể mang đến cho bạn những bất ngờ thú vị hoặc những câu nói dễ thương mà bạn cảm thấy ngập tràn hạnh phúc. Bạn cũng sẽ gặp những rắc rối với các câu hỏi “đánh đố” hoặc “chín mặt” với người lạ vì những lời hồn nhiên của bé. Từ 0-3 tuổi bé có thể mang đến cho bạn những bất ngờ thú vị (google image) Một số biểu hiện tâm lý của bé dưới đây có thể giúp bạn hiểu bé yêu của mình hơn: Dưới 1 tuổi 6-7 tháng tuổi: Bé biết biểu hiện cảm xúc của mình một cách sơ giản nhất như phân biệt được người lạ (bé thường bám chặt vào người bạn và không chịu cho người lạ bế, khóc khi họ lại gần), cười khi mọi người làm trò, biết giận giữ, sợ hãi. 7-8 tháng tuổi: Bé đặc biệt có những biểu hiện nhạy cảm, cụ thể là bám lấy bạn khi bé nghe những âm thanh lớn như tiếng kèn, tiếng chó sủa, tiếng máy bay… Bé đã có biểu hiện của sự sở hữu như thích được bạn khen, cưng nựng trước các bé khác. 8-9 tháng tuổi: Các cung bậc cảm xúc của bé được biểu hiện rõ rệt hơn, có phần thái quá như khóc, giận giữ, la hét… Bé thể hiện sự bất bình “thách thức” với bạn bằng những hành động như đổ đồ ăn đi, đập vỡ đồ chơi 9-10 tháng tuổi: Bé đã nhận biết được cảm xúc của người xung quanh, đặc biệt bé hiểu những cảm xúc của bạn. Khi bạn cáu kỉnh, giận giữ với bé, bé biết được điều đó và khóc. Đôi khi bé có thể bắt chước những bé khác. Bé có hiện tượng “ăn vạ” khi bạn không cho bé đạt được những gì bé muốn. Bé cũng thích khám phá với mọi thứ xung quanh nên bé thường xuyên di chuyển. 10-11 tháng tuổi: Bé có cảm giác xa bạn và khóc đòi bạn nếu không thấy bạn ở gần vì bé bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh ngoài bạn. Bé cũng sẽ rất dễ chịu nếu bạn vuốt ve, an ủi bé. 11-12 tháng tuổi: Bé bắt đầu có những phản ứng với bạn nếu bạn lấy mất đồ chơi bé thích hay bạn ép bé ăn. Bé khóc và giãy giụa. Tuy nhiên, vào tầm tuổi này bé thường mang niềm vui đến cho gia đình bằng những hành động “không thể không cười” được như bắt chước hình dáng con mèo, tô son của mẹ… Bé bắt đầu có những biểu hiện “nghịch ngợm” vì bé đang khám phá thế giới xung quanh với sự say mê “không thể dừng lại”. 1 tuổi Tuổi này bé chập chững biết đi, cơ thể bé cứng cáp hơn và tâm tính cũng phức tạp hơn. Bé rất dễ vui song cũng rất dễ khóc. Tính hiếu kỳ của bé càng bộc lộ mạnh mẽ khi bé biết đi, có khi bé trèo vào hốc tối nào đó trong góc nhà để “đánh đố” bạn. Bé đã có được sự tự quyết định cho bản thân đầu tiên như lựa chọn đồ chơi, leo vào lòng bạn để nhận được sự âu yếm của bạn. Bé thích được khen ngợi, động viên khi thực hiện được điều đó. Bạn càng khen bé càng thích thú lặp lại hoạt động ấy. Tuổi này bé thích được chơi với các bạn nhiều hơn, đó chính là dấu hiệu đầu tiên bé giao tiếp với xã hội. Bé 2 tuổi hay bướng bỉnh, khó bảo, hay nhè và biết dỗi hờn (google image) 2 tuổi Bé đã đi vững và có một vốn từ vựng kha khá, bé nhận thức thế giới bên ngoài nhiều điều thú vị và muốn tham gia vào đó. Cho nên, bạn cảm thấy bé bướng bỉnh, khó bảo, hay nhè và biết dỗi hờn nữa. Bé cũng có thể mang đến cho bạn những bất ngờ thú vị hoặc những câu nói dễ thương mà bạn cảm thấy ngập tràn hạnh phúc. Bạn sẽ gặp một số những rắc rối như không biết trả lời ra sao về những câu hỏi của bé hoặc “chín mặt” với những lời hồn nhiên. Bé có thể biết mách bố mẹ chuyện đúng sai của các bạn và những người bé gặp. 3 tuổi Bé đã tự ý thức 10 giai đoạn phát triển quan trọng của bé yêu (P.1) Khi nghe chữ "giai đoạn phát triển quan trọng", chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến những tấm hình thật dễ thương đã lưu lại biết bao nhiêu khoảnh khắc "đầu tiên" trong album ảnh của con: Nụ cười đầu tiên, cái vẫy tay đầu tiên, và rất nhiều cái "đầu tiên" khác nữa. Đó không chỉ là những ký ức đẹp đẽ thôi đâu, mà còn là biểu hiện của những nỗ lực rất lớn trong suốt quá trình theo dõi con trưởng thành. Những phát triển này làm cho cha mẹ cảm thấy hạnh phúc và vui sướng biết bao, tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều thách thức. Nhưng không hề gì, chúng tôi sẽ giúp bạn một vài đặc điểm tiêu biểu để dễ theo dõi quá trình lớn lên của con. 5 đến 6 tuổi 1. Các môn thể thao đồng đội Con bạn không chỉ được rèn luyện sức khỏe và khả năng phối hợp đồng đội, mà còn học được nhiều điều qua các tương tác trong nhóm. "Thông qua các môn chơi đồng đội bé được giáo dục cách giao tiếp với bạn bè và tuân thủ theo các luật lệ của trò chơi", ông Michael Wasserman, bác sĩ nhi khoa trung tâm Y tế Ochsner, New Orleans, cho biết. Thêm vào đó, bé còn học biết sự kiên nhẫn và nhường nhịn mọi người. Nói cách khác, tham gia một đội bóng đá không phải là gợi ý tồi chút nào! Bên cạnh đó, nên nhớ rằng các phụ huynh không nên quá hiếu thắng, gây áp lực buộc con mình phải giành chiến thắng. Các môn thi đấu đồng đội là một cơ hội tuyệt vời nhằm truyền tải tinh thần thể thao đến bé, cách phối hợp ăn ý và tính kiên trì khi đương đầu với khó khăn thông qua những buổi luyện tập. Tuy nhiên, thời gian đầu cũng đừng nên trông đợi nhiều vào khả năng làm việc nhóm của trẻ, "Đứa con gái Eva 5 tuổi của tôi đã chơi bóng ném được một năm nay, nhưng bọn trẻ vẫn chưa thật sự hiểu được ý nhau để đưa bóng đi nhanh hơn. Tuy nhiên, việc quan sát chúng dần kết nối với nhau, thật sự rất tuyệt vời", ông Erika Hanson ở Fargo chia sẻ. Thông qua các môn chơi đồng đội bé được giáo dục cách giao tiếp với bạn bè và tuân thủ theo các luật lệ của trò chơi (Ảnh minh họa). 2. Tập lái xe đạp Để giúp trẻ làm quen với cảm giác chạy xe trên mặt đường thì cần sự trợ giúp của bố mẹ. Ngay cả khi bé chạy xe đạp 3 bánh thì vẫn cần sự giám sát chặt chẽ của người lớn, thử tượng tượng xem một đứa trẻ sẽ như thế nào nếu chỉ mỗi bé và chiếc xe đạp chạy trên đường? Tuy nhiên mọi việc sẽ được thay đổi khi bé đã thật sự sẵn sàng. Hầu hết trẻ em đều có thể tự điều khiển được xe sau khi trải qua các buổi tập. "Đó là lúc chúng đã có thể giữ thăng bằng và cơ bắp cũng đủ cứng cáp", tiến sĩ tâm lý Aaron Cooper nói. Bé vừa trải qua cảm xúc vui sướng tột độ vì chạy được xe, nhưng lại ngã nhào liền ngay sau đó. Đừng quá lo lắng, việc bé đột ngột tăng tốc vượt ra khỏi sự kiểm soát của bạn và té ngã cũng bình thường thôi. Thậm chí ngay cả lúc đã tuân thủ đúng theo những quy tắc an toàn rồi nhưng bé vẫn có thể ngã bất cứ lúc nào. "Hãy đi đến thật bình tĩnh, đừng chạy vội lại và tỏ ra hốt hoảng vì như thế chỉ làm bé cảm thấy sợ thêm mà thôi. Cho con biết rằng tai nạn đã xảy ra và bây giờ có thể tiếp tục tập tiếp được rồi!" Nhưng điều quan trọng là gương mặt bạn phải thể hiện sự hãnh diện về con. "Nét mặt phải gửi đến cho con bạn thông điệp rằng chúng rất mạnh mẽ và tuyệt vời!", Cooper khuyên. 7 đến 8 tuổi 3. Thay răng Một số trẻ bắt đầu rụng răng sữa khi đến 5 tuổi. "Thời điểm thay răng rất khác nhau giữa các bé, sẽ thật hiếm nếu trong lứa tuổi này mà trẻ vẫn chưa gặp một vấn đề nào về răng miệng ", tiến sĩ Wasserman cho biết. Thứ tự thay răng cũng rất khác nhau, 10 giai đoạn phát triển quan trọng của bé yêu (P.2) Cha mẹ cần phát hiện và giúp con phát triển những đam mê vừa chớm nở. Chẳng hạn nếu bé thích bóng đá, hãy đưa bé đến ngay câu lạc bộ dạy đá bóng, còn nếu bé thích diễn xuất hãy cho bé tham gia vào đội kịch nhà văn hóa hay đưa bé đi xem phim, kịch. 9 đến 10 tuổi 5. An ủi con sau một cơn ác mộng "Amber đã lên 9, và bé vẫn thường chạy đến bên tôi mỗi khi gặp phải ác mộng", bà Sherri, Ashland chia sẻ. Một tháng trôi qua, mọi chuyện vẫn yên ắng kể từ lần gần nhất bé thút thít đi ngủ lúc 2 giờ sáng với hình ảnh quỷ hút máu Dracula vẫn đang lảng vảng trong đầu. Tất cả những gì bạn cần làm là những cử chỉ ân cần, sự âu yếm ôm con vào lòng đến cái hôn nhẹ nhàng lên má để dạy bé biết cách tự trấn an mình như thế nào. Những cơn ác mộng có thể vẫn còn, nhưng bé đã có thể tự vấn với chính mình rằng đó chỉ là mơ và nó không có thật. Con vẫn sẽ kể cho bạn nghe những giấc mơ đó nhưng là vào bữa sáng hoặc có khi đến tận tuần sau nữa không chừng. Khi con ngủ gặp ác mộng, hãy an ủi con và giải thích cho bé đấy chỉ là giấc mơ (Ảnh minh họa). 6. Tự lập kế hoạch mà không cần xin ý kiến cha mẹ Quinn Daily, 9 tuổi, rất thích mời đứa bạn thân của mình là Matthew đi ăn pizza nhưng mẹ cậu không cho phép. "Một lần nọ, chuông cửa reo, khi mở cửa tôi đã thấy Matthew và mẹ cậu bé đã đứng sẵn ở đó. Tôi không hiểu vì sao tụi nhỏ lại đến đây. Tôi và chị ta nhìn nhau rồi chợt cười phá lên. Thì ra bọn nhỏ đã sắp đặt hết mọi chuyện", bà Daily sống ở Sarasota chia sẻ một kinh nghiệm vui của chính mình. Điều gì là nguyên nhân của hành động đó? "Khi được 9, 10 tuổi, bé đã có khả năng tự lập và thiết lập kế hoạch ưa thích cho riêng mình", Cooper giải thích. Những ý định của bé thường không bao giờ cho bố mẹ biết hay có giải thích thật rõ ràng trước khi thực hiện. Hãy khuyến khích bé chia sẻ nhiều hơn về những dự định của mình. Cha mẹ có thể lập một thời gian biểu cho trẻ, chỉ cho con thời gian nào bé được tự do và khuyến khích bé tiết lộ với bạn những gì bé định thực hiện khi đó. Tất nhiên, bạn sẽ có quyền ngăn cấm nếu bé định làm điều nguy hiểm, nhưng trẻ em đánh giá rất cao sự tự do mà cha mẹ dành cho chúng, cũng như rất xem trọng quyền làm chủ (ở một mức độ tương đối) của chính mình. 7. Khám phá niềm đam mê của mình Mối quan tâm của bé ở lứa tuổi này thường vượt ra khỏi những giới hạn bình thường. "Đó là một dấu hiệu cho thấy bé đã có đủ những kỹ năng cần thiết: Ngôn ngữ, sức mạnh, trí khôn và khả năng tập trung vào công việc mình đang làm. Đó là tất cả những gì bé cần cho một hoạt động yêu thích thật sự", tiến sĩ Wasserman cho biết. Cha mẹ cần phát hiện và giúp con phát triển những đam mê vừa chớm nở. Chẳng hạn nếu bé thích bóng đá, hãy đưa bé đến ngay câu lạc bộ dạy đá bóng, còn nếu bé thích diễn xuất hãy cho bé tham gia vào đội kịch nhà văm hóa hay đưa bé đi xem phim, kịch. Điều quan trọng là cha mẹ hãy ủng hộ bất cứ điều gì bé thích. "Ngay cả khi bé vẽ không đẹp nhưng bé lại thích vẽ, hãy cứ khuyến khích con, điều đó giúp gây dựng cho bé sự tự tin", tiến sĩ Wasserman hướng dẫn. 11 đến 12 tuổi 8. Thích tự mua sắm những đồ dùng cá nhân Chỉ mới năm vừa rồi, Andrew Nason, 11 tuổi, còn rất vui khi mẹ chọn quần áo cho mình. "Nhưng bây giờ khi đã học lớp 7, cháu muốn tự mình chọn đồ theo ý thích", bà Anne Acton chia sẻ. Mong muốn được tự do mua sắm, hoặc chí ít có được tiếng nói trong việc lựa chọn, thường xuất hiện ở lứa tuổi thiếu niên, Cooper nói. "Một phần để lý giải việc đó là các bé muốn tự do thể hiện "cái tôi" của mình. Việc đó cũng thể hiện sự khác biệt tính cách của trẻ so với cha mẹ như thế nào. Trẻ thường sẽ tự bày tỏ cá tính của mình qua những thứ chúng chọn mua, từ quần áo

Ngày đăng: 24/06/2016, 05:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w