Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về...
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh tất cả tình thương, cha mẹ luôn nâng niu, chăm sóc bé và làm tất cả những gì tốt cho bé. Nhưng ngoài tình thương dành cho bé, cha mẹ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản để tránh những sai sót khi chăm sóc bé. Đánh thức bé dậy và cho ăn mỗi 2-3 giờ/ lần Khi bé ra đời sẽ mang đến niềm vui và hạnh phúc cho cha mẹ. Với tất cả tình thương, cha mẹ luôn nâng niu, chăm sóc bé và làm tất cả những gì tốt cho bé. Nhưng ngoài tình thương dành cho bé, cha mẹ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản để tránh những sai sót khi chăm sóc bé. Trẻ sơ sinh dễ nhiễm trùng: -Trẻ sơ sinh rất dễ bị các loại vi khuẩn “tấn công” do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì vậy, cha mẹ nên rửa tay thật sạch trước khi ẵm hay ôm hôn bé. Không để trẻ sơ sinh ngủ qua đêm: -“Thời khóa biểu ngủ” của trẻ sơ sinh không giống nhau. Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều nhưng vẫn cần phải ăn trong khoảng 2-3 giờ mỗi lần. Vì vậy, nếu thấy bé ngủ 8 tiếng liên tục, cha mẹ nên lưu ý, đây có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da. Không cách ly bé với bên ngoài trong 6 tuần đầu: -Đây là quan niệm sai lầm của cha mẹ. Chúng ta không nên cho bé ra ngoài quá lâu, nhưng nên bắt đầu cho bé làm quen với môi trường xung quanh trong tuần thứ hai. Thời điểm thích hợp là khoảng từ 9-10h hay từ 15h -16h, khi trời mát mẻ, không quá nóng hay lạnh. Không nên chọn quần áo cho bé theo ý mình: -Cơ thể bé sơ sinh còn non nớt, vì vậy, cha mẹ nên chọn quần áo có chất liệu cotton, mềm mại, thoáng mát…, đừng chỉ thấy đẹp là mua nhé. Nên cho bé ăn ngay khi bé đói: -Không nên như vậy, hãy cho bé ăn bất cứ khi nào bé đói, đảm bảo ít nhất bốn giờ một lần chứ không nên chỉ cho bé ăn theo đúng bữa. Xương sống của bé khá mềm, yếu: - Do tủy sống chưa phát triển đầy đủ nên xương sống của bé khá yếu và mỏng manh. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý và cẩn thận khi nâng đầu và cổ bé. Khi bế bé ở tư thế nằm ngang thì phải dùng cánh tay đỡ đầu bé; còn khi bế đứng hoặc đặt bé nằm xuống thì cần chú ý đỡ đầu và cổ của bé. Những lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè Mùa hè, mẹ không cần phải lo lắng nhiều nguy bé bị cảm lạnh có "hàng đống" vấn đề da, quần áo chờ mẹ phía trước Đừng bỏ qua cẩm nang với mẹo nhỏ chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè nhé! 1/ Chú ý nhiệt độ phòng Khác với người lớn, khả điều hòa thân nhiệt trẻ sơ sinh kém, với bé sinh non Mẹ nên ý giữ phòng bé thoáng khí Trong trường hợp sử dụng máy lạnh, mẹ không nên hạ nhiệt độ thấp Những bé sinh đủ tháng, mặc quần áo đầy đủ chịu nhiệt độ phòng từ 26-28 độ C Không nên để bé nằm nơi máy lạnh phả Đặc biệt, không nên mở quạt phòng máy lạnh Ngoài ra, mẹ không nên thường xuyên bế Thay đổi nhiệt độ đột ngột làm bé bị bệnh tăng tiết dịch mũi, miệng 2/ Tắm cho trẻ sơ sinh cách VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Mẹ tắm cho ngày Tuy nhiên, việc tắm cho bé nhiều lần ngày không cần thiết Tắm cho bé nhiều làm trôi lớp bảo vệ tự nhiên độ ẩm da bé, làm giảm khả tự bảo vệ da Dù nóng nực, ngày nên tắm cho lần đủ mẹ nhé! Một số lưu ý tắm cho bé: – Duy trì nhiệt độ phòng khoảng 28 – 30 độ C – Rửa tay xà phòng diệt khuẩn cắt móng tay gọn gàng trước tắm cho bé – Sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ em để tránh gây kích ứng da Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh: – Rửa tay nước xà phòng, sát trùng lại cồn 90 độ – Dùng gòn nước lau rốn, sau thấm khô cuống rốn chân rốn VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí – Sát trùng vùng da quanh rốn cồn 70 độ – Có thể để hở băng lại lớp gạc mỏng, vô trùng – Quấn tã rốn, tránh để phân nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn Phần rốn lại bé bắt đầu rụng sau sinh khoảng 5-7 ngày Cuống rốn vết thương hở, dễ bị vi khuẩn công dẫn đến nhiễm trùng không chăm sóc cẩn thận Nhiễm trùng rốn nguy hiểm, gây biến chứng nhiễm trùng máu nến không phát điều trị kịp thời Vì vậy, vệ sinh rốn cho bé, mẹ nên lưu ý trường hợp bất thường như: rốn có mùi hôi, rỉ máu, rỉ nước vàng chậm rụng rốn sau tuần… 3/ Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè: Bảo vệ da bé – Thường xuyên lau khô mồ hôi vùng da cổ, lưng, khủy tay, bẹn, mông giúp bé không bị cảm lạnh hay rôm sảy Nếu bé bị rôm, sảy, mẹ tắm cho thuốc tím pha loãng nước khổ qua (mướp đắng) – Sau thay tã, nên rửa hậu môn phận sinh dục cho bé, theo chiều từ trước sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn công vùng kín VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí – Mặc quần áo chất liệu thoáng mát, có khả thấp hút mồ hôi – Cho bé tắm nắng vào buổi sáng khoảng 30 phút Thời gian tắm nắng tốt từ 6h30 đến 7h30 4/ Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè: Tăng cường hệ miễn dịch Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch chưa phát triển dễ trở thành mục tiêu công loại vi khuẩn, mùa hè, môi trường tuyệt vời để vi khuẩn sinh sôi Chính vậy, mẹ nên đặc biệt ý quan sát bé ngày để phát điểm bất thường dù nhỏ Các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ em tháng tuổi bú mẹ, vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, vừa tăng khả miễn dịch cho bé Đối với trẻ không bú mẹ, nên ý bổ sung vitamin khoáng chất đầy đủ để giúp bé tăng sức đề kháng VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh Trẻ mới sinh ra luôn cần sự chăm sóc đặc biệt.Vì thế luôn làm các bà mẹ lo lắng,sự lo lắng thái quá đôi khi khiến các bà mẹ trẻ dễ mắc sai lầm khi cho bé ăn, ngủ, tắm hay uống thuốc Khi cho trẻ ăn - Cho trẻ bú kéo dài quá lâu. Một số người không chịu nổi khi nhìn con "chật vật" trong quá trình cai sữa và số khác cho rằng trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Hậu quả là trẻ lên 4-5 tuổi mà vẫn đòi bú, gây bất tiện cho mẹ và tạo thói quen không tốt cho trẻ. Nên cai sữa cho con ngoài một tuổi, cùng lắm là đến 18-24 tháng tuổi - Không cho trẻ ăn hoa quả và uống thêm nước lọc. Khi bé bắt đầu ăn bổ sung, có thể cho trẻ ăn thêm nước quả hoặc quả tươi nghiền để cung cấp thêm lượng vitamin. Trẻ được 8-9 tháng có thể ăn chuối tiêu chín nghiền nát. Khi trẻ dưới một tuổi, chưa biết đòi uống khi khát, các bà mẹ cần chú ý cho bé uống nước đầy đủ, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực. - Cho trẻ ăn không căn cứ vào nhu cầu của trẻ: Nhiều bà mẹ cho con bú suốt ngày, bất cứ khi nào quấy khóc, tập cho trẻ thói quen vòi vĩnh, biếng ăn, quấy khóc và luôn đòi bế ẵm. Tuy nhiên, cũng không nên quá máy móc về giờ giấc cho con ăn, các bữa cách nhau đúng 3 tiếng, vì có nhiều em háu đói. . - Cho trẻ ăn bổ sung không đúng độ tuổi, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé. Cho trẻ ăn bột sớm quá (trước 4-6 tháng tuổi) hoặc quá nhiều so với tháng tuổi (mới 5-6 tháng đã cho ăn tới 4 bữa bột/ngày) là hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ ăn không tiêu, sinh tướt, đi ngoài phân sống, dần dần bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, lâu dài sẽ sinh rối loạn tiêu hóa. Ngược lại, khi trẻ ngoài 4-6 tháng tuổi mà vẫn chưa được ăn thêm thì không chóng lớn. - Cho trẻ ăn quá nhiều trứng. Không nên cho bé ăn mỗi ngày 1 quả trứng hoặc hơn. Khi được 1 tuổi, chỉ nên cho trẻ ăn 2 hoặc 3 lòng đỏ trứng quấy chín với bột mỗi tuần. Khi tắm cho trẻ Nhiều người ngại tắm cho trẻ vì chỉ thiếu cẩn trọng là bé có thể nhiễm lạnh, cảm cúm. Đặc biệt, khi trẻ ốm bệnh, nhiều người không hề tắm rửa cho trẻ trong một thời gian dài, gây kéo dài đợt ốm hơn. Chú ý, sau những kỳ ốm bệnh hay trong những ngày rét, cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để phòng nhiễm lạnh. Dùng thuốc cho trẻ Khi con ốm, các bà mẹ dễ mất tinh thần, cho trẻ uống bất cứ thứ thuốc nào được mách bảo (kể cả lời khuyên từ những người không có chuyên môn y khoa). Việc này thực tế có thể khiến trẻ bệnh nặng thêm. - Đừng để trẻ ốm nặng quá hoặc sốt cao kéo dài mới mang đến thầy thuốc. - Đừng cho trẻ dùng quá nhiều sinh tố vì có nhiều loại như A và D sẽ gây hại cho trẻ nếu không biết cách dùng đúng. - Đừng vội vã tự động cho trẻ uống thuốc, đặc biệt không nên cho trẻ uống thuốc dành cho người lớn hoặc với liều lượng như của người lớn. - Đừng tự dùng những thứ thuốc như sulfamide, auréomycine, tifomycine, pénicilline, streptomycine, rimifon, émitine trong khi còn chưa rõ con mình mắc bệnh gì. Nếu không, các thuốc này sẽ gây nhờn thuốc. - Đừng quan niệm tiêm lúc nào cũng tốt. Đôi khi có những cách chữa đơn giản hơn, chỉ cần uống mà vẫn rất hiệu quả. Cho trẻ ngủ: Sau bữa ăn, trẻ rất hay buồn ngủ, chỉ cần bế một lúc, ru nhè nhẹ rồi đặt Bệnh sởi và những lưu ý khi chăm sóc trẻ Gần đây, dịch sởi đang lan rộng ở nhiều địa phương trên cả nước . Đây là loại bệnh thường gặp ở trẻ trong những giai đoạn chuyển mùa và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số kiến thức cần thiết giúp các bậc cha mẹ có thể phòng ngừa và chăm sóc con trẻ trước dịch bệnh này: Những triệu chứng của bệnh Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút sởi (thuộc nhóm paramyxovirus) gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người qua các giọt sương do người bệnh ho hoặc hắt hơi bắn ra. Thời gian ủ bệnh từ 4-12 ngày. Bệnh hiểu hiện bằng các triệu chứng như: sốt cao có thể kéo dài từ 3-4 ngày, ho, sổ mũi, viêm kết mạc và đặc biệt là phát ban toàn thân dạng sởi. Ban sởi thường mọc khởi đầu sau tai, cổ xuống ngực, lưng, bụng và tứ chi và khi ban “bay” sẽ để lại những vết thâm và da bong tróc nhẹ - hình ảnh này được gọi là vết hằn da hổ. Đây là một đặc điểm quan trọng giúp phân biệt ban sởi với các loại “ban đỏ” khác mà nhiều người hiểu lầm là ban sởi. Ở một số bệnh nhi, khi khám bác sĩ có thể nhìn thấy dấu Koplik –những nốt trắng trên niêm mạc má ở vùng răng hàm. Tuy nhiên, rất ít khi tìm được dấu hiệu này vì nó thường xuất hiện và mất đi rất nhanh. Virus sởi truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua những giọt dịch mũi - họng bắn ra khi nói, cười. Nếu trẻ lành hít phải, virus sẽ xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp và gây bệnh. Do đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao nếu trẻ không được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không hiệu quả (cần tiêm đủ 2 mũi). Sởi sẽ rất nguy hiểm nếu có biến chứng, đặc biệt là viêm não sau sởi. Chẩn đoán sởi ở trẻ em thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng là chính. Một bệnh nhi được gọi là mắc sởi khi có đủ các dấu hiệu sau: - Sốt: nhiệt độ đo ở nách từ 37,50C trở lên hoặc trong bệnh sử có sốt. - Phát ban toàn thân dạng sởi (như mô tả ở trên). - Và một trong ba triệu chứng sau: ho, chảy mũi, mắt đỏ Vì biểu hiện lâm sàng khác đặc hiệu nên trong thực hành lâm sàng hằng ngày ít khi bác sĩ sử dụng xét nghiệm huyết thanh học để chẩn đoán bệnh sởi. Chúng ta cũng cần lưu ý phân biệt bệnh sởi với ban dị ứng (trẻ thường phát ban từng mảng, dạng mày đay, ngứa) và phát ban trong các bệnh khác (như tinh hồng nhiệt, nhiễm trùng ). Các biến chứng của bệnh sởi thường rất nặng và dễ gây tử vong: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, cam tẩu mã, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng (do quá kiêng khem), loét giác mạc do thiếu vitamin A. Vì vậy, trẻ cần được phát hiện sớm các biến chứng sau khi mắc sởi, đặc biệt là sau khi ban bay hết mà trẻ vẫn còn sốt. Điều đáng quan tâm là sau sởi trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nặng. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi Những trẻ xuất hiện các biểu hiện bệnh lý nên được cách ly ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Khi trẻ chưa xuất hiện các biến chứng kể trên, bạn không nên cho trẻ dùng kháng sinh. Việc điều trị chủ yếu là khắc phục trị triệu chứng như uống thuốc hạ sốt, vệ sinh toàn thân, răng miệng, mắt (nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý). Trẻ cần được ăn đầy đủ thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống đủ nước. Cho bé ăn nhẹ, đủ chất; uống nhiều nước (dung dịch oresol, nước quả tươi) khi trẻ sốt cao, tiêu chảy. Với trẻ đang bú, tiếp tục cho bú mẹ. Trẻ đang ăn bổ sung, ngoài sữa mẹ cần ưu tiên trẻ khẩu phần đủ chất dinh dưỡng nhất là những thực phẩm giàu protid và caroten. Ngoài ra, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm ho. Khi có biến chứng, có thể dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của thầy thuốc và uống bổ sung vitamin A để tránh khô Những lưu ý khi chăm sóc trẻ ốm Những cách chăm sóc trẻ ốm không phù hợp, đôi khi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Sau đây là một số kinh nghiệm khi chăm sóc trẻ bị bệnh. Chớ ủ kín trẻ khi bị sốt Đối với trẻ bị sốt cấp tính, chúng ta có thể cho uống thuốc hạ sốt theo liều lượng được chỉ định. Nên để trẻ mặc quần áo thoáng mát và cho uống nhiều nước. Những sai lầm hay mắc phải khi trẻ sốt là người lớn ủ kín trẻ quá mức, cho trẻ mặc 2-3 áo, đóng hết cửa để tránh gió lùa và không tắm cho trẻ. Trẻ vẫn có thể tắm được, tuy nhiên cho trẻ tắm nước ấm để trẻ cảm thấy không khó chịu khi đang bị sốt. Đừng cố cạy răng khi trẻ bị co giật Những trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi, có thể bị co giật khi sốt cao đột ngột. Thường những cơn co giật này kéo dài khoảng 1 phút và tự ngưng. Khi trẻ co giật biểu hiện thường thấy là mắt trợn ngược lên hay đứng tròng, không biết gì, sùi bọt mép, tay và chân giật từng hồi liên tục. Điều quan trọng là cha mẹ phải thật bình tĩnh hãy để trẻ nằm ngiêng một bên để đờm nhớt có thể chảy ra ngoài và làm thông thoáng đường thở của trẻ. Có thể nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn trẻ và lau ướt người trẻ bằng nước ấm. Chờ một vài phút cho trẻ hết co giật và thở đều trở lại rồi đưa trẻ đến bệnh viện. Không nên cố cạy miệng trẻ ra và nhét một vật gì đó vào hay cạo gió cho trẻ. Thuốc cầm tiêu chảy không tốt cho trẻ Trẻ tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt là tiêu chảy phân lỏng nước, nhiều người thường mua cho trẻ thuốc cầm tiêu chảy nhưng một số thhuốc cầm tiêu chảy có thành phần dược lý giống thuốc phiện, chất này có thể cầm tiêu chảy ngay, nhưng lại gây ngộ độc và tử vong cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Điều quan trọng nhất là khi trẻ bị tiêu chảy cha mẹ nên cho trẻ uống oresol pha theo đúng liều lượng để bù lại lượng nước bị mất. Nếu trẻ không uống được các loại nước này, thì có thể cho trẻ uống nước dừa tươi hoặc nước ép cà rốt. Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên theo dõi xem trẻ có bị mất nước không, nếu có cần cho trẻ đến cơ sở y tế để kịp điều trị. Trẻ phát ban không cần kiêng tắm Có khá nhiều bệnh nhiễm trùng gây phát ban ngoài da khoảng vài ngày sau khi sốt như: Sởi, Rubella, sốt xuất huyết, Điều cần làm là cho trẻ tắm rửa bình thường thậm chí có thể tắm cho trẻ nhiều hơn bình thường nếu trẻ chơi làm dơ bẩn người. Nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát và ăn uống bình thường. Nếu những nốt mụn nước thủy đậu có mủ vàng nên cho trẻ đi khám bệnh để điều trị bội nhiễm vi trùng. 7 lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh Do chủ quan nên nhiều bậc cha mẹ đã không lưu ý đến những biểu hiện bất thường của trẻ dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là 7 lưu ý đặc biệt cần thiết đối với trẻ sơ sinh: Cho bé bú theo "nhu cầu" Theo thống kê hầu hết các trẻ sơ sinh, trong tháng đầu tiên khi chào đời, đều có nhu cầu được bú mẹ từ 8 - 12 lần/ngày với khoảng thời gian trung bình từ 2 -3 tiếng/ lần. Trong vòng từ 2- 3 tháng tuổi tiếp sau đó, số lần trẻ cần bú có thể giảm xuống là từ 6 -8 lần/ngày. Dần dần số lần bú của trẻ cũng sẽ giảm đi tỷ lệ nghịch với sự phát triển của bé, điều này có nghĩa là trẻ càng lớn thì số lần bú sẽ càng giảm đi, nhưng lượng sữa mỗi lần trẻ bú lại tăng lên. Bên cạnh nguồn sữa mẹ quý giá, bạn cũng có thể bổ sung cho trẻ thêm các loại sữa ăn ngoài, về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, xin nhắc bạn rằng, bạn không nên quá lạm dụng sữa ngoài đối với trẻ, bởi vì các loại sữa bột này khi được thu nạp vào trong cơ thể trẻ sẽ được hấp thụ chậm hơn so với nguồn sữa mẹ. Bổ sung vitamin D Nếu như bạn cho trẻ bú toàn bộ bằng sữa mẹ, bạn hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D cho trẻ. Bởi lẽ nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào, tuy nhiên nguồn sữa mẹ lại không có khả năng cung cấp đủ hàm lượng vitamin D cần thiết cho trẻ. Trong khi đó, vitamin D lại là nguồn dinh dưỡng quý giá, rất cần thiết cho sự phát triển của xương, răng và đặc biệt nó đóng vai trò quan trọng giúp cho cơ thể bé có thể hấp thụ hàm lượng canxi và photpho. Trái lại, việc thiếu hụt hàm lượng vitamin D trong cơ thể bé sẽ gây nên chứng bệnh còi xương, xương xốp và yếu. Theo dõi những biểu hiện của bé Trẻ nhỏ tuy không thể nói rằng: "Con muốn ăn” hay “Con đang đói" nhưng lại có những biểu hiện cho thấy bé đang cần được ăn, những dấu hiệu rõ ràng nhất như quấy, khóc, liếm môi, hờn Nếu thấy bé có những biểu hiện như trên, bạn đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng cho bé bú để thoả mãn cơn đói của bé nhé. Ngược lại, khi trẻ ngừng bú, ngậm miệng lại và quay mặt ra khỏi đầu vú mẹ chứng tỏ bé đã no và lúc này là thời điểm bé cần được ngủ hay nghỉ ngơi. Nhìn chung theo điều tra thì khoảng thời gian trẻ có thể bú no là trong vòng từ 10 - 20 phút sau khi bú một bên vú mẹ. Thay đổi lượng sữa thu nạp Lượng sữa trẻ thu nạp vào trong cơ thể không phải lúc nào cũng giống nhau, mà chúng thường xuyên thay đổi theo từng ngày. Những mốc thời gian mà trẻ thay đổi lượng sữa bé mẹ rõ ràng nhất là trong khoảng từ 10 - 14 ngày sau sinh, 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng trẻ sẽ bú ngày càng nhiều hơn. Hãy tin vào những phản xạ tự nhiên của trẻ Nhiều bậc cha mẹ thường lo lắng hay thắc mắc rằng, lượng sữa mà trẻ bú không biết đã lấp đầy cái bụng rỗng của trẻ chưa? Số lần trẻ bú mỗi ngày như vậy đã đủ chưa? Tuy nhiên, điều mà bạn lo lắng thật sự không cần thiết, trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra đã có những phản xạ tự nhiên như quấy khóc, biết đòi ăn, biết bú mẹ và chính vì thế trẻ hoàn toàn có thể biết điểm dừng khi đã bú no. Cho nên, bạn đừng nên lo lắng về những điều không cần thiết này. Thay vào đó, bạn nên quan tâm tới những chuyển biến tích cực trên cơ thể bé yêu, ví như làn da sẽ ngaỳ càng sáng hơn chứ không bị đỏ hay vàng như khi mới sinh ra, phản ứng thông minh nhanh nhẹn của trẻ đối với môi trường xung quanh và đặc biệt là những biến chyển về cân nặng. Theo các bác sĩ nhi khoa, trong tuần đầu tiên của tháng đầu đời trọng lượng tăng chuẩn của cơ thể bé là khoảng từ 113 - 198 gam. Dấu hiệu không nên coi thừơng Nếu trẻ không có dấu hiệu tăng cân, không đi cầu đều đặn, thường xuyên ngủ li bì, có biểu hiện không thích thú với nguồn sữa mẹ, bỏ bú, chất thải của trẻ đôi khi quá rắn hay quá lỏng. Đó là những biểu hiện bất thường, khi đó bạn