Các loại rau quả chữa hôi miệng
Nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng, thường gặp là thiếu vệ sinh răng miệng,
hoặc do dùng thức ăn “nặng mùi” như hành sống, tỏi sống, hoặc do bệnh
khoang miệng và bệnh nội tạng (bệnh viêm nhiễm) gây ra.
Rau quả chữa hôi miệng
Rau xà lách: rửa sạch, ngâm trong nước muối nhạt giây lát, nhai ăn sống. Ngày vài
lần. Giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ hôi.
Vải vài quả: lột vỏ, ngậm trong miệng. Ngày vài lần. Giúp phương hương hóa trọc,
sinh tân giải khát.
Lá măng 15g: sau khi sắc, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày 3 – 4 lần. Trừ hôi
miệng.
Đu đủ 30g, hoắc hương 6g: cho vào nồi, đổ nước vừa đủ. Đun sôi bằng lửa mạnh,
chuyển lửa nhỏ ninh tiếp giây lát, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày 3 lần.
Giúp thơm miệng trừ hôi.
Quả mận 30g, bối lan 10g, lá tỳ bà 10g: cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi bằng
lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp giây lát. Ngày 1 thang, sắc 2 lần, hòa lại. Giúp
trừ hôi tẩy bẩn.
Quât bì 30g: rửa sạch, thái sợi, sắc nước, dùng thuố thay trà,. Ngày 1 thang, chia
dùng vài lần. Kiện tỳ, trừ hôi.
Hạt dưa lưới 20g: nướng khô, tán nhuyễn, dùng một ít ngậm trong miệng. Ngày 2 -
3 lần. Giúp sinh tân trừ hôi.
Hôi miệng do vị nhiệt Chanh tươi 3 quả: rửa sạch, gọt lấy vỏ ngoài, ngậm nuốt
nước trong miệng. Ngày 2 lần. Giúp sinh tân giải khát, trừ hôi.
Dưa leo (dưa chuột) tươi vừa đủ: rửa sạch, gọt vỏ, lấy vỏ sắc nước, dùng uốngthay
trà. Ngày 3 lần. Thanh nhiệt lợi thấp, trừ hôi giải khát. Chanh tươi 1 kg, mật ong
vừa đủ: chanh rửa sạch, bổ làm đôi, vắt nước cốt, pha với mật ong trộn đều. Mỗi
lần 1 - 2 muỗng canh. Ngày 2 lần. Thanh nhiệt, sinh tân, trừ hôi.
Dưa hấu 1 quả: rửa sạch, bổ làm đôi, móc ra ruột, vắt nước cốt, dung làm thức
uống. Ngày 1 liều, chia 3 – 5 lần. Thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ hôi.
Hạt dưa hấu vừa đủ: rửa sạch, rang thơm, dùng ăn vặt. Giáng hỏa trừ hôi. Hạt dưa
lưới khô vừa đủ, mật ong vừa đủ: hạt dưa lưới bỏ vỏ, sấy khô, tán nhuyễn, pha mật
ong trộn đều, ngậm trong miệng sau bữa ăn hoặc bôi trên răng. Thanh nhiệt trừ hôi,
sinh tân giải khát.
Lô căn tươi 100g, đường phèn 30g: lô căn rửa sạch, thái đoạn ngắn, cho vào chén,
thêm đường phèn và một ít nước, tiềm cách thủy, bỏ bã lấy nước, dùng uống thay
trà. Ngày vài lần. Giảm vị nhiệt, trừ hôi miệng.
Hôi miệng do thực tích
Sơn tra (táo mèo): ngậm trong miệng. Ngày vài lần. Trợ tiêu hóa, trừ hôi miệng.
Ô mai trắng: hái quả chưa chín, sau khi ngâm nước muối, sấy khô, dùng ngậm
trong miệng sau bữa ăn. Thơm miệng trừ hôi, sinh tân tiêu thực. Sơn tra 30g, kê
nội kim 30g: sơntra (bỏ hột), kê nội kim nướng khô, tất cả cùng tán bột. Mỗi lần
dung 3 - 5g, ngày 2 - 3 lần. Trợ tiêu hóa, trừ hôi miệng.
Ô mai vừa đủ: ngậm trong miệng. Trợ tiêu hóa, sinh tân trừ hôi.
Rau quả làm thơm miệng
Lê tươi 2 quả: rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột, thái lát mỏng, dùng nước đun để nguội
ngâm nửa ngày, dùng uống thay trà. Ngày 1 liều, dùng liền vài ngày. Tư âm, khu
nhiệt, trừ hôi.
Cà chua 15g, lá bạc hà 9g, mật ong vừa đủ: cà chua và lá bạc hà xay nhuyễn, nêm
vào mật ong, dùng làm thức uống. Phương hương hóa trọc.
Hạt bí đao 100g, đại táo 100g, nhục quế 50g, vỏ tùng 100g, mật ong 1 lít: đại táo
xay nhuyễn, hạt bí đao, vỏ tùng cùng sấy khô, tán ịn, trộn với đại táo, thêm mật
ong chế thành dạng viên, lớn cỡ hạt nhãn. Mỗi sáng và chiều dùng 2 viên. Làm
thơm thân thể, da niêm sáng mịn.
Lá đậu xanh 15g, hoắc hương 10g: lá đậu xanh cùng hoắc hương sắc nước, bỏ bã
lấy nước, dùng súc miệng. Ngày 3 lần. Thanh nhiệt, thơm miệng, trừ hôi.
Rau quả trừ hôi rượu
Trà một ít: trà cho vào miệng ngậm nhai, sau 3 - 5 phút nhả sạch. Ngày 2 - 3 lần.
Sinh tân Nhận diện loại rau bẩn chứa nhiều hóa chất Rau muống, rau cải, giá đỗ, loại đậu, mướp đắng loại rau thông dụng tồn dư lượng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật Làm để phân biệt rau bẩn sạch? Nhận diện rau muống bẩn Theo Ths.BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế TP HCM, dùng nhiều đạm phân bón rau muống thường có đặc điểm Vì vậy, người dân nên chọn mớ rau nhỏ, nhìn cứng ăn lại giòn, ngon an toàn Ngoài ra, rau không chứa hóa chất có vệt nhựa loãng ngắt cuống Nhận diện rau cải bẩn Loại rau cải có đặc điểm thường bón nhiều phân đạm nitrat Bạn không nên sử dụng loại cải này, ăn sống VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Phân biệt đậu chứa hóa chất Bề đậu bóng, lông tơ người trồng bón nhiều đạm phun nhiều phân bón Nếu đậu vết sâu bệnh người trồng phun nhiều thuốc trừ sâu bệnh không đảm bảo thời gian cách ly Vì vậy, bạn nên chọn đậu có cuống màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải, không lớn hay nhỏ VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Giá đỗ chứa hóa chất độc hại Đặc điểm chứng tỏ hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất dùng phân bón trộn với loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá ủ kín lại Loại thuốc giúp giá đỗ nảy mầm phát triển nhanh Mướp đắng có chứa hóa chất Đây lạm dụng hóa chất làm tươi VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Nhận biết một số rau quả lạm dụng hóa chất Ngày nay do thị hiếu của người tiêu dùng thích các loại rau quả non tơ mỡ màng, to mập, không có vết sâu bệnh hại nên người trồng rau đã lạm dụng các loại hoá chất nông nghiệp để bón và phun cho các loại rau quả thiết yếu trong tiêu dùng hàng ngày. Dưới đây là vài đặc điểm để nhận biết một số loại rau không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do lạm dụng quá nhiều các loại hoá chất nông nghiệp: Rau muống Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát. Giá đỗ Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ. Để làm được giá đỗ như vậy một phần rất ít do kinh nghiệm của người làm giá nhưng chủ yếu khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loài thuốc trừ cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại. Những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy nước mầu nhờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa. Rau bí (ngọn và lá của cây bí ngô) Khi nhìn thấy ngọn dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí mầu xanh nhạt, lá mầu xanh đen là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly. Rau cần Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến mầu xanh đen là loại rau cần phun quá nhiều thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu cơ) và phân bón qua lá. Các loại quả đậu (gồm đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà lan, đậu ván ) Khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do người trồng đậu đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly. Chế độ tưới cho các loại rau - Cà chua Cà chua là cây thu hoạch quả, yêu cầu nước không cao lắm và thân lá của nó được bao phủ một lớp lông tơ có tác dụng chống bốc hơi. Cà chua là cây trồng có khả năng sinh trưởng mạnh nhưng sức hút nước của bộ rễ yếu nên cần có độ ẩm đất trong một giới hạn thích hợp. Vì vậy, cần phải tưới nước để tạo điều kiện cho cà chua sinh trưởng tốt. Tưới cho cà chua để đảm bảo sự cần thiết cho sinh trưởng thân lá và phát triển của quả nhưng mặt khác phải thuận lợi cho sự hình thành hoa và quả chín với chất lượng cao. Cà chua thích hợp với nhiệt độ không khí không thấp hơn 15 0C, tốt nhất là 22–240C; với ẩm độ 70 % có thể thu hoạch được 58 % năng suất, trong khi độ ẩm 50 – 60 % chỉ thu hoạch được 36 % năng suất. Độ ẩm đất thích hợp cà chua sớm cho thu hoạch. Cây cà chua khủng hoảng nước ở thời kỳ ra hoa đến quả chín, kéo dài khoảng 2 tháng, không đủ độ ẩm trong giai đoạn này có thể làm tăng tỷ lệ hoa rụng, quả nhỏ, sinh trưởng bị đình trệ. - Ở thời kỳ phát triển thân lá: cần duy trì độ ẩm thích hợp để cây sinh trưởng bình thường. Độ ẩm thích hợp tuỳ vào điều kiện thời tiết. Ở vùng khô hạn, độ ẩm đất không được thấp hơn 70 %, nhưng trong vùng độ ẩm không khí cao, độ ẩm đất không được vượt quá 70 %. - Thời kỳ quả chín: ở vùng khô hạn cần giữ độ ẩm đất không thấp hơn 60 % và tiến hành tưới cho đến cuối thời kỳ sinh trưởng thân lá, nếu không năng suất quả chín bị giảm, sản phẩm hàng hoá sẽ kém. Nếu độ ẩm lớn hơn 80 % thì phẩm chất quả chín bị giảm. - Khu vực Miền Bắc, cà chua trồng trong tháng 9, thu hoạch vào tháng 11 - 12 thường bị khô hạn ở thời kỳ phát triển quả, làm cho quả bé, năng suất thấp, vì vậy cần phải tưới trong thời kỳ này. - Cà chua trồng đầu tháng 10 thu hoach tháng 1 - 2 đều sinh trưởng trong thời tiết hanh khô, ít mưa. Giai đoạn phát triển thân lá, độ ẩm đất tự nhiên còn tương đối cao, chỉ cần tưới 1 - 2 lần sau khi trồng 15 - 20 ngày, kết hợp tưới nước, bón phân và vun gốc. Giai đoạn ra hoa, phát triển quả và quả chín cần đảm bảo độ ẩm đất không thấp hơn 70 %. Vì vậy, cần tưới cho cà chua một lần khi xuất hiện chùm hoa đầu tiên, sau 20 ngày thì tưới lần thứ hai. - Cà chua trồng đầu tháng 2 và thu hoạch vào tháng 4 - 5 sinh trưởng vào lúc thời tiết đã ấm dần và đã có mưa khá lớn, chỉ cần tưới 1 - 2 lần ở thời kỳ sinh trưởng thân lá ban đầu, nếu độ ẩm đất dưới 70 %. Ở khu vực miền Trung, nhìn chung cà chua sinh trưởng trong điều kiện khá thuận lợi, vụ Xuân thì nên tưới vào giai đoạn phát triên thân lá và ra hoa kết quả. Vì ở thời điểm này một số nơi đã có gió tây nam. Tưới nước cho cà chua nên áp dụng phương pháp tưới rãnh, mỗi lần từ 200- 250m3/ha, đảm bảo sau khi tưới độ ẩm trung bình trong lớp đất 0 – 30 cm đạt đến độ ẩm 90 – 95 %.