1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài thuốc chữa bệnh cực hay từ lá xương sông

3 133 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 343,06 KB

Nội dung

Bài thuốc chữa bệnh cực hay từ lá xương sông tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất...

Gốc > Y HỌC BỐN PHƯƠNG > Tạo bài viết mới Hoa chữa bệnh tiểu đường Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn Báo Sức khỏe và Đời sống Gần đây, cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hóa khác như rối loạn lipit máu, gút . bệnh tiểu đường có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Để phòng chống căn bệnh này, ngoài việc nghiên cứu và sử dụng các thuốc y học hiện đại mới, người ta cũng chú trọng tìm trong kho tàng kinh nghiệm phong phú của y học cổ truyền những phương pháp, những vị thuốc và bài thuốc có tác dụng làm hạ đường huyết để nghiên cứu và ứng dụng trên lâm sàng, trong đó có phương thức trị liệu bằng các loại hoa. Rượu Cúc hoa Mạch môn Cam cúc hoa 20g, Kỷ tử 250g, Mạch môn 50g, rượu nếp 3.000ml. Cho tất cả các vị thuốc vào ngâm với rượu nếp trong bình kín, mỗi ngày lắc nhẹ bình 1 lần, sau 10 ngày thì có thể dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml. Công dụng: tư âm bổ thận, ích tinh dưỡng can, minh mục, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường thuộc thể can thận âm hư biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, môi khô họng khát, hai gò má đỏ, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, hay hoa mắt chóng mắt, mắt mờ, lưng đau gối mỏi, nam giới di tinh liệt dương, nữ giới kinh nguyệt ít và có màu đỏ thẫm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi đỏ không hoặc ít rêu . Cao nhị hoa Sơn tra Kim ngân hoa 500g, Cúc hoa 500g, Sơn tra 500g, mật ong 300g. Sơn tra rửa sạch, thái phiến; Kim ngân hoa và Cúc hoa rửa sạch, tất cả đem sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi cho mật ong vào cô chung bằng lửa nhỏ cho tới khi thành dạng cao đặc, mật ong chuyển màu vàng đậm là được. Để nguội rồi đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 30g. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, sinh tân nhuận táo, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường có biến chứng viêm nhiễm như ung thũng, mụn nhọt, viêm loét sưng nóng đỏ đau, viêm tắc động mạch đầu chi, môi khô miệng khát, tâm phiền bất an . Gia vị Ngân hoa thang Kim ngân hoa 120g, Sơn tra 120g, đường phèn 120g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, nhuận phế sinh tân, hoạt huyết hóa ứ, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường thuộc thể phế nhiệt thương tân biểu hiện bằng triệu chứng khát nhiều, uống nhiều, môi khô họng háo, tiểu tiện nhiều lần, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch nhanh . Hoa nhài bồ câu thang Hoa nhài tươi 25 bông, thịt chim bồ câu non 300g, lòng trắng 2 quả trứng gà, bột mỳ và gia vị vừa đủ. Hoa nhài rửa sạch để ráo nước; cho lòng trắng trứng, bột mỳ và gia vị vào bát quấy đều thành dạng hồ; thịt chim bồ câu rửa sạch, thái miếng, nhúng qua nước sôi rồi cho vào nồi, chế thêm gia vị, đun chín. Khi được, múc ra bát, rải những bông hoa nhài lên trên, ăn nóng. Công dụng; tư thận ích khí, trừ phong giải độc, dùng thích hợp cho người bị tiểu đường có thể chất suy nhược, thiếu máu . Cháo địa hoàng hoa Địa hoàng hoa 9g, gạo tẻ 100g, hai thứ đem nấu nhừ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tư âm thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường thuộc thể can thận âm hư. Canh actiso lá lách lợn Hoa Actiso 50g, Ý dĩ 50g, lá lách lợn 150g, gia vị vừa đủ. Hoa Actiso và Ý dĩ giã nhỏ, lá lách lợn rửa sạch thái miếng. Tất cả cho vào bát đem hấp cách thủy, khi chín chế đủ gia vị, ăn nóng. Cần ăn liên tục 3-4 liệu trình, mỗi liệu trình 10 ngày, giữa các liệu trình nghỉ 5 ngày. Công dụng: Các thuốc hay từ xương sông Lá xương sông dùng để thịt ăn không xa lạ Thế biết xương sông giúp cho ăn ngon mà có nhiều tác dụng với sức khỏe Sau số thuốc cực hay từ xương sông hữu ích việc chữa điều trị bệnh Lá xương sông giúp chữa nhiều bệnh thường gặp nhà mà không cần tới thuốc tây Cây xương sông thường dùng làm thuốc chữa cảm sốt, ho hen, nôn mửa, đầy bụng đặc biệt đau nhức thấp khớp Cây xương sông có nơi gọi xang sông, rau súng ăn gỏi hoạt lộc thảo Theo Đông y, xương sông có vị cay, tính ấm, không độc Công dụng chữa bệnh xương sông Chữa viêm họng Lấy 5-10 xương sông bánh tẻ, giấm ăn 20-30ml (giấm nuôi chuối tốt VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí nhất) Lá xương sông rửa để nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) cho tinh dầu đem nhúng vào giấm để tinh dầu kết hợp với axit acetic, nâng cao hiệu ức chế, diệt khuẩn (nhân tố gây viêm) Dùng xương sông đập giập nhúng giấm để ngậm Làm từ - ngày bệnh tiến triển rõ rệt Bài thuốc có tác dụng tốt với chứng bệnh viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm quản kể tiếng Chữa ho thông thường Lá xương sông, húng chanh, hẹ, thứ 10g, cho tất vào hấp đường mật ong để ngậm Bài thuốc dùng chữa chứng ho thông thường cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản có kết tốt Chữa cảm, sốt, ho suyễn, đầy bụng, nôn mửa Dùng 15-20g xương sông khô sắc lên cho vào nước ấm, đun sôi để uống Chữa nôn trớ, ho có đờm trẻ em Cách làm: Dùng - xương sông bánh tẻ rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát, thêm chút mật ong đem hấp cách thủy Sau khoảng 10 phút chắt nước uống ngày Người lớn nuốt VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Chữa mề đay Cách làm: Lá chua me, khế, xương sông lượng rửa sạch, giã nát, hòa với nước uống Bã dùng để xoa lên chỗ mề đay Chữa bệnh xương khớp Cách làm: Dùng nắm xương sông rửa sạch, giã nát Sau xào nóng, dùng vải mỏng bọc lại chườm lên chỗ khớp đau VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ chuối hột Ngoài giá trị về kinh tế, chuối hột còn là cây thuốc có những công dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, quả chuối có vị ngọt, tính hàn, nhuận tràng, thường dùng để trị các chứng phiền khát, sốt nóng, mụn nhọt . Ngoài ra, những bộ phận khác của cây chuối hột có tác dụng điều trị bệnh. Lương y Lê Ngọc Vân (Ninh Thuận) sưu tầm trong dân gian nhiều bài thuốc từ chuối hột chữa trị các chứng bệnh sỏi thận, viêm loét dạ dày, trẻ em táo bón . rất hiệu quả. Chữa sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang: chọn cây chuối hột xanh tốt, cắt bỏ phần ngọn, sau đó khoét một lỗ rỗng to ở giữa thân cây, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc, thân cây tiết ra) một chén để uống; hoặc: dùng trái chuối hột chín chà đãi lấy hột, phơi khô và tán mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 muỗng cà phê với nước lọc. Dùng kiên trì trong nhiều ngày căn bệnh sẽ thuyên giảm. Trị bệnh viêm loét dạ dày: trái chuối hột già xắt mỏng, đem phơi khô, sau đó tán thành bột, uống mỗi lần 2 muỗng cà phê, trước bữa ăn, ngày 3 lần. Uống liên tục trong một tháng sẽ đem lại kết quả cao. Khi bị đau răng, đào lấy củ chuối hột giã nát, sau đó cho thêm một chút phèn chua và muối ăn, vắt lấy nước cốt đủ để ngậm từ 3 - 5 lần trong ngày. Ngậm liên tục trong 3 ngày liền sẽ hết đau răng. Trẻ em bị táo bón: một hoặc hai trái chuối hột chín đem vùi vào bếp lửa than, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn, lấy ra để nguội và cho trẻ ăn, chừng 10 - 20 phút sẽ đi tiêu dễ dàng. Bài thuốc chữa bệnh viêm gan từ trà thuốc Viêm gan thuộc phạm vi các chứng hoàng đản của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do cơ thể suy nhược, ăn uống không hợp lý, tình chí không thoải mái, can không được sơ tiết thường làm tổn thương tỳ vị. Tỳ vị hư nhược, hàn thấp hoặc thấp nhiệt uất kết ở trung tiêu lại gặp phải thời khí ôn dịch, dễ dẫn đến viêm gan. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan. Đông y chia hoàng đản làm hai loại: dương hoàng và âm hoàng. Dương hoàng: biểu hiện mặt, mắt vàng tươi, sáng như màu quả quýt, da vàng nhuận, bệnh nhân cảm giác lợm giọng, nôn ọe, vùng thượng vị đau tức, nước tiểu đỏ và sẻn, có sốt, thân thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, ăn kém, rêu lưỡi vàng nhờn hoặc trắng mỏng, chất lưỡi đỏ. Âm hoàng: biểu hiện mặt, mắt và da vàng tối, bụng đầy, rối loạn tiêu hóa, đau tức vùng thượng vị, trung vị, hạ vị, sốt, người mệt mỏi, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng trơn, chất lưỡi nhợt. Xin giới thiệu một số bài trà thuốc giúp tăng cường chức năng gan, phòng chữa bệnh này. Bài 1: nhân trần 30g, đường cát trắng vừa đủ. Nhân trần nấu nước, lọc bỏ bã, pha đường, cho vào phích uống thay chè. Ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng, trị viêm gan vàng da. Bài 2: xa tiền tử 300g, nhân trần 150g, lá liễu tươi 500g. Cho cả 3 thứ vào nấu nước, uống thay chè. 2 ngày uống 1 thang, liên tục 15 ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa thấp, lợi đởm thoái hoàng. Chữa viêm gan vàng da cấp. Bài 3: uất kim (tẩm giấm) 10g, cam thảo sao 5g, chè 2g, mật ong 25g. Cho cả 4 thứ vào nồi, đổ 1.000ml nước đun sôi 10 phút, lọc lấy nước uống. Ngày uống 1 thang. Công dụng: thư can giải uất, lợi thấp. Chữa viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ Bài 4: cỏ lưỡi rắn 25g (tươi càng tốt), cam thảo 10g, chè 3g. Cho cỏ lưỡi rắn và cam thảo vào nồi, đổ ngập nước đun nhỏ lửa còn lại khoảng 400ml, lọc bỏ bã, đun sôi lại rồi bỏ chè vào pha. Ngày 1 thang, uống nóng lúc nào cũng được. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, tán kết giải độc. Hỗ trợ điều trị viêm gan, phục hồi chức năng gan.Lưu ý: Thời gian pha hoặc nấu chè không nên lâu quá. Khi pha phải dùng nước thật sôi, hãm 10 - 15 phút. Nên uống trà lúc đang nóng, pha xong uống ngay, không uống trà đã để qua đêm. Các dược liệu phải có chất lượng tốt, sạch sẽ, tránh mốc. Bài thuốc chữa bệnh hô hấp từ quả nhót Nhót là một cây ăn quả được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Quả nhót được dùng ăn tươi là chính, ngoài ra nó còn được nấu canh chua. Cả cây nhót còn được dùng chữa bệnh. Theo Đông y, quả nhót vị chua, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm, ngừng ho hen suyễn và cầm tiêu chảy, lỵ. Liều dùng 9- 15g/ngày. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng nhót làm thuốc chữa bệnh: Ho: quả nhót xanh 10 quả, trần bì 10g, quả quất 10 quả. Ba vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Hen phế quản: hoa cúc bách nhật 6g, tỳ bà diệp 6g, quả nhót 10g. Các vị thuốc cho vào sắc với 400ml nước, đun còn khoảng 200ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5-7 ngày. Hen suyễn: lá nhót sao vàng tán mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần sáng, tối liên tục 2 tuần. Hòa vào nước cơm nóng để uống. Ho ra máu: lá nhót tươi 24g, đường kính 15g. Dùng nước sôi hãm như hãm trà. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Viêm xoang: dùng hoa nhót và búp cây đa lông liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần với rượu nhạt (nồng độ thấp). Tiêu chảy: quả nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Kiết lỵ mạn tính: quả nhót chín 7 quả, lá mơ lông 25g, lá khổ sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày. Gan lách sưng đau (ứ đờm kết và trở ngại đến việc lưu thông huyết mạch): hạt nhót giã nhỏ 10g, nghệ đen 8g. Sắc nước uống. Phong thấp, đau nhức khớp: rễ cây nhót 120g, hoàng tửu 60g, chân giò lợn 50g, đổ nước vào hầm. Ăn thịt uống nước. Có thể lấy rễ nhót ngâm rượu uống vào bữa cơm một chén con 20-25ml. Bài thuốc chữa bệnh hô hấp từ rau cần Để khắc phục chứng mất ngủ, có thể lấy gốc rau cần cả rễ 90 g, toan táo nhân 9 g (sao cháy đen), sắc nước uống. Còn nếu bị nhức đầu, hãy lấy gốc rau cần cả rễ 1 nắm to, rửa sạch, giã nát, xào với trứng gà, ăn ngày 2 lần. Rau cần còn được dùng để chữa các chứng bệnh sau: - Viêm chi khí quản: Gốc rau cần cả rễ 100 g, vỏ quýt 9 g, kẹo mạch nha 30 g. Cho kẹo mạch nha vào nồi, đun sôi, sau đó cho gốc rau cần và vỏ quýt, sao cháy, đổ thêm nước, sắc uống trong ngày. - Hen do viêm phế quản mạn: Rễ rau cần 15 g, hoa kinh giới 6 g, hoa tiêu 10 hạt, phục linh 9 g, đường phèn 12 g. Rễ rau cần, hoa tiêu và phục linh đun sôi trong 10 phút, cho hoa kinh giới đun sôi thêm 5 phút, chắt lấy nước, hòa với 6 g đường phèn vào uống. Nước thứ 2 đun sôi trong 10 phút, chắt nước, pha nốt 6 g đường phèn. Mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày. - Ho gà: Rau cần cả cây 500 g rửa sạch, vắt lấy nước cốt, thêm vài hạt muối, hấp cách thủy, chia 2 phần uống vào sáng sớm và tối, liên tục trong nhiều ngày. - Ho do lao phổi: Rễ rau cần 30 g rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật hoặc đường đỏ, xào chín, ăn ngày 2-3 lần. - Cao huyết áp, thần kinh căng thẳng, đầu trướng đau, mặt đỏ bừng: Rau cần tươi 250 g rửa sạch, chần nước sôi, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước uống (mỗi lần 1 chén con, ngày 2 lần). Thuốc có tác dụng hạ huyết áp và giải trừ trạng thái căng thẳng, khó chịu. Nếu không có rau cần tươi, có thể dùng 30-60 g rau cần khô (thêm 12 g mướp đắng càng tốt) sắc uống. Cách chế rau cần khô: Rau cần tươi chần qua nước sôi, phơi trong bóng mát cho khô, cất đi dùng dần. - Ăn vào nôn ngược trở ra: Rễ rau cần tươi 30 g, cam thảo 15 g, thêm nước vào đun sôi trong 10 phút, chắt lấy nước, đập vào 1 quả trứng gà, ăn trứng, uống nước. - Viêm gan mạn tính: Rau cần tươi 200 g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm 50 g mật ong, trộn đều, uống ngày 2 lần, liên tục trong nhiều ngày. - Tiểu đường: Rau cần tươi 60 g, gạo tẻ 70-100 g. Rau cần rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi cùng với gạo, đổ khoảng 600 ml nước, nấu thành cháo, ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và tối khi cháo còn nóng. Cháo có công dụng bổ thận, thanh nhiệt, lợi tiểu, bình can, nhưng tác dụng chậm, phải dùng lâu mới hiệu nghiệm. - Tiểu ra máu: Rau cần tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén con. - Tiểu tiện nhỏ giọt, đau nhức: Rau cần tươi bỏ lá, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa với nước đun sôi để nguội uống. Hoặc: Rau cần tươi 50-100 g, sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. - Phong thấp, khớp xương chân tay viêm tấy, đau nhức: Rau cần tươi giã nát, vắt lấy nước, thêm đường trắng vào đun sôi, uống thay trà trong ngày. - Kinh nguyệt trước kỳ: Rau cần khô 500 g, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống thường xuyên sẽ có kiến hiệu. - Sản hậu xuất huyết: Rễ rau cần 60 g, trứng gà 2 quả, tất cả đem luộc chín, ăn trứng và uống nước luộc. - Sản hậu đau bụng: Rau cần khô 60 g, sắc lấy nước, pha chút đường đỏ hoặc rượu trắng, uống lúc đói. - Quai bị: Rau cần tươi giã nát, trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc, đắp vào chỗ bị bệnh.

Ngày đăng: 24/06/2016, 01:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w