Giáo án LÀM QUEN VỚI TOÁN Chủ đề: Gia Đình Đề tài: so sánh chiều cao hai đối tượng. I. Mục đích yêu cầu - Kiến thức: Trẻ biết so sánh cao - thấp hai đối tượng. - Kỹ năng: hình thành và củng cố kỹ năng đặt cạnh, đặt chồng, so sánh. Phân biệt bên phải, bên trái của bản thân bé, nhận biết màu sắc. - Phát triển: Tư duy, óc sáng tạo, trí nhớ, ngôn ngữ toán học. - Giáo dục: Trẻ lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, tích cực hoat động. II. Phương pháp – biện pháp: - Kể chuyện, đàm thoại - Bài tập, trò chơi. III. Chuẩn bị: - Tranh chuyện: Gà cồ giận mẹ. - Mô hình các nhân vật: thành viên trong gia đình: ba, mẹ, con trai, con gái. - Hình ảnh rời: bạn trai, bạn gái: có chiều cao chênh lệch nhau. - Rổ đựng tranh nhân vật rời, bút màu, tranh tô màu. IV. Nội dung kết hợp: Kể chuyện: gà cồ giận mẹ, tạo hình: tô màu. V. Tiến trình: Hoat động của cô Hoat động của trẻ 1. Hoạt động 1: kể chuyện: gà cồ giận Lắng nghe cô kể mẹ. Gà cồ đứng sát vào sau lưng mẹ để làm gì? Gà cồ có cao hơn mẹ không? Gà cồ có cao hơn em kế không? Gà cồ làm gì để biết mình cao hơn em kế? Gà cồ và em út, ai cao hơn? Làm sao để biết gà cồ cao hơn em út. 2. Hoat động 2: bé tập đo chiều cao Con hãy đo xem ai cao hơn bỏ qua bên phải, thấp hơn bỏ qua bên trái. Bé đo xem ba với mẹ, ai cao hơn bằng các hành động đặt cạnh, đặt chồng. Đo xem anh trai và em gái ai cao hơn. chuyện trả lời câu hỏi của cô Bé sử dụng các thẻ hình nhân vật để đo, bỏ thẻ hình đúng bên phải, bên trái. trẻ tô màu bức tranh của mình theo đúng màu sắc. 3. Hoạt động 3: Tô màu tranh Bé tô màu bức tranh gia đình, ai cao hơn bé tô quần áo màu xanh, ai thấp hơn tô quần áo màu vàng. 4. Hoat động 4: trò chơi kết bạn: trẻ xếp vòng tròn. Hai bạn kết thành một cặp, sau đó so sánh xem ai cao hơn bước lùi về sau một bước, ai thấp hơn bước vô bên trong một bước. Sau đó vừa hát vừa di chuyển theo hướng ngược nhau giữa 2 vòng tròn. Kết thúc: nhận xét giờ học. trẻ tham gia trò chơi theo hướng dẫn của cô VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Chủ đề: Du lịch ba miền Đề tài: Nhớ Ơn Bác Hồ I Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên hát là: "Nhớ ơn Bác Hồ" nhạc sĩ Phạm Huỳnh Điểu, nhớ vận động, hát thuộc xác hát, hát nhịp nhàng theo nhạc - Trẻ nhớ tên hát nghe "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh" nhạc sĩ Phong Nhã - Trẻ nhớ vận động "Nhớ ơn Bác Hồ" II Chuẩn bị: - Đàn máy băng casset - Các loại nhạc cụ: Phách tre, trống lắc, gáo dừa - Tranh ảnh Lăng Bác Hồ III Tiến Hành: Hoạt động 1: Bé đến thăm lăng bác - Cô cho trẻ xem tranh đoạn phim lăng Bác Trò chuyện với trẻ Lăng Bác - Giới thiệu với trẻ Bác Hồ + Thế có biết Bác Hồ không? + Bác Hồ vị lảnh tụ đất nước Việt Nam Đặc biệt Bác Hồ yêu thương cháu thiếu nhi Hôm để tưởng nhớ đến Bác Hồ cô dạy hát "Nhớ ơn Bác Hồ" nhạc sĩ Phạm Huỳnh Điểu Hoạt động 2: Nhớ ơn Bác Hồ - Cô đàn hát cho trẻ nghe lần - Trò chuyện với trẻ hát cô vừa hát - Đàn hát đoạn cho trẻ hát theo Cô trẻ đàn hát vài lần Có thể cho nhóm hát với cô Hoạt động 3: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh - Cô giới thiệu với trẻ hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh + Lần 1: Cô hát + Đàn Đàm thoại nội dung hát VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí + Lần 2: Cô mở máy + gõ phách tre (trẻ hát cô) - Trò chơi: Thỏ nghe hát, nhảy vào chuồng Kết thúc GIÁO ÁN NHẬN BIẾT TẬP NÓI Đề tài: Quả đu đủ, quả na. Lớp cơm thường 24-36 tháng. I. Mục đích yêu cầu: 1. Giáo dưỡng: *Nội dung chính: nhận biết tập nói. Dạy trẻ nhận biết quả na, quả đu đủ. - Quả đu đủ: da nhẵn, khi sống có màu xanh, khi chín có màu vàng. Một đầu có cuống và một đầu nhọn, ruột có nhiều hạt. Khi chín ăn có vị ngọt, cung cấp cho cơ thể nhiều chất bổ dưỡng. - Quả na: da sần sùi, màu xanh, có nhiều mắt, trong ruột có nhiều múi, có nhiều hạt, ăn có vị ngọt khi chín, cung cấp nhiều chất bổ dưỡng. Dạy trẻ nói từ: quả đu đủ, quả na, màu xanh, màu vàng, da nhẵn, da sần sùi. Dạy trẻ nói câu: - Quả na có màu xanh. - Quả đu đủ khi chín màu vàng. - Da quả đu đủ nhẵn. - Da quả na sần sùi. - Quả đu đủ to hơn quả na. - Quả na nhỏ hơn quả đu đủ. - Quả đu đủ ( quả na ) ăn có vị ngọt. *Nội dung kết hợp: Luyện trẻ kỹ năng cầm bút màu và tô. Củng cố kỹ năng phết hồ dán quả lên cây. 2. Giáo dục: Khả năng chú ý lắng nghe cô nói. Khả năng quan sát vật thật: quan sát quả na, quả đu đủ, quan sát tranh vẽ. Khả năng nói tròn câu, mạch lạc. 3. Phát triển: Thái độ của trẻ đối với quả: quý trọng, ăn hết phần trái cây trong bữa ăn, không bỏ thừa, biết nhường nhịn bạn khi ăn. II. Phương pháp dạy: Phương pháp chính: đàm thoại. Phương pháp kết hợp: cho trẻ quan sát vật thật, quan sát tranh. III. Chuẩn bị: Quả đu đủ, quả na thật ( quả sống và quả chín ) Tranh về quả đu đủ, quả na, vườn cây ăn trái. Quả đu đủ và quả na do cô vẽ sẵn để trẻ tô màu. IV. Tiến hành giờ học: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Cô bắt bài hát “ Lại đây với cô”, trẻ hát theo và về đội hình vòng cung. - Các con ơi, bác gấu có gửi đến cho lớp mình một giỏ quà dễ thương cho các con vì ai cũng ngoan. Bây giờ, cô mời một bạn lên cùng cô mở quà nha, để xem bác gấu gửi gì cho lớp mình nào. - ồ, bác gấu gửi trái cây cho mình. Để xem quả gì nào. Cô đưa quả đu đủ lên. - Đây là quả gì vậy con? - À, đúng rồi. Đây là quả đu đủ nè. Quả đu đủ có màu gì ? - Vỗ tay khen bạn nào ! Quả đu đủ có màu xanh, đó là khi nó còn sống đó con. Cô hỏi lại: - Quả đu đủ khi còn sống có màu gì? Cô hỏi một bạn: - Quả đu đủ khi nào thì có màu xanh vậy con? - Da quả đu đủ nhẵn này, một đầu có cuống và đầu kia hơi nhọn. Con sờ Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. xem da quả đu đủ có nhẵn không? ( Cô cho trẻ sờ quả đu đủ Cô hỏi lại: - Da quả đu đủ thế nào con? Cô đưa quả đu đủ chín lên. - Còn đây là quả đu đủ đã chín. Nó có màu gì con? - Khi quả đu đủ đã chín có màu vàng. Trong ruột có nhiều hạt. Khi các con ăn nhớ đừng ăn hạt nha! Ăn đu đủ sẽ cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể. Vì vật các con nhớ ăn và không giành nhau mà phải nhường bạn khi ăn nhé! Cô hỏi lại: - Quả đu đủ khi chín có màu gì? - Quả đu đủ khi nào thì có màu vàng? Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời - Bác Gấu còn gởi cho lớp mình 1 loại quả nữa nè. Đây là quả gì vậy con? - Đúng rồi, bạn giỏi quá ! Đây là quả na ! Cô hỏi lại trẻ : - Quả gì đây con ? - Quả na có màu gì vậy con ? - Quả na có màu xanh nè. Da quả na sần sùi, có nhiều mắc nữa. Cô hỏi: - Da quả na nhẵn hay sần sùi? ( kết hợp cho trẻ sờ quả na ) Cô hỏi lại: - Quả na có màu gì con? - Da quả na nhẵn hay sần sùi? - Da quả nào sần sùi vậy con? - Còn da quả nào nhẵn? - Thế quả nào khi chín có màu vàng? - Quả na khi chín ăn có vị ngọt. Nhưng khi ăn quả na các con nhớ bỏ vỏ và hạt nha. Trong ruột quả na Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời có nhiều múi và nhiều hạt đen. Khi ăn mình phải bỏ những hạt đen đi vì chúng không ăn được. - Bây giờ cô sẽ cho lớp mình ăn thử quả đu đủ và quả na chín nha ! Nhưng khi ăn các con nhớ nhường bạn, không giành nhau nè! Họat động 2: Cô để hai quả đu đủ và quả na gần nhau. - Các con xem quả đu đủ và quả na nè, con thấy quả na to Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Tổ chức Hoạt Động Nhận Biết Tập Nói. Chủ điểm: Động Vật Đề tài: Gà trống – Gà mái – Con vịt Nhóm lớp: 25-36 tháng Thời gian: 15 -18phút Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: _Dạy trẻ nhận biết và tập nói về con gà trống, gà mái, con vịt _ Dạy trẻ biết được đặc điểm của gà, vịt như: Gà trống: Gáy ò ó o o, không đẻ trứng, thích ăn thóc, chân có cựa, gà trống có mào đỏ. Gà mái: Kêu cục tác, đẻ trứng Con vịt: Chân có màng bơi dưới nước, mỏ dẹp, vịt kêu cạp cạp 2/ Kỹ năng: _Trẻ biết quan sát bằng cách sử dụng nhiều giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác để nhận biết các con vật. _ Nhận ra sự khác nhau giữa gà trống , gà mái, con vịt qua tiếng kêu. 3/ Ngôn ngữ: _ Trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ mới cho trẻ. Dạy trẻ nói từ: gà trống, gà mái, con vịt, mào gà, mỏ gà, chân gà, chân vịt _ Các câu đơn giản: mỏ gà nhọn, mỏ vịt dẹp và dài, gà trống gáy ò ó o o, gà mái kêu tục tác, gà mái đẻ trứng, chân vịt có màng bơi được dưới nước. Chuẩn bị: 1/ Học cụ _Mô hình: gà trống, gà mái,vịt _Tranh: gà trống, gà mái, vịt _Băng nhạc : “Đàn gà trong sân”, “Một con vịt.” 2/ Nội dung: _Âm nhạc: Bài hát “ Con gà trống” “Một con vịt” “Đàn gà trong sân” Cách tiến hành Hoạt động cô và trẻ Hoạt động trẻ Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Hoạt động 1: Giới thiệu và tạo cảm xúc cho trẻ Cô và trẻ cùng chơi tạo dáng kêu tiếng kêu của các con vật: gà trống – gà mái – con vịt Cô dẫn dắt trẻ đến xem mô hình, kết hợp cho trẻ quan sát và đàm thoại cùng trẻ: Đố trẻ trong khu vườn này có con gì? Con gì đang mổ thóc vậy con? Thê scon gà mái đang làm gì? Còn con gì đang bơi dưới nước? _Giờ tạm bịêt gà trống, gà mái và vịt chúng mình đi chơi nhé! _Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát: “Con gà trống” Trẻ chơi tạo dáng và làm tiếng kêu con gà trống, gà mái , con vịt Trẻ trả lời Trẻ quan sát và trả lời Trẻ hát và vận động theo nhạc bài “Con gà trống” Hoạt động hai: Cô hướng dẫn trẻ nhận biết tập nói. _Cô để 3 tranh con vịt lên bảng nỉ và đó trẻ con nào là gà trống. ( sau đó cô cất tranh gà mái và vịt) Gà trống: _Đây là con gì? _Đây là con gà trống, thế con gà trống có những phần gì nào? (Cô kết hợp đàm thoại và giới thiệu) _Đây là đầu, mình, đuôi và Chân thành _ Nhìn xem trên đầu gà trống có gì nữa? _Đây là mào gà, con nói đi: “ Mào gà” _Thế mào gà màu gì? _Còn đây là gì? _Đây là mỏ gà,mỏ gà như thế nào _Mỏ gà nhọn để mổ thóc _Đây là gì? _Chân gà có móng nhọn để bới đất tìm giun. Các bạn nói đi “ Chân gà có cựa” _Gà trống gáy sao vậy con Trẻ quan sát và nói theo cô Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai _Các con biết không, gà gáy vào buổi sáng để đánh thức mọi người dậy _ Gà trống không đẻ được, vậy các con lặp lại cô nghe nào. Gà mái: _ Thế đây có phải là gà trống không? Nó là con gì? _Đây là con gà mái, con gà mái kêu thế nào? _ Cô tạo tình huống và kêu “ cục tác, cục tác” và hỏi trẻ con gì kêu? Gà đẻ trứng nên kêu “cục tác, cục tác – đố trẻ đây là gì? (cô đưa quả trứng) Con vịt: _Đố các con đây là con gì? _Con vịt có đẻ trứng không? Con vịt có gì đây? (cô chỉ vào mỏ vịt) _Mỏ vịt dài và dẹp _Vịt đi như thế nào?mình bắt chước dáng đi của vịt nhé! _Lạch bạch, lạch bạch _Chỉ cho cô xem chân vịt ở đâu? _Chân vịt có màng, vịt bơi dưới nước _Vịt kêu như thế nào? _Cô cho trẻ làm tiếng vịt kêu “ Cạp, cạp cạp” Hoạt động 3: Luyện tập Luyện tập củng cố qua trò chơi, bài hát Trò chơi: Tạo dáng Cô tạo dáng gà vỗ cánh và gáy ò ó o o, đố là con gì? Cô cho trẻ tạo dáng gà gáy, mào gà trên đầu, Cô tạo tiếng con gà mái cho trẻ nghe và đố trẻ con gì? Cô cho trẻ đi tìm trứng gà đẻ, sau đó cho trẻ xem trứng gà và nói “Gà mái đẻ trứng” Cô tạo dáng con vịt bơi, đố trẻ con Trẻ chơi và thực hiện theo Giáo án nhận biết tập nói Chủ điểm : động vật sống dưới nước Đề tài : Cá – Tôm – Cua Nhóm tuổi : 24 – 36 tháng I. Mục đích yêu cầu : 1 . Giáo dưỡng : + Kiến thức : Trẻ nhận biết và gọi tên con cá, con tôm, con cua. Nhận ra một số bộ phận chính trên cơ thể con vật. Biết một số đặc điểm nổi bật của con vật đó ( vảy, chân, càng ) Biết được những con vật này đều sống dưới nước. Thịt các con này rất ngon và bổ. + Phát triển ngôn ngữ : Tập trẻ rút ra nhận xét bằng từ ngữ của trẻ khi quan sát các con vật. Tập diễn đạt và mô tả theo mẫu : đây là con gì ? Con cá ăn gì ?… Phát triển cảm xúc : 2. Kỹ năng : Luyện tập kỹ năng quan sát, trả lời đúng yêu cầu của cô. Tập cho trẻ sủ dụng từ ngữ để diễn đạt cho người khác hiểu trong khi quan sát vật. Củng cố kỹ năng xếp theo hình dạng, khoảng cách. 3. Giáo dục : Cá, tôm, cua ăn ngon và bổ. Khi ăn cơm có cá, tôm, cua nhớ ăn nhiều. 4. Bộ môn kết hợp : Âm nhạc Tạo hình Giáo dục thể chất II. Chuẩn bị : + Vật thật : 3 cái hộp có cá, tôm, cua. + Tranh tôm, cua, cá. + 1 số cá, tôm, cua nhựa mỗi trẻ một rổ. III. Hướng dẫn hoạt động : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1 : Cô cháu cùng hát bài “ Đi câu cá” Trẻ hát theo cô Cô cho trẻ quan sát con cua và hỏi trẻ : - Đây là con gì ? - Con cua có gì ? - Bạn nào biết con cua bò làm sao ? Trẻ trả lời Cô đọc bài đồng dao : “ Bà còng đi chợ đường xa. Cái tôm, cái tép đi sau lưng bà còng” - Bạn nào cho biết con nào đi sau lưng bà còng ? Trẻ trả lời - Cô cháu ta cùng xem con tôm có gì nhé ? Trẻ trả lời Sau đó cô tóm lại : Con tôm có nhiều chân, bơi dưới nước, nhảy tanh tách. Cô cho trẻ đọc thơ bài “ Con cá vàng “ Cô hỏi : đây là con gì ? Trẻ trả lời - Các con nhìn xem con cá có gì ? Trẻ trả lời Cô tóm lại : con cá bơi dưới nước, có vảy, có đuôi. * Hoạt động 2 : Cô có một số tranh rất là đẹp, cô đố các Trẻ trả lời bạn xem tranh gì nhé. Cô đọc câu đố : “ Con gì nhảy tanh tách, có nhiều chân” Con hãy chọn tranh có con vật đó cho cô xem nào ? Trẻ chọn Con tôm sống ở đâu ? Trẻ trả lời Cô đố tiếp : “ Có cảy có đuôi không đi trên cạn lạI đi dưới hồ.” Trẻ trả lời - À ! Các con giỏi lắm ( Cô kêu trẻ lên chọn tranh) Mình cá có gì vậy ? Trẻ trả lời Cá thích ăn gì ? Trẻ trả lời Cô đố : “ Con gì tám cẳng, hai càng, bò ngang” Trẻ trả lời Cô kêu trẻ lên chọn tranh. Trẻ chọn - Cua sống ở đâu ? Trẻ trả lời Cô tóm lại : như vậy là cả tôm, cua đều sống dướI nước. * Hoạt động 3 : trò chơi vận động Cô cho cháu chơi trò chơi “ Đi chợ ” Bé đến rổ lấy tôm, cua, cá ( nhựa ) - Bây giờ các con hãy sắp xếp con có vảy, đuôi đặt ra ngoài . Trẻ xếp - Các con hãy xếp con gì nhảy tanh tách riêng. Trẻ xếp - Rồi các con xếp con gì bò ngang bên cạnh. Trẻ xếp - Vậy là chúng ta có đủ 3 loại con gì vậy con ? Trẻ trả lời * Hoạt động 4 : trò chơi vận động - Các con ơi ! Các con có rất nhiều cá, tôm, cua mà chưa có ao hồ để nuôi. Các con hãy chia làm hai độI để thi xem ai xếp ao cho cá nhanh hơn nhé. Trẻ xếp Ồ ! bây giờ có ao rồi, hai đội hãy xếp tôm, cua, cá vào ao. Nhớ xếp làm sao cho thật nhiều tôm, cua, cá nhé. Trẻ xếp Cô tổng kết, tuyên dương đội thắng và cả lớp Nguyễn Thị Bích Thảo. Đề tài: Tàu thuỷ - ghe I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm của tàu thuỷ: to, chạy bằng máy, chở được nhiều hành khách, hàng hoá, chạy được ngoài biển, sông lớn. - Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm của ghe: nhỏ, có mái chèo, chèo bằng tay, chạy ở sông, chở ít người, ít hành khách. - Rèn luyện khả năng quan sát so sánh của trẻ về tàu thuỷ, ghe. - Tập trẻ nói câu dài, nói mạch lạc - Giáo dục: khi đi tàu, ghe phải ngồi ngoan - Kết hợp: Âm nhạc: Chèo thuyền – em đi chơi thuyền. Làm quen với số lượng ít nhiều. II. Chuẩn bị: - Tranh tàu thuỷ, ghe - Tranh lô tô - 10 chiếc ghe, búp bê - Banh nỉ - hồ nước, tàu, ghe (đồ chơi) III. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU * Hoạt động 1: Xem tàu thuỷ chạy dưới nước Cô cháu cùng hát bài “Em đi chơi thuyền” - Cho cháu xem tàu, ghe chạy dưới nước, đố cháu cái gì đây? Cháu hát cùng cô. Cháu trả lời. - Cho cháu biết ở dưới nước có nhiều phương tiện giao thông như tàu thuỷ, ghe, thuyền… - Cô giới thiệu tranh tàu thuỷ, cho cháu biết tàu thuỷ rất to, chạy bằng máy, chạy ở sông, ở biển, chở được nhiều hành khách, nhiều hàng hoá. - Cô giới thiệu tranh ghe, cho cháu biết ghe nhỏ, chèo bằng tay, chỉ chạy ở sông, chở ít người, ít hàng hoá. Cháu quan sát và nói theo cô… * Hoạt động 2: Chọn lôtô - Bây giờ cô cháu mình ra bến sông xem tàu, ghe nhé. - Cho cháu xem bến sông có nhiều - Cháu chơi trò chơi “Chèo thuyền” - Cháu cùng quan sát với hành khách đang chờ đi tàu, ghe. Các con cùng xem ở đây có bao nhiêu hành khách nhé. - Bến sông này có ít hành khách thì sẽ đi bằng gì? Còn bến sông này có nhiều hành khách thì sẽ đi bằng gì? - Vậy bây giờ các con hãy tìm hình tàu, ghe để vào cho đún chỗ nhé. cô - Cháu trả lời, nếu cháu không biết thì cô khéo léo gợi ý ít hành khách thì đi ghe nhỏ, nhiều hành khách thì đi tàu lớn. - Cháu chạy tìm hình lôtô gắn vào cho đúng. * Hoạt động 3: Thả thuyền. - Bây giờ cô sẽ dẫn các con vào đầm sen đi chơi thuyền nhé. - Dẫn các cháu tới hồ nước, có nhiều bạn búp bê cũng muốn đi chơi thuyền giống các con, vậy mình mời các bạn cùng đi chơi Cháu đặt búp bê và thuyền rồi thả vào hồ nước cho vui nhé. Hoạt động kết hợp: - Xâu hình theo phương tiện giao thông - Lắp ráp hình theo phương tiện giao thông. - Xem sách về phương tiện giao thông.