6 cách đơn giản để dễ chịu trong ngày nóng Sau đây là một số cách làm đơn giản giúp bạn cảm thấy dễ chịu trong những ngày hè nóng bức: 1. Treo khăn ẩm gần cửa sổ Khi không khí bên ngoài khô và mát hơn trong nhà, bạn hãy treo một chiếc khăn ẩm trước cửa sổ để mở. Sự bốc hơi nước sẽ làm mát những luồng gió thổi vào nhà. Bạn cũng có thể đóng rèm cửa và các mành che (chọn loại màu trắng có tác dụng phản lại ánh mặt trời rất tốt). Cách này có thể giúp khí nóng vào nhà giảm nhiệt độ đến 45%. 2. Đừng thổi khí nóng Nếu trời nóng nhưng độ ẩm cao, bạn hãy đặt một bát nước đá trước quạt và tận hưởng luồng gió. Khi đá tan ra và bốc hơi nó vẫn sẽ khiến bạn dễ chịu. Bạn hãy lau hoặc thay máy lọc không khí trong phòng và máy điều hòa trung tâm khoảng một tháng một lần. Nếu ống dẫn ở máy máy điều hòa trung tâm có lỗ thủng, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống sẽ giảm 15%. 3. Đóng tất cả các cửa Khi bạn chạy bất kỳ loại điều hòa nào, hãy đóng các lỗ thông gió. Nếu bạn để một cái mở, nó sẽ hút khí nóng vào nhà thay vì đẩy ra. Và dù điều hòa có bật hay không, bạn hãy đóng cửa sổ, cửa ra vào nếu nhiệt độ ngoài trời hơn 25 độ C (hầu hết mọi người bắt đầu toát mồ hôi ở 26 độ C). Bất cứ khi nào không khí bên ngoài nóng hơn trong nhà, nếu mở cửa hơi nóng sẽ lùa vào trong. 4. Làm thông gió Bạn có thể đồng thời chạy cả quạt điện và điều hòa không khí. Dù để điều hòa ở mức thấp nhưng bạn vẫn cảm thấy mát nếu để quạt thổi vào mình. Đó là vì điều hòa không khí làm mất đi độ ẩm trong phòng, còn quạt thì làm bay mồ hôi và giúp bạn bớt nóng. Bạn cũng cần lưu ý rằng, quạt không làm mát phòng mà chỉ giúp bạn cảm thấy mát hơn vì thế hãy tắt quạt khi rời phòng. Khi đang tắm, bạn nhớ bật quạt thông gió, nó giúp hòa trộn lượng hơi ẩm thoát ra. 5. Tắt bớt những đồ điện trong nhà Những đồ điện trong nhà cũng tỏa ra một lượng hơi nóng đáng kể. Vì thế bạn hãy tắt đi nếu không cần thiết. Với máy tính, bạn có thể để ở chế độ "Sleep" mức năng lượng thấp nếu bạn không dùng đến nó hơn 10 phút và nó sẽ tỏa ra ít hơi nóng hơn. Khi xong việc, bạn nhớ tắt máy. 6. Uống thật nhiều nước Để thay thế độ ẩm đã mất khi đổ mồ hôi, bạn hãy uống thật nhiều nước. Vì khi mất nước do sự thoát hơi, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng. Bạn không nên uống rượu, cafe hoặc thức uống nhiều đường. Vào mùa hè bạn nên ăn nhẹ nhàng, như các món rau trộn. Chúng sẽ dễ tiêu hóa hơn một chiếc bánh hamburger béo ngậy, món ăn này chỉ khiến bạn thêm nóng bức hơn. Thay vào đó hãy dùng nhiều hoa quả và rau, chúng chứa nhiều nước. Trong tất cả các loại thức ăn thì dưa hấu có lượng nước nhiều nhất. (Theo Lifestyle) CÁCH GIẢI RƯỢU NHANH NGÀY TẾT Rượu, bia điều khó thể tránh khỏi ngày tết Ngày tết người dùng rượu bia để chúc nhau, tình trạng say rượu trí bị ngộ độc rượu sảy nhiều Vì vậy, giải độc rượu để bảo vệ sức khỏe điều cần thiết cho người ngày tết Nước chanh tươi quả, vắt lấy nước cho uống thái mỏng cho ăn tốt Hoặc lấy vỏ chanh 50g, vỏ quýt 50g, hoa sắn dây 25g, hoa đậu xanh 25g, nhân sâm 10g, nhục đậu khấu 10g, muối ăn 30g Các vị sấy khô, nghiền thành bột, đựng bình kín để dùng dần Khi say rượu, lấy 5-7g pha nước uống, ngày lần Trước uống rượu, lấy miếng chanh, vôi chà xát chúng vào nách cánh tay cầm cốc thả vào đồ uống Cách làm đem lại hiệu bất ngờ Lá dong (dùng để gói bánh chưng) 100 - 200g rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống Vỏ quýt Phơi khô (càng để lâu năm tốt): 30g thơm tán vụn, mơ chua bỏ hột thái vụn Hai vị đem sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã lấy nước cho uống Nếu có thêm chút nước gừng tươi trà hay Vỏ cam 60g, rửa sạch, sấy khô, tán bột, cho uống 6g với nước ấm Nếu chưa công hiệu cho uống thêm vài lần Trà búp Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất quất tươi được) 16g thái vụn Hai thứ đem hãm với nước sôi, uống đặc Hoặc trà búp 9g, cà rốt tươi 60g, vỏ bí xanh 15g, ba vị sắc uống Quả cau tươi Quả bỏ vỏ xanh hạt 50g, cam thảo 12g (nửa để sống, nửa muối) Tất đem hãm với nước sôi bình kín, sau chừng 20 phút dùng được, chia uống vài lần Hoa sắn dây (nếu dùng củ sắn dây thay thế) 10g, sắc uống Cũng hãm trà búp 5g, đậu xanh 10g với nước sôi, chia uống vài lần Nước gừng Gừng có tính ấm nóng nên giúp giải rượu giúp lưu thông mạch máu, phục hồi thể hết mệt mỏi Bạn thái vài lát gừng, đem sắc nước nóng uống Có thể thêm chút mật ong để hấp thu giải rượu nhanh Uống nước dừa giải rượu Nước dừa giúp bù đắp lượng nước cho thể chúng chứa nhiều chất điện phân quan trọng kali natri Loại nước uống có vị ngào lại mát Uống ly nước dừa tươi vào buổi sáng giúp thể phục hồi nhanh chóng sau đêm mệt mỏi chén 10 Dưa chua Một đĩa đầy cá trích ngâm dấm cuộn hành tây dưa chuột, có tác dụng giải rượu hiệu 11 Súp gà Trong súp gà có nhiều natri protein, giúp làm giảm buồn nôn tiêu chảy Do đó, húp vài muỗng súp gà nóng bạn cảm thấy sảng khoái đỡ mệt mỏi 12 Chuối Chất cồn khiến cho lượng nước kali thể bị loại thải nhiều thông qua đường tiểu Chuối giúp thay hai loại dưỡng chất quan trọng đồng thời làm giảm tình trạng uể oải, không tỉnh táo người say rượu 13 Trứng vịt lộn Trứng vịt lộn dùng để giải rượu ăn có chứa nhiều cysteine, loại chất phân hủy độc tố acetaldehyde gây nôn nao, khó chịu gan 14 Ăn bánh mỳ kẹp thịt Biện pháp sản sinh nhiều protein, chất béo muối giúp gan phục hồi bổ sung chất điện giải bị sau say rượu 15 Nước mía Khi say rượu cần uống cốc nước mía ép có tác dụng giải rượu nhanh chóng 16 Tắm nước nóng Nhiều người công nhận rằng giải pháp giải rượu đơn giản lại vô hiệu Biện pháp góp phần làm giảm căng thẳng, giúp thể thư giãn Cho thêm tinh dầu bạc hà vào nước tắm có tác dụng tốt 17 Ngủ Ngủ đủ giấc thật giải pháp thần kì cho người bị say Biện pháp giúp họ nghỉ ngơi thể mệt mỏi hồi phục sức lực nhanh vào ngày hôm sau Đi ngủ sau uống rượu, bia cách tốt để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực say sức khỏe 18.Cà chua Cà chua giải rượu Uống rượu say bị nôn không gây mệt mỏi mà làm cho thể lượng lớn nguyên tố kali, canxi, natri Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm uống cốc nước ép cà chua chín Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói kịp thời bổ sung cho thể Chú ý : Trường hợp sau uống rượu cảm thấy mẩy nặng nề, đau đầu chóng mặt, nói không lưu loát tiến hành xoa bóp bấm huyệt theo cách: - Trước hết, tiến hành day bấm huyệt Yêu nhãn - phút Vị trí huyệt Yêu nhãn: giơ cao tay người bị say nghiêng chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng (tương ứng với đốt sống thắt lưng 4) rõ, huyệt nằm đáy lõm từ mỏm gai đốt sống thắt lưng đo ngang 3,8 tấc - Tiếp theo, tiến hành day bấm huyệt Thái xung 3-5 phút Vị trí huyệt Thái xung: ép ngón chân vào ngón 2, huyệt nằm mu bàn chân, đo từ đầu kẽ hai ngón chân lên tấc Cũng xác định cách lấy huyệt điểm đường nối đầu ngón chân với nếp gấp ngang cổ chân - Cuối cùng, tiến hành xoa xát toàn mu bàn chân Nếu người say đứng dậy cho đứng tựa vào tường dùng gót chân giẫm mạnh xoa mu bàn chân ngược lại 5-6 phút Trường hợp uống nhiều rượu dẫn đến tình trạng ngộ độc nặng thiết phải đưa tới sở y tế để khám cấp cứu kịp thời Bà bầu cần làm gì nếu bị rối loạn tiêu hóa trong những
ngày tết?
Khi mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ tăng nồng độ hormone
progesterone, giảm nhu động ruột nên họ rất hay phải đối mặt với các
chứng bệnh đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, đầy
hơi… Đặc biệt là trong dịp Tết đến xuân về, chế độ ăn uống sinh hoạt bị
đảo lộn thì nguy cơ mắc các chứng rối loạn tiêu hóa càng cao.
Những món ăn gây rối loạn tiêu hóa
Bánh chưng, bánh tét: Đây là những loại bánh đặc trưng trong ngày Tết của
người Việt. Mùi vị thơm ngon của món bánh này trong ngày tết có thể rất
hấp dẫn bà bầu. Tuy nhiên, bánh trưng và bánh tét đều được làm bằng
nguyên liệu bột gạo nếp và thịt mỡ nên nếu ăn nhiều sẽ rất đầy bụng và khó
tiêu. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tốt nhất mẹ bầu nên ăn dè chừng với những
món bánh này. Tuyệt đối không ăn món bánh chưng đã để quá 2 ngày mà
không được bảo quản trong tủ lạnh.
Bà bầu lưu ý nên chọn thực phẩm an toàn trong ngày Tết.
Dưa hành: Nếu bạn bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối
loạn tiêu hóa khi mang thai thì không nên thử món dưa hành (hoặc các loại
dưa muối khác). Bản chất của dưa hành là chứa nhiều chất chua, khiến dạ
dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, với
những bà bầu khỏe mạnh khác thì dưa hành lại giúp kích thích tiêu hóa tốt.
Thậm chí, nhiều thai phụ nghén chua trong đó có các món dưa muối…
Dù vậy, dưa hành muối là loại thực phẩm chứa muối nếu ăn nhiều sẽ không
tốt cho sức khỏe.
Các loại bánh kẹo và mứt: Các loại mứt và bánh kẹo hầu hết đều chứa
nhiều đường không tốt cho sức khỏe bà bầu đặc biệt là không tốt cho đường
tiêu hóa của bà bầu vì thế bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm này. Tuy
nhiên, trong các loại mứt thì mứt me có vị chua, tính mát, giúp tiêu hóa thức
ăn và chống nôn hiệu quả. Phụ nữ mang thai đang phải đối mặt với chứng
ốm nghén có thể sử dụng mứt me để giải quyết những khó chịu do những
cơn buồn nôn mang lại. Mặc dù vậy bạn cũng không nên lạm dụng mứt me
và chỉ nên sử dụng các loại mứt còn hạn sử dụng và có nhãn mác sản xuất rõ
ràng. Những loại mứt đóng gói bày bán sẵn thường ẩn chứa nhiều nguy cơ
về an toàn vệ sinh thực phẩm; do đó, bạn không nên ăn.
Những món lẩu: Bà bầu nên hạn chế ăn lẩu vì món này có thể làm tổn
thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký sinh trùng. Các nghiên cứu y học chứng
minh rằng, ăn lẩu có nhiều cái hại, nhất là với phụ nữ đang mang thai. Món
lẩu chưa chín kỹ có thể dẫn tới chứng giun sán. Việc ăn lẩu cũng có thể gây
hại cho dạ dày và đường ruột. Bạn cũng nên đặc biệt tránh món lẩu cay vì vị
cay dễ làm tổn thương dạ dày.
Một số triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn tiêu hóa
- Đau bụng: Đau không liên tục, thường liên quan đến bữa ăn, có thể khởi
phát với một loại thức ăn nhất định như sữa, thức ăn nhiều chất béo… Đau
thường chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình.
- Chán ăn: Không muốn ăn hoặc chỉ ăn được một chút là chán.
- Đầy bụng: Cảm giác no khi ăn một lượng thức ăn.
- Chướng bụng: Bụng bạn căng hơn Sử dụng và lắp đặt điện trong những ngày Tết:
Tránh tai nạn, tết thêm vui
Nhóm đồ điện gia dụng có khả năng gây rò rỉ, cháy nổ điện cao: Bàn là, bếp điện,
lò nướng điện, ấm điện, bình thủy điện và nồi cơm điện. Nguyên lý hoạt động
chung của nhóm thiết bị này là đều sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực
tiếp hoặc gián tiếp, nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao nếu nhà sản xuất sử dụng nguyên
liệu không bảo đảm chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật.
Không nên:
• Dùng dây dẫn sử dụng vỏ bọc bằng nhựa kém chất lượng, không đúng kỹ thuật
dễ dẫn đến giòn, nứt hoặc bị chảy, chạm mạch.
• Dùng thiết bị có dây đốt sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, lắp ráp không
đúng kỹ thuật. Dây đốt sẽ chạm vào thành bao, hoặc mâm nhiệt gây chập điện.
• Sử dụng đồ điện trong môi trường nhiệt cao, độ ẩm lớn.
Chú ý:
• Tắt nguồn (rút phích cắm điện) các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.
• Luôn tuân thủ các nguyên tắc về dây tiếp đất (dây tiếp đất là dây triệt tiêu dòng
điện, có thể tránh được nguy cơ giật do rò điện từ các thiết bị gia đình).
• Nên trang bị một chiếc cầu dao tự động so lệch (loại cầu dao này có thêm chức
năng đặc biệt là tự động ngắt mạch khi hệ thống điện có dòng rò hoặc bị chạm
mát) cho bình nóng lạnh đời cũ.
• Bảo dưỡng các thiết bị điện theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các thiết bị
không bị sớm lão hóa, hỏng, vỡ và gây rò điện.
Chuyên gia: Hồ Anh Dũng – Ban Kỹ thuật an toàn – Tổng Công ty truyền tải
điện quốc gia.
Một số biện pháp kỹ thuật an toàn khi lắp đặt điện trong nhà:
• Không được dùng dây dẫn trần để dẫn điện trong nhà.
• Phải đặt dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà trong ống sứ bảo vệ.
• Phải đặt cầu chì bảo vệ loại có nắp che đối với đường dây chính trong nhà,
đường dây phụ cũng như mỗi đồ dùng điện trong nhà.
• Không đặt ổ cắm điện, công tắc điện ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt là phòng tắm
• Không đóng, cắt cầu dao, công tắc… khi tay còn ướt.
• Chỉ sử dụng các thiết bị điện và khí cụ điện đã được nối đất.
• Thay thế ngay các thiết bị điện, cầu dao, công tắc bị hư hỏng.
• Nên sử dụng hoặc lắp đặt thêm các thiết bị an toàn, chống giật cho bình nóng
lạnh.
Những biện pháp kỹ thuật an toàn khi lắp đặt điện ngoài trời:
• Dùng dây đơn (1 sợi) loại bọc cách điện cho dường dây dẫn điện thắp sáng được.
• Dùng dây cáp (nhiều sợi vặn xoắn), loại bọc cách điện chịu được mưa, nắng cho
đường dây điện lực 3 pha.
• Phải bắt chặt dây điện trên sứ cách điện.
• Không tháo dây nhiều sợi vặn xoắn để làm dây đơn.
• Không dùng dây điện thoại thay dây điện.
• Không đóng cọc thay thế dây nguội và chỉ kéo 1 dây nóng vào nhà để sử dụng
điện, phải kéo đủ 2 dây (1 dây nóng và 1 dây nguội).
• Không kéo đường dây dẫn F5 diện mạo của mình
trong những ngày Tết
với 3 kiểu tóc tết
Bên cạnh những trang phục tươi mới của ngày xuân, một mái tóc điệu
đà cũng luôn là “vũ khí quyền lực” giúp phái đẹp nổi bật hơn trên phố.
Sự lựa chọn hợp lý nhất vẫn là những biến tấu nhẹ nhàng và không kém
phần duyên dáng của kiểu tóc tết điệu đà. Hãy cùng chúng tôi học cách tự
thực hiện 3 kiểu tóc tết dễ dàng, ấn tượng để F5 diện mạo của mình trong
những ngày Tết này bạn nhé!
Kiểu 1: Tóc tết xoắn cho buổi dạo phố nhẹ nhàng
Bước 1:
Hất tóc sang 1 phía. Lấy 1 lọn tóc nhỏ bên trong, tết lại và buộc cố định
phần đuôi tóc.
Bước 2:
Lấy lọn tóc vừa bện quấn vòng quanh phần tóc còn lại để cố định, tạo nên
phần đuôi tóc gọn gàng. Dùng chun nhỏ buộc chân tóc lại.
Bước 3:
Dùng kẹp gim cài lại phần tóc phía sau thật chắc chắn và không bị lòa xòa.
Giờ thì cùng ngắm nghía thành quả nhé!
Kiểu 2: Lọn tóc tết ngang kết hợp cùng tóc xoăn lọn to tiểu thư
Bước 1:
Lấy 1 lọn tóc phía bên mai, tết lỏng tay 1 đoạn khoảng 20cm. Dùng chun
buộc lại.
Bước 2:
Nhẹ nhàng dùng tay kéo cho những múi tết lỏng và phồng ra phía ngoài.
Bước 3:
Tiếp tục làm tương tự với lọn tóc bên mai còn lại.
Bước 4:
Lấy hai lọn tóc vừa tết kéo ra phía sau, ngang đầu và ôm lấy phần tóc xõa.
Dùng kẹp tóc cố định lọn tóc thay cho nút buộc.
Bước 5:
Tiếp tục với lọn tóc tết còn lại. Giấu phần tóc thừa của lọn tóc này vào phía
trong lọn ban đầu để không bị lộ phần tóc vểnh.
Bước 6:
Nếu bạn muốn tạo lớp tóc xõa bồng bềnh, lãng mạn hơn, bạn cũng có thể
dùng máy uốn lọn to để tạo sóng tự nhiên.
Thật đơn giản, nữ tính và cực kì ăn ý với cô nàng yểu điệu nhé!
Kiểu 3: Tóc tết búi cho những buổi tiệc sang trọng
Bước 1:
Hất hết tóc ra phía trước và chải tóc thẳng. Dùng 1 chút gel tạo kiểu để cố
định những sợi tóc vểnh “cứng đầu” phía sau.
Bước 2:
Tết tóc bắt đầu từ phần gáy chạy ngược lên đỉnh đầu. Dùng chun nhỏ buộc
lại. Tiếp tục túm phần tóc còn lại và đuôi phần tóc vừa tết rồi buộc lại bằng
chun cho chắc chắn.
Bước 3:
Nếu tóc dã đủ độ phồng, bạn chỉ việc đánh rối và xoắn lại thành búi củ tỏi ở
phần đuôi tóc. Còn nếu bạn thích búi tóc mượt mà hơn, đừng quên dùng
vòng độn mút để tạo bút tóc dày và đẹp nhé.
Thật dễ dàng để có 1 búi tóc “đẹp lạ” phải không nào!
Làm gì để chống stress trong những ngày Tết Ăn uống có kiểm soát, giữ thông 2 đường đại tiểu tiện và biết cách thư giãn tốt sẽ giúp phòng chống stress trong những ngày bận rộn khi nhịp sống nhanh, di lại nhiều và sinh hoạt ăn uống thất thường. Ngày Xuân là những ngày vui. Tuy nhiên, thăm viếng, sum họp, tiệc tùng, thù tạc dễ khiến chúng ta “lên lịch” nhiều hơn, đi lại nhiều hơn, ăn uống nhiều hơn. Dù không gặp chuyện trái lòng nghịch ý nhưng nhịp sống nhanh, nhịp sinh học bị thay đổi và ăn uống quá độ đủ gây ra những stress có thể kích hoạt những căn bệnh tiềm ẩn, nhất là ở những người cao tuổi. Một số lưu ý sau đây có thể giúp ngăn chận hoặc giải toả những rối loạn do stress trong hoặc sau những ngày bận rộn. Đừng để bị động trước những lời mời mọc ăn uống trong những bữa tiệc. Hãy biết nói không trước những chuyến đi mà mình không thích, trước những món ăn mà mình dị ứng hoặc không phù hợp với điều kiện sức khoẻ. Thông thường chỉ cần đổ cho “y lệnh” của bác sĩ sẽ không ai nở ép bạn. Tránh ăn quá no, không ăn nhiều chất béo, nhất là vào buổi tối. Ăn quá no, ăn nhiều thịt và chất béo dễ gây khó tiêu hoá, làm mệt tim và làm tăng những đáp ứng stress. Nếu ăn no cần đi bộ hoặc vận động nhẹ khoảng 20 phút trước khi ngủ. Hãy giữ thông suốt 2 đường đại tiểu tiện. Đi lại và ăn uống thất thường dễ gây ra táo bón, là một nguyên nhân dễ sinh nội nhiệt có thể kích hoạt nhưng cơn khí nghịch dẫn đến mất ngủ hoặc áp huyết tăng cao, nhất là ở những người già. Để khắc phục điều này, nên ăn nhiều rau trong bửa ăn, ăn dặm thêm chuối, táo giữa buổi. Những trường hợp nầy càng nên tránh những chất kích thích như trà, cà phê, rượu. Ngược lại, uống một số trà thảo dược như trà thảo quyết minh, trà artichaut, trà tâm sen sẽ hữu ích hơn. Hãy ngủ đủ. Giấc ngủ cần thiết để điều hoà thân tâm và phục hồi sinh lực. Cố thức trong khi đã mệt mỏi không chỉ làm tăng những đáp ứng stress và gia tăng những nguy cơ về tim mạch, đột quỵ. Khi cần di chuyển, nên lợi dụng điều hoà hơi thở và thiếp đi trên xe, tàu để làm gián đoạn những đáp ứng stress và nạp lại bình điện sinh học. Sau thời gian nghỉ Tết, có thể có nhiều công việc tồn đọng đang chờ đợi. Đừng vội vã hoặc nôn nóng. Tâm lý vội vã chỉ làm tăng đáp ứng stress và giảm hiệu suất công việc dễ tạo ra những sản phẩm có lỗi, kém chất lượng, làm giảm hình tượng của bạn về lâu về dài. Hãy ghi lại những việc phải làm và phân loại theo thứ tự ưu tiên để giải quyết dần từng việc một. Hãy có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn xen kẽ giữa những thời điểm căng thẳng hoặc mệt mỏi, nhất là vào buổi trưa, dù chỉ 5 hay 10 phút mỗi lần. William Anthony, tác giả quyển sách The Art of Napping at Work cho biết một chút thiếp đi ở nơi làm việc là cách đơn giản và ít tốn kém nhất để gia tăng hiệu suất công việc. Cuối cùng, một biện pháp căn cơ để giữ gìn sức khoẻ và chống stress lâu dài không thể thiếu là vận động thân thể. Đối với những người trẻ, cách đơn giản nhất để giải toả stress là hãy vận động mạnh bất cứ loại hình nào mà mình thích. Chỉ cần khoảng 10 phút vận động mạnh đủ giải phóng năng lượng và làm điều hoà hoạt động nội tiết để giúp cân bằng tâm lý. Đối với những người già hoặc người có bệnh tim mạch, vận động nhẹ, đi bộ, thực hành một vài động tác co giãn tối đa của yoga hoặc những hơi thở sâu, thở ra chậm sẽ thích hợp hơn.