Hướng dẫn trồng rau muống bằng cành

3 229 0
Hướng dẫn trồng rau muống bằng cành

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn trồng rau muống bằng cành tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các l...

VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Hướng dẫn trồng rau muống cành Trồng rau muống cành không giúp giữ lại đặc tính mẹ, tăng khả thành công mà rút ngắn thời gian thu hoạch so với phương pháp gieo hạt truyền thống Trong viết VnDoc hướng dẫn bạn cách tự trồng rau muống nhà cực dễ để bạn tham khảo Rau muống số loại rau ưa chuộng sống ngày, đặc biệt vào mùa hè Ngoài phương pháp gieo hạt, bạn trồng rau muốn cách giâm cành Với cách thức này, bạn rút ngắn thời gian trồng có rau ăn ngày Sau đây, VnDoc học cách trồng rau muống cành cực đơn giản Cách tự trồng rau muống cành đơn giản Chuẩn bị giống rau muống Hằng ngày, mua rau muống ăn, cảm thấy rau ngon bạn giữ lại cành để giâm trồng nhà Cành chọn làm giống cành bánh tẻ (không già không non) không bị công sâu bệnh Tốt mớ rau muống sau mua về, bạn ngắt phần non để ăn giữ lại phần cành gốc Cách trồng rau muống cành cực đơn giản VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Về đất trồng, bạn giâm cành rau muống nhiều loại đất khác Nếu vườn bạn mua đất trồng chuyên dụng cửa hàng giống để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho rau phát triển Về chậu trồng bạn tận dụng thứ ‘bỏ đi’ nhà, chẳng hạn xô, chậu nhựa, thùng xốp… Lưu ý trước trồng, bạn cần phải đục lỗ thoát nước bên để tránh tình trạng ngập úng Sau có chậu có đất, bạn tiến hành cho đất vào mặt chậu nhẹ nhàng cắm cành gốc rau muốn vào Lưu ý trồng thằng hàng, thẳng lối với khoảng cách Cách chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho rau muống nhà Rau muống loại rau trồng nhà quanh năm, kể mùa khô hay mùa mưa nên bạn cần phải lưu ý chăm sóc, tưới tiêu, chống ngập úng, đặc biệt phòng trừ sâu bệnh cho Công việc đơn giản - Để đất trồng không khô, đặc biệt vào mùa khô hạn có đủ nước phát triển tươi tốt bạn cần tưới tiêu đặn ngày hai lần vào buổi sáng buổi tối Ngoài nước, bạn bổ sung thêm nước vo gạo hay nước tiểu pha loãng… giai đoạn đầu giâm trồng để thúc nhanh rễ Bằng cách sau khoảng vài ngày thôi, bạn thấy cành gốc rau muống bắt đầu rễ trắng nhú lên mầm xanh VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Bên cạnh việc tưới nước, để phát triển tốt, bạn phải bón phân, bắt sâu bệnh, loại bỏ sâu nhổ cỏ xen lẫn với gốc - Trong giai đoạn cuối, bạn tuyệt đối không bón phân cho rau Rau muống cho thu hoạch nhiều lứa nên bạn cần phải thu hoạch vụ, tránh việc để lâu, rau già làm giảm phẩm chất Và thu hoạch, bạn nên bấm rau sát gốc không ngắn để tiếp tục thêm mầm cho vụ thu hoạch sau Là loại rau chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ…, rau muống nhiều người yêu thích Hy vọng với cách trồng rau muống cành đơn giản trên, bạn sẵn sàng trồng rau để ‘gây dựng’ cho chậu rau muống tươi tốt nhà Ngoài ra, bạn tham khảo thêm cách trồng nhiều loại rau bổ dưỡng khác cách trồng chùm ngây, cách trồng đậu rồng Hướng Dẫn Trồng Rau Ăn Lá Theo Phương Pháp Thủy Canh Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Dung dịch dinh dưỡng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là phương pháp đơn giản giúp người dân thành thị có thể tự trồng rau sạch để ăn, là thú tiêu khiển, thư giãn cho người có cường độ làm việc cao như hiện nay, phù hợp cho người lớn tuổi, người về hưu và trẻ em. ƯU ĐIỂM: 1. Không phải làm đất không có cỏ dại. 2. Trồng được nhiều vụ, có thể trái vụ, không cần tưới. 3. Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại. 4. Năng suất cao hơn từ 25% đến 50%. 5. Sản phẩm hoàn toàn sạch đồng nhất. 6. Người gìa yếu trẻ em có thể tham gia có hiệu quả. 7. Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. HƯỚNG DẪN TRỒNG: 1.Chuẩn bị dụng cụ: - Khay trồng:Thùng xốp 30l. -Tấm trồng: Tấm xốp dày 50mm cắt lọt lòng bên trong thùng xốp ( hoặc nắp đậy thùng xốp) khoan lỗ vừa với rọ trồng, phủ nilong đen. - Rọ trồng: chọn loại có chiều cao nhỏ hơn 50mm cỡ 47mm là vừa. - Giá thể trồng ( sơ dừa+ perlit). - Hạt giống. - Dinh dưỡng HYDRO GREENS. 2. Gieo hạt: 1. Ngâm hạt giống 4 tiếng trong nước ấm trước khi gieo. 2. Cho giá thể vào rọ. 3. Gieo hạt vào ly: 5-10 hạt vào mỗi rọ, phủ lớp mỏng giá thể lên phía trên hạt đã gieo. 4. Tưới phun nước hằng ngày cho đến khi cây được 5-6 ngày tuồi, bén rể, có một hai lá non có khả năng hút nước thì pha dinh dưỡng đổ vào khay trồng 3. Cách pha dinh dưỡng: 1. Pha 30ml dung dịch HYDRO GREENS part A và 30 ml dung dịch HYDRO GREENS part B với 10 lít nước thành dung dịch để trồng 2. Đổ dung dịch đã pha vào khay trồng đến 2/3 chiều cao khay trồng, (tương đương 20l) 3. Cho tấm trồng vào khay trồng. 4. Chăm sóc: 1. Khoảng 3-4 ngày/ 1 lần mờ nắp khay, khuấy đều dung dịch để sục khí giúp cây tăng trưởng nhanh hơn 2. Quan sát mực dung dịch dinh dưỡng trong khay để châm thêm ( thông thường khoảng 7-10 ngày thì châm thêm dinh dưỡng 1 lần đến mức 2/3 khay như cũ. PHẦN I: RAU MẦM – SẢN XUẤT HÀNG HÓA I. Giới thiệu Rau mầm là rau được canh tác bằng các loại hạt giống rau thông thường và có thời gian canh tác rất ngắn, chỉ 5 đến 7 ngày sau khi gieo là thu hoạch.Rau mầm có chứa nhiều chất khoáng và các vitamin B, C, E Theo các tài liệu khoa học rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần rau thường. Rau mầm dễ trồng, không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trồng trong môi trường sạch không có mầm bệnh và vi sinh vật gây hại. Rau mầm phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị, có thể trồng được quanh năm, vừa giải quyết lao động nông nhàn vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. II. Dụng cụ và vật liệu trồng rau mầm. 1. Giống. Có thể trồng rau mầm bằng nhiều loại hạt giống rau khác nhau như: Củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, hạt mè đen, các loại đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng… Nhưng phổ biến nhất hiện nay là Củ cải trắng do dễ trồng và dễ tiêu thụ. Hạt giống trồng rau mầm (Củ cải trắng) 2. Khay. Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau tùy điều kiện sẵn có của mỗi gia đình như khay tre, khay nhựa, khay xốp… Loại khay sử dụng tiện lợi nhất là khay xốp (loại khay xốp dùng để đựng trái cây được mua từ các vựa bán trái cây). Khay xốp có nhiều kích thước khác nhau nhưng phổ biến nhất là khay có kích thước 40 x 50 x 7cm. Khay xốp 40x45x70cm 3. Kệ. Tùy theo kích thước khay mà đóng kệ có kích thước cho phù hợp. Có thể đóng kệ bằng gỗ hoặc kệ sắt (loại sắt có lỗ (3cm x 5cm) để tiện cho việc lắp ráp), nên thiết kế kệ có 4 tầng, khoảng cách giữa các tầng là 40 cm, chiều sâu của kệ là 40 cm vừa đủ để đặt khay rau mầm, khoảng cách giữa tầng đầu tiên và mặt đất là 25 - 30 cm để hạn chế những sinh vật như: cóc, chuột, kiến vào khay. Kệ gỗ và kệ sắt 4. Đất trồng (giá thể). Là loại đất sạch hữu cơ sinh học, được sản xuất từ xơ dừa, đã có đủ dinh dưỡng nên trong quá trình trồng không cần bổ sung bất kỳ một loại phân bón nào khác. Hiện tại có 2 loại giá thể trồng rau mầm phổ biến là: Đất sạch hữu cơ sinh học của Cty TNHH dừa MeKong và Dasa hữu cơ sinh học của Cty Đất Sạch. Giá thể trồng rau mầm, bình xịt dùng tưới 5. Khăn giấy. Dùng để lót trên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt, mục đích của việc lót giấy trên mặt giá thể trước khi gieo để khi thu hoạch rau mầm sẽ không bị dính giá thể vào rau. Dùng loại khăn giấy "Khăn ăn cao cấp 2 lớp Pulppy" kích thước 33cm x 33cm. Ngoài việc dùng khăn giấy lót trên bề mặt giá thể, khăn giấy còn dùng để lót vào hộp thành phẩm đựng rau mầm. Khăn giấy 6. Bìa giấy Carton. Dùng để đậy khay trong 1-2 ngày đầu mới gieo hạt. PHẦN II: PHÁT TRIỂN TRỒNG RAU MẦM TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phát triển – nơi mà rau quả được bày bán ở khắp các siêu thị và ở các chợ đều đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, thế nhưng nhiều người dân vẫn yêu thích tự trồng rau trong gia đình để dùng nhất là rau mầm. Tại sao như vậy? Bởi vì:\ Trồng rau mầm thật đơn giản, thật dễ làm: với thời gian vỏn vẹn có 5-7 ngày, với lượng hạt giống 30-40g đã thu được 400-450g rau sạch. - Trồng rau mầm không cần không gian rộng lớn: chỉ một góc balcon hoặc sân thượng, một bệ cửa sổ nhỏ trong bếp, hàng hiên trước nhà cũng đủ để cho cây mầm lớn nhanh trông thấy. - Chỉ có trồng rau mầm tại nhà mới có được sự tươi nguyên của cọng rau vừa cắt, mới gìn giữ giá dinh dưỡng cao nhất của rau mầm. - Trồng rau mầm sẽ mang đến sự thư giãn tuyệt vời cho bạn sau những giờ làm việc căng thẳng, người ta gọi đó là chống stress bằng liệu pháp làm vườn. - Và cuối cùng là cả nhà Hướng Dẫn Trồng Rau Ăn Trái Tại Nhà Rau ăn trái là các loại dây leo cho trái như bầu bí, mướp, khổ qua, dưa leo, cây dạng bụi như ớt, cà chua, cà tím, đậu bắp Trồng cây rau ăn trái tại nhà là một thú tiêu khiển, nó như vừa là một loại cây cảnh làm đẹp nhà cửa, vừa tăng cường rau xanh cho món ăn hàng ngày. Trồng và chăm sóc rau ăn trái tại nhà không khó nếu ta chú trọng đến việc lựa chọn chậu trồng phù hợp và thường xuyên bổ sung phân bón cho cây rau ăn trái. Thường ta nên chọn chậu trồng có chiều sâu vì cây rau ăn trái cần lượng đất trồng nhiều để sinh trưởng và cho trái 1. Ủ hạt giống rau ăn trái - Để hạt giống rau ăn trái nẩy mầm tốt cần phải ngâm hạt giống trong nước ấm từ 40-50 o C (ngâm 2 sôi và 3 lạnh), thời gian ngâm tùy từng loại hạt giống. Những hạt giống rau ăn trái có vỏ mỏng như, bí, dưa leo, cà chua, ớt, cà tím… ta ngâm từ 3-5 giờ. Những hạt có vỏ dày như bầu, khổ qua, đậu bắp, đậu rồng… ngâm 8 – 12 giờ. - Hạt giống rau ăn trái sau khi ngâm vớt ra để ráo sau đó trải đều hạt giống trên mặt khăn giấy thấm nước (hoặc bông gòn), phía trên phủ một lớp khăn giấy thấm nước đặt vào nơi có bóng tối để hạt dễ nẩy mầm.Chú ý thường xuyên phun nước tao độ ẩm cho lớp khăn giấy ủ hạt. Thời gian để hạt nẩy mầm từ 12- 48 giờ tùy theo loại hạt giống. - Không nên để hạt mọc rễ quá dài trong lớp khăn ủ, vì như thế rễ sẽ dễ bị héo như ta đem gieo vào đất trồng, khi thấy hạt nứt vỏ và vừa nhú rễ thì đem gieo vào đất trồng. 2. Cách trồng rau ăn quả tại nhà 2.1.Chuẩn bị đất trồng: hỗn hợp giá thể trồng cây và đất dinh dưỡng Bước 1: Đổ giá thể trồng cây vào 3/4 chậu xong rải lên mặt một lớp đất dinh dưỡng (phân trùn quế) lớp dầy 2-3 cm, dùng tay trộn đều lớp đất mặt chậu. Bước 2: Tưới nước cho đất trồng được ẩm thường xuyên. 2.2.Gieo hạt: - Gieo từ 2-3 hạt rau ăn quả đã ủ vào một chậu chậu nhựa có đường kính chậu 30-35 cm, vùi hạt sâu vào đất trồng khoảng 2cmphủ nhẹ đất lại, phun nước đủ ẩm 2 lần/ngày , để chậu đã gieo hạt ra ngoài có ánh nắng. Khi cây ra được 1-2 cặp lá thì lựa để lại 1-2 cây phát triển tốt nhất. Lưu ý: Mùa mưa tưới vừa đủ nước, mùa khô tưới ngày hai lần sáng sớm và chiều mát. 2.3.Cắm cây làm giàn cho rau ăn quả leo (đối với các loại dây leo như bầu, bí mướp…) Khi cây rau ăn trái có từ 3-4 cặp lá thì dùng cây cắm thành giàn để rau bắt đầu leo, chú ý theo dõi để cột ngọn rau vào giàn. 2.4.Bón phân bổ sung: Rau an quả trồng tại nhà cần thiết phải chọn chậu trồng phù hợp và tăng cường bón phân bổ sung - Bón phân lần 1: Sau khi cây rau ăn trái ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g urê (02 muỗng cà phê đầy) với 4 lít nước rồi tưới đều, nên tưới vào chiều mát, sáng hôm sau tưới nước sạch để xả lại. – Bón bổ sung vitamin: Sau khi bón phân ure lần 1, tiếp tục phun luân phiên thêm phân bón lá vitamin như B1, Rong biển, Atonik, phân bón lá 20.20.20… để giúp cây có sức đề kháng với sâu bệnh. - Khi rau ăn trái bắt đầu đâm nhánh leo giàn thì cho thêm hỗn hợp đất trồng cho đầy chậu.(bước này rất quan trọng giúp cây phát triển vượt bật) - Bón phân lần 2: Cách lần bón thứ nhất từ 15-20 ngày, liều lượng 08g-10g NPK có hàm lượng kali cao, pha trong 4 lít nước tưới lúc chiều mát, sáng hôm sau tưới rửa lá giống như lần 1. – Để trái mau lớn cần ngắt bỏ bớt trái thừa chỉ để một nhánh có từ 1-2 trái, kết hợp thêm phân bón lá dưỡng trái. Nếu thấy cây rau ăn trái có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng như lá nhạt màu, cây chậm phát triển ít đâm nhánh mới, trái non rụng thì bổ sung thêm phân như bón lần 2. Lưu ý: 1/ Tưới nước vừa đủ ẩm, không tưới quá nhiều làm cây rau ăn trái sẽ bị thối rể chết úng.Mùa nắng ngày tưới hai lần.Cây rau ăn trái được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ cho Hướng Dẫn Trồng Rau Ăn Lá Tại Nhà Rau ăn lá là nhóm rau xanh được dùng nhiều cho bữa ăn hàng ngày, rau là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể Tự trồng rau ăn lá tại nhà là một việc rất dễ dàng khi ta ghi nhớ một số cách đơn giản từ khi gieo hạt, chăm sóc đến khi thu hoạch. Trong bài viết này giới thiệu cách trồng các loại rau cải (cải bẹ xanh, cải ngọt, cải thìa), rau dền, Mồng tơi 1. Chuẩn bị dụng cụ gieo trồng rau ăn lá Vật dụng phổ biến để trồng rau ăn lá tại nhà là khay xốp có nắp đậy, khay xốp tiện dụng bởi vì dễ dàng di chuyển, dễ thoát nước và vừa có thể trồng được rau ăn lá ( dùng khay sâu), vừa trồng được rau mầm (sử dụng nắp đậy của khay xốp). Chúng ta cũng có thể tận dụng thau, rổ, thùng xốp, chậu cũ…. để làm vật dụng trồng rau ăn lá, lưu ý tạo lỗ thoát nước cho những vật dụng này Khối lượng hạt giống rau ăn lá gieo cho một khay xốp: - Rau dền: Khối lượng hạt gieo 1g/thùng xốp. - Cải thìa, cải ngọt, cải bẹ xanh: khối lượng hạt gieo từ 1g-2g/thùng xốp. - Rau mồng tơi: hạt gieo thành hàng cách khoảng 10 cm x 15 cm 2. Cách gieo trồng rau ăn lá 2.1 Ủ hạt giống rau ăn lá Hạt giống rau ăn lá như rau dền, mồng tơi, rau cải các loại tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước. Tuy nhiên để đảm bảo hạt giống rau ăn lá có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất ta nên ủ như sau: - Bước 1: Cần phải ngâm hạt giống rau cải trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh ( 2 ly nước sôi và 3 ly nước thường) - Bước 2: Ngâm hạt trong phần nước pha trên từ 3h đến 6h rồi vớt ra ủ lại bằng khăn giấy có thấm nước được trải trên vật dụng bằng phẳng từ 6-12h. - Bước 3: Khi thấy hạt mọng nước và bắt đầu nứt vỏ hạt, lấy hạt ra khỏi khăn giấy,để hạt giống rau ăn lá ráo nước sau đó trộn với giá thể để không hạt giống không bị dính cục, giúp ta rải đều hạt trên mặt thùng xốp. 2.1.Chuẩn bị đất trồng: Hỗn hợp đất dinh dưỡng - Bước 1: Trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng theo tỉ lệ 1 kg xơ dừa + 1 kg đất dinh dưỡng, Nếu xử dụng khay xốp thì chúng ta trộn 2 kg xơ dừa xử lý + 2 kg đất dinh dưỡng,cho hổn hợp đất vào khay cách mặt khay 3-5cm - Bước 2: Dùng bình phun có tia nước nhỏ, phun ướt đều khay đất trồng để tạo độ ẩm . - Gieo hạt: Rải đều hạt rau ăn lá trong khay ươm (hoặc chậu) dùng lưới đen hay tấm giấy che lại giữ ẩm, để khay hạt trong tối mát, tưới nước đủ ẩm từ 2-3 lần/ngày , khi hạt ra được 2 cặp lá rồi mới đem cây ra ngoài có ánh nắng. 2.3 Cách chăm sóc và bón phân rau ăn lá - Tỉa thưa và sang khay: Đây là bước nhằm tạo không gian , cung cấp chất dinh dưỡng giúp rau nhanh lớn và rút ngắn thời gian thu hoạch. Khi cây rau cải có 3-4 cặp lá ta có thể nhổ ăn dần ( ăn rau mầm) hoặc nhổ bớt rau giống trồng qua khay hay chậu khác để cây có thể lớn nhanh hơn. Qui cách sang khay, tỉa thưa theo khoảng cách cây cách cây là 10 cm hàng cách hàng là 15 cm. Nếu để rau ăn lá lớn trong thùng gieo ban đầu (không tỉa thưa , không sang khay) từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch là: 45-50 ngày . Nếu tỉa thưa rau cải nhỏ sang thùng khay khác thì thời gian thu hoạch khoảng 25-30 ngày sau khi trồng lại. Mùa mưa tưới vừa đủ nước, mùa khô tưới ngày hai lần sáng sớm và chiều mát. - Bón phân Bón phân làm 2 đợt , bón thêm phân vô cơ có hàm lượng đạm cao giúp cây rau cải mau lớn cho nhiều lá. - Bón phân lần 1: Sau khi cây rau cải ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g urê ( 02 muỗng cà phê đầy) với 2 lít nước rồi tưới đều trên rau, sáng hôm sau trước khi trời nắng tưới lại rửa lá bằng nước sạch . – Bón bổ sung vitamin: Sau khi bón phân ure lần 1, tiếp

Ngày đăng: 20/06/2016, 15:33

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan