Bao Dien tu Dan Viet Sát cánh cùng nông dân ViệtTIN TỨC THẾ GIỚI THỂ THAO PHÁP LUẬT KINH TẾ NHÀ NÔNG VĂN HÓA GIẢI TRÍ CÔNG NGHỆ DU LỊCH BẠN ĐỌCChủ đề nóng Máy bay CASA212 gặp nạn trên biển Su30MK2 gặp sự cố ở biển Nghệ An Dự đoán trúng thưởng EURO 2016Thứ Hai, ngày 20062016 01:12 AM (GMT+7)NHÀ NÔNGNuôi cừu mau lớn, đơn giản và ít tiềnauthor Chủ Nhật, ngày 29052011 04:19 AM (GMT+7)(Dân Việt) (Dân Việt) Có lẽ ở Việt Nam, Ninh Thuận là vùng khô và nóng nhất. Ở đây nóng đến mức khiến dê và bò còn phải tìm chỗ để tránh nắng. Thế nhưng tại Ninh Thuận, có một loài vật nuôi không biết nóng là gì, đó là con cừu. Ngay giữa trưa, nhựa trên quốc lộ chảy ra nhem nhép, thế nhưng những chú cừu vẫn tha thẩn tìm những ngọn cỏ hiếm hoi. Cả đàn cừu vẫn lặng lẽ, kiên trì kiếm ăn giữa trời nắng nóng như thiêu, như đốt...Cừu kiếm ăn theo đàn nên việc chăm sóc và quản lý rất thuận lợi.Cừu là loài dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, chuồng trại lại đơn giản và rẻ tiền. Thức ăn của cừu toàn là những loại không cạnh tranh với lương thực của người. Thậm chí, nó còn ăn cả những loại mà không loài nào ăn được (ví dụ như xương rồng).Nuôi cừu quay vòng nhanh, lãi cao. Gần đây, giá thịt cừu lên tới trên 100.000 đồngkg, bà con nuôi cừu rất phấn khởi. Đặc biệt, khách du lịch nhiều nước rất mê thịt cừu vì nó là loại thực phẩm độc đáo, có chất lượng cao và được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng như: Nướng, luộc, xào, xông khói, cari, lẩu, chả...Cừu nuôi hiện nay có nguồn gốc xa xưa từ những loài cừu núi ở Iran và vùng bắc Ấn Độ. Tới nay, nó được nuôi suốt từ Bắc Âu tới tận các vùng nhiệt đới.Cừu vào Việt Nam theo các giáo sĩ từ thời Pháp thuộc. Nó được nuôi ở nhiều nơi, nhưng hợp nhất vẫn là vùng khí hậu khô nóng ở Phan Rang. Dần dần, bà con gọi cừu ở đây là cừu Phan Rang. Tới năm 1997, Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây đã đưa giống cừu Phan Rang ra nuôi thử ở miền Bắc. Tới nay, đã được 56 thế hệ mà chúng vẫn sống tốt. Điều đó mở ra hướng, có thể nuôi cừu ngay cả ở miền Bắc.Cừu rất hiền lành, chịu khó và chịu khổ. Nó rất cần cù đi kiếm ăn, tính bầy đàn cao, nên dễ quản lý. Chúng thường đi kiếm ăn theo đàn.Cừu đẻ trung bình 1,55 lứanăm. Mỗi lứa được 12 con. Cũng có con đẻ 3 conlứa. Bà con nuôi cừu chủ yếu là để bán thịt và bán giống. Tùy vào từng khu vực mà mỗi nhà có thể nuôi từ vài chục con đến 500600 con. Cá biệt có nhà nuôi tới 1.000 con.So với dê, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở thịt cừu không thua kém. Tỷ lệ thịt xẻ của chúng lên tới 41,62% và thịt lọc là 28,62%.Để nuôi cừu, bà con cần chọn giống cho kỹ càng, cả con đực và con cái. Không nên chọn những con cừu cái đã già. Riêng cừu đực phải nhốt riêng, 89 tháng tuổi mới cho chúng phối giống. Nếu phối tự do, một cừu đực có thể đảm nhận cho 2030 cừu cái. Còn nếu phối giống có kiểm soát thì nó còn có thể phụ trách tới 4050 cừu cái.Thức ăn của cừu rất đa dạng: Cả thức ăn thô xanh (như các loại cỏ, các loại lá cây...), thức ăn thô khô (như các loại cỏ khô) cùng các loại thức ăn ủ chua, thức ăn củ quả các loại phụ phẩm của công nghiệp thực phẩm... Vào mùa khô, ta có thể cho cừu ăn thêm thức ăn tinh (như cám, bột ngô, bột mì...). Tuy nhiên, thức ăn thô vẫn là chủ yếu.Bà con cần bố trí nuôi cừu ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.kỹ thuật chăn nuôi×kỹ thuật chăn nuôi cừu×kỹ thuật chăn nuôi cừu phan rang×kỹ thuật chăn nuôi dê cừu×kinh nghiệm chăn nuôi cừu×tình hình chăn nuôi cừu ở việt nam×Từ khóaKỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sữa kỹ thuật chăn nuôi kỹ thuật chăn nuôi bò sữakỹ thuật chăn nuôi gà công nghiệp kỹ thuật chăn nuôi lợnkỹ thuật chăn nuôi vịt ngan