Đề cương môn ký sinh trùng 1
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN KÝ SINH TRÙNG 1
Câu 1, Nêu các thiệt hại của KST đối với chăn nuôi và sức khỏe con người lấy thí dụ để chứng minh
Trả lời:
Một số loại bệnh KST ,xảy ra ở thể cấp tính khi phát sinh
có khả năng lây lan mạnh, diễn ra nhanh và có tỷ lệ chết cao
Ví dụ: bệnh cầu trùng ở gà và thỏ có khả năng gây chết hàng loạt khi không có vaxin
Phần lớn KST gây bệnh cho vật nuôi ở thể mãn tính: kéo dài, tỉ lệ ốm thấp, tỉ lệ chết ít Tác hại là âm thầm, dai dẳng, gây thiệt hại lớn do con người ít chú ý Những tác hại thường thấy là:
làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi
ví dụ: lợn nhiễm sán ruột lợn bị giảm tăng trưởng 3kg/ tháng
so với lợn không bị nhiễm sán
làm giảm năng suất chuồng nuôi:
+ sữa: bò nhiễm sán lá gan thì sản lượng sữa 15%
làm giảm phẩm chất sản phẩm chăn nuôi:
ví dụ: +nếu lợn bị gạo thì thịt săn chắc, mất phẩm chất
Trang 2+cừu bị ghẻ làm lông bị đứt gãy, lông có phẩm chất kém
+trâu, bò bị ghẻ, ve làm da bị viêm loét nên da này không thuộc được
giảm khả năng sinh sản, cày kéo của gia súc
ví dụ:vụ đông xuân nước ta, bệnh Fasciola thường làm trâu, bò gầy yếu, đổ ngã nên làm giảm sức cày kéo của giasúc
có 1 số loại KST còn truyền lan từ gia súc sang người, gâynguy hiểm cho người
ví dụ: bệnh gạo, giun xoắn, sán lá gan nhỏ, giun bao
bệnh KST thường ghép thêm các bệnh khác do khi gia súc mắc bệnh KST sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm kế phát
Câu 2, Hiện tượng KST và định nghĩa KST
hiện tượng KST
các sinh vật liên quan tới nhau theo 3 mối quan hệ:
sinh sống tự do: bản thân sinh vật tự lấy chất dinh dưỡng,
tự bảo vệ, và không lấy chất dinh dưỡng từ các sinh vật khác
sống chung: 2 sinh vật khác loài cùng sinh sống trong 1 môi trường nhất định Có 2 loại:
+chung sống lưỡng lợi: đây là kiểu sống chung mà cả 2 cùng có lợi ví dụ: trong ruột mối có Tien trùng ( Testis), mối nhờ tiên trùng mà tiêu hóa được xenluloz
Trang 3+ chung sống phiếm lợi: là sự sống chung mà chỉ 1 bên có lợi còn 1 bên không có lợi cũng không bị hại.
Ví dụ: trong dạ cỏ trâu, bò có thảo phúc trùng : thảo phúc trùng chỉ sống trong dạ cỏ mới lấy được chất dinh dưỡng như vậy, thảo phúc trùng có lợi còn trâu, bò không có lợi cũng không bị hại
có rất nhiều cách định nghĩa về KST qua các thời kỳ
thời kỳ trung cổ: người ta định nghĩa KST là những sinh vật huyền bí, tự sinh ra trong cơ thể nó sinh sống
thế kỷ XVII : định nghĩa “ KST là những sinh vật sống nhờ vào các ký chủ khác và lấy chất dinh dưỡng nuôi sốngbản thân mình
thế kỷ 18: định nghĩa “ KST là những sinh vật sống nhờ vào các ký chủ khác, lấy chất dinh dưỡng nuôi sống bản thân mình và gây hại cho ký chủ
1964: Echsops đã đưa ra định nghĩa đầy đủ về KST như sau:
“ hiện tượng ký sinh là mối quan hệ qua lại phức tạp giữa
2 sinh vật trong đó 1 sinh vật tạm thời hay vĩnh viễn cư trú ở trong hay ngoài 1 sinh vật khác, lấy chất dinh
Trang 4dưỡng, dịch tổ chức để nuôi sống bản thân mình và gây hại cho sinh vật kia Nhưng sinh vật kia cũng có phản ứng đáp lại nhằm hạn chế những tác hạo do KST gây ra.”
Lưu ý :trong mối quan hệ trên:
+ sinh vật sinh sống trong sinh vật khác lấy chất dinh dưỡng gọi là KST
+sinh vật cho kẻ khác ký sinh gọi là ký chủ hay vật chủ
+ KST nhất thiết phải lấy chất dinh dưỡng nhưng không nhất thiết toàn bộ đời sống của nó cần chất dinh dưỡng mà chỉ cần 1 thời điểm nào đó lấy chất dinh dưỡng vẫn được gọi là KST
+ KST phải sống ký sinh nhưng không nhất thiết toàn bộ đời sống của nó sống ký sinh mà chỉ cần 1 giai đoạn nào đó sống ký sinh vẫn được gọi là kst
Ví dụ: giun, sán chỉ giai đoạn trưởng thành mới sống ký sinh
+ KST phải cướp chất dinh dưỡng từ ký chủ nhưng từ từ không phá hủy ngay đời sống vật chủ
+ 1 số loại sinh vật tuy không lấy chất dinh dưỡng của vật chủ nhưng có mối quan hệ mật thiết với KST vẫn được gọi là KST
Ví dụ: muỗi đực không hút máu người và gia súc nhưng nó lại có mối quan hệ chặt chẽ với muỗi cái vẫn được gọi là KST
+ vật chủ phải là những sinh vật đang sống để KST lấy chất dinh dưỡng, những sinh vật lấy chất dinh dưỡng từ động vật chết gọi là hoại sinh vật
Câu 3, Các loại hình KST chủ yếu? cho thí dụ
Dựa vào mối quan hệ của KST và vật chủ mà người ta chia làm 7 loại chủ yếu
1,Nội KST và ngoại KST
Trang 5nội kst : là những kst ký sinh bên trong cơ thể ký chủ như giun, sán, Ngoại kst: là những kst ký sinh bên ngoài cơ thể ký chủ và lấu chất dinh dưỡng như ve, ghẻ, ruồi, muỗi,…
Vd: giun xoăn dạ dày lợn: do 1 số nơi có tập quán đắp dạ dày lợn vào nơi mụn nhọt ( mát, đỡ đau nhức), nhưng trong dạ dày lợn có chứa giun xoăn nó sẽ chuyển vào mụn nhọt ở người gây đau, viêm,bất lợi cho người
5,KST lạc chỗ: bình thường KST ký sinh ở 1 vị trí nhất định, do yếu tố khách quan chuyển sang ký sinh ở 1 nơi khác gây bất lợi cho ký chủ
Vd: hiện tượng giun chui ống mật: bình thường giun ký sinh trong ruột nhưng do các yếu tố khách quan như là pH của ruột thay đổi làm chúng tìm nơi ký sinh khác,
6, KST gây bệnh và KST truyền bệnh:
Trang 6 KST gây bệnh: là bản thana KST trực tiếp gây bệnh như giun, sán…
KST truyền bệnh là bản than KST không gây bệnh mà chỉ truyền bệnh khác cho vật chủ
Vd: muỗi, ruồi hút máu của động vật bản thân chúng không gây bệnh mà chúng truyền bệnh do chúng hút máu từ động vật ốm trong đó có chứa mầm bệnh sang động vật khỏe , làm động vật khỏe mắc bệnh
7, KST đơn ký và KST đa ký
KST đơn ký là KST chủ ký sinh ở 1 vật chủ nhất địnhVd: giun đũa lợn chỉ ký sinh ở lợn
KST đa ký là KST có thể ký sinh ở nhiều loại vật chủ khácnhau
Vd: ruồi, muỗi chúng có thể hút máu của nhiều loại động vật khác nhau
Câu 4, Nguồn gốc của đời sống ký sinh của KST
Câu 5,Các đặc điểm của KST
a, các đặc điểm về hình thái:
có hình dạng không ổn định: hình lá, hình dây, hình tròn, hình sợi tóc,…
kích thước không ổn định:
do có đời sống ký sinh nên :
+ tiêu giảm 1 số khí quan cần thiết
vd: giun sán thì tiêu giảm khí quan vận động, một số KSTthì không có cơ quan tiêu hóa
Trang 7+ KST cũng hình thành nên 1 số khí quan: giác bám, móc bám vào niêm mạc như niêm mạc ruột, dạ dày…
một số ngoại KST có râu ăng ten có thể nhận biết, cảm giác từ rất xa Vd: muỗi, ruồi…
b, các đặc điểm về sinh sản
có cơ quan sinh dục phát triển đầy đủ và tinh vi
vd: sán lá, sán dây cơ quan sinh dục là lưỡng tính
ở 1 số loại côn trùng có bộ phận chứa tinh dự trữ
KST sinh sản nhanh, nhiều, dễ dàng
Vd: giun đũa lợn trong 1 ngày đêm có thể đẻ được 200 nghìn trứng
KST có hình thức sinh sản phong phú:
+ vô tính: phân đôi ( KST đường máu, KST sốt rét), sinh bào tử và nha bào
+ hữu tính: có sự giao phối giữa cá thể đực và cái
+ xen kẽ: thời gian đầu thì sinh sản vô tính do sức sống mạnh nên phát triển nhanh về số lượng mầm bệnh ở giai đoạn sau thì sinh sản hữu tính nhằm tăng độc lực, tăng sứcsống mầm bệnh
C, về sinh thái
Cơ thể sống của KST có chu kỳ, gồm 2 giai đoạn:
+ giai đoạn bên trong cơ thể vật chủ ( chu kỳ nhỏ): ít chịu tác động của các tác nhân nên có thể khống chế và can thiệp được
Vd: thức ăn, thuốc tẩy,…
Trang 8+ giai đoạn bên ngoài ký chủ ( chu kỳ lớn): chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,…
Trong giai đoạn này khó khống chế, KST phát triển theo mùa, vùng rõ rệt
Câu 6, Các loại vật chủ của KST Cho thí dụ.
Dựa vào mối quan hệ giữa KST và vật chủ mà chia thành các loại vật chủ sau:
Vật chủ cuối cùng: hay vật chủ chính là vật chủ để KST dạng trưởng thành sống ký sinh và sinh sản hữu tính ở đóVd: giun đũa lợn thì lợn là vật chủ chính
Vật chủ trung gian: hay vật chủ phụ là vật chủ để KST dạng ấu trùng sống ký sinh và sinh sản vô tính tại đó
Vd: ở bệnh sán ruột lợn khi trứng được sinh ra được thải qua phân ra ngoài môi trường, sau đó trứng phát triển thành mao ấu, mao ấu này ký sinh trong ốc và sinh sản vô tính tại đây Mao ấu phát triển thành nang ấu bám trên cây
cỏ, khi lợn ăn phải thì chúng vào cơ thể lợn ký sinh trong ruột non ở dạng trưởng thành
ở đây, vật chủ trung gian là ốc
Vật chủ bổ sung( ký chủ trung gian thứ 2): 1 số bệnh KST trong quá trình sống thích nghi, nó phải qua vật chủ bổ sung để phát triển thành mầm bệnh có sức gây bệnh
Ví dụ: bệnh sán lá gan nhỏ ở người và động vật
Ký chủ dự trữ: 1 số mầm bệnh KST đã phát triển thành mầm bẹnh gây nhiễm ở môi trường bên ngoài nhưng chưa
có điều kiện xâm nhập vào vật chủ cuối cùng nên nó xâm nhập vào vật chủ khác gọi là vật chủ dự trữ
Trang 9+ đặc điểm của KST khi ký sinh trong ký chủ dự trữ: không phất triển thêm, dễ gây nhiễm cho ký chủ
+ ý nghĩa: bảo tồn và lưu trữ mầm bệnh
Vd: bệnh giun đũa ở ruột gà
Ký chủ bảo tồn: những mầm bệnh KST do điều kiện thích nghi nó sống ở nhiều ký chủ khác nhau
+ đặc điểm: tỉ lệ mắc bệnh thấp, ít gây ra các triệu chứng điển hình , hàng ngày vật chủ bảo tồn thải trứng ra ngoài môi trường
+ ý nghĩa: bảo tồn, bảo tàng mầm bệnh
Vd: sán lá gan trâu bò: (khi chúng ký sinh ở trâu bò thì gây nên những triệu chứng điển hình) chúng ký sinh ở 49 loài khác nhau: chó, mèo, thỏ… là những ký chủ bảo tồn
Ký chủ vĩnh viễn và ký chủ tạm thời
Câu 7, Các con đường xâm nhập của KST vào cơ thể ký chủ, cho thí dụ ý nghĩa của nó trong công tác phòng trị bệnh
1 sự xâm nhập của KST
KST ở ngoài môi trường có rất nhiều cách để xâm nhập vào
cơ thể vật chủ Do vậy, ta cần tìm hiểu để đề ra phương pháp phòng bệnh thích hợp, cắt đứt con đường xâm nhập đó
Các con đường xâm nhập của KST:
a.Qua nước uống, thức ăn: đa số KST thải phân ra ngoài qua phân và được sử dụng để bón cho cây trồng, bụi phân bám vào thức ăn, nước uống khi động vật ăn phải
vd: bệnh về giun sán,giun tóc, giun kim…
+ phòng bệnh: cho động vật ăn, uống sạch, rau sống trước khi cho ăn rửa sạch bằng nước sạch…
Trang 10b.Qua niêm mạc: 1 số bệnh KST có thể lây từ con ốm sangcon khỏe khi cọ xát, tiếp xúc niêm mạc
Vd: bệnh xảy thai do roi trùng ký sinh ở cơ quan sinh dục lây bệnh khi giao phối, do quá trình tiếp xúc niêm mạc nênlây bệnh từ con ốm sang con khỏe
+ phòng bệnh: phát hiện sớm con bị bệnh, cách ly, không cho giao phối với những con khỏe
c.Qua da
- tự động xuyên qua da: 1 số mầm bệnh KST ở bên
ngoài tự động xuyên qua da của ký chủVd: giun móc ở người và động vật
Giun thận, giun lươn ở người và gia súc
+ phòng bệnh: vệ sinh môi trường sạch sẽ và vệ sinh cơ thể gia súc
qua động vật tiết túc đốt, hút máu: chúng hút máu của con bệnh và đồng thời mang theo mầm bệnh có trong máu, khiđốt sang con khỏe sẽ truyền bệnh
Vd: sốt rét do muỗi truyền, lê dạng trùng do ve bò, tiêm mao trùng do ruồi trâu
+Phòng bệnh:
-hạn chế cho động vật tiết túc hút máu: khơi thông cống rãnh, bụi rậm, hun khói và phun thuốc định kỳ
- bôi trên cơ thể gia súc những thuốc có mùi hắc
- tránh cho gia súc và người bị cắn: buông màn,…
d qua bào thai: 1 số KST khi gia súc mẹ mắc bệnh, mầm bệnh sẽ truyền qua bào thai qua tuần hoàn
Trang 11+ phòng bệnh: trước khi cho gia súc mẹ giao phối cần tẩy giun sán.Trong thời gian gia súc mẹ mang thai cần cho ăn uống đầy đủ, mầm bệnh không di chuyển
Câu 8 Những tác động ( ảnh hưởng) của KST lên cơ thể ký chủ? Các tác động của ký chủ lên KST
Sau khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ KST sẽ tác động lên vật chủ
và gây ra các triệu chứng điển hình:
KST cướp chất dinh dưỡng của ký chủ: làm ký chủ bị ảnh hưởng nhiều hay ít phụ thuộc 2 yếu tố:
+ số lượng chất dinh dưỡng bị mất: tỉ lệ thuận nếu chất dinh dưỡng bị mất nhiều ký chr bị ảnh hưởng nhiều và ngược lại chất dinh dưỡng mất nhiều hay ít phụ thuộc vào: số lượng của KST , thời kỳ phát triển của KST, biến đổi bệnh lý trong cơ thể ký chủ
+ chất lượng chất dinh dưỡng: chất dinh dưỡng bị mất là chất đã được cơ thể đồng hóa thì ảnh hưởng tới ký chủ nhiều hơn là những chất chưa bị đồng hóa Do vậy ảnh hưởng của các KST:
KST đường máu> KST ruột non> KST dạ dày> KST ruột già
Khi ký chủ mất chất dinh dưỡng :gầy còm, chậm lớn nếu nặng thì lông xù, thiếu máu, vàng da, khả năng tăng trọng kém, tiêu tốn thức ăn
KST tiết độc tố đầu độc ký chủ: KST là 1 cơ thể sống nên
có quá trình đồng hóa và dị hóa, quá trình dị hóa tạo ra cácchất độc gây ra tác dụng cục bộ hoặc toàn thân Nếu tác động toàn thân: gia súc kém ăn, bỏ ăn, nặng gây sốt có triệu chứng thần kinh
+ chất độc của KST phụ thuộc : vào bản thân KST, thời kỳsinh trưởng và phát triển của KST ( khi còn non và ấu
Trang 12trùng KST tiết nhiều chất độc hơn giai đoạn trưởng thành),bản thân ký chủ ( có KST độc với ký chủ này nhưng lại không độc với ký chủ khác)
KST gây ảnh hưởng về cơ học:
KST có kích thước lớn , có giác bám bám chắc vào nơi ký sinh gây thủng ruột tắc ruột, có kích thước lớn gây chèn épgây nên những ảnh hưởng đến chức năng sinh lý cơ quan đó
Vd: trên gan lợn có ấu sán chó có kích thước lớn, chèn ép bền mặt gan làm nhu động của gan giảm
KST sau khi xâm nhập vào cơ thể ký chủ nó phải trải qua quá trình di hành đến nơi ký sinh Quá trình này đi qua các
cơ quan bộ phận làm viêm gây cản trở hoạt động những cơquan, bộ phận đó
KST tác động lên ký chủ làm kế phát bệnh khác: nhất là những bệnh truyền nhiễm do 3 nguyên nhân:
Do KST cướp chất dinh dưỡng: làm giảm sức đề kháng của cơ thể , dễ mắc bệnh
KST làm viêm loét khí quan, tạo điều kiện cho vi khuẩn sẵn có ở khí quan đó gây bệnh
Bản thân KST đã mang mầm bệnh truyền nhiễm nên dễ gây kế phát mầm bệnh
Câu 9 Những nhân tố ảnh hưởng đến miễn dịch KST và các ứng dụng của miễn dịch KST
Miễn dịch là trạng thái động vật không mắc phải tác dụng gây bệnh của 1 sinh vật trong khi sinh vật này có thể gây bệnh cho động vật khác trong điều kiện tương tự
Các nhân tố ảnh hưởng tới miễn dịch KST:
Trang 13 Giống, loài: có loài giống miễn dịch với 1 số bệnh KST này nhưng lại mẫn cảm với 1 số bệnh KST khác
Tuổi: gia súc non và gia súc già thì kém miễn dịch kém hơn gia súc trưởng thành
Giới tính và thời kỳ sinh trưởng, phát triển của ký chủ
Chế độ dinh dưỡng: gia súc được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý có miễn dịch tốt nhất
Các bệnh khác, và bệnh kế phát
Vd: gia súc mắc bệnh sản khoa, truyền nhiễm, nội khoa, ngoại khoa… Làm giảm khả năng miễn dịch nên dễ mắc các bệnh KST
Câu 10, Dịch tễ học bệnh KST, các điều kiện liên quan đến dịch
tễ học bệnh KST.
Dịch tễ là nghiên cứu nguyên nhân phát sinh bệnh, con đường truyền lây của bệnh, các quy luật của bệnh giúp chocông tác chẩn đoán bệnh và phòng trừ bệnh
Các điều kiện liên quan tới dịch tễ học:
1.Nghiên cứu điều kiện tự nhiên: vì nó ảnh hưởng tới mầm bệnh, nhân tố trung gian truyền bệnh, nguồn gây bệnh Bao gồm: nhiệt
4.Nghiên cứu về các quy luật của bệnh:
Trang 14- quy luật theo tuổi bị nhiễm KST:
+ nhiễm tăng theo tuổi: vd: bệnh sán lá gan ruột lợn,
+ giảm theo tuổi: tuổi càng cao mắc bệnh càng nhẹ và ngược lại vd:giun tròn, giun móc,
+ tăng ở lứa tuổi nhất định: tỉ lệ mắc bệnh tăng ở 1 lứa tuổi nhất định rồi giảm dần vd: giun đũa lợn 4-6 tháng tuổi bị nhiễm rất nặng sau đó giảm dần giun đũa gà mắc cao ở tháng 5- 7 tháng sau
giun phổi, thận, giun đầu gai nhiễm cao ở miền núi giảm dần
về đồng bằng vì nó có vật chủ trung gian là giun đất, bọ hung…
Quy luật nhiễm bệnh theo mùa:
+ mùa mưa: nhiều nước do vậy sán lá phát triển mạnh ( do
ốc nước ngọt phát triển _ vật chủ trung gian của sán lá)+ mùa khô: các bệnh nhiễm trực tiếp: giun đũa, giun móc, giun tóc…
5 nghiên cứu thời gian hoàn thành vòng đời : tính từ khi mầm bệnh bắt đầu xâm nhập vào cơ thể ký chủ qua quá trình di hành phức hợp đến khi về nơi ký sinh thích hợp
Ví dụ: vòng đời sán lá ruột lợn ký sinh ở ruột non
Ruột non → trứng
↑ ↓
Nang ấu ← ốc ← ấu trùng
Trang 15+ ấu trùng xâm nhập vào ốc nước ngọt có thời gian là 50-80 ngày,
ở đây chúng sinh sản vô tính thành vĩ ấu, lôi ấu và bào ấu
+ sau đó vĩ ấu phát triển thành nang ấu (5- 8 tháng)
+ khi lợn ăn phải mầm bệnh phải mất thời gian là 84- 96 ngày mầm bệnh mới có thể đến được nơi ký sinh
Vậy thời gian hoàn thành vòng đời của sán lá ruột lợn là 84-96 ngày Và ý nghĩa của việc xác định thời gian hoàn thành vòng đời
là đề ra lịch tẩy trừ thích hợp: tẩy sán lá ruột lợn tẩy 3 tháng/ lần
Câu 11 Nguyên tắc và biện pháp phòng trừ bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên ( theo pavlopski)
Theo Pavlopski, nguồn dịch thiên nhiên là 1 hiện tượng tự nhiên trong đó mầm bệnh được tích trữ trong động vật hoang dã truyền cho động vật tiết túc, sau đó đv tiết túc truyền cho đv khác làm động vật khác mắc bệnh và trở thành nguồn bệnh Cứ như thế, mầm bệnh tồn tại lâu dài trong tự nhiên không phụ thuộc vào ý thức của con người
Động vật hoang dã tuy là mắc bệnh nhưng lại không có triệu chứng và không gây chết vì có miễn dịch những bệnhnày lại truyền cho những động vật khác làm cho đv này mắc bệnh nặng và chết với các triệu chứng điển hình
Trong nguồn dịch tự nhiên:mầm bệnh ký sinh ở nhiều đv hoang dã và do nhiều đv tiết túc gieo truyền nên bệnh pháttriển phức tạp và khó phòng trừ
1 số bệnh ngày nay đã trở thành bệnh có tính chất xã hội, lan truyền khắp thành thị và nông thôn
Vd: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết… do có sự giao lưu giữa conngười và tự nhiên
Các biện pháp phòng trừ bệnh có nguồn dịch tự nhiên: dựavào thời gian cư trú
Trang 16 Cư trú tạm thời: vd: bộ đội hành quân qua rừng, người lấy củi, khách du lịch… thì biện pháp đề ra là phòng ngừa cá nhân:
+ xoa trên cơ thể các thuốc có mùi hắc
+ mặc quần áo bảo vệ lao động kín
+ mặc quần áo màu sẫm
+ nếu cần phải nghỉ lại qua đêm thì chọn nơi khô ráo, bằngphẳng, tránh xa nguồn nước, cây rậm rạp
Cư trú lâu dài: khai thác thủy điện, … thì ngoài phòng vệ
cá nhân , thực hiện biện pháp phòng trừ công cộng: khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, nghiên cứu trồng các cây trồng có khả năng xua đuổi côn trùng xung quanh nơi ở…
Cư trú vĩnh viễn: chọn địa điểm xây dựng thích hợp, thực hiện luân phiên trồng cây nông nghiệp, công nghiệp có tính xua đuổi côn trùng
Trên thực tế, 1 nơi nào đó không an toàn về dịch bệnh mà
có nhiều nguồn lợi kinh tế thì vẫn có thể đưa đến nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ
Câu 12 Các phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng giun sán
Có rất nhiều phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng giun sán:
Trang 17 Phương pháp trực tiếp: lấy phân cần kiểm tra phết lên phiến kính rồi soi trên kính hiển vi Tìm trứng giun sán dựa vào hình dạng, màu sắc,…để phân biệt bệnh
Phương pháp dội rửa nhiều lần( gạn rửa sa lắng) lợi dụng
sự chênh lệch về tỉ trọng của trứng với nước sạch: do trứng sán lá, sán dây có tỉ trọng lớn hơn nước sạch làm chúng chìm xuống đáy
Phương pháp này chỉ áp dụng để tìm trứng của sán lá, sán dây chứ không tìm được trứng giun tròn
Phương pháp Fuileborn: phương pháp này lợi dụng sự chênh lệch giữa NaCl bão hòa với trứng giun tròn Do trứng giun tròn có tỉ trọng nhẹ hơn của NaCl bão hòa nên trứng nổi lên trên
Phương pháp này chỉ dùng để xác định trứng của giun tròn, không tìm được trứng sán lá, sán dây
Phương pháp Darling: được coi là phương pháp Fuileborn cải tiến
Phương pháp này cũng dùng nước muối bão hòa làm nổi trứng nhưng quay li tâm để dồn trứng lại 1 chỗ, thu được nhiều trứng hơn
Phương pháp Cherbovick: tương tự, nhưng thay bằng dung dịch MgSO4, Na2SO4 Do dung dịch có tỉ trọng nặnghơn trứng có ấu trùng nên làm nổi trứng có ấu trùng bên trong
Vd: trứng giun phổi lợn, trứng giun dạ dày lợn, trứng giun đầu gai…
Phương pháp đếm trứng trong 1gam phân để định lượng, xác định tính cảm nhiễm của gia súc với mầm bệnh
Trang 18Ý nghĩa: chẩn đoán gia súc mang bệnh hay mắc bệnh và đánh giá hiệu lực của thuốc
Câu 13: Các phương pháp xét nghiệm phân tìm ấu trùng sán?
Do 1 số loài KST không đẻ trứng mà đẻ ấu trùng Ta có các
ấu trùng, dựa vào hình thái để phân biệt các loại giun tròn
Câu 14: Các phương pháp mổ khám tìm giun sán trưởng thành?
Tiến hành mổ khám đây là phương pháp chính xác nhất vì:+xét nghiệm phân tìm trứng nhưng chưa chắc đã tìm được trứng vì giun sán chưa trưởng thành nên chưa đẻ trứng+ 1 số loại giun sán đẻ trứng theo mùa
+ ngoài tìm giun sán trưởng thành ta có thể tìm thấy cả ấu trùng ký sinh
+ cho biết chính xác số lượng giun sán có trong con vật+ cho biết chính xác những biến đổi bệnh lý do giun sán gây ra
Các phương pháp mổ khám
1.Phương pháp mổ khám toàn diện triệt để do Skryjabin: tìm mọi loại giun sán ký sinh ở mọi khí quan
Trang 19Tiến hành qua 5 bước:
kiểm tra bên ngoài xác chết ở các lỗ tự nhiên xem có giunsán hay không?
lột da và kiểm tra dưới da xem có ấu trùng ký sinh dưới dahay không?
mổ khám các xoang và tìm KST trong các xoang
phân lập thành từng khí quan riêng rẽ
tùy từng loại khí quan mà dùng phương pháp thích hợp để
xử lý:
+ Với chất chứa của các khí quan hình ống: máu, chất chứa
dạ cỏ,dịch mật… ta dùng phương pháp dội rửa nhiều lần.+ với niêm mạc các khí quan hình ống: chất nhầy ta dùng vật cứng cạo và dùng phương pháp ép soi
+khí quan đặc: cắt thành từng lát mỏng rồi soi
2 phương pháp mổ khám toàn diện ở 1 khí quan: tìm mọi loại giunsán ở 1 loại khí quan nhất định
3 phương pháp mổ khám phi toàn diện: tìm 1 loại giun sán ở mọi khí quan
Thường dùng trong kiểm soát sát sinh để kiểm tra : gạo và giun bao
4 thu lượm và bảo quản mẫu
- thấy giun sán nhẹ nhàng tách chúng ra khỏi nơi ký sinh
- để chết tự nhiên trong nước lã
- bảo quản trong dung dịch thích hợp
+ sán dây, sán lá bảo quản trong dung dịch cồn 700
Trang 20+ giun tròn: bảo quản trong dung dịch Barbagalo
Gồm: NaCl : 7,5g
Focmol: 30ml
Nước cất: 1 lít
Câu 15 Các biện pháp phòng trừ bệnh KST ( phòng trừ tổng hợp)?
Phòng trừ tổng hợp là sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 khâu: diệt trừ, tẩytrừ, và phòng trừ mới có thể phòng trừ tốt
tẩy trừ
mục đích: dùng thuốc đưa vào cơ thể gia súc để tẩy KST
ra khỏi cơ thể làm KST chết ( diệt trừ), và làm môi trường không bị ô nhiễm trứng giun sán ( phòng trừ)
Thực hiện biện pháp:
Chẩn đoán chính xác bệnh
Dùng thuốc tẩy trừ:
+ dung thuốc đa giá : cùng 1 lúc tẩy được nhiều KST
+ dùng thuốc có liều tác dụng cách xa liều độc nhằm tránhgây trúng độc
Vd: 1 thuốc có liều tác dụng : 0,15mg/kgP
Liều gây độc: 0,18mg/kgP
Với những thuốc này ta không nên dùng
+ đường đưa thuốc đơn giản: uống hoặc trộn thức ăn
+ an toàn thực phẩm vd: difterex: cấm sử dụng do có chứahợp chất P hữu cơ gây nguy hại cho sức khỏe của người+ giá thành hạ
Trang 21+ đảm bảo hiệu lực thải trừ của thuốc:
- tỉ lệ hiệu lực là tỉ số phần trăm giữa gia súc được tẩy ra giun sán/ tổng số gia súc được tẩy
-cường độ hiệu lực: là chỉ số % giữa giun sán được tẩy ra /tổng số giun sán có trong cơ thể
-tỉ lệ sạch: là chỉ số phần trăm giữa gia súc được tẩy sạch/ tổng số gia súc được tẩy
Ta nên chọn thuốc có tỉ lệ tăng dần theo 3 chỉ tiêu trên
Chọn thời điểm tẩy thích hợp: về nguyên tắc thuốc KST tẩy trừ lúc nào cũng được nhưng ta nên tẩy khoảng 8-9 giờsang vì:
+ sau khi tẩy khoảng 12 giờ giun sán bắt đầu ra, sau 12 giờ
là thời gian nuôi nhốt, chúng sẽ thải ra chuồng trại thu gom dễ dàng
+ phòng trúng độc: sau tẩy từ 4-6 giờ nếu bị ngộ độc gia súc sẽ bị ngộ độc, dễ phát hiện
Diệt trừ
Mục đích: dùng tất cả các biện pháp lý, hóa, sinh để diệt 1 giai đoạn của KST
Diệt dạng trưởng thành: dùng thuốc để tẩy ra
Diệt trứng: biện pháp tốt nhất là ủ phân theo yếm khí: nhiệt độ cao, chất kín bùn không có oxi , ánh sáng … trứng giun sán sẽ chết
Diệt ấu trùng:
+ ấu trùng có ở 2 nơi: trong gan,nền chuồng, bãi chăn… nên thu gom lại và ủ như diệt trứng
Trang 22+ ở bãi chăn: ngoài thu gom,ủ còn có thể thực hiện chăn dắt luân phiên để diệt ấu trùng
+ ấu trùng KST trong vật chủ trung gian: ốc, kiến, …tốt nhất là diệt vật chủ trung gian, tạo điều kiện bất lợi ko cho vật chủ trung gian tiếp xúc, sống gần với chăn nuôi gia súc
Phòng trừ: thực hiện các biện pháp không cho gia súc mắc
bệnh
Các biện pháp phòng trực tiếp ảnh hưởng tới căn bệnh ; cótính chất chủ động , tích cực, cấp thiết để phòng 1 bệnh nào đó đang xảy ra
Vd: dùng thuốc tẩy , ủ phân, diệt vật chủ trung gian
Các biện pháp phòng không trực tiếp ảnh hưởng tới căn bệnh: có tính chất lâu dài Bị động, làm thường xuyên nhằm mục đích nâng cao sức đề kháng của vật nuôi:
Các biện pháp phòng trừ tổng hợp của bệnh sán lá gan loài nhai lại:
Tẩy trừ”: dùng thuốc tẩy để tẩy sán lá gan như:
Trang 23+ dertin B(300mg/viên): trâu 9-10mg/kgP ; bò 6mg/kgP, cho uống trực tiếp
+ fascinex- Triclabendazol (900mg): viên xám; liều 12mg/P
10-+Han- Dertin B: viên 620mg/50kgP , viên màu xanh hồng+ Okazan: bột màu vàng 12mg/P
Diệt trừ: thu dọn và ủ yếm khí phân gia súc để diệt trứng sán lá
Phòng trừ:
+ 1 năm tẩy 3 lần, mùa khô ít mắc nên chỉ cần tẩy 2 lần+ ở 1 vùng nào đó, tiến hành tẩy 3 năm liền ,tẩy thưa dần những năm sau và chỉ tẩy những con mới
+ bãi chăn chuồng trại phải khô ráo
+ nang ấu chỉ bám vào cây cỏ dưới nước nên cắt cỏ các trên mặt nước 1cm và phơi tái trước khi cho ăn
+ ủ phân, cho gia súc ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Câu 17 Đặc điểm hình thái cấu tạo chung của lớp sán
lá( Trematoda); lớp sán dây ( Cestoda) và lớp giun
tròn( Nematoda).
Đặc điểm cấu tạo của lớp sán lá ( Trematoda)
Chúng có dạng hình lá, cơ thể dẹt và đối xứng, có màu hồng nhạt do hút máu
Ngoài ra còn có 1 số hình dạng khác như: sán lá dạ cỏ có hình trụ, sán máng hình máng, sán lá sinhh sản gia cầm có hình quả lê
Kích thước: thay đổi 0.1 mm – 150mm
Trang 24 Nhìn bên ngoài sán lá có 2 giáp miệng trước, bụng sau để bám chắc vào nơi ký sinh
Hệ tiêu hóa đơn giản, gồm có:
+ lỗ miệng nằm ở chính giữa giáp miệng
+ hầu, thực quản
+ 2 nhánh ruột nằm dọc 2 bên, không có lỗ thoát ra ngoài nên gọi là manh tràng, có dạng hình ống phân nhánh như cành cây tùy từng loài
+ không có lỗ hậu môn, chất cặn bã được tống ra ngoài nhờ nhu động của manh tràng
Do đời sống ký sinh nên hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ bài tiết rất kém phát triển
hệ sinh dục: lưỡng tính ( ngoại trừ sán máng là vô tính)+ bộ phận sinh dục đực: có 2 tinh hoàn là nơi sản sinh ra tinh trùng: có dạng hình khối phân nhánh, xếp đối xứng mỗi tinh hoàn đều có ống dẫn tinh riêng, sau đó hợp lại thành ống dẫn tinh chung, phần cuối được biệt hóa có hình
lò xo được bao trong Cirrus Lỗ sinh dục đực thông ra ngoài, khi giải phóng tinh trùng phần lò xo này được thông
ra ngoài
+ bộ phân sinh dục cái:là túi trứng (Ootype) có kích thước nhỏ, hình tròn nằm giữa cơ thể, là nơi cho trứng và tinh trùng gặp nhau thụ tinh Nó thông ra các bộ phận:
-buồng trứng: là nơi sản sinh ra tế bào trứng, hình dạng khác nhau, tùy từng loài
-túi chứa tinh: là nơi chứa tinh dịch dự trữ
- tuyến noãn hoàng: là nơi sản sinh các chất dinh dưỡng đểnuôi trứng
Trang 25- thể Mellis: là nơi tiết các chất dịch làm trơn đường sinh dục làm trứng và tinh trùng dễ gặp nhau và gắn các trứng lại với nhau
- tử cung: có dạng hình ống, 1 đầu tử cung nối với trứng, 1đầu thông với lỗ sinh dục cái là nơi chứa trứng đã thu tinh
- lỗ sinh dục cái nằm cạnh lỗ sinh dục đực
2 đặc điểm hình thái cấu tạo của lớp sán dây(Cestoda)
hình thái: dài, dạng hình dây, rải băng,thắt lưng
có kích thước mỏng, màu trắng nhạt, từ vài mm đến 1.2m
cơ thể sán dây chia làm nhiều đốt, được chia làm 3 nhóm đốt chính:
+ đốt đầu: phình rộng, có thể có móc trên đỉnh đầu xếp thành
2hangf, có 4 giác bám có thể có móc bám đêt bám chắc vào nơi ký sinh
+ đốt cổ: bao gồm số đốt giáp với đốt đầu là những đốt còn non + đốt thân: có hàng ngàn đốt, mỗi đốt thân được coi là 1 cơ thể hoàn chỉnh có cả cơ quan sinh dục đực và cái Chia làm 3 loại: -đốt thân chưa thành thục: là những đốt giáp với đốt cổ, đặc điểm
là bộ phận sinh dục đực phát triển thành thục, bộ phận sinh dục cáivẫn chưa thành thục
-đốt thành thục có bộ phận sinh dục đực và cái đều thành thục
- đốt già ( đốt chửa) do bộ phận sinh dục đực hình thành trước nên bị thoái hóa, chỉ còn bộ phận sinh dục cái là tử cung chưá đầy trứng đã thụ tinh, nó rụng đi và theo phân ra ngoài
- cấu tạo bên trong: do đời sống ký sinh nên các cơ quan bộ phậnbên trong kém phát triển, sán dây không có hệ tiêu hóa mà thẩm thấu
Trang 26hệ sinh dục : giống như sán lá, bộ phận sinh dục đực và cái cùng
-bộ giả diệp ( Pseudophylidia): tử cung có dạng hình ống, có
lỗ thoát ra ngoài để thải trứng ra ngoài theo phân, trứng của sán dây giống như trứng của sán lá
- bộ viên diệp: (Cyclophylidia): tử cung dạng phân nhánh, khép kín , không có lỗ thoát ra ngoài nên chúng không thải trứng mà thải đốt ra ngoài môi trường theo phân ở ngoài môitrường đốt vị vỡ và giải phóng trứng đã thụ tinh
+ lỗ sinh dục cái: nằm cạnh lỗ sinh dục đực, nằm ở giữa đốt hoặc nằm ở bên
3, đặc điểm hình thái cấu tạo của giun tròn:
giun tròn có kích thước lớn, nhiều hình dạng: hình ống, hình kim, hình chỉ… nhưng có tiết diện cắt ngang là hình tròn,
được phủ bên ngoài bởi lớp cutincun do tế bào hạ bì tiết ra
có tác dụng:
+ bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân bên ngoài
+ là giá đỡ để cơ bám vào, cơ dọc phát triển, giun di
chuyển bằng cách co rút các cơ
+tạo với cơ quan nội tạng bên trong 1 khoang trống tạo thành xoang cơ thể giúp cho quá trình trao đổi chất, thể hiện sự tiến hóa của giun tròn so với sán lá và sán dây
Trang 27 giun tròn có cấu tạo đối xứng: đầu có các cơ quan bám : môi, móc, răng thường nhám hơn; đuôi thường nhọn chỉ
có hậu môn
giun tròn còn có đối xứng mặt: mặt lưng có lớp cuticun dày hơn óng ánh, màu thẫm hơn; mặt bụng có lớp cuticun mỏng hơn, màu trắng nhạt
Hệ tiêu hóa: phát triển tương đối hoàn chỉnh
+ miệng: có răng, móc và môi
+ thực quản: phình rộng giống dạ dày,chứa thức ăn, có thể cogiãn được
+ ruột dài chia làm 3 phần: ruột trước(nhào trộn chất dinh dưỡng); ruột giữa(tiêu hóa, có chứa các men); ruột sau (thải trừ chất cặn bã)
+ có hậu môn ở mặt bụng phần đuôi
Hệ thần kinh: vòng thần kinh phía đầu và hầu coi là
TKTW, có nhiều hạch thần kinh từ đó phát ra 2 dây thần kinh lớn từ đầu đến đuôi, 2 dây mặt bụng và 1 dây mặt lưng Đến phần đuôi tập trung tại 1 hạch vùng đuôi, từ đâyphát ra nhiều dây thần kinh nhỏ chỉ đạo hoạt động phía đuôi
Hệ sinh dục: đơn tính có con đực, con cái riêng
+ con đực: có 2 tinh hoàn, hình ống: mỗi tinh hoàn có 1 ống dẫn tinh riêng đến cuối hợp lại thành ống dẫn tinh chung gọi là gai giao cấu, có 1 hoặc 2 gai giao cấu dài hay ngắn khác nhau Giữa 2 gai giao cấu còn có thể có bánh lái làm nhiệm vụ hướng gai giao cấu đi đúng hướng lỗ sinh dục đực trùng với hậu môn ( gọi chung là lỗ huyệt) ở mặt bụng phần đuôi
Trang 28+ con cái: có 2 buồng trứng, 2 ống dẫn trứng, tử cung và
âm đạo phía trước âm đạo có nắp âm đạo Lỗ sinh dục cái khác hoàn toàn lỗ hậu môn, lỗ sinh dục cái nằm ở mặt bụng có thể ở đầu, giữa hoặc đuôi
Kích thước con cái thường lớn hơn, đuôi thẳng con đực nhỏ hơn và đuôi cong
Câu 18, Vòng đời phát triển chung của lớp sán lá, lớp sán dây,
và lớp giun tròn
Vòng đời phát triển chung của sán lá:
Vòng đời phát triển chung của sán lá bắt buộc phải qua vậtchủ trung gian là ốc nước ngọt, dạng trưởng thành kí sinh
ở kí chủ cuối cùn, dạng ấu trùng ký sinh trong vật chủ trung gian, các giai đoạn phôi diễn ra ở môi trường ngoài.Vòng đời:
Dạng trưởng thành ký sinh ở vật chủ cuối cùng, hàng ngày
nó đẻ trứng và thải trứng ra môi trường qua phân ở môi trường bên ngoài trứng nở thành ấu trùng lông ( mao ấu) sống trong nước và xâm nhập vào vật chủ trung gian là ốc nước ngọt Trong VCTG là ốc nước ngọt nó di chuyển tới gan, tụy và thực hiện sinh sản vô tính phát triển thành:
bào ấu ( Sporocyst) : hình túi như bao gạo, chứa nhiều tế bào, -
lôi ấu (Redia): hình túi, có miệng và hầu
vĩ ấu( Cercaria): có 2 giác bám, có 2 nhánh ruột, có đuôi dài chui ra khỏi ốc và xâm nhập vào VCCC( vật chủ cuối cùng) theo 3 con đường:
+ vĩ ấu xâm nhập trực tiếp qua da vào VCCC Ví dụ: sán
lá vịt,
Trang 29+ vĩ ấu chui ra khỏi ốc, tiết chất nhầy bao bọc lại gọi là nang ấu ( Adolescaria) , chất nhầy có chức năng bảo vệ giúp nang ấu có thể sống ngoài môi trường tự nhiên
khoảng 8 tháng Nang ấu bám vào cây cỏ dưới nước khi VCCC ăn phải sẽ mắc bệnh
Ví dụ: sán lá gan trâu, bò, sán lá dạ cỏ, sán lá ruột lợn,…+ vi ấu chui ra khỏi ốc nước ngọt chưa có khả năng gây bệnh nó chui vào trong VC bổ sung phát triển thành ấu trùn (Metacercaria) Khi VCCC ăn VCBS sẽ mắc bệnh
Ở đây, VCBS có nhiều dạng: ốc nước ngọt ( vd: sán lá gia cầm); chuồn chuồn ( vd: sán lá sinh sản gia cầm); tôm cua (vd: sán lá phổi); cá nước ngọt ( sán lá gan nhỏ),
Sơ đồ :
Đặc điểm vòng đời sinh sản của sán dây (Cestoda):
Vòng đời phát triển của sán dây bắt buộc phải qua vật chủ trung gian
Vòng đời chung:
Sán dây dạng trưởng thành ký sinh ở VCCC hàng ngày chúng thải đốt sán ra môi trường và khi đốt sán vỡ giải phóng trứng Trứng sẽ xâm nhập vào VCTG: có thể là động vật có xương sống hoặc không xương sống
VCTG là động vật không xương sống : kiến, nhện,, ruồi,
… và sinh sản vô tính phát triển thành nang vĩ ấu có khả năng gây bệnh khi VCCC ăn những VCTG này
VCTG là động vật có xương sống trứng sẽ phát triển thành
3 loại:
+ gạo( Cystecerus) có kích thước nhỏ, giống hạt gạo, trong
có nhiều nước, có 1 đầu sán
Trang 30+ bọc nước (Coenurus) là bọc nước to, màng dày, chứa nhiều nước, bên trong chứa nhiều đầu sán
+ kén nước ( Echinococcus) là bọc nước lớn, sinh nhiều bọc con sinh sản ra các bọc nhỏ hơn,… Và trong mỗi bọc trong cùng có chứa nhiều đầu sán
Có đặc điểm chung là gây bệnh cho VCTG
Vòng đời phát triển của giun tròn( Nematoda)
Có 2 loại : vòng đời phát triển không qua VCTG và qua VCTG
Nhiễm trực tiếp không qua VCTG
Vòng đời kiểu giun đũa, giun tóc:
dạng trưởng thành ký sinh ở VCCC hàng ngày con cái đẻ trứng có phôi theo phân ra môi trường bên ngoài Ở ngoài môi trường trứng phát triển thành trứng có ấu trùng A1, sau đó phát triển thành trứng có ấu trùng A2 và trứng có
ấu trùng A3 Trứng có ấu trùng A3 là ấu trùng gây nhiễm khi VCCC ăn phải trứng có ấu trùng A3
Vòng đời kiểu giun xoăn: thường gặp trong giun xoăn dạ dày loài nhai lại, giun phổi, giun kết hạt
Dạng trưởng thành ký sinh ở VCCC, hàng ngày con cái thải trứng có phôi ra môi trường và phát triển thành ấu trùng A1-> ấu trùng A2 > ấu trùng A3( là ấu trùng gây nhiễm) khi VCCC ăn phải ấu trùng A3 thì nhiễm bệnh
Ta thấy rằng :
-vòng đời kiểu giun đũa, giun tóc do ấu trùng nằm bên trong vỏ trứng nên có sức đề kháng cao với ngoại cảnh, nhưng không thể di chuyển tự do được
Trang 31-vòng đời kiểu giun xoăn: ấu trùng gây nhiễm ở bên ngoài nhưng không có vỏ trứng, dễ bị tiêu diệt bởi điều kiện ngoại cảnh nhưng
ấu trùng có thể di chuyển được
Câu 19: Hình thái, vòng đời, triệu chứng, bệnh tích, phương pháp chẩn đoán , biện pháp phòng trừ các bệnh giun sán sau:
Sán lá ruột lợn do Fasciolopsis buski:
- Hình thái căn bệnh:
Fasciolopsis buski có hình lá, màu đỏ hồng, phình rộng phía sau, thon nhỏ dần về phía đầu Sán dài 20-70 mm, rộng 8- 20 mm, dày 0,5- 3 mm
Thân có phủ những gai nhỏ, có 2 giác bám gần nhau ở trước
cơ thể Giác bụng lớn hơn giác miệng Thực quản ngắn, hầu nhỏ Manh tràng phân thành 2 nhánh ngoằn ngoèo ở hai bên và kéo dài tới cuối thân Hai tinh hoàn phân nhánh nhiều, xếp trên dưới nhau
ở phần sau thân sán.Buồng trứng phân nhánh ở phải trước tinh hoàn và hơi lệch về phía bên trái Túi sinh dục hình ống thong với bên ngoài qua lỗ sinh dục phía trước giác bụng Tuyến noãn hoàng phân nhánh hình cành cây ở 2 bên thân sán
Trứng màu vỏ chanh, vỏ mỏng, phình rộng ở giữa, thon dần đều về phía 2 đầu; ở đầu hơi nhỏ hơn, có nắp trứng Phôi bào phân
bố đều, xếp kín vỏ trứng Ranh giới giữa các phôi bào không rõ ràng
- Vòng đời:
Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non lợn Sau khi thụ tinh, sán
đẻ trứng tho phân ra ngoài Trung bình mỗi sán đẻ 15000- 18000 trứng trong một ngày Nếu gặp điều kiện thuận tiện, sau 2- 3 tuần trứng phát triển thành miracidium Dạng ấu trùng này thoát khỏi vỏtrứng và bơi trong nước tìm ký chủ trung gian Nếu gặp ký chủ trung gian thích hợp, miracidium chui vào ký chủ, rụng lông biến thành Sporocyst Sporocyst sinh sản vô tính cho media Cũng bằng
Trang 32sinh sản vô tính, media lại sinh sản ra nhiều media khác và sau đó, những media này sinh ra Cercaria Thời gian từ khi miracidium vào ký chủ trung gian tới khi hình thành cercaria chui ra khỏi ký chủ trung gian là khoảng 38 ngày Sauk hi chui ra khỏi ký chủ trung gian, ceracaria bơi trong nước một thời gian rồi bám vào cây
cỏ thủy sinh, rụng đuôi, tạo vỏ bọc xung quanh và biến thành
adolescarin, nếu người, lợn nuốt phải adolescari này, vào ruột vỏ bọc ngoài bị phân hủy, ấu trùng được giải phóng và phát triển dạngtrưởng thành, sau 3 tháng lại tiếp tục đẻ trứng và có thể sống ở lợn
2 năm, ở người 4,5 năm
- Triệu chứng:
Lợn nhiễm bệnh ăn uống thất thường, gầy còm, thủy thũng,
ỉa chảy, lông xù, chậm lớn
- Chẩn đoán:
Súc vật còn sống: xét nghiệm bằng phương pháp giội rửa nhiều lần để tìm trứng F.buski Ngoài ra có thể dung phương pháp chẩn đoán miễn dịch: Lấy kháng nguyên tiêm vào nội bì, căn cứ vào phản ứng nơi tiêm để phát hiện bệnh
Súc vât chết: Dùng phương pháp mổ khám giun sán để tìm F.buski ở trong ruột và những cơ quan khác
- Biện pháp phòng trừ: Cần tập trung giải quyết 2 khâu
chính:
Tẩy trừ sán trong cơ thể súc vật
Diệt trừ căn bệnh trong môi trường bên ngoài
Hai khâu trên phải gắn chặt và hỗ trợ cho nhau
Thời gian tẩy tốt nhất là trước lúc sán trưởng thành, chưa kịp
đẻ trứng Thuốc tẩy được dùng phổ biến là Dipterex, nên tẩy 3 lần/ năm vào những tháng 9, 12, 3 Ngoài ra có thể dung Tetraclorun cacbon với liều 0,15- 0,2 ml/kg thể trọng
Trang 33Xử lý phân để diệt trứng: hàng ngày phải dọn phân và ủ.
Diệt trừ ký chủ trung gian
Dùng vôi bột ( Cao), sunfat đồng… một số loại phân hóa họcsunfat amon, sunfat kali
Nuôi những con vật ăn ốc hoặc luân phiên trồng cây thức ăn Cho súc vật ăn no, đủ chất: cách tốt nhất là thức ăn phải nấu chin hoặc xử lý đảm bảo không còn adolesearia
Sán lá sinh sản gia cầm do Prosthogominus:
và thông với lỗ sinh dục cái
Trứng nhỏ, vỏ dày, kích thước 0,025- 0,028 mm * 0,016 mm
0,014-Prosthogominus indicus dài 4,48- 8 mm, rộng 2,8 mm Giác bụng lớn hơn 2 lần giác miệng, túi sinh dục không kéo dài tới giác bụng Tuyến noãn hoàng bắt đầu từ mức ngang phía trên giác bụngkéo dài tới phía sau tinh hoàn, gồm 7- 9 cụm Tử cung xếp kín phíasau tinh hoàn Kích thước trứng 0,019- 0,021 mm * 0,11- 0,015 mm
Trang 34-Vòng đời :
Prosthogominus cuneatus ký sinh trong ống dẫn trứng hoặc
từ Fabricius thường xuyên đẻ trứng Trứng sán theo phân ra môi trường bên ngoài Gặp nước và môi trường thích hợp, trong trứng hình thành miracidium Dưới tác dụng của ánh sáng, miracidium thoát khỏi vỏ trứng và bơi trong nước nhờ lông nhỏ phủ quanh thân Nếu gặp ký chủ trung gian thích hợp, miracidium xâm nhập vào gan và biến thành sporocyst trong cơ thể ký chủ trung gian Ở nhiệt độ 25- 27 độ C, sau 15 ngày cercaria được hình thành và chuikhổi ký chủ trung gian, bơi tự do trong nước.Thời gian hoạt động của ceracia thường không quá 1 ngày đêm Trong thời gian nầy cần được ký chủ bổ sung nuốt và là các dạng ấu trùng chuồn
chuồn Khi vào ruột, ceraria mất đuôi, tiếp tục xâm nhập vào cơ bụng, cơ ngực, đầu và ở đó hình thành metaceracia Khi ấu trùng chuồn chuồn phát triển thành dạng trưởng thành, metacercaria tiếp tục tồn tại Nếu gà, vịt, ngan, ngỗng ăn phải ấu trùng hoặc dạng trưởng thành của chuồn chuồn có metacercaria vào đến ruột được tiêu hóa Metacercaria xâm nhập vào ống dẫn trứng hoặc từ
Fabricius Sau khoảng 2 tuần, metacercaria biến thành dạng trưởngthành và lại tiếp tục đẻ trứng
- Triệu chứng : Quá trình diễn biến của bệnh ở gà có thể chia
làm 3 thời kỳ :
Thời kỳ 1 : Con vật vẫn ăn uống, đi lại bình thường Thành phần và độ to nhỏ của trứng chưa thay đổi nhưng bắt đầu thấy vỏ trứng mềm, dễ vỡ, khả năng đẻ trứng giảm Sau đó, gà gầy yếu, đẻ trứng không có vỏ vôi, trứng chỉ được bao phủ bằng lớp màng dưới vỏ vôi Đôi khi trứng chưa kịp đẻ đã vỡ nên chỉ thấy lòng đỏ
và lòng trắng chảy ra ở huyệt Tiếp theo là con vật khó đẻ hoặc không đẻ Thời kỳ này kéo dài gần 1 tháng
Thời kỳ 2 : Con vật có biểu hiện ốm rõ rệt, ăn ít, rụng lông, ủ
rũ, gầy yếu, hay nấp ở góc tường, vươn dài cổ để ngớp không khí, bụng to, đi đứng không thăng bằng, vào ổ nằm lâu nhưng không
Trang 35đẻ Lỗ huyệt đôi khi lòi ra vỏ mềm, bẹp hoặc chảy ra những dịch thể đặc, quánh có chất vôi Thời kỳ này kéo dài khoảng 1 tuần.
Thời kỳ 3 : Nhiệt độ thân thể tăng Lông bị rối, khát nước, dáng đi chậm chạp từng bước, ỉa chảy, lỗ huyệt lõm vào Mép hậu môn đỏ đậm Quanh lỗ huyệt và phần cuối của bụng không còn lông Thời kỳ này kéo dài 2- 7 ngày, con vật thường bị chết
- Bệnh tích :
Biểu hiện rõ là viêm ống dẫn trứng, niêm mạc ống dẫn trứng tơi, xốp, rất dày, có sán màu hồng đỏ, sung huyết toàn phần hoặc 1 phần ống dẫn trứng phía gần huyệt Đôi hi ống dẫn trứng bị viêm, chảy máu Khi nặng, tổ chức của ống dẫn trứng bị teo hoặc đứt ốngdẫn trứng
Viêm phúc mạc Bụng to, bên trong chứa dịch nhờn và có
mủ, có khi thấy những ảnh noãn hoàng to nhỏ khác nhau nổi trong dịch này Màng bụng, màng treo ruột xung huyết Đôi khi thấy viêm phúc mạc không có dịch rỉ viêm
- Phòng bệnh :
Không chăn thả gia cầm và làm chuồng nuôi ở gần ao hồ Nên thả gia cầm sau khi mặt trời mọc để giảm nguy cơ tiếp xúc vớimầm bệnh Đối với những gia cầm mang sán và bị bệnh cần phải định kỳ điều trị
Trang 36Sán lá ruột gia cầm do Echinostoma:
- Hình thái căn bệnh :
Echinostoma revolutum thân dài 9- 13 mm, rộng 0,88-2 mm, phần trước thân có vẩy citicun Đầu sán hình vành khăn, đường kính 0,44- 0,825 mm, vành khăn có 35- 37 móc nhỏ Giác miệng khá lớn, kích thước 0,138- 0,341 mm* 0,198- 0,358 mm Giác bụng có dạng tròn, kích thước 0,68- 1,32 mm* 0,71- 1,84 mm, có xoang hình cầu ở giữa Hai manh tràng không phân nhánh, xếp dọc
2 bên thân sán kéo dài tới cuối thân Tinh hoàn hình khối tròn hoặchình trứng xếp trên dưới ở nửa sau thân Túi sinh dục hình ống ở giữa giác bụng và nơi ruột phân nhánh Buồng trứng hình khối trònnằm sau giác bụng Tuyến noãn hoàng phân bố dọc 2 bên thân Tử cung khá dài, chứa nhiều trứng Trứng hình bầu dục, màu vàng, 1 đầu trứng có nắp
- Vòng đời :
Sán trưởng thành ký sinh ở ruột ký chủ, thường xuyên thải trứng theo trướng ra ngoài Gặp điều kiện thích hợp, sau 12- 17 ngày, miracidium hình thành trong trứng, thoát vỏ ra ngoài và bơi
tự do trong nước (vài giờ) Nếu gặp ký chủ trung gian thích hợp, miracidium chui vào ký chủ trung gian, tiếp tục biến đổi thành sporocyst BẰng sinh sản vô tính, sporocyst sinh sản ra nhiều redia Redia lại sinh ra nhiều cercaria, cercaria chui ra khỏi ký chủ trung gian bơi tự do trong nước khoảng 10- 12 giờ Trong thời giannày nếu gặp ký chủ bổ sung là ốc và nòng nọc nước ngọt, ceracariatiếp tục xâm nhập vào cơ thể chúng, sau đó rụng đuôi, tạo vỏ bọc xung quanh và biến thành metaceracaria Những ceracaria không gặp ký chủ bổ sung sẽ chết
Gia cầm nhiễm sán do ăn phải ký chủ bổ sung có
metacercaria hoặc nuốt phải metacercaria do nhuyễn thể thải ra Sau khi xâm nhập vào ký chủ cuối cùng, metacercaria tiếp tục pháttriển thành sán trưởng thành và đẻ trứng sau 10- 12 ngày
Trang 37- Chẩn đoán :
Con vật còn sống : Xét nghiệm phân tìm sán
Con vật chết : Mổ khám tìm sán trưởng thành hoặc dựa trên bệnh tích : viêm chảy máu và viêm cata ở từng vùng của ruột non
và ruột già
- Điều trị :
Dùng thuốc CCl4 liều 2- 4ml/ con vật bằng cách tiêm qua diều hoặc cho uống qua ống cao su Arecolin liều 0,002g/kg thể trọng pha dưới dạng dung dịch nồng độ 1 : 1000, cho thuốc riêng từng con Filixan liều 0,3- 0,4 g/ kg thể trọng cho cùng thức ăn
- Phòng bệnh :
Định kỳ diệt sạch sán trong cơ thể gia súc bằng cách tẩy trừ Tiêu diệt trứng sán thoát ra ngoài bằng cách ủ phân Diệt ký chủ trung gian, ký chủ bổ sung ở khu vực chăn tha gia cầm Nuôi riêng gia cầm non với gia cầm trưởng thành Ở những nơi có nhiều mầm bệnh, gia cầm non phải được nuôi đến 2- 3 tháng tuổi trên những sân khô ráo Không để trại chăn nuôi gia cầm gần ao hồ Cho gia cầm ăn no, đủ chất
Sán dây loài gia cầm do Raillietina:
- Hình thái :
Trang 38+ R.echinobothrida : Hình dải băng, dài 25 cm, rộng 1,4 mm,
4 giác bám hình tròn, trên giác bám có 8- 10 hàng móc nhỏ Đỉnh đầu có 200 móc xếp 2 hàng, lỗ sinh dục ở bên đốt sán Có 20- 30 tinh hoàn ở giữa đốt sán Túi dương vật tương đối to, dài 00,13- 0,18 mm Buồng trứng ở giữa đốt, tuyến noãn hoàng ở sau buồng trứng, mỗi túi 6- 12 trứng
R.tetragona : Đầu tròn, đỉnh đầu có 90- 130 móc xếp thành 2 hàng Có 4 giác bám hình bầu dục, trên giác có 8- 12 hàng móc Lỗsinh dục đổ ra 1 bên của đốt sán Ở đốt trưởng thành có 18- 32 tinhhoàn ở giữa đốt sán Túi đựng dương vật dài 0,075- 0,1 mm, hình
lê Tử cung gồm nhiều túi trứng, mỗi túi có 6- 12 trứng, phôi 6 móc nằm trong trứng sán
+ R.cesticillus : Đỉnh đầu có hình khối bán cầu, có nhiều móc( 100- 500 móc) xếp 2 hàng Trên giac sbams không có móc CÓ 15- 30 tinh hoàn Lỗ sinh dục thông ra bên phải có khi bên trái đốt sán Tử cung có nhiều túi trứng, đường kính của thai 6 móc 0,03- 0,0325 mm, đường kính trứng 0,05- 0,09 mm
+ Davainea proglostian : Sán chỉ có 4- 9 đốt, dài 0,5- 3mm, rộng 0,18- 0,6 mm Đầu nhỏ, trên mõm có 60- 90 móc Trên giác bám cũng có móc Lỗ sinh dục ở nửa trước đốt sán Túi dương vật tương đối dài, bằng 2/3 chiều ngang đốt sán Có 12- 15 tinh hoàn, xếp 2 hàng ở nửa sau đốt sán Trứng sán rải rác trong đốt, đường kính trứng 0,035- 0,04 mm
Trang 39R.cesticillus Những côn trùng bộ cánh cứng tham gia vào vàoquá trình phát triển của sán này.
Mùa hè, sau 14- 16 ngày, trứng phát triển thành ấu trùng cysticercoid Nếu nhiệt độ thấp, cần 66 ngày trứng mới thành ấu trùng gây bệnh Gà ăn phải côn trùng cánh cứng chứa cyscercoid
sẽ mắc bệnh Trong cơ thể gà mất 13- 20 ngày để ấu trùng phát triển đến trưởng thành
D.proglostina Cần ký chủ trung gian là nhuyễn thể ở cạn Limax, Arion Đốt sán chửa rụng theo phân ra ngoài, trứng sán phân tán, nhuyễn thể nuốt phải, sau 20- 22 ngày thành cyticercoid
Gà ăn phải nhuyễn thể mang ấu trùng này sẽ bị bệnh Sau 14- 16 ngày, ấu trùng phát triển thành sán trong cơ thể gà
- Triệu chứng lâm sàng :
Khi gà nhiễm nặng, con vật gầy, rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, có khi táo bón Ăn ít, khát nước, mệt mỏi, cánh rũ, hồng cầu, huyết sắc tố giảm, niêm mạc nhợt màu vàng, đẻ ít hoặc không đẻ
- Thương tổn cơ thể bệnh học :
Con vật gầy, niêm mạc ruột dày lên, ruột có nhiều dịch nhầy mùi thối, niêm mạc thiếu máu Sán trưởng thành bám sâu vào niêmmạc ruột gây viêm, mạch máu bị phá vỡ và tụ huyết
- Chẩn đoán :
Khi còn sống dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với kiểm tra phân bằng gạn rửa sa lắng tìm đốt sán Ngoài ra có thể mổ
khám con chết hoặc con nghi có bệnh để tìm sán
- Điều trị : Có thể dùng một số loại thuốc sau :
Arecolin : Pha thành nồng độ 0,1 %, liều dùng 0,003g/kg trọng lượng, cho thuốc vào thực quản bằng ống cao su
Trang 40Hexachlorophen, liều 50- 100 mg/kg thể trọng, hiệu quả đạt trên 90 % nhưng sau khi uống thuốc 3- 7 ngày sản lương trứng giảm.
Có thể dùng hỗn hợp 3 loại thuốc Hexachlorophen 50mg, Phenothiazin 60 mg, Nicotin 50 mg cho 1 kg trọng lượng Ngoài racòn dùng Dichlorophen
Devermin 250 mg/kg cho qua miệng, hoặc Mebenvet 500mg trộn với 1 kg thức ăn, cho ăn 3 ngày liền
Giun đũa lợn do Ascaris Suum:
Bệnh do Ascaris Suum ký sinh ở ruột non lợn Giun màu trắng sữa, hình ống, hai đầu thót nhọn Giun đực dài 10,5- 20 cm
có 2 gai giao cấu bằng nhau dài 1,2- 2 mm Giun cái dài 23- 30 cm
Lỗ sinh dục cái ở 1/3 phía trước cơ thể Đầu giun có 3 môi bao quanh miệng gồm 1 môi lưng và 2 môi bên Trứng có kích thước 0,050- 0,075 mm*0,040- 0,050 mm, vỏ dày gồm 4 lớp Lớp vỏ ngoài màu vàng sẫm, xù xì gợn song; 2 lớp giữa là những màng bản thấm; lớp trong cùng là Lipoid và hợp chất hữu cơ