1.Tính cấp thiết của đề tài Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí trẻ trung nhất hiện nay. Ra đời muộn hơn báo in, báo phát thanh hay báo truyền hình, nhưng ngay từ khi xuất hiện cho đến bây giờ, nó đã chứng minh được sức mạnh và tiềm năng to lớn của mình trong lĩnh vực thông tin nói chung và báo chí nói riêng. Báo mạng điện tử hiện đang là một loại hình rất được ưu tiên đặc biệt là với giới trẻ trong việc tiếp nhận thông tin, bởi lẽ cách cập nhật cũng như đăng tải thông tin trên báo mạng hiện tại là rất nhanh chóng. Hơn nữa, sự lưu trữ thông tin cũng như sự đa dạng thông tin của báo mạng điện tử cũng thể hiện ưu thế hơn bất kì loại hình báo chí nào. Chính vì sự ưu ái của công chúng dành cho báo mạng điện tử mà nó càng cần phải đáp ứng được những nhu cầu khắt khe hơn trong việc cung cấp thông tin. Việc khăt khe ấy cần được nhìn nhận ngay từ những chi tiết ban đầu như tít hay tiêu đề bài báo. Nhưng thực trạng đang đặt ra là, với báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, có thể vì lí do này hoặc lí do khác nên cách đặt đầu đề còn rất nhiều điềm hạn chế, dễ gây hiểu nhầm và làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thông tin của báo chí và sự tin tưởng của công chúng. Vạn vật ngay từ khi sinh ra, bất kể là gì cũng cần có một cái tên gọi để có thể phân biệt và nhận thức, các sản phẩm thông tin cũng vậy và những tác phẩm báo mạng điện tử cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trước khi tiếp cận với bất kì thông tin gì, cái khiến người ta tò mo hay ấn tượng trước hết là cái tên gọi, tiêu đề hay trong báo chí thường được gọi là tít. Một cái tít hay là cái tít vừa phải đúng và trúng về nội dung lại vừa cần phải hấp dẫn về mặt hình thức, câu từ. Đó là điều không phải bất kì tác giả nào sau khi thực hiện xong tác phẩm cũng có thể làm được. Nhiều người, vì muốn đúng và đủ nên biến cái tiêu đề thành một thứ quá dài dòng, tốn diện tích, đọc xong độc giả không thấy cần theo dõi tiếp nội dung. Nhưng cũng không ít người, vì muốn hấp dẫn độc giả mà dùng những cách đặt tít dễ gây hiểu lầm. Vậy là, ai cũng biết việc khai sinh cho một bài báo nói chung và một tác phẩm báo mạng điện tử nói riêng là một điều vô cùng quan trọng nhưng để làm được điều đó thì lại không hề đơn giản. Làm sao để có được một tít báo hấp dẫn và đầy đủ, tránh những hiểu lầm không đáng có, biến tiêu đề thành cầu nối nhanh chóng cho độc giả tiếp cận được với tác phẩm của mình là điều mà bất kì tác giả nào cũng trăn trở. Và đó là lí do vì sao, tôi chọn tìm hiểu đề tài: Cách đặt tít trên báo mạng điện tử.
Trang 1I Lời mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí trẻ trung nhất hiện nay Ra đời muộn hơn báo in, báo phát thanh hay báo truyền hình, nhưng ngay từ khi xuất hiện cho đến bây giờ, nó đã chứng minh được sức mạnh và tiềm năng to lớn của mình trong lĩnh vực thông tin nói chung và báo chí nói riêng Báo mạng điện tử hiện đang là một loại hình rất được ưu tiên đặc biệt là với giới trẻ trong việc tiếp nhận thông tin, bởi lẽ cách cập nhật cũng như đăng tải thông tin trên báo mạng hiện tại là rất nhanh chóng Hơn nữa, sự lưu trữ thông tin cũng như sự đa dạng thông tin của báo mạng điện tử cũng thể hiện ưu thế hơn bất kì loại hình báo chí nào
Chính vì sự ưu ái của công chúng dành cho báo mạng điện tử mà nó càng cần phải đáp ứng được những nhu cầu khắt khe hơn trong việc cung cấp thông tin Việc khăt khe ấy cần được nhìn nhận ngay từ những chi tiết ban đầu như tít hay tiêu đề bài báo Nhưng thực trạng đang đặt ra là, với báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, có thể vì lí do này hoặc lí do khác nên cách đặt đầu đề còn rất nhiều điềm hạn chế, dễ gây hiểu nhầm và làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thông tin của báo chí và sự tin tưởng của công chúng
Vạn vật ngay từ khi sinh ra, bất kể là gì cũng cần có một cái tên gọi để
có thể phân biệt và nhận thức, các sản phẩm thông tin cũng vậy và những tác phẩm báo mạng điện tử cũng không nằm ngoài quy luật đó Trước khi tiếp cận với bất kì thông tin gì, cái khiến người ta tò mo hay ấn tượng trước hết là cái tên gọi, tiêu đề hay trong báo chí thường được gọi là tít Một cái tít hay là cái tít vừa phải đúng và trúng về nội dung lại vừa cần phải hấp dẫn về mặt hình thức, câu từ Đó là điều không phải bất kì tác giả nào sau khi thực hiện xong tác phẩm cũng có thể làm được Nhiều người, vì muốn đúng và đủ nên
Trang 2biến cái tiêu đề thành một thứ quá dài dòng, tốn diện tích, đọc xong độc giả không thấy cần theo dõi tiếp nội dung Nhưng cũng không ít người, vì muốn hấp dẫn độc giả mà dùng những cách đặt tít dễ gây hiểu lầm
Vậy là, ai cũng biết việc khai sinh cho một bài báo nói chung và một tác phẩm báo mạng điện tử nói riêng là một điều vô cùng quan trọng nhưng
để làm được điều đó thì lại không hề đơn giản Làm sao để có được một tít báo hấp dẫn và đầy đủ, tránh những hiểu lầm không đáng có, biến tiêu đề thành cầu nối nhanh chóng cho độc giả tiếp cận được với tác phẩm của mình
là điều mà bất kì tác giả nào cũng trăn trở Và đó là lí do vì sao, tôi chọn tìm
hiểu đề tài: Cách đặt tít trên báo mạng điện tử
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Tít trên báo mạng điện tử nói riêng cũng như tít trên các loại báo chí khác nói chung luôn là yếu tố đầu tiên được để ý tới Tuy nhiên, việc nghiên cứu nó thì lại chưa được tiến hành một cách chuyên nghiệp hay rộng rãi cho lắm Có chăng thì đó cũng chỉ dừng lại là những chuyên mục hay những phân tích nhỏ trong một cẩm nang báo chí nào đó chứ rất ít trở thành một đề tài nghiên cứu đứng độc lập Nghiên cứu tít đã được đề cập trong một số công trình sau:
- Sáng tạo tác phẩm báo chí ( Đức Dũng, 2002 NXB Văn hóa – Thông tin – Hà Nội
- 100 câu hỏi về cách viết báo ( Đức Dũng, 2004, NXB Lí Luận – Chính trị , Hà Nội)
- Nhà báo, bí quyết kỹ năng – nghề nghiệp ( Biên dịch: PGS Nguyễn Văn Dững, PTS Hoàng Anh, 1998, NXB Lao Động)
- Các thủ thuật làm báo điện tử ( Nhiều tác giả, 2006, NXB Thông Tấn, Hà Nội)
- Đầu đề tin trên báo mạng điện tử ( Trần Hoàng Kim, 2008, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Trang 33 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Chỉ ra các yếu tố làm nên một tít hay
- Nâng cao chất lượng của nội dung thông tin cũng như hình thức của các tít trên báo mạng điện tử
Nhiệm vụ:
- Đưa ra khái niệm: Thế nào là Tít trên Báo mạng điện tử
- Khảo sát thực tế trên 3 tờ báo: Dân trí, VNExpress, Vietnamnet
Từ đó phân tích và đưa ra kết luận
- Đưa ra kiến nghị và giải pháp
4 Đối tượng nghiên cứu
Trên báo mạng điện tử cũng như trên các loại hình báo chí khác có rất nhiều các loại tít như: tít chính, tít phụ, tít xen Nhưng trong đề tài tiểu luận này, tôi tập trung nghiên cứu về cách đặt tít chính trên báo mạng điện tử
Trang 4- Tổng hợp, kết luận
- Phỏng vấn
7 Kết cấu đề tài
I Lời mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4 Đối tượng nghiên cứu
5 Phạm vi nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
7 Kết cấu đề tài
II Nội dung
1 Cơ sở lí luận chung
Khái niệm báo mạng điện tử
Tít là gì?
Vai trò và chức năng của tít
Các yêu cầu cơ bản của 1 tít báo
Đặc trưng của tít Báo mạng điện tử
2 Nội dung khảo sát
Khảo sát trên 3 tờ báo mạng điển tử
Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng tít trên báo mạng điện tử Việt Nam
III Kết luận
Trang 5II.Nội dung
1 Cơ sở lí luận chung
1.1 Khái niệm Báo mạng điện tử:
Khái niệm Báo mạng điện tử đã xuất hiện đồng thời với sự ra đời của
Chicago online vào năm 1992 Theo Hiệp hội các nhà biên tập và phát hành
thì:
Báo mạng điện tử là tất cả các phương tiện thông tin đại chúng có sự hiện diện của web Công chúng sẽ tìm thấy những thông tin mà họ sẽ tìm kiếm qua các công ty, hiệp hội, tạp chí, các báo, các dịch vụ thông tin, cũng như các đai phát thanh, truyền hình trên một cơ sở dữ liệu mới
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về báo mạng điện tử:
Báo mạng điện tử là hình thức báo chí thứ tư, được sinh ra từ sự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố công nghệ cao như một nhân tố quyết định, quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng của Internet toàn cầu
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt 2010 của NXB Đà Nẵng có định nghĩa:
Tít là đầu đề bài báo, thương in chữ lớn
Trang 6Trong ngôn ngữ báo chí, khái niệm tít được sử dụng phổ biến hơn đầu
đề hay nhan đề Đa số các tài liệu tham khảo, sách báo
1.3 Vai trò và chức năng của Tít
Vai trò:
Tít là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác dù cùng viết về một đề tài Tít xác định mức độ quan trọng của thông tin giúp độc giả lựa chọn
Chức năng:
Giảng viên Fabienne Gerault thuộc Đại học Báo chí Lille, Pháp, nêu lên sáu chức năng chủ yếu của tít:
Một là, thu hút sự chú ý
Hai là, cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt
Ba là, giúp độc giả lựa chọn bài
Bốn là, khiến độc giả muốn đọc
Năm là, tổ chức trang
Cuối cùng là sắp xếp thông tin
1.4 Các yêu cầu cơ bản của một tít báo
Một tít báo cơ bản phải đảm bảo được 4 yêu cầu sau: trung thực, chính xác, hấp dẫn và trình bày đẹp
a Tính chính xác, khách quan:
Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của câu chuyện và phải phù hợp với ảnh hoặc đồ họa kèm bài
Bài viết về vấn đề gì và mào đầu của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng
từ mào đầu ( vấn đề chính của câu chuyện) để viết tít nhưng không đơn thuần sao chép lại mào đầu
Đây là một câu chuyện vui, buồn, nghiêm túc hay nhẹ nhàng? Câu chuyện về một cá nhân hay là tin về một chính sách của chính phủ? Hãy cố gắng viết tít đúng với sắc thái của câu chuyện và tính chất của bài viết
Trang 7Nếu có ảnh hoặc đồ họa kèm bài, phải đảm bảo rằng tít phản ánh đúng nội dung ảnh và đồ họa Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp có ảnh kèm bài vì các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết độc giả sẽ nhìn ảnh trước tiên khi đọc trang báo Sau đó họ đọc tít rồi mới bắt đầu đọc bài báo
Tít phải chính xác Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung, chính
tả, ngữ pháp…Nếu tít của bài báo sai, độc giả sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài báo cũng sai
Trước hết, phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính xác Ngày tháng, số liệu, sự kiện, tên người…phải chính xác tuyệt đối như thông tin nêu trong bài
Vì chỗ trên trang báo dành cho tít rất hạn chế nên phải tiết kiệm từ Tránh dùng hai từ khi có thể dùng một từ Các nhà báo cũng thường có xu hướng dùng từ bóng bẩy để gây ấn tượng cho độc giả Cần tránh dùng từ bóng bẩy khi có thể dùng từ đơn giản mà hiệu quả vẫn vậy Trên thực tế, hầu hết độc giả là những người bình thường và bận rộn, họ muốn đọc ngôn từ đơn giản và dễ hiểu, không phải mất nhiều thời gian với chúng
c Tính ngắn gọn, hàm súc:
Tít báo là tên đầu đề của một tác phẩm, là yếu tố đầu tiên để độc giả nhìn vào và lựa chọn xem có nên đọc tác phẩm ấy hay không Đặc biệt, trong khuôn khổ có giới hạn của một không gian dành chó một tác phẩm báo mạng nói riêng và các tác phẩm báo chsi khác nói chung, tít báo cần phải ngắn gọn,
Trang 8đề cập trực tiếp đến nội dung phản ánh để không gây khó hiểu hay dài dòng khiến người đọc mất tập trung và hứng thú để theo dõi tác phẩm
d Hình thức đẹp:
Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít trên trang báo, không được nén hoặc dãn chữ Tít trông phảo đẹp mắt và hợp với các tít khác trên trang báo và các tít phụ
=> Nói tóm lại, một tít hay cần đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt
- Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà Đi thẳng vào vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên kết đến bài.
1.5 Đặc trưng của tít báo mạng điện tử
1.5.1 Tít trên báo mạng điện tử:
Có một thuật ngữ mà có lẽ là khá mới đối với chúng ta nhưng không thể không biết vì nó liên quan đến báo điện tử: : “Microcontent” – Nội dung nhỏ, (gọn) Tiếng Anh dùng như vậy để tạo sự đối lập với phần nội dung chính – macrocontent
Không có từ tiếng việt nào tương thích để diễn tả chính xác thuật ngữ này bởi, thông thường nó là các tít (headline) của tin nhưng cũng có thể là phần subject ( chủ đề) khi chúng ta viết email
Nếu tít của tin không rõ ràng thì người sử dụng sẽ không bao giờ mở ra xem Những yêu cầu đối với tít trên báo điện tử rất khác so với báo viết vì
Trang 9chúng được sử dụng theo cách thức hoàn toàn khác Dưới đây là hai khác biệt chủ yếu:
Tít trên báo điện tử thường xuất hiện không gắn liền với ngữ cảnh: không như báo viết là bài nào thì đi liền với tít đó, các tít trên báo điện tử có thể dưới dạng một danh sách các bài báo, một danh mục các email gửi đến, trong một danh mục của công cụ tìm kiếm (search engine), hoặc trong phần bookmark của một trình duyệt Một số tình huống xảy ra hoàn toàn chẳng liên quan đến một ngữ cảnh nhất định nào Chẳng hạn những mục hiện lên trên danh sách khi tìm kiếm trên các trang Google, Yahoo, Vinaseek có thể liên quan đến một chủ đề bất kỳ, vì thế người sử dụng không dễ hiểu được ngay các tít nếu không có kiến thức cơ bản về một lĩnh vực nào đó Trường hợp tương tự với các email Chẳng có gì ngạc nhiên khi sáng ra mở email thấy cả đống thư từ, trong đó có những subject lạ hoắc
Ngay cả khi tít đi liền cùng với bài, khó khăn của việc đọc chữ trên màn hình khiến người sử dụng khó nắm bắt được vấn đề Đối với báo in, tít gắn chặt với nội dung, các bức ảnh, các tiểu mục - cả tờ báo lại nằm trên tay – nên chỉ cần liếc qua cũng hiểu Đối với báo điện tử, trên màn hình chỉ nhìn thấy một lượng thông tin giới hạn, khi đọc lại có cảm giác nhức mắt và không thoải mái tí nào Vì thế khi lướt qua một danh mục các tin tức, ví dụ trên trang news.com chẳng hạn, người sử dụng thường chỉ nhìn vào những tít nổi bật nhất và bỏ qua hầu hết các phần tóm tắt khác
Do những khác biệt như vậy, tít của báo điện tử phải có khả năng đứng độc lập, giúp người đọc dễ nắm đủ nội dung Tít càng ngắn thì càng dễ đọc Trong tít chủ yếu là động từ, tính từ, giảm giới từ kèm theo Cụm từ đầu tiên nên là cụm từ mang nội dung quan trọng và chứa đựng nhiều thông tin nhất
Nó có lợi thế là dễ được xếp vị trí tốt trong khu vực danh mục tìm kiếm và dễ bắt mắt hơn đối với người đọc
1.5.2 Phân loại tít báo mạng điện tử
1.5.2.1 Tít thông báo
Trang 10Tít này thường đi thẳng vào vấn đề được phản ánh trong bài báo Qua
đó cung cấp cho bạn đọc những thông tin chính, cốt lõi của bài viết Nó thường được viết dưới dạng một câu ngắn, khẳng định hay liệt kê sự việc Tít thông báo thường dùng cho thể loại tin, cung cấp thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất
Độc giả chỉ cần đọc tít là hiểu ngay được vấn đề chính Đối với những độc giả báo mạng, những người có quý thời gian eo hẹp thường thích thú với những tít dạng thông báo, vì họ không phải mất nhiều thời gian cho việc suy nghĩ xem tít có ý nghĩa gì Chỉ cần một cái liếc mắt là có thể nắm thông tin then chốt của của vấn đề, sự kiện mình quan tâm Đây cũng là ưu điểm của tít thông báo Tuy nhiên, một hạn chế của tít thông báo là ít hấp dẫn bạn đọc
1.5.2.2 Tít kích thích
Tít kích thích thường khá hấp dẫn Nó nêu lên cái thần của bài báo nhiều hơn là nêu lên nội dung của tít bài báo Nso chỉ đưa ra một số vấn đề liên quan đến bài báo, phần còn lại độc giả quan tâm sẽ phải tìm hiểu trong nội dung bài viết Đa phần tít kích thích đều có những điểm nhấn cả về hình thức và nội dung để bắt mắt người đọc, tít có thể là một câu hỏi bỏ lửng, hay một cụm từ trái nghĩa Đôi khi tác giả cũng gây kích thích cho độc giả bằng việc rút những tít mở, hay sử dụng thành ngữ trong tít của mình
1.5.3 Chức năng của tít trên báo mạng điện tử
1.5.3.1 Chức năng định danh
Trang 11Tít là thành phần đặc biệt trong một tác phẩm báo chí Nó đứng độc lập, tách rời hoàn toàn với bài viết Tuy nhiên, tít lại gắn chặt với nội dung của tác phẩm trước tiên, tít giúp người đọc định danh được tên của tác phẩm báo chí Trên báo mạng điện tử hiện nay, dưới mỗi bài viết tít được sắp xếp thành một danh mục, thuận tiện cho việc độc báo của mỗi độc giả Ngoài ra các bài viết liên quan còn được xếp thành “list” ngay dưới sapo để bạn đọc dễ dàng theo dõi vấn đề mình quan tâm
1.5.3.2 Chức năng thông tin
Trong cuộc sống hiện đại, con người bận rộn, sở dĩ vì thế mà thời gian giành cho báo chí cũng bị thu hẹp Sở dĩ họ lựa chọn báo mạng điện tử là bởi
vì thsoi quen đọc lướt để tiết kiệm thời gian quý báu Chỉ cần một cái liếc mắt vào tít báo là độc giả đã có thể nắm được thông tin cần thiết mà bài báo đề cập Với lỗi dàn tít thành những hàng dài, độc giả tha hồ mà lựa chọn bài viết
mà mình quan tâm Nếu không có thời gian đọc, thì nội dung thông tin trong tít cũng sẽ phần nào giúp độc giả hiểu bài viết định viết về vấn đề, sự kiện gì Tít là câu ngắn gọn và đầy đủ nhất thông tin của một bài báo Một tít đúng trước hết phải nêu bật được nội dung và tinh thần của tác phẩm
1.5.3.3 Chức năng lựa chọn
Tít là yếu tố quyết định xem độc giả có lựa chọn bài viết hay không, nhất là đối với báo mạng điện tử Độc giả chỉ cần lướt mắt qua hàng loạt các tít và sẽ dừng lại ở tít ấn tượng nhất Do đó, tít là thành phần đầu tiên tiếp xúc với độc giả, nó cũng là yếu tố thu hút khán giả Nếu ấn tượng ban đầu tốt, làm cho độc giả đọc bài thì coi như tác phẩm đã thành công một nửa
2 Nội dung khảo sát
2.1 Khảo sát trên ba tờ báo mạng điện tử:
http://vnexpress.net ( Vnepress)
http://tuoitre.vn ( Tuổi trẻ online)
http://www.nhandan.com.vn ( Nhân dân điện tử)
2.1.1 Khái quát về các tờ báo lựa chọn khảo sát:
Trang 12Vnexpress là một ý tưởng táo bạo tại thời điểm đầu năm 2000, khi số lượng người truy cập Internet lúc đó chỉ khoảng 50.000 và khái niệm về một
tờ báo mạng điện tử độc lập vẫn còn khá xa vời Tuần đầu tiên chính thức xuất hiện trên Internet, Vnexpress có khoảng 1000 lượt truy cập/ngày Nửa năm sau có khoảng 300.000 độc giả Với con số truy cập mỗi ngày một tăng, ngày 25/11/2002, Vnexpress chính thức trở thành ờ báo mạng điện tử độc lập tại Việt Nam Sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển, Vnexpress hiện là một trong số ít tờ báo mạng điện tử dẫn đầu về số lượng người truy cập Đặc biệt, theo số liệu thống kê tính theo địa chỉ IP ( địa chỉ truy cập của mỗi máy tính
cá nhân khi tham gia vào mạng lưới mạng) thì có 64% địa chỉ IP trong nước, 13% địa chỉ đến từ Mỹ và hơn 20% địa chỉ IP đến từ các nước châu Âu, châu Á… Điều đó tạo nên tầm vóc của một tờ báo mạng điện tử ngang tầm thế giới trong tương lai
Nhân Dân điện tử ra đời ngày 21/6/1998 với nhiệm vụ chính trị là trở thành cổng thông tin đối nội, đối ngoại của Việt Nam Nhân dân điện tử đăng tải gần như 100% nội dung của báo Nhân Dân nên cũng có đầy đủ mục, lĩnh vực thông tin và các chuyên trang Ngoài ra, Nhân Dân điện tử còn đăng tải tin, bài từ một số ấn phẩm khác như: Nhân dân cuối tuần, Nhân Dân hàng tháng, Thời nay…Nhân Dân điện tử đã và đang giành được sự quan tâm của đông đảo công chúng trong và ngoài nước Đối tượng chủ yếu của báo là người có tuổi quan tâm đến các vấn đề chính trị xã hội
Dân trí được Bộ thông tin và Truyền thông chính thức cấp giấy phép báo mạng điện tử ngày 15/7/2008 Theo Google Analytics, hiện nay, mỗi ngày bình quân có trên 10 triệu lượt truy cập vào Dân trí tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó 20% từ nước ngoài Năm 2010, Dân trí được công cụ xếp hạng Zeitgeist của Google xếp thứ 9 trong top 10 từ khóa có tốc độ “tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu” Với tiêu chí nội dung thông tin mang tính
Nhân văn – Nhân bản – Nhân ái, Dân trí đã và đang có số lượng bạn đọc
đông đào và rộng khắp thế giới
Trang 132.1.2 Bố cục một bài báo theo trật tự cơ bản:
Thông thường cấu trúc thông tin của một bài báo trong báo mạng điện
tử được tổ chức theo nhiều cửa:
tổ chức như mô hình trên:
Trưởng trạm kiểm lâm thừa nhận ngồi trên xe gỗ bị lật
Sau 3 ngày vắng mặt không lý do, Trưởng Trạm kiểm lâm trung tâm Đào Công Thắng thuộc Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) thừa nhận đã ngồi trên xe gỗ bị lật làm 10 người chết thảm
>Lật xe chở gỗ, 10 người tử nạn
Giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống Dương Ngọc Hùng cho biết, ngày 10/12, sau khi lên trình diện tại Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, ông Đào Công Thắng, Trưởng trạm kiểm lâm trung tâm đã thừa nhận có ngồi trên xe chở gỗ gây tai nạn.Ông Thắng ngồi trên ca bin, khi lật xe chỉ bị thương nhẹ, nhưng đang hoang mang lo sợ nên chưa thể viết bản tường trình sự việc
Trang 14Trước đó chiều 6/12, ông Thắng xin cơ quan được nghỉ việc đột xuất Rạng sáng 7/12, khi xảy ra tai nạn, cơ quan này không thể liên lạc được với ông Thắng, đành phải cho người xuống tận quê ở huyện Nam Đàn
để tìm hiểu
Sau một thời gian "mất tích", Trưởng trậm kiểm lâm trung tâm thừa nhận có ngồi trên xe chở gỗ bị nạn khiến 10 người chết, 4
người bị thương Ảnh: Nguyên Khoa.
Tại hiện trường vụ tai nạn, phù hiệu kiểm lâm 3 sao một gạch (phù hiệu kiểm lâm chính) của ông Thắng cũng được tìm thấy
Vụ lật xe gỗ xảy ra tại vị trí nằm giữa trạm kiểm soát Nga My và Bình Chuẩn thuộc Hạt kiểm lâm Pù Huống Số gỗ trên được mua từ xã Xiêng Mi, huyện Tương Dương, cách địa điểm trên hơn 10 km
Chiều 9/12, cảnh sát đã bắt khẩn cấp tài xế Vương Đình Hạnh ở xã Châu Lý (Quỳ Hợp, Nghệ An) để điều tra về hành vi vi phạm an toàn giao thông, gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng
Tài xế Hạng cho biết, ngồi trên xe gỗ bị lật hôm đó còn có chủ xe Hoàng Văn Chiến, trú tại thị trấn huyện Quỳ Hợp
Chi cục kiểm lâm Nghệ An nhận định số gỗ trên xe là bất hợp pháp