1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

122 536 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 286,99 KB

Nội dung

Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xâydựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, phụ nữ ViệtNam tiếp tục đóng vai trò quan

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ^

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Thái Nguyên - 2015

TRẦN THÚY AN

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ

NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TÉ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG

TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Trang 2

TRẦN THÚY AN

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ

NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TÉ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG

TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 60 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Ngọc Lan

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đã được trích dẫn và ghi rõ nguồn gốc

Tác giả

Trần Thuý An LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được sựquan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân Nhân đây:

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Bộ phận Sau Đại học,Ban chủ nhiệm Khoa KT&PTNT cùng các thầy cô Trường Đại học Nông Lâm TháiNguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi thực hiện đềtài này Đặc biệt tôi xin cảm ơn PGS.TS Đinh Ngọc Lan, đã hướng dẫn chỉ bảo tậntình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gồm: Huyện uỷPhú Lương, UBND huyện Phú Lương, Phòng LĐ-TB &XH huyện Phú Lương,Phòng Thống kê huyện Phú Lương, Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương, Các tổchức hội đoàn thể huyện Phú Lương, UBND các xã Cổ Lũng, Phủ Lý, Yên Ninh.Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, nhữngngười đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình

Trang 4

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Trần Thuý An

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1

Tính cấp thiết của đề tài 1

2

Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Câu h ỏ i nghiên c ứu 3

4 Ý nghĩa của đề tài 3

4.1 Ý nghĩa khoa học 3

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Trang 5

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1

Cơ sở khoa học 5

1.1.1

Giới tính và Giới 5

1.1.2

Phát triển kinh tế hộ gia đình 13

1.2

Cơ sở thực tiễn 17

1.2.1

Thực trạng và vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam 17

1.2.2 Một số nghiên cứu về phụ nữ trong gia đình ở một số địa phương của nước ta: 24

1.2.3

Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn 27

1.2.4 Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn 34

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 39

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 39

2.1.2

Phạm vi nghiên cứu 39

2.2

Nội dung nghiên cứu 39

2.3

Phương pháp nghiên cứu: 39

2.3.1

Trang 6

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 39

2.3.2

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 40

2.3.3

Phương pháp thu thập số liệu: 41

2.3.4

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 42

2.3.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 43

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 44

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 44

3.1.2

Điều kiện kinh tế xã hội 51

3.2 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn huyện Phú Lương 56

3.2.1 Khái quát về thực trạng vai trò củ a phụ nữ trên địa bàn huyện Phú Lương 56

3.2.2 Một số thông tin chung của các hộ điều tra 58

3.3 Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình 63

3.3.1 Vai trò trong hoạt động sản xuất 63

3.3.2 Vai trò của phụ nữ trong hoạt động tái sản xuất 71

3.3.3 Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận khoa học kỹ thuật 71

3.3.4 Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực kinh tế hộ 74

3.3.5 Vai trò phụ nữ trong việc ra quyết định chính trong các hoạt động78 3.3.6 Vai trò phụ nữ trong tham gia công tác xã hội 81

3.3.7 Vai trò phụ nữ trong công tác chăm sóc sức khoẻ gia đình 83

Trang 7

3.3.8

Việc sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ 84

3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình 87

3.4.1 Yếu tố thuận lợi 87

3.4.2 Yếu tố chủ quan 88

3.4.3 Yếu tố khách quan 89

3.5 Quan điểm, phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ huyện Phú Lương 91

3.5.1 Quan điểm về việc nâng cao vai trò của phụ nữ 91

3.5.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 8

Chỉ thịDiện tíchĐơn vị tínhGender Development Index - Chỉ số phát triển giớiChỉ số phát triển con người

Hiện đại hóaHội đồng nhân dân

Kế hoạchKhoa học kỹ thuậtLao động

Lao động - Thương binh và xã hội Liên hiệp phụ nữ Người cao tuổi

Nông nghiệp và Phát triển nông thônNghị quyết

Năng suấtNhiễm sắc thểQuyết địnhTrung học cơ sởTrung học phổ thôngThủ tướng

Trung ương

Ủy ban nhân dân

Trang 9

Bảng 3.1 Diện tích đất phân theo loại đất và theo xã, thị trấn của huyện

Phú Lương năm 2014 48

Bảng 3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của huyện năm 2014 52

Bảng 3.3 Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Phú Lương giai đoạn 2012-2014 53

Bảng 3.4 Tổng số nữ phân theo các độ tuổi 56

Bảng 3.5 Tỉ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động đoàn thể năm 2014 57

Bảng 3.6 Tình hình chung của các hộ nông dân 58

Bảng 3.7 Bình quân lao động và nhân khẩu của các hộ nông dân 60

Bảng 3.8 Tỷ lệ dân số theo tuổi và theo giới tính của các hộ nông dân 60

Bảng 3.9 Trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình theo giới tính 61

Bảng 3.10 Sự phân công lao động trong hoạt động trồng trọt 64

Bảng 3.11 Sự phân công lao động trong hoạt động chăn nuôi 66

Bảng 3.12 Sự phân công lao động trong hoạt động lâm nghiệp 67

Bảng 3.14 Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động tái sản xuất 71

Bảng 3.15 Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ 72

Bảng 3.16 Tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn của phụ nữ và nam giới 73

Bảng 3.17 Quyền và sự phân công trong gia đình về kiểm soát các nguồn lực kinh tế hộ 75

Bảng 3.18 Tình hình quản lý vốn vay của hộ 77

Bảng 3.19 Quyền ra quyết định chính trong các hoạt động 79

Bảng 3.20 Tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng 82

Bảng 3.21 Thời gian lao động sản xuất hàng ngày của phụ nữ và nam giới 85

Bảng 3.22 Thời gian làm nội trợ và nghỉ ngơi hàng ngày của phụ nữ và nam giới 86

Bảng 3.23 Quan điểm của các hộ điều tra về các vấn đề liên quan đến giới 90

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Hình 3.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Phú Lương năm 2014 50

Trang 10

Hình 3.2.Trình độ văn hoá của lao động nữ huyện Phú Lương năm 2014 58Hình 3.3 Tỷ lệ người ốm trong các hộ được chăm sóc, chữa trị tại nhà tại

địa bàn nghiên cứu 83Hình 3.4 Tình hình sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ ở địa bàn nghiên cứu 86

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ biết đến việc gia đình, sinh con đẻcái, mà trong điều kiện lịch sử kinh tế nước ta, chị em luôn luôn làm tròn nhiệm vụcủa người lao động chân chính, người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình,chăm sóc con cái, người già và trong thời chiến họ đã làm tròn nhiệm vụ của ngườidân yêu nước, người nữ chiến sĩ Ngày nay, kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của

ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội

Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xâydựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, phụ nữ ViệtNam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của

xã hội, phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội tổ chức hoặc tham gia các hoạt động laođộng sản xuất để tạo thu nhập kinh tế cho gia đình Hiện nay, kinh tế hộ gia đình đã

và đang đóng vai trò trọng yếu trong những thành công của ngành nông nghiệp Tuynhiên, nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ gia đình luôn hướngvào chủ hộ - thường là nam giới, do vậy nam giới ở nông thôn trên thực tế đã đượchưởng nhiều thành quả của việc trao quyền hơn hẳn phụ nữ Mặc dù bắt đầu chuyểnsang kinh tế thị trường ở điểm xuất phát tương tự như nam

thành chủ trang trại hoặc chủ doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn Kinh tế của gia đình làmột trong những lĩnh vực rất quan trọng trong sự ổn định gia đình nói riêng và sựphát triển của xã hội nói chung Lĩnh vực ấy quy định gia đình không những là mộtđơn vị tiêu dùng, mà còn là đơn vị sản xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầucủa các thành viên trong gia đình và góp phần làm giàu cho xã hội, phục vụ đờisống, với quy mô nhỏ, với nhiều ngành nghề và nhiều hình thức tổ chức Với tư cách

là người tham gia và là chủ thể các hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất,người phụ nữ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo các nhu cầu đời sống vật

Trang 12

chất, tinh thần của gia đình Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc ghi nhận sự đóng gópcủa hai giới chưa thực sự xứng đáng và phụ nữ vẫn là đối tượng yếu thế hơn về cơhội việc làm, tiền lương, thu nhập, cơ hội thăng tiến, Đặc biệt, phụ nữ và trẻ emgái nghèo, sống ở vùng sâu, vùng xa, người tàn tật hay dân tộc thiểu số tiếp tục lànhững đối tượng chịu thiệt thòi

Phụ nữ huyện Phú Lương đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự pháttriển kinh tế- xã hội của toàn huyện, họ đã nhận thức và phát huy vai trò của mìnhtrong sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế phi nông nghiệp, các hoạt động xã hội

và cộng đồng nông thôn Tuy nhiên, sự đóng góp của phụ nữ lại chưa được ghi nhậnmột cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của họ trong nền kinh tế,trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình Vì vậy việc tìm hiểu về

Thái Nguyên trong phát triển kinh tế hộ gia đình, những cản trở sự tiến bộ của phụ

nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, để từ đó đề xuất một sốgiải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng này, nâng caobình đẳng giới qua đó thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo xu hướngđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa là một phần trong chiến lược phát triển.Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những

tiềm năng to lớn của phụ nữ, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu vai trò

của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên"

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá được thực trạng hoạt động của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộnông thôn và đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ phát huytiềm năng về mọi mặt để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống giađình, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lương

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ

Trang 13

nữ

trong phát triển kinh tế hộ nông thôn miền núi

- Phân tích và đánh giá được thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn tại huyện Phú Lương

- Tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn tại huyện Phú Lương

- Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn miền núi trên địa bàn huyện Phú Lương

3 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến vaitrò

của phụ nữ nông thôn ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

(1) Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay như thếnào?

(2) Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nhiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu cho chính quyền địa phương, các cấp,

Trang 14

các ngành của huyện Phú Lương nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói

chung sử dụng cho việc nâng cao và phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn trongphát triển kinh tế hộ gia đình tại các xã trên địa bàn huyện và tỉnh

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định chínhsách, các Bộ, Ngành có liên quan xem xét trong việc điều chỉnh, bổ sung cơ chếchính sách trong việc nâng nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ nông thôn trongphát triển kinh tế hộ gia đình tại các xã trong cả nước

Trang 15

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học

1.1.1 Giới tính và Giới

ỉ.ỉ.ỉ.ỉ Khái niệm Giới tính và Giới

Giới tính và giới thường bị nhầm lẫn với nhau Nhưng thực chất, hai khái niệmnày lại khác nhau ở hai phương diện cơ bản đó là: sinh học và xã hội

sữa mẹ Về mặt sinh học, nam và nữ không giốngnhau trên nhiều phương diện nhưng chủ yếu nhất là hình dáng, giọng nói và chứcnăng sinh sản [13]

- Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất, bị quy định và hoạt động theo các cơ chế

tự nhiên, di truyền Chẳng hạn như: người có cặp NST giới tính XX thì thuộc về nữgiới, người có cặp NST giới tính XY thì thuộc về nam giới Ngay từ trong bào thai,hoóc môn, nhiễm sắc thể, bộ phận sinh dục của nam giới và nữ giới khác nhau,được quy định bởi tự nhiên, không theo và không phụ thuộc vào mong muốn của conngười Đồng thời, chức năng sinh sản của nữ giới hay nam giới là không thể thaythế, thay đổi hay chuyển dịch cho nhau

- Nam giới hay nữ giới trên khắp thế giới đều có có chức năng/cơ quan sinhsản giống nhau, đều tham gia và mang các yếu tố đóng góp vào quá trình sinh sảnnhư nhau Đây được gọi là tính đồng nhất Sự khác biệt về giới tính hầu như bất biến

cả về thời gian cũng như về không gian [9]

Trang 16

* Giới:

Theo Tổ chức lao động quốc tế, Thúc đẩy bình đẳng giới, năm 2002: sự khác

biệt về xã hội và quan hệ (quyền lực) giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ vànam giới, được hình thành và khác nhau ngay trong một nền văn hóa, giữa các nềnvăn hóa và thay đổi theo thời gian Sự khác biệt này được nhận thấy một cách rõràng trong vai trò, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn, thuận lợi của các giới tính [18]Giới là sự khác biệt giữa nam và nữ về góc độ xã hội, sự khác nhau do xã hộiquyết định, các mối quan hệ do xã hội xác lập Vai trò của giới được xác định bởicác đặc tính xã hội, văn hóa và kinh tế, được nhận thức bởi các thành viên trong xãhội đó Do vậy vai trò của giới có sự biến động và thay đổi qua không gian và thờigian [14]

Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới cácđặc điểm giới khác nhau Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổiđược

Giới có thể là khái niệm dùng để chỉ các đặc trưng xã hội của nam và nữ Đây

là tập hợp những hành vi ứng xử về mặt xã hội, những mong muốn về những đặcđiểm và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc phụ nữ trong xã hội haynền văn hóa cụ thể nào đó [5]

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, khái niệm về “Giới” được xuất hiện ở cácnước nói tiếng Anh Sau đó nhanh chóng trở thành một phương pháp tiếp cận khoahọc được nghiện cứu và vận dụng trong việc xây dựng các kế hoạch, chính sách pháttriển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia

Đối với Việt Nam, Khoa học về Giới xuất hiện vào cuối những năm 1980 vớinhiều bài viết, công trình nghiên cứu về giới và các vấn đề của phụ nữ Thuật ngữ

“Giới” bắt nguồn từ môn nhân khẩu học, nó đề cập đến phân công lao động, vai trò,trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ

Yếu tố “Giới” là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sựkhác nhau trong quan hệ nam và nữ, do vậy nó luôn biến đổi phụ thuộc vào điều kiện

Trang 17

kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể.

Giới phản ảnh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội Những sựkhác biệt này là do quá trình học mà thành, đa dạng, và có thể thay đổi Chúng thayđổi theo thời gian, từ nước này sang nước khác, từ nền văn hoá này sang nền văn hoákhác trong một bối cảnh cụ thể của một xã hội, do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôngiáo, kinh tế quyết định

Giới và giới tính là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau Giới tính là tiền đềsinh học của giới, là dấu hiệu đầu tiên và lâu dài để phân biệt nam, nữ Hiểu rõ vaitrò của giới và giới tính trong mối quan hệ qua lại là điều cần thiết để tổ chức vàtriển khai sự phân công lao động hợp lý

1.1.1.2 Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới

* Đặc điểm giới:

- Không tự nhiên mà có

- Học được từ gia đình và xã hội

- Đa dạng (khác nhau giữa các vùng miền)

- Có thể thay đổi được

* Nguồn gốc giới

- Trong gia đình, ngay từ khi sinh ra, đứa trẻ đã được đối xử tùy theo chúng

là trai hay gái Những sự khác nhau đó có thể là: về đồ chơi, quần áo, tình cảm củaông bà, bố mẹ, anh chị Đứa trẻ được dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theogiới tính của mình

- Trong nhà trường, các thầy cô giáo cũng định hướng theo sự khác biệt

về giới cho học sinh Học sinh nam được hướng theo các ngành kỹ thuật, điện tử, cácngành cần có thể lực tốt Học sinh nữ được hướng theo các ngành như may, thêu,trang điểm, các ngành cần sự khéo léo, tỷ mỷ

* Sự khác biệt về giới:

Phụ nữ được xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là thành

Trang 18

phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình Thiên chức của phụ nữ là làm vợ,làm mẹ nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và cũng từ đó mối quantâm của họ cũng có phần khác nam giới.

Nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình Họ cứng rắn hơn về tìnhcảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc Đặc trưng này cho phép họ dồnhết tâm trí vào lao động sản xuất., vào công việc xã hội, ít bị ràng buộc bởi con cái

và gia đình Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ vànam giới trong xã hội

Hơn nữa, nam giới và nữ giới lại có xuất phát điểm không giống nhau để tiếpcận cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn với tính chất và mức độ khác nhau đểtham gia vào các chương trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm bắt các thông tin xãhội Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, từ điều kiện và cơ hội được học tập, tiếp cậnviệc làm và làm việc, từ vị trí trong gia đình, ngoài xã hội khác nhau, từ tác động củađịnh kiến xã hội, các hệ tư tưởng, phong tục tập quán đối với mỗi giới cũng khácnhau

1.1.1.3 Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới

* Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): là những nhu cầu xuất phát

từ công việc và hoạt động hiện tại của phụ nữ và nam giới Nếu những nhu cầu nàyđược đáp ứng thì sẽ giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình [1]

Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu được hình thành từ những điều kiện cụthể mà phụ nữ trải qua Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trong phân công laođộng theo giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn tại của con người Khácvới nhu cầu chiến lược, chúng được chính phụ nữ đưa ra từ vị trí của họ chứ khôngphải qua can thiệp từ bên ngoài Vì vậy nhu cầu giới thực tế thường là sự hưởng ứngđối với sự cần thiết được nhận thức ngay do phụ nữ xác định trong hoàn cảnh cụ thể

* Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): là những nhu cầu của phụ

nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ Những lợi ích nàykhi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo

Trang 19

hướng bình đẳng [1]

* Bĩnh đẳng giới:

- Theo Trần Thị Vân Anh: nam giới và nữ giới được coi trọng như nhau, cùngđược công nhận và có vị thế bình đẳng [1]

- Khái niệm Bình đẳng giới: là môi trường trong đó cả nữ giới và nam

giới được hưởng vị trí ngang nhau, họ có các cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ

tiềm năng của mình nhằm cống hiến cho sự phát triển quốc gia vàđược hưởng lợi từ các kết quả đó [9]

Nam giới và phụ nữ được bình đẳng về:

- Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng

- Các cơ hội để tham gia đóng góp, hưởng lợi trong quá trình phát triển

- Quyền tự do và chất lượng cuộc sống

Bên cạnh quy định về những quyền và nghĩa vụ chung, bình đẳng cho cả nam

và nữ, pháp luật còn xác định những đặc quyền chỉ áp dụng cho phụ nữ nhằm bù đắpcho phụ nữ những thiệt thòi, đặt họ vào vị trí xuất phát ngang bằng với đàn ôngtrong các quan hệ xã hội, đảm bảo cho họ có thể tiếp nhận các cơ hội và thụ hưởngcác quyền một cách bình đẳng như nam giới Đây là quan điểm bình đẳng giới thựcchất [16]

Luật Bình đẳng giới (2006) tại Điều 5 chỉ rõ: Bình đẳng giới là việc nam, nữ

có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực củamình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thànhquả của sự phát triển đó [11]

Với một xã hội hiện đại như ngày nay, bình đẳng giới cần phải gắn với quanđiểm phát triển, sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Điều này thể hiện ở việctôn trọng giá trị nhân phẩm của nam giới cũng như nữ giới trong những đóng gópcủa họ đối với xã hội và gia đình Đồng thời, cả hai giới đều có trách nhiệm, chia sẻvới nhau trong thực hiện công việc gia đình và công việc chung của xã hội

Trong xã hội, nếu cả phụ nữ và nam giới cùng được tạo điều kiện để phát huyhết khả năng thực hiện các mong muốn, được tham gia, đóng góp và hưởng thụ các

Trang 20

nguồn lực và thành quả trong quá trình phát triển của xã hội, được hưởng tự do vàchất lượng cuộc sống như nhau thì xã hội đó đã đạt được bình đẳng giới Còn ngượclại, nếu những tiêu chí này chưa được xác lập thì chứng tỏ rằng xã hội đó đang tồntại bất bình đẳng giới.

1.1.1.4 Vai trò của gi ới

Trong cuộc sống, cả nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời sống

xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc là khácnhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định Những công việc mà họđảm nhận được gọi là vai trò giới Các vai trò giới đa dạng (tùy thuộc vào vị trí vàbối cảnh), thay đổi theo thời gian (tương ứng với sự thay đổi của các điều kiện vàhoàn cảnh) và thay đổi theo sự thay đổi trong quan niệm xã hội (tương ứng với việcchấp nhận hoặc không chấp nhận một hành vi ứng xử vai trò nào đó)

Vai trò giới: là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữliên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về namgiới hoặc thuộc về phụ nữ (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội hoặc mộtnền văn hoá cụ thể nào đó Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, vănhoá, xã hội

Phụ nữ và nam giới thường có 3 vai trò giới như sau: Vai trò sản xuất, vai tròtái sản xuất và vai trò cộng đồng [15]

- Vai trò sản xuất: Là các hoạt động mà cả phụ nữ và nam giới đều có thể thamgia nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần để tạo ra thu nhập hoặc để tự nuôi sống.Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập, được trả công Tuy nhiên do những định

kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ khôngnhư nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau Xã hộicoi trọng và đánh giá cao vai trò này

- Vai trò tái sản xuất bao gồm các hoạt động tái sản xuất dân số và sứclao động như sinh con, các công việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy và chăm sóc con,nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sức khoẻ gia đình Những hoạt động này tiêutốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được coi là “công

Trang 21

việc thực sự”, được làm miễn phí Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai trò và tráchnhiệm chính trong các công việc tái sản xuất.

- Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ, cáccông việc nhằm đảm bảo và duy trì các nguồn lực để sử dụng chung nguồn nước, vệsinh đường làng ngõ xóm, tham gia lễ hội của làng bản, tham dự các đám hiếuhỉ.Công việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hoá tinh thầncủa cộng đồng Có lúc nó đòi hỏi sự tham gia tình nguyện, tiêu tốn thời gian vàkhông nhìn thấy ngay được Có lúc nó lại được trả công và có thể nhìn thấy đượcnhư thăm hỏi động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai; nấu cơm hoặc bốtrí nhà tạm trú cho những gia đình bị mất nhà ở, huy động cộng đồng đòng góplương thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn

Không thể phủ nhận một điều: cả nam và nữ đều có những đóng góp nhất địnhthông qua các vai trò trên Tuy nhiên, ở nhiều nơi, việc thể hiện vai trò giữa hai

giới còn có sự khác biệt rõ rệt Phụ nữ hầu như đều phải đảmnhiệm vai trò tái sản xuất đồng thời cũng phải tham gia tương đối nhiều vào vai tròsản xuất Gánh nặng công việc gia đình của phụ nữ khiến họ ít có cơ hội tham giavào các hoạt động cộng đồng Do vậy, nam giới có nhiều thời gian và cơ hội hơn đểđảm nhận vai trò cộng đồng và rất ít khi tham gia vào các hoạt động tái sản xuất.Trên thực tế, đặc điểm giới tính là một trong những cơ sở để phân công laođộng trong một xã hội nhất định Do đó, khi xem xét vai trò giới chính là xem xétphụ nữ và nam giới trong 3 vai trò: vai trò sản xuất, tái sản xuất, cộng đồng [15]

Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới

Trang 22

có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặcđiểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính củanam giới hay nữ giới.

Ngày nay, định kiến giới đã có sự tiến bộ song vẫn còn tồn tại khiến cho giớinam và giới nữ chịu nhiều áp lực trong việc thực hiện vai trò, trách nhiệm và quyềnlợi của mình trong cuộc sống

1.1.1.6 Nhạy cảm giới

Nhạy cảm giới là nhận thức được đầy đủ và đúng đắn về các nhu cầu, vai trò,trách nhiệm khác nhau mang tính xã hội của phụ nữ và nam giới nảy sinh từ nhữngđặc điểm sinh học vốn có của họ Đồng thời hiểu được điều này dẫn đến khác biệtgiới về khả năng tiếp cận, kiểm soát nguồn lực và mức độ tham gia, hưởng lợi trongquá trình phát triển của nam và nữ

1.1.1.7 Trách nhiệm giới

Trách nhiệm giới là có nhạy cảm giới và có những biện pháp hoặc hành độngthường xuyên, tích cực và nhất quán trong công việc để loại trừ nguyên nhân bấtbình đẳng giới nhằm đạt được bình đẳng giới

Hay nói cách khác, đó là việc nhận thức được các vấn đề giới, sự khác biệt giới

và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra biện pháp tích cực nhằm giải quyết và khắcphục mọi bất bình đẳng trên cơ sở giới [22]

1.1.1.8 Số liệu có tách biệt giới

Số liệu giới là số liệu tách biệt nam, nữ trong các chỉ tiêu, các lĩnh vực cụ thể.Các số liệu này cho thấy mức độ của các khoảng cách giới và được thể hiện dướinhiều dạng bảng biểu khác nhau Số liệu giới chỉ cho thấy sự khác biệt giữa nam và

nữ mang tính định lượng bằng con số hoặc tỷ lệ cụ thể mà không cho biết tại sao lạitồn tại những khác biệt đó

1.1.2 Phát triển kinh tế hộ gia đình

Ỉ.Ỉ.2.Ỉ Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế

* Phát triển: là quá trình thay đổi toàn diện nền kinh tế, bao gồm sự tăng

Trang 23

thêm về quy mô sản lượng, cải thiện về cơ cấu, hoàn thiện thể chế nhằm nâng caochất lượng cuộc sống.

- Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng: Phát triển không chỉ bao gồm tăngtrưởng kinh tế mà còn phải bao gồm cả thu hẹp sự bất bình đẳng, xoá bỏ đói nghèo,cải cách cơ cấu xã hội và thể chế quốc gia để đảm bảo quyền lợi của đa số dân cưtham gia hoạt động chính trị - kinh tế - xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và trình độvăn hoá của đa số nông dân Trọng tâm phát triển là sự phát triển con người, tức làđảm bảo đời sống con người, tôn trọng con người, tạo mọi điều kiện để hộ tham giahoạt động về các mặt văn hoá - kinh tế - chính trị - xã hội [3]

* Phát triển kinh tế: có thể hiểu là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh

tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sảnlượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội [3]

Ỉ.Ỉ.2.2 Khái niệm về nông thôn:

Nông thôn là phần lãnh thổ của một nhà nước hay một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều

kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp Ỉ.Ỉ.2.3 Khái niệm, đặc điểm hộ gia đình, kinh tế hộ nông dân.

* Hộ gia đình: Có ba tiêu thức chính thường được nói đến khi địnhnghĩa khái niệm hộ gia đình:

- Có quan hệ huyết thống và hôn nhân

- Cùng cư trú

- Có cơ sở kinh tế chung [19]

Hộ đã có từ lâu đời, cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển Do vậy, có rấtnhiều khái niệm khác nhau của các nhà khoa học về “Hộ”:

- Thống kê Liên Hợp Quốc có khái niệm về “Hộ” gồm những ngườisống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung mộtngân quỹ

- Giáo sư Mc Gê (1989) - Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng:

Trang 24

“Hộ” là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùngchung huyết tộc ở trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm.

- Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống cácnguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệchặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn”

- Nhóm “hệ thống thế giới” (các đại biểu Wallerstan (1982), Wood(1981, 1982), Smith (1985), Martin và BellHel (1987) cho rằng: “Hộ là một nhómngười có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh Hộ là mộtđơn vị kinh tế giống như các công ty, xí nghiệp khác”

- Theo một số từ điển chuyên ngành kinh tế, từ điển ngôn ngữ thìhộ

được hiểu là: tất cả những người cùng sống trong một mái nhà, bao gồm nhữngngười có cùng huyết tộc và những người làm công [19]

Từ các quan niệm trên cho thấy hộ được hiểu như sau:

- Trước hết, hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên cóchung huyết thống, tuy nhiên cũng có thể trường hợp thành viên của hộ không cùngchung huyết thống như con nuôi, người tình nguyện và được sự đồng ý của cácthành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh tế lâu dài

- Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế), có nguồn lao động vàphân công lao động chung, có vốn và chương trình, kế hoạch sản xuất kinh doanhchung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân phốilợi ích theo thoả thuận có tính chất gia đình Hộ không phải là một thành phần kinh

tế đồng nhất, mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể, Nhànước

- Đại đa số các hộ ở Việt Nam đều gồm những người có quan hệ hôn nhân,quan hệ huyết thống Vì vậy khái niệm hộ thường được hiểu đồng nghĩa với giađình, nhiều khi được gộp thành khái niệm chung là hộ gia đình Tuy nhiên hộ khôngđồng nhất với gia đình mặc dầu cùng chung huyết thống bởi vì hộ là một đơn vị kinh

Trang 25

tế riêng, còn gia đình có thể không phải là một đơn vị kinh tế (ví dụ gia đình nhiềuthế hệ cùng chung huyết thống, cùng chung một mái nhà nhưng nguồn sinh sống vàngân quỹ lại độc lập với nhau [19].

* Hộ nông dân

Theo Frank Ellis cho rằng: "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp,

tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao độngcủa gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếuđặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động vớimức độ không hoàn hảo cao"

Nhà khoa học Traianốp đưa ra định nghĩa: "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất

ổn định ” và ông coi ”hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp" [21]

Tác giả Mats Lundahl và Tommy Bengtsson bổ sung thêm vào quan điểm của

Traianốp: "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản” [21]

Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (năm 1993): "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn".

Đào Thế Tuấn (1997) chỉ ra: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt độngnông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nôngnghiệp ở nông thôn”

Đối với nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc (năm 2001) thì: "Hộ nông nghiệp lànhững hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia

trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp(làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật, ) và thôngthường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp" [7]

Xuất phát từ những khái niệm trên, có thể chỉ ra một số đặc điểm chung nhưsau:

- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính lànông nghiệp Hộ có nguồn thu nhập chủ yếu bằng nghề nông Ngoài ra, hộ nông dân

Trang 26

còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp, chẳng hạn tiểu thủ công nghiệp, thươngmại, dịch vụ ở các mức độ khác nhau.

- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sảnxuất

vừa là một đơn vị tiêu dùng Hộ nông dân phải phụ thuộc vào các hệ thốngkinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân Các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiềuhơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nướckhi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trường, xãhội càng mở rộng và đi vào chiều sâu

* Kinh tế hộ nông dân:

Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoahọc nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp, phinông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua các hoạt động của hộ nôngdân

Theo Frank Ellis (1988): Các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ đất,

sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh

tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thịtrường, hoạt động với một trình độ không hoàn chỉnh cao [2]

Kinh tế hộ nông dân được phân biệt với các hình thức kinh tế khác trong nềnkinh tế thị trường bởi các đặc điểm sau:

- Đất đai: nghiên cứu hộ nông dân là nghiên cứu những người sản xuất có tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai

- Lao động: lao động sản xuất chủ yếu là do các thành viên trong hộ tựđảm nhận Sức lao động của các thành viên trong hộ không được xem là lao độngdưới hình thái hàng hóa, họ không có khái niệm tiền công, tiền lương

- Tiền vốn: chủ yếu do họ tự tạo ra từ sức lao động của họ

Mục đích chủ yếu của sản xuất trong hộ nông dân là đáp ứng nhu cầu tiêudùng trực tiếp của hộ, sau đó phần dư thừa mới bán ra thị trường

Trang 27

1.2 Cơ sở thưc tiễn

1.2.1 Thực trạng và vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1.1 Khái quát về thực trạng và vai trò của phụ nữ ở một số nước trên thế giới

Tại châu Phi, Châu Á và Thái Bình Dương, trung bình một tuần phụ nữ làmviệc nhiều hơn nam giới 12-13 giờ và có ít thời gian để nghỉ ngơi hơn Hầu hết mọinơi trên thế giới, phụ nữ được trả công thấp hơn nam giới cho cùng một loại côngviệc Thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 50%-90% thu nhập của nam giới [3]

Na Uy là đất nước dân số ít (4,5 triệu người) nhưng chỉ số phát triển con người(HDI) và chỉ số phát triển giới (GDI) xếp thứ nhất thế giới Na Uy có một hệ thốngluật pháp đồng bộ hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền và lợi cho người phụ nữ Chínhphủ Na Uy rất quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và coi đó là một trong bốn vấn đềtrọng tâm phát triển Là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép phụ nữ được thamgia bầu cử vào năm 1913 và có quyền ứng cử Quốc hội từ năm 1930 Na Uy cũng cóLuật bình đẳng giới ban hành từ năm 1979 với các điều khoản bảo đảm cho cả phụ

nữ và nam giới được bình đẳng trong phát triển

Trong luật Bình đẳng giới, Na Uy quy định: Việc phân biệt đối xử trực tiếphoặc gián tiếp với phụ nữ và nam giới đều không được phép

Với lĩnh vực lao động và việc làm, luật quy định: tuyển dụng không được hạnchế tuyển một giới Khi đề bạt, cách chức hoặc sa thải người laođộng cũng không được phân biệt nam nữ Lao động nam và nữ trong cùng mộtdoanh nghiệp phải được trả lương như nhau cho cùng một công việc như nhau hoặccông việc có giá trị như nhau

Trong giáo dục, Luật bình đẳng giới đề ra phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

Tuy nhiên, Luật bình đẳng giới tiến bộ nhưng chỉ nhằm tăng cườngquyền lực của phụ nữ ngoài xã hội chứ không bênh vực họ trong gia đình vì không

áp dụng trong gia đình Trong lĩnh vực công việc nhà không được trả lương phụ nữvẫn làm việc nhiều hơn nam giới; trong lĩnh vực quản lý nhà nước, nam giới vẫn

Trang 28

chiếm 86% và trong chính quyền địa phương lãnh đạo nam vẫn trên 70% ; nạn bạolực vẫn xảy ra; mại dâm được phép hoạt động nhưng vẫn nhiều tình trạng xâm hạitình dục [23]

Tại Kenya, Zambia và Nigieria, gia đình nào có chủ hộ là nam giới thìkhuyến nông thường xuyên ghé thăm hơn

Khoảng 40% phụ nữ Trinidad và Tobago chỉ biết đến các thông tin haynhững lời khuyên trong sản xuất cũng như các thông tin khác thông qua người chồngcủa mình Còn ở một số nước như Ân Độ, Thái Lan, Malaysia thì những thông tin đóđược lấy tự họ hàng, bạn bè và hàng xóm Rất ít thông tin được trực tiếp chuyển đếnngười phụ nữ

* Phụ nữ chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động: Tỷ lệ

nữtham gia hoạt động kinh tế theo các nhóm tuổi rất cao Một số tài liệu thống kê sauđây sẽ chứng minh cho nhận định đó:

- Bangladesh: có 67,3% phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động so với82,5% nam giới Tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn cao gấp 2 lần phụ nữ thành thị(28,9%) Theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nhiều nhất ở độ tuổi 30-

49, tiếp đó là các nhóm tuổi 25-29, 50-54 Đáng chú ý rằng, gần 61% phụ nữ nôngthôn ở độ tuổi 60-64 vẫn tham gia lực lượng lao động, cao gần gấp 2 lần

phụ nữ thành thị cùng nhóm tuổi Đặc biệt phụ nữ nôngthôn trên 65 tuổi vẫn có 36% tham gia lực lượng lao động [6]

- Trung Quốc: nhóm phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động cao nhất

từ 20-29 tuổi, tiếp đó là nhóm 30-39 tuổi, và giảm dần theo các nhóm tuổi cao hơn.Giống như ở Bangladesh, ở nông thôn Trung Quốc phụ nữ ở độ tuổi 60-64 vẫn còn32,53% tham gia lực lượng lao động, con số này cao gấp 2 lần phụ nữ thành thị cùngnhóm tuổi [6]

* Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp:

Nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ nông thôn ở các

Trang 29

nước đang phát triển còn rất thấp Ở các nước đang phát triển cho đến nay có tới31,6% lao động nữ không được học hành, 5,2% mới chỉ học xong phổ thông và0,4% mới tốt nghiệp cấp hai Vì ít có điều kiện học hành nên những người phụ nữnày không có điều kiện tiếp cận một cách bài bản với các kiến thức về công nghệtrồng trọt và chăn nuôi theo phương thức tiên tiến, những kiến thức họ có được chủyếu là do tự học từ họ hàng, bạn bè hay từ kinh nghiệm của những người thân củamình Một hạn chế lớn là những loại kinh nghiệm được truyền đạt theo phương phápnày thường ít khi làm thay đổi được mô hình, cách thức sản xuất của họ [6]

* Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến: Bất bình đẳng giới tồn tại ởhầu hết các nước đang phát triển Điều đó trước hết bắt nguồn từ tình trạng phụ nữ

có trình độ học vấn thấp Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng lànhững định kiến xã hội không coi trọng phụ nữ đã được hình thành ở hầu hết cácnước đang phát triển Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng cấp cao và kỹ năng tốt thìnhững công việc họ làm vẫn không được ghi nhận một cách xứng đáng

Đấu tranh để đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong xã hội ta nóiriêng và trên thế giới nói chung là vấn đề lâu dài và còn nhiều khó khăn, thử thách.Đây là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và lạc hậu Đất nước ta đãtrải qua hàng ngàn năm phong kiến, tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” vẫn còn ăn sâutrong tiềm thức của một bộ phận dân chúng, nhất là ở những vùng, miền còn nặng nề

về hủ tục lạc hậu Ngay tại các bộ, ngành và những đơn vị hành chính, kinh tế lớn,vấn đề bình đẳng giới vẫn còn gặp những khó khăn nhất định Việc bồi dưỡng pháttriển cán bộ nữ có lúc, có nơi còn bị hạn chế, một số đơn vị kinh tế thậm chí khôngmuốn nhận lao động nữ Như vậy, mặc dù đã đạt được những thành quả nhất địnhnhưng vấn đề bình đẳng về giới vẫn còn những bất cập mà chúng ta còn phải tiếp tụcphấn đấu để đạt được mục tiêu bình đẳng thật sự

1.21.2 Thực trạng và vai trò của phụ nữ nông thôn Việt Nam, một số chủ trương chính sách của nhà nước với sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới:

Trong các gia đình Việt Nam thì phụ nữ tham gia trồng trọt, chăn

Trang 30

nuôi, chế biến và bán sản phẩm nhiều hơn so với nam giới Phụ nữ chỉ

cóthể tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định trong các công việc đồng áng (Fyles

và cộng sự, 2001).

Trong công việc sản xuất lúa thì nam giới là người làm đất còn phụ nữ đóngvai trò gieo cấy, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Vai trò của người phụ nữtrong gia đình, nhất là gia đình nông thôn được thể hiện rất rõ trong một câu nóitiếng Anh: Women grow the rice, harvest the rice, cook the rice and wash the bowl.(Phụ nữ trồng lúa, thu hoạch lúa gạo, nấu cơm và rửa bát)

Có thể thấy những người nữ nông dân đang có vai trò hết sức quan trọng trongsản xuất nông nghiệp Mặc dù vậy, sản xuất của họ chỉ nhỏ lẻ thu hẹp trong kinh tế

hộ, họ thiếu kỹ thuật canh tác chăn nuôi, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm riêng củamỗi cá nhân Họ cũng không có cơ hội học tập - đào tạo và không được tiếp cận vớithông tin thị trường và công nghệ Vì thế mà năng suất sản xuất không cao và kếtquả phụ thuộc vào từng mùa vụ Bên cạnh đó, những người phụ nữ nông thôn

sức khoẻ như phải làm việc nhiều giờ trong ngày, lao động vất vả, kết hôn sớm, sinh

đẻ và nạo hút thai nhiều, dinh dưỡng kém, Mặc dù thu nhập từ sản xuất nôngnghiệp ít hơn nhiều so thu nhập của nam giới làm việc bên ngoài, nhưng nhữngngười nữ nông dân ở đây vẫn ý thức được sự quan trọng của cây lúa Do vậy, họ vẫnmong muốn, hy vọng được tiếp cận với các giống cây trồng mới và kỹ thuật canh táctiên tiến để có thể nâng cao năng suất và sản lượng của cây trồng

Những chính sách cải cách nhằm củng cố kinh tế hộ gia đình như phân bổquyền sử dụng đất, xác định vị thế và quy định pháp lý của các giao dịch dân sự liênquan đến tài sản chung của hộ gia đình, cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ khuyến nôngcho hộ gia đình nhưng đối tượng chính tiếp nhận thông tin lại là nam giới, thường làvới tư cách chủ hộ

Trong gia đình thì phụ nữ ít có kiến thức nhưng lại có kinh nghiệm và kỹ năngsản xuất tốt Nam giới thường hưởng thụ những thành quả từ sự cải cách kinh tế hơn

Trang 31

là phụ nữ

Phụ nữ luôn phải tỏ ra kính trọng với nam giới Thái độ xã hội về vai trò củangười phụ nữ trong gia đình đã làm cho việc xử lý những vấn đề như ngược đãi, bạohành, ly hôn và phụ nữ nuôi con trở nên khó khăn

Phụ nữ thiếu những kỹ năng lao động và thiếu tự tin ngay cả trong gia đình củamình Điều này lại càng củng cố thêm định kiến về phụ nữ Tuy những định kiếngiới tác động với cả hai giới nhưng nhìn chung phụ nữ vẫn chịu ảnh hưởng nhiềuhơn

Giải phóng phụ nữ và tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện là mộttrong những mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam Trong suốtquá trình cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiệnmục tiêu bình đẳng giới Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương củaĐảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện trong các Nghị quyết Đạihội Đảng, các Nghị quyết và Chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

về công tác quần chúng, công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ, công tác cán bộ nữ Nhànước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúcđẩy bình đẳng giới, phát huy được năng lực của mình đóng góp cho đất nước Vị thếcủa người phụ nữ trong xã hội cũng như trong gia đình đã và đang được nâng cao:Quan điểm “Nam nữ bình quyền” của Đảng và Bác Hồ đã được xác định ngay

từ trong cương lĩnh Đảng năm 1930

Ngày 10/01/1967, ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành nghị quyết số 152 NQ/TW về một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ nữ “Tư tưởng phong kiếnđối với phụ nữ còn tồn tại khá sâu sắc trong một số cán bộ, Đảng viên kể cảcán bộ lãnh đạo Thể hiện rõ nhất tư tưởng hẹp hòi, trọng namkhinh nữ, chưa tin vào khả năng lãnh đạo và khả năng quản lý kinh tế của phụ nữ,chưa thấy hết khó khăn trở ngại của phụ nữ”

-Chỉ thị số 44 - CT/TW ngày 07/06/1984 của Ban bí thư chỉ ra rằng “Nhiều cấp

ủy Đảng và lãnh đạo các ngành buông lỏng việc chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết

Trang 32

của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ vẫn còn tư tưởng phong kiến,coi thường phụ nữ, đối xử thiếu công bằng với chị em”.

Ngày 12/07/1993, Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 04 NQ/TW đổi mới tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới

-Ngày 25/12/2001, quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lượcquốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010, với mục tiêu nâng cao chấtlượng đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ Tạo mọi điều kiện để thực hiện cóhiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đờisống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ “ Đối với phụ nữ, thựchiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng đào tạo nghề, nâng caohọc vấn, có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia nhiều vào các cơ quan lãnh đạoquản lý ở các cấp, các ngành; bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em tạo điều kiện để phụ nữthực hiện tốt thiên chức người mẹ, xây dựng gia đình no ấm , bình đẳng, độc lập,hạnh phúc”

Báo cáo của chính phủ khóa XI kỳ họp lần 9 (2006) chỉ ra nhiều tồn tại trongtiếp cận các dịch vụ cơ bản, tảo hôn, phân biệt đối xử, ngược đãi Mục tiêu về tiến bộphụ nữ và bình đẳng giới chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên

Luật bình đẳng giới được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namkhóa XI thông qua tại kỳ họp ngày 29/11/2006 Ngày 2/12/2006, lệnh công bố đượcChủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký và có hiệu lực thi hành từ01/07/2007

Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 Của Bộ Chính trị Về công tác phụ

nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu : Phấn đấuđến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn,chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhậpkinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinhthần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực;

Trang 33

đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình Phấn đấu để nước ta là mộttrong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực.

Ngày 15/07/2010, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội tổ chức Hội thảo Dự thảo chiến lược quốc gia về bình đẳnggiới giai đoạn 2011 - 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới Tạihội thảo Bộ LĐ - TB - XH đã tổng kết Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng

về bình đẳng giới nhưng các đại biểu cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề bạo lựctrong gia đình, buôn bán phụ nữ trẻ em Và Chính phủ đã giao cho Bộ L Đ - TB -

XH chủ trì xây dựng chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.Đặc biệt, thông qua Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần XI : Trên cơ sở thẳng thắnnhìn nhận một số tồn tại, hạn chế trong phong trào phụ nữ và công tác hội, đại hộixác định: Nhiệm kỳ 2012-2017, phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệpphụ nữ Việt Nam hướng vào thực hiện mục tiêu: Đoàn kết,

vận động phụ nữ phát huy nội lực, chủ động, Đại hội tích cực tham gia phát triểnkinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; nângcao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ Xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu

nước, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năngđộng, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu

Dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội XI xác định mục tiêu: Đoàn kết, vậnđộng phụ nữ phát huy nội lực, chủ động, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của phụ nữ

Trên tinh thần đó, các tầng lớp phụ nữ đã tích cực học tập, lao động sáng tạo,

họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực và giữ vị trí quan trọng, phát huy được năng lựccủa mình đóng góp cho đất nước Vị thế của người phụ nữ trong xã hội cũng nhưtrong gia đình đã và đang được nâng cao

Trang 34

1.2.2 Một số nghiên cứu về phụ nữ trong gia đình ở một số địa phương của nước ta:

Ở Việt nam, bình đẳng giới không chỉ dẫn đến tăng trưởng kinh tế màcòn khuyến khích cho sự đạt được các mục tiêu phát triển khác Trong các mục tiêu

xã hội, bình đẳng giới giảm tỷ lệ tăng trưởng dân số qua giảm tỷ lệ sinh và tỷ lệ tửvong, giáo dục tốt hơn cho con cái và điều này dẫn đến phát triển bền vững nguồnlực con người trong tương lai Đặc biệt trong các nước đang phát triển, mối quan hệgiữa tăng trưởng kinh tế và dân số theo hướng bền vững sẽ kéo theo sự bền vững vềmôi trường (Bùi Thế Cường, 2006) “Hiểu biết giới nghĩa là hiểu biết

động của sự biến đổi đến cả nam giới và nữ giới” (UNFPF 2000) Bình đẳng giới làmột trong những điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững trong một xã hội đangtrong quá trình biến đổi, khi phụ nữ có nhiều vai trò hơn trong sản xuất và quyềnquyết định, sự phát triển sẽ nhanh hơn và hướng đến bền vững hơn về kinh tế, xã hội

và môi trường Tác giả Mai Huy Bích đã nhận xét: “Theo dõi tiến trình đưa khoa học

về giới vào đời sống học thuật Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây, không thểkhông ghi công cho các công trình nghiên cứu phụ nữ học và nhất là những côngtrình nghiên cứu gia đình Có thể nói rằng lịch sử nghiên cứu, phân tích giới ở ViệtNam không chủ yếu triển khai bằng những công trình khoa học “thuần chất” về phântích giới, mà chủ yếu tìm cách khoan sâu chiều kích giới trong sự vận động của cáchiện tượng kinh tế, xã hội Một trong những thành công nổi bật trong thập kỷ vừaqua là sự chín muồi hơn về phương pháp luận của các nghiên cứu về thiết chế giađình Việt Nam đương đại Và chính thành tựu đó đã phần nào được khai thác đểkhám phá các tương quan giới trong gia đình và trong xã hội Có nhà xã hội học đãlưu ý giới học thuật về vấn đề phải đưa giới vào khung phân tích gia đình ; rằng theoquan điểm giới, chẳng những vợ và chồng cảm nghiệm đời sống gia đình theo nhữngcách khác nhau, mà trong nhiều trường hợp, họ còn không bình đẳng với nhau.Những công trình nghiên cứu gia đình có quy mô mẫu khảo sát toàn quốc và các

Trang 35

mẫu nhỏ hơn, đã mở ra những khả năng to lớn cho những khám phá về bất bình đẳnggiới trong xã hội, đã mang lại những kết quả phân tích giới có ý nghĩa quan trọngtrong những quy luật biến đổi của gia đình thời hiện đại.

Trong một công trình khác của tác giả Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh,

2008, đã khảo sát phụ nữ và nam giới với tư cách một thành viên gia đình và với tưcách người lao động tham gia sản xuất xã hội để xem xét các cơ hội và khả năngnắm bắt cơ hội của phụ nữ và nam giới, cũng như địa vịcủa phụ nữ và nam giới trong gia đình, cộng đồng và xã hội Những nghiên cứu giađình kết hợp để nghiên cứu giới đã bắt đầu có những khai thác ở khía cạnh học thuật,

đã có những đóng góp đáng kể trong phát triển lý thuyết xã hội về gia đình và trongnghiên cứu các động thái biến đổi của gia đình Khi xem xét về vấn đề phụ nữ trongphát triển (WID) trong khuôn khổ nghiên cứu

xã hội học về giới ta sẽ thấy có vấn đề “giới và phát triển” (GAD), đó lànhững chủ đề đã được đặt ra trên phạm vi toàn cầu xuyên suốt thế kỷ XX

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về vấn đề giới trên phạm vitoàn cầu, 2001 chỉ ra rằng: “Trong những thập niên vừa qua, tuy đã có những tiến bộvượt bậc về bình đẳng giới nhưng sự phân biệt giới vẫn phổ biến trong mọi mặt củađời sống và trên khắp thế giới Bản chất và mức độ phân biệt đối xử ở các nước vàcác khu vực là rất khác nhau, nhưng hình thái phân biệt đối xử thì nổi bật Khôngmột khu vực nào của các nước đang phát triển, phụ nữ lại có quyền bình đẳng hoàntoàn với nam giới” Đó cũng là tình hình tương tự ở Việt Nam Cho dù đã có nhữngthành tựu đáng kể trong lĩnh vực bình đẳng giới nhưng vẫn phải thừa nhận rằng bấtbình đẳng giới vẫn đang tồn tại - đây là lựccản cơ bản của sựphát triển kinh tế - xã hội Cũng như nhiều nước

trên thế giới, ở Việt Nam, những trở lực của bất bình đẳng giới là: Sự hạn chế củaphụ nữ trong tiếp cận các nguồn lực sản xuất như đất đai, các dịch vụ khuyến nông

và tín dụng Phụ nữ ít được tham gia trong bộ máy lãnh đạo các cấp, ít có tiếng nóiquyết định trong nhiều lĩnh vực của đời sống gia đình, xã hội ít nhiều còn bị phân

Trang 36

biệt trong tiếp cận các phúc lợi về y tế, giáo dục” Đó chính là nhân tố cản trở nhữngđóng góp của lao động nữ trong phát triển kinh tế - xã hội Xét về khía cạnh phâncông lao động theo giới trong gia đình thì sự biến đổi của xã hội theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hoá, kinh tế thị trường đã tạo ra cơ hội việc làm cho phụ nữ và

sự tham gia của họ vào lực lượng lao động xã hội , từ đó sự đóng góp của phụ nữvào thu nhập gia đình tăng lên, góp phần đáng gia tăng sự tham gia của người chồngvào các công việc gia đình

Các nghiên cứu đã chỉ ra các phương thức đo lường sự đóng góp của phụ nữ vềquyền quyết định cuối cùng trong một số lĩnh vực như sản xuất/kinhdoanh; mua bán/xây sửa nhà đất; chi tiêu hàng ngày; mua sắm đồ đạc đắt tiền; tổchức giỗ tết; v.v nhưng chưa chú ý đến tính quá trình và tương tác giữa

vợ và chồng trong việc ra quyết định Việc đo lường quyền quyết định củaphụ nữ trong gia đình như hiện nay có giải đáp được câu hỏi về bình đẳnggiới? Quá trình phân công lao động trong gia đình tập trung chủ yếu là công việc nộitrợ, một loại hình gần như kết quả có thể đoán trước, đó là người phụ nữ làm làchính Sản xuất, kinh doanh gia đình, giao tiếp, v.v ít được đề cập đến hoặc chỉđược phân tích một cách riêng rẽ Những cống hiến của quan điểm “Giới và Pháttriển” trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và những ưu thế của nó so với tiếp cận

“Phụ nữ trong phát triển” cần được khai thác cụ thể hơn nữa

1.2.3 Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn

1.2.3.1 về vấn đề sức khoẻ

Sức khoẻ là một tài sản hết sức quan trọng đối với con người, đối

vớiphụ nữ thì sức khoẻ lại càng quan trọng, vì nó không chỉ làm tăng khả năng lao động

của phụ nữ mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và cácthành viên trong gia đình Những bà mẹ khoẻ mạnh sẽ sinh ra những đứa con khoẻmạnh Vì thế, quan tâm và cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ là một phương tiện chophát triển kinh tế và phát triển con người Mặc dù những năm qua, Việt Nam

Trang 37

đã đạt được những kết quả khả quan tronglĩnh vực chăm sóc sức

khoẻ, như nhận xét của các chuyên gia quốc tế: “Đến năm 1992 Việt Nam đã đứnghàng thứ hai về tỷ lệ người lớn biết chữ và là một trong những nước đứng đầu vềtiếp cận dịch vụ y tế và đứng đầu về tiếp cận an toàn trong các nước ASEAN” [12].Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra về sức khoẻ của phụ nữnông thôn

- về sức khoẻ thể chất: Qua kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (2000)

cho thấy tình trạng đau ốm theo giới tính như sau: 68% (nữ) và 64% (nam) Tìnhtrạng đau ốm của phụ nữ cao hơn nam giới trong nghiên cứu trên đã phản ánh mộtthực tế: sức khoẻ phụ nữ là một vấn đề đáng lo ngại đặc biệt là sức khoẻ của phụ nữ

ở các vùng nông thôn So với phụ nữ ở đô thị, phụ nữ ở nông thôn có tỷ lệ đau ốmcao hơn: 69,2% và 63,7% Điều tra mức sống dân cư lần 2 (2000) cho thấy: tỷ lệ đau

ốm của người dân khá cao, nông thôn cao hơn thành thị, phụ nữ đau ốm nhiều hơnnam giới (45% và 38%) Nếu xét theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động thì ở một vàinhóm tuổi được xem là “sung sức” hơn cả như: 25 - 29; 30-34; 40-44 thì tỷ lệ đau

ốm của phụ nữ vẫn cao hơn nam giới từ 10% đến 12% [19] Theo chúng tôi sức khoẻcủa phụ nữ nông thôn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau đây:

+ Lao động vất vả: phụ nữ đảm nhận khối công việc nhiều hơn nam giới Thờigian làm việc của phụ nữ dài hơn và căng thẳng hơn Bên cạnh đó, phụ nữ nông thônthường lao động vất vả trong thời gian mang thai, trong thời gian này họ vẫn

lao động bình thường, thậm trí vẫn lao động nặng trongnhững tháng cần phải chú ý giữ gìn để đảm bảo an toàn cho thai nhi

+ Môi trường ô nhiễm: Với phụ nữ, ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm càngnhiều vì thời gian phụ nữ lao động hàng ngày trên ruộng đồng nhiều hơn nam giớinên dễ bị nhiễm độc bởi các hoá chất Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam có nhiều

hồ, ao tù Đây là nguồn nước chủ yếu của người dân ở nông thôn (tắm, giặt

giũ ) đồng thời cũng tạo điều kiện cho muỗi, ký sinh trùng

Trang 38

sinh sôi nảy nở [8].

+ Lấy chồng sớm, sinh đẻ nhiều: có một điều dễ nhận thấy là ở Việt Nam còn

có hiện tượng tảo hôn Những năm gần đây, ở các vùng nông thôn hiện tượng tảohôn, lấy chồng sớm có xu hướng gia tăng bởi nhiều nguyên nhân văn hoá - xã hội,trong đó có nguyên nhân muốn xây dựng gia đình để tách hộ nhận ruộng khoán, nếukết hôn muộn sẽ không có cơ hội nhận ruộng vì chính sách giao ruộng dài hạn (15đến 20 năm) Lấy chồng sớm dẫn đến hệ quả là bên cạnh việc chưa được chuẩn bị tốt

cả về thể chất, tâm lý để làm dâu, làm vợ, làm mẹ lẫn kiến thức nuôi

dạy con Sự thiếu hiểu biết về dân số - kế

hoạch hoá gia đình nên dẫn đến mang thai và sinh nở, nạo hút thai nhiều

+ Dinh dưỡng không đảm bảo: năm 1995, một cuộc khảo sát quốc gia về mức

độ thiếu vitamin A và suy dinh dưỡng do thiếu Pprotein đã phát hiện 41% tổng sốphụ nữ bị suy dinh dưỡng: 26% suy dinh dưỡng hạng 1 (chỉ số về khối lượng cơ thể(BMI) giữa 17,0 và 18,49), 15% độ II và độ III (BMI dưới 17,0) Thiếu máu cũng làhiện tượng phổ biến, một nghiên cứu quy mô nhỏ ở Việt Nam kiểm tra lượngHemoglobin ở phụ nữ có thai cho thấy: 49% phụ nữ nông thôn có lượng Hb dướitiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới Suy dinh dưỡng ở phụ nữ không chỉ làm tăng tỷ

lệ đẻ khó, tai biến thai sản có thể dẫn đến tử vong mẹ mà còn ảnh hưởng đến sứckhoẻ con cái Hiện nay, 35% trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng

* Sức khoẻ về tinh thần:

Đời sống văn hoá nghèo nàn: Sự đơn điệu trong đời sống văn hoá, thiếu nơivui chơi giải trí, hội họp sinh hoạt, thiếu thông tin thời sự chính trị, vănhoá, khoa học kỹ thuật và kinh tế và hiện tượng dễ thấy ở nhiều vùng nông thôn hiệnnay Đời sống văn hoá ở nông thôn nghèo nàn là một lý do thúc đẩy thanh niên rời

bỏ nông thôn [12] Do vậy, xoá bỏ sự nghèo nàn trong đời sống văn hoá ở nông thôn

là một yêu cầu bức thiết của sự công nghiệp hoá nông thôn, làm điều đó cũng chính

là đẩy mạnh việc truyền bá kiến thức khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới, đồng thờinâng cao nhận thức của người dân nông thôn về pháp luật, lối sống văn hoá Hơn

Trang 39

nữa, còn ngăn chặn và loại bỏ những các tật xấu như: mê tín, cờ bạc, số đề, bóitoán

I.2.3.2 về chuyên môn kỹ thuật

Quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường trong những năm gầnđây đã thực sự giải phóng lao động và đặc biệt là lao động nữ ở nông thôn thoát rakhỏi những ràng buộc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhưng chưa thực sự giảiphóng họ khỏi những ràng buộc của thể chế và tập quán của nền kinh tế truyềnthống, cùng với những thiếu hụt cả về năng lực và điều kiện của lao động nữ trongsản xuất, kinh doanh Sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn không thểthành công nếu người dân ở nông thôn chỉ có kinh nghiệm được tích luỹ theo nămtháng mà thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới

Với phụ nữ nông thôn hiện nay, trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ có một

ưu điểm nổi bật là sự khéo léo, sự tính toán giỏi giang và thành đạt chủ yếu dựa vàokinh nghiệm cá nhân của mỗi người, số thành công do được học hành, đào tạo chưanhiều Nhược điểm này sẽ là một hạn chế không nhỏ trong việc phát huy nguồn nhânlực nữ để phát triển nông thôn

1.2.3.3 Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực và ra quyết định

Cho dù đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực bình đẳng giới nhưngvẫn phải thừa nhận rằng bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại ở Việt Nam - đây là lựccản cơ bản của sự phát triển tự nhiên

Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, những trở lực của bất bìnhđẳng giới là: sự hạn chế của phụ nữ trong tiếp cận các nguồn lực sản xuất đất đai,các dịch vụ khuyến nông và tín dụng Phụ nữ ít được tham gia trong các lĩnh vực,các cấp, ít có tiếng nói quyết định trong nhiều lĩnh vực của đời sống gia đình, xã hội,

ít nhiều còn bị phân biệt trong tiếp cận các phúc lợi về y tế, giáo dục [1]

* Về vấn đề tiếp cận đất đai:

Đối với người dân Việt Nam, nhà cửa, đất đai bao giờ cũng có giá trị lớn và có

ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống gia đình Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay,

Trang 40

điều này là đặc biệt quan trọng, khi mà gần 80% dân cư sống ở nông thôn, chủ yếu

làm nông nghiệp và đất đai là tư liệu sản xuấtchính của họ

Việc xem xét người đứng tên giấy tờ sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sửdụng đất là cần thiết để có thể phân biệt rõ về người tiếp cận và quản lýnguồn lực trong hộ gia đình hay nói cách khác đi là quyền của mỗi người nam và nữtrong gia đình

Về mặt pháp luật, ở Việt Nam, phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng về tàisản, điều đó thể hiện qua Hiến pháp và những bộ luật liên quan đếnquyền sở hữu như Luật đất đai (1993, 2003), Bộ luật dân sự (1995), Luật hôn nhân

và gia đình (2000) Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có lúc, có nơi chưa đảm bảotheo đúng quy định

Ví dụ: việc thực hiện quyền sử dụng đất đã được quy định trong Luật đất đai;Luật này quy định hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi,chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất Trong giấy chứngnhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên của cả vợ và chồng Nhưng trong thực

tế, hầu như các giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ ghi tên một người (chủ yếu làngười chồng) Vì thế từ vị trí đồng sử dụng với người chồng, người vợ đã rơi xuống

vị trí người thừa hành, không có quyền quyết định Người chủ hộ (nam giới) cóquyền lực pháp lý và kinh tế hơn các thành viên khác trong gia đình Việc khôngđứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng

và một số quyền hạn khác của người phụ nữ như chuyển nhượng, thừa kế Việckhông có quyền tương đương với nam giới đối với đất đai - một tài sản chủ chốt,một tư liệu sản xuất quan trọng của hộ gia đình nông thôn, ảnh hưởng rất lớn đến địa

vị kinh tế và xã hội của phụ nữ so với nam giới

Cho dù pháp luật quy định về quyền thừa kế như nhau của con trai và con gái,nhưng theo truyền thống thì chủ yếu người con trai trong gia đình có quyền thừa kế

về nhà cửa, đất đai Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ chỉ có quyền sử dụng đấttrong mối liên hệ với đàn ông Khi còn nhỏ, người con gái có phần đất được giao

Ngày đăng: 18/06/2016, 23:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w