1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

37 601 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 307 KB
File đính kèm 2014-NN-MT(cd)-01.rar (66 KB)

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của quản lí chất thải rắn, trước thực tế còn nhiều khó khăn của công tác quản lí này tại xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội”.

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 2

Mục lục

PHÂN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Một số khái niệm

2.1.1 Khái niệm rác thải

2.1.2 khái niệm rác thải sinh hoạt

2.1.3 Khái niệm quản lí chất thải

2.1.4 Quản lí môi trường

2.2 Nguồn gốc, phân loại rác thải

2.2.1 Nguồn gốc

2.2.2 Phân loại rác thải

2.3 Tác hại của rác thải

2.3.1 Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường

2.3.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người

2.3.3 Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị

2.4 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

2.4.1 khái niệm về xử lý rác thải

2.4.2 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

2.5 Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam

2.5.1 Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới

2.5.2 Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

3.3.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

3.3.4 Phương pháp điêu tra khảo sát trực tiếp

3.3.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Vĩnh Ngọc – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.3 Dân số, lao động, việc làm

4.1.4 Văn hóa- thông tin

Trang 3

4.1.5 Y tế

4.1.6 Giao thông

4.2 Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại xã

4.2.1 Nguồn phát sinh rác thải

4.2.2 Thành phần rác thải sinh hoạt

4.2.3 Khối lượng rác thải phát sinh

4.2.4 Thu gom và vận chuyển

4.3 Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Vĩnh Ngọc

4.3.1 Hệ thống quản lý

4.3.2 Thực trạng quản lý

4.3.3 Thái độ của các hộ gia đình đối với quản lý chất thải rắn

4.3.4 Thái độ của người thu gom đối với quản lý RTSH

4.3.5 Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt xã Vĩnh Ngọc đến năm 2017

4.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý RTSH trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc

4.5.1 Giải pháp về mặt quản lý

4.5.2 Đối với công tác thu gom

4.5.3 Đối với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

Trang 4

PHẦN IĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế với xu thế phát triển kinh tế –

xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ rấtcao Sự phát triển đó giúp tạo ra công ăn việc làm, cải thiện mức sống, chất lượngcuộc sống của người dân Khi mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêudùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rácthải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt (RTSH) phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùngcủa con người, được thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làmsạch của môi trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm Quá trình công nghiệp hóa, đôthị hóa kết hợp gia tăng dân số ở mức cao đang tạo sức ép lên khả năng chịu tải củamôi trường Khi mức phát thải nhỏ, môi trường tự nhiên có thể tự làm sạch các chấtthải để duy trì trạng thái cân bằng Tuy nhiên, khi xã hội loài người phát triển tớitrình độ cao với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa hết sức mạnh mẽ, con người

đã thải ra môi trường quá nhiều chất thải, vượt quá khả năng tự làm sạch của môitrường

Đông Anh còn là vùng đất lưu giữ nhiều những di tích lịch sử, những lễ hộitruyền thống của dân tộc, đặc biệt là những di tích, lễ hội liên quan đến Cổ Loathành Đây là lợi thế rất lớn để khai thác, phát triển kinh tế du lịch Vì thế việc quản

lý rác thải ở đây rất cần được chú trọng, đầu tư

Hiện nay, Đông Anh là một trong những huyện của thành phố Hà Nội và cụthể là xã Vĩnh Ngọc có nhiều bước phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội, tốc độ tăngtrưởng kinh tế khá, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể Tuy nhiên, một hệ quảtất yếu của quá trình phát triển kinh tế đó là chất lượng môi trường bị suy giảm.Trong đó rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nổi cộm cần được quan tâm Rác thải

Trang 5

không những làm ảnh hưởng đến môi trường, đến mỹ quan của xã, mà nó còn ảnhhưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân nơi đây Việc quản lí chất thải rắn làmột đòi hỏi tất yếu được đặt ra và vấn đề này yêu cầu phải được giải quyết kịp thời,đảm bảo trước hết cho việc vệ sinh chung, cho cảnh quan đô thị, cho sức khoẻ cộngđồng và còn đảm bảo cho việc giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của quản lí chất thải rắn, trước thực tế còn nhiều

khó khăn của công tác quản lí này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý, xử lý RTSH của xã Vĩnh Ngọc.

- Đánh giá công tác quản lý, xử lý RTSH của xã Vĩnh Ngọc.

- Đề xuất một số biện pháp cải thiện công tác quản lý, xử lý RTSH góp phần

bảo vệ môi trường của xã vĩnh Ngọc

Trang 6

PHẦN IITỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Một số khái niệm

2.1.1 Khái niệm rác thải

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác

Rác thải là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người loại bỏ mà không đượctiếp tục sử dụng như ban đầu

2.1.2 Khái niệm rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của conngười, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, cáctrung tâm dịch vụ, thương mại Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại,sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặcquá hạn sử dụng, xác động vật, vỏ rau quả… [17]

Rác thải sinh hoạt bao gồm các chất thải từ các hộ gia đình, các cơ sở kinhdoanh buôn bán, các cơ quan, các chất thải nông nghiệp và bùn cặn từ các đườngống cống [6]

2.1.3 Khái niệm quản lí chất thải

Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái

sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải [6]

- Thu gom , vận chuyển chất thải : chất thải từ nguồn phát sinh được tập trung

về một địa điểm bằng các phương tiện chuyên chở thô sơ hay cơ giới

- Tái sử dụng và tái chế chất thải : Tái sử dụng là sử dụng lại nguyên liệu rácthải, không qua tái chế Tái chế là sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất racác sản phẩm khác

- Xử lý chất thải : Phần chất thải sau khi đã được tuyển lựa để tái sử dụnghoặc tái sinh sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng bằng các phương pháp xử lý rác

Trang 7

2.1.4 Quản lí môi trường

Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương hướng vàmục đích xác định của chủ thể ( con người, địa phương, quốc gia, tổ chức quốc tếv.v… ) đối với một đối tượng nhất định ( môi trường sống ) nhằm khôi phục, duy trì

và cải thiện tốt hơn môi trường sống của con người trong khoảng thời gian dự định[1]

2.2 Nguồn gốc, phân loại rác thải sinh hoạt

2.2.1 Nguồn gốc

Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân

số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị vàcác vùng nông thôn Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:

- Từ các khu dân cư

- Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng

- Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng

- Từ các làng nghề v v…[1]

Hình 1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải

(Nguồn: Huỳnh Tuyết Hằng, TP Huế, 08/2005)

Chính quyền địa phương

Trang 8

2.2.2 Phân loại rác thải

Rác thải được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo các cáchsau:

- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt ra rác thải trong nhà, rác thải ngoàinhà, rác thải trên đường, chợ…

- Theo thành phần hóa học và đặc tính vật lý: người ta phân biệt theo các thànhphần vô cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chấtdẻo…

- Theo mức độ nguy hại:

+ Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, rácthải sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các rác thải phóng xạ, các rácthải nhiễm khuẩn, lây lan… có thể gây nguy hại tới con người, động vật và gây nguyhại tới môi trường Nguồn phát sinh ra rác thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y

tế, công nghiệp và nông nghiệp

+ Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất vàhợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần

Bảng 1 : Thành phần CTSH đặc trưng

Trang 9

Thành phần CTRSH cũng như khối lượng của nó đều phụ thuộc vào đời sống củangười dân cao hay thấp

Bảng 2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đặc trưng của một số nước

Thành phần Các nước thu nhập

thấp

Các nước thunhập TB

Các nước thunhập cao

Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993

2.3 Tác hại của rác thải

2.3.1 Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường

- Môi trường đất

Trang 10

+ Trong các biện pháp xử lý rác thải thì biện pháp chôn lấp là có tác động đến môitrường đất nhiều nhất Một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon,hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấuđất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.

+ Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đóngcứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa

- Môi trường nước

+ Nước rỉ rác tại các bãi rác thải, các đống rác ven đường, rác thải không thu gomhết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủyvực Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đếncác loài thủy sinh vật, hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánhsáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp củathực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực

- Môi trường không khí

+ Tại các trạm/ bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễmmôi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn

và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác

+ Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là mùi hôithối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại

2.3.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người

- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúnglên các thành phần môi trường Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sứckhỏe con người thông qua chuỗi thức ăn

- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp,

cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trởthành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất

Trang 11

thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể ngườikhi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.

- Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh lànguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe conngười Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ungthư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số Ngoài ra, tỷ lệmắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới

25 % [7]

2.3.3 Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị

- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thugom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều

là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quanđường phố, thôn xóm

- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dânchưa cao Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫncòn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thugom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ

2.4 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

2.4.1 Khái niệm về xử lý rác thải

Xử lý rác thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải nhằm làmgiảm ảnh hưởng tới môi trường, tái tạo lại các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm pháthuy hiệu quả kinh tế, xử lý rác thải là một công tác quyết định đến chất lượng bảo vệmôi trường [8]

Trang 12

2.4.2 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước ngầm vànguồn nước mặt Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ các lớp chốngthấm bằng màn địa chất Ở các bãi chôn lấp rác cần phải thiết kế khu thu gom và xử

lý nước rác trước khi thải vào môi trường Việc thu khí ga để biến đổi thành nănglượng là một cách để tận dụng từ rác thải rất hữu ích [8]

2.4.2.2 Phương pháp đốt rác

Xử lý rác bằng phương pháp đốt là giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu

xử lý cuối cùng Nhờ thiêu đốt dung tích chất thải rắn được giảm nhiều chỉ cònkhoảng 10 % so với dung tích ban đầu, trọng lượng giảm chỉ còn 25% hoặc thấphơn so với ban đầu Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và giảmnhu cầu về dung tích chứa tại chỗ, ngay tại nguồn, đồng thời cũng dễ dàng chuyênchở ra bãi chôn lấp tập trung nếu cần Tuy nhiên phương pháp đốt rác có chi phí caogấp 10 lần đốt rác, và sẽ gây ô nhiễm không khí cho khu vực dân cư xung quanh,đồng thời làm mất mỹ quan đô thị, vì vậy phương pháp này chỉ dùng tại các địaphương nhỏ, có mật độ dân số thấp [1]

Trang 13

2.4.2.3 Phương pháp ủ sinh học

Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để hìnhthành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môitrường tối ưu đối với quá trình

Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ (sản xuất phân bón hữu cơ) là một phươngpháp truyền thống được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển trong đó cóViệt Nam Quá trình ủ được coi như quá trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chấtmùn Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh

và hạt cỏ Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi năng lượng để tăngcao nhiệt độ của đống ủ Trong quá trình ủ oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần vàhơn nữa so với bể aeroten Quá trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc hại, lúcđầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm Độ ẩm và nhiệt độđược kiểm tra thường xuyên và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khí trongsuốt thời gian ủ Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa các chất thốirữa Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như: lignin,xenlulo, sợi…[1]

2.4.2.4 Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ ép kiện

Các kiện rác đã nén ép được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấpcác vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát Trên diện tích này có thể sửdụng làm mặt bằng các công trình như: công viên, vườn hoa, các công trình xâydựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lý rác

Trang 14

Hình 2: Sơ đồ công nghệ xử lý rác bằng phương pháp ép kiện

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn đô thị, 2001)

2.4.2.5 Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex

Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau đó polime hóa và sửdụng áp lực lớn để nén, định hình các sản phẩm

Rác thải được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) được chuyển vềnhà máy, không cần phân loại và đưa vào máy cắt nghiền nhỏ, sau đó đưa đến cácthiết bị trộn bằng băng tải Chất thải lỏng pha trộn trong bồn phản ứng, các phản ứngtrung hòa và khử độc thực hiện trong bồn Sau đó chất thải lỏng từ bồn phản ứngđược bơm vào các thiết bị trộn: chất lỏng và rác thải kết dính với nhau sau khi chothêm thành phần polime hóa vào Sản phẩm ở dạng bột ướt được chuyển đến máy épcho ra sản phẩm mới Các sản phẩm này bền, an toàn với môi trường [8]

Rác

thải

Phễu nạp rác

Băng tải rác

Phân loại

Máy

ép rác

Băng tải thải vật liệu

Các khối kiện

sau khi ép

Kim loại Thủy tinh

Giấy Nhựa

Trang 15

Hình 3: Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex

(Nguồn: www.scribd.com/doc/6899000/4PP-xl-rac-thai-ran)

2.4.2.6 Xử lý rác bằng công nghệ Seraphin

Ban đầu rác thải được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệthống phun vi sinh khử mùi cũng như ozone diệt vi sinh vật độc hại Tiếp đến, băngtải sẽ chuyển rác tới máy xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói Rác tiếp tục đi qua hệthống tuyển từ (hút các kim loại ) rồi lọt xuống sàng lồng

Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ, chuyển rác vô cơ (kể

cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt Trong quá trình vận chuyển này,một chủng vi sinh ASC đặc biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm khử mùi hôi, làmchúng phân huỷ nhanh và diệt một số tác nhân độc hại Sau đó, rác hữu cơ được đưavào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày Buồng ủ có chứa một chủng vi sinh khác làmrác phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục khử vi khuẩn Rác biến thành phân khi đượcđưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền và sàng Phân trên sàng được bổ sung mộtchủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo đất và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên

polyme hóa

Trang 16

50% phân hoá học Phân dưới sàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ trong thời gian 7-10ngày.

Do lượng rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tục phát triển hệ thống xử lýphế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lý rác khép kín Phế thải trơ và dẻo điqua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch Sản phẩm thu được ở giai đoạn này làphế thải dẻo sạch Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm cắt, phối trộn, sơ chế, gia nhiệtbảo tồn rồi qua hệ thống thiết bị định hình áp lực cao Thành phẩm cuối cùng là ốngcống panel, cọc gia cố nền móng, ván sàn

Cứ 1 tấn rác đưa vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg seraphin (chất thải

vô cơ không huỷ được) và 250-300kg phân vi sinh Loại phân này hiện đã được bántrên thị trường với giá 500 đồng/ kg [9]

2.5 Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới và Việt Nam

2.5.1 Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới

2.5.1.1 Phát sinh rác thải trên thế giới

Nhìn chung, lượng rác thải sinh hoạt ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau,phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dânnước đó Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theođầu người

+ Theo số liệu thống kê mới đây của Bộ Môi trường Nhật Bản, hằng năm nướcnày có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệutấn) Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp,trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế Số còn lại được xử lý bằng cách đốthoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác Với rác thải sinh hoạt của các gia đình, khoảng70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất vànhập khẩu phân bón [12]

+ Mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác Rác ở đây được phân loạitại nguồn (nghĩa là nhà dân, nhà máy, xí nghiệp ) Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi

Trang 17

ngày (khoảng 9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái chế Khoảng 41% (7.000 tấn)được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt thành tro Cuối cùng, mỗi ngày chừng1.500 tấn tro rác cùng với 500 tấn rác không thể đốt được sẽ lên sà lan trực chỉSemakau Landfill Như vậy về khối lượng, từ 16.000 tấn rác mỗi ngày, sau khi đốtrác Singapore chỉ cần bãi đổ rác cho hơn 10% lượng rác đó, xấp xỉ 2.000 tấn Trongkhi đó, mỗi ngày TP.HCM thải ra khoảng 8.000 tấn rác (chỉ bằng 1/2 Singapore)nhưng lại phải tìm chỗ chôn lấp cho ngần ấy số rác (gấp bốn lần Singapore).Chưahết, nhiệt năng sinh ra trong khi đốt rác được dùng để chạy máy phát điện đủ cungcấp 3% tổng nhu cầu điện của Singapore [13].

+ Ở Nga, mỗi người bình quân thải ra môi trường 300kg/người/năm rác thải.Tương đương một năm nước này thải ra môi trường khoảng 50 triệu tấn rác, riêngthủ đô Matxcova là 5 triệu tấn/năm [4]

Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng760.000 tấn chất thải rắn đô thị Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ tăng tới 1,8triệu tấn/ngày

Thành phần rác ở các nước trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thu nhập

và mức sống của mỗi nước Đối với các nước có nền công nghiệp phát triển thìthành phần các chất vô cơ trong rác thải phát sinh chiếm đa số và lượng rác này sẽ lànguyên liệu cho ngành công nghiệp tái chế Hàng năm toàn nước Mỹ phát sinh mộtkhối lượng rác khổng lồ lên tới 10 tỷ tấn Trong đó, rác thải từ quá trình khai thácdầu mỏ và khí chiếm 75%; rác thải từ quá trình sản xuất nông nghiệp chiếm 13%;rác thải từ hoạt động công nghiệp chiếm 9,5%; rác thải từ cặn cống thoát nước chiếm1%; rác thải sinh hoạt chiếm 1,5% [14]

Trang 18

Bảng 3: Thành phần và tỷ lệ rác thải ở Mỹ

Thành phần Tỷ lệ % các loại rác theo các nguồn khác nhau

Tại bãi rác Colombia

Theo EPA Trung bình cả

(Nguồn: tạp chí Waste Management Research Volum 23 số 1, 2/2005)

(EPA: Environmetal Protection Ageney)

2.5.1.2 Quản lý, xử lý rác thải trên thế giới

Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới đang ngày càng đượcquan tâm hơn Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiến hành mộtcách rất chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tạinguồn, thu gom, tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theotừng loại rác Các quy định đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý từng loại rácthải được quy định rất chặt chẽ và rõ ràng với đầy đủ các trang thiết bị phù hợp vàhiện đại Một khác biệt trong công tác quản lý, xử lý rác thải của các nước phát triển

là sự tham gia của cộng đồng

+ Có thể nói, ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện nay Việcphân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991 Rác bao bì gồm hộpđựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim loại hay carton được gom vàothùng màu vàng Bên cạnh thùng vàng, còn có thùng xanh dương cho giấy, thùngxanh lá cây cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh

Những lò đốt rác hiện đại của nước Đức hầu như không thải khí độc ra môi trường.Das Duele System Deutschland (DSD) – “Hệ thống hai chiều của nước Đức” - đượccác nhà máy tái chế sử dụng để xử lý các loại rác thải và năm vừa rồi, các nhà máy

Ngày đăng: 17/06/2016, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w