1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phương pháp nâng cao độ chính xác chuyển trục chính công trình lên sàn tầng xây dựng

51 2,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Ngày nay, với việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất,việc chuyển trục chính công trình lên sàn tầng xây dựng đã đạt được độ chính xác cao hơn rất nhiều. Nhưng do các công trình ngày càng cao hơn nên cần thiết phải tìm ra một phương án chuyển trục công trình lên sàn tầng xây dựng vừa khả thi đạt được độ chính xác cao hơn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng với việc thi công nhà cao tầng và dể đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó em đã chọn và nghiên cứu đề tài : “ Nghiên cứu phương pháp nâng cao độ chính xác chuyển trục chính công trình lên sàn tầng xây dựng ”. Nội dung đồ án được trình bày trong 3 chương Chương 1: Công tác trắc địa cơ bản trong thi công nhà cao tầng. Chương 2: Chuyển trục công trình lên sàn tầng xây dựng. Chương 3: Tính toán thực nghiệm. Do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên trong đồ án này không tránh khỏi những kiếm khuyết. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đồ án được hoàn thiện hơn.

Trang 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Bảng sai số cho phép đối với khoan cọc nhồi 11

Bảng 1.2 Sai số trung phương chuyển trục và độ cao lên các mặt bằng xây lắp 16

Bảng 2.1 Sai số trung phương chuyển trục lên các mặt bằng xây lắp 22

Bảng 3.1 Số liệu đo góc – cạnh 36

Bảng 3.2 Tọa độ thiết kế của các điểm trục công trình 37

Bảng 3.3 Bảng hệ số hướng của góc 38

Bảng 3.4 Bảng hệ số hướng của cạnh 38

Bảng 3.5 Bảng ma trận hệ số hệ phương trình số hiệu chỉnh A 38

Bảng 3.6 Bảng tính số hạng tự do li 39

Bảng 3.7 Bảng tính trọng số P 39

Bảng 3.8 Bảng tính ma trận hệ số hệ phương trình chuẩn N 40

Bảng 3.9 Ma trận M = ATPL 40

Bảng 3.10 Ma trận C 40

Bảng 3.11 Ma trận CCT 41

Bảng 3.12 Ma trận T = BCTB-1 41

Bảng 3.13 Ma trận TTT 41

Bảng 3.14 Ma trận (R + CCT)-1 42

Bảng 3.15 Ma trận R 42

Bảng 3.16 Nghiệm X 42

Bảng 3.17 Vector số hiệu chỉnh VT 43

Bảng 3.18 Tọa độ sau bình sai của các điểm lưới khống chế 43

Bảng 3.19 Sai lệch so với tọa độ thiết kế 43

Trang 2

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Bố trí chi tiết móng 10

Hình 1.2 Truyền độ cao xuống đáy hố móng 10

Hình 1.3 Chuyển độ cao lên sàn tầng 17

Hình 2.1 Chuyển trục công trình theo phương pháp dây dọi 23

Hình 2.2 Chuyển trục công trình bằng máy kinh vĩ 24

Hình 2.3 Chuyển trục công trình bằng máy toàn đạc điện tử 26

Hình 2.4 Máy chiếu đứng Lazer DZJ200 27

Hình 2.5 Chuyển trục lên cao bằng máy chiếu đứng 29

Hình 2.6 Lưới khống chế qua các điểm trục công trình trên sàn tầng xây dựng 30

Hình 2.7 Các dạng đồ hình đo bằng công nghệ GPS 32

Hình 2.8 Chuyển trục lên cao bằng công nghệ GPS 33

Hình 3.1 Tòa nhà Golden Palace tại Mễ trì – Từ Liêm – Hà Nội 35

Hình 3.2 Sơ đồ lưới thực nghiệm trên sàn tầng 20 37

Hình 3.3 Hoàn nguyên các điểm trục công trình về vị trí thiết kế 44

Trang 3

MỞ ĐẦU

Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và sự tiến bộ của nhân loại đã đẩynhanh tiến trình xây dựng công trình Từ đó, quy mô, kích thước và độ phức tạp củacông trình xây dựng ngày càng gia tăng Do vậy việc nghiên cứu phương pháp nângcao độ chính xác chuyển trục công trình lên sàn tầng xây dựng là rất quan trọng.Nhiệm vụ chính của phương pháp nâng cao độ chính xác chuyển trục chính côngtrình lên sàn tầng xây dựng là đảm bảo cho nó được xây dựng đúng vị trí thiết kế,đúng kích thước hình học và điều quan trọng nhất của phương pháp nâng cao độchính xác chuyển trục công trình lên sàn tầng xây dựng là đảm bảo độ thẳng đứngcủa nó

Để đảm bảo độ thẳng đứng của tòa nhà trên suốt chiều cao cần xây dựng theođúng thiết kế, các trục chính của công trình tại tất cả các sàn tầng xây dựng đều phảiđược định vị cho cùng nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng đi qua các trục tươngứng trên mặt bằng gốc

Ngày nay, với việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất,việc chuyển trụcchính công trình lên sàn tầng xây dựng đã đạt được độ chính xác cao hơn rất nhiều.Nhưng do các công trình ngày càng cao hơn nên cần thiết phải tìm ra một phương

án chuyển trục công trình lên sàn tầng xây dựng vừa khả thi đạt được độ chính xáccao hơn Điều này có ý nghĩa rất quan trọng với việc thi công nhà cao tầng và dểđảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng

Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó em đã chọn và nghiên cứu đề tài :

“ Nghiên cứu phương pháp nâng cao độ chính xác chuyển trục chính công

trình lên sàn tầng xây dựng ”.

Nội dung đồ án được trình bày trong 3 chươngChương 1: Công tác trắc địa cơ bản trong thi công nhà cao tầng

Chương 2: Chuyển trục công trình lên sàn tầng xây dựng

Chương 3: Tính toán thực nghiệm

Do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên trong đồ án này khôngtránh khỏi những kiếm khuyết Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cácthầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đồ án được hoàn thiện hơn

Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Trắc Địa – Bản Đồ đãtruyền dạy những kiến thức rất hữu ích và đóng góp nhiều ý kiến giúp em hoàn

Trang 4

thành đồ án này Đặc biệt hơn nữa là Th.S Lê Thị Nhung người trực tiếp hướng dẫn

em hoàn thiện đồ án Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn

và những lời động viên của cô đã giúp em vượt qua nhiều khó khăn trong quá trìnhthực hiện đồ án này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng năm 2015

Sinh viên thực hiện

Đặng Minh Hưng

Trang 5

CHƯƠNG 1 CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA CƠ BẢN TRONG THI CÔNG

bố trí xây dựng” Nhưng để phục vụ cho bố trí công trình thì lưới trắc địa trên khuvực xây dựng cần được lập theo hệ tọa dộ giả định (gốc tùy chọn, giá trị tọa độ gốctùy đặt, hướng các trục tọa độ tự quy ước và việc đo nối với tọa độ nhà nước chỉ đểdùng cho việc quy đổi tọa độ)

- Mục đích

Trong giai đoạn khảo sát thiết kế:

+ Ở giai đoạn này lưới khống chế chủ yếu phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồđịa hình tỷ lệ 1:500

Trong giai đoạn thi công công trình các công tác trắc địa có nhiệm vụ chính

+ Đo vẽ hoàn công: Công tác đo vẽ hoàn công được tiến hành khi xây dựngxong từng bộ phận và khi xây dựng xong toàn bộ công trình, từ đó thành lập bản vẽhoàn công tổng thể của công trình

Trong giai đoạn vận hành công trình:

Trang 6

Nhiệm vụ trong giai đoạn này là việc kiểm tra hoạt động của các hạng mụccông trình trong quá trình vận hành khai thác công trình.

- Dạng lưới

Trong thi công xây dựng các khu nhà cao tầng, người ta sử dụng các dạnglưới sau: Lưới ô vuông xây dựng, lưới tam giác góc cạnh, lưới đa giác để thành lậplưới cơ sở mặt bằng Việc lựa chọn một trong số các lưới trên tùy thuộc cào yêu cầu

độ chính xác, điều kiện địa hình, địa vật và hình dạng mặt bằng của khu nhà

Lưới ô vuông xây dựng là hệ thống các điểm trắc địa bao gồm cả mặt bằng

và độ cao được bố trí tạo thành mạng lưới có dạng các ô vuông hoặc hình chữ nhậtvới sự phân bố các điểm một cách hợp lí bao phủ toàn bộ mặt bằng khu xây dựng,các đỉnh của lưới được cố định một cách chắc chắn Cạnh của lưới có chiều dài là50m, 100m hoặc 200m và được bố trí song song với các trục chính của công trình,Lưới ô vuông xây dựng thường được sử dụng trong trường hợp các công trình phân

bố trên khu vực lớn với yêu cầu độ chính xác cao Ưu điểm của loại lưới này là rấtphù hợp với những công trình có các trục song song hoặc vuông góc với nhau

Lưới tam giác đo góc cạnh là loại lưới dùng phổ biến trong các công tác trắcđịa nói chung và trắc địa công trình nói riêng Ưu điểm của loại lưới này là có độchính xác cao vì lưới có nhiều trị đo thừa hơn, đồ hình lưới linh hoạt và không phảituân thủ theo những quy định thông thường của lưới đo góc hoặc lưới đo cạnhnhưng vẫn đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu (tùy thuộc vào điều kiện địa hình mà

có thể đo toàn góc, toàn cạnh hoặc đo một số cạnh kết hợp với đo một số góc)

Lưới đa giác là dạng lưới cơ sở bố trí phổ biến nhất trên các công trình xâydựng Dạng lưới này có tính linh hoạt, để thực hiện và phù hợp với các công trìnhxây dựng đơn lẻ, các nhà hoặc công trình xây dựng bổ sung hoặc xây chen Ưuđiểm của lưới đường chuyền là có khả năng phù hợp với nhiều loại địa hình và hìnhdạng công trình khác nhau

- Yêu cầu độ chính xác đối với lưới khống chế mặt bằng

Trường hợp 1: Nếu lưới khống chế mặt bằng chỉ thành lập với mục đích đo

vẽ bản đồ địa hình nói chung thì tiêu chuẩn để đánh giá độ chính xác của nó là “sai

số trung phương vị trí điểm của cấp khống chế cuối cùng so với điểm khống chế cơsở” hay còn gọi là “sai số tuyệt đối vị trí điểm”

Trang 7

Quy phạm đã quy định: Sai số giới hạn vị trí điểm của lưới khống chế đo vẽ

so với các điểm của lưới khống chế cơ sở (lưới nhà nước và tăng dày) không vượtquá 0,2mm trên bản đồ, tức là MP≤ 0,2mm.M Đối với vùng cây cối rậm rạp thì yêucầu độ chính xác này giảm đi 1,5 lần tức là MP≤ 0,3mm.M, ở đây M là mẫu số tỷ lệbản đồ cần thành lập Đối với bản đồ địa hình dùng để thiết kế, thi công công trìnhthì tỷ lệ bản đồ cần thành lập 1:500

Từ sai số giới hạn MP≤ (0,2mm ÷0,3mm).M, suy ra sai số trung phương vị tríđiểm của cấp khống chế cuối cùng phục vụ cho đo vẽ tỷ lệ lớn 1:5000 ÷ 1:500 mp sẽphải nhỏ hơn 2 lần sai số giới hạn vị trí điểm :

mp ≤ 0,5 MP= 0,01mm.M

Với M=500 => mp=50mm

Trường hợp 2: Nếu lưới khống chế mặt bằng được phục vụ cho thi côngcông trình (bố trí công trình, lắp đặt thiết bị v.v…) thì tiêu chuẩn đánh giá độ chínhxác của nó là “sai số vị trí tương hỗ của hai điểm lân cận nhau thuộc cấp khống chếcuối cùng” hoặc “sai số tương hỗ giữa hai điểm trên cùng một khoảng cách nào đó”

độ cao nhà nước

Lưới độ cao trên mặt bằng xây dựng thường được đặt dọc theo các chuỗi xâydựng để thuận tiện cho công tác bố trí và thi công công trình

Trang 8

Lưới thường được chia làm hai cấp:

+ Cấp cơ sở: Thường được đặt ở vòng ngoài tại các vị trí chắc chắn Nó cótác dụng làm cơ sở phát triển các cấp tiếp theo cũng như kiểm tra định kỳ sự ổnđịnh của lưới độ cao thi công

+ Cấp thi công: Bao gồm các mốc độ cao thi công tạo thành các vòng khépđan dày trên mặt bằng xây dựng Các điểm mốc thường được đặt dọc theo các chuỗixây dựng và rất gần các chuỗi xây dựng

- Yêu cầu độ chính xác

Độ chính xác và mật độ điểm độ cao được tính toán không những nhằm thỏamãn cho công tác đo vẽ trong tất cả các giai đoạn khảo sát, thiết kế mà còn phảiđảm bảo những yêu cầu trong công tác bố trí công trình về mặt độ cao

Để ước tính được độ chính xác và mật độ của các cấp khống chế độ caongười ta xuất phát từ yêu cầu cao nhất về độ chính xác của công tác bố trí trên mặtbằng xây dựng, đó là việc bố trí hệ thống ống dẫn ngầm có độ dốc nhỏ nhất Trongcông tác này độ chính xác thường được quy định: sai số độ cao của mốc thủy chuẩn

ở vị trí yếu nhất của lưới sau bình sai so với điểm gốc của khu vực không được vượtquá 30mm Ký hiệu số này là h thì ta có:

∆ h≤ 30 (1.1)

1.2 CHUYỂN TRỤC CHÍNH TÒA NHÀ RA THỰC ĐỊA

- Các khái niệm cơ bản

Trục chính của công trình là các đường thẳng cơ sở để từ đó xác định được

vị trí của tất cả các bộ phận chi tiết của công trình dựa theo các số liệu vị trí tương

hỗ đã cho trong bản thiết kế

Vị trí trục chính

+ Đối với các tòa nhà và các công trình xây dựng thì trục chính là đườngthẳng đi qua mép tường ngoài thiết kế của công trình hoặc có thể là đường thẳng điqua tâm của các cột chịu lực của công trình

+ Đối với các công trình nhỏ, đứng riêng lẻ thì trục chính là các trục đốixứng

Trang 9

+ Đối với các dạng công trình khác (các công trình có dạng hình tròn, hìnhbát giác v.v…) thì trục chính là các đường thẳng xuyên tâm.

+ Tên gọi trục chính: Thông thường các trục dọc thường được đánh dấu bằngcác chữ cái A, B, C,….Z còn các trục ngang được đánh dấu bằng các số 1, 2,…,n

Điểm các trục chính công trình là điểm giao nhau giữa các trục chính dọc vàcác trục chính ngang Điểm trục chính công trình cũng có thể là điểm đánh dấu mộthướng trục nào đó Vì vậy, nó là 1 cặp điểm nằm trên hướng của một trục và được

bố trí về hai phía đối diện công trình

Theo TCVN 3972-1985 sai lệch của các trục cột tòa nhà so với trục bố tríhoặc điểm đánh dấu trục trung bình không vượt quá 5mm Như vậy có thể suy rarằng các điểm mốc trục chính làm cơ sở để bố trí các dấu trục nối trên phải có độchính xác cao hơn cỡ 2 lần Hay nói cách khác sai số các điểm trục chính của côngtrình không vượt quá 2-3mm Với yêu cầu độ chính xác này, việc bố trí các điểmtrục hoàn toàn có thể được thực hiện bằng các loại máy toàn đạc điện tử loại SET 2,SET 3, TC600 hoặc các loại máy cố độ chính xác tương đương

- Phương pháp bố trí

Trang 10

Việc xây dựng các nhà cao tầng hầu như đều nằm trong quy hoạch kiến thiếtxây dựng chung của toàn thành phố với đặc điểm chung là đa phần các tòa nhà đềuđược xây dựng lại trên nền công trình cũ với quy mô lớn hơn, hoặc giải tỏa và xâychèn nằm giữa các công trình khác hiện có Như vậy để đảm bảo thiết kế quy hoạchchung, việc định vị các trục cơ bản của tòa nhà cần được thực hiện từ các điểm củalưới đường chuyền thành phố Trong điều kiện có thể được thì tốt nhất chuyển rathực địa các mốc định vị nằm trùng trên các trục cơ bản của tòa nhà hoặc có thểnằm trên đường thẳng song song với các trục này với độ dịch chuyển nào đó(thường không quá 1m).

Trong giai đoạn đầu xây dựng công trình, mặt bằng xây dựng thường làthông thoáng, khả năng nhìn thông suốt trên mặt bằng xây dựng là khá thuận lợi nêntrong các điều kiện trang bị máy móc hiện đại như hiện nay thì việc cắm các điểmtrục trên thực địa có thể dễ dàng được thực hiện bằng phương pháp tọa độ cực vớiviệc sử dụng các máy toàn đạc điện tử Trong trường hợp do điều kiện mặt bằng xâydựng khống chế bố trí được các mốc định vị trục như trên, người ta có thể thiết lậpmột đường chuyền chạy bao quanh công trình cần xây dựng Các điểm của đườngchuyền này được chọn đặt tại các vị trí ổn định, ngoài phạm vi thi công xây dựng,

có các điều kiện bảo toàn lâu dài và khả năng phục vụ cao cho công tác bố trí cácđiểm trục về sau theo phương pháp tọa độ cực và giao hội cạnh Sau khi bố trí cácđiểm trục cần kiểm tra lại kích thước các đường chéo Phương pháp đo kích thướccác đường chéo là cách tốt nhất để kiểm tra các khung chữ nhật hoặc hình vuông

+ Nếu mặt bằng xây dựng hẹp hơn, phần đất xung quanh công trình về mỗiphía không thể đặt được hai mốc (một mốc gần và một mốc xa) như nêu ở trên, thì

ta có thế đặt được một mốc cố định trục

Trang 11

Điểm lưu ý:

+ Các mốc có thể là các cột gỗ hoặc các cột khối bê tông có kích thước(10x10x70)cm , được chôn sau vào đất và được gia cố chắc chắn, tâm mốc được cốđịnh bằng đầu đinh có khoan tròn bằng sơn đỏ (hoặc là dấu vạch chữ thập hay lỗkhoan nhỏ trên tấm thép ở đầu mốc bê tông), bên cạnh có ghi số hiệu của trục

+ Sau khi kiểm tra thật chắc chắn thì có thể phóng tuyến bằng máy kinh vĩdọc trục và đánh dấu trục lên tường của các tòa nhà và công trình xung quanh bằngdấu kí hiệu trục

+ Vì các mốc này nằm gần hoặc cách không xa khu vực thi công xây dựngnên phải thường xuyên theo dõi sự ổn định và kiểm tra sự bảo toàn của các mốctrong suốt quá trình sử dụng chúng cho các công tác bố trí

1.3 CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG THI CÔNG MÓNG NHÀ CAO TẦNG

Giai đoạn thi công phần móng công trình là giai đoạn tiến hành xây dựng tòanhà đến mức sàn của tầng đầu tiên của công trình Cơ sở trắc địa cho giai đoạn này

là hệ thống dấu mốc trắc địa được cố định ở phía ngoài công trình dưới dạng cácmốc trên mặt đất hoặc là các dấu trục đánh dấu trên tường của các công trình xungquanh

Công tác trắc địa phục vụ thi công cho giai đoạn này bao gồm các công việcnhư sau:

1.3.1 Công tác trắc địa phục vụ thi công đào hố móng

Khi đào hố móng phải xách định trên mặt đất đường biên hố móng Đối với

hố móng băng, trình tự được thực hiện như sau:

Căng dây dọc đường tim của móng băng Dùng dọi xác định biên của cácbăng móng theo kích thước vừa đo trên các đường tim

Nếu cột có móng độc lập bố trí theo từng hang thì việc bố trí cũng tương tựnhư bố trí móng băng Đối với móng cột độc lập, cần phải xác định vị trí tim óngdựa vào các đường trục gần nhất, sau đó đổ xác định được biên của móng băngbằng cách dùng thước thép đo các khoảng cách thiết kế từ tim móng vừa xác địnhđược

Trang 12

Độ chính xác bố trí đẩy móng thỏa mãn đo với sai số đo dài ms ≤ ± 30mm,

do góc với sai số m ≤ ± 30”, đo cao với sai số mh ≤ ± 10mm Sau khi làm phẳng đáymóng thì phải đo vẽ hoàn công Kích thước thực hiện không được vượt quá kíchthước thiết kế ± 5cm

Hình 1.2 Truyền độ cao xuống đáy hố móng

Trang 13

1.3.2 Công tác trắc địa phục vụ thi công các cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi hiện nay là loại móng chủ yếu đê xây dựng nhà cao tầngtrong phạm vi thành phố, vì vậy bố trí các loại cọc khoan nhồi là dạng công việcthường gặp nhất trong việc xây dựng phần móng công trình

- Yêu cầu về độ chính xác vị trí cọc khoan nhồi

Yêu cầu về độ chính xác vị trí cọc khoan nhồi tùy thuộc vào công nghệkhoan, phương pháp giữ thành, vị trí của cọc trong hệ thống móng, công nghệ đổ bêtông sau đó.v.v

Dưới đây là trích dẫn các sai số cho phép đối với khoan cọc nhồi ( Bảng 1.1.)

Bảng 1.1 Bảng sai số cho phép đối với khoan cọc nhồi

Phương pháp tạo lỗ cọc

Sai số về vị trí cọc Cọc đơn, cọc dưới móng băng theo trục ngang, cọc biên trong nhóm cọc

Cọc đơn, cọc dưới móng băng theo trục dọc, ở trong nhóm cọc

Trang 14

Do đặc điểm địa chất của đất nền , nên hầu hết các nhà cao tầng đều đượcxây dựng trên các móng cọc, trong đó chủ yếu là khoan cọc nhồi Có thể nói, cọckhoan nhồi là một trong những giải pháp móng thích hợp nhất đối với những côngtrình có tải trọng lớn, nhất là khi các điều kiện thi công bằng cách khác gặp khókhăn, hoặc điều kiện địa chất công trình phức tạp và trong điều kiện xây chen.

Dựa vào bản vẽ móng cọc ,vị trí các cọ khoan nhồi sẽ được xác định từ cácđiểm cố định trục theo phương pháp tọa độ cực bằng máy toàn đạc điện tử, hoặc cóthể sử dụng máy kinh vĩ cộng thước thép để bố trí theo phương pháp tọa độ cựchoặc phương pháp giao hội hướng Vị trí cọc khoan nhồi sẽ được đánh dấu trên mặtđất bằng các cọc gỗ, đầu cọc được sơn đỏ và có ghi số hiệu cọc để đơn vị thi công

dễ nhận biết

Sau khi các cọc khoan nhồi đã được thi công xong và đầu cọc nhồi đã đượccắt đến độ cao thiết kế, người ta bắt đầu đào bớt đất tại các cụm cọc nhồi để chuẩn

bị cho việc thi công các đài cọc

- Đo kiểm tra hoàn công các đầu cọc

Công việc kiểm tra hoàn công các đầu cọc nhồi cũng được thực hiện từ cácđiểm cố định trục bằng phương pháp tọa độ cực Hoặc có thể tiến hành một cáchđơn giản là chuyển trực tiếp các trục dọc và ngang thiết kế của dãy cọc lên đầu cáccọc và đo trực tiếp độ lệch của tâm cọc so với các vạch trục này Đồng thời với việckiểm tra vị trí mặt bằng, người ta cũng kiểm tra vị trí độ cao của các đầu cọc nhằmphát hiện các sai lệch sau quá trình thi công, lập biên bản bàn giao cho đơn vị thicông tiếp theo

1.3.3 Công tác trắc địa phục vụ đo hoàn công hố móng

- Đo vẽ hoàn công hố móng

Kết thúc việc đào hố móng theo từng phần hoặc từng bậc, cần lập bản vẽhoàn công trên đó có ghi rõ các sai lệch so với thực tế của kích thước hố móng và

độ cao đáy móng

Cơ sở trắc địa của việc đo hoàn công hố móng Về mặt bằng, đó là các trụcđược chuyển vào trong hố móng Về độ cao, đó là các mốc độ cao đã chuyển càotrong hố móng

Trang 15

Đo vẽ hoàn công hố móng về mặt bằng: Đầu tiên cần chuyển trục vào trong

hố móng, đánh dấu bằng các cọc mốc, khi căng dây giữa các cọc mốc sẽ cho ta vị trítrục ở trong móng Dùng thước thép đo khoảng cách từ các trục ( hoặc dây căng) tớicác mép bậc móng, ta sẽ lập được sơ đồ hoàn công về mặt bằng

Đo vẽ hoàn công hố móng về độ cao: Thông thường dựa vào các trục đãđược chuyển vào trong hố móng, bố trí được trong móng một lưới oo vuông cạnhngắn 5 ÷ 10m Từ các mốc độ cao thi công, đo thủy chuẩn các điểm mắt lưới ôvuông và điểm lên hồ sơ hoàn công Tại mỗi mắt lưới ô vuông ghi độ cao dưới dạngphân số Tử số là độ cao mặt đất trước khi đào, mẫu số là độ cao mặt đất sau khiđào Ở khoảng giữa lưới ô vuông ghi độ cao thiết kế đáy móng mầu đỏ Sai lệchgiữa các độ cao ghi ở mẫu số và độ cao đó không được vượt quá ± (2 ÷ 3)cm Sailệch về kích thước hố móng so với thiết kế không được vượt quá ± 5cm

- Đo kiểm tra lắp đặt các bộ phận trong móng

Trước khi đổ bê tông móng cần phải kiểm tra việc lắp đặt các bộ phận trongmóng Việc lắp đặt các kết cấu neo giữ trong móng là một vấn đề quan trọng, ảnhhưởng rất lớn tới chất lượng của công tác lắp ráp về sau Vì vậy trước khi đổ bêtông cần phải kiểm tra vị trí của tất cả các thiết bị được đặt trong móng cả về mặtbằng và độ cao Việc kiểm tra cần bắt đầu từ việc kiểm tra lại lại các mốc bố trí đếntrục chính, hệ thống các khung định vị và các trục đã được chuyển lên ván khuôn.Dựa vào các trục này người ta dùng dây dọi và thước thép để đo khoảng cách đếncác tâm của các bộ phận trong móng Kiểm tra lại vị trí tương hỗ của các tim cột,các thanh chờ cà độ cao của các bộ phận quan trọng trong móng cũng được kiểm trabằng máy thủy chuẩn Theo các số liệu kiểm tra, ta tính được các sai lệch so vớithiết kế đọc theo các trục dọc và ngang, các sai lệch về độ cao, sai lệch về kết cấuthép chờ v.v để từ đó có biện pháp chỉnh kịp thời trước khi đổ bê tông móng

- Đo vẽ hoàn công hố móng sau khi đổ bê tông

Trong quá trình đổ bê tông, dưới tác động của đầm rung, các bộ phận đượcđặt trong móng cũng như các ván khuôn có thể bị xê dịch đi đôi chút

Ngoài ra do sự co ngót của bê tông cũng làm cho bề mặt bị bê tông bị giảm

độ cao v.v Vì vậy, để biết rõ vị trí thực tế của các bộ phận lắp đặt cũng như xác

Trang 16

định các kích thước và độ cao phần móng, sau khi tháo dỡ các ván khuôn cần phải

đo vẽ hoàn công móng

Để làm việc này, các trục chính sẽ được chuyển trực tiếp lên bề mặt bê tôngcủa móng bằng phương pháp dóng hướng và đánh dấu chúng bằng nét vạch mảnh, ởnhững chỗ có đặt mốc bằng kim loại thì trục được đánh dấu trực tiếp lên mặt cácmốc này Sau đó dùng thước cuộn đo trực tiếp trên bề mặt bê tông khoảng cách từcác trục dọc và ngang đến các chốt bulông và các bộ phận khác đã được lắp đặt vàomóng, các khoảng cách đến ranh giới của bê tông, các chỗ lồi lõm, các lỗ cửa đượcchừa ra Đồng thời xác định độ cao của các đầu bulông, các bản neo, bản tựa vàmặt bê tông ở cạnh chúng, độ cao các vị trí đặc trưng của các đường ống trongmóng … Đối với các móng đai của tường nhà, cần đo vẽ vị trí của mặt bằng và độcao của tất cả các lỗ hổng đã được chừa ra để sau này đặt các đường ống dẫn ngầm

Độ chính xác đo vẽ hoàn công móng được quy định như sau: Khoảng cách

đo từ trục đến các bộ phận được đặt trong móng và độ cao của chúng được xác địnhvới độ chính xác ± 1mm, kích thước của các bộ phận bê tông được đo đến ±1cm

Kết quả đo vẽ hoàn công là bản vẽ hoàn công móng và bảng kê các số liệu

đo vẽ hoàn công các bộ phận neo giữ Tài liệu hoàn công này sẽ là cơ sở cho việcnghiệm thu móng và lắp đặt máy móc thiết bị

Công việc hoàn tất phần thi công xây dựng ngầm là việc đổ bê tông sàn tầngtrót và trần mái của phần tầng hầm Công việc này cũng được kết thúc bằng việckiểm tra hoàn công độ cao của mặt sàn bê tông theo các dãy điểm mia song song vàphân bố để trên phạm vi mặt sàn

1.4 CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA KHI THI CÔNG PHẦN THÂN CÔNG TRÌNH 1.4.1 Xây dựng cơ sở mặt bằng và độ cao bên trong của các tòa nhà

Trong thi công phần thân công trình cần đảm bảo mặt sàn xây dựng đúng về

vị trí mặt bằng và cao độ Cơ sở để thi công phần thân công trình là các trục côngtrình và các mốc độ cao được đánh dấu trên nền các sàn tầng dưới Vì vậy, nhiệm

vụ của trắc địa đầu tiền là xây dựng cơ sở về mặt bằng và độ cao trong long côngtrình

Trang 17

Phương pháp chuyển các điểm trục gửi trong lòng nhà là phương pháp tamgiác khép kín Cơ sở để chuyển trục gửi là các điểm khống chế trên mặt bằng xâydựng Sau khi chuyển các điểm trục gửi vào trong lòng nhà theo các phương phápthông thường như: Tọa độ cực, giao hội, tọa độ vuông góc… lập lưới khống chế quacác điểm trục vừa chuyển này Tiến hành bình sai thu được tọa độ thực tế các điểmtrục vừa bố trí Tọa độ sau bình sai của các điểm lưới (điểm trục gửi) so với thiết kếnếu nhỏ hơn hạn sai thì sử dụng các điểm này là cơ sở chuyển lên các mặt sàn xâydựng, nếu vượt hạn sai tiến hành hoàn nguyên điểm lưới để đưa chúng về vị trí thiếtkế.

Độ chính xác của các điểm trục này phải cao hơn độ chính xác chuyển trụccông trình lên sàn tầng một bậc Nếu yêu cầu độ chính xác chuyển trục lên các sàntầng xây dựng khoảng ± 5mm, thì độ chính xác của các điểm trục gửi trên mặt bằngmóng khoảng ±2mm ÷ ±3mm

- Xây dựng cơ sở về độ cao

Cùng với việc chuyển các điểm trục công trình vào trong lòng nhà và lậplưới bố trí cơ sở mặt bằng gốc của tòa nhà, tiến hành chuyển độ cao từ mốc đã biếtphía ngoài công trình vào trong lòng nhà Việc chuyển độ cao được thực hiện bằngphương pháp thủy chuẩn hình học, các điểm độ cao được gắn trên mặt sàn, lêntường hoặc cột tại những vị trí thuận tiện cho công tác đo đạc nhưng vẫn phải đảmbảo độ an toàn và ổn định trong suốt quá trình thi công công trình

1.4.2 Chuyển các yếu tố mặt bằng và độ cao lên các sàn tầng

1.4.2.1 Chuyển mặt bằng lên các sàn tầng

Để đảm bảo độ thẳng đứng của tòa nhà trên suốt chiều cao cần xây dựng theothiết kế, các trục công trình tại tất cả các tầng xây dựng đều phải được định vì sao

Trang 18

cho cùng nằm trong mặt phẳng đúng đi qua các trục tương ứng trên mặt bằng gốccần được chuyển lên mặt sàn tầng thi công xây dựng của các tầng theo một đườngthẳng đứng.

Thông thường người ta không chuyển trực tiếp tất cả các điểm của lưới bố trí

cơ sở trên mặt bằng gốc lên các mặt bằng lắp ráp xây dựng tiếp theo mà chỉ chuyểnmột số điểm nhất định được chọn làm điểm gốc Việc lựa chọn các điểm nào làmđiểm gốc để chuyển lên các tầng trên được dựa trên cơ sở:

+ Khả năng đảm bảo sự thông suốt hướng ngắm từ mặt bằng gốc lên cácđiểm phía trên của tòa nhà

+ Dạng của lưới cơ sở

+ Khả năng sử dụng các điểm cơ sở mặt bằng này sau khi chuyển lên mặt sànxây dựng vào các công tác bố trí trên mặt sàn đó

+ Phương pháp tiến hành thi công xây dựng tòa nhà

Số lượng điểm cơ sở được chuyển lên mặt bằng xây lắp được xác định tùythuộc vào kích thước của tòa nhà hoặc công trình và tùy thuộc vào tổ chức lắp rápxây dựng, nhưng nói chung cần không ít hơn 3 điểm

Bảng 1.2 Sai số trung phương chuyển trục và độ cao lên các mặt bằng xây lắp

Các sai số Chiều cao của mặt bằng thi công xây dựng (m) < 15 15 ÷ 60 60 ÷ 100 100 ÷ 120

Sai số trung phương chuyển

các điểm, các trục theo

phương thẳng đứng (mm)

Sai số trung phương xác định

độ cao trên mặt bằng thi công

Trong xây dựng các công trình cao nhiều tầng, tùy thuộc vào kiểu của tòanhà hoặc công trình, chiều cao và sô tầng, các đặc điểm kết cấu và sự phức tạp củacác thiết bị và công nghệ lắp đặt bên trong công trình đó, cũng như tùy thuộc vàođiều kiện mặt bằng xung quanh công trình đang xây dựng mà việc chuyển (chiếu)các điểm của lưới cơ sở lên các mặt bằng xây lắp có thể thực hiện bằng một trongcác phương pháp sau:

Trang 19

+ Phương pháp dùng dây dọi chính xác

+ Phương pháp sử dụng máy kinh vĩ

+ Phương pháp sử dụng máy toàn đạc điện tử

+ Phương pháp sử dụng máy chiếu đứng

+ Phương pháp chuyển điểm bằng công nghệ GPS

Các phương pháp trên sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2 đồng thời sẽ cómột số đề xuất để nâng cao độ chính xác công tác chuyển trục công trình trên cácsàn tầng xây dựng

1.4.2.2 Chuyển độ cao lên các sàn tầng

Khi các điểm độ cao đã được chuyển vào trong công trình, coi độ cao cácđiểm này là cơ sở để chuyển lên sàn tầng xây dựng

Một số phương pháp chuyển độ cao lên các sàn tầng:

+ Dẫn độ cao hình học theo đường cầu thang bộ

+ Chuyển độ cao bằng máy và mia thủy chuẩn kết hợp với thước thép treo+ Đo khoảng cách theo chiều thẳng đứng

+ Dùng máy đo dài điện tử cầm tay

Trong xây dựng nhà cao tầng hiện nay, biện pháp thông dụng nhất và chắcchắn nhất là: Chuyển độ cao bằng máy và mia thủy chuẩn kết hợp với thước théptreo dưới đây là sơ đồ chuyển độ cao lên sàn tầng

Hình 1.3 Chuyển độ cao lên sàn tầng

Trang 20

Theo sơ đồ này cần sử dụng 2 máy thủy chuẩn đặt tại mặt bằng gốc ( hoặcmức sàn nào đó) và đặt tại sàn tầng thứ i cần phải chuyển độ cao lên Thước thépđược treo thẳng đứng và kéo căng, đồng thời để hạn chế sự rung động của thướcthép do tác động của gió, có thể chọn vị trí khuất gió phía trong của công trình đểthả thước thép treo Máy thủy chuẩn tại mặt sàn gốc đọc số trên mia dựng tại cácđiểm mốc độ cao R là a1 và trên thước thép treo là b1 Máy thủy chuẩn còn lại đọc

số trên thước thép treo là b2 và trên mia dựng tại các điểm cần chuyển độ cao M trêntầng thứ I là a2 Vậy độ cao HM của tầng thứ i sẽ được xác định theo công thức :

HM = HR + a1 + (b2 – b1) - a2 ( 1.2 )Tương tự như trên cần chuyển thêm một điểm độ cao nữa lên tầng thi côngthứ I để tạo điều kiện kiểm tra và nâng cao độ chính xác cũng như thuận lợi choviệc chuyển độ cao lên tầng tiếp theo

+ Một số chú ý:

Để nâng cao độ chính xác và kiểm tra kết quả đo, việc chuyển độ cao nhưtrên có thể được thực hiện từ một mốc độ cao góc thứ hai và sau khi đã thay đổi độcao máy hoặc vị trí của thước thép treo

Thước thép phải được kiểm nghiệm trước khi sử dụng

Để khắc phục các sai số của máy (sai số góc i) thì vị trí đặt máy thủy chuẩnnên đảm bảo sự cân bằng khoảng ngắm giữa máy đến thước thép và mia

1.4.3 Công tác bố trí chi tiết và đo kiểm tra trong thi công xây dựng

- Công tác bố trí chi tiết

Bố trí mặt bằng: Công việc bố trí mặt bằng kể từ mặt sần của tầng thứ 2 đượcthực hiện ngay từ trước khi đổ bê tông sàn Công việc bố trí về mặt bằng lúc này làphải định vị rõ vị trí đường biên theo thiết kế của mặt sàn và vị trí của tất cả các trục

và các chi tiết khác của tòa nhà

Cơ sở để bố trí chi tiết về mặt bằng là các điểm khống chế đã được lần lượtchuyển lên các tầng từ mạng lưới trên mặt bằng gốc Việc bố trí chi tiết theo hướngcác cạnh, hoặc dựng các góc vuông với các cạnh của lưới Sau đó dựa theo hướngchuẩn vừa xác định, người ta sẽ đặt khoảng cách thiết kế giữa các trục được lấy từbản vẽ thi công để xác định các trục chi tiết của từng bộ phận Việc đo chiều dàiđược tiến hành bằng thước thép do trực tiếp lên mặt bê tông Vị trí giao nhau giữa

Trang 21

các trục sẽ được đánh dấu bằng các đinh bê tông dài 3-5cm có dấu tâm tròn hoặcchữ thập trên đầu mũ Tất cả các đầu đinh mũ sau khi đã cố định cần khoanh trònbằng sơn đỏ và ghi rõ số hiệu điểm trục bên cạnh Nhờ cách đánh dấu điểm như vậy

mà ta có thể dễ dàng tìm lại chúng và khôi phục lại vị trí của tất cả các trục để sửdụng cho các công việc bố trí khác hoặc đo kiểm tra hoàn công về sau, ngay cả khimặt sàn đã bị bùn đất hoặc nước vừa bê tông vương vãi che lấp mất các đường vạchtrục đã vạch và đánh dấu

Sau khi đã xác định và đánh dấu được vị trí các trục bố trí trên mặt sàn,người ta sẽ dựa vào đó để xác định vị trí chính xác của từng chân cột chịu lực đểchuẩn bị đổ bê tông hoặc vị trí đường tim và đường biên của tất cả các chi tiết côngtrình khác sẽ được xây dựng ở mỗi tầng

Bố trí về độ cao: Việc bố trí về độ cao trong quá trình thi công nhà cao tầngdựa trên cơ sở độ cao của mốc thủy chuẩn thi công xây dựng đã được xác định trênmặt sàn của từng tầng và được thực hiện bằng phương pháp thủy chuẩn hình học

Trong giai đoạn thi công phần thô, đổ bê tông sàn và các cấu chịu lực khác,việc bố trí độ cao chủ yếu là đặt các dấu mức cao đổ bê tông lên thành phía trongcủa ván khuôn Trong giai đoạn hoàn thiện và lắp đặt các thiết bị, việc dặt các vị trí

độ cao chủ yếu cần đảm bảo yếu tố tương hõ giữa các bộ phận trong phạm vi củatừng tầng Công việc được thực hiện bằng máy thủy chuẩn và mia với việc sử dụngcác dấu vạch độ cao chẵn đã được đánh dấu từ trước trên các cột nhà

- Công tác đo, kiểm tra

Đo và kiểm tra về mặt bằng: Việc đo và kiểm tra về mặt bằng trên các tầngđược thực hiện dựa trên cơ sở các điểm và các cạnh của lưới bố trí cơ sở đã đượcchuyển lên mặt bằng xây dựng của tầng đó

Trước khi đổ bê tông sàn cần phải kiểm tra lại các vị trí các ván khuôn địnhdạng đường biên của sàn bao gồm các trị đo : đo khoảng cách giữa các điểm gãycủa đường biên, đo chiều dài của các đường vuông góc hạ từ các điểm này tới cáctrục dọc và ngang gần nhất (được xác định trên mặt sàn bằng dây thép nhỏ kéo giữacác điểm dấu trục) Đối với các đoạn đường biên sàn là đường cong tròn thì trướchết phải xác định vị trí của tâm đường cong Sau đó đo các đoạn từ tâm tới các điểmnằm trên thành phía trong của cốt pha biên Tất cả các giá trị đo kiểm tra trên đều

Trang 22

được so sánh với giá trị thiết kế đã được ghi trên các bản vẽ thi công Tùy thuộc vàotính chất quan trọng của từng vị trí đo kiểm tra mà sai lệch so với giá trị thiết kế cóthể cho phép từ 0,5 – 1cm.

Khi đổ bê tông các cột chịu lực, tường bê tông của tông của giếng thangmáy, các bộ phận công trình bê tông khác, công tác đo kiểm tra bao gồm: Kiểm tra

độ lệch so với thiết kế của đường mép trong ván khuôn, vị trí các trục ván khuôn,

độ thẳng đứng của thành ván khuôn, kích thước và hình dạng của các ván khuôn…

Tất cả các mục kiểm tra chi tiết đều phải lập bản vẽ hoàn công, trên đó có chỉ

rõ các giá trị độ lệch tại các vị trí so với giá trị thiết kế, độ nghiêng và hướngnghiêng Sau đó bàn giao cho đơn vị thi công để chỉnh sửa lại ngay Công việc đổ

bê tông chỉ được cho phép tiến hành đối với các hạng mục công trình mà kết quảkiểm tra lần cuối cho thấy đã đạt các yêu cầu độ chính xác đã cho trong bản thiết kếnhà thầu quy định

Các công việc đo kiểm tra hoàn công sau khi đổ bê tông hoặc sau khi xâydựng các tường ngăn cũng được tiến hành tương tự

Các phương pháp đo kiểm tra hoàn công thường áp dụng là: Phương phápcác đường vuông góc (tọa độ vuông góc), phương pháp ngắm chuẩn cạnh sườn,phương pháp giao hội cạnh hoặc phương pháp đo tọa độ bằng các máy toàn đạcđiện tử chính xác, sử dụng các gương chuyên dụng loại nhỏ

Để làm cơ sở cho các công việc đo kiểm tra nêu trên, sau khi đổ bê tông vàtháo dỡ ván khuôn, cần khôi phục lại vị trí các trục đã đánh dấu dựa vào các dấuđinh bê tông đã được cố định trên mặt sàn sau khi đổ bê tông sàn tầng

Đo kiểm tra về độ cao: công việc đo kiểm tra về độ cao đối với mỗi tầngđược bắt đầu bằng việc đo kiểm tra độ cao mặt sàn trước khi đổ bê tông Để làmviệc này, máy thủy chuẩn cần đặt tại các vị trí ổn định, ví dụ như trên đầu các cộtlớn đã đổ bê tông hoặc trên các mặt sàn đã đổ bê tông của các công trình lân cận.Các điểm đo kiểm tra phải bố trí theo các tuyến song song với các trục và phân bốđều trên toàn bộ phạm vi mặt sàn Căn cứ vào độ sai lệch so với giá trị độ cao thiết

kế tại các vị trí đo kiểm tra, người ta sẽ hiệu chỉnh lại độ cao của mặt sàn bằng cách vặn

ra hoạc vặn vào các ốc điều chỉnh để nâng hoặc hạ độ cao của giàn giáo sắt đỡ phía dưới

Trang 23

Công việc đo, kiểm tra này cũng được tiến hành lặp lại sau khi đổ bê tông đểkịp thời chỉnh sửa các chỗ bị võng xuống hoặc vồng cao hơn so với độ cao mặt sànthiết kế.

Thông thường thì chỉ sau khi điều chỉnh độ cao mặt sàn trước khi đổ bê tôngyêu cầu, người ta mới làm công việc chuyển các trục lên đó để làm cơ sở cho cáccông việc đóng cốt pha đường biên sàn, cốt pha các chỗ phải chừa lại khi đổ bêtông…

Để kiểm tra độ cao khi đổ bê tông của các dầm hoặc các bộ phận bê tôngkhác, ở trên cao, khi đó mia để đo kiểm tra được dựng ngược sao cho đáy mia tiếpxúc với đáy của dầm, người đo cần phải lưu ý đến cách lấy giá trị và dấu của sô đọctrên mia khi tính toán độ cao kiểm tra

Trang 24

CHƯƠNG 2 CHUYỂN TRỤC CÔNG TRÌNH LÊN SÀN TẦNG XÂY DỰNG 2.1 YÊU CẦU ĐỘ CHÍNH XÁC CHUYỂN TRỤC CÔNG TRÌNH LÊN CAO

Theo quy phạm hiện hành về công tác trắc địa trong xây dựng sai số việcchuyển tọa độ của các điểm cơ sở của lưới trục công trình trên mặt bằng gốc và độcao lên các mặt bằng tầng thi công xây dựng trên cao được ấn định tùy thuộc vàochiều cao của mặt bằng thi công xây dựng và được nêu trong bảng sau:

Bảng 2.1 Sai số trung phương chuyển trục lên các mặt bằng xây lắp Các sai số Chiều cao của mặt bằng thi công xây dựng (m)

Trong đó t có giá trị bảng 2, 2,5, 3, 4 và được ấn định trước trong bản thiết

kế xây dựng hoặc bản thiết kế các công tác trắc địa, tùy thuộc vào tính chất quantrọng và mức độ phức tạp của công trình

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN TRỤC CÔNG TRÌNH LÊN CAO

2.2.1 Phương pháp dọi cơ học

Giả sử có điểm A đã được thành lập ở mặt sàn tầng xây dựng Thông qua

lỗ chiếu điểm trên trần ngăn, tiến hành thả một quả dọi được treo trên giá và chỉnhcho đỉnh quả dọi trùng với điểm A Dùng một thanh thước cố định vào lô chiếu vàtiếp xúc vào dây dọi sẽ đánh dấu được các vị trí A và B trên mặt lỗ chiếu Xoaythước đi 90°, lại cho thước tiếp xúc với dây dọi tương tự ta sẽ đánh dấu được điểm c

và d Giao của các đường ab và cd chính là hình chiếu điểm trục A chần ngăn

Độ chính xác của công tác chuyển điểm theo phương thẳng đứng nhờ dây dọivào khoảng 1/1000 chiều cao chuyển điểm

Phương pháp này hiện nay rất ít được áp dụng mặc dù dễ thực hiện Mặtkhác khi chiều cao lớn và có gió mạnh thì việc ứng dụng phương pháp này sẽ gặp

Trang 25

rất nhiều khó khăn Để nâng cao độ chính xác có thể sử dụng quả dọi nặng và chọnthời điểm thao tác vào lúc lặng gió Thông thường người ta chỉ sử dụng phươngpháp này để kiểm tra độ thẳng đứng của các kết xây dựng trong phạm vi từng tầng.

Hình 2.1 Chuyển trục công trình theo phương pháp dây dọi

2.2.2 Phương pháp sử dụng máy kinh vĩ

Phương pháp này thường được gọi là phương pháp chiếu thẳng đứng bằng tiangắm nghiêng của máy kinh vĩ Để chuyền tọa độ bằng máy kinh vĩ lên các tầngviệc đầu tiên là phải gửi các điểm đầu trục ra ngoài Khoảng cách từ điểm gửi đếnchân công trình tốt nhất là chọn xấp xỉ bằng chiều cao của nó, để góc đứng < 45°.Quá trình gửi điểm được tiến hành bằng máy kinh vĩ và thước thép dựa vào cácđiểm lưới khống chế bên trong Các điểm gửi được đánh dấu cẩn thận đổ bê tông vàgắn dấu mốc để bảo quản cho quá trình sử dụng sau này Thông thường các điểmtrục thường được gửi lệch so với trục khoảng cách từ 50-80cm để tiện cho quá trìnhthực hiện và thi công

Sau khi đã gửi các điểm đầu trục ra ngoài ta tiến hành chuyền tọa độ Máykinh vĩ được đặt tại các điểm gửi và được định tâm, cân bằng cẩn thận Sau đó dùngchỉ đứng giữa ngắm vào điểm dấu trục ở tường bao rồi cố định trục quay máy, nângống kính lên đánh dấu trục vào chân tường tầng 1 Tiếp tục nâng ống kính lên đánhdấu trục lên tường ở mặt sàn cần chuyển lưới ở phía trên bằng hai vị trí bàn độ.Sauk hi thực hiện việc chiếu điểm theo hai phương vuông góc với nhau ở mặt bằngtầng 1 đi qua điểm đã có là sẽ chuyển được điểm trục lên theo phương pháp thẳngđứng như hình 2.2

Ngày đăng: 16/06/2016, 22:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. GS.TSKH Hoàng Ngọc Hà, Bình sai tính toán lướ trắc địa và GPS. Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình sai tính toán lướ trắc địa và GPS
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật
[2]. Phan Văn Hiến, 2012, Cơ sở trắc địa công trình. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở trắc địa công trình
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật
[6]. TS Đinh Xuân Vinh, Trắc địa công trình dân dụng và công nghiệp.Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trắc địa công trình dân dụng và công nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật
[3]. TCXDVN 309:2004, Công tác trắc địa trong xây dựng công trình Khác
[4]. TCXDVN 194:2006, Nhà cao tầng – Công tác khảo sát trắc địa kỹ thuật Khác
[5]. TDXD 205:1998, Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w