1 SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 2 MÔN: LỊCH SỬ Ngày thi: 13/5/2015 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 ( 2.0 điểm) Điều kiện bùng nổ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Điều kiện nào đã quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám? Câu 2: (3.0 điểm) Hãy chọn lọc và trình bày 3 đóng góp to lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong 50 năm đầu của thế kỷ XX. Lý giải sự lựa chọn đó. Câu 3: (2.0 điểm) Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ có gì khác nhau giữa 2 giai đoạn 1954-1960 với giai đoạn 1961-1965? Câu 4: (3.0 điểm) Trình bày những biến đổi nổi bật của tình hình thế giới sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt. Trước tình hình đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chủ trương cơ bản gì trong công cuộc đổi mới đất nước? HẾT 2 HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT QG LẦN 2 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 12 - NĂM HỌC 2014-2015 Câu 1 (2.0 điểm) Điều kiện bùng nổ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? Điều kiện nào đã quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám? Nội dung Điểm Điều kiện bùng nổ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? Điều kiện nào đã quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám? 2.0 * Điều kiện 1.5 - Khách quan: Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. 0.25 Bọn Nhật ở Đông Dương và chính phủ tay sai Trần Trọng Kim hoang mang. Điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến. 0.25 - Chủ quan: Lực lượng cách mạng đã chuẩn bị sẵn sàng, Đảng và mặt trận Việt Minh sẵn sàng phát động Tổng khởi nghĩa 0.25 - Ngày 13/08/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa Toàn quốc, ban bố: “Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. 0.25 - Từ ngày 14 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. 0.25 - Từ ngày 16 đến 17/8/1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kỳ, bài Tiến quân ca làm Quốc ca. 0.25 * Điều kiện quyết định: 0.5 Trong những điều kiện trên, điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định 0.25 Vì nếu không có sự chuẩn bị chu đáo của Đảng, thì cho dù điều kiện khách quan có thuận lợi, cũng không thể nổ ra cuộc Tổng khởi nghĩa được. Sự lãnh đạo của 0.25 3 Đảng giữ vai trò quan trọng nhất Câu 2: (3.0 điểm) Hãy chọn lọc và trình bày 3 đóng góp to lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong 50 năm đầu của thế kỷ XX. Lý giải sự lựa chọn đó. Nội dung Điểm 1. Tìm ra con đường cứu nước năm 1920 1.0 - Năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 7/1920 tại thủ đô Pari, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận được tư tưởng cách mạng của Lê-nin qua Sơ thảo Luận cương “Về vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Tháng 12/1920 tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên 0.5 Lí giải: - Việc phát hiện ra con đường cứu nước mới “ Muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác hơn là con đường cách mạng vô sản.” là đóng góp to lớn đầu tiên trong cuộc đời cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. 0.25 - Con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc tìm ra đã kết thúc thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo của cách mạng nước ta và mở ra thời kỳ cách mạng Việt Nam gắn liền với mọi hoạt động của phong trào cách mạng thế giới. 0.25 2. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. 1.0 Ngày 6/1/1930, Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở về Quảng Châu triệu tập Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, tất cả những nội dung trong cương lĩnh trở thành đường lối cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam hơn 70 năm nay. 0.5 Lí giải: - Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là sản phẩm của sự VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 BẮC GIANG Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút Câu (3,0 điểm) Trình bày nguồn gốc, chất biểu xu toàn cầu hoá Vì xuất phong trào phản đối xu toàn cầu hoá giới? Câu (2,0 điểm) Sau kê số kiện lịch sử Việt Nam: TT Thời gian Sự kiện 03/02/1930 ……………………………………………………… 02/9/1945 ……………………………………………………… 07/5/1954 ……………………………………………………… 30/4/1975 ……………………………………………………… a Hãy hoàn thành bảng nội dung bảng kê b Sự kiện chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối cứu nước cách mạng Việt Nam? Trình bày ý nghĩa kiện Câu (3,0 điểm) Bằng kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1946, chứng minh đường lối đối ngoại Đảng Chính phủ ta mềm dẻo, linh hoạt đem lại kết to lớn Bài học cho sách ngoại giao Việt Nam nay? Câu (2,0 điểm) Trong thời kỳ 1954 - 1975, Việt Nam trở thành nơi diễn kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn có tính thời đại sâu sắc nguyên nhân nào? HẾT 1 SỞ GD & ĐT BÌNH ĐINH KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam trong thời kì 1939 – 1945: - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1/9/1939). - Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh (15/8/1945). Câu 2. (2,0 điểm) Từ năm 1920 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? Hãy chỉ ra tính đúng đắn, sáng tạo trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 3. (2,0 điểm) Đảng ta căn cứ vào điều kiện lịch sử và thời cơ như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam? Trình bày diễn biến và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh. Câu 4. (3,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi cơ bản của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000. Thực tế cách mạng nước ta từ năm 1930 đã để lại cho Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta những bài học kinh nghiệm gì? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: ĐỀ THI THỬ LẦN 2 2 SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG ĐÁP ÁN Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu Đáp án Điểm Câu 1 Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam trong thời kì 1939 – 1945: - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1/9/1939). - Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh (15/8/1945). 3,0 điểm a. Sự kiện chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1/9/1939). - Ngày 1 – 9 – 1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Ở châu Âu, quân đội phát xít kéo vào nước Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức, thực hiện chính sách thù địch với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa. - Bọn Pháp ở Đông Dương tăng cường vơ vét bóc lột nhân dân và đàn áp phong trào cách mạng, đẩy nhân dân ta vào cảnh ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc trở nên cấp bách. - Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, Đảng kịp thời họp Hội nghị BCH trung ương (11/1939) đã quyết định: + Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng; thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công – nông – binh bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa. + Phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp. + Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân tộc chống đế quốc. Hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng, dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đưa nhân dân bước vào giai đoạn trực tiếp vận động cứu nước. 1,5đ b. Sự kiện phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh (15/8/1945). - Bị thất bại dồn dập trên mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, nhất là khi đạo quân Quan Đông của Nhật đứng trước nguy cơ bị Hồng quân Liên Xô tiêu diệt và bị Mĩ ném hai quả bom nguyên tử, Nhật Bản chính thức tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, Chính phủ tay sai Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Thời cơ cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã đến. - Trước những chuyển biến mau lẹ của tình hình TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM 2014-2015 Môn: LỊCH SỬ - Khối C Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 đi ểm) Câu I (3,0 điểm) Trình bày và nêu nhận xét về những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945). Sự thỏa thuận của các nước Anh, Mĩ, Liên Xô về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng có tác động gì đến khu vực châu Á trong thời kì chiến tranh lạnh? B. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 đi ểm) Câu II (2,0 đi ểm) Kể tên các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1930-1945. Hãy nêu sự hiểu biết của em về Mặt trận Tồ quốc Việt Nam. Câu III (3,0 đi ểm) Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh thực dân Pháp là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam trong các thế lực ngoại xâm ở nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Câu IV (2,0 đi ểm) Phân tích nghệ thuật chỉ đạo của Đảng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Hết Thí sinh không được sử dụng t ài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họvà tênthí sinh : ; Số báo danh: ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Môn: LỊCH SỬ - Khối C KÌ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2014 -2015 CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI I (3,0 điểm) Trình bày và nêu nhận xét về những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945). Sự thỏa thuận của các nước Anh, Mĩ, Liên Xô về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng có tác động gì đến khu vực châu Á trong thời kì chiến tranh lạnh? a) Những quyết định quan trọng của HN - Từ 4 - 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của 3 nguyên thủ quốc gia (Liên Xô, Mỹ, Anh). - Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng: + Nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. + Thành lập Liên hợp quốc duy trì hoà bình và an ninh thế giới. + Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc ở châu Âu và châu Á. b) Nhận xét - Tuy là thỏa thuận của 3 cường quốc nhưng thực chất là sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô - Những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta". c) Tác động - Từ sau CTTG2 đến giữa những năm 70 –XX, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Đông đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Xô- Mĩ. - Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945- 1954) phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa 2 phe. - Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953): 9/1950 quân đội Mĩ đổ bộ 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 và Triều Tiên. Tháng 10/1950 quân đội Trung Quốc tiến vào Triều Tiên “kháng Mĩ viên Triều” đụng đầu trực tiếp giữa 2 phe, không phân thắng bại. - Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ (1954-1975): Mĩ xâm lược Việt Nam, Liên Xô , Trung Quốc, các nước XHCN ủng hộ cuộc khang chiến của nhân dânVN cuộc chiến tran cục bộ lớn nhất. 0,25 0,25 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM II (3,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy chứng minh thực dân Pháp là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam trong các thế lực ngoại xâm ở nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công. a) Tình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. Hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”:ngoại xâm ,nội phản; nạn đói, nạn dốt, tài chính… ngoại xâm là khó khăn lớn nhất. b) Các thế lực ngoại xâm - Trung Hoa Dân quốc: 20 vạn THDQ kéo vào MB nước ta + tay sai phản động với âm mưu cướp chính quyền nước ta. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của THDQ là lực lượng CM- ĐCSTQ phát triển khả năng ở lại VN lâu dài là khó không phải kẻ thù nguy hiểm nhất. - Đế quốc Mĩ: hậu thuận cho THDQ để chiếm nước ta.Nhưng khó khăn của Mĩ là đang tập trung TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2015 Môn thi: LỊCH SỬ (Lần II) Thời gian: 180 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm có 01 trang.) Câu 1 (3,0 điểm) Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Liên Xô và Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Nêu nhận xét về sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của hai nước này. Câu 2 (2,0 điểm) Con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định cho cách mạng Việt Nam trong năm 1920 của thế kỉ XX là gì? Hãy phân tích nội dung con đường cứu nước mới do Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra. Câu 3 (3,0 điểm) Trình bày và nhận xét nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng (1 - 1930), Đại hội Đảng toàn quốc lần II (2 - 1951) và Đại hội Đảng toàn quốc lần III (9 - 1960). Câu 4 (2,0 điểm) Từ những nội dung của: Hiệp định Sơ bộ (6 - 3- 1946), Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 - 1954), Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973), hãy phân tích rõ thắng lợi từng bước của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành các quyền dân tộc cơ bản. Hết (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số báo danh:. . . . . . . . . . . . HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TN.THPT LẦN II NĂM 2014 – 2015. (Hướng dẫn chấm gồm có 5 trang) Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Liên Xô và Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Nêu nhận xét về sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của hai nước này. a/ Tình hình kinh tế của Liên Xô (1,0 điểm): - Liên Xô chịu nhiều tổn thất nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai; Mỹ và phương Tây bao vây kinh tế và tiến hành Chiến tranh lạnh chống Liên Xô. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng nhân dân Liên Xô đã tự lực tự cường hoàn thành xuất sắc công cuộc khôi phục kinh tế. - Hoàn thành khôi phục kinh tế (1945 - 1950): Công nghiệp tăng 73% , Nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh, chế tạo thành công bom nguyên tử (1949). - Xây dựng CNXH (1950 những năm 70): Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn để xây dựng CNXH và đã đạt nhiều thành tựu to lớn về kinh tế. +Về công nghiệp: trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ), đi đầu trong công nghiệp: vũ trụ, điện hạt nhân. + Nông nghiệp: sản lượng nông nghiệp tăng trung bình khoảng 16%/ năm. b/ Tình hình kinh tế của nước Mỹ (1,0 điểm): - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do có nhiều điều kiện thuận lợi nên nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng. Biểu hiện: + Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp chiếm quá nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp thế giới). + Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp gấp đôi sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Ý và Nhật Bản cộng lại. + GTVT: Có trên 50% tàu biển toàn cầu, nắm giữ 3/4 dự trữ vàng của thế giới. - Trong khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu của thế giới. c/ Nhận xét (1,0 điểm): - Tuy điều kiện và con đường phát triển kinh tế của hai nước khác nhau, nhưng cả hai nước đều trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, trở thành hai nước đứng đầu hai hệ thống xã hội đối lập. - Liên Xô và Mỹ đều trở thành trụ cột của “trật tự hai cực Yalta”, chi phối toàn bộ các mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 2 (2,0 điểm): Con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định cho cách mạng Việt Nam trong năm 1920 của thế kỉ XX là gì? Hãy phân tích nội dung con đường cứu nước mới do Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra. a/ Con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định cho cách mạng Việt Nam là cách mạng vô sản: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản”.(0,5 điểm) b/ Nội dung cơ bản (1,5 điểm): - Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phải gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. - Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ SỞ GD& ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2015 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3,0 điểm) Hội nghị Ianta (2-1945) đã đưa ra những quyết định quan trọng gì? Theo anh/chị, những quyết định của Hội nghị Ianta đã ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 2: (2,0 điểm) Trong quá trình vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức cách mạng nào? Hãy trình bày sự thành lập và phân tích vai trò của tổ chức cách mạng đó đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930? Câu 3: (3,0 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Câu 4: (2,0 điểm) Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện lịch sử và thời cơ như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam? Nêu nội dung của kế hoạch đó. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………………………………….; Số báo danh:……………. SỞ GD& ĐT THÁI NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu Nội dung Điểm 1 (3,0 điểm) Hội nghị Ianta (2/1945) đã đưa ra những quyết định quan trọng gì? Theo anh/chị, những quyết định của hội nghị Ianta ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai? Hội nghị Ianta (2/1945) với sự tham gia của của nguyên thủ 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh (Xtalin, Rudơven, và Sơcsin) đã đưa ra những quyết định quan trọng sau: 0.25 + Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, tong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á 0,50 + Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới 0,50 + Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Cụ thể ở châu Âu…., ở châu Á… 0,50 Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc trở tành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là Trật tự hai cực Ianta 0,50 Ảnh hưởng của Hội nghị Ianta đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai: + Với việc hình thành trật tự hai cực Ianta, thế giới đã phân chia thành hai phe TBCN và XHCN, đối lập nhau về tư tưởng, chế độ XH, kinh tế, chính sách đối ngoại 0,25 + Cùng với việc hình thành Trật tự hai cực Ianta đã dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô kéo dài đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX 0,25 + Quan hệ quốc tế từ sau khi hình thành Trật tự hai cực Ianta đến khi Liên Xô tan rã đều xoay quanh những vấn đề liên quan đến Trật tự hai cực Ianta. 0,25 2 (2,0 điểm) Trong quá trình vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức cách mạng nào? Hãy trình bày sự thành lập và phân tích v vai trò của tổ chức cách mạng đó đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930? - Tổ chức CM do NAQ sáng lập: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên 0,25 - Sự thành lập: Tháng 11/1924, NAQ về Quảng Châu (Trung Quốc), liên lạc với những người VN yêu nước trong tổ chức Tâm tâm xã. Tháng 2/1925, lựa chọn , giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã => lập ra Cộng sản đoàn. Tháng 6/1925, thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh đánh đổ đế quốc và tay sai. 0,50 - Mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo thanh niên yêu nước