Dưới góc độ khoa học pháp lý thì các biện pháp bảo đảm đầu tư được hiểu là những biện pháp mà pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trì
Trang 1BÀI TẬP KỸ NĂNG - BTKN01
ĐỀ BÀI Câu 1 (70 điểm): Anh/ chị hãy nêu ý nghĩa của biện pháp bảo đảm đầu tư? Trình bày và phân tích một biện pháp bảo đảm đầu tư theo Luật đầu tư (2014)?
Câu 2 (30 điểm): Anh/chị hãy trình bày mối quan hệ giữa Luật đầu tư (2014) và Luật doanh nghiệp (2014)?
BÀI LÀM
I CÂU HỎI 1:
1 Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm đầu tư
a) Một số khái niệm:
- Khái niệm Đầu tư: Theo giáo trình Kinh tế đầu tư của Khoa Đầu tư,
Trưởng Đại học Kinh tế quốc dân, của Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân năm 2015 thì cho đến nay, có khá nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư Các khái niệm này có thể đứng ở các góc độ khác nhau với các cách tiếp cận khác nhau:
+ Khái niệm thường dùng: Đầu tư là quá trình sử dụng vốn hoặc các nguồn lực khác nhằm đạt được một hoặc một tập hợp các mục tiêu nào đó, hoặc thậm chí đơn giản cho rằng: đầu tư chính là quá trình tiền đẻ ra tiền
+ Khái niệm thiên về tài sản: đầu tư chính là quá trình bỏ vốn để tạo ra tiềm lực sản xuất kinh doanh dưới hình thức các tài sản kinh doanh, đó cũng là quá trình quản trị tài sản để sinh lợi
+ Khái niệm thiên về khía cạnh tài chính: đầu tư là một chuỗi hành động của chủ đầu tư và ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận dược một chuỗi hành động thu
để hoàn vốn và sinh lợi
Trang 2+ Khái niệm thiên về khoa học kỹ thuật: đầu tư là quá trình thay đổi phương thức sản xuất thông qua việc đổi mới và hiện đại hóa phương tiện sản xuất để thay thế lao động thủ công
+ Khái niệm về khía cạnh xây dựng: đầu tư xây dựng là quá trình bỏ vốn nhằm tạo ra các tài sản vật chất dưới dạng các công trình xây dựng
Như vậy có thể nhận thấy mặc dù tiếp cận dưới góc độ khác nhau, có mục tiêu khác nhau và phát biểu cụ thể không hoàn toàn giống nhau nhưng nội hàm của các khái niệm đầu tư đều thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp hành vì hoặc quá trình sử dụng các nguồn lực (vật chất, phi vật chất) nhằm đáp ứng mục tiêu hoặc kết quả xác định Quá trình sử dụng nguồn lực cũng không làm mất đi giá trị mà chỉ làm thay đổi hình thái thể hiện giá trị của nguồn lực
Dưới góc độ nghiên cứu những quy luật kinh tế vận động trong lĩnh vực
đầu tư thì hoạt động đầu tư được hiểu là: Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
- Đầu tư kinh doanh: Theo Luật Đầu tư, số 67/2014/QH13, được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông
qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 (sau đây gọi tắt là Luật Đầu tư năm 2014):
Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư: Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân bỏ tiền, tài sản (vốn đầu tư)
để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu
tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
+ Nhà đầu tư trong nước: tổ chức kinh tế trong nước và cá nhân kinh doanh;
Trang 3+ Nhà đầu tư nước ngoài: Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài
+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài làm thành viên cổ đông
- Khái niệm Biện pháp bảo đảm đầu tư:
Luật Đầu tư năm 2014 không đưa ra định nghĩa về biện pháp bảo đảm đầu
tư Dưới góc độ khoa học pháp lý thì các biện pháp bảo đảm đầu tư được hiểu
là những biện pháp mà pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu
tư với mục đích kinh doanh Nói cách khác, các biện pháp bảo đảm đầu tư
chính là những cam kết của Nhà nước với các nhà đầu tư về trách nhiệm của Nhà nước đối với việc tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể, chính đáng của nhà đầu tư
b) Cơ sở pháp lý của các biện pháp bảo đảm đầu tư:
Các biện pháp đảm bảo đầu tư được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc gia như: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Khuyến khích và đầu tư trong nước; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư 2005, 2014… Và trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN…
- Văn bản pháp luật trong nước:
Với vai trò là một trong những biện pháp nhằm thể hiện sự cố gắng trong hành trình thu hút vốn đầu tư của nhà nước, các quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm đầu tư đã xuất hiện từ rất lâu trong các văn bản pháp luật của Nhà
nước Việt Nam
Có thể tìm thấy những quy định về bảo đảm đầu tư trong các bản hiến pháp qua từng thời kì của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hiến pháp
Trang 4năm 2013, tại Khoản 3, Điều 51: Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa
Bên cạnh đó các luật và văn bản dưới luật cũng phát huy tinh thần của Hiến pháp về bảo đảm đầu tư như: Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (sửa đổi năm 1998), Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi năm 2000) Sau này thay thế cho hai luật trên có Luật đầu tư 2005 và hiện tại là Luật đầu tư 2014 Về cơ bản vẫn giữ nguyên tinh thần của các cam kết bảo hộ đầu tư đối với các nhà đầu tư và các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn đầu tư, quy mô, địa bàn và lĩnh vực đầu tư Tạo ra sự ổn định, đồng bộ, nhất quán trong các quy định về bảo đảm đầu tư ở Việt Nam
Ngoài ra, trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam tồn tại một
số văn bản không trực tiếp điều chỉnh quan hệ đầu tư nhưng lại chứa đựng các quy định mang tinh thần của các biện pháp bảo đảm đầu tư (ví dụ như Bộ Luật Dân sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác)
- Các điều ước quốc tế:
Cho đến nay nước ta đã kí nhiều hiệp định song phương và đa phương liên quan đến hoạt động đầu tư, như Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN; Hiệp định thương mại song phương với Hoa kỳ; Hiệp định tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản và các cam kết quốc tế khác
− Chính vì vậy việc thay đổi chính sách pháp luật cần phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đặc biệt là trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế Chính sách pháp luật nói chung và luật đầu tư nói riêng cần thay đổi để thu hút đầu tư, tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư, từ đó phát triển kinh tế Việc kí kết và thực hiện các cam kết quốc tế một mặt đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa thị trường, xóa bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan hoặc trợ cấp không phù hợp với thông lệ quốc tế Mặc khác, vẫn phải duy trì một số chính sách bảo hộ
Trang 5trong nước có điều kiện, có thời gian, theo lộ trình xác định Các biện pháp đảm bảo đầu tư là những biện pháp được thể hiện trong các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu
tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh Các biện pháp đảm bảo đầu tư là những cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư
Theo tinh thần của pháp luật về đầu tư ở Việt Nam, các biện pháp đảm bảo đầu tư được hiểu cụ thể là các cam kết của Nhà nước Việt Nam về việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành dự
án đầu tư tại Việt Nam Các biện pháp đảm bảo đầu tư bao gồm: Bảo đảm quyền
sở hữu tài sản hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư; bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài; bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi bất thường của chính sách, pháp luật và một số các biện pháp bảo đảm đầu tư khác
c) Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm đầu tư:
Từ những đòi hỏi của quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, cũng như mục đích phát triển kinh tế xã hội, một trong các chủ trương lớn của Nhà nước trong thời đại mới là tận dụng và phát huy tối đa nguồn vốn đầu tư của các chủ thể trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư kinh doanh Chính vì lẽ đó mà bên cạnh các biện pháp khuyến khích đầu tư nhà nước ta đã đưa ra các biện pháp đảm bảo đầu tư rộng mở Các biện pháp này đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc gia và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia như một bằng chứng pháp lý xác thực, tạo nên sự khuyến khích cũng như an toàn cho các nhà đầu tư
Các biện pháp bảo đảm đầu tư là những biện pháp được thể hiện trong những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh Các biện pháp bảo đảm đầu tư là những cam kết từ phía nhà nước tiếp
Trang 6nhận đầu tư với các chủ đầu tư về trách nhiệm của nhà nước tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư
Học viên đã tổng hợp và đưa ra ý nghĩa của biện pháp bảo đảm đầu
tư như sau:
1 Cam kết bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư góp phần xoá bỏ tâm lý lo lắng khi bỏ vốn vào đầu tư
Vấn đề đảm bảo đầu tư được quy định ở các văn bản pháp lý cao nhất của Việt Nam, đó là bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản và các nguồn lợi khác của các nhà đầu tư Luật đầu tư cũng quy định, trong quá trình đầu tư, vốn và các tài sản khác của nhà đầu tư được đảm bảo
2 Thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm đầu tư tác động tích cực đến thu hút đầu tư
Thực hiện hiệu quả các biện pháp đầu tư sẽ góp phần tăng thu hút đầu tư một cách hiệu quả cả về số lượng và chất lượng Nhìn nhận các biện pháp bảo đảm đầu tư trong tương quan so sánh với môi trường đầu tư có thể nhận thấy rằng, hệ thống các biện pháp bảo đảm đầu tư tốt chính là một trong những yếu tố giúp nhà nước có môi trường đầu tư tốt được đánh giá thông qua khả năng thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ và ngày càng tăng
Khi các biện pháp đảm bảo đầu tư được ban hành đã thể hiện thái độ đầy thiện chí cũng như những nỗ lực của Nhà nước trong việc mời gọi các nhà đầu
tư đầu tư vào và tìm kiếm lợi nhuận Những quy định ưu đãi này sẽ tạo được niềm tin cũng như cho các nhà đầu tư cảm giác an toàn khi đầu tư vì có nhiều khía cạnh đầu tư sẽ được đảm bảo một cách chắc chắn thông qua các biện pháp bảo đảm đầu tư khiến cho các hoạt động đầu tư càng trở nên thông thoáng và phát triển hơn và như thế chắc chắn hiệu quả đầu tư sẽ được nâng cao
Đặc trưng của hoạt động đầu tư kinh doanh là khả năng xảy ra rủi ro rất lớn, chính vì vậy khi tiến hành đầu tư nếu có một môi trường đầu tư thuận lợi với những bảo đảm chắc chắn từ phía nước tiếp nhận đầu tư sẽ được các nhà đầu
Trang 7tư hưởng ứng nhiệt tình Khi thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm này sẽ tạo ra những hiệu ứng ảnh hưởng rất tốt đến hiệu quả thu hút đầu tư
Các biện pháp đảm bảo đầu tư có một tầm quan trọng đến hiệu quả của hoạt động thu hút đầu tư Vì vậy, Việt Nam cũng như mỗi quốc gia trên thế giới cần chú trọng đến việc ban hành cũng như hoàn thiện quy định pháp luật về vấn
đề này để hoạt động đầu tư đạt hiệu quả cao nhất
3 Các biện pháp bảo đảm đầu tư góp phần tạo ra môi trường đầu tư bình
ổn
Môi trường đầu tư bình ổn là yếu tố hấp dẫn với các nhà đầu tư từ đó hiệu quả thu hút đầu tư sẽ tăng cao Trong bối cảnh quốc tế hóa về đầu tư đã thức đẩy các nhà đầu tư đã thực hiện những dự án đầu tư ở nhiều quốc gia khác nhau Các nhà đầu tư thường yên tâm đầu tư trong môi trường đầu tư không có sự xáo trộn
ở những vấn đề cơ bản liên quan đến lợi ích trực tiếp của các nhà đầu tư
4 Việc thay đổi một cách linh hoạt và đúng đắn của các biện pháp bảo đảm đầu tư sẽ đồng nghĩa với việc cải tạo môi trường đầu tư một cách tích cực hơn
Điều này còn cho thấy nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống các biện pháp đảm bảo đâu tư đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tạo lập niềm tin đối với môi trường đầu tư ở Việt Nam của các nhà đầu tư trong
và ngoài nước Ví dụ: Theo các văn bản pháp luật cũ về hoạt động đầu tư ở các biện pháp bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư có sự phân loại các tiêu chí nguồn vốn thành các hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài có những quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách riêng biệt Nhưng theo Luật đầu tư năm
2005 (và nay là Luật Đầu tư năm 2014), quy định này đã được xóa bỏ và thay vào đó là một hệ thống quy phạm pháp luật thống nhất điều chỉnh chung cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Điều này đã tạo nên những hiệu ứng tích cực từ các nhà đầu tư, tạo cho họ một môi trường đầu tư công bằng và sáng tạo
Trang 85 Biện pháp bảo đảm đầu tư là cơ sở để góp phần khẳng định rằng: Khi tham gia đầu tư, các nhà đầu tư được đảm bảo đối xử công bằng và thoả đáng, không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài không phân biệt thành phần kinh tế
6 Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia
có có quy định khác với quy định của Luật và các và văn bản liên quan thì áp dụng các Điều ước quốc tế Quy định này thể hiện thiện chí, cam kết tôn trọng
và tôn trọng pháp luật quốc tế của Việt Nam, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam
Luật Đầu tư năm 2014 bổ sung cam kết của nhà nước trong việc đối xử không phân biệt giữa các nhà đầu tư nước ngoài (nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) phù hợp với điều kiện và lộ trình quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Khoản 1 Điều 10) Quy định này nhằm cụ thể hóa cam kết của Việt Nam về đối xử tối huệ quốc theo các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư
So với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật khuyến khích đầu tư trong nước thì Luật đầu tư năm 2014 có nhiều điểm mới hơn trong việc quy định về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư Đó là nguyên tắc xây dựng một chính sách khuyến khích đầu tư thông thoáng, không phân biệt đối
xử, loại bỏ rào cản đầu tư…hướng tới xây dựng môi trường pháp lý bình đẳng minh bạch hơn cho tất cả các nhà đầu tư Đây được coi là nguyên tắc chi phối toàn bộ quá trình xây dựng và thông qua Luật đầu tư Nguyên tắc này thể hiện việc tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng những ưu đãi như nhau cùng thực hiện những nghĩa vụ giống nhau đối với Nhà nước
Việc bảo đảm đầu tư nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư Doanh nghiệp được phép kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm, chuyển từ cách tiếp cận “doanh nghiệp danh sách các ngành được phép sang danh sách các ngành bị loại trừ và hạn chế ”
Trang 9Có thể nói, việc đảm bảo được một môi trường đầu tư bình đẳng thông thoáng là biện pháp khuyến khích ưu việt nhất trong tất cả các biện pháp khuyến khích để thu hút đầu tư của nước ta
2 Trình bày và phân tích một biện pháp bảo đảm đầu tư theo Luật đầu tư năm 2014:
Bảo đảm đầu tư là một nội dung vô cùng quan trọng mang tính chất đãi ngộ tối huệ quốc được quy định cụ thể trong Luật Đầu tư số 67/2014/QH13
ngày 26/11/2014 (gọi tắt là Luật Đầu tư 2014) có hiệu lực từ ngày 01/07/2015
Đây là điều kiện mà các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi quyết định đầu tư, giúp các nhà đầu tư yên tâm vì lợi ích được đảm bảo
Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 (tại Chương II) thì các biện pháp bảo đảm đầu tư bao gồm:
- Bảo đảm quyền sở hữu tài sản;
- Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài;
- Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng;
- Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật;
- Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
Học viên xin trình bày và phân tích biện pháp bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật, cụ thể như sau:
Sự thay đổi của pháp luật tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư, trong nhiều trường hợp làm mất đi sự ổn định, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh Do vậy, Nhà nước cam kết bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật, cụ thể được quy định tại Điều 13, Luật Đầu tư 2014 và Điều 3, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
Trang 10Theo quy định tại Điều 13 Luật Đầu tư 2014 bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật:
- Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu
tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án
- Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu
tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng
ưu đãi còn lại của dự án
- Quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Đầu tư 2014 không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường
- Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Đầu tư 2014 thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
+ Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
+ Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
+ Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại
Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầu
tư 2014, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành
Điều 3 Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật của Nghị định 118/2015/NĐ-CP:
- Trong trường hợp văn bản pháp luật mới do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đang áp dụng đối với