Nguyên nhân dẫn đến nợ công Châu ÂuVới mong muốn hình thành một khối liên minh phát triển mạnh, nhanh chóng trở thành khối đối trọng với Mỹ và các nước phát triển khác, các lãnh đạo tron
Trang 1Nguyên nhân dẫn đến nợ công Châu Âu
Với mong muốn hình thành một khối liên minh phát triển mạnh, nhanh chóng trở thành khối đối trọng với Mỹ và các nước phát triển khác, các lãnh đạo trong khối Euro đã khuyến khích các nước thành viên phát triển kinh tế nhanh chóng bằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ, giám sát lỏng lẻo điều đó đã dẫn đến hậu quả khủng hoảng nợ công như ngày nay Khủng hoảng nợ công Châu Âu (cuối năm 2009) xẩy ra là do sự tác động của hàng loạt các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài Chúng ta có thể xác định một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Thứ nhất: Do các nước thành viên EU phải từ bỏ chính sách tiền tệ của
chính mình.
Có một thực tế diễn ra trong khối liên minh EU là trình độ phát triển của các thành viên trong khối rất khác biệt nhau; trong khi các nước Nam Âu (như Bồ Đào Nha,
Hi Lạp) tăng trưởng chậm chạp, nhiều nước rơi vào khủng hoảng nợ công thì nhiều nước khác như Đức lại tăng trưởng rất nhanh Điều này đòi hỏi phải có những chính sách riêng cho mỗi nước, tuy nhiên thực tế ấy đã không được đáp ứng đầy
đủ, điển hình là chính sách về tiền tệ Chính sách tiền tệ - một công cụ hữu hiệu để điều hành vĩ mô nền kinh tế - lại không do chính phủ mỗi nước nắm giữ Cụ thể , lãi suất trên thị trường tiền tệ do ECB quy định, lãi suất trái phiếu chính phủ do chính phủ mỗi nước quy định Dẫn đến việc các nước kém cạnh tranh sẽ phải phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất cao để có tiền chi tiêu Đơn cử cho sự bất hợp lý của chính sách này là vào năm 2011 trong khi việc tăng lãi suất là cần thiết cho nền kinh tế đang lên như Đức thì việc hạ lãi suất là điều cần thiết cho nền kinh
tế đang trì trệ như Ireland Chính sách tiền tệ như trên còn gặp vô số bất cập khác khi mà các nước khó có thể chủ động trong việc ứng phó với khủng hoảng nợ công
- Thứ hai: Sự yếu kém trong quản lý của chính phủ các nước.
Một ví dụ điển hình cho luận điểm này đó là, việc gia nhập EU mang đến lợi thế cho các nước thành viên khi được tiếp cận các nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất rất thấp, ta có thể xem bảng số liệu sau:
Trước khi gia nhập EU Sau khi gia nhập EU
Trang 2Bảng so sánh lãi suất vay nợ của một số thành viên EU
Tuy nhiên, sự yếu kém trong khâu quản lý dẫn đến việc chính phủ các nước sử dụng nguồn vốn đó để chi tiêu quá tay khiến cho các nước lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng Ví dụ như Hi Lạp năm 2011 thâm hụt ngân sách nước này là 9.1% GDP (cao gấp 3 lần quy định của EU – nguồn: http://cafef.vn/tai-
chinh-quoc-te/tham-hut-ngan-sach-cua-hy-lap-gap-3-lan-quy-dinh-20120424025139601.chn )
Ngoài ra nạn tham nhũng, trốn thuế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu chính phủ mà nguyên nhân một phần cũng vì sự quản lý yếu kém của chính phủ
Ví dụ: tỷ lệ trốn thuế của Hi Lạp năm 2006 là 3,4% GDP; hơn 15% hoạt động kinh
tế ở Italia diễn ra “trong bóng tối” gây thiệt hại cho nước này khoảng 100 tỷ euro
- Thứ ba: Sức cạnh tranh của nền kinh tế kém, năng suất lao động thấp.
Trong một tổ chức thường xẩy ra tình trạng “một con sâu làm rầu nồi canh” Sự yếu kém của một số nước trong khối EU đã kéo theo nguy cơ tiềm tàng về sự khủng hoảng của tổ chức này
Bồ Đào Nha được xem là mắt xích yếu nhất trong khu vực đồng Euro, mầm mống khủng hoảng tại nước này kéo dài trong một thời gian, tỷ lệ tăng trưởng thấp kể từ năm 2001, năm 2003 Bồ Đào Nha bị suy thoái (tăng trưởng -0.9%)
Italia có năng suất lao động khá thấp, cộng với chính sách lao động không hợp lý
đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở Italia chiếm 41.2% trong tháng 10/2013 – nguồn:
http://taichinhthegioi.vn/chi-tiet-tin-tuc/chau-au/3922/ty-le-that-nghiep-o-chau-au-bat-ngo-giam.html )
Hi Lạp xuất phát điểm là quốc gia nhỏ, nguồn tài nguyên hạn hẹp, năng lực cạnh tranh yếu Sau khi vào EU thì tình hình sản xuất ngày càng đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng (tỷ lệ thất nghiệp của Hi Lạp 10/2012 là 26.8% nguồn:
https://www.shs.com.vn/News/2013111/785758/ty-le-that-nghiep-o-hy-lap-tang-len-muc-ky-luc-moi.aspx )
- Thứ tư: Tác động từ các cuộc khủng hoảng kinh tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 buộc Hi Lạp phải tung ra núi giữ gói cứu
Trang 3trợ khổng lồ để cứu vãn nền kinh tế khiến thâm hụt ngân sách ngày càng cao
Khủng hoảng làm bộc lộ những yếu kém trong mô hình phát triển kinh tế cũng như
khả năng quản trị tài chính ngày càng yếu của nước này Điển hình doanh thu
ngành công nghiệp lớn nhất nước này là du lịch và vận tải biển sụt giảm 15% Hệ
quả tất yếu là ngày 27/04/2010 cty xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s đã đánh
tụt hạng tín nhiệm của Hi Lạp xuống mức có khả năng vỡ nợ (Điều này gây ảnh
hưởng rất lớn vì nó làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư) Một số nước khác trong
khối cũng phải hành động tương tự, chúng ta có thể xem bảng so sánh mức nợ
công trước và sau khủng hoảng tài chính 2008-2009 của một số nước để có cái
nhìn rõ hơn:
Cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra tại Ireland lại khởi nguồn từ sự bùng nổ bong
bóng bất động sản giai đoạn 2001-2007 Khi thị trường BĐS sôi động, các ngân
hàng bơm tiền vào với hi vọng kiếm lời, sau khi thị trường này sụp đổ thì khoản
tiền trên trở thành nợ xấu của các ngân hàng; để cứu các ngân hàng chính phủ buộc
phải mua lại các khoản nợ xấu đó bằng ngân sách chính phủ và các khoản vay
(nguồn:
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/khung-hoang-no-ireland-bien-no-tu-thanh-no-cong-1291879697.htm )
- Thứ năm: Nợ nước ngoài cao.
Hi Lạp là một ví dụ điểm hình, tỷ lệ trái phiếu do nước ngoài nắm giữ tại Hi Lạp
chiếm 80% và chủ nợ phần lớn là các ngân hàng Châu Âu Năm 2015 nợ nước
ngoài của Hi Lạp là 243 tỷ euro Nợ nước ngoài càng cao sẽ khiến nền kinh tế
trong nước dễ bị rủi ro bởi môi trường bên ngoài (nguồn:
http://vneconomy.vn/the-gioi/hy-lap-no-nuoc-ngoai-bao-nhieu-tien-20150629095759276.htm )
- Thứ sáu: Mức chi tiêu công cao
Việc “vung tay quá trán” cho chi tiêu công khiến thâm hụt ngân sách ngày càng
cao Giai đoạn 2001-2007 mức chi tiêu chính phủ tăng 87% trong khi mức thu chỉ
đạt 31% khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mức cho phép 3% GDP của EU
(nguồn:
http://enternews.vn/5-nguyen-nhan-chinh-gay-khung-hoang-no-cong-cua-hy-lap.html )