Quan sát cấu tạo ngoài: Cá chép có dạng hình thoi, hơi dẹp bên; cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân, đuôi.. Thận Hệ tuần hoàn: Sau khi đã quan sát các hệ cơ quan trên tiếp tục mổ ở mặt bụ
Trang 1Bài 4 NGHIÊN CỨU ĐẠI DIỆN CỦA LỚP CÁ XƯƠNG VÀ LỚP LƯỠNG CƯ
I Lớp cá xương
Đại diện: Cá chép (Cyprinus carpio), thuộc họ Cá chép (Cyprinidae), bộ Cá chép
(Cypriniformes)
Thiết bị, mẫu vật cần thiết:
- Cá chép sống có cỡ khoảng 0,5kg/con
- Bộ đồ tiểu phẫu: dao, kéo, kẹp, kim mũi mác, kim nhọn, đinh ghim
- Khay mổ, ván mổ
- Khăn lau, bông thấm nước
1 Quan sát cấu tạo ngoài:
Cá chép có dạng hình thoi, hơi dẹp bên; cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân, đuôi Cơ thể được bao phủ bởi lớp vẩy xương (trừ phần đầu), dưới lớp biểu bì có tuyến đơn bào tiết niêm dịch, giữ cho da cá luôn nhờn, ẩm ướt làm giảm ma sát
Đầu: Được giới hạn từ khe sau buồng mang trở về trước Ở mút trước của đầu là miệng,
có hình bán nguyệt Quanh miệng có nếp môi trên và nếp môi dưới Bên miệng có hai đôi râu, là
cơ quan xúc giác của cá Mắt tròn, không có mí nằm hai bên đầu, không có tuyến lệ Trước mắt, phía trên miệng là đôi lỗ mũi thông với xoang khứu giác Trong lỗ mũi có van mũi ngăn đôi Sau mắt, ở hai bên đầu là nắp mang che các cung mang và lá mang nằm ở bên trong Viền quanh bờ nắp mang là nếp da mỏng Nếp da này đóng vai trò khá quan trọng trong động tác hô hấp
Thân: từ sau khe mang đến trước lỗ huyệt Trên thân phủ lớp vẩy xương tròn Dọc hai
bên thân có cơ quan đường bên, là hai hàng chấm chạy từ sau khe mang đến tận đuôi Đây là cơ quan cảm giác của cá, giúp cá cảm nhận được nhiệt độ của nước, vận tốc dòng chảy, nồng độ muối, các chướng ngại vật khi bơi…
Đuôi: được tính từ sau lỗ huyệt Ở tận cùng của đuôi là vây đuôi, có hai thùy đều nhau
(kiểu đồng vĩ)
Hình 1: Cấu tạo ngoài của cá chép
Hệ thống vây: gồm vây chẵn và vây lẻ
Trang 2Vây chẵn: Đôi vây ngực (nằm ở mặt bụng, sau nắp mang) và đôi vây bụng (ở mặt bụng của thân, sau vây ngực): giữ chức năng thăng bằng và chuyển hướng khi bơi
Vây lẻ: Vây lưng (phía lưng thân cá), vây hậu môn (ở mặt bụng của đuôi, sau lỗ huyệt), vây đuôi (tận cùng đuôi): giữ chức năng thăng bằng Ngoài ra vây đuôi cùng với toàn bộ phần đuôi còn giữ chức năng làm bánh lái
2 Cấu tạo trong
a Giải phẫu:
Cầm ngửa cá lên tay trái Dùng kéo cắt một đường từ lỗ huyệt lên đến góc mang Sau đó cắt vòng bên thân từ lỗ huyệt qua cơ quan đường bên lên phía trên buồng mang Dùng dao lược
bỏ phần cơ lưng cho đến sát tận gai thần kinh Cắt bỏ xương nắp mang Bỏ toàn bộ khối cơ xương đã cắt, nội quan sẽ lộ ra
b Quan sát nội quan:
Quan sát sơ bộ vị trí tự nhiên của các nội quan Toàn bộ nội quan cá được phủ bởi một lớp màng rất mỏng có ánh bạc - mạc bụng Bóc bỏ mạc bụng sẽ thấy rõ sự sắp xếp các nội quan
ở vị trí tự nhiên Lần lượt quan sát nội quan ở trạng thái này
Bóng hơi lớn, nằm sát thành lưng, chia thành hai khoang, thắt eo ở giữa, khoang trước tròn và lớn hơn, khoang sau mút hơi kéo dài Chỗ thắt giữa bóng hơi là phần giữa thận Thận có màu đỏ sẫm Tuyến sinh dục là hai khối lớn nằm dọc, song song với bóng hơi ở phía trong Ở con đực là tinh hoàn, màu trắng sữa ; ở con cái là buồng trứng có màu hồng nhạt ở cá non và màu vàng dạng hạt ở cá trưởng thành Dưới tuyến sinh dục là ruột uốn khúc, gan hình dải phân tán, nằm dọc theo ruột Ở huyệt có lỗ hậu môn ở phía trước và lỗ niệu sinh dục ở phía sau Dưới nắp mang ở mặt bụng có thể thấy tim nằm trong xoang bao tim; sau tim là màng ngăn tim bụng
Sau khi xác định vị trí tự nhiên của các cơ quan sẽ quan sát kỹ từng hệ cơ quan
Hệ tiêu hóa:
Dùng kẹp và kim mũi mác gỡ ruột thẳng ra Chú ý làm từ từ và nhẹ nhàng để gan khỏi bị nát
Ống tiêu hóa: Đầu ống tiêu hóa là miệng Quanh miệng có nếp môi trên và nếp môi dưới.
Sau miệng là xoang miệng, tiếp đó là hầu-hai bên hầu là mang, tiếp đó là thực quản ngắn Tiếp đến là dạ dày-ở cá chép chưa phân biệt rõ dạ dày với ruột Sau dạ dày là ruột, phần trước ruột uốn khúc có thể coi là ruột tá, phần sau ruột nhỏ hơn, đoạn cuối là ruột thẳng và đổ ra hậu môn
Tuyến tiêu hóa: Gan màu vàng nâu chạy dọc theo ruột; ở phần đầu của gan có túi mật.
Tuyến tụy phân tán dọc theo ruột như gan, màu nâu nhạt
Hệ sinh dục:
Ở cá chép chỉ phân biệt đực và cái qua cơ quan sinh dục Về mùa sinh sản, ở bên ngoài
có thể thấy bụng cá cái to hơn do chứa đầy trứng
Con đực: có đôi dịch hoàn là hai khối màu trắng nằm hai bên lườn cá, ngay dưới bóng
hơi Dịch hoàn được bao bởi màng mỏng màng này kéo dài thành hai ống dẫn sản phẩm sinh dục Ở phần cuối hợp lại đổ vào xoang niệu sinh dục
Con cái: có đôi buồng trứng, hai ống dẫn trứng được tạo nên bởi hai màng bao buồng
trứng Phần cuối hợp lại đổ vào xoang niệu sinh dục
Hệ bài tiết:
Là trung thận, màu đỏ thẫm, nằm sát thành lưng kéo dài dọc theo bóng hơi Bờ sau thận
có đôi ống niệu là ống Vonphơ dẫn sản phẩm bài tiết tới túi niệu nhỏ, cuối cùng đổ vào xoang niệu sinh dục
Trang 3Hình 2: Cấu tạo nội quan cá chép
1 Tim 4 Dạ dầy 7 Bóng hơi
2 Gan 5 Ruột 8 Bóng hơi
3 Mật 6 Tuyến sinh dục 9 Thận
Hệ tuần hoàn:
Sau khi đã quan sát các hệ cơ quan trên tiếp tục mổ ở mặt bụng vùng đầu cá, phía dưới buồng mang để quan sát hệ tuần hoàn Khi mổ cần thận trọng tránh chọc mũi kéo quá sâu làm thủng tim và đứt các mạch máu Cắt bỏ một phần của buồng mang để dễ quan sát
Tim nằm trong xoang bao tim; để quan sát cần cắt bỏ xoang bao tim Từ tim phát ra bầu động mạch, tiếp về phía trước là động mạch chủ bụng Dùng kẹp nâng nhẹ động mạch này lên ta
sẽ thấy gốc các động mạch tới mang Lần lượt gỡ theo các gốc đó sẽ thấy rõ các động mạch tới mang Tim cá chép có một tâm nhĩ màu sẫm, thành mỏng, một tâm thất nằm ở phía trên, có thành dày hơn và màu hồng Sau tâm nhĩ là xoang tĩnh mạch Bầu động mạch ở cá chép là phần phình của gốc động mạch chủ bụng
Tỳ: là khối hình lá, màu đỏ đậm nằm cạnh túi mật và kéo dài về sau
Hệ hô hấp:
Mang là cơ quan hô hấp của cá Cá chép có bốn đôi cung mang Trên mỗi cung mang có hai hàng lá mang xếp song song dọc cung mang Ở cá chép vách mang tiêu giảm nên lá mang chỉ đính gốc vào cung mang, còn ngọn lá mang tự do
Hệ thần kinh :
Để quan sát não bộ cá chép: Cắt rời đầu cá, cạo sạch da đầu, dùng mũi dao nạy xương vùng nóc sọ và một phần vùng bên Não bộ cá chép nằm trong đệm mỡ dày, lấy mũi mác gạt nhẹ phần mỡ đó, nhỏ vài giọt cồn vào não để dễ quan sát
Hai bán cầu não nhỏ, phía trước là 2 thùy khứu giác, sau là mấu não trên, hai thùy thị giác, tiểu não nằm giữa 2 thùy thị giác, sau cùng là hành tủy
3 Yêu cầu
- Quan sát và nhận biết được các đặc điểm cấu tạo ngoài
- Giải phẫu và quan sát đặc điểm cấu tạo trong
- Vẽ và chú thích cấu tạo trong của cá chép
- Nhận xét những đặc điểm thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước của cá
Trang 4II Lớp lưỡng cư
Đại diện: Ếch đồng (Rana tigrina), họ ếch (Ranidae), bộ không đuôi (Anura), lớp lưỡng
cư (Amphibia)
Thiết bị, mẫu vật cần thiết:
- Ếch đồng
- Bộ đồ tiểu phẫu: dao, kéo, kẹp, kim mũi mác, kim nhọn, đinh ghim
- Khay mổ, ván mổ
- Khăn lau, bông thấm nước
1 Cấu tạo ngoài:
Cơ thể ếch chia thành: đầu, thân và chi Đầu và thân không có ranh giới rõ rệt vì ếch không có cổ
Toàn bộ cơ thể ếch được phủ bởi lớp da trần ẩm ướt, mang nhiều tuyến da hình túi Dưới
da có nhiều xoang bạch huyết Da và cơ chỉ dính với nhau bởi đường giới hạn của các xoang bạch huyết
Hình 3: Cấu tạo ngoài của ếch
Đầu: Có dạng hình tam giác, đỉnh hơi tròn và hơi cúi xuống phía trước Mặt trên và hai
bên của đầu có hai mắt lồi Mí mắt ếch khá phát triển, mí trên trùm lên một phần nhãn cầu; mí dưới không cử động Ngoài ra ở ếch còn có màng nháy (được coi là mí thứ ba) trong suốt có thể phủ kín nhãn cầu Sau mắt là màng nhĩ, là vòng da mỏng Gần mõm có đôi lỗ mũi ngoài, bên trong lỗ mũi có van mũi Van mũi thấy rõ ở ếch sống, nó đóng mở theo nhịp nâng hạ thềm miệng khi ếch hô hấp
Miệng: Rộng, nằm phía trước đầu Hai bên góc miệng hàm dưới ếch đực có màng kêu, là
màng mỏng có mầu đen có tác dụng như túi cộng hưởng âm thanh Trong miệng ếch có nhiều răng nhỏ ở hàm trên, có tác dụng giữ mồi Phía trước thềm miệng là lưỡi-là khối cơ dẻo; đầu lưỡi
tự do xẻ rãnh sâu và hướng vào phía trong Phía trước vòm miệng có có đôi lỗ mũi trong Cạnh
lỗ mũi trong có hàng răng lá mía Phía trong góc vòm miệng có đôi ống Eustachi thông xoang miệng với tai giữa Ở phía trong của thềm miệng, ngay đầu lưỡi là khe thanh quản Phía sau khe thanh quản là thực quản
Thân: có da xù xì, lưng hơi gù do sự khớp động giữa đốt sống chậu và xương trâm đuôi.
Trang 5Chi: Chi trước của ếch ngắn, phân ra cánh tay, ống tay, bàn tay và ngón tay Chi trước có
bốn ngón, một ngón tiêu giảm Ở gốc ngón I ếch đực có u lồi bầu dục gọi là “chai tay cưới” để bám vào ếch cái khi giao hợp Chai này chỉ phát triển vào mùa sinh sản
Chi sau dài hơn chi trước thường xếp hình chữ Z để tạo đà bật khi nhảy hoặc bơi Chi sau phân ra: Đùi, ống chân, cổ chân, bàn chân, ngón chân Chi sau có 5 ngón, giữa các ngón có màng
da mỏng gọi là màng bơi Ở giữa gốc hai chi sau có khe huyệt
Hiện tượng sai khác đực cái của ếch về hình thái chỉ thể hiện ở ếch đực có màng kêu ở góc hàm dưới và “chai tay cưới”
2 Cấu tạo trong:
a Giải phẫu:
Trước khi mổ dùng kim nhọn chọc tủy ếch
Xác định điểm chọc tủy: Lấy hai điểm mép sau của hai mí mắt trên hai bên nối lại làm
đáy của tam giác đều, đỉnh thứ ba hướng ra sau, đây là điểm chọc tủy Đó chính là khớp giữa sọ
và cột sống Dùng khăn lau tay cầm ếch để lộ phần đầu Bẻ gập đầu ếch xuống một chút, dùng kim nhọn chọc vào điểm chọc tủy đã xác định, sau đó xuyên chéo xuôi về phía sau để phá tủy ếch Nếu chọc đúng tủy thì chân ếch sẽ duỗi mạnh xuôi xuống
Sau đó, đặt ngửa ếch trên ván mổ, dùng ghim giữ chặt 4 chi Lấy kẹp nâng da bụng lên, dùng kéo cắt một mũi ngang độ nửa cm ở cuối bụng Dùng kẹp nâng da bụng lên cắt một đường dọc lên phía trước đến tận xương hàm dưới (chú ý cắt da, không cắt vào cơ để quan sát giới hạn các túi bạch huyết dưới da) Khoảng trống giữa cơ và da là vị trí các túi bạch huyết, ranh giới các túi được xác định bởi các đường da nối trực tiếp với cơ
Lật mặt trong da ếch sẽ thấy có rất nhiều mạch máu nhỏ màu đỏ vì da thực hiện chức năng hô hấp
Tiếp tục mổ cơ bụng ếch Dùng kẹp và kéo, mổ tương tự như đường mổ da nhưng lệch sang bên khoảng 1-2 mm Tránh mổ đúng đường giữa để khỏi đứt tĩnh mạch bụng Khi mổ để mũi kéo ngang, không chọc sâu mũi kéo sẽ hỏng nội quan Khi mổ đến vùng ngực thì dùng kẹp nâng đai vai lên và luồn kéo cắt đôi đai này Sau đó nhổ ghim hai chân trước và đóng lui ra hai bên để mở rộng vùng ngực cho dễ quan sát Chú ý không cắt những dây chằng ngang ở vùng này
vì dễ cắt vào động mạch và tĩnh mạch dưới đòn Không cắt vùng cơ dưới hàm vì sẽ cắt vào động mạch cảnh và rách thềm miệng
b Quan sát nội quan:
Hệ tiêu hóa:
Ống tiêu hóa: Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc bởi khe huyệt Phía trong miệng
ếch rộng gọi là xoang miệng Xoang này thông với thực quản ngắn Thực quản dẫn vào dạ dày, nằm bên trái xoang cơ thể và gần như song song với trục của thân Dạ dày hơi uốn cong tạo nên đường cong lớn ở bên ngoài và đường cong bé ở bên trong Sau dạ dày là tá tràng Tiếp theo tá tràng là ruột non, được treo bởi mạc treo ruột Ruột non uốn khúc nhiều lần chuyển sang trực tràng đổ vào huyệt
Tuyến tiêu hóa:
Gan: Nằm bên phải dạ dày, lớn, chia làm 3 thùy: thùy trái, thùy phải và thùy giữa Thùy giữa nhỏ chứa túi mật
Tụy: Nằm dưới dạ dày, cạnh tá tràng, màu vàng đỏ
Hệ hô hấp:
Trang 6Đường hô hấp bắt đầu từ đôi lỗ mũi ngoài dẫn vào đôi lỗ mũi trong mở ra ở phía trước vòm miệng Phía sau đáy thềm miệng là khe thanh quản Phổi ếch có màu hồng, thành mỏng, cấu tạo bởi những phế nang là những túi xốp
Hình 4 Cấu tạo trong của ếch Hình 5 Cấu tạo hệ tiêu hóa ếch
Cơ quan niệu sinh dục:
Thận: có hình lá cây đầu tù kéo dài, màu đỏ đậm nằm dọc hai bên cột sống ở phần sau
xoang cơ thể về phía lưng Ống dẫn niệu là ống Vônphơ đi ra từ 1/3/ sau bờ ngoài mỗi thận Các ống Vônphơ của mỗi bên đổ vào huyệt theo lỗ riêng Ở bờ sau của thận có thể mỡ hình dải màu vàng da cam; đây là mô dự trữ của tuyến sinh dục Kích thước thể mỡ thay đổi theo mùa trong năm; thể mỡ lớn nhất vào cuối mùa thu và nhỏ nhất sau mùa hè Dọc theo mặt bụng giữa mỗi thận có dải nhỏ màu vàng là tuyến trên thận
Bóng đái: có lỗ đổ vào huyệt riêng không nằm ở gốc ống Vônphơ Vì vậy nước tiểu từ
thận theo ống Vônphơ vào huyệt rồi vào bóng đái Khi bóng đái căng nước tiểu lại từ bóng đái qua huyệt ra ngoài
Cơ quan sinh dục đực: gồm một đôi dịch hoàn hình bầu dục màu trắng đục nằm trước
thận Đôi khi dịch hoàn bị sắc tố hóa trở nên màu sẫm nhiều hay ít Kéo dịch hoàn ra khỏi thận, căng mạc treo ruột ra có thể thấy những ống dẫn tinh nhỏ đi vào phần đầu ống Vônphơ Như vậy ống Vônphơ ở đây giữ chức phận kép – vừa dẫn tinh, vừa dẫn niệu
Cơ quan sinh dục cái: gồm một đôi noãn sào hay buồng trứng chia làm nhiều túi Tùy
theo mùa sinh dục mà kích thước noãn sào thay đổi Ếch cái trưởng thành đến mùa sinh sản chứa đầy trứng dạng hạt, màu nâu sẫm và màu đen Ở giai đoạn này, trứng chiếm hầu hết xoang cơ thể Đường dẫn sản phẩm sinh dục là ống Mule hay noãn quản Đầu noãn quản có phễu nhỏ mở vào xoang bụng ở đỉnh phổi Noãn quản uốn khúc nhiều lần dẫn đến tử cung là phần phình rộng của gốc noãn quản; tử cung mở ra huyệt
Trang 7Hệ tuần hoàn:
Tim nằm trong xoang bao tim giữa hai lá phổi, dưới vùng đai ngực Dùng kẹp nhỏ nâng xoang bao bao tim lên, lấy kéo con cắt bỏ, tim sẽ lộ ra ngoài Tim ếch gồm một tâm thất hình nón màu hồng và hai tâm nhĩ Thành cơ tâm thất dày hơn nhiều so với tâm nhĩ Ranh giới bên ngoài giữa hai tâm nhĩ cũng như giữa tâm thất và tâm nhĩ không thể hiện rõ Từ tâm thất bên phải đi ra côn chủ động mạch, từ côn chủ động mạch phát ra ba đôi cung động mạch Xoang tĩnh mạch lớn, màu sẫm có thành mỏng nằm ngay phía dưới tim, nhận máu từ tĩnh mạch chủ trước và tĩnh mạch chủ sau trước khi đổ vào tâm nhĩ phải
Tỳ: Tròn, nhỏ, màu đỏ thẫm nằm ở đầu trực tràng, sau ruột non Là cơ quan tạo máu
Hệ thần kinh
Trong nội dung bài thực tập chỉ quan sát não bộ của ếch Để thực hiện trước hết ta lột da đầu, chọc mũi dao vào giữa hai xương trán đỉnh và nạy bỏ xương này Cho vài giọt cồn 900 để cố định não trong 10 phút để dễ quan sát
Não ếch gồm 5 phần điển hình:
- Não trước gồm 2 bán cầu não hình bầu dục, trước là 2 thùy khứu giác
- Não trung gian hình quả trám, nằm xen giữa 2 bán cầu và 2 thùy thị giác, ở nóc có mấu não trên
- Não giữa là 2 thùy thị giác hình khối bầu dục chụm lại ở phía sau
- Tiểu não nằm sau thùy thị giác, kém phát triển
- Sau cùng là hành tủy
3 Yêu cầu
- Quan sát và nhận biết được các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch
- Giải phẫu và quan sát đặc điểm cấu tạo trong
- Vẽ và chú thích cấu tạo trong của Ếch đồng
- Nhận xét những đặc điểm thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước và ở cạn của Lưỡng cư
Hình 6 Cấu tạo hệ sinh dục của ếch
Trang 8Bài 5.
NGHIÊN CỨU ĐẠI DIỆN CỦA LỚP CHIM
Đại diện : Gà nhà (Gallus gallus domesticus), họ Trĩ (Phasianidae), bộ Gà (Galliformes),
lớp Chim (Aves)
Thiết bị, mẫu vật cần thiết:
- Gà nhà
- Bộ đồ tiểu phẫu: dao, kéo, kẹp, kim mũi mác, kim nhọn, đinh ghim
- Khay mổ, ván mổ
- Khăn lau, bông thấm nước
1 Hình dạng ngoài:
Cơ thể dạng hình trứng, chia làm 5 phần: Đầu, cổ, thân, đuôi và chi Toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi lớp lông vũ (trừ mỏ và phần dưới của chân) (Nhổ 1 lông cánh, lông đuôi quan sát cấu tạo của lông)
Đầu: Mỏ hình thành do sự kéo dài của xương gian hàm, ngoài ra còn có sự tham gia của
xương hàm trên và xương mũi Mỏ có cấu tạo sừng bao bọc lấy phần trước của hàm Phần dưới của mỏ là do xương răng kéo dài
Mũi: hình khe, mở ra ở gốc của da gốc mỏ Trong lỗ mũi là xoang mũi thông với xoang
miệng nhờ lỗ mũi trong hình khe hẹp
Hai bên đầu có hai mắt lớn, có 3 mí: mí trên, mí dưới và màng nháy ở hốc trước mắt Phía dưới và sau mắt là lỗ tai tròn và ống tai ngoài Phía ngoài lỗ tai có phủ lông thưa Đáy ống tai ngoài là màng nhĩ Bên trong màng nhĩ là tai giữa Hàm chim không có răng, trong đáy xoang miệng có lưỡi dài và nhọn, ở gốc lưỡi có khe thanh quản
Phần thân: Là phần phình lớn nhất giữa khối hình thoi, bên ngoài mang cơ quan vận
chuyển là cánh và chân Cánh chim dài, dẹp mỏng, xếp gấp theo hình chữ Z ngược, chỉ dương, cụp theo một mặt phẳng nên các khớp cánh là khớp bán động Trên cánh có mang lông ống cánh rất lớn Phần sau cơ thể là phao câu, trên có đôi tuyến phao câu
Chi sau: Đùi và ống chân phủ lông, phần cổ bàn phức tạp (giò) và các ngón chân không
phủ lông mà phủ vẩy sừng Đầu mút mỗi ngón chân đều có móng sừng Chân có 4 ngón Ngón I hướng về phía sau, các ngón còn lại hướng về phía trước
2 Cấu tạo trong
a Giải phẫu:
Nhổ hết lông gà, đặt ngửa gà lên ván mổ Dùng kéo mổ một đường dọc giữa bụng từ huyệt lên đến xương ức Chú ý, da ở thành bụng rất mỏng nên phải rất nhẹ nhàng
Dùng kéo cắt mép xương ức giáp xương sườn lên phía trước Không nên chọc sâu mũi kéo sẽ chạm và tim ở vùng ngực Cắt xương quạ để mở vùng xoang ngực Tiến hành quan sát nội quan
b Quan sát nội quan
Hệ tiêu hóa:
Ống tiêu hóa: bắt đầu là xoang miệng Trong xoang miệng có lưỡi Sau gốc lưỡi là khe
thanh quản (thuộc cơ quan hô hấp) Sau khe thanh quản là thực quản Thực quản có ống dài, có thành mỏng có khả năng co giãn nằm dưới da dọc theo cổ Phần cuối thực quản phình rộng thành túi gọi là diều – là nơi tích trữ thức ăn tạm thời và làm mềm thức ăn nhờ có nước bọt và chất
Trang 9nhầy do các tuyến diều tiết ra Sau diều còn một đoạn ngắn nữa rồi chuyển xuống dạ dày Dạ dày gồm hai phần: dạ dày tuyến và dạ dày cơ Dạ dày tuyến thành mềm có nhiều tuyến tiêu hóa Dạ dày cơ có thành cơ khỏe và chắc, tham gia nghiền thức ăn Tiếp theo dạ dày là ruột Phần đầu của ruột là tá tràng Sau ruột tá là ruột non uốn khúc và được treo vào thành lưng của xoang cơ thể nhờ màng treo ruột Ruột non chuyển sang ruột già Cuối cùng đổ ra huyệt ở tận cùng Ranh giới giữa ruột non và ruột già là đôi ruột tịt
Tuyến tiêu hóa:
Gan: phủ dần kín dạ dày, có túi mật Mật từ gan theo ống dẫn mật đổ vào đầu ruột tá Tụy: nằm ở chỗ uốn khúc của tá tràng, màu vàng nâu nhạt
Hệ hô hấp:
Lỗ mũi ngoài nằm ở gốc mỏ dẫn vào lỗ mũi trong mở ra ở vòm miệng Tiếp đến là khe thanh quản Sau thanh quản là khí quản, một ống dài nằm dọc suốt chiều dài cổ Khí quản gồm một số vòng sụn nâng đỡ Ở cuối khí quản chia đôi thành hai phế quản dẫn đến hai phổi Ngã ba giữa khí quản và hai phế quản là minh quản là cơ quan phát thanh Minh quản có màng âm thanh, vòng sụn cuối, cơ thanh quản
Phổi không lớn, nằm dính sát vào thành lưng, phổi xốp
Túi khí là những màng mỏng len lỏi giữa các nội quan, cơ dưới da và khe hổng trong xương Túi khí có tác dụng làm giảm tỷ trọng cơ thể, hô hấp kép và giữ nhiệt
Hệ tuần hoàn:
Tim rất lớn nằm giữa xoang ngực, bên ngoài tim có màng mỏng bao bọc gọi là xoang bao
tim Dùng kéo cắt bỏ xoang này để quan sát tim
Tim hình chóp, đỉnh hướng về phía sau Ngang tim có giải mỡ ở bên ngoài, chia tim ra hai phần: phần trên là hai tâm nhĩ, phần dưới là hai tâm thất Tâm nhĩ có thành mỏng và màu thẫm Tâm thất màu sáng hơn và thành dày hơn tâm nhĩ, nằm xen giữa các thùy gan Ranh giới giữa hai tâm thất bên ngoài nhìn không rõ Sau khi quan sát bên ngoài, mổ dọc tim sẽ thấy tâm thất trái có thành dày và kích thước lớn hơn tâm thất phải Tim 4 ngăn (hai tâm nhĩ và hai tâm thất), chia thành hai nửa rõ rệt, nửa trái chứa máu đỏ tươi, nửa phải chứa máu đỏ thẫm
Hệ mạch: Từ tâm thất phải phát ra động mạch phổi chia hai nhánh đưa máu đỏ thẫm vào
phổi Động mạch này nằm dưới cung chủ động mạch, nên cũng có thể xác định ngược lại từ phổi Thành động mạch dày và có màu trắng, thành tĩnh mạch mỏng và có màu thẫm Máu đỏ thẫm đã được oxy hóa ở phổi trở về tim nhờ các tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái Đó là vòng tuần hoàn nhỏ
Từ tâm thất trái phát ra cung chủ động mạch đi ra khỏi tim, cung chủ động mạch ngoặt về bên phải, sau đó chạy dọc cột sống Từ cung chủ động mạch phát ra nhiều nhánh động mạch đi nuôi cơ thể Sau khi đi nuôi cơ thể máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải Đó là vòng tuần hoàn lớn
Tỳ: nằm gần dạ dày tuyến, là khối tròn nhỏ màu đỏ thẫm
Hệ bài tiết:
Thận: là hậu thận, khá lớn, chia làm ba thùy nằm trong hốc xương chậu, sát thành lưng con vật
Ống dẫn niệu rất nhỏ xuất phát từ thận ở ranh giới thùy trước và thùy giữa Hai ống niệu chạy song song hai bên cột sống rồi đổ ra huyệt Tuyến trên thận có màu vàng nằm ở bờ trong đầu thận Không có bóng đái để giảm nhẹ trọng lượng cơ thể, thích nghi với đời sống bay
Hệ sinh dục:
Trang 10Con đực: hệ sinh dục gồm đôi dịch hoàn, là hai khối bầu dục màu trắng đục nằm ở mặt
bụng phần trước của thận Từ mỗi dịch hoàn phát ra một ống dẫn tinh tương ứng với ống Vônphơ Ống này chạy song song với ống dẫn niệu Ở gốc ống dẫn tinh phình rộng thành túi tinh, là chỗ tích trữ tinh trùng Túi tinh thông ra huyệt
Con cái: chỉ có một buồng trứng bên trái, buồng trứng bên phải tiêu giảm Vào thời kỳ
sinh sản, buồng trứng rất phát triển và có thể dễ dàng nhận thấy các trứng non chứa nhiều noãn hoàng Ống dẫn trứng tương ứng với ống Mule, đầu mở rộng thành phễu ở gần mép buồng trứng Cuối ống dẫn trứng phình thành tử cung rồi đổ vào huyệt
Vào thời kỳ đẻ trứng ống dẫn trứng rất phát triển và dài ra, phễu mở rộng để đón trứng Ngoài mùa sinh sản ống dẫn trứng bé nằm sát thành lưng xoang bụng
Hình 7: Cấu tạo trong của gà
Hệ thần kinh: Trong nội dung bài thực tập chỉ quan sát não bộ của gà.
Dùng dao lột da đầu, nạy xương nóc hộp sọ để quan sát não bộ (chú ý không chọc mũi dao quá sâu), nhỏ vài giọt cồn vào để cố định não
Não trước gồm hai bán cầu não lớn, mặt ngoài nhẵn; phía trước là đôi thùy khứu giác Não trung gian nhìn trên xuống chỉ thấy mấu não trên do bị che khuất bởi các bán cầu não
Não giữa là hai thùy thị giác lớn nằm hai bên tiểu não, nằm tiếp bờ sau hai bán cầu não Tiểu não khá lớn, chia ba thùy Thùy giữa rất lớn, mặt trên có nhiều vân ngang
Hành tủy nằm tiếp sau tiểu nào; phần đầu hành tủy bị tiểu não che khuất
3 Yêu cầu
- Quan sát và nhận biết được các đặc điểm cấu tạo ngoài
- Giải phẫu và quan sát đặc điểm cấu tạo trong
- Vẽ và chú thích cấu tạo trong của Gà nhà
- Nhận xét những đặc điểm thể hiện sự thích nghi với đời sống bay của Chim