TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI An Giang là tỉnh nằm ở phía tây nam của Tổ quốc có vị trí địa lí thuận lợi, điều kiện tự nhiên đa dạng với địa hình có cả đồi núi và đồng bằng; khí hậu nhiệt đ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
An Giang là tỉnh nằm ở phía tây nam của Tổ quốc có vị trí địa lí thuận lợi, điều kiện tự nhiên đa dạng với địa hình có cả đồi núi và đồng bằng; khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa mang tính cận xích đạo; mạng lưới sông ngòi, kênh gạch chằn chịt với hai hệ thống sông lớn là sông Tiền, sông Hậu; tài nguyên thiên nhiên phong phú với đất đai màu mỡ , tài nguyên rừng, khoáng sản thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Bên cạnh điều kiện tự nhiên, dân cư - xã hội cũng là những nguồn lực quý báo để phát triển kinh tế với số dân đông nhất vùng ĐBSCL, đứng thứ 6 cả nước (2,15 triệu người năm 2011) nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện, phục
vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế
Dựa trên những nguồn lực về tự nhiên, dân cư - xã hội cùng với việc thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường dưới sự quản lí của nhà nước, kinh tế An Giang ngày càng phát triển,
cơ sở hạ tầng được đầu tư, đời sống người dân được cải thiện… Kinh tế đang có
xu hướng chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, giảm khu vực I, tăng khu vực II, III phù hợp với sự phát kiển kinh tế chung của cả nước trong thời kì đổi mới, hội nhập Bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế trong thời gian qua, kinh tế tỉnh An Giang ngày càng phát triển cũng còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải nông nghiệp, công nghiệp và GTVT ngày càng nghiêm trọng, nhất là ở các thành phố gây ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị và sức khỏe của con người Vì vậy, để hạn chế sự ô nhiễm môi trường góp phần phát triển kinh tế ở An Giang theo hướng bền vững thì cần có các giải pháp thiết thực, cụ thể, phù hợp với điều kiện tỉnh nhà
Với những lí do trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn tên: “Thực trạng ô nhiễm
môi trường do sự phát triển kinh tế ở tình An Giang” làm đề tài nghiên cứu
2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục đích của đề tài
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, đề tài tập trung phân tích các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang, thực trạng phát triển kinh
tế và thực trạng ô nhiễm môi trường do sự phát triển kinh tế ở tỉnh An Giang, từ
đó định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế tỉnh An Giang theo hướng bền vững
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
Trang 2Từ những mục đích nghiên cứu đã đưa ra, đề tài cần giải quyết những nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển kinh tế và môi trường
- Phân tích các nguồn lực, thực trạng phát triển kinh tế và thực trạng ô nhiễm môi trường do sự phát triển kinh tế ở tỉnh An Giang
- Định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế tỉnh An Giang theo hướng bền vững
3 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
3.1 Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu
Phạm vi nghiên cưu của đề tài tập trung vào tỉnh An Giang, một tỉnh phía tây nam của Tổ quốc với diện tích 3.536,66 km2, gồm 1 TP là thành phố Long Xuyên, 2 TX là TX Châu Đốc, TX Tân Châu và 8 huyện là An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, Phú Tân
3.2 Giới hạn về đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) và môi trường ở tỉnh An Giang
3.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế và thực trạng ô nhiễm môi trường do sự phát triển kinh tế ở tỉnh An Giang giai đoạn 2000 - 2010 Định hướng đến 2020
4 CẤU TRÚC CỦA TIỂU LUẬN
Tiểu luận bao gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục
Trong đó, phần nội dung của tiểu luận được trình bài trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế và môi trường
Chương 2: Thực trạng ô nhiễm môi trường do sự phát triển kinh tế ở tình An Giang
Chương 3: Định hướng và các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế tỉnh An Giang theo hướng bền vững
Trang 3CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Cơ sở lí luận về phát triển kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế: Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ,
mở rộng qui mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời
kỳ nhất định nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng
- Phát triển kinh tế (PTKT): Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích
cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế
Như vậy, đã có phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nó được tăng trưởng theo một cách vượt trội so sự đổi mới về khoa học công nghệ, do năng suất xã hội cao hơn hẳn và có cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả hơn hẳn
Do đó, khái niệm phát triển kinh tế bao gồm :
+ Trước hết là sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội
+ Tăng thêm qui mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội là hai mặt vừa phụ thuộc lại vừa độc lập tương đối của lượng và chất
+ Sự phát triển là một quá trình tiến hóa theo thời gian do những nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định Có nghĩa là người dân của quốc gia đó phải
là những thành viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nước + Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình vận động khách quan, còn mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận tới các kết quả đó
Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình CNH, HĐH của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế từ thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng
1.1.1.2 Khái niệm phát triển kinh tế bền vững
Đây là khái niệm đang còn tiếp tục tranh cãi, tuy nhiên theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển thì: Phát triển kinh tế bền vững là phát triển
Trang 4đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai
Về mặt nội dung, phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển kinh tế phải đáp ứng yêu cầu sau:
+ Kinh tế phải phát triển liên tục
+ Kinh tế phải phát triển với tốc độ cao
+ Đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương đến các thế
hệ tương lai
1.1.1.3 Các nguồn lực phát triển kinh tế
* Khái niệm: Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, hệ thống các tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường,… ở trong và ngoài nước có thể được khia thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định
* Phân loại:
- Căn cứ vào nguồn gốc
+ Nguồn lực vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông ) tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau
+ Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản): Là
cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất, là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất
+ KTXH (dân cư, thị trường, vốn, khoa học kĩ thuật, chính sách và xu thế phát triển ) có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
+ Nguồn lực bên trong: Vị trí địa lí, tự nhiên, KTXH trong nước
+ Nguồn lực bên ngoài: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất, kinh doanh từ các nước khác
* Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế
- Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước giữa các quốc gia với nhau Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới vị trí địa lí là một nguồn lực góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế
Trang 5- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống vừa phục vụ cho phát triển kinh tế Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển
- Nguồn lực kinh tế - xã hội nhất là dân cư và nguồn lao động nguồn vốn khoa học - kỹ thuật và công nghệ chính sách toàn cầu hoá khu vực hoá và hợp tác có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn
Hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực
sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia Các nước đang phát triển muốn nhanh chóng thoát khỏi sự nghèo nàn tụt hậu cần phải phát hiện và
sử dụng hợp lí có hiệu quả các nguồn lực sẵn có trong nước đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài nhất là các nước phát triển
1.1.1.4 Cơ cấu nền kinh tế
* Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận
kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành
* Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế
+ Gồm 3 nhóm: I Nông – lâm – ngư nghiệp, II Công nghiệp - Xây dựng, III Dịch vụ
+ Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan
hệ tương đối ổn định giữa chúng
+ Các nước phát triển: dịch vụ, công nghiệp chiếm tỉ lệ cao
+ Các nước đang phát triển: nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng
- Cơ cấu thành phần kinh tế
+ Được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau
+ Gồm: Kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài
- Cơ cấu lãnh thổ
Trang 6+ Gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành bao gồm:toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng
+ Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, các bộ phận cấu thành có quan hệ chặt chẽ với nhau, cơ cấu hợp lí thì thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh
1.1.2 Cơ sở lí luận về môi trường
1.1.2.1 Những khái niệm về môi trường
- Ô nhiễm môi trường (Environmental pollution) là sự thay đổi thành phần
và tính chất của môi trường, có hại cho các hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật
- Thông thường sự an toàn của mọi trường được qui định bởi các ngưỡng hay các giá trị giới hạn trong tiêu chuẩn môi trường (environmental standards),
nên có thể nói “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” (Luật Bảo vệ môi trường 2005)
- Các chất hat tác nhân mà sự có mặt của chúng gây ra sự ô nhiễm môi
trường gọi là các chất hay tác nhân ô nhiễm (pollutant)
- Nguồn gốc của các tác nhân ô nhiễm (nguồn ô nhiễm) có thể là do các quá
trình tự nhiên (nguồn tự nhiên) Tuy nhiên nguồn gốc quan trọng hơn là các hoạt động của con người (nguồn nhân tạo) Trong quá trình sản xuất và phát triển, con người đã đưa các “chất lạ” vào khí quyển, thủy quyển, thạch quyển; làm thay đổi thành phần tự nhiên của chúng Trong một số trường hợp, đã làm thay đổi cân bằng tự nhiên vốn có trong từng quyển nói riêng, trong sinh quyển nói chung
- Thật ra sự ô nhiễm môi trường dưới tác động của con người đã xảy ra từ thời tiền sử Tuy nhiên chỉ trong khoảng 1 -2 thế kỉ gần đây, từ khi con người bước vào nền văn minh công nghiệp, quy mô và mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng Điều đó liên quan đến:
+ Sự tập trung cao độ dân cư, nhà máy do đô thị hóa – công nghiệp hóa, + Khai thác, chế biến và sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên, nhiên liệu + Tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới chưa từng có trong thiên nhiên
1.1.2.2 Những khái niệm về vấn đề ô nhiễm môi trường
- Khái niệm về ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và
tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật, do sự có mặt của các tác nhân quá ngưỡng cho phép
Trang 7- Khái niệm về ô nhiễm không khí: Không khí tự nhiên có thành phần các
chất khí thích hợp cho đời sống con người và sinh vật (78% nitơ, 21% oxy và 1% một số khí khác) Không khí bị ô nhiễm khi một số tác nhân thải vào không khí gây tác hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái và các vật liệu khác nhau hoặc gây ra sự giảm tầm nhìn xa
- Khái niệm ô nhiễm đất: Ô nhiễm đất là một trong các hình thức suy thoái
tài nguyên đất hiện nay Sự có mặt trong đất các tác nhân ô nhiễm làm ảnh hưởng trước hết đến các sinh vật trong đất, sau đó đến cây trồng và sản phẩm, rồi đến con người; gây ô nhiễm các nguồn nước
- Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn cũng là một dạng ô nhiễm
đáng chú ý (thường được xếp vào ô nhiễm không khí) Khi tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe con người
Tiếng ồn không chỉ làm hại cơ quan thính giác mà còn ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể, gây ra các rối loạn về thần kinh, tim mạch, huyết áp, nội tiết
1.1.2.3 Mối quan hệ giữa con người với môi trường
- Tác động của môi trường đến con người
+ Tích cực: Môi trường là nơi cư trú, sinh sống của con người, cung cấp
nguồn nguyên liệu và năng lượng cho sự phát triển cuộc sống con người; là nơi lao động, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của con người; là nơi tiếp nhận, biến đổi các chất thải của con người
+ Tiêu cực: Môi trường ô nhiễm gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của
con người, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây ra bệnh tật cho con người, dể dẫn đến tử vong
- Tác động của con người đến môi trường
+ Tích cực: Con người góp phần bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động
như trồng cây gây rừng, cải tạo đất, xử lí rác thải và bảo vệ nguồn nước ngọt…sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
+ Tiêu cực: Dân số tăng nhanh gây sức ép lên tài nguyên thiên nhiên và môi
trường do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên; tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu đô thị, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; làm suy giảm khả năng của môi trường trong hạn chế thiên tai, sự cố, thậm chí gia tăng nguy cơ thiên tai; nhất là suy thoái môi trường do đô thị hóa
1.1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường
- Ô nhiễm nước
Trang 8+ Nguồn ô nhiễm: nguồn tự nhiên gồm nhiễm mặn, nhiễm phèn, thối rữa xác
động thực vật; nguồn nhân tạo gồm nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp,…
+ Tác nhân gây ô nhiễm: thuốc trừ sâu DDT, dioxin, đường, dầu mỡ, chất
vô cơ (muối amôni, nitrat, nitrit…), kim loại nặng (Pb, Cu, Hg,…), chất phóng
xạ, chất rắn, khí hòa tan, sinh vật gây bệnh
- Ô nhiễm không khí
+ Nguồn ô nhiễm: Nguồn thiên nhiên gồm bão cát, núi lửa phun, cháy rừng,
xác sinh vật thối rữa; sản xuất công nghiệp gồm khói nhà máy, hóa chất, luyện kim,…; khí xả từ các phương tiện vận tải; sinh hoạt gồm bếp đun, lò sưởi, đốt rác
+ Tác nhân gây ô nhiễm: bụi, sương mù quang hóa, các khí chủ yếu gồm
CO, CO2, NOX, SO2… gây hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ô dôn, mưa axit
- Ô nhiễm đất
+ Nguồn ô nhiễm: Do sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử
lí mầm bệnh, kí sinh trùng, vi khuẩn; sản xuất công nghiệp, nước thải công nghiệp, khai thác dầu trên đất liền…
+ Tác nhân gây ô nhiễm: tác nhân sinh học (vi khuẩn, kí sinh trùng), tác
nhân hóa học (phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, dầu mỏ), tác nhân vật lí (nhiệt
độ tăng, chất phóng xạ)
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế ở ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất rộng lớn giàu tiềm năng phát triển kinh tế, là vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước, có vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển KTXH, an ninh quốc phòng của Việt Nam Từ tiềm năng và vị trí quan trọng của vùng, trong những năm qua Đảng và Nhà nước
đã dành sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo và hỗ trợ trên nhiều mặt nhằm đẩy mạnh nhịp độ phát triển Nhờ vậy, kinh tế của vùng đã có những bước phát triển mạnh
mẽ, bộ mặt KTXH ở các địa phương trong vùng thay đổi, đời sống nhân dân được nâng cao
Đặc biệt, bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH, ĐBSCL đã tham gia sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Trên cơ
sở tận dụng những điều kiện từ bên ngoài thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng bằng sông Cửu Long còn phát huy được những lợi thế vốn có, đẩy nhanh tốc độ phát triển tăng trưởng kinh tế của vùng, xứng tầm là trung tâm sản xuất hàng hóa nông nghiệp lớn nhất cả nước
Trang 9Tuy nhiên, so với tiềm năng thế mạnh vốn có thì những kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL trong thời gian qua mới chỉ là bước đầu, vẫn còn nhiều hạn chế Quá trình hội nhập quốc tế của ĐBSCL vẫn chưa phát huy được hết những tiềm năng hiện có của ĐBSCL
1.2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường do sự phát triển kinh tế ở ĐBSCL
Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Nam bộ, các tỉnh trong khu vực ĐBSCL cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu tình trạng suy thoái môi trường đang diễn ra với mức độ đáng báo động Nếu cứ kéo dài tình trạng này, cùng với việc bón phân hóa học nhiều quá mức thì môi trường nông nghiệp sẽ ô nhiễm, đất đai mất dần độ phì nhiêu Nguồn lợi thủy sản cũng cạn kiệt, sức khỏe người nông dân, người tiêu thụ nông sản cũng bị ảnh hưởng Theo Viện lúa ĐBSCL, trong 3 vụ lúa hàng năm, nông dân tại Cần Thơ, Đồng Tháp bón phân hóa học các loại từ 514-613 kg/ ha Nếu chỉ sản xuất 2 vụ hè thu
và đông xuân trong năm, nông dân bón từ 348-435 kg/ ha Nhưng theo các chuyên gia thì mỗi năm đồng ruộng nhận từ 10.000 tấn trở lên Chưa tính được lượng nông dược phun xịt, rải trên vườn cây, trong ao nuôi thủy sản tổng diện tích hơn 700.000 ha Ngoài ra, nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất cứ cho nước thải công nghiệp chảy ra sông rạch Cư dân sống ven sông rạch cũng đổ chất thải sinh hoạt hàng ngày xuống sông rạch càng làm cho môi trường nước thêm ô nhiễm Tình trạng nước mặn xâm nhập gia tăng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật qúa mức, nguồn chất thải sinh hoạt, sản xuất công nghiệp đang gây suy thoái môi trường đất, nước Rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long trước đây có 239 loài cây, 36 loài thú, 182 loài chim, 34 loài bò sát , 6 loài lưỡng cư,
260 loài cá nhưng đến nay chỉ còn có vài chục loài, có loài bị nguy cơ tuyệt chủng Hoạt động đánh bắt thủy sản trên biển, phát triển giao thông sông biển, thăm dò, khai thác dầu khí, các khu du lịch ven biển, tàu thuyền đậu ở các cảng cá cũng thải chất độc hại vào môi trường nước biển Ô nhiễm môi trường đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng trong thời gian dài, các địa phương chưa có phương án bảo vệ môi trường tương xứng
Vì vậy, ĐBSCL cần đưa ra các giải pháp để bảo vệ môi trường, nhất là giáo dục
ý thức của người dân để góp phần phát triển kinh tế ĐBSCL ổn định và bền vững trong tương lai
1.3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Phát triển kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự tồn vong của mỗi quốc gia Muốn phát triển kinh tế cần có các nguồn lực về tự nhiên và KTXH Muốn phát triển kinh tế cần quan tâm đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và
Trang 10theo lãnh thổ Môi trường là là tất cả những gì bao quanh và có ảnh hưởng đến một vật thể hay sự kiện Giữa môi trường và con người có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực Sự phát triển kinh tế không bền vững là nguồn gốc và tác nhân gây ô nhiễm môi trường; do đó cần phải bảo vệ môi trường và PTKTBV
Trang 11CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ Ở TỈNH AN GIANG 2.1 CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH AN GIANG
2.1.1 Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
- Vị trí địa lí: An Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL, phía Tây Nam Tổ quốc trong khoảng từ 10012’B đến 10057’B và từ 104046’Đ đến 105035’Đ Điểm cực Bắc của tỉnh thuộc xã Khánh An (huyện An Phú), điểm cực Nam ở xã Bình Thành (huyện Thoại Sơn), điểm cực Tây tại xã Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn) và điểm cực Đông thuộc xã Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới) Phía Bắc và Tây Bắc giáp Cam-pu-chia dài 104km, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107,6km, phía Nam giáp TP Cần Thơ dài 44,7km, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang dài 70km
- Phạm vi lãnh thổ: Diện tích 3536,66 km2, gồm 1 thành phố là thành phố Long Xuyên, 2 TX là TX Châu Đốc, TX Tân Châu và 8 huyện là An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên
2.1.2 Các nguồn lực tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình
Địa hình của tỉnh có hai dạng chính là đồng bằng và đồi núi:
- Địa hình đồng bằng, chiếm 87% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, gồm hai loại chính là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi Đồng bằng phù sa có độ nghiêng nhỏ, độ cao khá thấp và tương đối bằng phẳng, bị chia cắt bởi kênh đào, đất chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, thích hợp trồng lúa, ngô, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả Đồng bằng ven núi có độ cao từ 5-10 m, hẹp, độ dốc nhỏ hiện trồng lúa, màu, cây ăn quả
- Địa hình đồi núi thấp, chiếm 13% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phân bố
ở Tri Tôn, Tịnh Biên gồm khu vực Bảy Núi: núi Két, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng, núi Nước, núi Cô Tô, núi Năm Giếng và các núi thấp như núi Sam, núi
Ba Thê, núi Sập Đất đồi núi thích hợp trồng cây ăn quả và trồng rừng
2.1.2.2 Khí hậu
- An Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo Lượng bức xạ tương đối lớn, tổng nhiệt độ trung bình năm là 100000
C Số giờ nắng bình quân trong năm khoảng 2520 giờ Nhiệt độ trung bình năm khá cao và ổn định 270C., cao nhất là 29,50C (tháng 4), thấp nhất là 240C (tháng 12)
- Độ ẩm trong năm trên 80%, tổng lượng mưa từ 1200 – 1300mm
Trang 12=> Khí hậu An Giang thuận lợi cho chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, GTVT,
du lịch… nhưng cũng có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, mùa khô thiếu nước
2.1.2.3 Sông ngòi
An Giang là một trong hai tỉnh đầu nguồn của sông Mê Công (phần Việt Nam), có các con sông lớn chảy qua, nhiều rạch tự nhiên và kênh đào khá chằng chịt Mật độ sông ngòi là 0,72km/km2, thuộc mức cao nhất trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
- Các sông chính là sông Tiền, sông Hậu - là hai nhánh chính của hạ lưu sông Mê Công trước khi đổ ra biển Đông Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các sông như: Vàm Nao, Bình Di, Châu Đốc
- Ngoài các sông lớn, trên bề mặt lãnh thổ An Giang có một hệ thống rạch tự nhiên, kênh đào và hồ Hệ thống rạch tự nhiên phân bố rải rác khắp địa bàn cả tỉnh, những rạch tự nhiên lớn là Long Xuyên, Ông Chưởng, Cái Tắc, Mặc Cần Dưng, …
- An Giang có nhiều kênh đào như kênh Vĩnh Tế, Thoại Hà, Vĩnh An, Trà
Trang 13+ Nhóm đất phèn, chiếm 18,9% diện tích tự nhiên, phân bố ở những vùng xa sông Hậu và một phần của tứ giác Long Xuyên => Thích hợp sản xuất lúa 2 vụ trong năm
+ Nhóm đất đồi núi, chiếm 8,6% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu tại hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn => Thích hợp trồng cây ăn quả, trồng rừng
- Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh An Giang lớn nhất là đất nông nghiệp chiếm 80%, đất lâm nghiệp là 3,9%, đất chuyên dùng là 11,1%, đất ở là 4,3%, đất chưa
sử dụng là 0,7% (năm 2011)
2.1.2.5 Sinh vật
- Do khí hậu thuận lợi và đất đai màu mỡ nên động - thực vật ở An Giang phát triển phong phú, có nhiều loài Năm 2011, An Giang có 1075 ha rừng đặc dụng 8725 ha rừng phòng hộ, 4112 ha rừng sản xuất tập trung chủ yếu ở Tịnh Biên, Tri Tôn
- Rừng tự nhiên ở Tri Tôn chủ yếu là cây lá rộng, có 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ với nhiều loài cây quý như dầu, sao, kiền kiền
=> Rừng ở An Giang thuận lợi phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái nhưng hiện nay đang bị suy giảm nghiêm trọng
2.1.2.6 Khoáng sản
An Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đáng kể nhất có vật liệu xây dựng, than bùn, nước khoáng, cao lanh, quặng mô-lip-đen, đi-a-tô-mit, nước khoáng => thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp
2.1.3 Các nguồn lực KT-XH
2.1.3.1 Dân cư và nguồn lao động
- An Giang là tỉnh đông dân, năm 2011 có 2,15 triệu người, đứng thứ 6 trong cả nước, đứng đầu vùng ĐBSCL Dân số tăng nhanh từ 2,05 triệu người năm 1999 tăng lên 2,15 triệu người năm 2011 tăng 0,1 triệu người, nhờ thực hiện KHHGĐ nên tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm còn 1,03% năm 2011
- An Giang có 29 dân tộc, trong đó có 4 dân tộc có số dân đông là Việt (chiếm 94,92% dân số), Khơ-me (3,85%), Chăm (0,61%), Hoa (0,55%) Ngoài ra còn một số dân tộc khác với số lượng không đáng kể như Tày, Mường, Nùng, Thái,…
- An Giang có 1,89 triệu người theo tôn giáo, trong đó phổ biến nhất là Phật giáo với 0,56 triệu người, đạo Hòa Hảo với 0,78 triệu người, Cao Đài với 0,08
Trang 14triệu người, Công giáo với 0,06 triệu người và đạo Hồi với 0,01 triệu nguồi Ngoài ra còn một số ít người theo đạo Tin lành
- An Giang có cơ cấu dân số trẻ, dân số nam chiếm 49,7% dân số, dân số nữ chiếm 50,3% dân số, số người trong độ tuổi lao động chiếm 55,4% dân số toàn tỉnh, cơ cấu lao động chủ yếu trong khu vực I chiếm 58%, khu vực II chiếm 11,6%, khu vực III chiếm 30,4%
- An Giang có MĐDS cao 608 người/km2 gấp 2,3 lần cả nước và 1,4 lần ĐBSCL, nhưng phân bố không hợp lí, 89% dân số tập trung ở đồng bằng, 11% dân số tập trung ở vùng núi Tỉ lệ dân thành thị năm 2011 là 29,9%
=> Dân số đông nên An Giang có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đây là nguồn lực quý báo để phát triển kinh tế nhưng nguồn lao động với chất lượng và trình độ còn chưa cao, tình trạng thất nghiệp đang là vấn
đề nan giải cho cả tỉnh
2.1.3.2 Nguồn vốn
Trong phát triển kinh tế, dịch vụ và nông nghiệp được xem là thế mạnh chủ lực của tỉnh, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của tỉnh được chú trọng Năm 2010, số vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp đạt 1.250 tỉ đồng, chiếm 12,5% trong cơ cấu thực hiện vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lí Tuy nhiên, nguồn vốn này vẫn còn hạn chế, chủ yếu vẫn là vốn tự có của nông dân Vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng không đáng kể, tập trung chủ yếu thông qua việc xây dựng nhà máy, xí nghiệp chế biến
2.1.3.3 Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việc ứng dụng khoa học công nghệ được thực hiện trên nhiều lĩnh vực nhất là trong nông nghiệp Các cơ sở sản xuất giống lúa phát triển rộng khắp toàn tỉnh, đáp ứng hơn 90% nhu cầu giống cho sản xuất lúa Toàn tỉnh hiện có trên 200 tổ giống và 14 công ty sản xuất kinh doanh giống hoạt động Ngoài ra, chương trình nhân nuôi nấm xanh đã ứng dụng cho 190,4 ha lúa và mô hình ghi chép sổ tay VietGAP trên lúa đã được ứng dụng 455 ha
2.1.3.4 Chính sách phát triển của tỉnh
Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, từ năm 1987, An Giang đã thực hiện hàng loạt các chủ trương nhằm đẩy mạnh phong trào tăng vụ thâm canh, giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho nông dân, đẩy mạnh chương trình khuyến nông, chính sách tín dụng cho vay, chủ trương tự do thương mại và phát triển các thành phần kinh tế Các chính sách trên tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh Các chính sách đã tạo điều kiện cho nhân dân
Trang 15an tâm chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trước đây, đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển đúng hướng và vững chắc
2.1.3.5 Thị trường
Với dân số đông 2,15 triệu người, thị trường nội địa đầy tiềm năng cho sự phát triển kinh tế để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, tham quan nghỉ dưỡng… Mặt khác, với vị trí giáp vùng Đông Nam Bộ, thông qua hệ thống giao thông huyết mạch, phát triển kinh tế An Giang
có nhiều cơ hội để đưa các sản phẩm thâm nhập thị trường đầy tiềm năng Bên cạnh thị trường nội địa, các ngành kinh tế của tỉnh đã mở rộng ra các nước trong khu vực và thế giới như Đông Âu, EU… Tuy nhiên, thị trường đầy tiềm năng này đòi hỏi hoạt động sản xuất phải mang tính hàng hóa, có quy trình và chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế, là những thách thức đối với phát triển kinh tế của tỉnh
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH AN GIANG
2.2.1 Đặc điểm chung
GDP giá thực tế trên địa bàn tỉnh tăng liên tục đạt 47.154 tỉ đồng năm 2010, đứng đầu vùng ĐBSCL, tốc độ tăng trưởng là 9,3%, TNBQĐN là 21,9 triệu đồng
Kinh tế đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH Trước đây, khu vực I chiếm tỉ trọng cao, hiện nay đã giảm rõ rệt từ 41,5% năm 2000 còn 34,4% năm 2010, tỉ trọng khu vực II, III tăng lên tương ứng là 11,2%; 34,7% năm 2000 lên 12,1%; 53,5% năm 2010
2.2.2 Thực trạng phát triển các ngành nông nghiệp
2.2.2.1 Ngành trồng trọt
- Cây lương thực: Diện tích trồng cây lương thực là 599.020 ha năm 2010, tăng 1,27 lần so với năm 2000 và 1,04 lần so với năm 2005 Sản lượng lương thực của tỉnh cũng có xu hướng tăng nhanh từ 2.379,91 tấn năm 2000 lên 3.727,52 tấn năm 2010 đứng đầu cả nước, năng suất cây lương thực đạt 62,2 tạ/ha năm 2010 Sự gia tăng của sản lượng đã góp nâng cao bình quân lương thực đầu người của tỉnh, từ 1.154 kg/người năm 2000 lên 1.734kg/người năm 2010 Trong cơ cấu lượng thực, cây lúa giữ vai trò chủ đạo