1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

chuyên đề sàn vượt nhịp

72 2,9K 88

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 10,13 MB

Nội dung

MỤC LỤCCHƯƠNG 1: TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...1 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI SÀN VƯỢT NHỊP HIỆN NAY...3 CHƯƠNG 3: TÓM TẮT QUY TRÌNH THI CÔNG CÁC LOẠI SÀN VƯỢT NHỊP ...31 CHƯƠNG 4: TÍNH

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI SÀN VƯỢT NHỊP HIỆN NAY 3

CHƯƠNG 3: TÓM TẮT QUY TRÌNH THI CÔNG CÁC LOẠI SÀN VƯỢT NHỊP 31

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN SÀN VƯỢT NHỊP DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU 49

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN SÀN VƯỢT NHỊP U – BOOT BETON 54

CHƯƠNG 6: SO SÁNH CHI PHÍ & KẾT LUẬN 70

CHƯƠNG 7: MỞ RỘNG ĐỀ TÀI 72

CHƯƠNG 1: TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cùng với sự phát triển của xã hội và sự bùng nổ dân số hiện nay, nhu cầu nhà ở cho tầng lớp người thu nhập thấp ngày càng cao, đặt biệt là những thành phố lớn, nơi dân thường tập trung làm ăn và sinh sống, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân nhập

cư từ các tỉnh khác là nhiều nhất

Theo số liệu mới nhất đầu năm 2014, thành phố Hồ Minh có diện tích 2095 m2, dân số gần 8 triệu dân, do vậy nhu cầu về nhà ở cho tầng lớp dân lao động, cán bộ, … là một vấn

đề cấp thiết Tuy nhiên với nguồn thu nhập không cao, đồng lương ít ỏi, nên đại đa só nhưng người này thường ở nhà thuê, với điều kiện vật chất thiếu thốn, thậm chí là nhưng nơi ổ chuột…

Trang 2

Trong những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh và ở một số thành phố khác đã có những bước đột phá trong việc xây dựng các khu chung cư cao tầng và nhà làm việc với những thiết kế kết cấu mới và mang nhiều tính kinh tế.

Như đã biết trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, sàn nhà là bộ phận chiếm tỷ lệ lớn, chịu lực phức tạp và có cấu tạo rất đa dạng Khi công trình ít tầng thì giá thành chi phí cho sàn chiếm một tỷ lệ lớn Đối với nhà nhiều tầng, do công trình chịu lực ngang cũng như tải trọng bản thân kết cấu lớn lên chi phí cho các bộ phận chịu lực ngang cũng như tải trọng bản thân kết cấu lớn lên chi phí cho các bộ phận chịu lực ngang cũng như tải trọng bản thân kết cấu lớn nên chi phí cho các bộ phận chịu lực ngang cũng như cột, tường sẽ tăng song chi phí cho sàn vẫn chiếm tỷ lệ cao Sở dĩ như vậy là do sàn có tác động trực tiếp đến các bộ phận chịu lực khác như cột, dầm, tường Sàn cũng có ảnh hưởng đến chiều cao tầng, đến khối lượng trát, ốp lát Theo con số thống kê của công ty VSL thì với công trình cao khoảng 40 tầng, trọng lượng sàn chiếm đến 50% trọng lượng toàn công trình Do vậy, việc nghiên cứu phương án sàn có khả năng vượt nhịp dài, nhẹ,

và thi công nhanh có thể giúp công trình giảm tối đa tải trọng, vật liệu, và thời gian thi công sẽ giúp cho công công trình có chi phí xây dựng thấp hơn, có ý nghĩa kinh tế với người sử dụng

Hiện nay để đáp ứng việc thiết kế theo nhu cầu trên, ta thường biết đến các giải pháp sàn

vượt nhịp như Sàn dự ứng lực, Sàn Composite, Sàn BubbleDeck, và một loại sàn mới

hiện nay đó là U – boot beton …do vậy mục đích của chuyên đề này sinh viên xin được trình bày và nghiên cứu 2 nội dung chính:

- Đưa ra lý thuyết tính toán và thi công sàn các loại sàn vượt nhịp: dự ứng lực,

Bubble Deck, U – boot beton.

- So sánh tính kinh tế của các loại sàn : dự ứng lực, U – boot beton

Tuy nhiên vì thời gian thực hiện có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót cũng như những vấn đề chưa giải quyết được (sinh viên đã kiến nghị ở chương 7), rất mong được

sự góp ý của quý thầy cô và sẽ tìm hiểu sâu hơn

Trang 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI SÀN VƯỢT NHỊP

Trang 4

Trong bêtông cốt thép ứng lực trớc, do có thể khống chế sự xuất hiện khe nứt bằng lực căng trước của cốt thép nên có thể dùng được thép cường độ cao Kết quả là dùng ít thép hơn vào khoảng 10 đến 80% Hiệu quả tiết kiệm thép thể hiện rõ nhất trong các cấu kiện

có nhịp lớn, phải dụng nhiều cốt chịu kéo như dầm, giàn, thanh kéo của vòm, cột điện, tường bể chứa, Xilo v.v (tiết kiệm 50 - 80% thép) Trong các cấu kiện nhịp nhỏ, do cốt cấu tạo chiếm tỉ lệ khá lớn nên tổng số thép tiết kiệm sẽ ít hơn (khoảng 15%)

Đồng thời cũng cần lưu ý rằng giá thàng của thép tăng chậm hơn cường độ của nó Do vậy dùng thép cường độ cao sẽ góp phần làm giảm giá thành công trình

2.1.2.2 Có khả năng chống nứt cao hơn nên khả năng chống thấm tốt hơn

Dùng bêtông cốt thép ƯLT, người ta có thể tạo ra các cấu kiện không xuất hiện các khe nứt trong vùng bêtông chịu kéo, hoặc hạn chế sự phát triển bề rộng của khe nứt, khi chịu tải trọng sử dụng Do đó bêtông cốt thép ƯLT tỏ ra có nhiều ưu thế trong các kết cấu đòi hỏi phải có khả năng chống thấm cao như ống dẫn có áp, bể chứa chất lỏng và chất khí v.v

2.1.2.3 Có độ cứng lớn hơn nên có độ võng và biến dạng bé hơn

Nhờ có độ cứng lớn, nên cấu kiện bêtông cốt thép ƯLT có kích thước tiết diện ngang thanh mảnh hơn so với cấu kiện bêtông cốt thép thường khi có cùng điều kiện chịu lực như nhau, vì vậy có thể dùng trong kết cấu nhịp lớn

Ngoài các ưu điểm trên, kết cấu bêtông cốt thép ƯLT còn có một số ưu điểm khác như:Nhờ có tính chống nứt và độ cứng tốt nên tính chống mỏi của kết cấu được nâng cao khi chịu tải trọng lặp đi lặp lại nhiều lần

Nhờ có ƯLT nên phạm vi sử dụng kết cấu bêtông cốt thép lắp ghép và nửa lắp ghép được

mở rộng ra rất nhiều Người ta có thể sử dụng biện pháp ƯLT để nối các mảnh rời của một kết cấu lại với nhau

Trang 5

2.1.3 Nhược điểm

ƯLT không những gây ra ứng suất nén mà còn có thể gây ra ứng suất kéo ở phía đối diện làm cho bêtông có thể bị nứt

Việc chế tạo bêtông cốt thép ƯLT cần phải có thiết bị đặc biệt, có công nhân lành nghề

và có sự kiểm soát chặt chẽ về kỹ thuật, nếu không sẽ có thể làm mất ƯLT do tuột neo,

do mất lực dính Việc bảo đảm an toàn lao động cũng phải đặc biệt lưu ý

Trang 6

2.1.4 Một số công trình tiêu biểu sử dụng sàn dự ứng lực

Hình 2-1 Công trình Becamex Bình Dương

Trang 7

Hình 2-2 Công trình Keangnam – Hà Nội

Hình 2-3 Công trình Vincom Center – Tp Hồ Chí Minh

Hình 2-4 Công trình SSG Tower – Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 8

2.2 SÀN BUBBLEDECK

2.2.1 Khái niệm

BubbleDeck là công nghệ sàn nhẹ có xuất xứ từ Đan Mạch, sử dụng các quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, giúp giảm trọng lượng kết cấu, giảm kích thước hệ cột, vách, móng, tường, vách chịu lực

và tăng khoảng cách lưới cột Bản sàn BubbleDeck là loại kết cấu rỗng, phẳng, không dầm, liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực nên có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật và kinh tế

2.2.2 Ưu điểm

- Tạo tính linh hoạt cao trong thiết kế, có khả năng thích nghi với nhiều loại mặt bằng Việc sử dụng Bubbledeck giúp cho thiết kế kiến trúc linh hoạt hơn, dễ dàng lựa chọn các hình dạng, phần mái đua và độ vượt nhịp/diện tích sàn lớn hơn với ít điểm gối tựa(cột, vách) hơn, không dầm, không tường chịu tải và ít cột làm cho thiết kế nhà khả thi và dễ thay đổi Cũng có thể dễ dàng thay đổi phần thiết kế nội thất trong suốt

“vòng đời” của công trình

- Giảm trọng lượng bản thân kết cấu tới 35%, từ đó giảm kích thước hệ kết cấu móng

- Chịu lực theo hai phương, giảm nhẹ trọng lượng bản thân, khi kết hợp với hệ cột và vách chịu lực, BubbleDeck sẽ có khả năng chống động đất tốt

- Tăng khoảng cách lưới cột, giảm hệ tường, vách chịu lực

- Giảm thời gian thi công và các chi phí dịch vụ kèm theo.

- Tiết kiệm khối lượng bê tông: 2,3 kg nhựa tái chế thay thế 230 kg bê tông/m3 (BD280)

- Thân thiện với môi trường khi giảm lượng phát thải năng lượng và CO2

Trang 9

2.2.4 Cấu tạo cơ bản của sàn BubbleDeck

- Thanh kẹp, thanh góc và cốt thép chịu cắt

2.2.5 Đặc tính kỹ thuật của sàn BubbleDeck

2.2.5.1 Khả năng chịu lực

Một tấm sàn đặc sẽ gặp rất nhiều vấn đề khi phải vượt nhịp lớn do ảnh hưởng của trọng lượng bản thân BubbleDeck đã giải quyết vấn đề này bằng cách giảm 35% lượng bê tông trong tấm sàn nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tương ứng Do đó với một khoảng cách lưới cột, sàn BubbleDeck chỉ cần sử dụng khoảng 50% lượng bê tông so với tấm sàn đặc không dầm

BubbleDeck có khả năng chịu lực cắt xấp xỉ 65% khả năng của sàn đặc với cùng chiều cao Trong tính toán thường sử dụng hệ số 0.6 để thể hiện mối tương quan này

Trang 10

Trong những vùng chịu lực phức tạp (khu vực quanh cột, vách, lõi), có thể bỏ bớt các quả bóng để tăng khả năng chịu lực cắt cho bản sàn

2.2.5.3 Khả năng vượt nhịp

Đồ thị mô tả mối quan hệ khả năng vượt nhịp - chiều dày sàn tương ứng với khả năng chịu mômen cho từng dạng tấm sàn Qua trình xác định nhịp lớn nhất mà tấm sàn BubbleDeck có thể vượt qua dựa trên tiêu chuẩn British Standard 8110 và Eurocode 2, có

bổ sung hệ số 1.5 để kể đến việc giảm nhẹ trọng lượng bản thân sàn so với sàn đặc truyền thống

Tỷ số giữa nhịp trên chiều cao tính toán của tấm sàn

- L/d ≤ 30 đối với sàn đơn,

- L/d ≤ 39 đối với sàn liên tục,

- L/d≤ 10.5 đối với sàn ngàm một phương

Bảng 2.1 Thông số sàn BubbleDeck ứng với các nhịp

Loại Độ dày

mm

Bóngmm

Nhịpm

Trọng lượng kg/m2

Bê tông ở công trường

Trang 11

Hình 2-5 Biểu đồ tương quan giữa khả năng vượt nhịp và bề dày của sàn

2.2.5.4 Kết hợp giải pháp căng sau

Khi cần vượt nhịp lớn (trên 15m) có thể dùng giải pháp BubbleDeck kết hợp ứng lực trước, thực hiện căng sau (PT)

Khi vượt nhịp lớn, tấm sàn BubbleDeck thông thường sẽ không gặp khó khăn về khả năng chịu lực nhưng cần hạn chế độ võng lớn, vì vậy nên kết hợp với giải pháp PT

Trang 12

2.2.6 Một số công trình tiêu biểu sử dụng sàn BubbleDeck

Hình 2-6 Chung cư thu nhập thấp Phú Sơn – Thanh Hóa

Hình 2-7 Tổ hợp chung cư cao cấp Ocean View Manor – Vũng Tàu

Trang 13

Hình 2-8 Trụ sở Constrexim Holdings – Hà Nội

2.3 SÀN NHẸ CÔNG NGHỆ MỚI U – BOOT BETON

2.3.1 Khái niệm

Sàn U – Boot beton ra đời sâu sàn BubbleDeck, có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, đã được những nước ở châu Âu sử dụng rộng rãi, như Italia, Pháp, Anh, Hà Lan,…một vài năm trở lại đây đã được sử dụng tại Việt Nam

U-Boot Beton là cốp pha bằng nhựa porypropylen tái chế sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè Sử dụng cốp pha U-Boot Beton để tạo nên sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn, tiết kiệm vật liệu và tăng tính thẩm mỹ cho công trình

2.3.2 Cấu tạo

U-Boot Beton có cấu tạo đặc biệt với 4 chân hình côn và phụ kiện liên kết giúp tạo ra một hệ thống dầm vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới Có 02 dạng là hộp đơn và hộp đôi Ngoài ra giữa các hộp còn có các côt liên kết với nhau theo cả 2 phương vuông góc

Trang 14

Hình 2-9 Cấu tạo hộp đơn - hộp đôi

Hình 2-10 Cấu tạo liên kết các hộp cốt pha

Sàn U-Boot Beton có cấu tạo gồm : một lớp thép trên, môt lớp thép dưới, và ở giữa các khoang hở là các thép gia cường

Trang 16

Hình 2-12 Sàn U-Boot Beton

Trang 17

2.3.3 Ưu điểm của sàn U – boot beton

Hình 2-13 So sánh sơ bộ sàn U- Boot với sàn dầm

- Tăng số lượng sàn

Do giảm chiều dày sàn so với sàn truyền thống nên với cùng chiều cao, công trình có khả năng tăng thêm tầng sử dụng

- Nhịp lớn và kiến trúc thông thoáng

Nhờ giảm trọng lượng bản thân của sàn mà cho phép sàn vượt nhịp lớn

- Giảm độ dày của sàn

Nhẹ - mỏng - làm việc hai phương, sàn mỏng hơn sàn truyền thống với tải trọng và nhịp giống nhau

Trang 18

- Tối ưu hóa tiết diện cột

Giảm tải trọng xuống cột nên giảm tiết diện cột Giảm trọng lượng tới 40%, giảm biến dạng, giảm tải trọng móng, giảm tiết diện và số lượng cột

- Linh hoạt

Chiều dài nhịp lên đến 20m, không sử dụng dầm giữa các cột, giảm số lượng cột, có thể

sử dụng để thi công lắp ghép, không cần vận chuyển hay thiết bị nâng phức tạp

- Giảm kích thước móng

Giảm công tác đào đất

- Giảm tải trọng động đất

Giảm khối lượng tham gia dao động dẫn đến giảm tải trọng động đất

- Cải thiện khả năng cách âm

Nhờ tăng độ cứng của lớp sàn trên và sàn dưới, cũng như cấu tạo rỗng của sàn nên việc truyền âm giảm đi

Trang 19

2.3.5 Phạm vi ứng dụng

2.3.6 Lĩnh vực ứng dụng

Hình 2-14 Công trình đang thi công sử dụng sàn U- Boot

Hình 2-15 Ứng dụng trong bệnh viện

Trang 20

Hình 2-16 Nhà để xe nhiều tầng

Hình 2-17 Văn phòng, chung cư

Trang 21

2.3.7 Công trình thực tế sử dụng sàn U – Boot Beton

Hình 2-18 Chung cư GLORY PALACE tại thành phố Vinh

Chung cư GLORY PALACE tại thành phố Vinh :

- Số tầng: 15 tầng

- Sử dụng phương án sàn U-boot beton

- Loại u-boot sử dụng: H10+5 và H16+5

Trang 22

Hình 2-19 Cao ốc văn phòng Châu Tuấn - Hà Tĩnh

Cao ốc văn phòng Châu Tuấn tại Hà Tĩnh :

- Số tầng: 14

- Diện tích sàn điển hình: 620m2

- Ô sàn điển hình: 6.8 x 9.3m

- Loại U-boot sử dụng: H13+6, tổng chiều dày hệ sàn: 25cm

Hình 2-20 Chung cư và Trung tâm thương mại City Life - Milano (Italy)

Chung cư và Trung tâm thương mại City Life - Milano (Italy)

Trang 23

- Xây dựng năm: 2010

- Công năng: Chung cư và Trung tâm thương mại

- Diện tích: 500.000 m2

- Hệ thống kết cấu sàn U-boot sử dụng loại H13+7, tổng chiều dày hệ sàn: 36cm

Hình 2-21 Cao ốc văn phòng Tour AXA, Paris – Pháp

Cao ốc văn phòng Tour AXA, Paris – Pháp:

- Địa điểm :La Defense - Courbevoie - Ngoại ô Paris

Trang 24

2.3.8 So sánh đặc điểm của sàn u – boot với sàn đặc

Tùy theo nhịp và tải trọng mà một đặc điểm chính của kết cấu sàn sàn U – BOOT với sàn đặc có những điểm khác nhau

Tài liệu dưới đây tham khảo từ tài liệu kỹ thuật của công ty LAM PHAM CONSTRUCSION, là sản xuất và thi công độc quyền tại Việt Nam hiên nay, tuy nhiên công nghệ này có thể mua bán chuyển giao, bản quyền, với chi phi phù hợp

Bảng 2.2 So sánh đặc điểm của sàn U – Boot với sàn đặc

2.3.9 So sánh đặc điểm của sàn u – boot với sàn rỗng bubbledeck

Ra đời sau sàn BubbleDeck sàn U – Boot có những đặc điểm vượt trội hơn như:

2.3.9.1 Khả năng chịu lực

Khả năng chịu lực của sàn U – Boot tối hơn sàn BubbleDeck vì cường độ vật liệu làm nên cốt pha hộp nhựa U – Boot tốt hơn nhiều so với quả bóng nhựa tái chế cùng loại.Ngoài ra khả năng làm việc chung với bê tông với cốt pha hộp nhựa U – Boot, cũng hơn hẳn với bóng nhựa, vì cấu tạo của hộp nhựa có các rãnh, tạo bề mặt nên tăng độ bám dính, ma sát khi làm việc chung với bê tông, trong khi quả bóng nhựa thì tròn trơn nên khả năng bám dinh kém hơn

Trang 25

Bên cạnh đó giữa các hộp nhựa lại được liên kết với nhau bằng các chốt, làm tăng khả năng truyền lực giữa các hộp cốt pha, trong khi quả bóng trong sàn BubbleDeck lại không có được điều này.

Hình 2-22 Cấu tạo liên kết giữa các hộp cốt pha nhựa U – Boot

2.3.9.2 Khả năng chống cháy

Hộp cốt pha sàn U – boot được làm từ vật liệu Polypropylene, có khả năng chịu được nhiệt độ cao hơn so với bóng nhựa tái chế, ngoài ra khi cháy ở nhiệt độ cao, vật liệu Polypropylene không sinh ra khí độc và ít bị biến dạng hơn

2.3.9.3 Khả năng thi công

Sàn cấu tạo bằng các hộp nhựa có 4 chân ở các góc nên việc vận chuyển và lắp đặt vô cùng dể dàng và thuận tiện, ngoài ra có cấu tạo chắc chắn nên khó bị di xe dịch khi thi công lắp đặt cốt thép hay đổ bê tông trong khi bóng nhựa khi thi công sàn BubbleDeck thì dễ bị biến dạng, xe dịch, và bị xì hơi Do vậy sàn U – boot nhanh hơn nhiều

Trang 26

Hình 2-23 Thi công sàn U – Boot

2.3.10 Ví dụ so sánh hiệu quả phương án sàn u - boot so với phương án sàn bê tông truyền thống và các loại sàn khác.

2.3.10.1 Thông số kỹ thuật

Hình 2-24 Mặt cắt bản sàn Bảng 2.3 Thông số sàn U – Boot cho nhịp sàn 8x8m

Chiều dày sàn hoàn thiện Ht ( cm ) 26

Trang 27

Thông số Ký hiệu – đơn vị Giá trị

2.3.10.2 So sánh trọng lượng của sàn U - Boot Beton với sàn bê tông cốt thép toàn khối truyền thống

Hiện nay, sàn bê tông cốt thép có dầm truyền thống là loại sàn được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghệ xây dựng Trong báo cáo này, việc so sánh trọng lượng cho hai phương án được xét trên một ô sàn điển hình với nhịp điển hình 8x8 m Tải trọng được lấy giống nhau cho cả hai phương án

Phân tích một ô sàn có kích thước lưới cột 8x8 m thiết kế theo phương án sàn Uboot và phương án sàn Theo phương án sàn bê tông truyền thống có dầm, ô sàn điển hình được thiết kế gồm dầm chính có kích thước tiết diện 0,4m x 0,6m, dầm phụ 0,3x0,5m bản sàn dày 0,15m

Theo phương án sàn U - Boot Beton, với nhịp điển hình 8x8m ô sàn được thiết kế với U

- boot sàn dày nhất 26 cm, các U - boot có kích thước 52x52cm chiều cao 16cm chân đế 5cm, bề rộng dầm chìm giữa các U - boot là 16cm

Trang 28

Hình 2-25 Mặt bằng phương án sàn bê tông toàn khối và sàn Uboot-beton

Khối lượng bê tông của ô sàn được tính trên cơ sở bê tông dầm chính, bê tông dầm phụ

và bê tông sàn theo hai phương án Kết quả tính toán ở bảng dưới đây thể hiện khối lượng

của hệ sàn nhẹ thấp hơn so với sàn bê tông thường là 33%

Bảng 2.4 Khối lượng bê tông trên một mét vuông sàn

Cấu kiện Thế tích đơn vị ( m 3 /m 2 )

Khối lượng đơn

vị (kg/m 2 )

Tỉ lệ (%) Sàn bê tông

Trang 29

Hình 2-26 Biểu đồ khối lượng bê tông trên một mét vuông sàn

2.3.10.3 So sánh hàm lượng thép sàn U - boot với sàn bê tông cốt thép thông thường

Với mặt bằng và tải trọng đã cho, sinh viên đã chiết tính hàm lượng thép để làm cơ sở so sánh với giải pháp kết cấu mới Kết quả cho thấy, phương án sàn U - Boot đưa ra ưu điểm hơn khi giảm được trọng lượng bê tông và tăng chiều dày sàn so với phương án sàn

bê tông cốt thép thường nên hàm lượng thép thấp hơn nhiều, cụ thể xem ở bảng dưới đây

Bảng 2.5 Hàm lượng thép trên một mét vuông sàn

Cấu kiện Khối lượng thép (kg/m 2 ) Tỉ lệ (%) Sàn bê tông

Trang 30

Hình 2-27 Tỉ lệ hàm lượng thép của hai phương án sàn

Trang 31

CHƯƠNG 3: TÓM TẮT QUY TRÌNH THI CÔNG CÁC LOẠI

Trang 32

3.1.3 Lắp đặt côt thép dưới

Hình 3-30 Lắp đặt cốt thép dưới

3.1.4 Lắp đặt cáp dự ứng lực

Hình 3-31 Lắp đặt cáp dự ứng lực

Trang 33

3.1.5 Lắp đặt cốt thép trên

Hình 3-32 Lắp đặt cốt thép trên

3.1.6 Đổ bê tông sàn

Hình 3-33 Đổ bê tông sàn

Trang 34

3.1.7 Kéo căng cáp

Hình 3-34 Kéo căng cáp dự ứng lực

3.1.8 Bơm vữa cho đường cáp

Hình 3-35 Bơm vữa cho đường cáp

3.1.9 Tham khảo quy trình thi công một công trình thực tế

Quy trình thi công trên đây tham khảo hồ sơ thiết kế công trình SSG – Bình Thạnh – Thành phố Hồ Chí Minh, (công trình được thi công tại thời điểm làm sinh viên thực hiện chuyên đề này)

Trang 35

Bảng 3.6 Quy trình tóm tắt thi công sàn dự ứng lực

3.2 QUY TRÌNH TÓM TẮT THI CÔNG SÀN BUBBLEDECK

BubbleDeck được có thể sản xuất dưới 3 dạng cấu kiện:

- Loại A: Module cốt thép, dạng cấu kiện “lưới bóng” chế tạo sẵn được đặt trên ván

khuôn truyền thống và đổ bê tông trực tiếp

- Loại B: Cấu kiện bán toàn khối, đáy của lưới bóng được cấu tạo một lớp bê tông đúc sẵn, dày 60mm (có thể là 70mm khi cần) thay cho ván khuôn tại công trường

- Loại C: Tấm sàn thành phẩm, sản phẩm phân phối tới chân công trình dưới dạng tấm bê tông hoàn chỉnh

3.2.1 Trình tự thi công sàn BubbleDeck - Loại A

3.2.1.1 Lắp dựng hệ giáo chống, xà gồ, cầu phong

Hệ giáo chống được lắp dựng đảm bảo cho khoảng cách giữa các xà gồ là 1,2m Hệ cầu phong sử dụng thép hộp, khoảng cách lớn nhất giữa các cầu phong là 0,6m

Trang 36

Hình 3-36 Lắp dựng hệ giáo chống, xà gồ, cầu phong 3.2.1.2 Ghép ván khuôn sàn BubbleDeck

Ghép ván khuôn đúng vị trí đã xác định trên bản vẽ Đảm bảo bề mặt ván sàn được phẳng

và kín khít

Hình 3-37 Ghép ván khuôn sàn BubbleDeck 3.2.1.3 Lắp đặt lưới thép dưới – bóng – lưới thép trên và giằng bóng

Lắp đặt lưới thép dưới, lưới thép trên và giằng bóng theo đúng bản vẽ thiết kế Bao gồm

cả cốt thép liên kết lưới dưới, cốt thép liên kết lưới trên Cốt thép liên kết cần được định

vị vào lưới thép bằng liên kết buộc

Ngày đăng: 12/06/2016, 01:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w