1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Starbucks Phân tích đối thủ cạnh tranh

10 5,7K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 99,45 KB

Nội dung

Phân tích đối thủ cạnh tranh là 1 bước rất quan trọng .STARBUCKS là 1 đối thủ mới gia nhập vào ngành đồ uống cafe của Việt Nam .Họ có rất nhiều điểm cần phần tích và đánh giá.Bởi họ là 1 doanh nghiệp lớn nước ngoài,chân ướt chân ráo vào thị trường việt nam.Chắc hẳn họ có sự đầu tư nghiên cứu và tìm hiểu khá rõ về thị trường việt nam như thế nào ?

Trang 1

Phân tích đối thủ cạnh tranh: Quán Cà phê Starbucks

1. Lợi thế cạnh tranh của Starbucks

- Với hơn 20.000 điểm trên khắp thế giới, mỗi cửa hàng của Starbucks lại

có những thiết kế khác nhau mang nét độc đáo riêng

- Thương hiệu Satrbuck nổi tiếng với hầu như tất cả những ai sành cà phê

- Bắt đầu từ chiều 23/7, quán cà phê Starbucks đầu tiên tại Hà Nội (32 Hàng Bài) mở cửa đón khách Vị trí rất được nhiều ưu ái vì đó là hai con phố trung tâm của thủ đô: Phố Lý Thường Kiệt và phố Hàng Bài

- Nội thất và đồ trang trí dùng trong cửa hàng được thiết kế bởi các nghệ sĩ tại Hà Nội cũng như mua từ các nhà cung cấp địa phương, mang đậm bản sắc văn hóa thủ đô

- Điểm nổi bật khi bước vào quán là hình ảnh về cà phê Abrica mà Starbucks sử dụng cho tất cả các sản phẩm của mình

- Ngoài cà phê pha sẵn, Starbucks còn bán nhiều loại cà phê rang xay và

đồ ăn đặc trưng

- Starbucks 32 Hàng Bài chính thức đi vào hoạt động với hình thức chủ yếu là take away với hơn 30 loại cà phê

- Thực đơn đồ uống ở cửa hàng Starbucks tại Hà Nội khá phong phú Đáng chú ý nhất là Asian Dolce Latte, món đồ uống được thiết kế và chính

Trang 2

thức giới thiệu tại lễ khai trương cửa hàng Starbucks đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh đầu năm 2013 Đây là loại đồ uống được chế biến theo công thức đặc biệt phù hợp với sở thích của người châu Á

- Chuỗi cửa hàng cà phê sẽ thu hút những người Việt trẻ tuổi, thích sự sành điệu, lối sống phương Tây và những thương hiệu lớn

2. Những vấn đề hiện tại đang tác động đến Starbucks:

- Khó khăn lớn nhất của Starbucks sẽ là việc phải đối mặt với thị trường nơi vị cà phê truyền thống, các nhãn hiệu trong nước và nước ngoài khác tràn ngập khắp các đường phố

- Đối thủ cạnh tranh lớn của Starbucks khi vào Việt Nam là Trung Nguyên, cùng với xu hướng “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, Starbucks đã gặp phải những khó khan nhất định

- Starbucks sẽ đặt giá xứng tầm sản phẩm cao cấp, nhưng cũng đảm bảo tính cạnh tranh

- Vấn đề thực sự nằm ở nguồn nhân lực Starbucks muốn thu hút nhân lực

có trình độ quốc tế - những người được đào tạo phù hợp với văn hóa của công ty, và công ty muốn đảm bảo rằng trên bước đường phát triển của Starbucks trong tương lai, họ sẽ không mắc phải bất kỳ sai lầm nào mà

họ đã trải qua trong quá khứ

3. Đối tượng khách hàng chưa được đáp ứng:

- Khách hàng là giới trẻ, nhưng có thu nhập trung bình, vừa muốn có không gian để thưởng thức cà phê, vừa muốn được trải nghiệm những dịch vụ tốt

- Những người có sở thích với cà phê, muốn khám phá những địa điểm mới

- Những người có những sở thích khác đi cùng với cà phê, không chỉ có nhâm nhi cà phê, nghe sách đọc báo, như hầu hết những nơi khác đang làm

- Khách hàng muốn một không gian theo tâm trạng, đê giải tỏa căng thẳng

- Thời gian mở cửa dài, để những người có thời gian rảnh rỗi có thể đến bất cứ lúc nào

4. Sứ mệnh mà Starbucks đang hướng đến: khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm

5. Chiến lược thương hiệu của Starbucks

- Định vị thương hiệu trên thế giới

Starbucks là nhãn hiệu đầu tiên tạo ra một phong cách thưởng thức cà phê mới và trong tiềm thức của khách hàng, khó có thương hiệu đi sau nào có

Trang 3

thể thay thế Starbucks thành lập từ năm 1971 nhưng đến năm 1984 nó vẫn chỉ là một cái tên vô danh tại nước Mỹ với chỉ vỏn vẹn 5 cửa hàng cà phê tại thành phố Seattle Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau khi Howard Schultz gia nhập Starbucks Howard Schultz, một chuyên gia marketing lỗi lạc, sau khi lãnh nhận vị trí CEO của Starbucks đã nhanh chóng định vị chuỗi quán Starbucks là “nơi chốn thứ ba” Ông giải thích: “Có hai nơi con người dành nhiều thời gian sống trong đó nhất, đó là ngôi nhà và nơi làm việc Starbucks

là nơi chốn thứ ba, nơi mọi người đến có thể thư giãn, có thể làm việc một chút, có thể suy tưởng” Định vị đó cho đến ngày hôm nay vẫn được Starbucks gia cố vững chắc và là nền tảng để Starbucks thu hút khách hàng Vào đầu những năm 1990, Starbucks đã có mặt trên hầu hết các thành phố lớn của Mỹ Năm 1993 có đến 100 cửa hàng STARBUCKS và lên đến con

số 145 vào năm 1994 STARBUCKS cũng thâm nhập vào các tập đoàn khác như hãng hàng không canadian, hãng hàng không Mỹ, Starwood Hotel, Barnes and Noble dịch vụ coffee STARBUCKS Năm 1996, STARBUCKS đã thâm nhập vào thị trường Nhật thông qua sự liên doanh với Sazaby’s Inc (một công ty hàng đầu kinh doanh trà và các sản

Năm 1998, STARBUCKS đã mở ra một cửa hàng ở Anh, và sớm mở rông

sự góp mặt của mình đến Thụy Sĩ, Đức và Hy Lạp Hơn một năm mở rộng đến vùng Đông bắc Á, châu Âu và Trung Đông Vào tháng 3 năm 2003, STARBUCKS đã có 1532 cửa hiệu ( chiếm 23% trong tổng số cửa hàng) bên ngoài nước Mỹ

Ở Trung Đông STARBUCKS được cấp giấy phép ngoại trừ Iraq thì hoạt động dưới hình thức liên doanh Sự tôn trọng các nền văn hóa ở Trung Đông, các cửa hiệu của STARBUCKS cung cấp một phần tách biệt cho phụ

nữ TARBUCKS quyết định thâm nhập vào thị trường châu Á Thái Bình Dương lần đầu tiên Với sự tiêu thụ ngày càng nhiều ở quốc gia châu Á Thái Bình Dương và sự ham học hỏi trong số các giới trẻ muốn bắt chước theo lối sống phương tây làm cho nhiều quốc gia bị thu hút bời thị trường của STARBUCKS

STARBUCKS công bố rằng số lượng cửa hàng đã gia tăng đến con số

Kết thúc năm tài khóa 2011, theo thống kê được chính Starbucks cung cấp, trong năm vừa qua với mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ hai của mình, công ty đã mở 500 cửa hàng tại 44 thành phố tại trung quốc và mở thêm 150 cửa hàng tại thị trường này trong năm 2012 Không

Trang 4

chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc, Starbucks còn có mở thêm 800 cửa hàng trên toàn thế giới trong năm 2012, và đáng chú ý là công ty có cửa hàng đầu tiên tại thị trường đông dân thứ hai thế giới Ấn Độ

Sự lớn mạnh của Starbucks còn được nhận thấy rõ rệt hơn thông qua việc liên tục mở rộng thị trường cả về số lượng và chất lượng, hiện Starbucks là

Sau hơn 40 năm thành lập, Starbucks luôn là công ty dẫn đầu thị trường về doanh số bán lẻ cà phê và là một trong số những thương hiệu mạnh và uy tín nhất tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới Starbucks nằm trong top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới theo xếp hạng năm 2012 của cả hai tổ chức uy tính nhất toàn cầu về xếp hạng thương hiệu hàng năm là Interbrand và Millward Brown

6. Mục tiêu của Starbucks

Mục tiêu chính yếu của Starbucks là thiết lập một giá trị định vị rõ ràng và phù hợp cho tất cả các đối tượng cổ đông và khách hàng

7. Một số thông tin khác về Starbucks

- Chiến lược marketing:

Bà Annie Young-Scrivner – Giám đốc Marketing toàn cầu của Starbucks vừa qua đã phát biểu trên tạp chí Forbes rằng việc quan tâm chú ý đến từng cá nhân khách hàng sẽ là một yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing

Hiện tập đoàn kinh doanh nhà hàng lớn thứ 3 thế giới này đang phát triển theo các mô hình tương tác để diễn giải tầm nhìn và xây dựng mối quan

hệ đích thực với cộng đồng công dân mạng Bà Annie Young-Scrivner cũng cho biết: “Chúng tôi đang tạo ra các kết nối xúc cảm với khách hàng trong chuỗi hệ thống nhà hàng và sẽ mở rộng nó ra bên ngoài phạm

vi hoạt động của mình”

Thành công bước đầu mà mô hình tương tác này mang lại là Starbucks hiện nay đạt 22 triệu lượt Like trên Facebook, 1.5 triệu fan Twitter và 30 triệu fan trên các mạng truyền thông xã hội toàn cầu

- Số liệu khác:

Với hơn 21.000 cửa hàng tại 65 quốc gia, Starbucks là một trong những công ty phát triển nhanh nhất tại Mỹ Công ty này đã tăng vọt từ 425 cửa hàng trong năm 1994 đến 19.767 vào năm 2013 ( nguồn:

Trang 5

http://kinhdoanhnhahang.vn/12-diem-cot-yeu-trong-su-phat-trien-cua-starbucks-va-ceo-howard-schultz/)

8. Dự báo về phản ứng của Starbucks:

Lựa chọn cuộc tấn công để phản ứng: tuy với hệ thống chuỗi của hàng vả phê lớn mạnh, nhưng khi bước chân vào thị trường Việt Nam, Starbucks cũng gặp không ít khó khan vì những văn hóa truyền thống của người Việt, thêm vào nữa là thị trường cũng đã có khá nhiều các hang không mà trong

đó không thể không kể đến cà phê Trung Nguyên, nên khi có thêm một nhà hàng cà phê chưa hẳn tên tuổi, và khai thác một góc nhỏ trên thị trường thì Starbucks sẽ dè chừng, và lựa chọn thời cơ thích hợp để phản ứng nếu thấy

bị đe dạo

Trang 7

http://vietnambranding.com/thong-tin/phong-su-thuong-hieu/9809/starbucks-va-chien-luoc-thu-hut-khach-hang

Ngày đăng: 11/06/2016, 00:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w