1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

KHÓA LUẬN 2016 sửa (1) (2)

58 2,8K 72

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 151,46 KB

Nội dung

Hoạt động này mang lại nguồn vốn để NH có thể thực hiện các hoạt động khácnhư cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ NH cho khách hàng, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau: Nghiệp vụ nhận tiề

Trang 1

Em chân thành cảm ơn anh chị trong PGD huyện Quỳnh Lưu đã cho phép vàtạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Ngân hàng.

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong

sự nghiệp cao quý!

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.Phương pháp nghiên cứu 2

5.Kết cấu của khóa luận 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 4

1.1.2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại 4

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 5

1.2 Hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại 7

1.2.1 Khái niệm về hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại 7

1.2.2 Các hình thức huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại 7

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại 10

1.3.1 Nhóm chỉ tiêu định tính 10

1.3.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng 11

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại 14

1.4.1 Các nhân tố chủ quan 14

1.4.2 Các nhân tố khách quan 16

Trang 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI – CHI NHÁNH NGHỆ AN – PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN QUỲNH LƯU GIAI ĐOẠN 2013-2015 19 2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Nghệ An – Phòng giao dịch huyện Quỳnh Lưu 19

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của PGD huyện Quỳnh Lưu 19 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của phòng giao dịch huyện Quỳnh Lưu 20 2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2013-2015

21

2.2 Thực trang kết quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Nghệ An – Phòng giao dịch huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2013- 2015 27

2.2.1 Chính sách huy động vốn tiền gửi của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Nghệ An – Phòng giao dịch huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2013-2015 27 2.2.2 Các sản phẩm huy động vốn tiền gửi tại PGD huyện Quỳnh Lưu 28 2.2.3 Kết quả huy động vốn tại phòng giao dịch huyện Quỳnh Lưu 29

2.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi tại NH TMCP Sài Gòn-Hà chi nhánh Nghệ An-phòng giao dịch huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2013-2015 38

Nội-2.3.1 Những kết quả đạt được 38 2.3.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 39

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN –

HÀ NỘI – CHI NHÁNH NGHỆ AN – PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN QUỲNH LƯU 41 3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Nghệ An – Phòng giao dịch huyện Quỳnh Lưu 41

3.1.1 Định hướng 41

Trang 4

3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Nghệ An – Phòng giao dịch

huyện Quỳnh Lưu 41

3.2.1 Không ngừng nâng cao uy tín ngân hàng- nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 42

3.2.2 Tiếp tục đẩy mạnh công tác Marketing 42

3.2.3 Tích cực tìm kiếm nguồn tiền gửi nhàn rỗi từ công chúng 43

3.2.4 Thường xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 43

3.2.5 Tăng cường công tác tư vấn để giúp người dân thay đổi thói quen cất giữ tiền tại nhà 44

3.3 Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại PGD huyện Quỳnh Lưu 44

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 44

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 46

3.3.3 Kiến nghị với SHB-Chi nhánh Nghệ An 46

3.3.4 Kiến nghị với ngân hàng TMCP SHB hội sở chính 47

KẾT LUẬN 48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của SHB- PGD huyện Quỳnh Lưu 20

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB-Chi nhánh Nghệ An 2013-2015 22

Bảng 2.2 Tình hình HĐV của SHB-PGD huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2013-2015 24

Bảng 2.3 Dư nợ cho vay tại SHB-PGD huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2013-2015 25

Bảng 2.4 Bảng quy mô vốn tiền gửi huy động của SHB-PGD 30

huyện Quỳnh Lưu 2013-2015 30

Bảng 2.5 Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn tiền gửi của 31

NH SHB-PGD huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2013-2015 31

Bảng 2.6 Bảng cơ cấu vốn tiền gửi huy động của ngân hàng SHB-PGD huyện Quỳnh Lưu 2013-2015 32

Bảng 2.7 Tương quan giữa vốn tiền gửi và dư nợ cho vay tại SHB-PGD 35

huyện Quỳnh Lưu 2013-2015 35

Bảng 2.8 Tỷ lệ đáp ứng của vốn huy động ngắn hạn cho các khoản vay ngắn hạn của NH SHB-PGD huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2013-2015 36

Bảng 2.9 Tỷ lệ đáp ứng của huy động vốn trung và dài hạn cho các khoản vay trung và dài hạn của SHB-PGD huyện Quỳnh Lưu 2013-2015 36

Bảng 2.10 Chi phí trả lãi tiền gửi của NH SHB-PGD huyện Quỳnh Lưu 38

giai đoạn 2013-2015 38

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ,nhiệm vụ thường xuyên và chủ yêu là huy động vốn, cho vay và cung cấp các sản phẩmdịch vụ ngân hàng Đối với hoạt động ngân hàng, vốn là yếu tố quyết định mọi hoạt độngkinh doanh Nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngânhàng Ngân hàng tiến hành các hoạt động huy động vốn, trong đó huy động vốn tiền gửichiếm một vai trò đặc biệt quan trọng

Trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng nói chung và PGD huyện Quỳnh Lưu nóiriêng luôn phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển Trong quá trình huy động vốntiền gửi PGD huyện Quỳnh Lưu đã gặp không ít khó khăn Cạnh tranh với nhiều ngânhàng lớn và lâu đời như Viettin bank, Vietcombank, Agribank,… Bên cạnh đó nguồnvốn nhàn rỗi trong dân cư còn rất lớn, song chưa được khai thác triệt để do người dâncòn thiếu lòng tin ở ngân hàng, chưa am hiểu hết về khả năng sinh lời từ những khoảntiền đang nhàn rỗi trong túi của mỗi người, đội ngũ cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm, cơcấu nguồn vốn chưa hợp lý, sản phẩm huy động vốn nhiều nhưng không có sự khácviệt so với ngân hàng khác…Trong đó, việc tiếp cận để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trêncủa ngân hàng còn hạn chế chưa phát huy hết tiềm năng vốn đang nằm trong dâncư

Dó đó, trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đồng thời đápứng cho sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân ngân hàng thìviệc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai chắc chăn sẽ được đặt lên hàng đầu đốivới các NHTM Để giải quyết vấn đề đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – PGDhuyện Quỳnh Lưu nói riêng và ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội nói chung cần phải

có những điều chỉnh thích hợp trong hoạt động vốn tiền gửi của mình

Nhận thức được tầm quan trọng đó cùng với những khó khăn mà PGD đang gặpphải , với những kiến thức được học ở trường cùng những kiến thức thu thập được trongthời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội –PGD huyện Quỳnh Lưu vừa qua Đồng thời việc lựa chọn đề tại cũng phù hợp với chuyênngành tài chính – ngân hàng và mức độ khóa luận nên em chọn đề tài : ‘ Hoạt động huy

Trang 9

động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Nghệ An- Phònggiao dịch huyện Quỳnh Lưu ’

2 Mục đích nghiên cứu

- Mục đích chung của đề tài là phân tích tình hình huy động vốn tiền gửi tại Ngânhàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – PGD huyện Quỳnh Lưu Phân tích những mặt mạnh, mặtyếu, những yếu tố tác động tích cực, tiêu cực Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm mởrộng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – PGDhuyện Quỳnh Lưu

- Khóa luận đi sâu nghiên cứu nhằm làm rõ các mục tiêu cụ thể sau :

+ Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận về hoạt động huy động vốn tiền gửi cácđiều kiện để mở rộng huy động vốn tiền gửi

+ Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn– Hà Nội – PGD huyện Quỳnh Lưu trong giai đoạn 2013-2015 Trong đó tập trung giảiquyết các vấn đề về quy mô, kết cấu, chi phí huy động vốn tiền gửi, các điều kiện và nănglực thực tế về mở rộng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng

+ Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn tiền gửi tạiNgân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – PGD huyện Quỳnh Lưu

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

− Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP SàiGòn – Hà Nội – PGD huyện Quỳnh Lưu

− Phạm vi nghiên cứu:

+ Về mặt không gian : Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – PGD huyện Quỳnh Lưu+ Về mặt thời gian : Trong khoảng 3 năm từ năm 2013 đến 2015

4.Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ nền tảng cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn, huy động tiền gửicủa NHTM khóa luận nghiên cứu về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH TMCPSài Gòn – Hà Nội – PGD huyện Quỳnh Lưu Căn cứ vào các chỉ tiêu để đánh giá thựctrạng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng từ năm 2013-2015

Phương pháp thu thập dữ liệu :

Thông qua sách báo chuyên ngành, tài liệu nghiên cứu trước đây…

Trang 10

+ Thu thập dữ liệu thứ cấp : Báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng, tìm hiểu các thôngtin, số liệu qua sách, báo, mạng về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – PGD huyệnQuỳnh Lưu

5.Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương :

Chương 1: : Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng TMCP Sài Gòn –

Hà Nội chi nhánh Nghệ An – phòng giao dịch huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2013-2015 Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – chi nhánh Nghệ An – phòng giao dịch huyện Quỳnh Lưu

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG

HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với

sự phát triển của kinh tế hàng hóa Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các chức năng,vai trò, đối tượng và phạm vi hoạt động kinh doanh của các NHTM ngày càng trở nên đadạng và phức tạp, do vậy mà ở các nước có rất nhiều quan niệm khác nhau về NHTM

Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụtài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính

Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng định nghĩa: “Ngân hàng thương mại lànhững xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúngdưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính

họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”

Tại Việt Nam,theo khoản 3, Điều 4 luật các tổ chức tín dụng 2010 có ghi: “ Ngânhàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động của ngân hàng

và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”

1.1.2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại

Trước hết, hoạt động ngân hàng thương mại là hình thức kinh doanh kiếm lời, theo

đuổi mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu Ngân hàng thực hiện hai hình thức hoạt động là kinhdoanh tiền tệ và dịch vụ của ngân hàng Trong đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ được biểuhiện ở nghiệp vụ huy động vốn dưới các hình thức khác nhau, để cấp tín dụng cho kháchhàng có yêu cầu về vốn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận Các hoạt động dịch vụ ngân hàngđược biểu hiện thông qua các nghiệp vụ có sẵn về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối, chứngkhoán, để cam kết thực hiện công việc nhất định cho khách hàng trong một thời gian nhấtđịnh nhằm mục đích thu phí dịch vụ hoặc hoa hồng

Hai là, hoạt động ngân hàng thương mại phải tuân thủ theo quy định của pháp luật,

nghĩa là chỉ khi ngân hàng thương mại thỏa mãn đầy đủ các điều kiện khắt khe do phápluật qui định như điều kiện về vốn, phương án kinh doanh…thì mới được phép hoạt độngtrên thi trường

Trang 12

Ba là, hoạt động ngân hàng thương mại là hình thức kinh doanh có độ rủi ro cao hơn

nhiều so với các hình thức kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc tới các ngànhkhác và cả nền kinh tế

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các Ngân hàng thương mại rất phongphú và đa dạng Tuy vậy, chúng ta có thể nghiên cứu ba nghiệp vụ cơ bản là huy động vốn,

sử dụng vốn và nghiệp vụ trung gian

1.1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng củaNHTM Hoạt động này mang lại nguồn vốn để NH có thể thực hiện các hoạt động khácnhư cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ NH cho khách hàng, cụ thể bao gồm các nghiệp

vụ sau:

Nghiệp vụ nhận tiền gửi: là nghiệp vụ phản ánh hoạt động huy động vốn của NHTMdưới dạng nhận các khoản tiền gửi của doanh nghiệp vào ngân hàng để thanh toán nhằmmục đích an toàn hay hưởng lãi Đồng thời ngân hàng còn huy động các khoản tiền nhànrỗi trong dân cư gửi vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi

Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: là nghiệp vụ nhằm thu hút các khoản vốn có tínhthời hạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp đủcác khoản tín dụng mang tính trung và dài hạn vào nền kinh tế Hơn nữa nghiệp vụ này còngiúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinhdoanh

Nghiệp vụ đi vay: là nghiệp vụ được sử dụng thường xuyên nhằm mục đích tạo vốnkinh doanh bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ và vay Ngân hàngNhà Nước dưới các hình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo…

Nghiệp vụ huy động vốn khác: ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kể trên,NHTM còn có thể tạo vốn cho kinh doanh của mình thông qua việc nhận làm đại lý hay ủythác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Nghiệp vụ huy động vốn chủ sở hữu: Để bắt đầu hoạt động ngân hàng (được phápluật cho phép) chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định Đây là loại vốn ngân hàng

có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng Nguồn hìnhthành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng tùy theo tính chất sở hữu, năng lựctài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường

Trang 13

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phương thứckhác nhau tùy vào điều kiện cụ thể Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủngân hàng có xu hướng gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyển một phần thu nhập ròngthành vốn đầu tư.

Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm…để mở rộng qui môhoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng nhu cầu tăng vốn của chủ ngânhàng theo nhà nước quy định…đặc điểm của hình thức huy này là không thường xuyên,song giúp cho ngân hàng có được vốn chủ sở hữu lớn hơn vào lúc cần thiết

1.1.3.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn

Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các hoạt động,khác nhau nhằm đảm bảo sự an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận.Trong đó, bao gồm cácnghiệp vụ: ngân quỹ, cho vay và đầu tư

- Nghiệp vụ ngân quỹ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM đượcdùng với mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như khảnăng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện qui định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàngNhà nước đề ra Ngân hàng luôn giữ một lượng tiền mặt như : tiền mặt tại quỹ của ngânhàng, tiền gửi tại các ngân hàng thương mại khác, tiền gửi tại ngân hàng trung ương, tiềnmặt trong quá trình thu

Ngoài tiền mặt, ngân hàng còn giữ các chứng khoán ngắn hạn, có tính lỏng cao để cóthể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng khi cần như tín phiếu, thương phiếu

- Nghiệp vụ cho vay: Nghiệp vụ cho vay có thể được phân loại bằng nhiều cách: chovay ứng trước là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cung cấp cho người đi vay mộtkhoản tiền vay nhất định để sử dụng trước, cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức chovay trong đó ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trước số tiền tối đa mà khách hàng đượcvay từ ngân hàng trong một khoản thời gian nhất định, cho vay thấu chi, cho vay chiếtkhấu, cho vay thuê mua, cho vay bằng chữ ký …

- Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Bên cạnh nghiêp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng sốvốn huy động được từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế - xã hội để mua các chứng khoán hoặcđầu tư theo dự án và trực tiếp thu lợi nhuận trên các khoản đầu tư đó

- Nghiệp vụ khác: bao gồm các hoạt động kinh doanh như kinh doanh ngoại tệ, vàngbạc và kim khí, đá quý; , dịch vụ ngân quỹ

Trang 14

1.1.3.3 Nghiệp vụ trung gian khác

Ngoài hai nghiệp vụ cơ bản trên, ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụ khácnhư: dịch vụ trong thanh toán, dịch vụ tư vấn, môi giới, và các dịch vụ khác (quản lý hộ tàisản, giữ hộ vàng, tiền, cho thuê két sắt, bảo mật…)

1.2 Hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

Khái niệm vốn tiền gửi: Theo khoản 9, Điều 20, Luật các tổ chức tín dụng 2010 định

nghĩa về tiền gửi như sau: “Tiền gửi là số tiền của tổ chức, có nhận gửi tại tổ chức tín dụnghoặc các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiềngửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tiền gửi được hưởng lãi hoặckhông hưởng lãi và phải được hoàn toàn trả cho người gửi tiền” Có thể hiểu đơn giản tiềngửi là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại nhằm mục đíchphục vụ các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm và một số mục đích khác

Khái niệm huy động vốn tiền gửi của NHTM: Theo khoản 13, Điều 4, Luật các tổ

chức tín dụng 2010 thì huy động vốn tiền gửi hay còn gọi là hoạt động nhận tiền gửi đượcđịnh nghĩa như sau: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của các tổ chức, cá nhân dướihình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chitiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàntrả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”

Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động cổ điển và mang tính đặcthù riêng có của NHTM Đây cũng là điểm khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tín dụngphi NH NH sẽ mở tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằngcách đó NH huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và dân cư

1.2.2 Các hình thức huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Phân loại theo kì hạn

a) Huy động tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất kỳ cứ lúc nào vàngân hàng luôn có nghĩa vụ phải thỏa mãn các nhu cầu đó Mục đích của các khoản tiềngửi này không phải để hưởng lãi suất mà chủ yếu dùng để thanh toán

Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm:

Trang 15

+ Tiền gửi không kỳ hạn (thuần túy): Đây là loại tiền gửi thể hiện khoản tiền tạmthời nhàn rỗi của khách hàng, họ gửi tiền vào ngân hàng không mang tính chất để thanhtoán mà nhằm mục đích an toàn tài sản, khi cần chi tiêu thì khách hàng rút ra.

+ Tiền gửi thanh toán: Là loại tiền được gửi vào ngân hàng để thực hiện các khoảnchi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng Đây là nhóm tiền đang chờ thanhtoán không nhằm mục đích tiết kiệm Khách hàng có thể rút ra, chuyển nhượng, chuyểnkhoản thanh toán bất cứ khi nào họ cần

b) Huy động tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng

có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền, khi gửi tiền vào khách hàng chỉ được rút ra sau mộtthời hạn nhất định, từ một vài tháng cho đến một vài năm Khoản tiền này thường gắn vớicác tổ chức kinh tế có chu kỳ kinh doanh gần như xác định, ít có sự biến động Đây lànguồn vốn có tính ổn định cao, ngân hàng có thể chủ động trong quá trình sử dụng, vì thếmức lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền cũng cao hơn Người gửi tiền ngoài mụcđích sử dụng dịch vụ ngân hàng còn vì mục đích sinh lợi

Ở Việt Nam, hình thức huy động vốn tiền gửi bằng các chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn

3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng ngày càng phổ biến đã và đang phát huy vai trò tạolập vốn cho ngân hàng

Huy động tiền gửi tiết kiệm:

Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất của các NHTM Bao gồm các loại sau:+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiềntheo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là một sản phẩm mà ngân hàng cung ứng để phục vụkhách hành có nguồn tiền nhàn rỗi muốn gửi tiền vào ngân hàng vì mục tiêu an toàn vàsinh lời mà không thiết lập được mục tiêu sử dung trong tương lại, Khi sử dụng dịch vụnày, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào Các giao dịch này không thườngxuyên, chủ yếu là giao dịch gửi tiền và rút tiền trực tiếp Do tính chất không ổn định nênlãi suất của tiền gửi tiết kiệm này rất thấp

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiềnsau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng

Trang 16

Đây là khoản tiền tích lũy có tính chất như tiền gửi có kỳ hạn thông thường Kháchhàng gửi tiền vì mục tiêu an toàn và sinh lợi Chủ yếu là những cá nhân có thu nhập ổnđịnh và thường xuyên, thường là công chức, viên chức hoặc những người đã nghỉ hưu Dovây, lãi suất đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đối tượng khách hàng này Khi gửitiền tiết kiệm có kỳ hạn khách hàng được giao giữ một sổ tiết kiệm.

1.2.2.2 Phân loại theo đối tượng huy động vốn

- Huy động từ dân cư

Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến Trongđiều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm với mục tiêu đảmbảo an toàn, thanh toán và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm Nhằm thu hút ngày càngnhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng

và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động

đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn

- Huy động từ của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội

Các doanh nghiệp do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên các đơn vị nàythường gửi một khối lượng lớn tiền vào ngân hàng để hưởng tiện ích trong thanh toán.NHTM là một trung gian tài chính, nó quan hệ với các đối tượng này thông qua việc mở tàikhoản tiền gửi, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và đáp ứng yêu cầu thanh toán củahọ.Do có sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải thanh toán nên ngân hàngluôn tồn tại một số dư tiền gửi nhất định, điều này lí giải vì sao ngân hàng huy động đượcnhiều nguồn vốn nhất trong lĩnh vực này, có chi phí thấp và được sử dụng cho vay khôngchỉ ngắn hạn mà còn cả trung hạn Tuy nhiên, nguồn này có hạn chế là tính ổn định và độlớn phụ thuộc vào quy mô, loại hình của doanh nghiệp

- Huy động từ các tổ chức tín dụng khác: Giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng

khác thường xuyên có mối liên hệ với nhau về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh Cácngân hàng đều gửi một lượng tiền ở các ngân hàng khác nhằm mục đích tạo sự thuận tiệncho việc thanh toán hộ, chuyển khoản hay mua bán, giao dịch khác…Lượng tiền gửi nàythường không lớn, biến động nhỏ nên ít ảnh hưởng tới nguồn vốn của ngân hàng

1.2.2.3 Phân loại theo loại tiền gửi

-Huy động tiền gửi nội tệ:

Đây là khoản tiền gửi cơ bản mà các Ngân hàng thương mại nhận được, nguồn vốnnội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các Ngân hàng, nó phụ thuộc vào mức thu nhập trong

Trang 17

nước và lãi suất huy động trong từng thời kỳ, loại tiền này thường chiếm tỷ trọng cao trongtổng lượng tiết kiệm.

-Huy động tiền gửi ngoại tệ:

Bên cạnh nhận tiền gửi nội tệ, ngân hàng còn nhận tiền gửi dưới dạng ngoại tệ đặcbiệt là các ngoại tệ mạnh như USD, FRF, GBP, DEM…Những ngoại tệ này cũng rất cầnthiết trong hoạt động của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước, trong quan hệ tàitrợ xuất nhập khẩu, thanh toan quốc tế…các ngân hàng có xu hướng mở rộng kinh doanhđối ngoại thường có nguồn vốn ngoại tệ lớn Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ là phương thức

đa dạng hóa về phương thức huy động vốn của các Ngân hàng thương mại

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

1.3.1 Nhóm chỉ tiêu định tính

1.3.1.1 Sự hài lòng của khách hàng

Hoạt động của ngân hàng nhằm mục tiêu cơ bản là thỏa mãn nhu cầu của kháchhàng Do đó, sự hài lòng của khách hàng cũng là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạtđộng huy động vốn

Sự hài lòng của khách hàng được thể hiện trên một số mặt:

- Lãi suất huy động: Lãi suất huy động là công cụ quan trọng trong hoạt động huyđộng vốn, đặc biệt là huy động từ các tầng lớp dân cư Do đó một chính sách lãi suất vừa

có sức cạnh tranh, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh là rất cần thiết đối với ngân hàng Bởi

lẽ mục tiêu chủ yếu của người gửi tiền là hưởng lãi Như vậy nếu ngân hàng đưa ra mức lãisuất cao thì sẽ thu hút được khách hàng Tuy nhiên, ngân hàng phải xây dựng mức lãi suấtdựa trên nguyên tắc cơ bản để đảm bảo vừa huy động được vốn, vừa mang lại lợi nhuậncho ngân hàng Do vậy khi ngân hàng nào dây dựng được chính sách lãi suất hợp lý thìngân hàng đó có chất lượng huy động vốn cao

- Thái độ phục vụ khách hàng: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là sự kết hợpcủa nhiều yếu tố, trong đó thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ nhân viên ngân hàng rấtquan trọng Nếu ngân hàng nào có được đội ngũ cán bộ có năng lực và có thái độ phục vụtốt thì đây là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng và nguồn vốn của họ Như vậy, thái độphục vụ khách hàng càng tốt thì chất lượng hoạt động huy động vốn càng cao

1.3.1.2 Huy động vốn kèm theo phát triển dịch vụ khác

Hoạt động của ngân hàng mang tính hệ thống và có quan hệ mật thiết với nhau

Do vậy, một ngân hàng có chất lượng huy động vón tốt khi ngân hàng đó phát triểncác dịch vụ đi kèm với hoạt động huy vốn Ngược lại, khi ngân hàng huy động được một

Trang 18

số vốn tương đối song lại không phát triển được các dịch vụ đi kèm thì hoạt động huy độngvốn đó vẫn chưa đảm bảo chất lượng tối ưu.

1.3.1.3 Mức độ đa dạng hóa của các hình thức huy động vốn

Mức độ đa dạng hóa của các hình thức huy động vốn là khả năng mà ngân hàng sửdụng những cách thức để thu hút nguồn vốn Hình thức huy động vốn càng đa dạng thì vốnchảy vào ngân hàng càng nhiều Vì vậy, độ đa dạng của các hình thức huy động vốn chính

là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của công tác huy động ở các ngân hàng thương mại

Phần lớn các ngân hàng hiện nay đều huy động vốn theo các hình thức truyền thống:tiền gửi tiết kiệm, phát hành các công cụ nợ kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu… do vậy cácngân hàng không đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng Trong thời gian gần đây, một

số ngân hàng đã tích cực đa dạng hóa các hình thức huy động vốn thông qua việc pháthành chứng chỉ tiền gửi, tiền bảo hiểm, phát hành các loại thư điện tử, thẻ rút tiền tự động(ATM)…

Việc đa dạng hóa các hình thức huy động là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá công táchuy động Hiện nay các ngân hàng đều phấn đấu huy động vốn đảm bảo tăng trưởng nhanh

và vững chắc theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng

Cơ cấu nguồn vốn huy động chuyển biến theo chiều hướng tích cực là: tăng cườngnguồn vốn huy động dài hạn bởi hiện nay nguồn vốn huy động của các ngân hàng thì cóđến 80% là ngắn hạn làm cho khả năng cung ứng vốn vay trung – dài hạn bị hạn chế, đồngthời là nhân tố tiềm ẩn đe dọa sự ổn định và an toàn của hoạt động ngân hàng Tăng cườngnguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, cố gắng giảm vốn huy động có lãi suất cao, tăng huyđộng vốn có lãi suất thấp, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

1.3.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng

1.3.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi

* Quy mô tiền gửi

Việc ước lượng quy mô vốn tiền gửi giúp ngân hàng chủ động và có cơ sở để ra cácquyết định về quy mô cho vay, đầu tư, góp phần tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinhdoanh của ngân hàng Quy mô vốn tiền gửi của ngân hàng trong một thời kỳ có thể ướclượng theo phương pháp sau:

Quy mô tiền gửi ước tính= (Tổng thu nhập dân cư – tiêu dùng ước tính – đầu tư ướctính – rủi ro tổn thất ước tính) x Tỷ lệ tiết kiệm tại ngân hàng ước tính x Thị phần của ngânhàng ước tính

Trang 19

Các chỉ tiêu trong công thức trên đều là số liệu theo thời kỳ Từ công thức trên cho

thấy, để gia tăng quy mô vốn tiền gửi, giải pháp từ phía ngân hàng là cần phải tăng thị

phần ước tính của mình thông qua phát triển thương hiệu, nâng cao uy tín và sức cạnh

tranh với các ngân hàng khác và các định chế tài chính khác

* Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi

Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi năm N=Quy mô vốn tiền gửi nămn- Quy mô vốn tiền gửi nămn-1

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng vốn huy động qua các năm để đánh giá

khả năng huy động, cho biết tốc độ tăng trưởng vốn năm sau so với năm trước là bao

nhiêu Tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả huy động vốn tiền gửi càng cao

1.3.2.2 Mức độ thực hiện kế hoạch huy động vốn tiền gửi

Mức độ thực hiện kế hoạch huy động vốn tiền gửi là chỉ tiêu cho biết ngân hàng có

đạt được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra trước đó hay không

Mức độ thực hiện kế hoạch =Số vốn tiền gửi thực tế huy động

Số vốn tiền gửi dự tính huy độngx100%

Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng thực hiện chỉ tiêu đề ra càng khả thi, hoàn

thành kế hoạch đề ra

1.3.2.3 Cơ cấu vốn tiền gửi huy động

Cơ cấu vốn tiền gửi là tỉ trọng mỗi loại tiền gửi trên tổng nguồn vốn tiền gửi huy động

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ giữa các loại vốn tiền gửi trong tổng nguồn vốn tiền gửi

Từ đó thấy được sự phù hợp cân đối giữa các loại nguồn vốn tiền gửi hay chưa đề đưa ra

định hướng phù hợp Ngoài ra, cơ cấu này còn chịu tác động bởi mục đích gửi tiền của

khách hàng, tình hình kinh tế, khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng

Tỷ trọng từng loại vốn tiền gửi i= vốn tiền gửi loại i

Tổng vốn tiền gửi huy động∗100 %

1.3.2.4 Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu cho vay từ nguồn vốn tiền gửi huy động

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vay từ nguồn tiền gửi năm sau cao hơn

hay thấp so với năm trước, trong đó:

Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vay năm N= Tổng vốn tiền gửi huy động năm N

Trang 20

Chỉ tiêu này cho biết: 1 đồng vốn tiền gửi mà ngân hàng huy động được sẽ đáp ứngđược bao nhiêu % nhu cầu vay của khách hàng Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vốn tiền gửihuy động đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng

1.3.2.5 Chi phí huy động vốn tiền gửi bình quân năm sau so với năm trước

Chi phí huy động vốn tiền gửi là những khoản chi phí ngân hàng bỏ ra để thực hiệnviệc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng Chi phí huy động vốn tiền gửi bao gồm chi phí

lã và chi phí phi lãi:

- Chi phí lãi: là số tiền mà ngân hàng phải trả cho khách hàng dựa trên số tiền màkhách hàng ký gửi trên tài khoản tại ngân hàng

Chi phí lãi=∑

i=1

x

(Ai∗Vi∗¿/360)Trong đó:

Ai: Giá trị nguồn vốn thứ i

Vi: Lãi suất nguồn vốn thứ i

Ni: Số ngày thực tế duy trì nguồn vốn thứ i

- Chi phí phi lãi: Bao gồm rất nhiều loại như: chi phí dưới dạng các khoản dự trữ bắtbuộc theo quy định, chi phí nhân viên, chi phí quản lí gián tiếp, chi phí trang thiết bị, chiphí quảng cáo …Như vậy, tỷ suất sinh lời tối thiểu để bù đắp chi phí huy động vốn đượctính như sau:

Tỷ suất sinh lợi tối thiểu để

bù đắp chi phí huy động vốn

= Tổng chi phí lãi bình quân+Chi phí philãi¿

Tổng mứccho vay và đầu tư vào các tài sảnsinh lời¿

Chi phí huy động vốn tiền gửi bình quân năm sau so với năm trước

Chỉ tiêu này cho biết: Tổng chi phí huy động vốn tiền gửi mà ngân hàng phải bỏ ra để

có được 1 đồng vốn khả dụng năm sau cao hơn hay thấp hơn so với năm trước Chỉ tiêunày phản ánh hoạt động huy động vốn là hiệu quả nếu nhỏ hơn 1

Trong đó:

Chi phí huy động vốn tiền gửi bình quân năm N= Chi phí trả lãi năm N+chi phí lãi năm N

Tổng số vốn tiền gửi huy động năm N

Trang 21

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

1.4.1 Các nhân tố chủ quan

1.4.1.1 Chiến lược huy động vốn của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh có thể nói là đường lối, phương hướng hoạt động cho mộtngân hàng Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau Điều này phụ thuộcvào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng như hạn chế của ngân hàng Chiến lượckinh doanh xác định quy mô huy động có thể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thể thayđổi về tỷ lệ các loại nguồn, chi phí hoạt động có thể tăng hay giảm, phù hợp với mục tiêu

cụ thể của ngân hàng nhưng nhìn chung luôn bao gồm các nội dung sau :

- Hình thức huy động vốn tiền gửi : Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn

thì trước hết phải đa dạng hoá hình thức huy động Hình thức huy động càng phong phú thìngân hàng càng dễ huy động hơn Ngân hàng có thể đưa ra nhiều hình thức huy động như :phát hành trái phiếu, kì phiếu, huy động tiền gửi tiết kiệm trong đó đưa ra nhiều thời hạn

và lãi suất khác nhau Các hình thức huy động vốn được đưa ra phải dựa trên cơ sở nghiêncứu phân tích thị trường và tâm lí khách hàng một cách kĩ lưỡng thì mới có thể hấp dẫnkhách hàng gửi tiền

- Lãi suất huy động vốn tiền gửi: Bên cạnh bộ phận tiền gửi không kì hạn thì vốn

huy động của ngân hàng còn bao gồm cả tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp và tiền gửitiết kiệm của dân cư Bộ phận tiền gửi này gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi, vìvậy lãi suất là điều họ quan tâm và bộ phận này rất nhạy cảm với lãi suất Với việc lãi suấthuy động tăng thì sẽ dẫn đến nguồn vốn vào ngân hàng tăng, rất lớn Nhưng đồng thời thìhiệu quả của việc huy động vốn có thể giảm do chi phí huy động tăng Để tạo được nhiềuvốn thì ngân hàng phải có chính sách lãi suất hợp lí vừa đảm bảo kích thích người gửi tiềnlại vừa phù hợp với lãi suất cho vay của ngân hàng để tránh thua lỗ

1.4.1.2 Nhân sự và công nghệ thông tin của ngân hàng

- Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng:

Về phương diện quản lý : Nếu ngân hàng quản lý tốt về mặt nhân sự, về Tài sản Nợ,

Có tức là trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng dự đoán được những rủi ro xảy ra,nắm bắt được những biến đổi ngoài thị trường một cách nhanh chóng để tư vấn cho kháchhàng của mình nên đầu tư vào đâu có hiệu quả cao nhất Từ đó thu hút được khách hàng làmcho môi trường đầu tư của ngân hàng ngày càng mở rộng

Trang 22

Về trình độ nghiệp vụ: Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng cao thì trong quátrình hoạt động kinh doanh, mọi thao tác nghiệp vụ đều được thực hiện nhanh chóng chínhxác và có hiệu quả, từ đó ngân hàng có điều kiện mở rộng kinh doanh, giảm thấp chi phíhoạt động và thu hút được nhiều khách hàng.

Thái độ phục vụ khách hàng : Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến tâm lý cũng nhưtình cảm của người gửi tiền Nếu các nhân viên ngân hàng luôn cởi mở nhiệt tình tronggiao dịch với khách hàng, luôn tạo điều kiện tốt cho khách hàng thì sẽ gây được thiện cảm

và uy tín đối với họ, sẽ ngày càng có nhiều khách hàng đến giao dịch, gửi tiền tại ngânhàng hơn

- Công nghệ thông tin của ngân hàng:

Công nghệ thông tin giữ một vai trò không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh củangân hàng Hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với công nghệ thông tin ở hầu hết cácnghiệp vụ từ việc nhận tiền gửi, hay thanh toán qua tài khoản khách hàng đến việc cho vay,đầu tư trên thị trường tài chính Hệ thống công nghệ và thông tin càng hiện đại thì càngphục vụ hữu ích cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giúp ngân hàng tiết kiệmthời gian, chi phí trong việc tìm kiếm, quản lý thông tin về khách hàng, thị trường cũngnhư toàn bộ ngân hàng

1.4.1.3 Mạng lưới hoạt động của ngân hàng

Với những ngân hàng sát địa bàn dân cư hoặc gần với những trung tâm thương mạithì sẽ có thuận lợi khi thu hút vốn Lẽ tự nhiên, khi dân chúng có tiền nhàn rỗi họ sẽ đếncác chi nhánh ngân hàng gần nhà mình nhất để gửi, như thế vừa tiết kiệm thời gian đi lạivừa đảm bảo an toàn khi cho số tiền của họ Ngày nay, các ngân hàng đều cố gắng mở thậtnhiều chi nhánh để thu hút tiền gửi của người dân cũng như đẩy mạnh các hoạt động kinhdoanh khác

1.4.1.4 Uy tín của ngân hàng

Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách hàng đốivới ngân hàng Uy tín của mỗi ngân hàng được xây dựng, hình thành trong cả một quátrình lâu dài Người gửi tiền khi gửi thường lựa chọn những ngân hàng lâu đời chứ khôngphải là những ngân hàng mới thành lập Ngân hàng lớn thường được ưu tiên lựa chọn sovới các ngân hàng nhỏ Hình thức bảo hiểm tiền gửi làm tăng độ an toàn, tăng uy tín củangân hàng Một điều quan trọng ở nước ta là hình thức sở hữu cũng có ảnh hưởng quantrọng tới huy động vốn Các ngân hàng quốc doanh bao giờ cũng có độ an toàn cao hơn

Trang 23

cho người gửi tiền, uy tín của các ngân hàng thương mại quốc doanh cao hơn so với cácngân hàng khác Những ngân hàng có uy tín luôn chiếm được lòng tin của khách hàng làtiền đề cho việc họ huy động được những nguồn vốn lớn hơn với chi phí rẻ hơn và tiếtkiệm được thời gian.

1.4.1.5 Các dịch vụ ngân hàng cung ứng

Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có lợi thế hơn so với các ngânhàng có dịch vụ hạn chế Ngân hàng có giao dịch mặt đường trên các phố chính, có hệthống rút tiền tự động làm việc ngày đêm, có cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm, tạođược niềm tin cho khách hàng cũng là lợi thế đáng quan tâm của các NHTM Khác vớicạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng là không giới hạn, do vậy đâychính là điểm mạnh để các ngân hàng giành thắng lợi trong cạnh cạnh tranh

1.4.2 Các nhân tố khách quan

1.4.2.1 Chính sách chỉ đạo của ngân hàng nhà nước

Tất cả mọi hoạt động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp Cụ thể làLuật các tổ chức tín dụng (1997), Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tàichính (1990), Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), các văn bản pháp luật khác như:chỉ thị, thông tư Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng là vô cùng quan trọng trong nền kinh

tế, vì vậy các hoạt động của ngân hàng luôn được Nhà nước quản lý chặt chẽ bằng các vănbản pháp quy Mỗi văn bản đều có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của Ngân hàng, cụ thể

là hoạt động huy động vốn

Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ quốc gia và hệ thống ngân hàng là công cụ đắc lực

để thực hiện Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặttiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó ngân hàngthương mại huy động vốn dễ dàng hơn Hoặc khi Nhà nước có chính sách khuyến khíchđầu tư, mở rộng sản xuất thì ngân hàng khó huy động vốn hơn vì người có tiền nhàn rỗi họ

bỏ tiền vào sản xuất có lợi hơn gửi ngân hàng

Các quy định của pháp luật đòi hỏi các ngân hàng thương mại luôn phải tuân thủ.Pháp luật quy định số tiền huy động của ngân hàng không được lớn hơn 20 lần vốn chủ sởhữu Hay thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính phủ điều chỉnh việc cung ứng tiền cho nềnkinh tế Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay lãi suất tái chiết khấu là tuỳ theo địnhhướng phát triển của từng thời kỳ Các chính sách đầu tư, ưu đãi, ưu tiên phát triển mũinhọn cũng ảnh hưởng sâu sắc tới việc huy động vốn của ngân hàng thương mại Nói

Trang 24

chung bất cứ ngân hàng thương mại nào khi cần huy động vốn đều phải xem xét các quyđịnh của luật pháp.

1.4.2.2 Trạng thái nền kinh tế- xã hội của đất nước

Hoạt động của các NHTM nằm trong hoạt động kinh tế chung của đất nước nên dĩnhiên chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế Khi nềnkinh tế vào thời kì tăng trưởng, sản xuất phát triển tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đótạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn của ngân hàng Mặt khác , nó cũng tạo ramôi trường đầu tư thuận lợi cho ngân hàng, từ đó ngân hàng phải tìm biện pháp để huyđộng vốn sao cho có hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của mình Khi nền kinh

tế suy thoái, lạm phát tăng làm thu nhập của người dân giảm khiến cho họ không muốn gửitiền vào ngân hàng mà chuyển sang tích luỹ bằng các tài sản khác như : vàng, ngoại tếmạnh…Lượng tiền gửi của ngân hàng sẽ sụt giảm cùng với việc môi trường đầu tư củangân hàng bị thu hẹp do các doanh nghiệp không muốn vay vốn để mở rộng sản xuất kinhdoanh trong điều kiện sản suất thua lỗ

1.4.2.3 Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường vốn

Trong quá trình thu hút vốn, các ngân hàng luôn phải đối mặt với sự cạnh tranhkhông những của các ngân hàng trong ngành mà còn của các tổ chức tài chính khác Sảnphẩm tiền gửi của ngân hàng dễ bắt chước đòi hỏi các ngân hàng phải rất cố gắng trongviệc đưa thêm những tiện ích vào sản phẩm cũng như triển khai những chương trình huyđộng vốn hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của các tổ chức tàichính khác như : Các công ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, sự phát triển mạnh

mẽ của thị trường chứng khoán lại càng khiến cho thị trường vốn của các ngân hàng thuhẹp lại, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút vốn …

1.4.2.4 Tâm lí thói quen người tiêu dùng

Tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng Nếu nhữngvùng dân cư quen sử dụng số tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ là chính thì việc huyđộng vốn sẽ gặp khó khăn Chẳng hạn vào thời kì vàng còn có giá trị thì người ta dùng tiềnnhàn rỗi đi mua vàng về cất trữ…Còn khi người dân có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quảntài sản thì họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn Khi đó cơ hội huy động vốn của ngânhàng tăng lên

Mức thu nhập và chu kì chi tiêu của người dân cũng là những yếu tố trực tiếp tácđộng đến lượng tiền gửi vào ngân hàng Nhìn chung thu nhập của người dân càng cao; nhu

Trang 25

cầu đầu tư và giao dịch của họ tăng lên

Chu kì chi tiêu ảnh hưởng tới quy mô và tính ổn định của nguồn tiền Vào những dịpnghỉ lễ trong năm, nguồn tiền tiết kiệm cũng như tiền gửi của doanh nghiệp có xu hướnggiảm sút, đặc biệt là trong điều kiện thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến

Có thể nói lý đây không phải yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hiệu quả huyđộng vốn của ngân hàng những lại có giá trị ở chỗ nó khiến cho gần hết tiền nhàn rỗi trongdân cư được luân chuyển vào ngân hàng

1.4.2.5 Môi trường pháp lí

Nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM chịu sự điều chỉnh rất lớn của môi trườngpháp lý Có những Bộ Luật tác động đến hoạt động của NHTM như : Luật các TCTD, LuậtNHNN… Những luật này qui định tỉ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, quiđịnh về việc gửi và sử dụng tài khoản tiền gửi Bên cạnh những bộ luật này thì chính sáchtài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn tới nghiệp vụ tạo vốn củaNHTM Nó được thể hiện ở mục tiêu chính sách tiền tệ, chẳng hạn khi nền kinh tế lạmphát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thuhút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM huy động vỗn dễ dàng hơn Như vậy, môi trườngpháp lí là nhân tố khách quan có tác động rất lớn tới quá trình huy động vốn của NHTM.Mục tiêu hoạt động của NHTM được xây dựng vào các qui định, qui chế của Nhà nước đểđảm bảo an toàn và nâng cao niềm tin từ khách hàng

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI – CHI NHÁNH NGHỆ AN – PHÒNG GIAO DỊCH

HUYỆN QUỲNH LƯU GIAI ĐOẠN 2013-2015

2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Nghệ An – Phòng giao dịch huyện Quỳnh Lưu

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của PGD huyện Quỳnh Lưu

2.1.1.1 Sơ lược về ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được thành lập theo các quyết định số214/QĐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/ QĐ- NHNN ngày 20/1/2006 và số1764/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006 và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993 Trảiqua gần 23 năm xây dựng và phát triển, SHB tự hào là một trong những ngân hàng thươngmại có tốc độ phát triển mạnh mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành công rực rỡ nhờ chiếnlược phát triển toàn diện song hành với mục tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng Sau khi sát nhập thành công với Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội (Habubank), tính đến31/12/2014, SHB trở thành định chế tài chính có quy mô lớn của Việt Nam với tổng tài sảnđạt gần 170.000 tỷ đồng, vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng, hơn 2 triệu khách hàng tổ chức và

cá nhân, trên 5.000 cán nhân viên toàn hệ thống, mạng lưới kinh doanh rộng lớn với gần

400 chi nhánh và phòng giao dịch trải dài trên cả nước và 03 chi nhánh tại Lào,Campuchia Với những nỗ lực không ngừng suốt chặng đường 23 năm qua, SHB đã đượcĐảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế trao tặng nhiều bằng khen, giải thưởng cao quýtrong và ngoài nước cho những thành tích xuất sắc của tập thể và cá nhân Tiêu biểu trong

số đó, nhân kỉ niệm 20 năm thành lập ngân hàng, SHB đã vinh dự đón nhận Huân chươnglao động hạng Nhì của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng

Với những thành tích đã đạt được, SHB vinh dự nằm trong top 5 Ngân hàng thương mạilớn nhất Việt Nam, phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam,đến năm 2020 trở thành Tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế

2.1.1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển NH TMCP SHB – chi nhánh Nghệ An

Ngày 24 tháng 12 năm 2008, SHB chính thức khai trương chi nhánh Nghệ An tại 58 LêLợi, Hưng Bình, Thành Phố Vinh, Tỉnh Nghệ An

Những ngày đầu thành lập, chi nhánh Nghệ An phải đối mựt với rất nhiều khó khăn như

số lượng khách hàng còn chưa nhiều, đội ngũ cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm, trên địa bàn có

Trang 27

rất nhiều tổ chức tín dụng…Nhưng chỉ sau một thời gian đi vào hoạt động , Ngân hàngThương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội, chi nhánh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả trên cáclĩnh vực với tốc độ tăng trưởng nhanh: Nguồn vốn tự có đạt trên 150 tỷ, dư nợ cho vay cácthành phần kinh tế khoảng 100 tỷ dồng; đã có hơn 2.000 khách hàng đến giao dịch với SHBNghệ An Các dịch vụ và tiện ích của SHB đã được nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn đánhgiá cao và được sự tín nhiệm của khách hàng, số lượng khách hàng liên tục tăng nhanh.

2.1.1.3 Sơ lược quá trình hành thành và phát triển PGD huyện Quỳnh Lưu

Sáng ngày 27-10-2010 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức khaitrương đi vào hoạt động Phòng giao dịch SHB Quỳnh Lưu SHB Quỳnh Lưu chính thức đivào hoạt động nâng tổng số điểm giao dịch của SHB lên con số 107 Phòng giao dịch cungcấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như: Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VND

và ngoại tệ; Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dung; Thực hiện cầm cố, thế chấpcác giấy tờ có giá; Thu hộ, chi hộ; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Chuyển tiền nhanh trong

và ngoài nước; Chi trả lương qua thẻ, cho vay thấu chi qua thẻ; Kinh doanh ngoại tệ; Dịch

vụ ngân hàng điện tử (iBanking PhoneBanking, SMSBanking, )

Địa chỉ: Khối 1- thi trấn Dát-huyện Quỳnh Lưu-tỉnh Nghệ An

 Số điên thoại: (038) 8649234, Fax (038) 8649456

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của phòng giao dịch huyện Quỳnh Lưu

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của SHB- PGD huyện Quỳnh Lưu

( Nguồn: Nguồn - phòng hành chính nhân sự ngân hàng SHB- PGD huyện Quỳnh Lưu)

Phó giám đốc

P.dịch vụ khách hàng

Tổ huy động vốn

Tổ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ

Tổ dịch vụ thẻ

P kiểm tra - kiểm soát nội bộ

Trang 28

2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2013-2015

2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB-chi nhánh Nghệ An

Trong giai đoạn 2013 – 2015, tổng thu nhập hoạt động của Chi nhánh có sự biếnđộng Năm 2014 tổng thu nhập hoạt động là 48.707,1 triệu đồng, tăng 7.071,24 triệu đồng(tương ứng tăng 16,98%) so với năm 2013 Đến năm 2015 tổng thu nhập hoạt động lúc nàyđạt 57.165,71 triệu đồng, tăng 8.458,61 triệu đồng (tương ứng giảm 17,36%) so với năm

2014 Qua đó, ta thấy tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động năm 2013-2015 tăngtrưởng khá đều Trong đó:

Thu nhập lãi thuần năm 2014 là 40.686,04 triệu đồng tăng 3.728,45 triệu đồng tươngứng 10,09% so với năm 2013 Năm 2015 thu nhập lãi thuần đạt 46.563 triệu đồng tăng14,44% so với năm 2014 Sở dĩ có sự tăng này cũng bởi Ngân hàng có chính sách huyđộng vốn và cho vay hợp lý

Năm 2014 lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt được là 5.277,6 triệu đồng, tăng3.130,33 triệu đồng (tăng 43,45%) so với năm 2013 Năm 2015 đạt 6.943,97 triệu đồng,tăng 32,14% so với năm 2014 Mức lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng có sựtăng dần qua 3 năm là do thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngày càng tăng mạnh, bởi giaiđoạn 2013-2015 nền kinh tế nước ta đang dần được phục hồi, nền kinh tế có chuyển biếntích cực hơn.Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm qua các năm có sự biến động, năm

2014 giảm 37,47% so với năm 2013, nhưng đến năm 2015 tăng 3.032,27 triệu đồng (tức là61%) so với năm 2014 Chi phí dự phòng rủi ro biến động như trên chứng tỏ ngân hànglàm công tác thẩm định trước khi cho vay chưa tốt, năm 2014 đã giảm nhưng 2015 lại tăngkhá cao Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng qua các năm đặc biệt năm 2015 tăng31,84% so với năm 2014 tương đương với 4.654,07 triệu đồng

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được minh họa qua bảng 2.1 :

Trang 29

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB-Chi nhánh Nghệ An 2013-2015

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 2.147,27 5.277,6 6.943,97 3.130,32 145,78 1.666,37 1,57

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại

hối

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 20.023,04 24.463,01 33.700,71 4.439,97 22,17 9.237,70 7,76

Ngày đăng: 10/06/2016, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w