Tổ chức và chỉ huy quân y nghiên cứu những đặcđiểm về sinh hoạt, lao động, luyện tập và chiến đấu của các LLVT, những đặcđiểm của điều kiện tự nhiên địa hình, khí hậu, thời tiết, môi tr
Trang 1- Phần 1: Đại cương về Y học quân sự.
- Phần 2: Đại cương về Tổ chức và chỉ huy quân y
Đối tượng của y học quân sự là nghiên cứu những quy luật tác động của môitrường lao động quân sự đến sức khỏe con người trong thời bình và thời chiến
Cơ sở lý luận của y học quân sự là y học Y học nghiên cứu những biện pháp
để dự phòng bệnh tật, giữ vững và nâng cao sức khỏe cho con người, cứu chữangười bị thương, bị bệnh trong những điều kiện lao động và sản xuất Những thànhtựu của y học được sử dụng vào việc bảo vệ sức khỏe cho các lực lượng vũ trang.Điều kiện sinh hoạt, luyện tập và chiến đấu của lực lượng vũ trang khác xa vớinhững điều kiện lao động sản xuất Vũ khí hiện đại, chiến đấu ác liệt, số lượngthương binh lớn, cơ cấu tính chất vết thương phức tạp Môi trường sống, sinh hoạt
bị đảo lộn, ăn uống thiếu thốn, lao động nặng nhọc, dịch bệnh dễ phát sinh, pháttriển… Những đặc điểm đó đòi hỏi Y học quân sự phải nghiên cứu, quán triệtnhững đặc điểm về chiến thuật, kỹ thuật quân sự, những yếu tố ảnh hưởng đến sức
Trang 2khỏe của LLVT… Tìm ra các biện pháp thích hợp để giữ vững và nâng cao sứckhỏe bộ đội, cứu chữa thương binh, bệnh binh.
Nói cách khác: y học quân sự là ngành khoa học đứng giữa y học và khoa họcquân sự, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của y học và khoa học quânsự
Y học quân sự có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo đảm quân y, từ đó đề
ra những nhiệm vụ, yêu cầu đối với công tác bảo đảm quân y
- Vận dụng một cách sáng tạo những thành tựu của y học để bảo đảm quân ycho lực lượng vũ trang trong thời bình và thời chiến
- Nghiên cứu những biện pháp vệ sinh phòng dịch, điều trị dự phòng… phùhợp với tổ chức, điều kiện chiến đấu của lực lượng vũ trang
Mục đích cuối cùng là để giữ vững và nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnhtật, cứu chữa TB, BB, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũtrang
2.SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA Y HỌC QUÂN SỰ
2.1 Y học quân sự một số nước phương Tây
- Y học quân sự trong các quốc gia chiễm hữu nô lệ đã có từ hàng nghìn nămtrước Công nguyên
- Ở Hy Lạp cổ đại, dưới thời Hi-pô-crat (460-377 tr.CN), ngành ngoại khoachiến tranh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể
- Thời kỳ Tiền phong kiến, việc cấp cứu thương binh thường chỉ được thựchiện khi trận đánh kết thúc
- Thời kỳ Phục hưng, xuất hiện vũ khí nổ, người bị thương do hỏa khí đượccoi là người bị nhiễm độc; điều trị loại trừ chất độc bằng lau rửa, sau đó đốtcháy bằng sắt nung đỏ hoặc cắt cụt chi
Trang 3- Sa hoàng Pi-e đệ nhất ( 1672-1725) thành lập quân đội Nga kiểu mới, đãhoàn thiện tổ chức quân y trong quân đội, biên chế nhân viên quân y ở cácđơn vị.
Pi-ro-gốp (1810-1881) nhà phẫu thuật người Nga đại tài, là người đặt nềnmóng cho Ngoại khoa dã chiến và tổ chức chiến thuật quân y
Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918), hệ thống tổ chức cứu chữavận chuyển tồn tại hai khuynh hướng xen kẽ là điều trị tại chỗ và vận chuyển vềsau
Năm 1916, nhà phẫu thuật Nga Ô-pen đề xuất hình thành tổ chức cứu chữa,vận chuyển: “cứu chữa theo tuyến”, là triển khai nhiều tuyến cứu chữa từ mặt trận
về tới bệnh viện, mỗi tuyến được giao những nhiệm vụ cứu chữa nhất định
Sau Cách mạng tháng 10 Nga: hình thành và hoàn thiện cơ sở lý luận y họcquân sự thống nhất, xây dựng và hình thức tổ chức cứu chữa theo tuyến kết hợpvới vận chuyển theo chỉ định về tuyến sau Góp phần quan trọng vào thành côngcủa công tác bảo đảm quân y trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945
Ngày nay, Ngành quân y Liên bang Nga đã tổng kết và xây dựng nền y họcquân sự Nga tiên tiến, vững mạnh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng và phức tạp củatác chiến hiện đại
- Y học QS Hoa Kỳ ra đời cùng với lịch sử đất nước Đại chiến thế giới thứnhất (1914-1918) Y học Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành tựu: nghiên cứuđầu tiên về bệnh dịch hạch, bệnh sốt xuất huyết, gây miễn dịch phòng bệnhthương hàn, phát hiện nguyên nhân và điều trị bệnh Beriberi, giải quyết triệt
Ngày nay y học Hoa Kỳ đã phát triển, đi sâu vào các chuyên ngành, nhiều lĩnhvực mới, phục vụ cho các nhiệm vụ quân sự Y học quân sự có 1 vị trí quan trọngxứng đáng trong nền y học Hoa Kỳ
Trang 42.2 Y HỌC QUÂN SỰ VIỆT NAM
- Dưới các triều đại phong kiến, y học cổ truyền dân tộc là nền tảng của việcchăm sóc sức khỏe cho vua quan, binh sĩ và toàn dân
Lịch sử y học Việt Nam đã ghi nhận công lao và thành tựu của nhiều danh y:Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh – thế kỷ 14), Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế
kỷ 18)…
- Về tổ chức y tế:
Thời nhà Lý, triều đình đã tổ chức ra Ty thái y
Nhà Trần đổi Ty thái y thành Viện thái y
Triều Nguyễn (thế kỷ 18, 19) có Thái y viện Ở cấp tỉnh có Ty lương y
Các tổ chức y tế nói trên làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho vua quan vàbinh sĩ
- Y học quân sự Việt Nam thực sự hình thành và phát triển sau Cách mạngtháng 8, cùng với sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam
Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp do chưa có sự chỉ đạo thốngnhất, mỗi chiến trường tổ chức cứu chữa thuơng binh một cách khác nhau
- Hội nghị quân y lần thứ 9 (1951) thông qua nhiều đề án quan trọng như:Điều lệ công tác của Phòng quân y đại đoàn, Điều lệ vết thương chiến tranh,
Tổ chức ngoại khoa chiến thương, Chỉ thị về vận chuyển và tổ chức trạmchuyển thương… Đây là những cơ sở lý luận ban đầu của ngành Quân y đãgóp phần vào thành công của công tác bảo đảm quân y trong KC chốngPháp
- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ngành quân y đẩy mạnh xây dựng tổ chức theohướng chính quy, hiện đại, đáp ứng những yêu cầu mới trong KC chống Mỹ
- Hội nghị QY 14 (tháng 4/1959), đánh dấu một mốc quan trọng trong sựnghiêp xây dựng ngành quân y, xây dựng ngành khoa học y học quân sựViệt Nam Hội nghị đã kết luận nhiều vấn đề quan trọng của công tác quâny:
Trang 5+ Nhiệm vụ của ngành Quân y
+ Phương châm xây dựng ngành quân y
+ Kiện toàn phòng quân y quân khu, quân binh chủng
+ Kiện toàn các bộ môn y học cơ sở, y học quân sự
+ Tăng cường công tác cấp cứu ở tuyến trước, xây dựng các chuyên khoasâu ở tuyến sau
+ Đào tạo bổ túc cán bộ quân y
- Ngày 23/3/1962, Bộ Quốc phòng ra QĐ số 80/QP chuyển Trường sĩ quan
quân y thành Viện nghiên cứu y học quân sự, làm nhiệm vụ đào tạo bổ túc
cán bộ quân y và là trung tâm nghiên cứu y học quân sự Từ đó, nhiều bộmôn y học quân sự được xây dựng đánh dấu một bước phát triển mới củakhoa học y học quân sự VN, như : Bộ môn Tổ chức và chỉ huy quân y (trước
là khoa quân y cần vụ), Bộ môn phòng hóa – phòng nguyên, Bộ môn vệ sinhquân đội, Bộ môn dịch tễ, Bộ môn nội dã chiến, Ngoại dã chiến… Việc xâydựng các trung tâm đào tạo, nghiên cứu y học quân sự đã tạo điều kiện chongành quân y bước vào phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ trong tư thếvững mạnh hơn nhiều so với kháng chiến chống Pháp
- Nhiều thành tựu quan trọng đã đạt được trên tất cả các mặt công tác bảo đảmquân y: cứu chữa thương bệnh binh, phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe
bộ đội, sản xuất tiếp tế thuốc, trang bị quân y…
Đã thu dung cứu chữa hàng triệu thương binh và bệnh binh ở cả hai miềnNam, Bắc Tỷ lệ bổ sung quân số cho chiến đấu ở các chiến trường đạt 57,66%tổng số thương binh
Nhiều bệnh truyền nhiễm được khống chế kịp thời, như lepto, sốt mò… hạnchế các vụ dịch đường tiêu hóa Tập trung nghiên cứu phòng, chống sốt rét, hạnchế tỷ lệ sốt rét, tỷ lệ chết do sốt rét
Trang 6Trong những thành công của công tác quân y, có sự đóng góp to lớn của khoahọc y học quân sự Đã có nhiều công trình khoa học, có giá trị thực tiễn cao nhưcác công trình nghiên cứu về bảo đảm quân y theo khu vực, cứu chữa vết thươngchiến tranh, điều trị bỏng, phòng và điều trị bệnh sốt rét…
- Nhiều tài liệu cơ bản được biên soạn, đánh dấu một bước phát triển mới của
lý luận y học quân sự Việt Nam Đóng góp nhiều kinh nghiệm quý về tổchức bảo đảm quân y, cứu chữa thương binh bệnh binh, phòng chống dịchbệnh
- Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biêngiới và giúp bạn Campuchia Thực tế chiến trường đã đặt ra nhiều vấn đềmới cho y học quân sự Việt Nam Nhiều thành tựu của khoa học y học quân
sự đã được ghi nhận, góp phần quan trọng vào công tác bảo đảm quân ytrong giai đoạn này
- Thời kỳ đổi mới, 1986 tới nay, Tổ chức quân y được xây dựng theo phươnghướng chung của quân đội Nhiều trung tâm y học quân sự được xây dựng.Trang bị được tăng cường theo hướng hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu phục
vụ sức khỏe bộ đội trong thời kỳ mới Những trung tâm khoa học kỹ thuậtlớn của ngành Quân y như Bệnh viện trung ương quân đội 108, Học việnquân y, Viện vệ sinh phòng dịch quân đội… đã tiếp cận những thành tựu yhọc hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển của y học quân sự
- Nhiều tài liệu cơ bản được biên soạn, làm cơ sở cho việc xây dựng ngành vàcông tác bảo đảm quân y, như: Điều lệ xử trí vết thương chiến tranh (1984);
Tổ chức và chiến thuật quân y (1989, 1994); Lịch sử quân y Quân đội nhândân Việt Nam, 3 tập (1994, 1995 và 1996); Điều lệ công tác quân y Quânđội nhân dân Việt Nam (2001), Tổ chức và chỉ huy quân y (2006)…
3.CÁC CHUYÊN NGÀNH CỦA Y HỌC QUÂN SỰ
1 Tổ chức và chỉ huy quân y
Trang 72 Ngoại khoa dã chiến.
3 Nội khoa dã chiến
Trang 81.Khái niệm Tổ chức và chỉ huy quân y.
Tổ chức và chỉ huy quân y là khoa học về tổ chức và điều hành các lực
lượng, phương tiện quân y, thực hiện bảo đảm cho quân đội trong thời bình và thờichiến
Đối tượng nghiên cứu của tổ chức và chỉ huy quân y là các hoạt động quân ytrong thời bình và thời chiến Tổ chức và chỉ huy quân y nghiên cứu những đặcđiểm về sinh hoạt, lao động, luyện tập và chiến đấu của các LLVT, những đặcđiểm của điều kiện tự nhiên ( địa hình, khí hậu, thời tiết, môi trường…) ảnh hưởngđến sức khỏe bộ đội và công tác bảo đảm quân y; từ đó đề ra các biện pháp tổ chứcbảo đảm quân y cho quân đội hoàn thành nhiệm vụ trong thời bình và thời chiến.Nội dung khoa học tổ chức chỉ huy quân y gồm 2 phần: tổ chức chỉ huy quân
y thời bình và tổ chức chỉ huy quân y thời chiến
Việc phân loại trên chỉ có ý nghĩa tương đối Những nội dung Tổ chức và chỉhuy quân y thời bình cũng được tiến hành trong thời chiến, Những nội dung của Tổchức và chỉ huy quân y thời chiến phải được xây dựng và chuẩn bị trong thời bình
1.1.Tổ chức và chỉ huy quân y thời bình nghiên cứu các biện pháp tổ chức và
điều hành nhằm bảo đảm cho các hoạt động xây dựng, sinh hoạt, lao động và luyệntập sẵn sang chiến đấu của các LLVT
1.2.Tổ chức và chỉ huy quân y thời chiến.
- Chỉ huy quân y thời chiến là quản lý, điều hành các lực lượng và phươngtiện quân y nhằm sử dụng hợp lý, kịp thời nhất để hoàn thành mọi nhiệm vụbảo đảm quân y trong chiến đấu
- Tổ chức và chỉ huy quân y thời chiến nghiên cứu những vấn đề về tổ chứcbảo đảm quân y cho các LLVT trong chiến đấu
2.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của khoa học về tổ chức và chỉ huy quân y Việt Nam
Sau Cách mạng tháng 8, nhiều cán bộ nhân viên y tế thời Pháp tình nguyệngia nhập quân đội, hình thành những tổ chức quân y đầu tiên ở từng địa phương
Trang 9Ngày 19/12/1946, toàn quốc bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, việc tổchức cứu chữa vận chuyển thương binh hình thành độc lập ở từng địa phương.Nhìn chung tổ chức quân y những năm đầu kháng chiến còn mang nặng tính tĩnhtại, chưa đáp ứng yêu cầu cơ động trong tác chiến của bộ đội.
- Theo Sắc lệnh 71/SL ngày 22/5/1946 của Hồ Chủ Tịch, Tổ chức quân yđược xây dựng như một ngành độc lập từ trên xuống dưới, tách khỏi sự chỉhuy của người chỉ huy cùng cấp
- Đầu năm 1949, tổ chức quân y được lồng vào tổ chức quân đội, là 1 bộ phậncủa tổ chức quân đội, dưới sự chỉ huy của người chỉ huy quân sự cùng cấp.Các tuyến cứu chữa, vận chuyển TB, BB được xây dựng cụ thể hơn, như:+ Trạm cấp cứu đại đội, tiểu đoàn (do y tá phụ trách)
+ Trạm phẫu thuật trung đoàn hay giải phẫu mặt trận ( do Bác sỹ hay sinh viênquân y phụ trách)
Nếu hỏa tuyến xa hậu phương thì tổ chức thêm những trạm chuyển thương đểđưa thương binh, bệnh binh về bệnh viện hậu phương…
- Hội nghị quân y lần thứ 9, năm 1951, đánh dấu một mốc quan trọng trongxây dựng ngành quân y, về lý luận YHQS cũng như tổ chức chỉ huy quân y
Về tổ chức cứu chữa vận chuyển TB,BB trong chiến đấu, Hội nghị xác định
3 khu vực cấp cứu điều trị là:
+ Khu vực cấp cứu: Gồm tổ sơ cứu đại đội, trạm cấp cứu tiểu đoàn và trạmcấp cứu trung đoàn
+ Khu vực chuyển vận phẫu thuật: Gồm đội điều trị và các trạm chuyểnvận
+ Khu vực điều trị đến khỏi: Bệnh viện hậu phương
- Hội nghị cũng xác định nhiệm vụ và tổ chức các tuyến quân y, điều lệ tảithương, tổ chức ngoại khoa chiến thương…
Các ban quân y trung đoàn (sau đổi là đội quân y trung đoàn), các đội điều trịđại đoàn, đội điều trị thuộc Cục quân y được xây dựng gọn, nhẹ, cơ động
Trang 10- Nghị quyết Hội nghị quân y lần thứ 9 là cơ sở để tổ chức bảo đảm quân ytrong các chiến dịch từ năm 1951 đến chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
- Sau KC chống Pháp, Tổ chức và chỉ huy quân y từng bước được xây dựngthành một môn học tại trường và tại chức, cả lý thuyết và thực hành
- Ngày 10/7/1957, tổ Quân y cần vụ được thành lập tại trường Sĩ quan quân y(Học viện quân y), năm 1958 chuyển thành khoa Quân y cần vụ, đánh dấumột bước phát triển mới của khoa học tổ chức và chỉ huy quân y, khoa Quân
y cần vụ đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn về tổ chức bảođảm quân y trong chiến đấu; Nghiên cứu triển khai một số phân đội quân ynhư đội điều trị và trạm quân trung đoàn bộ binh…
- Từ 1956, khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, tổ chức và chỉhuy quân y đã có những chuyển hướng kịp thời theo hướng phục vụ chiếntrường, bám sát những đặc điểm chiến đấu Điểm nổi bật là việc tổ chức bảođảm quân y ở các chiến trường đều được tổ chức theo một quan niệm thốngnhất, tạo cho quân y phát huy được sức mạnh của tổ chức
- Tháng 2/1966, Cục quân y đã xác định bậc thang cứu chữa vận chuyển vàphạm vi cứu chữa các tuyến; đặc biệt đã xác định lại phạm vi cứu chữatuyến quân y trung đoàn là cứu chữa cơ bản (chủ yếu là cứu chữa khẩn cấp),
đã tạo cơ sở cho quân y trung đoàn hoàn thành nhiệm vụ, nhất là ở chiếntrường miền Nam Nhiều phân đội quân y được xây dựng để chi viện chochiến trường như đội điều trị, đội phẫu thuật, đội chuyển thương Nhiều tàiliệu cơ bản được xuất bản, thống nhất chỉ đạo những nguyên tắc cơ bản vềbảo đảm quân y
- Trong giai đoạn chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và ở chiến trườngCampuchia (1975-1989), Tổ chức và chỉ huy quân y đã có những chuyểnhướng kịp thời, nghiên cứu về tổ chức bảo đảm quân y trong chiến đấuphòng ngự, tổ chức bảo đảm quân y cho quân tình nguyện Việt Nam ởCampuchia
Trang 11- Thời gian sau năm 1975 tới nay, cũng là thời kỳ Tổ chức và chỉ huy quân yphát triển toàn diện, vừa tiến hành tổng kết những kinh nghiệm tổ chức bảođảm quân y trong chiến tranh, vừa nghiên cứu những chuyên đề về công tácquân y thời bình cũng như chuẩn bị cho chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Nhiều tài liệu được biên soạn làm cơ sở cho việc xây dựng ngành như tàiliệu giáo khoa về Tổ quốc – chỉ huy quân y (2 tập xuất bản năm 1989, 1994
và 2006), các điều lệ, chế độ công tác quân y…
3.Vị trí của khoa học tổ chức – chỉ huy quân y và mối liên quan với các chuyên ngành khoa học quân sự khác, khoa học khác
- Tổ chức và chỉ huy quân y có mối quan hệ mật thiết với khoa học quân
sự, là một bộ phận của khoa học quân sự
- Có mối quan hệ mật thiết với tất cả các chuyên ngành y học quân sự khác
và giữ vị trí trung tâm trong các chuyên ngành y học quân sự
- Căn cứ vào những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đấtnước, căn cứ những đặc điểm chiến đấu, địa hình, sự phát triển của y học
và y học quân sự… để xác định hình thức tổ chức cứu chữa vận chuyển,xác định phạm vi cứu chữa, trang bị quân y, phương thức cứu chữa vậnchuyển TB, xác định phạm vi cứu chữa…
- Quan hệ với nhiều ngành khoa học khác, sử dụng những thành tựu củacác ngành khoa học để vận dụng vào tổ chức bảo đảm quân y
Trang 12Bài 2 NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC NGÀNH QUÂN Y
*Tài liệu:
Tổ chức và chỉ huy quân y tập 1; NXB QĐND, năm 2009
*Nội dung: gồm 3 phần:
- Quá trình hình thành và phát triển của nhiệm vụ và tổ chức Ngành Quân y
- Nhiệm vụ cơ bản của công tác quân y
- Tổ chức Ngành Quân y
I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC NGÀNH QUÂN Y
- Quân y Việt Nam được hình thành sau CM tháng 8, do những cán bộ y tếthời Pháp tham gia quân đội phụ trách
- Ngày 25/3/1946, Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh số 34/SL tổ chức Bộ Quốcphòng, trong đó có Quân y cục (nay là Cục Quân y), trực thuộc Bộ Quốcphòng
- Ngày 16/4/1946, Bộ Quốc phòng ra Nghị định số 12/NĐ quy định nhiệm vụ
và tổ chức Quân y cục Bác sĩ Vũ Văn Cẩn được bổ nhiệm làm Cục trưởngQuân y cục đầu tiên Ngày 16/4 là ngày truyền thống Ngành Quân y
- Ngày 22/5/1946, Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh 71/SL về tổ chức Quân đội, xácđịnh tổ chức, biên chế các đơn vị, các cơ quan Theo Sắc lệnh này, quân y làmột ngành độc lập từ Quân y cục xuống đến đại đội, không thuộc quyềnngười chỉ huy quân sự cùng cấp
- Do tổ chức quân y theo ngành tách rời sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng vàngười chỉ huy quân chính ở từng cấp, không phù hợp với sự phát triển của
Trang 13quân đội => Ngày 28/12/1949, hệ thống tổ chức ngành dọc được bãi bỏ Các
tổ chức quân y đều do người chỉ huy quân sự cùng cấp quản lý, cơ quanquân y cấp trên chỉ đạo quân y cấp dưới về mặt chuyên môn nghiệp vụ
Ở từng cấp, các cơ sở và phân đội quân y đều trực thuộc người chỉ huy quân
y ở cấp đó; ở cấp Bộ, tất cả các bệnh viện, đội vệ sinh phòng dịch, kho,xưởng, trường học, đều thuộc sự quản lý và chỉ huy của Cục trưởng Cụcquân y
- Ngày 10/7/1950, Tổng cục cung cấp được thành lập (nay là Tổng cục hậucần), Cục Quân y được chuyển thuộc Tổng cục cung cấp, như hiện nay
- Năm 1971, trong tài liệu “Mấy vấn đề cơ bản của công tác bảo đảm quân y
Việt Nam”, Cục Quân y xác định 2 nhiệm vụ cơ bản của ngành quân y là:
+ Bảo vệ sức khỏe bộ đội
+ Cứu chữa thương binh, bệnh binh
- Năm 1982, Tổng cục hậu cần xuất bản tài liệu: “Mấy vấn đề cơ bản của công tác quân y trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc”, xác định 3
nhiệm vụ cơ bản của ngành quân y là “Bảo vệ sức khỏe, góp phần giữ vững
và nâng cao sức chiến đấu của bộ đội; Tổ chức nuôi trồng dược liệu, sảnxuất một phần thuốc và trang bị bằng nguyên liệu trong nước; thực hiện hợptác với quân y QĐ Lào, QĐ Campuchia và QĐ Xô Viết”
- Ngày 15/4/1993, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 152/QĐ-QP
ban hành Quy chế về nhiệm vụ và tổ chức ngành quân y, xác định 2
nhiệm vụ cơ bản của ngành quân y là:
+ Sử dụng các biện pháp y học để dự phòng bệnh tật, bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe, nâng cao thể lực bộ đội, góp phần giữ vững quân số khỏe.
+ Cứu chữa thương binh bệnh binh, giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế, khôi phục ở mức cao nhất khả năng chiến đấu và lao động của thương binh, bệnh binh.
Trang 14- Ngày 11/01/2001, Bộ trưởng Bộ QP ra Quyết định số 56/2001/QĐ-BQP ban
hành Điều lệ công tác quân y Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó xác
định 4 nhiệm vụ cơ bản của ngành quân y
- Năm 2003, Bộ Quốc phòng quyết định bổ sung một số quy định về tổ chứcngành quân y, chuyển các Bệnh viện 108, 175 và Bệnh viện y học cổ truyềnquân đội trực thuộc Bộ quốc phòng, chuyển các Bệnh viện 354, 105 và 87trực thuộc Tổng cục hậu cần
II – NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC QUÂN Y
- Công tác quân y gồm tổng thể những hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
bộ đội, cứu chữa TBBB, tham gia chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân
- Công tác quân y đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và người chỉ huy đơnvị; là công tác chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chiến sĩ quân y, đồng thời
là nhiệm vụ chung của mọi cán bộ chiến sĩ trong quân đội, được tiến hànhkết hợp với ngành y tế và sự giúp đỡ của nhân dân
- Điều lệ công tác quân y Quân đội nhân dân Việt Nam ( Bộ Quốc phòng ban
hành năm 2001) xác định 4 nhiệm vụ cơ bản của công tác quân y:
Nhiệm vụ thứ nhất
Tổ chức xây dựng ngành quân y vững mạnh toàn diện theo hướng cáchmạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, bảo đảm quân y choQuân đội thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống, tham giaxây dựng lực lượng y tế dự bị động viên và tiềm lực y tế cho quốc phòngtoàn dân và chiến tranh nhân dân, đồng thời tham gia chăm sóc, bảo vệ sứckhỏe nhân dân theo quy định của Nhà nước và Bộ quốc phòng
- Xây dựng lực lượng y tế dự bị động viên ?
Thời bình, lực lượng quân y không lớn, ngành y tế nhân dân có lực lượng và
cơ sở vật chất lớn Y tế nhân dân là hậu phương vững mạnh của quân y, làtiềm lực của quân y trong chiến tranh
Trang 15Do đó, trong thời bình phải hết sức quan tâm xây dựng các lực lượng y tế dự
bị động viên, chuẩn bị tiềm lực y tế cho quốc phòng nhằm sẵn sang phục vụkhi đất nước chuyển sang thời chiến
Xây dựng các lực lượng y tế dự bị động viên trước hết là nhiệm vụ củangành y tế nhân dân, thực hiện theo các quyết định của Thủ tướng Chínhphủ
Trách nhiệm của quân y trong xây dựng lực lượng y tế dự bị động viên là:
Đề xuất với Bộ Quốc phòng và Chính phủ về các lực lượng y tế dự bị độngviên cần được xây dựng; hướng dẫn cụ thể việc xây dựng tổ chức (biên chế,trang bị)
Hướng dẫn ngành y tế ở các địa phương xây dựng lực lượng y tế dự bị độngviên: Sắp xếp biên chế tổ chức, huấn luyện, diễn tập…
Xây dựng tiềm lực y tế cho quốc phòng không chỉ bao gồm việc xây dựngcác tổ chức y tế dự bị động viên, mà còn phải dự trữ vật tư y tế cho thờichiến, xây dựng kế hoạch chuyển ngành y tế sang phục vụ thời chiến
+ Cán bộ chiến sĩ quân y phải có tinh thần phục vụ tốt Phải luôn luôn hướng
về bộ đội, hướng về chiến đấu, tìm mọi biện pháp có hiệu quả nhất để chăm sócsức khỏe bộ đội và cứu chữa thương binh bệnh binh
+ Mỗi cán bộ chiến sĩ quân y phải rèn luyện phẩm chất đạo đức của ngườiquân y cách mạng, quên mình vì sự nghiệp cách mạng, khi cần thiết dám hy sinhtính mạng của bản thân để đem lại sự sống cho đồng đội
- Xây dựng Ngành Quân y chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại?
Trang 16Tính chính quy là một yêu cầu tất yếu khách quan của việc xây dựng quânđội, đảm bảo sự thống nhất trong mọi hoạt động quân y Chính quy là chấp hànhtốt các điều lệnh quân đội và các điều lệ, chế độ công tác của ngành.
Tinh nhuệ và từng bước hiện đại nhằm nâng cao chất lượng công tác quân y,
áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào công tác quân y, đưa khoahọc kỹ thuật ra phía trước phục vụ bộ đội và cứu chữa thương binh, bệnh binh
- Ngành Quân y có trách nhiệm góp sức vào việc chăm sóc sức khỏe nhân dân
Sử dụng các lực lượng, phương tiện quân y để phòng chống dịch bệnh và cứuchữa cho nhân dân, chú trọng tới các vùng sâu, vùng xa và trong các tình huống
thảm họa Chương trình y tế 12 về “Kết hợp quân dân y xây dựng quốc phòng
toàn dân và chăm sóc sức khỏe nhân dân” được triển khai từ năm 1990 tới nay là
một minh chứng thành công về phát huy sức mạnh tổng hợp của quân và dân ytrong thời bình, chuẩn bị cho tình huống chiến tranh
Thực hiện chương trình y tế 12, quân y đã có đóng góp to lớn vào việc chămsóc sức khỏe nhân dân như
+ Khám chữa bệnh cho nhân dân tại các bệnh viện và bệnh xá quân y
+ Tham gia phòng chống dịch, đặc biệt là công tác phòng chống sốt rét ở cácđịa phương miền núi, phòng chống dịch SARS, cúm H1N1, H5N1…
+ Tham gia củng cố y tế cơ sở, đặc biệt đối với y tế vùng sâu, vùng xa, khuvực biên giới, hải đảo
+ Tổ chức các đợt tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, khám chữa bệnh chocác đôi các đối tượng chính sách
+ Tham gia phòng chống thảm họa, thiên tai…
Nhiệm vụ thứ hai
Sử dụng các biện pháp y học để dự phòng bệnh tật, chăm sóc và bảo vệ sứckhỏe bộ đội, cứu chữa thương binh, bệnh binh kịp thời và có chất lượng để gópphần khôi phục khả năng chiến đấu, lao động của bộ đội và thương binh, bệnhbinh
Trang 17- Đây là nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật: bảo vệ sức khỏe bộ đội, cứu chữathương binh, bệnh binh.
- Chỉ thị 38, ngày 15/4/1993 của Thường vụ Đảng ủy QSTW về công tác y tế
quân đội nêu rõ “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người và của toàn xã hội, làm một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội, mọi quân nhân đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe”
- Bảo vệ sức khỏe quân đội là sự nghiệp của quần chúng, có sự phối hợp củacác ngành, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và sự điều hành tổ chức thựchiện của người chỉ huy các cấp
- Lao động quân sự là loại hình lao động phức tạp, nặng nhọc nhất Trong thờichiến, hoạt động quân sự phải tiến hành trong điều kiện rất khẩn trương, đòihỏi mỗi cán bộ chiến sĩ phải có sức khỏe tốt, bền bỉ, dẻo dai, có thể chiếnđấu lien tục dài ngày, nhanh chóng thích nghi với mọi địa hình, khí hậu, thờitiết và sử dụng nhiều loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại
- Trong điều kiện chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng, việc bảo vệ sức khỏecho mỗi quân binh chủng lại có những yêu cầu riêng, chống những ảnhhưởng xấu của môi trường hoạt động như tiếng ồn, rung lắc, siêu cao tần,nhiệt độ…
- Là ngành chuyên môn kỹ thuật, quản lý tình hình bệnh tật và sức khỏe bộđội, Ngành Quân y có chức năng: Tham mưu cho cấp ủy và người chỉ huy
về công tác bảo vệ sức khỏe: báo cáo tình hình sức khỏe bộ đội và đề xuấtcác biện pháp cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe bộ đội
Trong phạm vi chức năng của mình, ngành quân y triển khai thực hiện cácbiện pháp y học để phòng chống bệnh tật, giữ vững và nâng cao sức khỏe cho bộđội
- Để bảo vệ tốt sức khỏe bộ đội trong mọi tình huống, cần có sự tham gia tíchcực, chủ động của bộ đội Quân y phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo
Trang 18dục vệ sinh phòng bệnh, làm cho mỗi cán bộ chiến sĩ tích cực chủ động thamgia tự bảo vệ sức khỏe.
- TBBB là đối tượng phục vụ trực tiếp của ngành quân y Chiến tranh là một
“dịch chấn thương” như Pi-rô-gốp đã tổng kết Trong các cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ, ngành quân y đã thu dung cứu chữa hàng chụcvạn thương binh, hàng triệu bệnh binh
- Trong tương lai, chiến tranh nếu xảy ra sẽ rất ác liệt, vũ khí ngày càng hiệnđại có độ chính xác cao, khả năng sát thương lớn, số lượng thương binh cóthể sẽ rất lớn, xuất hiện trong thời gian ngắn, tính chất vết thương phức tạp;đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của quân y trong công tác cấp cứu TBBB ở hỏatuyến và vận chuyển về các tuyến sau Trong điều kiện địch sử dụng các loại
vũ khí hủy diệt lớn, vũ khí công nghệ cao, tính chất vết thương sẽ phức tạphơn; những tổn thương hỗn hợp làm cho công tác cứu chữa khó khăn hơnnhiều
Nhiệm vụ của quân y trong việc cứu chữa thương binh là phải cứu sống tínhmạng, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong hỏa tuyến và tại các tuyến sau, tìmmọi biện pháp để nhanh chóng bổ sung quân số về chiến đấu và giảm tỷ lệ tàn phế,phục hồi đến mức cao nhất khả năng lao động cho thương binh
Đặc biệt có ý nghĩa quan trọng là việc cấp cứu, điều trị tốt, trả nhanh quân số
về chiến đấu, góp phần phục hồi sức chiến đấu của đơn vị, vì mỗi thương binh làmột chiến sĩ dày dạn kinh nghiệm trong chiến đấu
Do điều kiện sinh hoạt, chiến đấu gian khổ, do môi trường sống bị đảo lộn,khí hậu thời tiết thất thường… bệnh tật dễ phát sinh, phát triển Kinh nghiệm trongcác cuộc chiến tranh, số lượng bệnh binh lớn hơn nhiều so với số lượng thươngbinh, có lúc gấp 3 – 4 lần Những nguyên nhân bệnh tật chủ yếu làm mất quân sốchiến đấu là sốt rét, là các bệnh suy dinh dưỡng… Nhiệm vụ trực tiếp của quân y làphải ngăn ngừa bệnh tật phát sinh, cứu chữa bệnh binh với chất lượng tốt nhất, đểtrả nhanh quân số cho chiến đấu
Trang 19- Trong thư gửi ngành quân y ngày 31/7/1967, Hồ Chủ Tịch căn dặn: “Bácnhắc nhở các cô, các chú phải luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi đồngthời phải là như người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụthương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khỏe bộ đọi…” Làm theo lờiBác là trách nhiệm cao cả, là y đức, là thể hiện tình yêu thương đồng đội củamỗi cán bộ, chiến sĩ quân y.
Nhiệm vụ thứ ba
Tổ chức bảo đảm đầy đủ vật tư quân y phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sứckhỏe bộ đội và cứu chữa thương binh, bệnh binh, tổ chức quản lý vật tư quân ytheo đúng các quy định của Nhà nước và Quân đội
- Vật tư quân y là các vật tư mà ngành quân y được cung cấp để tiến hànhcông tác bảo đảm quân y
- Vật tư quân y bao gồm vật tư chuyên dùng y dược và vật tư không chuyêndùng
+ Thuốc, máu và các dịch truyền, sinh vật phẩm, vật liệu băng bó (bông gạc
y tế, băng, chỉ khâu, bột bó…)
+ Trang bị y dược, các loại xe kỹ thuật (xe la bô, xe khử trùng, xe X quang,
xe phẫu thuật…), các cơ số quân y…
+ Vật tư không chuyên dùng như: dưỡng khí, cồn, hóa chất xét nghiệm, cácphụ tùng linh kiện máy y dược…
- Vật tư quân y có hàng nghìn loại, có độ tinh vi chính xác cao, dễ hư hỏng, dễgây nhầm lẫn, nên việc bảo đảm và quản lý có nhiều khó khăn phức tạp
- Trong chiến tranh, quân đội sẽ phát triển nhanh Số đơn vị, quân số sẽ lớnhơn nhiều so với thời bình Quân số lớn, số lượng thương binh bệnh binh lớnđòi hỏi tiêu thụ nhiều vật tư quân y
- Thuốc và trang bị quân y cho các tuyến chiến thuật thường phải đóng góithành cơ số, bảo đảm cho việc tiếp tế được thuận tiện, nhanh chóng và bảo
Trang 20đảm được chất lượng thuốc, trang bị trong quá trình vận chuyển hay cơ độngcủa quân đội.
Nhiệm vụ thứ tư
Bảo đảm công tác thú y trong quân đội
Công tác thú y trong quân đội là một nội dung hoạt động nghiệp vụ quân ynhằm bảo đảm sức khỏe cho vật nuôi phục vụ các hoạt động quân sự đặc thù ở cácđơn vị được biên chế vật nuôi (chó, ngựa nghiệp vụ…)
Việc bảo đảm thú y do nhân viên thú y trong tổ chức quân y đảm nhiệm
Công tác thú y có nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi trong biênchế và chăn nuôi, ngăn ngừa các dịch bệnh
+ Tổ chức cứu chữa vật nuôi khi bị thương, bị bệnh
+ Tổ chức tạo nguồn bảo đảm thuốc và dụng cụ thú y, đáp ứng yêu cầuphòng bệnh, chữa bệnh cho vật nuôi
III – TỔ CHỨC NGÀNH QUÂN Y
Ngành quân y được xây dựng theo hệ thống tổ chức quân đội, từ Bộ Quốcphòng đến đại đội
- Cấp Bộ (Cấp chiến lược): Có Cục quân y
- Cấp chiến dịch: Có Quân y Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng
- Cấp chiến thuật: Có quân y sư đoàn trở xuống đến quân y đại đội
* Ở từng cấp có cơ quan chỉ đạo quản lý ngành và các tổ chức chuyên môn kỹthuật
1.Tổ chức, nhiệm vụ của quân y cấp chiến lược (Trọng tâm)
Tổ chức ngành quân y ở cấp chiến lược là Cục quân y Gồm có:
- Cơ quan Cục quân y
- Các cơ sở điều trị, vệ sinh phòng dịch, sản xuất tiếp tế quân y, nghiên cứu –đào tạo và Viện pháp y quân đội
Trang 21- Hội đồng y học quân sự.
- Các chuyên viên quân y
1.1.Cục quân y: là cơ quan đầu ngành y của toàn quân, thuộc sự chỉ huy Tổng cục
hậu cần (nay trực tiếp BQP), có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức bảo đảm quân y cho bộđội trong thời bình, thời chiến
- Cơ quan Cục quân y gồm có chỉ huy Cục và các phòng ban
- Các phòng ban thuộc cơ quan Cục Quân y có nhiệm vụ giúp Cục trưởng chỉđạo, thực hiện chức năng đầu ngành y toàn quân
1.2.Các cơ sở điều trị cấp chiến lược
- Gồm có các bệnh viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng, Tổngcục hậu cần, Học viện quân y hoặc Cục Quân y
+ Trực thuộc Bộ Quốc phòng: có 3 bệnh viện là Bệnh viện trung ương quânđội 108, BV 175 và Bệnh viện y học cổ truyền quân đội Là các bệnh việnloại A; BV 108 là hạng đặc biệt của toàn quốc
+ Trực thuộc Tổng cục hậu cần: có các Bệnh viện 354, 105 và 87 là nhữngbệnh viện khu vực loại B (tương đương bệnh viện hạng 2 của ngành y tế).+ Trực thuộc Học viện quân y : có Bệnh viện 103 và Viện bỏng quốc gia
• Bệnh viện 103 là bệnh viện loại A, bệnh viện đa khoa thực hành của Học
viện quân y
• Viện bỏng quốc gia là bệnh viện chuyên khoa, tuyến cuối của toàn quốc
về bỏng, chịu sự quản lý trực tiếp của Học viện quân y Viện bỏng quốcgia là 1 mô hình điển hình về kết hợp quân dân y
+ Trực thuộc Cục Quân y: có Trung tâm y học hạt nhân, là Trung tâm nghiêncứu về bảo vệ phóng xạ trong quân đội, có giường bệnh
Trang 22- Viện vệ sinh phòng dịch quân đội và trung tâm y tế dự phòng phía Nam trựcthuộc Cục quân y.
1.4.Các cơ sở sản xuất – tiếp tế quân y
Gồm có: Trung tâm kiểm nghiệm – nghiên cứu dược quân đội, các kho chiếnlược và Công ty dược – trang bị y tế quân đội
- Trung tâm kiểm nghiệm – nghiên cứu dược quân đội có nhiệm vụ kiểm
nghiệm chất lượng thuốc cho toàn quân, nghiên cứu các nội dung về dượchọc và dược học quân sự
- Các kho chiến lược gồm có Kho 708 ở Hà Nội và Kho 706 ở thành phố Hồ
Chí Minh Các kho chiến lược làm nhiệm vụ tạo nguồn, dự trữ, bảo quản vàcấp phát vật tư y tế cho toàn quân
- Công ty dược – trang bị y tế quân đội gồm xí nghiệp 120, xí nghiệp 150 và
xí nghiệp dụng cụ y tế quân đội; là những cơ sở sản xuất thuốc và trang bị y
tế, cung cấp một phần thuốc và trang bị cho nhu cầu của ngành quân y
1.5.Học viện quân y
Là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và trung học của ngành quân y;nghiên cứu các chuyên đề y dược học và y dược học quân sự được phân công Họcviện quân y trực thuộc Bộ Quốc phòng
1.6.Viện pháp y quân đội
Là trung tâm giám định pháp y của quân đội Viện pháp y quân đội trực thuộcCục QY
2.Tổ chức, nhiệm vụ của quân y cấp chiến dịch
- Quân y cấp chiến dịch là quân y các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Bộđội biên phòng, Tổng cục và tương đương
- Quân y cấp chiến dịch được tổ chức gồm:
+ Phòng quân y
+ Các cơ sở và phân đội quân y: bệnh viện, đội điều trị, đội vệ sinh phòngdịch, kho quân y
Trang 232.1.Phòng Quân y Quân khu là cơ quan chỉ huy quân y cấp chiến dịch, là cơ quan đầu ngành y ở cấp Quân khu
Phòng Quân y Quân khu có nhiệm vụ chủ yếu là chỉ đạo, tổ chức bảo đảmquân y cho lực lượng vũ trang thuộc Quân khu và kết hợp với quân y các Quânđoàn, Quân chủng, Binh chủng và y tế địa phương bảo đảm cho các binh đoàn cơđộng hoạt động tác chiến trên địa bàn Quân khu
Phòng quân y Quân đoàn, Quân chủng là cơ quan chỉ huy quân y cấp chiếndịch, là cơ quan đầu ngành y cấp Quân đoàn, Quân chủng và tương đương
2.2.Các bệnh viện và đội điều trị là những cơ sở điều trị thương binh bệnh binh của quân y cấp chiến dịch.
- Tùy theo đặc điểm, mỗi Quân khu, Quân đoàn có 1 hoặc nhiều bệnh viện,đội điều trị Các bệnh viện và đội điều trị trực thuộc Cục hậu cần và chịu sựchỉ đạo của Phòng Quân y về chuyên môn nghiệp vụ
- Các Quân chủng không quân và hải quân có Viện Y học hàng không và Viện
Y học hải quân, vừa làm nhiệm vụ điều trị, vừa làm nhiệm vụ nghiên cứucác vấn đề thuộc y học quân chủng
- Các bệnh viện Quân khu là BV loại A hoặc B
- Các Tổng cục và Bộ đội biên phòng chỉ tổ chức bệnh xá
2.3.Đội vệ sinh phòng dịch
Được tổ chức ở các Quân khu, Quân đoàn có chức năng tổ chức triển khai cáchoạt động vệ sinh phòng dịch trong phạm vi các đơn vị QK, QĐ, QC và phối hợpvới hệ thống y tế dự phòng dân y trong địa bàn về các hoạt động PC dịch
Đội vệ sinh phòng dịch trực thuộc Phòng Quân y
2.4.Kho quân y
- Tuyến chiến dịch có kho quân y nằm trong hệ thống kho hậu cần cùng cấp.Kho quân y làm nhiệm vụ dự trữ, bảo quản và cấp phát vật tư quân y chođơn vị
- Kho quân y trực thuộc Phòng Quân y
Trang 242.5.Cơ sở sản xuất thuốc
- Tùy điều kiện cụ thể, quân y tuyến chiến dịch có thể tổ chức cơ sở sản xuấtthuốc để bảo đảm cho cấp mình
3.Tổ chức, nhiệm vụ của quân y cấp chiến thuật
Quân y cấp chiến thuật bao gồm quân y binh chủng, sư đoàn, lữ đoàn, trungđoàn, tiểu đoàn, đại đội và đơn vị tương đương
Binh chủng, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bộ chỉ huy bộ đội biên phòngtỉnh (thành phố) và tương đương có Ban Quân y
3.1.Ban Quân y là cơ quan đầu ngành quân y cấp chiến thuật, dưới sự lãnh đạo chỉhuy trực tiếp của Phòng Hậu cần; chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của quân
y cấp trên
Ban Quân y có chủ nhiệm quân y (trưởng ban) và các trợ lý
- Ban quân y bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) là tổ chức quân y bộ đội địaphương, có nhiệm vụ:
+ Trực tiếp bảo đảm các mặt công tác quân y cho bộ đội địa phương, dânquân tự vệ khi chiến đấu hoặc làm nhiệm vụ quân sự
+ Phối hợp tổ chức các mặt bảo đảm quân y cho bộ đội chủ lực khi hoạtđộng trong địa bàn
+ Làm tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong côngtác y tế quân sự địa phương và kết hợp quân dân y
- Binh chủng, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bộ chỉ huy biên phòng tỉnh có bệnh xá
để thu dung điều trị thương binh, bệnh binh (hiện nay n/c bỏ BX.BCHQStỉnh)
Bệnh xá thuộc Phòng Hậu cần và chịu sự chỉ đạo của Ban Quân y về chuyênmôn nghiệp vụ
- Sư đoàn bộ binh có ban quân y, tiểu đoàn quân y và kho thuốc
3.2.Tiểu đoàn quân y sư đoàn là phân đội thu dung điều trị thươngh binh, bệnh binh của sư đoàn và triển khai các hoạt động vệ sinh phòng dịch.
Trang 25Trong chiến đấu, tiểu đoàn quân y sư đoàn triển khai tập trung thành trạmquân y sư đoàn để cứu chữa cho thương binh bệnh binh hoặc triển khai phân chiathành nhiều bộ phận.
Tiểu đoàn quân y thuộc quyền chủ nhiệm hậu cần và chịu sự chỉ đạo vềchuyên môn nghiệp vụ của Chủ nhiệm quân y sư đoàn
3.3.Quân y trung đoàn, lữ đoàn và tương đương
Tổ chức quân y trung, lữ đoàn và đơn vị tương đương gồm có: Chủ nhiệmquân y, đại đội quân y (hoặc trạm quân y) và kho thuốc
Đại đội quân y trung đoàn là phân đội thu dung điều trị thương binh, bệnhbinh và triển khai các hoạt động vệ sinh phòng dịch
Trong chiến đấu, đại đội quân y trung đoàn triển khai trạm quân y trung đoànhoặc phân chia thành nhiều bộ phận để cứu chữa cho thương binh bệnh binh
Đại đội quân y trung đoàn thuộc quyền Chủ nhiệm hậu cần và chịu sự chỉ đạocủa Chủ nhiệm quân y về chuyên môn nghiệp vụ
3.4.Quân y tiểu đoàn và tương đương
Quân y tiểu đoàn bộ binh có 1 y sỹ và 2 y tá làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe
bộ đội, tiến hành các biện pháp điều trị và vệ sinh phòng dịch trong tiểu đoàn.Trong chiến đấu, triển khai thành trạm quân y tiểu đoàn để bổ sung cấp cứucho thương binh
Quân y tiểu đoàn thuộc quyền chỉ huy tiểu đoàn và chịu sự chỉ đạo của quân ycấp trên về chuyên môn nghiệp vụ
3.5.Quân y đại đội và tương đương
Đại đội có y tá, trong chiến đấu có thêm cứu thương giúp việc
Y tá đại đội thuộc quyền đại đội trưởng, chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp
vụ của quân y cấp trên, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các mặt công tác quân ycủa đại đội
Trang 26Mỗi tiểu đội có 1 chiến sĩ vệ sinh Chiến sĩ vệ sinh là quân nhân của tiểu đội,được bồi dưỡng những kiến thức cần thiết để giúp y tá đôn đốc tiểu đội thực hiện
vệ sinh phòng bệnh và cấp cứu thương binh trong chiến đấu
Trang 27Bài 3 NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BẢO ĐẢM QUÂN Y
TRONG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN
BẢO VỆ TỔ QUỐC
Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới, quán triệt sâu sắc những quan điểm ,đường lối chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Đảng, quân đội ta đã và đang phát huybản chất, truyền thống cách mạng của mình góp phần xây dựng đất nước và làmnòng cốt cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc
Trước tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp, tuy về cơ bản, trong vàithập kỷ tới ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới nhưng chiến tranh cục bộ,xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động canthiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi và ngày càng tăng
Đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn đang dùng mọi âm mưu, thủ đoạn
thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm chống phá ta trên
mọi lĩnh vực
Vì vậy, một mặt phải lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để pháttriển kinh tế - xã hội, mặt khác phải tiếp tục xây dựng quân đội nhân dân cáchmạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có trình độ sẵn sàng chiến đấucao, kịp thời đạp tan mọi âm mưu và hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chiến đấu thắng lợi trong bất cứ hoàn cảnh, tìnhhuống nào
Trang 28I – Đặc điểm chiến tranh ảnh hưởng đến công tác tổ chức bảo đảm quân y
1.Đối tượng tác chiến là kẻ địch rất mạnh, trang bị kỹ thuật rất hiện đại, sử dụng vũ khí công nghệ cao
- Khác các cuộc chiến tranh giải phóng trước đây, với học thuyết chiến tranh
“Không – bộ”, giành quyền đánh đòn phủ đầu “đánh nhanh thắng nhanh”cùng vũ khí công nghệ cao Nếu địch phát động chiến tranh xâm lược, tínhchất sẽ rất ác liệt ngay từ đầu, diễn biến rất nhanh, chúng sẽ tiến công cả trênkhông, trên biển, đất liền, biên giới, hải đảo; cả đô thị, nông thôn, hệ thốnggiao thông chiến lược, sân bay, bến cảng… chia cắt hậu phương với tiềntuyến
- Địch sẽ sử dụng tối đa các phương tiện thông tin, trinh sát, vũ khí hiện đại,thực hiện oanh kích bằng không quân, tên lửa hành trình và các loại hỏa lựckhác với độ chính xác cao, uy lực sát thương lớn để “làm mềm chiếntrường”, sau đó đưa bộ binh cơ giới tiến công và đổ bộ đường không vàohậu phương ta đánh chiếm các mục tiêu quan trọng
2.Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta sẽ là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện phát triển ở trình độ cao.
- Để chống lại chiến tranh xâm lược của địch, chúng ta sẽ tiến hành chiếntranh nhân dân mà nòng cốt là 3 thứ quân phát triển ở trình độc cao, với 2phương thức tiến hành chiến tranh: đánh mạnh cả trên bộ, chiến tranh nhândân địa phương kết hợp với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực cơ độngtrên không, trên biển
Trang 29- Lực lượng địa phương tại chỗ sát thương, tiêu hao kìm chân địch tạo điềukiện thuậnlowij cho các lực lượng chủ lực cơ động tiêu diệt địch; tiến côngđịch bằng các loại vũ khí thô sơ và hiện đại, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa vàđánh lớn; phòng tránh đánh trả linh hoạt, vận dụng sáng tạo các hình thứcchiến dịch, các hình thức chiến thuật, các phương pháp chiến đấu, phòng thủkiên cố, tiến công liên tục tiêu diệt địch trong các khu vực phòng thủ, sửdụng các kế sách mưu trí dũng cảm buộc địch sa lầy đi đến thất bại.
3.Địa hình nước ta dài và hẹp, dễ bị chia cắt, nhiều sông suối, rừng núi chiếm 3/5 diện tích, hơn 3.000km bờ biển, nhiều đảo, khí hậu thời tiết khắc nghiệt.
- Ngay trong thời bình, mùa mưa bão, lũ lụt nước sông suối dâng cao cũng đãcản trở tới sức cơ động của lực lượng vũ trang và sinh hoạt của nhân dân, cónhững vùng tạm thời bị chia cắt cục bộ
- Về mùa khô, nhiều vùng lại thiếu nước nghiêm trọng và dễ xảy ra cháy rừng.Thời tiết nóng ẩm, rừng núi còn là điều kiện để các dịch bệnh phát sinh vàphát triển nhất là sốt rét và các bệnh truyền nhiễm khác
- Trong chiến tranh, những bất lợi về địa hình, khí hậu chắc chắn sẽ nhiều hơn
và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức bảo đảm quân y
II – Đặc điểm công tác tổ chức bảo đảm quân y trong chiến tranh
nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Kế thừa những kinh nghiệm về bảo đảm quân y trong các cuộc chiến tranh giải phóng trước đây và quán triệt những quan điểm, chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Đảng trong tình hình mới, dựa vào nghệ thuật quân sự, thành tựu của đất nước nói chung, y học nói riên, công tác quân y bảo đảm cho bộ đội chiến đấu trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc nổi lên những đặc điểm chính sau:
1.Công tác quân y phải bảo đảm cho cuộc chiến tranh nhân dân tiến hành cả hai phương thức chiến tranh nhân dân địa phương và chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực; với ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; có quy mô khác nhau, xuất hiện cả trên không, trên biển đảo và
Trang 30đất liền, trong khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; sử dụng vũ khí công nghệ cao; diễn biến khẩn trương và ác liệt ngay từ đầu.
- Lịch sử và truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta đã hình thành mộthọc thuyết quân sự Việt Nam mà đặc trưng là chiến tranh nhân dân
- Sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới bao gồm: sức mạnhchính trị, tư tưởng, tổ chức, kinh tế xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh, đốingoại; sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của cả hệ thống chính trị,dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành thống nhất của Nhà nước, lực lượng
vũ trang làm nòng cốt
- Vì vậy, cần xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; cầntiếp tục củng cố hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninhnhân dân để một mặt nỗ lực tối đa giữ vững hòa bình, ổn định, mặt khácphải chủ động xây dựng các phương án xử lý những tình huống phức tạp cóthể xảy ra
Trước yêu cầu đó, ngành quân y phải ra sức tranh thủ thời cơ xây dựng tiềmlực về mọi mặt, cả về tư tưởng tổ chức, chiến thuật, kỹ thuật cũng như trang thiết
bị sẵn sàng phục vụ lực lượng vũ trang trong thời bình và ứng phó hiệu quả với cáctình huống bạo loạn lật đổ, can thiệp quân sự, xung đột vũ trang, xâm hại chủquyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta; phải củng cố và hoàn thiện các khu vực bảođảm
Xây dựng các cơ sở quân y, quân dân y kết hợp ở các khu vực trọng điểm kinh
tế - quốc phòng – an ninh, ở biên giới hải đảo; nâng cao chất lượng toàn diện đốivới lực lượng quân y bộ đội thường trực, lực lượng y tế quân sự địa phương, lựclượng y tế dự bị động viên; thể chế hóa cơ chế hoạt động kết hợp quân dân y đểbảo đảm y tế cho nhân dân và bộ đội trong từng khu vực phòng thủ và sự phát triểnnhanh chóng của lực lượng vũ trang; sẵn sàng hình thành các lực lượng cơ độngphục vụ cho những yêu cầu đột xuất
2.Phải tổ chức cứu chữa thương binh, bệnh binh với số lượng lớn, chất lượng cao, liên tục và hàng loạt ở cả tiền tuyến và hậu phương, cơ cấu vết thương phức tạp ngay từ những ngày đầu của chiến tranh.
Trang 31Số lượng thương binh lớn là hệ quả tất yếu của tác chiến hợp đồng quân binhchủng quy mô lớn, sử dụng nhiều binh khí kỹ thuật hiện đại.
Dân ta sẽ phòng ngự vững chắc, tiến công kiên quyết tiêu diệt địch, lực lượng
vũ trang phát triển, số quân đông được trang bị ngày càng hiện đại, chiến đấu với
kẻ địch có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí công nghệ cao (kể cả vũ khí sát thươnglớn)… nên số lượng thương binh sẽ rất lớn, liên tục và hàng loạt ngay từ giai đoạnđầu của cuộc chiến tranh
Tính chất vết thương phức tạp, nhiều vết thương trên nhiều bộ phận cơ thể,thương binh còn có thể bị tổn thương hỗn hợp trong trường hợp địch sử dụng vũkhí sát thương lớn (NBC)… làm cho công tác tổ chức cứu chữa, vận chuyển khókhăn hơn
Ngoài số lượng thương binh lớn, còn phải bảo đảm chất lượng cứu chữa caotại các tuyến, nhất là cứu chữa chuyên khoa sớm tại các bệnh viện trong khu vựcphòng thủ, bệnh viện chiến dịch
Chất lượng cứu chữa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, song quan trọng nhất lànhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, do vậy cần phải được chuẩn bị ngay từtrong thời bình, có qui hoạch đào tạo bồi dưỡng, qui định trang bị, hoàn thiện từngbước các quy trình kỹ thuật đồng bộ trên các tuyến để đảm bảo tính thống nhất,liên tục và kế tiếp trong cứu chữa
Một khâu có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cứu chữa là vận chuyểnthương binh Có vận chuyển thương binh được kịp thời về các tuyến cứu chữa theochỉ định thì hiệu quả cứu chữa mới cao, mới giảm được tỷ lệ tử vong tàn phế, hạnchế nhiễm khuẩn và biến chứng vết thương, song chức năng này thuộc ngành vậntải, do vậy phải phối hợp, hiệp đồng hết sức chặt chẽ, mặt khác cần được nghiêncứu để cớ những tổ chức chuyển thương chuyên nghiệp phù hợp với yêu cầu cứuchữa, nhất là khu vực biển đảo
Trong chiến đấu, ngoài thương binh còn phải chú trọng cả đến bệnh binhtrong chiến dài ngày, tại các khu vực rừng núi vì hoạt động, sinh hoạt dưới hầmhào bệnh tật dễ phát sinh, nhất là sốt rét, lỏng lỵ, tê phù…
3.Nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, giữ vững sức khỏe bộ đội rất quan trọng
và hết sức nặng nề
Trang 32Sức khỏe bộ đội là 1 yếu tố rất quan trọng tạo thành sức mạnh chiến đấu củaquân đội.
Lao động quân sự trong thời bình, trong huấn luyện đã là một loại lao độngnặng, còn trong chiến đấu thực sự là lao động đặc biệt, không kể ngày đêm; thờitiết khí hậu nóng, lạnh, nắng, mưa; trên mọi địa hình rừng núi, đồng bằng, ven biểnhay trung du; thành thị hay nông thôn; đầm lầy hay sông, biển, hải đảo
Nước ta ở vùng nhiệt đới, dịch bệnh luôn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sứckhỏe bộ đội và nhân dân Mô hình dịch bệnh ở nước ta tuy đã có thay đổi song về
cơ bản vẫn là mô hình của các nước đang phát triển, đứng hàng đầu vẫn là cácbệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, nhiều ổ dịch lưu hành địa phương như dịch hạch,sốt xoắn khuẩn, sốt mò, các dịch bệnh đường hô hấp (cúm, viêm đường hô hấp cấp
do vi rút, SARS…), sôt xuất huyết… khá phổ biến
Đặc biệt, các vùng rừng núi nước ta là những vùng sốt rét lưu hành, đã từnglàm mất sức chiến đấu lớn nhất trong các cuộc chiến tranh giải phóng trước đây
Do chiến đấu căng thẳng, thiếu thốn nhiều điều kiện bảo đảm, các bệnh thiếusinh tố,thiếu dinh dưỡng, bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da… cũng là nhữngbệnh thường mắc của bộ đội ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và quân số chiến đấu vàcông tác
Kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh giải phóng, tại nhiều chiến trường ởmiền Nam (trong kháng chiến chống Mỹ) tỷ số thương binh/bệnh binh là 1/4 , cónơi lên tới 1/8 ;tại chiến trường K (Campuchia) là 1/2 Đó là nguyên nhân chínhgây mất sức chiến đấu của bộ đội
Do vậy, phải kết hợp đồng thời việc cứu chữa thương binh với tổ chức điều trịbệnh binh, phòng chống dịch bệnh giữ vững sức khỏe bộ đội, là nhiệm vụ hết sứcquan trọng và nặng nề, có ý nghĩa quyết định thắng lợi
4.Khối lượng vật tư quân y tiêu thụ lớn trong khi điều kiện khả năng bảo đảm của ta còn khó khăn và hạn chế.
Khi chiến tranh xảy ra, lực lượng vũ trang sẽ phát triển nhanh chóng, số lượngTBBB tăng cao, nhiều đơn vị được thành lập trong đó có các phân đội quân y phảiđược trang bị đồng bộ Vì vậy khối lượng vật tư quân y đòi hỏi rất lớn
Trang 33Ngoài các thuốc thường xuyên, phải bảo đảm thuốc chiến thương và các trangthiết bị cho việc cứu chữa thương binh, bệnh binh trên tất cả các tuyến với khốilượng cứu chữa lớn.
Ngoài tiêu thụ trong quá trình chiến đấu còn phải dự kiến tổn thất vật tư quân
y do bị địch đánh phá, do vận chuyển, thiên tai… cùng với lượng dự trữ cho cáctình huống bất ngờ khác
Yêu cầu rất lớn nhưng khả năng bảo đảm của nền kinh tế và y tế nước ta hiệnnay còn rất nhiều khó khăn, hạn chế
Nhiều loại thuốc, hóa chất, sinh vật phẩm cần thiết chưa sản xuất được trongnước, các máy móc y tế, hiện đại hầu hết phải nhập ngoại
Những khó khăn và hạn chế trên có ảnh hưởng nhất định đến việc xây dựngngành quân y phục vụ quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
Do đó, phải biết tận dụng những thành tựu của quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa, dựa vào sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, sự kết hợp quân dân
y để bảo đảm cho chiến tranh
Mặt khác phải hết sức quan tâm đến ý thức tiết kiệm, sử dụng hợp lý vật tưquân y, bảo dưỡng, bảo quản… tăng tuổi thọ của phương tiện, máy móc; khai thác,sản xuất, trang bị bằng các nguyên dược liệu sẵn có trong nước, ở từng địa phương,tận thu chiến lợi phẩm; đồng thời cần xây dựng những quy định trang bị, tiêuchuẩn và cơ số thuốc phù hợp với quân đội và điều kiện Việt Nam
III – Nguyên tắc tổ chức bảo đảm quân y trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc
1.Khái niệm về bảo đảm quân y
Bảo đảm quân y là tổng thể các biện pháp để bảo vệ, củng cố sức khỏe cho bộđội; cứu chữa phục hồi khả năng chiến đấu, lao động cho thương binh, bệnh binhtrong thời bình và thời chiến
Trong thời chiến, bảo đảm quân y tập trung chủ yếu vào công tác tổ chức cứuchữa, vận chuyển thương binh, bệnh binh, vệ sinh phòng dịch và tiếp tế quân y.Nội dung được thể hiện trong kế hoạch tổ chức bảo đảm quân y của chủ nhiệmquân y các cấp và là một mặt của công tác bảo đảm hậu cần
Trang 342.Nguyên tắc tổ chức bảo đảm quân y trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Từ những đặc điểm của chiến tranh, kế thừa những bài học kinh nghiệm về tổchức bảo đảm quân y trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược trong thế kỷ qua,căn cứ vào đường lối quân sự của Đảng, nhiệm vụ quốc phòng, các phương thứctiến hành chiến tranh, các hình thức tác chiến…, nguyên tắc tổ chức bảo đảm quân
y trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là: “Bảo đảm theo tuyến, theo khu
vực và kết hợp quân dân y”.
2.1.Bảo đảm quân y theo tuyến
- Bảo đảm quân y theo tuyến xuất phát từ tổ chức lực lượng vũ trang có 3 thứquân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; có bộ binh vàcác quân binh chủng; có cấp chiến thuật, chiến dịch và chiến lược; mỗi cấplại có cán bộ nhân viên, phân đội và các cơ sở quân y tương ứng để thựchiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bộ đội và cứu chữa thươngbinh, bệnh binh
- Bảo đảm quân y theo tuyến là triển khai lực lượng và phương tiện quân ycủa các cấp (trong biên chế và tăng cường, phối thuộc) để tạo thành hệ thốngliên hoàn, vững chắc thực hiện các mặt công tác quân y nhằm bảo vệ, củng
cố sức khỏe cho bộ đội, cứu chữa thương binh, bệnh binh theo nhiệm vụ quyđịnh
- Bảo đảm quân y theo tuyến còn do nghệ thuật quân sự quyết định, với nhữnghình thức chiến thuật phong phú, các loại hình chiến dịch đa dạng (phòngngự, tiến công, phản công.l ) có quy mô khác nhau, trên từng loại địa hìnhđòi hỏi công tác bảo đảm quân y cũng khác nhau Song cơ bản vẫn phải dựatrên sự phân cấp nhiệm vụ từng tuyến để tổ chức bảo đảm cho phù hợp
- Mỗi tuyến đều là một khâu quan trọng, tuyến trên chỉ đạo tuyến dưới, tuyếntrước tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến sau, ngược lại tuyến sau có tráchnhiệm hỗ trợ đắc lực cho tuyến trước để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ,đảm bảo tính thống nhất, liên tục, kế tiếp và chất lượng trong các mặt côngtác bảo đảm quân y
2.2.Bảo đảm quân y theo khu vực
Trang 35- Bảo đảm quân y theo khu vực là tổ chức huy động các nguồn lực về y tếquân y và dân y trong khu vực để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho lực lượng
vũ trang và nhân dân, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa thương binh, bệnhbinh và người bị thương, bị bệnh Trong khu vực, thông thường vẫn hìnhthành các tuyến bảo đảm trên những hướng nhất định
- Trong các cuộc chiến tranh trước đây, do địa hình đất nước dài và hẹp, đaphần là rừng núi, nhiều sông suối nên rất dễ bị chia cắt; mặt khác, với đườnglối quân sự của Đảng là tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện nên tất yếukhách quan đòi hỏi hình thành từng chiến trường, từng vùng miền mà thựcchất là từng khu vực có tính độc lập tương đối và đặc trưng riêng dưới sự chỉhuy, hiệp đồng thống nhất trong cả nước
- Từ những thực tiễn trên, ngày nay theo Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị(khóa VI) về nhiệm vụ quốc phòng, các tỉnh (thành phố), các quận (huyện)phải được xây dựng thành khu vực phòng thủ vững chắc trong chiến tranhnhân dân bảo vệ Tổ quốc
- Đối với ngành quân y, xây dựng khu vực phòng thủ chính là xây dựng tiềmlực y tế tại chỗ ở các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các khu vực trọng điểmquốc phòng – an ninh một cách vững chắc, sẵn sàng bảo đảm cho tình huốngchiến tranh, đây cũng là thực hiện và phát triển nguyên tắc “bảo đảm quân ytheo khu vực”
Khu vực bảo đảm quân y có thể hoàn chỉnh, bao gồm các cơ sở thu dung,
điều trị thương binh, bệnh binh; các phân đội quân y cơ động; các cơ sở, trung tâm
y tế dự phòng; hệ thống kho và cơ sở sản xuất thuốc,vật tư y tế; cơ sở đào tạo vàbồi dưỡng cán bộ nhân viên quân y
Song khu vực bảo đảm QY cũng có thể chưa hoàn chỉnh, bước đâu chỉ có tổchức cứu chữa thương binh, bệnh binh; một lượng thuốc, trang bị vật tư quân ynhất định; tùy theo nhiệm vụ và điều kiện, từng bước được xây dựng ngày mộthoàn chỉnh
=>phải kết hợp cả lực lượng quân y quân sự địa phương, quân y các lực lượngchủ lực tại chỗ, quân y các binh đoàn cơ động đến tác chiến (nếu có) và lực lượng
y tế nhân dân trong khu vực
2.3.Kết hợp quân dân y
Trang 36Kết hợp quân dân y là một đặc thù của ngành y tế Việt Nam, được hình thành
từ sau Cách mạng Tháng 8 (1945), đã trở thành truyền thống của dân y và quân yViệt Nam trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc
Kết hợp quân dân y trong chiến tranh nhằm sử dụng và phát huy sức mạnhtổng hợp của lực lượng và phương tiện y tế bảo đảm sức khỏe cho nhân dân vàquân đội, cứu chữa người bị thương, bị bệnh
Trong giai đoạn cách mạng mới, kết hợp quân dân y đã trở thành một trongnhững nguyên tắc về bảo đảm quân y, kể cả trong thời bình cũng như thời chiến và
đã từng bước được thể chế hóa bằng những văn bản pháp quy
Chỉ thị số 109/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chínhphủ) xác định y tế quân đội là một bộ phận của y tế nhân dân, chịu sự quản lý nhànước về y tế của Bộ Y tế
Từ đầu những năm 1990, ngành y tế đã xây dựng và triển khai Chương trình y
tế số 12 “Kết hợp quân dân y xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phục vụ sứckhỏe nhân dân”, đã đạt được những thành tựu to lớn
Gần đây nhất, ngày 29/6/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị25/2004/CT-TTg về việc “Tăng cường công tác kết hợp quân dân y chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe nhân dân và bộ đội trong tình hình mới” và ngày 26/3/2005 liên Bộ Y
tế - Quốc phòng đã có Thông tư liên tịch số 08/200/TTLB-YT-QP hướng dẫn triểnkhai thực hiện Chỉ thị 25 của Thủ tướng Chính phủ Kết hợp quân dân y có nhiềuhình thức phong phú, đa dạng
Trước hết, về mặt tổ chức, ở Trung ương có Ban chủ nhiệm Chương trình 12điều hành; các quân khu, tỉnh thành phố và quận, huyện có Ban quân dân y chỉ đạothống nhất những nội dung kết hợp theo kế hoạch
Tại các tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,phương thức kết hợp có thể lồng ghép toàn diện hoặc theo từng nội dung, từng thờikỳ
Những nội dung kết hợp phổ biến là: phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảmhọa, và các tình huống y tế khẩn cấp; cứu chữa người bị thương, bị bệnh; đào tạo,bồi dưỡng cán bộ y tế, phát triển khoa học kỹ thuật…
Trang 37Kết hợp quân dân y ở từng khu vực phòng thủ, trong cả nước sẽ là cơ sở đểxây dựng thế trận quân y nói riêng, y tế nói chung bảo đảm sẵn sàng đáp ứng yêucầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phục vụ quốc phòng – an ninh, kể cảtình huống chiến tranh Chính vì vậy, kết hợp quân dân y thực sự có ý nghĩa chiếnlược và là một nguyên tắc bảo đảm quân y trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổquốc.
IV–Yêu cầu chủ yếu đối với công tác tổ chức bảo đảm quân y
• Cần xây dựng tiềm lực quân y, chuẩn bị tích cực, chu đáo mọi mặt ngay từthời bình để sẵn sàng phục vụ bộ đội chiến đấu thắng lợi khi có chiến tranh
• Phát huy sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân mà nòng cốt làsức mạnh của ngành y tế nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ quận y
• Kế thừa, phát huy những kinh nghiệm về bảo đảm quân y trong các cuộcchiến tranh trước đây, áp dụng những thành tựu mới của khoa học côngnghệ, của y học hiện đại và y học cổ truyền vào các mặt công tác bảo đảmquân y
• Tích cực, chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường, thực hành tiết kiệm, khắcphục khó khăn trong mọi mặt công tác quân y để hoàn thành nhiệm vụ
Trang 38Bài 4 CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỨU CHỮA, VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
TRONG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN
CCVC bao gồm những biện pháp tổng hợp về cấp cứu, vận chuyển và điềutrị TBBB từ khi bị thương, bị bệnh đến kết quả cuối cùng
Mục đích của công tác cứu chữa, vận chuyển là cứu sống tính mạng và phụchồi khả năng chiến đấu, lao động cho một số lượng lớn TBBB
Vấn đề cứu chữa, vận chuyển cho một số lượng lớn TBBB trong một thờigian ngắn không những chỉ phụ thuộc vào trình độ của nền y học quân sự màcòn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cụ thể của chiến tranh và nhiệm vụ chiếnđấu
Trang 39 Do vậy, việc xác định nguyên tắc cứu chữa, vận chuyển TBBB cho phù hợpvới những điều kiện cụ thể của cuộc chiến tranh, của từng giai đoạn chiếntranh có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến khả năng thực hành bảo đảmcủa ngành quân y.
I – SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỨU CHỮA,
VẬN CHUYỂN TBBB TRONG THỜI CHIẾN
Cứu chữa, vận chuyển TBBB là tổng hợp những biện pháp: tìm kiếm, thugom, cấp cứu, vận chuyển và điều trị TBBB từ lúc bị thương, bị bệnh cho đến kếtquả cuối cùng (khỏi ra viện, tử vong)
1.1.Trên thế giới
• Cứu chữa, vận chuyển được hình thành và phát triển thành hệ thống vào cuốithế kỷ 17 khi các quốc gia xây dựng và duy trì quân đội theo kiểu thườngtrực và trong biên chế có ngành quân y
• Lịch sử y học quân sự thế giới mô tả tính đa dạng và khác biệt của nhữngbiện pháp cứu chữa, vận chuyển TBBB trong chiến tranh và phụ thuộc vàođiều kiện cụ thể của tình hình Nhưng đại đa số các biện pháp cứu chữa, vậnchuyển thể hiện ở 2 khuynh hướng (hình thức):
• Tổ chức điều trị cho TBBB ngay trực tiếp tại gần mặt trận gọi là hệ thống điều trị tại chỗ.
• Vận chuyển TBBB về đến hậu phương để cứu chữa gọi là hệ thống vận chuyển Tô chức cứu chữa, vận chuyển theo hệ thống điều trị tại chỗ hay vận
chuyển về hậu phương phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố, trước hết là đặc điểmcủa chiến đấu, trình độ phát triển của y học và khả năng lực lượng vàphương tiện bảo đảm của quân y
Hệ thống điều trị tại chỗ được áp dụng khá phổ biến vào những năm cuối thế