1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Chữ người tử tù

3 1,4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 23,7 KB

Nội dung

Vẻ đẹp hiện đại và cổ điển trong Chữ Người Tử Tù 2. Chất cổ điển trong ‘ Chữ Người Tử Tù’ Đề tài: viết về con người, hoạt động sinh hoạt của con người ở thời kì trung đại. Ca ngợi và miêu tả thú chơi chữ – nghệ thuật thủ pháp từ cách cho chữ, cách viết, đó là cách nhìn con người trong tổng hòa các phong cách : tài và tâm. Về ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ cổ, từ Hán Việt( ngục tối, tử tù, thiên lương, án thư,…) tạo không khí cổ kính cho câu chuyện. Bút pháp vẽ mây nảy trăng ( nghệ thuật đòn bảy) qua nhân vật quản ngục, thầy thơ lại mà làm nổi bật phẩm chất, tính cách con người của Huấn Cao.

Trang 1

Đề: Vẻ Đẹp cổ điển và hiện đại trong ‘ Chữ Người Tử Tù ‘ của Nguyễn Tuân

I. Giới Thiệu Khái Quát

- Tác Giả:

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại

Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nghệ sĩ tài hoa Mỗi lời văn của Nguyễn Tuân đều là những nét bút trác tuyệt như một nét chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn ngữ (Tạ Tỵ) Một trong những nét bút trác tuyệt đó là tác phẩm Chữ người tử tù Nối bật lên trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có

- Tác Phầm:

lúc đầu tên là Dòng chữ cuối cùng đăng trên tạp chí Tao đàn số 29

năm 1938, sau đó được in trong tập Vang bóng một thời (một tập truyện

ngắn có giá trị như một kiệt tác viết về những thú chơi tao nhã, về những

con người tài hoa thời phong kiến) và đổi tên là Chữ người tử tù Tác

phẩm được xuất bản lần đầu tiên năm 1940

Chữ người tử tù là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất của tập sách Truyện ngắn này được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 hiện nay cả ở ban cơ bản và ban nâng cao Tác phẩm ca ngợi cái đẹp của nghệ thuật và cái đẹp của "thiên lương" tập trung và rực rỡ nhất ở nhân vật chính là Huấn Cao và ở các nhân vật "Viên quản ngục"

và "Thầy thơ lại" đồng thời hiểu được quan điểm thẩm mĩ của tác giả

- Chất cổ điển và hiện đại

II. Nội Dung

Trang 2

1. Khái Niệm

- Cổ điển: muốn nói tới đặc trưng mỹ học cổ điển trong đó có văn học, văn học cổ điển VN tính từ văn học trung đại trở về trước

- Hiện đại: muốn nói tới đặc trưng mỹ học hiện đại trong đó có văn học hiện đại, văn học hiện đại VN bắt đầu sau năm 1900

- Chất cổ điển và hiện đại được khảo sát trên các bình diện: thể loại, đề tài, cảm hứng, chất liệu, bút pháp, ngôn ngữ

2. Chất cổ điển trong ‘ Chữ Người Tử Tù’

- Đề tài: viết về con người, hoạt động sinh hoạt của con người ở thời

kì trung đại

- Ca ngợi và miêu tả thú chơi chữ – nghệ thuật thủ pháp từ cách cho chữ, cách viết, đó là cách nhìn con người trong tổng hòa các phong cách : tài và tâm

- Về ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ cổ, từ Hán Việt( ngục tối, tử tù, thiên lương, án thư,…) tạo không khí cổ kính cho câu chuyện

- Bút pháp vẽ mây nảy trăng ( nghệ thuật đòn bảy) qua nhân vật quản ngục, thầy thơ lại mà làm nổi bật phẩm chất, tính cách con người của Huấn Cao

3. Chất hiện đại trong ‘ Chữ Người Tử Tù’

- Chữ Người Tử Tù được viết bằng thể loại truyện ngắn

- Khả năng đi sâu vào phân tích đời sống nội tâm của nhân vật Huấn Cao, Quản ngục

- Sử dụng biện pháp đối, tương phản vốn của văn học hiện đại lãng mạn

- Nguyễn Tuân tả cảnh tô đậm chi tiết làm nổi bật vẻ đẹp của cái tài và cái tâm của khí phách

4. Ý nghĩa, Giá trị cho tác phẩm

- Tạo được sức hấp dẫn cho câu chuyện

- Nêu được những tâm sự thật trong một hoàn cảnh kiểm duyệt khắt khe

- Thể hiện vốn sống phong phú và tài năng

III. Kết Luận

Trang 3

- Chốt lại vấn đề chính

- Tóm lược giá trị biểu đạt

Ngày đăng: 08/06/2016, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w