Sự ô nhiễm của kim loại nặng trong môi trường nước
Trang 1A Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt, do đó các ao, hồ nước ngọt phân bố rất dày đặc và kéo dài khắp cả nước Ao, hồ có nhiệm vụ chính là chứa nước sạch để nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan và nó còn có nhiệm vụ điều tiết nước mưa, điều hoà khí hậu, đặc biệt đó còn là môi trường sống của các sinh vật ở nước Cùng với
sự phát triển của các nghành công nghiệp thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng trở nên cấp bách Đối với nguồn nước thì cũng không ngoại lệ, các ao hồ hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng Các nguồn nước thải chưa qua xử lí vẫn ồ ạt đổ ra ngoài, một số ít tàn dư của thuốc hóa học… đó trở thành những nguyên nhân chính làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như bệnh tật của con người Nguồn nước bị ô nhiễm có thể làm lây lan và phát tán một số loại bệnh nguy hiểm
ở người Đối với một số sinh vật ở nước thì nguồn nước bị ô nhiễm sẽ tác động rất lớn đến sự sống của các sinh vật ở nước
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên nghiêm trọng Đặc biệt là ở các ao, hồ
đô thị, các song và kênh dẫn nước thải, vấn đề ô nhiễm dinh dưỡng đang làm cho chất lượng nước thay đổi theo chiều hướng bất lợi kể cả cho các mục đích sử dụng nước và các hệ sinh thái Vì thế nhóm em chọn đề tài “ sự ô nhiễm của kim loại nặng trong môi trường nước” để đi sâu vào vấn đề này hơn
B Giơí thiệu chung về kim loại nặng
Kim loại nặng là những kim loại có phân tử lượng lớn hơn 52(g) bao gồm một số loại như As, Cd, Cr, Cu, Pb,Hg,Se, Zn… chúng có nguồn gốc từ các nguồn nước thải trong công nghiệp, nông nghiệp cũng như trong tự nhiên
VD: cadimi có nguồn gốc từ chất thải công nghiệp,trong chất thải khi khai thác
quặng.crôm trong mạ kim loại nước thải của sản phẩm gốc crôm hay chì trong công nghiệp than ,dầu mỏ.thuỷ ngân trong chất thải công nghiệp khai thác khoáng sản,thuốc trừ sâu
Trang 2Chúng đều có những tác hại nhất định như As có thể gây ung thư,Cd có thể gây ra huyết áp cao, đau thận phá huỷ các mô và tế bào máu,chì rất độc ảnh hưởng tới thận và thần kinh hay thủy ngân là một kim loại rất độc Các kim loại này khi thải vào nước làm cho nước bị nhiễm bẩn mất đi một số tính chất hóa lý đặc biệt cũng như những tính chất
và thành phần thay đổi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người Việc nhận biết nước bị ô nhiễm có thể căn cứ vào trạng thái hóa học, vật lý, hóa
lý, sinh học của nước Ví dụ như khi nước bị ô nhiễm sẽ có mùi khó chịu, vị không bình thường, màu không trong suốt, số lượng cá và các thủy sinh vật khác giảm cỏ dại phát triển, nhiều mùn hoặc có váng dầu mỡ trên mặt nước
Trang 3Nồng độ tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong các loại nước
Số lượng ngày càng tăng của kim loại nặng trong môi trường là nguyên nhân gây nhiễm độc đối với đất, không khí và nước Việc loại trừ các thành phần chứa kim loại nặng độc ra khỏi các nguồn nước, đặc biệt là nước thải công nghiệp là mục tiêu môi trường quan trọng bặc nhất phải giải quyết hiện nay
Đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm loại bỏ kim loại nặng trong nước thải trước khi thải ra môi trường Bên cạnh các phương pháp hóa- lý với những ưu thế không thể phủ nhận được người ta đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng các biện pháp sinh học vì nhiều loài sinh vật có khả năng hấp thụ kim loại nặng Xử lý kim loại nặng dựa trên hiện tượng hấp thụ sinh học (biosorption) có thể là một giải pháp công nghệ của tương lai Trong số các sinh vật có khả năng đóng vai trò là chất hấp thụ sinh học (biosorbent) thì các loài tảo được đặc biệt chú ý Rất nhiều trong số đó là các loài tảo có kích thước hiển vi hay còn gọi là vi tảo (microalgae)
• Ô nhiễm kim loại trong nước thải công nghiệp:
Trang 4Hầu hết các kim loại nặng như Pb, Hg, Cd, As, Cu, Zn, Fe, Cr, Co, Mn, Se, Mo…tồn tại trong nước ở dạng ion Chúng phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu
là từ các hoạt động công nghiệp
Khác với các chất thải hữu cơ có thể tự phân hủy trong đa số trường hợp, các kim loại nặng khi đã phóng thích vào môi trường thì sẽ tồn tại lâu dài Chúng tích tụ vào các mô sống qua chuỗi thức ăn mà ở đó con người là mắc xích cuối cùng
Qúa trình này bắt đầu với những nồng độ rất thấp của các kim loại nặng tồn tại trong nước hoặc cặn lắng, rồi sau đó được tích tụ nhanh trong các động vật và thực vật sống trong nước Tiếp đến là ác động vật khác sử dụng các thực vật và động vật này làm thức
ăn, dẫn đến nồng độ các kim loại nặng được tích lũy trong cơ thể sinh vật trở nên cao hơn Cuối cùng ở sinh vật cao nhất trong chuỗi thức ăn, nồng độ kim loại sẽ đủ lớn để gây ra độc hại Con người, xét theo quan điểm sinh thái, thường có vị trí cuối cùng trong chuỗi thức ăn, vì thế họ vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của ô nhiễm kim loại nặng.Nguồn ô nhiễm kim loại nặng từ các hoạt động công nghiệp là hết sức phong phú: công nghiệp hóa chất, khai khoáng, gia công và chế biến kim loại, công nghiệp pin và ắc qui, công nghiệp thuộc da…
Ô nhiễm khim loại nặng đối với nguồn nước
C Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng trong nước
Trang 5 Công cuộc công nghiệp hóa
Công cuộc công nghiệp hoá được gắn với tình trạng ô nhiễm gia tăng Ô nhiễm do kim loại nặng thải ra từ các ngành công nghiệp là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe nhân dân và sự an toàn của hệ sinh thái
Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp nhưng hoạt động công nghiệp đem lại 20% GDP Nhịp độ phát triển công nghiệp nhanh đạt trên 10% Sự phát triển trong hoạt động công nghiệp đang vượt sự phát triển của cơ sở hạ tầng
Hiện nay, các ngành công nghiệp đều đổ trực tiếp chất thải chưa được xử lý vào môi trường Kim loại nặng và độc tố là các thành phần đặc trưng của các chất thải công nghiệp Theo kết quả quan trắc và phân tích môi trường, hàm lượng Đồng, Chì, Catsmi
và Côban ở các vùng nước ven biển gần các thị trấn và trung tâm công nghiệp lớn nhiều hơn so với mức tự nhiên của chúng trong nước biển Đặc biệt, Đồng và Kẽm được coi là hàm lượng cao không thể chấp nhận được, và Thủy ngân, mặc dỳ chưa đạt tới “mức ô nhiễm”, nhưng đã đạt tới mức cho phép
Hình ảnh mô phỏng lượng KLN thải ra môi trường do sự tập trung CNH và HDH
1 Ô nhiễm các kim loại nặng: arsenic, cadmium, sắt, coban, crom, đồng, mangan,
thuỷ ngân, molypden, niken, chì, selen, vanadium và kẽm
Trang 6+ Thủy ngân ( Hg ) : thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực) Trong tự nhiên, thủy ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi lửa Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngân trong nước khá cao Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối vô
cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân
Thủy ngân là kim loại nặng rất độc đối với con người Vào thập niên 50, 60, ô nhiễm thủy ngân hữu cơ ở vịnh Minamata, Nhật Bản, đã gây tích lũy Hg trong hải sản Hơn
1000 người đã chết do bị nhiễm độc thủy ngân sau khi ăn các loại hải sản đánh bắt trong vịnh này Đây là một trong các sự cố môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại Thủy ngân cũng rất độc với các động vật khác và các vi sinh vật Nhiều loại hợp chất của thủy ngân được dùng để diệt nấm mốc
+ Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim, hóa dầu Chì còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh Các hợp chất chì hữu cơ độc gấp 10 – 100 lần so với chì vô cơ đối với các loại cá
+ Cadmium (Cd): bao gồm điện, khai thác mỏ,ngành công nghiệp nhựa cũng như
nước thải nguyên nhân gây ra bệnh thận
+ Asen (As): asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm tự nhiên
(các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai khoáng ) Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO3 3-), asenat (AsO4 3-) hoặc asen hữu
cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong môi trường do các phản ứng chuyển hóa sinh học asen vô cơ) Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho người, các động vật khác và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư Độc tính của các dạng hợp chất asen: As(III) > As(V) > Asen hữu cơ
Nồng độ tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong các loại nước:
Trang 72 Kim loại nặng xảy ra trong cấu trúc địa chất ,qua trình xảy ra trong tự nhiên Ví dụ
những cơn mưa lớn sẽ làm nước chảy rỉ các kim loại nặng ra khỏi thành tạo địa chất quá trình xảy ra nghiêm trọng khi các địa chất này bị quá vỡ bởi các hoạt động khai thác mỏ những quá trình tiếp xúc với các khu vực khai thác ra nước và không khí có thể dẫn đến những hậu quả như thác nước mỏ acid (AMD) Hoạt động chế biến khoáng sản cũng có thể tạo ra ô nhiễm kim loại nặng đáng kể, từ những quá trình khai thác trực tiếp (thường kéo theo việc giảm kích thước – giúp tăng diện tích bề mặt để chuyển khối lượng và tạo
ra nước thải) cũng như thong qua lọc từ quặng và chất thải các kho dự trữ
3 Trong lĩnh vưc công nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản gây ra ô nhiễm kim
loại nặng cao, nghành công nghiệp mạ điện có thể thải ra lượng lớn nước thải giàu kim loại , tự nhiên sẽ là một nước gây ô nhiễm nhiều hơn là những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, ví dụ Đây không phải là để nói rằng cầu thủ trong ngành công nghiệp này nhất thiết sẽ gây ô nhiễm, và nó là trong thực tế, lợi ích kinh tế tốt nhất của ngành công nghiệp mạ điện để giảm thiểu chất thải kim loại, vì đây là tỉ lệ nghịch với tài nguyên hiệu quả Giảm tổn thất bằng cách giảm thiểu kéo ra từ phòng tắm mạ dẫn đến thải kim loại giảm, ví dụ Ngành công nghiệp sản xuất ắc quy chì-axit là một ví dụ khác của một ngành công nghiệp mà có thể tạo ra nước thải giàu kim loại cũng như ô nhiễm chì trong không khí mà sau đó có thể được gửi vào tài nguyên nước mặt (và tất nhiêntrên đất)
Vì vậy, rõ ràng, nơi mà một ngành công nghiệp sử dụng các kim loại nặng như nguyên liệu đầu vào quan trọng, ô nhiễm có nguy cơ gia tăng Một ví dụ về một nguồn không điểm lớn của ô nhiễm kim loại nặng là thế hệ điện đốt than, mà có thể gây ô nhiễm
Trang 8nguồn nước qua lắng đọng trên không của thủy ngân phát ra từ ống khói của lò hơi Các công nghệ như chà ướt có sẵn để loại bỏ nhiều thủy ngân này, nhưng tất nhiên nước thải sản xuất phải được xử lý một cách an toàn để ngăn ngừa ô nhiễm tiếp theo Một vài quá trình có mục tiêu chính của việc loại bỏ lưu huỳnh dioxit, với KLN chào đón sản phẩm phụ của quá trình chà Các ngành công nghiệp cũng tạo ra một lượng lớn tro mà chính nó
có chứa các kim loại nặng, bao gồm cả uranium
4 Hầu hết các kim loại nặng như Pb, Hg, Cd, As, Cu, Zn, Fe, Cr, Co, Mn, Se, Mo
tồn tại trong nước ở dạng ion Chúng phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là từ các hoạt động công nghiệp Khác với các chất thải hữu cơ có thể tự phân hủy trong đa số trường hợp, các kim loại nặng khi đã phóng thích vào môi trường thì sẽ tồn tại lâu dài Chúng tích tụ vào các mô sống qua chuỗi thức ăn mà ở đó con người là mắt xích cuối cùng Quá trình này bắt đầu với những nồng độ rất thấp của các kim loại nặng tồn tại trong nước hoặc cặn lắng, rồi sau đó được tích tụ nhanh trong các động vật và thực vật sống trong nước Tiếp đến là các động vật khác sử dụng các thực vật và động vật này làm thức ăn, dẫn đến nồng độ các kim loại nặng được tích lũy trong cơ thể sinh vật trở nên cao hơn Cuối cùng ở sinh vật cao nhất trong chuỗi thức ăn, nồng độ kim loại sẽ đủ lớn để gây ra độc hại
Con người, xét theo quan điểm sinh thái, thường có vị trí cuối cùng trong chuỗi thức
ăn, vì thế họ vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của ô nhiễm kim loại nặng Nguồn ô nhiễm kim loại nặng từ các hoạt động công nghiệp là hết sức phong phú: công nghiệp hóa chất, khai khoáng, gia công và chế biến kim loại, công nghiệp pin và ắc qui, công nghiệp thuộc da
Sự tập trung công nghiệp – đô thị hoá cao độ gây tác động lớn đối với ô nhiễm trong
đó ô nhiễm môi trường nước hết sức nghiêm trọng
Các dòng nước thải gây ô nhiễm môi trường nước mặt nước ngầm, làm gây ô nhiễm môi trường đất
Nước thải sinh hoạt từ các thành phố lớn
Trang 91 Ô nhiễm nhân tạo:
a Nước thải từ sinh hoạt đô thị
Trang 10Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
b Nước thải từ hoạt động công nghiệp
Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua, Người ta thường sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng) Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiếm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…
2 Ô nhiễm do tự nhiên:
Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại
ở các khu phế thải Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu
Các chất hữu cơ
Trang 111 Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (các chất tiêu thụ oxi):
Cacbonhidrat, protein, chất béo… thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước thải
đô thị , nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học Trong nước thaỉ sinh hoạt, có khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ thuộc loại dễ bị phân huỷ sinh học.Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng có hại đến nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước, dẫn đến chết tôm cá
Nhóm hợp chất phenol :
Phenol và các dẫn xuất phenol có trong nước thải của một số nghành công nghiệp(lọc hoá dầu, sản xuất bột giấy, nhuộm…) Các hợp chất này làm cho nước có mùi, gây tác hại cho hệ sinh thái nước, sức khoẻ con người, một số dẫn xuất phenol có khả năng gây ung thư (carcinogens) TCVN 5942-1995 quy định nồng độ tối đa của các hợp chất phenol trong nước bề mặt dùng cho sinh hoạt là 0,001 mg/l
Nhóm hoá chất bảo vệ thực vật(HCBVTV) hữu cơ.
Hiện nay có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các loại HCBVTV đang được sản xuất và
sử dụng để diệt sâu, côn trùng, nấm mốc, diệt cỏ Trong số đó phần lớn là các hợp chất hữu cơ, chúng được chia thành các nhóm:
• Photpho hữu cơ
Trang 12• Clo hữu cơ
• Cacbamat
• Phenoxyaxetic
• Pyrethroid
Hầu hết các chất này có độ tính cao đối với con người và động vật Nhiều nhất trong
số đó, đặc biệt là các clo hữu cơ, bị phân huỷ rất chậm trong môi trường, có khả năng tích luỹ trong cơ thể sinh vật và con người Nhiều trong số các HCBVTV là tác nhân gây ung thư TCVN 5942-1995 quy định nồmg độ tối đa cho phép của tổng các HCBVTV trong nước bề mặt là 0,15 mg/l, riêng với DDT là 0,01 mg/l
Nhóm hợp chất dioxin:
Nhóm dioxin là hai nhóm hợp chất tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất các hợp chất clo hoá Dioxin cũng được tạo thành khi đốt cháy các hợp chất clo hoá ở nhiệt độ thấp (dưới 1000o C) Hai nhóm hóa chất này là polychlorinated dibenzop-dioxins(PCDDs) và polychlorinated dibenzofurans(PCDFs)
Nhóm hợp chất polychlorinated biphenyl(PCBs):
PCB là nhóm hợp chất có từ 1 đến 10 nguyên tử clo gắn vào các vị trí khác nhau của phân tử phenyl Có thể có đến 209 hợp chất thuộc loại này Công nghiệp thường sản xuất được các hỗn hợp chứa nhiều loại PCB khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện, trong đó thông thường có một ít tạp chất dioxin
PCBs bền hoá học và cách điện tốt, nên được dùng làm dầu biến thế và tụ điện, ngoài
ra chúng còn được dùng làm dầu bôi trơn, dầu thuỷ lực, tác nhân truyền nhiệt…
Đến khoảng thập niên 1960 người ta đã phát hiện ra nguy cơ gây ô nhiễm PCBs từ các nghành công nghiệp PCBs lúc đó đã có mặt gần như khắp nơi, đặc biệt là nguy cơ tích luỹ PCBs trong mô mỡ động vật Trong mô mỡ của nhiều loại động vật có vú ở biển
có chứa nồng độ PCBs lớn gấp 10 triệu lần PCBs trong nước Những năm cuối thập niên
1970, việc sản xuất PCBs bắt đầu bị đình chỉ ở hầu hết các nước
PCBs có thể làm giảm khă năng sinh sản, giảm khả năng học tập của trẻ em; chúng cũng có thể là tác nhân gây ung thư Tuy vậy, cũng như các dioxin, bằng chứng về tác hại của PCBs cũng chưa rõ lắm, do nồng độ của chúng trong môi trường thường rất nhỏ và tác hại lại có xu hướng diễn ra sau một thời gian đủ dài
Trang 13 Nhóm hợp chất hidrocacbon đa vòng ngưng tụ (polynuclear aromatic hidrocacbon PAHs):
Các hợp chất PAH thường chứa hai hay nhiều vòng thơm PAH là sản phẩm phụ của các quá trình cháy khômg hoàn toàn như: cháy rừng, cháy thảo nguyên, núi lửa phun trào (quá trình tự nhiên); động cơ xe máy, lò nung than cốc, sản xuất nhựa asphalt, sản xuất thuốc lá, nướng thịt…(quá trình nhân tạo)
Các PAH thường gây hại khi tiếp xúc với liều lượng nhỏ trong một thời gian dài, nhưng không gây hại đáng kể nếu dùng một lượng lớn trong một lần Trong số các hợp chất PAH có 8 hợp chất được xem là tác nhân gây ung thư Thông thường thực phẩm hằng ngày là nguồn đưa PAHs chính vào cơ thể người(95%), thuốc lá, rau không rửa sạch, ngũ cốc chưa được tinh chế, thịt cá xông khói là các nguồn đưa một lượng đáng kể PAHs vào cơ thể
Dầu mỡ:
1 Dầu mỡ
Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ Dầu
mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp Dầu thô có chứa hàng ngàn các phân tử khác nhau, nhưng phần lớn là các Hidro cacbon có số cacbon từ 2 đến 26 Trong dầu thô còn
có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, kim loại Các loại dầu nhiên liệu sau tinh chế (dầu DO2, FO) và một số sản phẩm dầu mỡ khác còn chứa các chất độc như PAHs, PCBs,…Do đó, dầu mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước Độc tính và tác động của dầu mỡ đến hệ sinh thái nước không giống nhau mà phụ thuộc vào loại dầu mỡ
Hầu hết các loại động thực vật đều bị tác hại của dầu mỡ Các loại động thực vật thủy sinh dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp năng lượng Tuy nhiên, một số loại tảo lại kém nhạy cảm với dầu mỡ, do đó trong điều kiện ô nhiễm dầu mỡ, nhiều loại tảo lại phát triển mạnh
Giao thông thủy, khai thác và đặc biệt vận chuyển dầu thô là nguồn gây ô nhiễm dầu
mỡ chủ yếu đối với môi trường nước
2 Các chất có màu:
Nước nguyên chất không có màu, nhưng nước trong tự nhiên thường có màu do các chất có mặt trong nước như:
Trang 14- Các chất hữu cơ do xác thực vật bị phân hủy sắt và mangan dạng keo hoặc dạng hòa tan, các chất thải công nghiệp.
- Các chất thải công nghiệp (phẩm màu, crom, tanin, Lignin…)
Màu thực của nước tạo ra do các chất hòa tan hoặc chất keo có trong nước Màu biểu kiến của nước do các chất rắn lơ lửng trong nước gây ra
Ngoài các tác hại có thể có của các chất gây màu trong nước, nước có màu còn được xem là không đạt tiêu chuẩn về mặt cảm quan, gây trở ngại cho nhiều mục đích khác nhau
3 Các chất gây mùi vị:
Nhiều chất có thể gây mùi vị cho nước Trong đó, nhiều chất có tác hại đến sức khỏe con người cũng như gây các tác hại khác đến động thực vật và hệ sinh thái như:
- Các chất hữu cơ từ nước thải đô thị, nước thải công nghiệp
- Các sản phẩm của quá trình phân hủy xác động thực vật
- Dầu mỡ và các sản phẩm dầu mỡ
Cũng như các chất gây màu, các chất gây mùi vị có thể gây hại cho đời sống động thực vật và làm giảm chất lượng nước về mặt cảm quan Tuy nhiên một số khoáng chất
có mặt trong nước tạo ra vị nước tự nhiên, không thể thiếu được trong nước uống sạch,
do chúng là nguồn cung cấp các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể con người Khi hàm lượng các chất khoáng này thấp hoặc không có, nước uống sẽ trở nên rất nhạt nhẽo
D Tác hại của ô nhiễm kim loại nặng
Hầu hết các kim loại nặng như Pb, Hg, Cd, As, Cu, Zn, Fe, Cr, Co, Mn, Se, Mo tồn tại trong nước ở dạng ion Chúng phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu
là từ các hoạt động công nghiệp Khác với các chất thải hữu cơ có thể tự phân hủy trong
đa số trường hợp, các kim loại nặng khi đã phóng thích vào môi trường thì sẽ tồn tại lâu dài Chúng tích tụ vào các mô sống qua chuỗi thức ăn mà ở đó con người là mắt xích cuối cùng
Quá trình này bắt đầu với những nồng độ rất thấp của các kim loại nặng tồn tại trong nước hoặc cặn lắng, rồi sau đó được tích tụ nhanh trong các động vật và thực vật sống