1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH mối LIÊN hệ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH tế và bảo vệ môi TRƯỜNG

18 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 267,15 KB

Nội dung

“PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”. Giữa môi trường tự nhiên và phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường tự nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển là cơ sở tạo nên các biến đổi của môi trường tự nhiên theo hướng ngày càng tốt hơn. Ở những thời kỳ đầu của sự phát triển nền văn minh loài người, các lực lượng tự nhiên gần như thống trị hoàn toàn cuộc sống của con người, quyết định tính chất và nội dung mối quan hệ qua lại giữa con người với giới tự nhiên. Dần dần, do sự phát triển của lao động và hoạt động nhận thức, con người học được cách chế ngự tự nhiên, thiết lập sự thống trị của mình với giới tự nhiên nhằm phục vụ cho mục đích mà yêu cầu cuộc sống của con người đòi hỏi.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

=====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan Anh

Hà Nội, tháng 3

Trang 2

Lời mở đầu

Hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường sinh thái không dung hoà nhau mà bộc lộ những mâu thuẫn mang tính sinh tồn ngày càng trở nên rất rõ nét trong sự phát triển của xã hội hiện đại Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là để làm kinh tế và đạt bằng được các mục tiêu kinh tế, các mối liên quan về môi trường sinh thái đã bị bỏ qua, thiếu sự tôn trọng khi ứng dụng khoa học tự nhiên

và khoa học kỹ thuật Đối với các nước đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất to lớn, đóng góp đáng kể vào tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Song, nếu khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng Đó chính là hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm bảo vệ môi trường Dẫn đến ngày càng nhìn thấy rõ giới hạn của sự tăng trưởng là việc chuyển đổi từ trạng thái con người bị thiên nhiên đe doạ và phải chống lại nó trước đây, sang trạng thái con người đang đe doạ thiên nhiên, xâm hại đến môi trường, trong khi môi trường là yếu tố không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của chính con người

Do vậy, tôi chọn đề tài: “PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” Với mục đích làm rõ mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường , từ đó tìm ra giải pháp hiệu quả để giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường”

Trang 3

Chương I: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật:

1.1 Khái niệm mối liên hệ:

Các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó?

Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó ta thấy có nhiều quan điểm khác nhau Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên Tuy nhiên, trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau Chẳng hạn, giới vô cơ

và giới hữu cơ không có liên hệ gì với nhau; tồn tại độc lập, không thâm nhập lẫn nhau; tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội, v.v Còn những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng, các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau

Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan trả lời rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên (như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất -thế giới vật chất Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới

1.2 Các tính chất của mối liên hệ:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú

- Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng; nó không phụ thuộc vào ý thức của con người

- Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kỳ không gian nào

và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác Ngay trong cùng một

sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác

- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau Có thể chia các mối liên

Trang 4

hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v

Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật

Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết, bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của

sự vật Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình Phép biện chứng duy vật nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến chi phối sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận:

Do các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng

về sự vật Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối iên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân

Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác Đồng thời, chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

Vì các mối liên hệ có tính da dạng, phong phú, sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quanđiểm lịch sử - cụ thể

Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển Thực tế cho thấy rằng, một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác

CHƯƠNG 2: MỐI LIÊN HỆ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.1 Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường

Ngày nay, thế giới của chúng ta đã có những thành tựu vĩ đại về khoa học và công nghệ mà nhờ

đó, loài người đạt được sự tăng trưởng kinh tế không ngừng Song, thế giới cũng đang phải đối mặt với những vấn đề hết sức nghiêm trọng có tính toàn cầu Một trong số đó là vấn đề ô nhiễm môi trường và

sự cạn kiệt tài nguyên Tình trạng này đang đặt loài người trước sự “trả thù của giới tự nhiên” như từ

Trang 5

lâu Ph.Ăngghen đã từng cảnh báo và đang đe dọa chính sự tồn tại của bản thân Trái đất Do vậy, loài người muốn tồn tại và phát triển một cách hài hòa với giới tự nhiên, cần phải có những giải pháp kịp thời và hữu hiệu để giải quyết những vấn đề môi trường Điều này đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo cũng như các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về môi trường và phát triển quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Vì xét đến cùng, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường chính là mối quan hệ giữa xã hội và giới tự nhiên.Vấn đề môi trường, vấn

đề quan hệ giữa con người và giới tự nhiên không đơn giản chỉ là vấn đề thuần túy khoa học hay kinh

tế - kỹ thuật, nó còn là vấn đề mang tính giai cấp, vấn đề tư tưởng, vấn đề chính trị

Do vậy, các khoa học xã hội, đặc biệt là triết học, có nhiệm vụ làm cho mọi người nhận thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường, cần làm cho mọi người thấy được rằng việc bảo vệ môi trường không chỉ liên quan đến thế hệ này mà còn liên quan đến các thế hệ mai sau Triết học có nhiệm vụ giải quyết vấn đề phương pháp luận về sự tác động qua lại giữa các khoa học trong việc nghiên cứu vấn đề con người và môi trường, góp phần xây dựng ý thức đúng đắn của con người trong quan hệ với giới tự nhiên Mối quan hệ giữa hoạt động của con người và bảo vệ môi trường đã từng được các nhà tư tưởng

và các nhà khoa học ở những giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội quan tâm nghiên cứu Tùy theo điều kiện lịch sử mà những nghiên cứu ấy được tiến hành từ các góc độ khác nhau

Nhìn chung, các tư tưởng triết học trước Mác, cả ở phương Đông và phương Tây, về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên có nhiều yếu tố tích cực, nhưng cơ bản còn mang tính duy tâm và siêu hình Kế thừa những tư tưởng tích cực, khắc phục những hạn chế, ngay từ giữa thế kỷ XIX, khi xem xét mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng đúng đắn dựa trên các căn cứ khoa học và lịch sử vững chắc về mối quan hệ đó Một trong những tư tưởng

đó đã được lịch sử xã hội loài người khẳng định là xã hội không thể tồn tại và phát triển, nếu không có quá trình thường xuyên sản xuất và tái sản xuất xã hội Theo các ông, hoạt động sản xuất là đặc trưng riêng của con người và xã hội loài người

Sản xuất vật chất chính là quá trình hoạt động có mục đích của con người, là quá trình con người

sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo

ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống của con người và cho xã hội Sản xuất vật chất được thực hiện trong quá trình lao động Chính C.Mác là người đầu tiên đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra cái sự thật giản đơn rằng “ con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc

đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo và v.v

Con người phải sản xuất vật chất, đó là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn xã hội Con người không thể thoả mãn nhu cầu của mình bằng những cái đã có sẵn trong giới tự nhiên Để duy trì và ngày càng nâng cao đời sống của mình, con người phải tiến hành sản xuất của cải vật chất; nếu không có sản xuất thì xã hội tiêu vong Vì thế, sản xuất của cải vật chất là điều kiện cơ bản của mọi xã hội, là một hành động lịch sử mà hiện nay cũng như hàng ngàn năm trước đây người ta vẫn phải tiến hành từng ngày, từng giờ cốt để duy trì cuộc sống của con người Và, chính trong quá trình này mối quan hệ giữa giới tự nhiên, con người và xã hội hình thành Tuy xuất hiện vào những thời điểm khác nhau nhưng các yếu tố giới tự nhiên, con người, xã hội bao giờ cũng tồn tại trong sự thống nhất biện chứng, bởi vì

“chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau” Con người và xã hội tồn tại trong lòng giới tự nhiên Và, lao động của con người là hạt nhân của sự thống nhất biện chứng giữa xã hội và giới tự nhiên Sự thống nhất đó được biểu hiện trong bản chất của con

Trang 6

người Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã khẳng định: “ con người ta, do bản tính, nếu không phải là một động vật chính trị như Aristốt nói, thì dầu sao cũng là một động vật xã hội”

Như vậy, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, giữa xã hội và giới tự nhiên, giữa con người và môi trường

có mối quan hệ chặt chẽ Trước hết, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển ở trong xã hội; mặt khác, con người là “một bộ phận của giới tự nhiên”, là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên, sống dựa vào giới tự nhiên, nằm trong lòng của giới tự nhiên, gắn với giới tự nhiên bằng trăm nghìn mối dây liên hệ

“Giới tự nhiên – cụ thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó không phải là thân thể của con người - là thân thể vô cơ của con người Con người sống bằng giới tự nhiên Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên

giao tiếp để tồn tại Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một

bộ phận của giới tự nhiên” Đồng thời, xét theo nghĩa rộng của thuật ngữ “giới tự nhiên” thì xã hội cũng là bộ phận của giới tự nhiên Ở đây, mối quan hệ giữa xã hội và giới tự nhiên giống như quan hệ giữa bộ phận và toàn thể Song, C.Mác và Ph.Ăngghen không dừng lại ở đó Theo các ông, con người

và xã hội không phải là những bộ phận bình thường mà là những bộ phận đặc biệt của cái toàn thể Những bộ phận ấy, một mặt, tuân theo các quy luật của giới tự nhiên; mặt khác, tuân theo những quy luật của bản thân chúng, có bản chất riêng của chúng Cùng với thời gian, trong những chừng mực nhất định, những bộ phận ấy ngày càng phát triển, ngày càng hoàn thiện, do đó, càng có nhiều khả năng quyết định tính chất, chiều hướng biến đổi của cái toàn thể kia, tức là của giới tự nhiên Ở đây, hoạt động có ý thức của con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng và vai trò đó ngày càng tăng lên, thậm chí quyết định sự tồn tại và chiều hướng phát triển của chính mình cũng như của giới tự nhiên

C.Mác đã xét sự thống nhất giữa con người và giới tự nhiên như một vấn đề xã hội, vì “bản

chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại đối với con người xã hội; vì chỉ có trong xã hội, tự nhiên đối với con người mới là một cái khâu liên hệ con người với con người” Sự thống nhất đó không phải là sự

thống nhất trong trạng thái tĩnh lặng mà luôn sống động, là một quá trình lịch sử luôn biến đổi và phát triển không ngừng Nó được thực hiện thông qua lao động của con người trong quá trình sản xuất vật chất, thông qua thực tiễn

Khi nghiên cứu lịch sử xã hội loài người, khác với những người đi trước, C.Mác và Ph.Ăngghen

đã xuất phát từ những tiền đề đầu tiên - đó là sự tồn tại của những con người sống và sự tác động của

họ lên phần còn lại của giới tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu của mình Các ông cho rằng, mọi hoạt động của con người trong lịch sử xã hội đều phải dựa trên những cơ sở, tiền đề vật chất nhất

định Trước hết, đó là những điều kiện vật chất duy trì chính sự tồn tại và phát triển của bản thân con người Thứ hai, trong quá trình sản xuất, con người không chỉ tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại của

bản thân, mà còn thực hiện quá trình sản xuất và tái sản xuất những quan hệ xã hội của mình, những quan hệ sản xuất

Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, để tiến hành sản xuất vật chất, con người vừa phải quan hệ với giới tự nhiên nhằm biến đổi giới tự nhiên, quan hệ đó được biểu hiện ở lực lượng sản xuất; vừa phải quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất, biểu hiện ở quan hệ sản xuất Đây là quan hệ "kép" mang tính khách quan, phổ biến trong lịch sử sản xuất vật chất của nhân loại Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất trong một phương thức sản xuất

Trang 7

Mỗi hình thái kinh tế - xã hội hay ở từng nấc thang lịch sử xã hội nhất định đều có một phương thức sản xuất đặc trưng riêng Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng, lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển, kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất vật chất: Cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Lực lượng sản xuất là nội dung của một phương thức sản xuất nhất định, là sự biểu hiện cụ thể, là thước đo trình độ phát triển của xã hội Nói khác đi, lực lượng sản xuất là tiêu chuẩn căn bản để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế,

kỹ thuật trong lịch sử C.Mác viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất

ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào” Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, do đó, nó là thước đo năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo giới tự nhiên nhằm bảo đảm sự sinh tồn và phát triển của loài người Trong quá trình phát triển của xã hội, lực lượng sản xuất không ngừng biến đổi và hoàn thiện dần Các cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất không chỉ tạo ra những bước nhảy vọt về chất trong bản thân lực lượng sản xuất, làm thay đổi không ngừng tính chất của mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, mà còn quyết định các bước chuyển biến cách mạng trong lịch sử xã hội, đưa xã hội từ nền văn minh này sang nền văn minh, cao hơn

Chế độ xã hội quy định tính chất, mục tiêu, phương hướng của con người trong quá trình tác

động vào giới tự nhiên Do vậy, điều thứ hai chúng ta cần rút ra là, việc giải quyết những vấn đề nảy

sinh từ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường phải dựa vào bản chất của chế độ xã hội, cũng như phải dựa vào các thành tựu của khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học nhân văn cùng với sự hợp tác chặt chẽ, tự giác vì lợi ích chung của tất cả các quốc gia trên hành tinh, của toàn thể loài người

Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là hoạt động sản xuất vật chất, con người đã khai thác, sử dụng và làm biến đổi mạnh mẽ giới tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người và xã hội Song, trong quá trình đó, con người cũng đã để lại nhiều hậu quả tiêu cực, nặng nề cho môi trường tự nhiên Những vấn đề môi trường gay gắt và nguy cơ khủng hoảng sinh thái mang tính chất toàn cầu đang đe dọa không chỉ sự sống của giới tự nhiên, mà cả sự sống còn của xã hội Có thể nói, vấn đề môi trường hiện nay là hết sức cấp thiết, buộc con người phải suy nghĩ và hành động ngay khi chưa quá muộn Trong lịch sử xã hội từng có những nền văn minh một thời phát triển rực rỡ, huy hoàng, nhưng

đã phải tiêu vong do sự tác động quá mức của con người đối với môi trường tự nhiên Điển hình trong

số đó là nền văn minh Mayas mà “lý do làm cho nền văn minh này sụp đổ sau hơn 15 thế kỷ hưng thịnh là nền độc canh và đốt rừng tràn lan để lấy đất làm rẫy Cả hai phương thức đó làm cho đất đai bạc màu, gây hạn hán, lụt lội và phá hủy mùa màng Vì vậy, đền đài đồ sộ của người Mayas còn đó nhưng có gì để nuôi sống họ nữa đâu Thế là một trang sử đã bị lật qua và người Mayas phải chịu cảnh phiêu bạt, bị đế quốc khác thống trị”

Do đó, "… để điều khiển được mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, trước hết phải nhận thức được những quy luật tồn tại và phát triển của giới tự nhiên và sau đó, phải biết vận dụng một cách đúng đắn, chính xác những quy luật đó vào quá trình hoạt động thực tiễn của xã hội, mà quan trọng nhất là vào lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất Lịch sử xã hội đã chứng tỏ rằng, quá trình phát triển của xã hội là quá trình con người không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, phát triển và hoàn thiện dần công

cụ sản xuất, điều đó có nghĩa là con người đã không ngừng tấn công vào tự nhiên, đồng hóa các đối tượng của tự nhiên, biến chúng thành sức mạnh của xã hội" Dùng khoa học, kỹ thuật và công nghệ,

Trang 8

con người đã khai thác và biến đổi giới tự nhiên, đồng thời cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn sâu sắc giữa xã hội và giới tự nhiên Ngày nay, cũng chỉ bằng cách dùng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, con người mới có thể quay về với cội nguồn của mình là giới tự nhiên, sống hài hòa thực sự với giới tự nhiên, trong một môi trường sống mới - Trí tuệ quyển, trên cơ sở hiểu biết sâu sắc những quy luật của

giới tự nhiên và điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên Và, điều thứ ba chúng ta rút ra là, bằng sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và giới tự

nhiên, con người có thể giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường

Tóm lại, sự phát triển của môi trường lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức con người, con người có thể tác động làm cho môi trường tốt lên hay xấu đi Tăng trưởng kinh tế lại được sinh ra và tồn tại, phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào con người nên nó tồn tại chủ quan Môi trường chịu tác động trực tiếp của con người, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào con người, từ đó ta có thể thấy môi trường chịu tác động của tăng trưởng kinh tế và ngược lại, mối quan hệ giữa chúng được thông qua một thực thể đó là con người Tăng trưởng kinh tế

2.2 Môi trường ngày càng bị hủy hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế

2.2.1 Công nghiệp

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn

Thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, kể từ năm 1986 Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới Công cuộc đổi mới này được tiến hành trên toàn diện, trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như đổi mới tư duy, hệ thống kinh tế, chính sách, thể chế quản lí hành chính… Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế chỉ huy, tập chung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Trong gần hai thập kỷ qua thực hiện chủ trương và đường lối đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn Chính sách đổi mới đã mang lại những thay đổi, tạo ra một nền kinh tế năng động, một xã hội văn minh, công bằng và dân chủ

Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) tăng trung bình hơn 7%/năm Đặc biệt trong công nghiệp, tăng trưởng công nghiệp từ xuất phát điểm chỉ có 0,6% năm 1980 tăng lên đến 6,07% năm 1990 và giai đoạn 1991 - 2000 tăng lên trung bình 12,9%/năm, trong đó thời kỳ 1991 - 1995 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 17%/năm Theo số liệu của tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013 (trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96%) Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,15% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có chuyển biến khá tích cực với mức tăng cao là 8,45%, cao hơn nhiều so với mức tăng của một số năm trước ( Năm

2012 tăng 5,80%; năm 2013 tăng 7,44%), đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của khu vực II và góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung

Trang 9

Trong những năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội Đóng góp vào thành tựu đó có phần quan trọng của các khu công nghiệp (KCN) Tuy nhiên, việc phát triển các KCN đã phát sinh ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đó là: tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai do tỉ lệ lấp đầy các KCN thấp; tình hình ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, chất thải nguy hại do hoạt động của các KCN; Những ảnh hưởng này dẫn đến môi trường đất, nước, không khí ở một số thành phố lớn, KCN tập trung, khu dân cư đang bị ô nhiễm, suy thoái, tài nguyên khoáng sản cũng đang dần cạn kiệt

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính hết năm 2014, cả nước đã có 295 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp

có thể cho thuê đạt 56 nghìn ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên Các tỉnh có KCN phát triển là các tỉnh và thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc

Tính đến hết tháng 12/2014, tổng vốn đầu tư trong và ngoài nước vào KCN đạt gần 112 tỷ USD Trong đó, thu hút từ đầu tư nước ngoài đạt 5.593 dự án với tổng vốn đầu tư đã đăng ký là 85.993 triệu USD, vốn đầu tư đã thực hiện đạt 48.647 triệu USD, bằng 57% vốn đầu tư đã đăng ký Thu hút

từ đầu tư trong nước đạt 5.464 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 542 nghìn tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, bằng 50% vốn đăng ký

Qua số liệu bảng 1 cho thấy, số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) nói chung qua các năm tăng giảm không đồng đều, tuy nhiên từ 2011 đến nay có xu hướng tăng

Số vụ vi phạm pháp luật về BVMT tại các KCN đã bị lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện trong giai đoạn 2007-2014 là 8.021 vụ Số lượng các vụ vi phạm pháp luật về BVMT bị lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện, xử lý đều tăng qua các năm, lớn nhất trong năm 2014 với 2.110 vụ Tỷ lệ các vụ

vi phạm pháp luật về môi trường tại các KCN trên tổng số các vụ vi phạm pháp luật về môi trường trung bình các năm từ 2007-2014 là 14,20%, trong đó cao nhất là năm 2008 với tỷ lệ 21,9% và thấp nhất là năm 2011 với tỷ lệ 11,8%

Trang 10

Những phương thức, thủ đoạn chủ yếu: Đối với vi phạm về xử lý nước thải, phương thức chủ yếu

là không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hoặc có xây dựng nhưng không vận hành hoặc chỉ vận hành để đối phó với cơ quan chức năng khi có thanh tra, kiểm tra, thường xuyên xả thải chưa qua xử lý

ra môi trường hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường Để thực hiện hành vi này, một số doanh nghiệp dùng nhiều thủ đoạn như: xây dựng hệ thống xả thải ngầm, xả thải vào ban đêm, khi nước biển dâng (triều lên), trời mưa, xả trộm nước thải sản xuất vào đường thoát nước mưa Đối với vi phạm

về xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, thủ đoạn thường thấy là chôn lấp ngay trong khu vực của doanh nghiệp, đưa chất thải rắn xả thẳng ra môi trường, những nơi hoang vắng như các dự án chưa thi công, đường xá mới làm mới thông xe kỹ thuật Đối với vi phạm về xử lý khí thải, các doanh nghiệp thường có thủ đoạn xả khí thải, bụi vào hôm thời tiết xấu khó quan sát, xả khí bụi vào ban đêm (01h –

Đối với vi phạm về nhập khẩu chất thải, Thủ đoạn phổ biến thường là doanh nghiệp nhập nguyên liệu sản xuất dưới hình thức “tạm nhập, tái xuất” (nhập về Việt Nam làm sạch rồi tái xuất sang các nước thứ 3), khai báo trên giấy tờ hải quan dưới dạng phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất, hoặc đã được làm sạch nhưng thực tế là phế liệu có chứa tạp chất, chất thải nguy hại Bên cạnh đó, doanh nghiệp lợi dụng quy định việc phân luồng hải quan, khai báo hàng hóa nằm trong diện được miễn kiểm, hoặc chỉ kiểm tra xác suất từ 5-10%… Một số doanh nghiệp lập hợp đồng giả với đối tác khống ở nước ngoài; mở tờ khai hàng hóa khi làm thủ tục thông quan không đúng với nội dung khai báo hàng hóa; ngụy trang sắp xếp hàng hóa trong các container (hàng không vi phạm xếp bên ngoài, hàng vi phạm xếp chứa ẩn bên trong) Trường hợp vi phạm có dấu hiệu bị bại lộ, chủ hàng đã chủ động có văn bản

từ chối nhận hàng hoặc khi vi phạm bị phát hiện, chủ hàng khai báo đó là gửi nhầm hàng, nhầm chủng loại…Chỉ tính riêng cảng Hải Phòng, hiện nay còn khoảng 1.000 container với trên 4.000 tấn hàng có dấu hiệu vi phạm tồn đọng suốt từ năm 2003 tới nay được coi là hàng tồn, hàng vô chủ, các cơ quan có thẩm quyền không quy được trách nhiệm và xử lý hậu quả thuộc về cơ quan, cá nhân nào Tháng 4/2010, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phát hiện Công ty cổ phần công nghiệp Tungkuang (doanh nghiệp FDI của Đài Loan) tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải

Ngày đăng: 06/06/2016, 22:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w