đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán

7 286 0
đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

  PHÒNG CS PC& CC QUẬN 9 CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT  NAM ĐỘI HƯỚNG DẪN KIỂM TRA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc              ­­­­­­­­­­­­*****­­­­­­­­­­­ BÀI TUYÊN TRUYỀN  CÔNG TÁC AN TOÀN PCCC CHO TRƯỜNG HỌC Thủ Đức, tháng 11 năm 2013 Kính thưa : BGH nhà trường Thưa toàn thể các thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến.  Hôm nay được sự  đồng ý của đồng chí hiệu trưởng nhà trường và theo sự  phân công của Phòng CS PC&CC Quận 9, tôi rất hân hạnh được đến trường ta để  cùng trao đổi về công tác PCCC  Trước khi vào buổi nói chuyện tôi xin được tự  giới thiệu tên tôi : Nguyễn  Minh Phương cán bộ Phòng CS PC&CC Quận 9 Do thời gian của buổi nói chuyện hôm nay có hạn nên tôi chỉ  trao đổi với   các đồng chí mấy nội dung cơ bản sau:    ­ Phần I    : Tình hình cháy nổ trên thế giới và trong nước những năm gần đây ,            thiệt hại do cháy gây ra  ­ Phần II   : Sự quan tâm của đảng và nhà nước với công tác PCCC , nghĩa vụ    và trách nhiệm của mỗi công dân trong công tác PCCC  ­ Phần III : Những kiến thức cơ bản nhất về cháy và những nguyên nhân gây ra   cháy ­ Phần IV : Những đặc điểm có liên quan tới công tác PCCC của trường , các    biện pháp phòng cháy và chữa cháy  Phần I :Tình hình cháy nổ  trên thế  giới và trong nước trong những năm gần đây  thiệt hại do cháy gây ra : Kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể các bạn học sinh ! Khám  phá  ra  lửa  là  một bước  ngoặt trong lịch sử  phát triển   loài người   Chính vì lửa đã đem lại nền văn minh cho loài người từ cuộc sống "ăn lông ở lỗ "   hoang dã, con người đã biết sử  dụng lửa phục vụ  cho lợi ích sinh hoạt của mình  như nấu chín thức ăn, rèn, đúc, sản suất ra các công cụ để sua đuổi thú dữ, kẻ thù   và để sản suất,  Nhưng bên cạnh đó ta cũng phải đối phó với hiểm hoạ mà ngọn  lửa mang lại. Đó chính là nạn cháy, cháy trước hết làm thiệt hại tài sản, sức khoẻ,   tính mạng của con người. Làm cho không ít gia đình phải xa người mà mình yêu   thương nhất, mất đi của cải vật chất và những thứ  mà bản thân đã tạo dựng cả  đời mới có được, không những thế cháy còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền  kinh tế, môi trường, an ninh chính trị của mỗi quốc gia Cháy đã trở thành một thảm hoạ đối với loài người. Trong những năm gần   đây tình hình cháy nổ trên thế giới ngày càng trở nên phức tạp hơn .Gia tăng cả về  số lượng và thiệt hại về vật chất, con người. Theo thống kê của Liên đoàn PCCC  trên thế  giới trong 10 năm cuối   thế  kỷ  trung bình mỗi năm sảy ra 6,9 triệu vụ  cháy, làm chết 69,3 nghìn người cứ  mỗi phút trên thế  giới có 8 người chết cháy  thiệt hại về  vật chất lên tới hàng tỷ  USD .Còn   Việt Nam, chỉ  riêng năm 2003   vừa qua đã xảy ra 2590 vụ cháy, làm 153 người chết và bị thương. Cháy rụi 4652   ha rừng, tổng thiệt hại tài sản trực tiếp là 450 tỷ  đồng.Trong quý I năm 2004 đã  xảy ra 589 vụ, thiệt hại 83,8 tỷ đồng Từ thống kê thực tế trên ta thấy: Các đám cháy ngày càng gia tăng cả về số  lượng, tính chất, và quy mô. Và chủ yếu tập trung ở khu vực phát triển, khu đô thị,  khu công nghiệp Kính thưa các bạn sinh viên thân mến ! Tôi xin nêu lên một số vụ cháy điển hình, để mọi người thấy rõ hơn tác hại  mà cháy gây ra cho nhân loại Vụ toà nhà của trung tâm thương mại thế giới ở NEW YORK bị sụp đổ, sự  kiện sảy ra ngày 11/9/2001 đã khiến cho dư  luận cả  thế  giớ  xôn xao. Thưa các   đồng chí nguyên nhân làm cho 2 toà nhà đó sụp đổ  không phải ra lượng thuốc nổ  cài trong nhôi nhà hay trên máy bay Booing 747, 757 mà chính là lửa. Vâng ngọn   lửa của 165000 lít  xăng Arosin đã đánh sập 2 toà nhà có trọng tải 800.000 tấn và  chịu được động đất 8 độ rit te, sức gió 300km/ h.Sự kiện đó đã cướp đi sinh mạng  của hơn 3000 người trong đó có hơn 300 người lính chữa cháy, không những thế  nó còn khiến cho nền kinh tế Mỹ bị xáo động: thị trường chứng khoán bị mất giá,  ngành hàng không bị khủng hoảng    Chắc mọi người còn nhớ vụ cháy chợ đồng xuân ngày 14/7/1994 đó là một  vụ  cháy lịch sử  của nước ta phải sau 3 ngày thì lưc lượng chữa cháy được huy  động từ các tỉnh lân cận mới dập tắt được đám cháy vụ cháy đã làm thiệt hại 144   tỷ  và làm 2 người thiệt mạng 20 người khác bị  thương toàn bộ  chợ  bị  hư  hỏng   hoàn toàn. Nguyên nhân vụ cháy là do một hộ gia đình đã vi phạm quy định an toàn    PCCC trong khi sử  dụng điện trong chợ, khi ra về  quên không ngắt cầu giao  điện nên đã gây cháy và đám cháy nhanh chóng lan ra khu vực sung quanh, lực   lượng PCCC đã huy động lực lượng phương tiện rất lớn và rất quyết tâm mới dập   tắt được đám cháy và không cho cháy lan ra khu vực xung quanh Những tháng đầu năm 2002 xảy ra các vụ cháy lớn ở rừng U Minh Hạ làm  thiệt hại 2000 ha, rừng U Minh Thượng thiệt hại 2400 ha làm nhiều động vật quý  hiếm bị chết ảnh hưởng tới môi trường và chính trị Vụ   cháy   hồi   13h   30   ngày   25/   10/   2002     trung   tâm   thương   mại   ITC   TPHCM đã trở thành thảm hoạ với: 60 người chết 120 người bị thương Mỗi lần cháy là một nguyên nhân song xét cho cùng vì nguyên do nào đi   chăng nữa thì hậu quả vẫn là tổn thất nặng nề với đất nước mà trực tiếp là người   dân chúng ta. Mỗi năm các vụ  cháy đã gây thiệt hại cho chúng ta hàng trăm, hàng   nghìn tỷ  đồng. Trong khi đó bao nhiêu đồng bào ta còn nghèo khổ, khó khăn do   thiên tai, lũ lụt gây ra lại không có tiền để  xây lại ngôi nhà của mình để  ổn định  cuộc sống. Lại bao người già yếu còn phải đi lao động mệt nhọc, còn bao cháu  nhỏ không được học hành, không được ăn no mặc ấm. Mà với số tiền bị thiệt hại   do cháy gây ra, chúng ta có thể giải quyết được gấp nhiều lần như thế Phần II : Sự quan tâm của đảng và nhà nước tới công tác PCCC, nghĩa vụ và trách  nhiệm mỗi công dân trong công tác PCCC Kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể các bạn học sinh ! Từ  thời phong kiến công tác phòng hoả  cứu hoả  đã sớm được nhà nước  quan tâm, điều đó được thể hiện trong những bộ luật sơ khai của nước ta Nhà trần   1226 quy định " không đun nấu trong kho, đi ngủ phải dập tắt củi lửa " hay " ai để  cháy nhà khác thì phạt 50 trượng và 10 quan tiền " Đến thời Pháp thuộc chính quyền thực dân cũng đã thành lập một số  đội  chữa cháy ở một số thành phố lớn, tuy nhiên đó cũng chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích  của giai cấp thống trị  mà thôi. Còn đối với đảng và nhà nước ta ngay từ khi dành   được chính quyền về  tay nhân dân cho tới khi giải phóng miền nam, thống nhất   đất nước đã thường xuyên quan tâm đến công tác PCCC. Đảng phát động quần  chúng tham gia PCCC gắn liền với phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc : Phong trào   ba phòng " phòng gian, phòng hoả, phòng tai nạn"  hay phong trào "bảo vệ trị an ",   phong trào bảo mật, phòng gian xây dựng an toàn" Người đi đầu phong trào đó là  chủ  tịch Hồ  Chí Minh kính yêu của chúng ta. Bác đã rất quan tâm tới công tác   PCCC Trong một lần đi chúc tết   đội Ba Đình Bác đã chúc " chúc các cháu thất  nghiệp " lúc đầu nghe ai cũng nghĩ Bác nói đùa nhưng bác đã giải thích thất nghiệp   ở đây không phải không có việc làm, thất nghiệp là không phải đi chữa cháy tức là   không có cháy xảy ra muốn vậy thì các đồng chí phảỉ làm tốt công tác phòng cháy,  phòng cháy mà tốt thì sẽ không có cháy xảy ra Ngày 4 /10 /1961 Pháp lệnh quy định về  quản lý nhà nước về  công tác   PCCC công bố  ban đầu pháp lện có tên là " phòng hoả, cưú hoả  "nhưng sau đó   được Bác Hồ đổi thành " phòng cháy chữa cháy". Đất nước ngày càng phát triển,   ngày càng có nhiều những chung cư cao tầng, những công trình văn hoá xã hội mọc   lên. Cùng với sự  phát triển thì nguy cơ cháy ngày càng gia tăng, thiệt hại do cháy  ngày càng nghiêm trọng chính vì thế trong công cuộc bảo vệ an ninh tổ quốc Đảng  ta đã không ngừng quan tâm đến công tác PCCC điều đó được thể hiện : Đi sau pháp lệnh phòng cháy và chữa cháy chính phủ đã ban hành nghị định  220/CP/ngày 28/12/1961 hướng dẫn thi hành pháp lệnh phòng cháy và chữa cháy Chỉ  thị  175 /HĐBT ngày 31/5/1991 của hội đồng bộ  trưởng về  việc " tăng  cường các biện pháp thực hiên công tác phòng cháy và chữa cháy " Chỉ  thị  237/TTg ngày 19/4/1996 của thủ  tướng chính phủ  về  việc " tăng  cường các biện pháp thực hiên công tác phòng cháy và chữa cháy" Nghị định 49 /CP của chính phủ ngày 15/8/1996 quy định về việc sử  phạt vi  phạm trong lĩnh vực an ninh trật tự trong đó có điều 15 nói về hành vi vi phạm các   quy định về phòng cháy và chữa cháy Quyết định của chính phủ ngày 4/6/1996 về việc lấy ngày 4/10 hàng năm là  ngày phòng cháy toàn dân Trong năm 1999 dự  thảo luật phòng cháy và chữa cháy được Quốc Hội  thông qua kỳ  họp thứ  9 quốc hội khoá X ngày 29/6/2001 đã chính thức thông qua  Luật "phòng cháy và chữa cháy " đến ngày 12/7 chủ tịch nước Trần Đức Lương đã   ký lệnh công bố vào ngày 4/10 /2001 Luật chính thức có hiệu lực. Luật Phòng cháy  và chữa cháy đã ra đời là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc thực hiện công tác phòng   cháy và chữa cháy, bên cạnh đó Đảng và nhà nước còn quan tâm đến việc đào tạo  cán bộ, kỹ sư PCCC, chú trọng đến việc nâng cao trình độ  nghiệp vụ  phòng cháy  và chữa cháy mà điển hình là việc ra quyết định việc thành lập trường Đại Học   PCCC trên cơ  sở của trường Cao đẳng PCCC .Đảng và nhà nước ta quan tâm tới   công tác PCCC như vậy trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân chúng ta phải   làm gì ? Kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể các bạn học sinh !  Chúng ta không thể  xem việc PCCC là của riêng lực lượng CS PCCC, mà   mỗi người trong chúng ta phải có trách nhiệm, nghĩa vụ  tham gia vào công tác  PCCC, và vấn đề này đã được quy định rõ tại khoản 1, 2, 3 điều 5 Luật PCCC 1. Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cơ quan tổ  chức, hộ gia đình, các nhân sinh sống làm việc trên lãnh thổ Việt Nam  2. Công dân tuổi từ 18 trở lên đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội   dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm   việc khi có yêu cầu 3. Người đừng đầu cơ quan tổ chức, hộ gia đình là người chịu trách nhiệm  tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm   vi quản lý của mình Cháy xảy ra không theo một quy luật nào cả, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu,   bất cứ lúc nào cũng đe dọa tới tài sản và tính mạng con người. Cháy xảy ra ngoài  sự kiểm soát của con người nói chung và của lực lượng PCCC nói riêng, chúng ta  chỉ có thể đẩy lùi nạn cháy khi tất cả mọi người đều có ý thức tham gia vào công   tác PCCC. Lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo phát hiện cháy và thông báo  kịp thời giúp  cho lực lượng cảnh sát PCCC nhanh chóng dập tắt đám cháy. Theo  thống kê của cục cảnh sát PCCC thì hơn 90% các vụ  cháy được phát hiện là do   nhân dân và nhân dân cũng là lực lượng chữa cháy đông đảo, trong các vụ cháy lớn  nhân dân tham gia tiếp nước, phá rỡ nhà cửa, di chuyển đồ đạc, cứu tài sản   giúp  dập tắt đám cháy. Và Bác Hồ của chúng ta cũng đã khẳng định:                “Dễ trăm lần không dân cũng chịu                  Khó vạn lần dân liệu cũng xong.”  Mục đích của việc làm này là một lần nữa Đảng và nhà nước ta kêu gọi   mọi người dân cùng chiến đấu với giặc lửa không để xảy ra cháy nhiều, không để  cháy cướp đi con người và của cải của chúng ta, trong cuộc chiến đấu này nhân   dân vẫn là lực lượng mạnh mẽ  nhất, hùng hậu nhất đi đầu trong các hoạt động.  Mọi người chú ý cẩn thận cho, vì ngày nào ta chẳng phải dùng lửa để phục vụ cho  sinh hoạt, cho sản xuất   PHầN III : Những kiến thức cơ bản nhất về cháy và những nguyên nhân thường   gây ra cháy Kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể các bạn học sinh ! Theo các nhà khoa học thì sự cháy là sự kết hợp của 3 yếu tố Ba yếu tố cần thiết cho sự cháy đó là:    1 . Chất cháy: Thưa các đồng chí trong trường chúng ta tồn tại rất nhiều   chất cháy đó chính là vật liệu làm nhà bằng gỗ, tre, cót ép trần xốp   gỗ  làm đồ  dùng như bàn, ghế, giường, tủ   đó là quần áo chăn chiếu, là các loại nguyên liệu   dùng để  đun nấu: than, củi   xăng dầu. Và nó tồn tại   những dạng khác nhau :  Rắn, lỏng, khí.  2 . Oxy trong không khí mà chúng ta vẫn thở hàng ngày chính là chất oxh, nó   chiếm tới 21% thể tích không khí 3 . Nguồn nhiệt: Là nguồn năng lượng cung cấp cho hỗn hợp chất cháy và   chất oxy hoá để sinh ra phản ứng cháy   Một số dạng nguồn nhiệt: + Nguồn nhiệt từ ngọn lửa trần + Nguồn nhiệt do ma sát  + Nguồn nhiệt do phản ứng hoá học + Nguồn nhiệt do phản ứng sinh hoá + Nguồn nhiệt từ năng lượng mặt trời Nhưng để 1 đám cháy có thể được duy trì và phát triển thì nó còn phải cần  thêm 4 điều kiện nữa Bốn điều kiện cần thiết của sự cháy đó là:  1   Điều kiện tiếp xúc  : Chất cháy, chất oxy hoá, nguồn nhiệt phải được   tiếp xúc với nhau bởi có tiếp xúc thì phản  ứng cháy mới sảy ra và được duy trì   xung quanh chúng ta luôn tồn tại chất cháy tiếp xúc với oxy không khí nhưng bình  thường không có nguồn nhiệt thì không cháy, muốn cháy được thì phải có nguồn   nhiệt tiếp xúc vào. Ví dụ khi ta châm đèn châm nến là ta đưa nguồn nhiệt vào tiếp  xúc với chất cháy và chất oxy hoá lúc đó mới sảy ra sự cháy 2 . Điều kiện nồng độ  :Nồng độ tỷ lệ giữa chất cháy và chất oxy hoá phải  nằm trong giới hạn nồng độ  cho phép. Nếu ít chất cháy mà nhiều oxy quá cũng  không cháy được như  lúc ta đang sử  dụng bếp gas ta vặn nhỏ gas từ  từ  sẽ thấy   ngọn lửa bé lại, tiếp tục vặn thì ngọn lửa sẽ  tắt hẳn vi khí gas bay ra quá ít, và   ngược lại. Nếu nhiều chất cháy mà nhiều oxy quá ít cũng không cháy được ví dụ :  Đèn dầu đang cháy ta lấy tay bịt   phía trên lỗ  thông hơi thấy đèn sẽ  tắt vì oxy   không vào được trong đèn 3 . Điều kiện năng lượng nguồn nhiệt :Nguồn nhiệt phải đủ lớn cả về công  suất và nhiệt độ thì mới gây ra cháy được ta dùng một que diêm thì không thể đốt  cháy một khối gỗ  lớn được mặc dù ngọn lửa của que diêm rất lớn nhưng công   suất thì quá nhỏ  bé, vẫn khúc gỗ  đó ta để  ra ánh nắng mặt trời cũng không cháy   được vì nhiệt độ quá thấp mặc dù công suất chiếu rất lớn 4 . Điều kiện về thời gian tiếp xúc :Thời gian tiếp xúc phải đủ lớn để phản  ứng xảy ra và được duy trì ví dụ khi ta nhóm bếp than thì khoảng 15 phút sau than  mới bén và cháy được

Ngày đăng: 04/06/2016, 00:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan