Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc nghiêncứu về tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp bách nhằmtìm ra những
Trang 1ĐỀ TÀI: TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TP.HCM - THÁNG 5 NĂM 2015
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
NGUYỄN PHÚC HUY
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI 3
1.1 Khái niệm tội phạm giết người 3
1.2 Cấu thành tội phạm .4
1.2.1 Mặt khách quan của tội phạm 4
1.2.2 Mặt chủ quan 5
1.2.3 Chủ thể 6
1.2.4 Khách thể 6
1.2.5 Các hình thức gây án 6
1.3 Khung hình phạt đối với tội phạm giết người 7
Chương 2: THỰC TRẠNG TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 11
2.1 Một số thực trạng đối với một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người 11
2.1.1 Số vụ phạm tội liên quan đến một số hành vi giết người những năm gần đây 11
2.1.2 Cơ cấu và tính chất một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người 11
2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giết người hiện nay 12
2.1.3.1 Sự xâm nhập của lối sống bạo lực, ích kỉ dẫn đến hình thành ý thức coi thường tính mạng người khác trong một bộ phận dân cư 12
2.1.3.2 Sự phát triển của tệ nạn xã hội đặc biệt là ma túy, cờ bạc 12
2.1.3.2 Hiện tượng chủ quan, thiếu tinh thần cảnh giác của quần chúng nhân dân 12
2.1.3.4 Công tác quản lí, kiểm tra giám sát xã hội chưa được chặt chẽ 13
2.1.3.5 Chưa giải quyết đầy đủ việc làm cho những người đang trong độ tuổi lao động 13
2.1.3.6 Công tác quản lí, thu hồi và sử dụng vũ khí còn sơ hở 13
2.1.3.7 Những thiếu sót và hạn chế trong công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật 14
2.2 Một số vụ án tiêu biểu trong những năm gần đây 14
2.2.1 Lưu Quốc Nghĩa (sinh năm 1990), hung thủ sát hại chị L.T.K.T trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú để cướp tài sản 14
2.2.1.1 Tổng quan về vụ án 14
2.2.1.2 Cấu thành tội phạm và hình phạt 15
Trang 32.2.2 Kẻ giết vợ chôn gầm giường lĩnh án chung thân 15
2.2.2.1 Tổng quan vụ án 15
2.2.2.2 Cấu thành tội phạm và hình phạt 16
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua hơn 20 năm thựchiện công cuộc đổi mới đất nước Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quantrọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cùng với sự phát triển không ngừng vềkinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Đời sống nhân dân không những
ổn định mà ngày một nâng cao do có sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chếquản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá Bên cạnhnhững thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêucực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề về dân số, việc làm, tệ nạn xã hội,tình hình tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng
Có thể nói rằng, trong những năm gần đây tình hình tội phạm giết người do nhiềunguyên nhân có xu hướng gia tăng, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng do hành vi ngườiphạm tội thực hiện vô cùng dã man, tàn ác Hậu quả gây ra nhiều cái chết thương tâm không
gì bù đắp, để lại gánh nặng cho xã hội; gia đình và gây bất bình trong quần chúng nhân dân,gây mất trật tự trị an và tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân tại địaphương
Việc xem thường pháp luật, xem thường tính mạng của người khác trong một bộphận người dân là nguyên nhân phạm tội Có những vụ án giết người vì những thù tức nhỏ;những tranh chấp không đáng kể; có những vụ án chồng giết vợ vì ghen; con giết cha vì tàisản làm cho giá trị đạo đức con người Việt Nam ngày càng giảm sút Nguy hiểm hơn, kẻphạm tội còn thực hiện hành vi hiếp dâm rồi giết trẻ em; giết phụ nữ mang thai; giết ngườivới hành động vô cùng dã man như chặt đầu, tay, chân Đã đến lúc cần báo động, đồngthời cần phải có biện pháp phòng, chống kịp thời hành vi nguy hiểm đó nhằm bảo vệ tínhmạng của con người, bảo vệ giá trị đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam
Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc nghiêncứu về tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp bách nhằmtìm ra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội, đưa ra những giải pháp có
cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc nâng cao tính hiệu quả công tác đấu tranhphòng, chống tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng và tiến tới đẩy lùi tội phạmtrong thời gian tới Để góp phần đấu tranh và phòng chống tội phạm trong tình hình hiện
Trang 5nay cũng như việc áp dụng pháp luật đối với tội giết người, nhóm xin chọn đề tài: “Tội giếtngười trong luật hình sự Việt Nam”.
Trang 6Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI
1.1 Khái niệm tội phạm giết người
Căn cứ quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sungnăm 2009 (BLHS), thì giết người bị coi là tội phạm là hành vi cố tước đoạt trái phápluật tính mạng của người khác Như vậy, hành vi giết người là hành vi có khả nănggây ra cái chết hoặc chấm dứt sự sống của người khác Hành vi này được thể hiệnbằng hành động, như: một người bằng hành động như đâm, chém, bắn,…để tướcđoạt tính mạng, sự sống của người khác; hoặc cũng có thể dưới dạng không hànhđộng như: cha mẹ bỏ đói trẻ sơ sinh dẫn đến đứa trẻ đó chết Những hành vi không
có khả năng tước đoạt tính mạng của người khác, thì không thể là hành vi kháchquan của tội giết người
Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chếtngười Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành viphạm tội được coi là tội giết người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ýgây thương tích (khi có lỗi cố ý gián tiếp) Mục đích và động cơ phạm tội không làdấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiếtđịnh khung tăng hình phạt
Một số hành vi khác, cũng làm chết người, nhưng không coi là hành vi của tội giếtngười như:
- Hành vi đúng luật: Hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật chophép (phòng vệ chính đáng, thi hành án tử hình người phạm tội đặc biệt nghiêmtrọng )
- Hành vi trái luật: Hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ, hành vi vô ýlàm chết người, hành vi bức tử, hành vi xúi giục hoặc giúp người khác tự sát,hành vi giết con mới đẻ, hành vi giết người do tinh thần bị kích động mạnh, giếtngười do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Trang 7Trong những trường hợp có hành vi trái luật như thế người ta không quy định là tộigiết người mà được quy định bằng một tội danh cụ thể, tương ứng với hành vi Hình phạtđối với những tội danh này không nghiêm trọng bằng tội giết người.
1.2 Cấu thành tội phạm [1]
1.2.1 Mặt khách quan của tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tạibênh ngoài thế giới khách quan Những biểu hiện thuộc về khách quan của tội phạm gồmcó: hành vi nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xãhội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả, phương tiện công
cụ của tội phạm, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm Trong đó,hành vi là dấu hiệu bắt buộc không thể thiếu được của mọi loại tội phạm
Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức sau:
Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện cáchành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm,dùng súng bắn,dùng cây đánh … nhằm giết người khác
Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiệnnghĩa vụ phải làm ( phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng củangười khác … nhằm giết người khác Thông thường tội phạm được thực hiệntrong trường hợp (bằng cách) lợi dụng nghề nghiệp
Tuy nhiên cần phân biệt:
Nếu làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sát chứ không cấuthành tội này
Nếu vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người khác thì cấuthành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Về hậu quả: Hành vi nêu trên thông thường gây hậu quả làm người khác chết (tức làchấm dứt sự sống của người khác) Tuy nhiên một số truờng hợp việc dùng vũ lựckhông gây ra hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chết mà chỉ có tác dụng đẩy nạn nhânvào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và tử vong (như xổ nạn nhân xuống sông và
bỏ mặc cho đến chết hoặc đạp nạn nhân ra ngoài đường đang có nhiều xe ôtô chạy
Trang 8dẫn đến bị xe cán chết …) theo chúng tôi vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội giết người nếu chứng minh được người thực hiện hành vi đó có mục đích giếtngười Đây có thể xem là hậu qua gián tiếp Về tội giết người có cấu thành hình thứcnên hậu quả có làm chết người hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc, chỉ cầnhành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích nhằm làm chấm dứt sự sốngcủa người khác (hay nhằm làm cho người khác chết) được xem là phạm tội giếtngười
Ví dụ: Để giết B, A đã sử dụng súng bắn B, tuy nhiên do đạn lép, A không giết được
B Trường hợp này hậu quả (làm chết B) chưa xảy ra, nhưng A vẫn phạm tội giếtngười nhưng thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt
1.2.2 Mặt chủ quan.
Lỗi của người phạm tội là cố ý Có thể là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra,nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội Ví dụnhư dùng súng trực tiếp bắn vào đầu hoặc tim của nạn dẫn đến tử vong
Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gâynguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy
ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy
ra (có ý thức chấp nhận hậu quả đó) Ví dụ trường hợp biết nạn nhân không biết bơi,người thực hiện hành vi phạm tội đã đẩy nạn nhân ngã xuống hồ bơi, sông hồ để nạnnhân chết đuối
Lưu ý: Mặc dù mục đích giết người không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc nhưng
trong một số trường hợp vẫn được xem xét như một dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ quan đểlàm căn cứ phân biệt với một số trường hợp sau:
Gây thương tích dẫn đến chết người Trong trường hợp này người phạm tộikhông có mục đích giết người
Nạn nhân bị tấn công bằng hung khí nguy hiểm vào các vị trí hiểm yếu trên cơthể nhưng chỉ bị thương tích (không chết) hoặc không bị thương tích, trường hợpnày cần xác định mục đích tấn công là gì, nếu có mục đích nhằm giết người khác
Trang 9thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng thuộc trường hợpphạm tội chưa đạt Tuy nhiên, nếu không có mục đích giết người thì họ phải chịutrách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích (nếu có).
1.2.3 Chủ thể.
Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người có năng lực tráchnhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người.Theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệmhình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng Từ 16 tuổi trở lên:Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
1.2.4 Khách thể.
Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của conngười (đang sống) Ghi chú: Thai nhi không được xem là một con người đang sống cho đếnkhi được sinh ra và còn sống Cho nên việc "giết" một bào thai không được xem là hành vigiết người mà chỉ được xem là hành vi cố ý gây thương tích hoặc là tình tiết tăng nặng trongtrường hợp giết người là phụ nữ mà biết là người đó đang mang thai
1.2.5 Các hình thức gây án.[2]
Gây án có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí khác, cụ thể là:
Không sử dụng vũ khĩ hoặc hung khí: Trường hợp này người phạm tội chủ yếu sửdụng sức mạnh cơ thể của mình tác động lên cơ thể của nạn nhân hoặc đẩy nạnnhân vào điều kiện không thể sống được như đấm, đá, bóp cổ… hoặc dùng cácthủ đoạn khác như đẩy xuống sông …
Có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây chết người khác Trường hợpnày người phạm tội có sử dụng các công cụ phạm tội như: Súng, lựu đạn, bom,mìn, dao, búa, gậy gộc, … hoặc các tác nhân gây chết khác như thuốc độc, điện …
Gây án dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực, cụ thể là:
Dùng vũ lực: Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã sử dụng sức mạnh vậtchất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội ) tác động lên thân thể nạnnhân Việc dùng vũ lực có thể được thể hiện bằng các hình thức sau:
- Thực hiện trực tiếp như dùng tay, chân để đánh đá, bóp cổ, …
Trang 10- Thực hiện gián tiếp thông qua phương tiện vật chất (có công cụ, phương tiệnphạm tội) như: Dùng dao để đâm, chém, dùng súng bắn, …
Không dùng vũ lực: Nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sứcmạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: Dùng thuốc độc để đầu độcnạn nhân, gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào…
1.3 Khung hình phạt đối với tội phạm giết người
- Tội giết người tại Điều 93 quy định 2 khung hình phạt:[3]
Khung 1: Phạt tù từ 12 năm đến tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1 Giết nhiều người: Là trường hợp giết từ 2 người trở lên Để áp dụng tình tiết này chỉ
cần xác định ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn giết từ 2 người trởlên, không phụ thuộc vào số người chết trên thực tế
2 Giết phụ nữ mà biết là có thai: Trường hợp này phải thoả mãn 2 điều kiện:
Về mặt khách quan: nạn nhân là phụ nữ đang mang thai, không kể thai nhi đang ởtháng thứ mấy, để xác định điều kiện này phải dựa trên cơ sở kết luận giám định
Về mặt chủ quan: phải biết được người phụ nữ đó đang mang thai (có thể can phạm
tự nhận biết hoặc nghe thông tin qua người khác) Để xác định điều kiện này phảixem xét, đánh giá các tình tiết sau:
- Mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân
- Thời điểm thực hiện tội phạm là ban ngày hay ban đêm, mùa đông hay mùa hè
- Tình trạng thai nhi đã lớn hay còn nhỏ
*Chú ý: Nếu nạn nhân đang mang thai là người tình của người phạm tội thì thuộc
trường hợp giết người vì động cơ đê hèn Tình tiết này được hướng dẫn tại Nghịquyết 04/86/HĐTPTATC
3 Giết trẻ em: Nạn nhân là trẻ em là người dưới 16 tuổi
4 Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì công vụ của nạn nhân: Nạn nhân làngười đã hoặc sẽ thi hành công vụ thuộc trường hợp giết người vì lý do công vụ củanạn nhân (tức là giết nạn nhân trước hoặc trong hoặc sau khi thi hành công vụ).Giữa công vụ của nạn nhân và việc thực hiện tội phạm giết người có mối liên quanvới nhau
Trang 11Ví dụ: A là thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử một vụ án hình sự mà B là
bị cáo, trong lúc xét xử hoặc sau khi xét xử xong, B cho rằng A xử mình như vậy làquá nặng nên đã giết A
Đối với trường hợp giết nạn nhân trước hoặc trong khi thi hành công vụthường nhằm cản trở việc thi hành công vụ của nạn nhân, còn giết nạn nhân sau khithi hành công vụ thường có động cơ là trả thù nạn nhân
5 Giết ông bà, cha mẹ, người nuôi dưỡng, thầy, cô giáo của mình:
Nạn nhân là ông bà, cha mẹ có thể là ông bà nội ngoại, đẻ hoặc nuôi; bố mẹ đẻhoặc bố mẹ nuôi (phải được pháp luật thừa nhận)
Nạn nhân là người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý giáo dục người phạmtội như vai trò của bố mẹ người phạm tội
Nạn nhân là thầy giáo, cô giáo của mình là người đã, hoặc đang làm công tácgiảng dạy tại cơ sở có chức năng giáo dục, đào tạo dạy nghề được Nhà nước chophép đã hoặc đang trực tiếp giảng dạy người phạm tội không kể thời gian dài hayngắn Đồng thời, việc gây thương tích cho nạn nhân là vì lý do thực hiện nhiệm vụgiáo dục, đào tạo của họ đối với bị cáo Hay nói cách khác, động cơ của việc phạmtội có phải liên quan đến nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo
6 Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng
hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng: Là trường hợp bị cáo phạm 2 tội trong đó có một tội
giết người, giữa 2 tội này phải thoả mãn các điều kiện sau:
Tội thực hiện trước hoặc sau tội giết người phải là tội rất nghiêm trọng hoặc tộiđặc biệt nghiêm trọng (là loại tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
ấy là trên 7 năm tù)
Khoảng cách giữa 2 tội không có sự gián đoạn về mặt thời gian
Giữa 2 tội không có mối liên quan với nhau
Ví dụ: A vừa dùng súng uy hiếp B để lấy tài sản, sau khi lấy được tài sản, Athấy M đi qua vốn có mâu thuẫn sâu sắc trong chuyện làm ăn trong xã hội đen vớinhau, A đã dùng súng bắn M chết
7 Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác: Là trường hợp bị cáo phạm 2 tội trong
đó có tội giết người, giữa 2 tội này phải thoả mãn các điều kiện sau:
Trang 12 Khoảng cách thời gian giữa 2 tội có thể liên tục có thể ngắt quãng về mặt thờigian.
Tội phạm khác có thể là bất kỳ loại tội nào (tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng,tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng)
Giữa tội giết người và tội phạm khác có mối liên quan với nhau Việc thực hiện tộiphạm khác là động cơ thực hiện tội phạm giết người – nghĩa là can phạm cho rằngnạn nhân sẽ là người cản trở gây khó khăn cho việc thực hiện tội phạm khác nên
đã giết nạn nhân để thực hiện tội phạm khác, hoặc nạn nhân sẽ là người tố cáo canphạm về tội đã thực hiện nên đã giết nạn nhân để che giấu tội phạm đã thực hiện
Ví dụ: A hiếp dâm B xong, A sợ B tố cáo mình nên đã giết chết B ngay saukhi hiếp dâm
8 Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân: Như lấy tim, gan, thận dù với bất kỳ mục đích
nào như để nghiên cứu khoa học hoặc để cứu sống người khác
9 Thực hiện tội phạm một cách man rợ: Là trường hợp giết người bằng phương pháp
nguyên thuỷ gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho nạn nhân cũng như thân nhâncủa nạn nhân trước khi nạn nhân chết như móc mắt, moi gan, xẻo tai, chặt từng bộphận của nạn nhân cho đến khi nạn nhân chết (Nếu hành vi trên thực hiện sau khinạn nhân chết thì không phải là trường hợp giết người một cách man rợ)
10 Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp: Là trường hợp người phạm tội đã sử dụng khả
năng chuyên môn, nghiệp vụ của mình để dễ dàng thực hiện việc giết người và dễdàng che giấu tội phạm
Ví dụ: Bác sĩ giết bệnh nhân rồi lập hồ hơ bệnh án là bệnh nhân chết do bệnhhiểm nghèo; người lái đò giả làm đò đắm để giết nạn nhân; thợ điện dùng dây điện
dí vào nạn nhân nhưng làm cho mọi người tin rằng nạn nhân bị điện giật chết
11 Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: Tình tiết này phải thoả mãn
các điều kiện sau:
Can phạm phải sử dụng các loại công cụ, phương tiện có khả năng gây ra cái chếtcho nhiều người trong cùng một thời gian như dùng súng, mìn, lựu đạn, thuốc độc