Nếu xoá bỏ cảm giác này quả cam không còn tồn tại Như vậy, có thể thấy, các quan điểm của CNDT là sai lầm, chưa mang tính khoa học, chưa nhận thức đúng đắn bản chất của thế giới... Ănggh
Trang 1BÀI 2: THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI
CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT (6TIẾT)
I BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI
1 Quan điểm duy tâm về bản chất của thế giới
2 Quan điểm duy vật về bản chất của thế giới
II PHẠM TRÙ VẬT CHẤT
1 Quan niệm của triết học duy vật trước Mác về phạm trù vật chất
2 Quan niệm triết học Mác-Lênin về phạm trù vật chất
III VẬN ĐỘNG LÀ PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT
1 Định nghĩa vận động
2 Những hình thức vận động cơ bản của vật chất
3 Vận động và đứng im
IV TÍNH THỐNG NHẤT VẬT CHẤT CỦA THẾ GIỚI
1 Những quan điểm khác nhau
2 Quan điểm triết học Mác-Lênin
Trang 2I BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI
Thế giới xung quanh chúng ta có vô vàn các sự vật hiện tượng phong phú và
đa dạng Nhưng dù phong phú, đa dạng đến đâu đi chăng nữa thì cũng chỉ thuộc một trong hai lĩnh vực là vật chất hay ý thức.
Vậy bản chất của thế giới là gì? Là vật chất hay ý thức? trả lời vấn đề này có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng khái quát lại chỉ có hai quan điểm trái ngược nhau là duy vật hoặc duy tâm.
1 Quan điểm duy tâm về bản chất của thế giới
* Quan điểm duy tâm: Bản chất của thế giới là ý thức
Họ cho rằng: Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Họ cho rằng: “Sự vật chỉ là tổng hợp của cảm giác”, “xoá bỏ cảm giác là xoá
bỏ sự vật” Tiêu biểu cho quan điểm của trường phái này là nhà triết học người Anhthế kỉ XVIII là Béccơly và Hium
(Chẳng hạn, Trên bàn có quả cam, mắt thấy hình tròn, màu vàng; mũi ngửi thấy mùi thơm; ăn có vị ngọt Vậy quả cam là tổng hợp những cảm giác đó Nếu xoá
bỏ cảm giác này quả cam không còn tồn tại)
Như vậy, có thể thấy, các quan điểm của CNDT là sai lầm, chưa mang tính khoa học, chưa nhận thức đúng đắn bản chất của thế giới
Trang 32 Quan điểm duy vật về bản chất của thế giới
* Quan điểm duy vật khẳng định: Bản chất của thế giới là vật chất, ngoài thế
giới vật chất không còn thế giới nào khác Các sự vật, hiện tượng chỉ là biểu hiệnnhững dạng cụ thể của thế giới vật chất
Họ cho rằng trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
+ Vật chất có trước, ý thức có sau
+ Vật chất quyết định ý thức, ý thức phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người
* Trong sự phát triển tư tưởng triết học, CNDV được biểu hiện dưới những hình thức sau:
+ CNDV cổ đại, gắn với phép biện chứng sơ khai, tự phát
+ CNDV thế kỉ XVII – XVIII siêu hình, máy móc
+ CNDVBC
Như vậy có thể thấy, quan điểm duy vật khẳng định bản chất của thế giới
là vật chất, là quan điểm đúng đắn, khoa học Nó đem lại cho con người niềm tin
và sức mạnh trong việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
* Ngoài 2 quan điểm trái ngược nhau là quan điểm duy vật và quan điểm duy
tâm về bản chất của thế giới còn có quan điểm Nhị nguyên.
Quan điểm này cho rằng: vật chất và ý thức là hai nguyên thể đầu tiên, cùngsong song tồn tại, không cái nào có trước, không cái nào có sau, không cái nào quyết
định cái nào Có thể thấy về thực chất quan điểm nhị nguyên là một dạng của CNDTCQ Vì, nó cho rằng ý thức tồn tại không phụ thuộc vào vật chất.
3
Trang 41 Quan niệm của triết học duy vật trước Mác về phạm trù vật chất
a/ Thời cổ đại:
Các nhà triết học duy vật Phương Đông cũng như Phương Tây đều có xu
hướng đi tìm khởi nguyên vũ trụ từ một dạng vật thể nào đấy Chẳng hạn:
* Phương Đông:
- Phái Charơvác (hay Lokayata - Ấn độ) cho là 4 yếu tố: Đất, nước, lửa, không khí
- Phái Ngũ hành (TQ) cho là 5 yếu tố: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ
* Phương Tây:
- Nước theo quan niệm của Talét (625 – 547 TCN)
- Không khí theo quan niệm của Anaximen (588 – 525 TCN)
- Lửa theo quan niệm của Hêraclit (530 – 470 TCN)
- Nguyên tử theo quan niệm của Đêmôcrit (460 – 370 TCN)… Nói kĩ
Có thể thấy, tuy những quan niệm trên còn nhiều hạn chế, nhưng nó đã có
ý nghĩa tích cực trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo.
b/ Thời cận đại (cuối thế kỉ XVI - XVIII)
Có thể nói đây là thời kì phát triển rực rỡ của triết học Tây âu Lịch sử triết học
đã xác nhận công lao to lớn của các nhà triết học duy vật thời kì này như: Bêcơn,Hôpxơ, Xpinôda, Điđrô, Hônbách… Họ đã có nhiều đóng góp vào việc phát triểnquan niệm về vật chất, chẳng hạn:
- Xpinôda quan niệm vật chất là nguyên nhân của bản thân nó với vô số thuộc tính vốn có của nó.
- Hônbách nhà triết học người Pháp thế kỉ XVIII cho rằng: “Vật chất là tất cả những gì tác động vào giác quan ta Những đặc tính khác nhau của các chất mà ta biết được là nhờ cảm giác.” (hệ thống tự nhiên _Hônbách)
c/ Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Như ta đã biết đây là thời kì mà khoa học tự nhiên rất phát triển đặc biệt là vật
lí học Người ta đã phát hiện ra những dạng mới của vật chất, như dạng trường (điện
từ, hấp dẫn), dạng hạt (electrôn, prôtôn, các hạt cơ bản khác) thì quan niệm về vậtchất được tiến thêm một bước, song cũng không thoát khỏi giới hạn siêu hình trongquan niệm về vật chất
Như vậy, sai lầm chung có tính fổ biến của tất cả những quan niệm trên về vật
chất là đã đồng nhất vật chất với vật thể cụ thể, quy vật chất về một dạng vật thể nào đó.
Trang 52 Quan niệm triết học Mác-Lênin về vật chất
C.Mác và F Ăngghen tuy chưa đưa ra định nghĩa về vật chất, nhưng những tư tưởng cơ bản về phạm trù vạt chất đã được hai ông đề cập tới như:
- Đối lập giữa VC và YT
- Tính thống nhất của thế giới
- Tính khái quát của vật chất
Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng của các nhà triết học trước đây, đặc biệt là tư tưởng của C.Mác và F Ăngghen về vật chất, cùng với những thành quả của khoa học tự nhiên và nhu cầu thực tiễn V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa khoa học về phạm trù VC.
* Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin:
“Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan, được đemlại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại chép lại, phảnánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”1
* Nội dung cơ bản của định nghĩa:
1 Phạm trù vật chất.
Vật chất là một phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học Trong lịch sử
tư tưởng nhân loại, xung quanh vấn đề này luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Bản thân quan niệm của chủ nghĩa duy vật về phạm trù vật chất cũng trải qua một thời kỳ lịch sử phát triển lâu dài, gắn liền với những tiến bộ của khoa học và thực tiễn.
a Một số quan điểm ngoài Mác-xít về vật chất
* Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm.
Quan niệm của CNDT: (cả DTKQ và DTCQ) đều phủ nhận sự tồn tại khách quan của vật chất Thực chất là họ phủ nhận CNDV một cách tinh vi thông qua việc phủ nhận học thuyết nền tảng của chủ nghĩa duy vật là phạm trù vật chất Theo họ, thế giới vật chất là do lực lượng siêu nhiên sinh ra, là ‘‘hình ảnh’’, là ‘‘cái bóng’’ của ý niệm; là sản phẩm phức hợp của cảm giác.
- CNDTKQ cho rằng: các sự vật hiện tượng chỉ là hiện thân của một lực lượng
“siêu tự nhiên” nào đó.
1 V.I.Lênin, TT Nxb Tiến bộ 1980 T.18, tr.151.
5
Trang 6+ Platon: Là một nhà triết học DTKQ, ông tổ của chủ nghĩa duy tâm, Platon chorằng: các sự vật hiện tượng bắt nguồn từ ý niệm, do ý niệm sinh ra, các sự vật cảmtính chỉ là cái bóng của ý niệm.
+ Hêghen: Là một nhà triết học DTKQ người Đức, ông được Ăng ghen coi làmột thiên tài sáng tạo, một bộ óc bách khoa toàn thư, ông cho rằng: các sự vật hiệntượng do “ý niệm tuyệt đối” tha hoá sinh ra “ý niệm tuyệt đối” là một lực lượng
“tinh thần thần bí” có trước tự nhiên, xã hội và con người (đó là cái mà bản thânHêghen cũng tuyệt đối không biết gì về nó)
- CNDTCQ cho rằng: Các sự vật hiện tượng là biểu hiện của cảm giác, do cảm
giác của con người sinh ra
+ Béccơli: ( 1658-1753 ) Một nhà triết học duy tâm chủ quan người Aixlen gốcAnh cho rằng: SVHT là tổng hợp của các yếu tố, vật chất tồn tại trong chừng mực conngười cảm nhận được chúng, tức là nó phụ thuộc vào ý thức của con người
+ Makhơ: (1838-1916) Một nhà Vật lý học, nhà triết học cho rằng: Các sự vật
hiện tượng là phức hợp của cảm giác, hay nói cách khác sự vật tồn tại phụ thuộc vào
tinh thần chủ quan của con người
- Quan điểm duy tâm tôn giáo cho rằng: thế giới này do chúa sáng tạo ra, do
thần linh thượng đế tạo nên
Tóm lại: CNDT dưới mọi hình thức đều phủ nhận sự tồn tại thật của thế giới vật
chất, rằng bản chất của thế giới là tinh thần, đó là cái có trước sinh ra thế giới vậtchất, quy định sự phát triển của tự nhiên, xã hội
Chính sự phát triển của khoa học, của nhận thức con người, thực tiễn xã hội đãhoàn toàn bác bỏ quan điểm trên
* Quan niệm của các nhà duy vật trước Mác
Chủ nghĩa duy vật thừa nhận thế giới là vật chất, thực thể của thế giới là vật chất,mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều là các dạng khác nhau của thế giới vật chất.Tuy nhiên quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật là hết sức khácnhau qua các thời kì lịch sử
- Thời kỳ cổ đại
Theo các nhà duy vật cổ đại thì toàn bộ thế giới phong phú đa dạng hiện nay đềuđược sinh ra từ một loại vật chất nguyên thuỷ, ban đầu:
Trang 7365 ngày Talét cho rằng, nguồn gốc của thế giới là nước, mọi sự vật trên thế giới sinh ra từ nước và khi bị phân hủy lại biến thành nước, Có thể nói rằng đó là một quan niệm duy vật mang tính sơ khai và tiến bộ hơn so với các nhà triết học duy tâm Mặt hạn chế của ông về thế giới quan đó là ông coi thế giới chúng ta đầy rẫy các vị thận linh nhìn chung cũng giống như các nhà duy vật cùng thời khác, đa phần là nhị nguyên luận.
+ Bước tiến quan trọng nhất trong quan niệm về vật chất là thuyết nguyên tử luận của thày trò Lơxíp (500-440) và Đêmôcrít (460-370 TCN): Theo các ôn nguyên tử là bản nguyên đầu tiên sinh ra mọi SVHT trong thế giới
Theo tư tưởng này: Nguyên tử là những hạt nhỏ bé nhất, không thể phân chia, không khác nhau về chất mà chỉ khác nhau về hình dạng, tư thế, trật tự sắp xếp Nguyên
tử tồn tại vĩnh viễn, không do ai sáng tạo ra, cũng không bị tiêu diệt Mọi sự vật hiện tượng của thế giới là do sự kết hợp và phân giải của các nguyên tử mà thành.
Có thể thấy rằng ; quan niệm của Thày trò Đêmôcrit là rất tiến bộ, ông đã thể hiện lập trường duy vật, phủ nhận thượng đế, coi thượng đế là do trí tưởng tượng của con người Cũng chính vì vậy học thuyết nguyên tử luận đã trở thành giới hạn tột cùng trong nhận thức của loài người trong nhiều thế kỷ từ lúc ra đời đến tận dầu TK19 khi những phát minh khoa học có tính vạch thời đại xuất hiện thì học thuyết nguyên tử luận mới bị phá vỡ.
Nhìn chung : các nhà duy vật thời kì cổ đại có nhiều tư tưởng tiến bộ, đã dùng bản thân thế giới vật chất để giải thích về thế giới vật chất.Không giống như các nhà duy tâm coi tinh thần là cơ sở của thế giới Khuynh hướng chung của họ là đi tìm một loại vật chất cụ thể nào đó và coi đó làn nguồn gốc tạo nên vạn vật của thế giới
7
Trang 8- Th ời kì cận đại
Các nhà triết học duy vật thời kì cận đại vẫn có khuynh hướng giải thích vật chấtgiống như các nhà triết học cổ đại, đồng nhất vật chất với thuộc tính tồn tại của vậtchất Tuy nhiên dựa trên những thành tựu của khoa học đương thời, các nhà triết họcthời kì này có cách giải thích khác về vật chất
b Quan điểm của triết học Mác-Lênin về vật chất
Do điều kiện lịch sử nên Mác-Ăngghen chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh
về vật chất, nhưng những tư tưởng về vật chất của các ông có một ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển khoa học.
* Tư tưởng của Mác, Ănggen
- Tư tưởng về sự đối lập giữa vật chất và ý thức, tính thống nhất vật chất của thế giới
- Tư tưởng về sự thống nhất và khác biệt giữa vật chất với tính cách là phạm trùtriết học với các dạng tồn tại cụ thể cảm tính của vật chất Vật chất là sản phẩm củaquá trình tư duy trừu tượng rút ra từ những sự vật chung
- Tư tưởng về tính khái quát của phạm trù vật chất: phải bao quát những đặc tínhchung nhất của các sự vật đang tồn tại cụ thể cảm tính
ví dụ: Thuộc tính tồn tại khách quan; thuộc tính phản ánh; thuộc tính luôn vận động phát triển, tồn tại trong không gian, thời gian
- Tư tưởng về tính vô hạn, vô tận, tính không thể sáng tạo và không thể tiêu diệtcủa vật chất
- Tư tưởng về các hình thức tồn tại của vật chất là vận động, không gian và thời gian
- Tư tưởng con người có thể nhận thức thế giới vật chất thông qua sự phản ánhcủa các giác quan về các sự vật tồn tại cụ thể, cảm tính
Những tư tưởng đó là cơ sở trực tiếp Lênin kế thừa phát triển học thuyếtDVBC về vật chất sau này Quan điểm của Lê nin về vật chất được thể hiện tập trungtrong định nghĩa vật chất của ông
Trang 9* Định nghĩa vật chất của Lênin:
“ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
( Lênin toàn tập T18 NXB Tiến bộ M.1980 Tr151).
Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin cần làm sáng rõ trên hai nội dung sau:
+ Một là, Vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học
Cần làm rõ cho học viên các ý sau:
sự vật hiện tượng trong thế giới
Vì vậy, phạm trù vật chất đó là một khái niệm, là kết quả khái quát hóa của tư duy, do
đó không thể nhận thức được bằng cảm tính
Tuy nhiên Ăng ghen đã chỉ ra rằng: “ có thể nhận thức được vât chất…bằng cách nghiên cứu những vật thể riêng biệt” “ chúng ta có thể ăn được trái anh đào và trái mận nhưng chúng ta ko thể ăn được trái cây vì chưa có ai ăn được trái cây với tính cách là trái cây”, ở đây chúng ta hiểu rằng để có được phạm trù cây là nhờ có trái mơ trái mận trái đào; không có trái mơ trái mận trái đào thì không thể có được phạm trù trái cây
Vật chất là chỉ các vật thể cụ thể, nhưng vật thể cụ thể không phải là vật chất, vìvật chất là vô cùng vô tận, vật chất không chỉ là cái bàn cái tủ…mà vật chất còn là rấtnhiều cái khác
+ Hai là, thuộc tính chung của vật chất (Hai thuộc tính)
Thuộc tính 1: vật chất là thực tại khách quan, tồn tại bên ngoài không lệ thuộc vào cảm giác.
9
Trang 10Đây là thuộc tính chung nhất của mọi dạng vật chất trong thế giới.
Vật chất là cái tồn tại thật, tồn tại khách quan, bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào
ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được
Vật chất có vô vàn các thuộc tính khác nhau, song mọi dạng vật chất đều có
thuộc tính “ thực tại khách quan” đó là thuộc tính chung nhất của vật chất Đây chính
là tiêu chuẩn để phân biệt vật chất với cái không phải là vật chất, cả trong tự nhiên vàtrong xã hội
Có nghĩa là: Tất cả những cái tồn tại bên ngoài ý thức của con người từ các sự vật to lớn trong vũ trụ bao la đến các sự vật vô cùng nhỏ bé, tất cả những cái con người đã và chưa biết đều thuộc về vật chất.
Đặc tính tồn tại khách quan của vật chất là cơ sở để khẳng định thế giới vật chất
vô hạn, vô tận, tồn tại vĩnh viễn
Vô hạn, vô tận vì tất cả những gì bên ngoài ý thức con người về mọi phươngchiều đều là vật chất
Tồn tại vĩnh viễn vì trong thế giới diễn ra quá trình biến hoá liên tục, sự vật nọchuyển thành sự vật kia, nó được bảo toàn về mặt khối lượng và về tính vật chất
Là cơ sở để ta khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới (thế giới dùphong phú như thế nào thì đặc tính chung nhất của nó vẫn là vật chất- tức thực tạikhách quan)
Thuộc tính 2: vật chất là cái khi tác động đến giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác
( có nghĩa là các SVHT dù to lớn hay nhỏ bé đến đâu, khi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giác quan đều gây cho con người cảm giác)
Vật chất tồn tại khách quan, nó không phải là cái gì trừu tượng con người không
thể nhận thức được, mà nó tồn tại hiện thực qua các sự vật cụ thể, như: hoa hồng, mùi thơm của thức ăn…khi tác động vào giác quan nó gây cho ta cảm giác, cho ta sự
hiểu biết và con người có thể nhận thức được vật chất
Vật chất luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các vật thể Các vật thểnày khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các giác quan sẽ đem lại cho con người nhữngcảm giác
Ví dụ: Muối ta ăn thấy mặn, gừng ăn thấy cay, quả khế ăn thấy chua …sự tác động đó
kể cả là trực tiếp hay gián tiếp…( khi ta ăn hay nhìn thấy người khác ăn cũng vậy)
Trang 11Ở nội dung này Lê nin muốn làm rõ mqh giữa thực tại khách quan ( tức vật chất) vớicảm giác (tức ý thức) Vật chất là cái có trước, tồn tại độc lập với ý thức Ý thức có sau, phụthuộc vật chất
Tuy nhiên không phải mọi dạng vật chất khi tác động đến các giác quan của conngười thì đều gây nên cảm giác (như sóng điện từ, các hành tinh cách xa chúng tahàng tỉ năm ánh sáng )
Trong học thuyết phản ánh của Lênin đã khẳng định, tất cả mọi sự vật hiệntượng dù ở trình độ kết cấu thấp hay cao chúng đều có thuộc tính phản ánh; trình độphản ánh phụ thuộc vào trình độ kết cấu của vật chất
Ý nghĩa của nội dung này là ở chỗ: Nó chống lại CNDT dưới mọi hình thức(KQ,CQ, Nhị nguyên luận…) là những trường phái cố luận giải cho ý thức, cảm giác, tinhthần là cái có trước quyết định vật chất
+ Ba là, Thực tại khách quan được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh
Khẳng định: Con người có thể nhận thức được thế giới vật chất, thực tạikhách quan, đây là dấu hiệu bản chất nhất của CNDVBC, vật chất không phải
là cái gì thần bí mà con người không thể nhận thức được
Nghĩa là cảm giác chỉ là cái chép lại, chụp lại, phản ánh lại thực tại khách quan; do đó sự tồn tại của thực tại khách quan không lệ thuộc vào cảm giác của con người Điều đó chứng tỏ rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái
có sau, vật chất quyết định ý thức, vật chất là nguồn gốc của ý thức nó chống lại quan điểm của Béccơli, Makhơ khi cho rằng cảm giác chủ quan của con người là cái có trước và sinh ra vật chất.
Vật chất không tồn tại trừu tượng, được biểu hiện thông qua các dạng cụ thể.VD: cái bàn, cái ghế, cái bảng…
( Vật chất chỉ tồn tại trừu tượng trên lĩnh vực nhận thức luận, vật chất với tư cách là một khái niệm, phạm trù thì không thể đem lại cho ta cảm giác).
Con người có thể nhận thức được thế giới vật chất bằng nhiều phương pháp
khác nhau Như: “chép lại, chụp lại, phản ánh Trực tiếp huặc Gián tiếp”….
Nhận thức về TGVC bằng phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa.
11