1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Đề thi học sinh giỏi sinh 8 chương 3

4 561 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 60,53 KB

Nội dung

Chương 3: Hệ tuần hoàn: Câu 1: Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu? Phân biệt hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu? Phân biệt đông máu và hiện tượng ngưng kết máu? Các tế bào ở người có những đặc điểm gì? Những đặc điểm này có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể? TL: Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành hai vòng tuần hoàn kín lớn và nhỏ. Máu gồm: +Các tế bào máu (chiếm 45% thể tích) và có hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu. +Huyết tương(chiếm 55% thể tích) và có nước (90%),protein,lipit,glucose,vitamin,muối khoáng,chất tiết,chất thải. Chức năng của hồng cầu và tiểu cầu: +Hồng cầu:thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và Co2 giúp vận chuyển O2 và Co2 trong hô hấp tế bào. +Huyết tương:duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan. Phân biệt hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu: Các loại tế bào Đặc điểm tế bào Chức năng Hồng cầu Màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân Vận chuyển O2 và CO2 trong máu Bạch cầu Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh Tiểu cầu Chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu Dễ bị phá huỷ để giải phóng enzim giúp đông máu Phân biệt đông máu và hiện tượng ngưng máu: Đặc điểm Đông máu Ngưng máu Khái niệm Là hiện tượng máu bị đông lại khi ra khỏi cơ thể Là hiện tượng hồng cầu của người cho bị kết dính trong máu của người nhận Cơ chế Tiểu cầu vỡ tiết enzim kết hợp với ion canxi có trong huyết tương biến chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu, các tơ máu tạo thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông Các kháng thể có trong huyết tương người nhận gây kết dính với các kháng nguyên trên hồng cầu người cho, làm cho hồng cầu của người cho bị kết dính thành cục trong máu người nhận Ý nghĩa Bảo vệ cơ thể chống mất máu khi các mạch máu bị đứt Đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi truyền máu cần thực hiện đúng nguyên tắc để tránh ngưng máu Đặc điểm của những tế bào ở người: Các loại tế bào Đặc điểm tế bào Ý nghĩa Hồng cầu Màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân Tăng bề mặt kết hợp của hồng cầu với khí giúp lượng O2 và CO2 do hồng cầu vận chuyển tăng, cơ thể không phải tiêu tốn năng lượng cho nhân hoạt động nên tiết kiệm năng lượng trong quá trình hoạt động của hồng cầu. Bạch cầu Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân Hình thành chân giả để thực hiện sự thực bào,tạo kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên, tiết protein đặc hiệu phá huỷ các tế bào đã bị nhiễm bệnh giúp tham gia bảo vệ cơ thể Tiểu cầu Chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu, không có nhân, cấu tạo đơn giản Khi bị thương, tiểu cầu dễ vỡ giải phóng enzim giúp đông máu, chống mất máu Câu 2: Kháng nguyên kháng thể là gì? Các loại bạch cầu nào đã tạo nên hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể? Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào limphô B và limphô T? Em biết gì về virut HIV? Tại sao nói AIDS là thảm hoạ của loài người? Vẽ sơ đồ sự lưu thông máu trong cơ thể theo 2 vòng tuần hoàn? Ghi chú thích? So sánh vòng tuần hoàn nhỏ và lớn? Vì sao sau vài giờ ở chỗ vết thương và gần vết thương lại bị sưng đỏ? TL: Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng nguyên. Kháng thể là nhứng phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên. Các loại bạch cầu đã tạo nên hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể: + Bạch cầu mônô + Bạch cầu limphô + Bạch cầu trung tính

Trang 1

Chương 3: Hệ tuần hoàn:

Câu 1: Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu? Phân biệt hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu? Phân biệt đông máu và hiện tượng ngưng kết máu? Các tế bào ở người có những đặc điểm gì? Những đặc điểm này có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể?

TL: - Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành hai vòng tuần hoàn kín lớn và nhỏ

- Máu gồm:

+Các tế bào máu (chiếm 45% thể tích) và có hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu

+Huyết tương(chiếm 55% thể tích) và có nước (90%),protein,lipit,glucose,vitamin,muối khoáng,chất tiết,chất thải

- Chức năng của hồng cầu và tiểu cầu:

+Hồng cầu:thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và Co2 giúp vận chuyển O2

và Co2 trong hô hấp tế bào

+Huyết tương:duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan

- Phân biệt hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu:

Các loại tế bào Đặc điểm tế bào Chức năng

Hồng cầu Màu hồng, hình đĩa, lõm 2

mặt, không có nhân

Vận chuyển O2 và CO2 trong máu

Bạch cầu Trong suốt, kích thước khá

lớn, có nhân

bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh

Tiểu cầu Chỉ là các mảnh chất tế bào

của tế bào sinh tiểu cầu Dễ bị phá huỷ để giải phóng enzim giúp đông máu

- Phân biệt đông máu và hiện tượng ngưng máu:

Khái niệm Là hiện tượng máu bị đông lại khi ra khỏi cơ

thể Là hiện tượng hồng cầu của người cho bị kết dính trong máu của người nhận

Cơ chế Tiểu cầu vỡ tiết enzim kết hợp với ion canxi có

trong huyết tương biến chất sinh tơ máu trong

huyết tương thành tơ máu, các tơ máu tạo thành

mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành

khối máu đông

Các kháng thể có trong huyết tương người nhận gây kết dính với các kháng nguyên trên hồng cầu người cho, làm cho hồng cầu của người cho bị kết dính thành cục trong máu người nhận

Ý nghĩa Bảo vệ cơ thể chống mất máu khi các mạch

máu bị đứt

Đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi truyền máu cần thực hiện đúng nguyên tắc để tránh ngưng máu

- Đặc điểm của những tế bào ở người:

Các loại tế bào Đặc điểm tế bào Ý nghĩa

Hồng cầu Màu hồng, hình đĩa,

lõm 2 mặt, không có nhân

Tăng bề mặt kết hợp của hồng cầu với khí giúp lượng O2 và CO2 do hồng cầu vận chuyển tăng, cơ thể không phải tiêu tốn năng lượng cho nhân hoạt động nên tiết kiệm năng lượng trong quá trình hoạt động của hồng cầu Bạch cầu Trong suốt, kích thước

khá lớn, có nhân Hình thành chân giả để thực hiện sự thực bào,tạo kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên, tiết protein đặc hiệu phá huỷ các tế bào đã bị nhiễm bệnh

giúp tham gia bảo vệ cơ thể Tiểu cầu Chỉ là các mảnh chất

tế bào của tế bào sinh tiểu cầu, không có nhân, cấu tạo đơn giản

Khi bị thương, tiểu cầu dễ vỡ giải phóng enzim giúp đông máu, chống mất máu

Câu 2: Kháng nguyên kháng thể là gì? Các loại bạch cầu nào đã tạo nên hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể? Phân biệt

sự khác nhau giữa tế bào limphô B và limphô T? Em biết gì về virut HIV? Tại sao nói AIDS là thảm hoạ của loài người? Vẽ sơ đồ sự lưu thông máu trong cơ thể theo 2 vòng tuần hoàn? Ghi chú thích? So sánh vòng tuần hoàn nhỏ

và lớn? Vì sao sau vài giờ ở chỗ vết thương và gần vết thương lại bị sưng đỏ?

TL: - Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng nguyên

- Kháng thể là nhứng phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên

- Các loại bạch cầu đã tạo nên hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể:

+ Bạch cầu mônô + Bạch cầu limphô + Bạch cầu trung tính

- Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào limphô B và limphô T:

Trang 2

Đặc điểm Tế bào limphô B Tế bào limphô T

Hoạt động Khi vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào của

bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô

Khi vi khuẩn, virut thoát khỏi sự hoạt động của tế bào limphô B

Cơ chế Tiết kháng thể tương ứng để vô hiệu hoá kháng

nguyên

Giải phóng các phân tử protein đặc hiệu để phá huỷ vi khuẩn và virut

- Virut HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS Chúng gây nhiễm trên chính bạch cầu limphô T, gây rối loạn chức năng của tế bào này và dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch

- AIDS là thảm hoạ của loài người vì chúng làm cơ thể mất khả năng chống lại các vi khuẩn, virut… và thường chết bởi các bệnh cơ hội do các vi khuẩn, virut khác gây ra như bệnh lao, bệnh sởi,… Bệnh rất khó phát hiện và vẫn chưa

có thuốc đặc trị hay tiêm phòng

- So sánh vòng tuần hoàn nhỏ và lớn:

Đường đi

của máu -Từ tâm thất phải ->động mạch phổi->2 lá phổi->mao mạch phổi->tĩnh mạch phổi->tâm nhĩ trái -Từ tâm thất trái->động mạch chủ->động mạch chủ trên(dưới)->mao mạch trên(dưới)->tĩnh mạch chủ

trên(dưới)->tâm nhĩ phải Nhiệm vụ Vận chuyển máu lên phổi thực hiện quá trình

trao đổi khí(thải CO2 nhận O2) Vận chuyển máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện trao đổi chất

- Sơ đồ sự lưu thông máu trong cơ thể theo 2 vòng tuần hoàn:

-Vì máu trong cơ thể luôn được lưu thông Khi bị thương, một số mạch máu ở vết thương bị đứt khiến máu không thể lưu thông Sau một vài giờ, máu tụ lại ở chỗ vết thương và gần vết thương khiến chúng bị sung đỏ

Câu 3: Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo? Nêu đặc điểm cấu tạo, vị trí, của tim? Tại sao tim hoạt động liên tục suốt đời không mệt mỏi? Nêu chức năng của tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, từ đó phân tích các đặc điểm cấu tạo với các chức năng đó?

-TL: - Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:

Khái niệm Miễn dịch bẩm sinh: là

các bệnh không bao giờ

mắc

miễn dịch tập nhiễm: là khi

đã mắc một bệnh nào đó rồi thì sau sẽ không mắc lại nữa

Miễn dịch nhân tạo: là việc tiêm vắc-xin phòng bệnh cho người (chích ngừa) để phòng một số bệnh

Vd Toi gà, quáng gà,… Quai bị, thuỷ đậu,… Lao, ho gà, sởi, bại liệt, uốn ván, bạch hầu,… -Đặc điểm cấu tạo tim:

1 Cấu tạo ngoài- Màng tim : bao bọc bên ngoài tim (mô liên kết), mặt trong tiết dịch giúp tim co bóp dễ dàng

-Động mạch vành và tĩnh mạch vành làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim

2 Cấu tạo trong:- Tim có 4 ngăn:2TN,2TT

-Thành cơ tâm thất dày hơn cơ tâm nhĩ

-Cơ tâm thất trái dày hơn cơ tâm thất phải

- Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất Giữa tâm thất và động mạch có van thất động (van tổ chim) giúp máu lưu thông theo một chiều

Trang 3

-Vị trí: Tim nằm trong lồng ngực giữa 2 lá phổi, hơi lệch về phía trái.

- Tim hoạt động liên tục suốt đời không mệt mỏi vì:

– Chu kì co dãn tim gồm 3 pha, kéo dài 0,8s

+ Pha co tâm nhĩ : 0,1s + Pha co tâm thất : 0,3s + Pha dãn chung : 0,4s

->Thời gian nghỉ > Thời gian làm việc ->Tim có thời gian để nghỉ ngơi

-Tim được nuôi dưỡng bởi lượng máu và dinh dưỡng đủ

=> Tim làm việc cả đời mà không mệt mỏi

- Phân tích các đặc điểm cấu tạo với các chức năng của tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch:

Động mạch – Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày

hơn của tĩnh mạch

– Lòng hẹp hơn tĩnh mạch

– Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim tới các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn

Tĩnh mạch – Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn

mỏng hơn của động mạch

– Lòng rộng hơn của động mạch

– Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực

– Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ

Mao mạch – Nhỏ và phân nhánh nhiều

– Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì – Lòng hẹp – Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện

cho sự trao đổi chất với các tế bào

Tim - Màng tim : bao bọc bên ngoài tim (mô liên kết), mặt

trong tiết dịch

-Thành cơ tâm thất dày hơn cơ tâm nhĩ.Cơ tâm thất trái dày hơn cơ tâm thất phải

- Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất Giữa tâm thất

và động mạch có van thất động (van tổ chim)

- Giúp tim co bóp dễ dàng

-Tạo lực đẩy máu từ tâm thất lên tâm nhĩ, từ tâm nhĩ đến động mạch

- Giúp máu lưu thông theo một chiều

Câu 4: Phân biệt cấu tạo các thành phần trong hệ mạch? Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó? Phân tích các yếu tố giúp cho sự vận chuyển máu liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch?

TL: - Phân biệt cấu tạo các thành phần trong hệ mạch? Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?: Bảng trên

- Các yếu tố giúp cho sự vận chuyển máu liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch:

+ Lực đẩy của tâm thất

+ Sự co dãn của động mạch

+Sự vận chuyển máu qua tim về tim nhờ hỗ trợ của các cơ bắp co bóp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra

+Sự hỗ trợ của van tĩnh mạch giúp máu không bị chảy ngược

Câu 5: Giải thích sự hoạt động của tim? Vì sao tim hoạt động có tính tự động? Vị trí, sự hoạt động của các van tim? Tại sao thành tâm thất trái của tim lại dày hơn thành tâm thất phải? Tại sao người nhóm máu A không thể truyền cho người nhóm máu B và ngược lại? Tại sao người nhóm máu O có thể truyền cho tất cả các nhóm máu? Tại sao người

có nhóm máu AB nhận được tất cả các nhóm máu? Nhóm máu và nguyên tắc truyền máu? Sự phân loại các nhóm máu của người được căn cứ vào những yếu tố nào?

TL:- Giải thích sự hoạt động của tim:

-Tim có khả năng hoạt động tự động do trong thành cơ tim có các tập hợp bó sợi đặc biệt gọi là hệ dẫn truyền gồm: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp,xung thần kinh được truyền tới hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất rồi truyền theo bó his tới mạng Puockin phân bố trong thành cơ giữa 2 tâm thất làm các tâm thất tâm nhĩ co Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự động của tim

- Vị trí, sự hoạt động của các van tim:

Trang 4

Hoạt

động Van nhĩ thấtVan động mạch MởĐóng ĐóngMở Mở Đóng

- Thành tâm thất trái của tim dày hơn thành tâm thất phải vì tâm thất làm nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy máu lên các động mạch, tâm thất phải đẩy máu lên động mạch phổi, tâm thất trái đẩy máu lên động mạch chủ đi nuôi toàn bộ cơ thể, đường đi dài hơn cần có thành dày hơn

-Người có nhóm máu A có kháng nguyên là b, người có nhóm máu B có kháng nguyên là a, b gây kết dính B nên người có nhóm máu B không thể truyền cho người nhóm máu A và ngược lại, a gây kết dính A nên người nhóm máu

A không thể truyền cho người có nhóm máu B

-a gây kết dính A, b gây kết dính B mà người có nhóm máu O không có cả A lẫn B nên người có nhóm máu O có thể truyền cho tất cả các nhóm máu

- a gây kết dính A, b gây kết dính B mà người có nhóm máu AB không có cả a lẫn b nên người có nhóm máu AB có thể nhận được tất cả các nhóm máu

- 4 nhóm máu gồm A,B,AB,O

-Nguyên tắc truyền máu:

+ Lựa chọn nhóm máu phù hợp trước khi truyền

+Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền

+Truyền máu từ từ

- Sự phân loại các nhóm máu của người được căn cứ vào những yếu tố:

+ Kháng thể của hồng cầu

+Kháng nguyên của huyết thanh

->Đây là những yếu tố đặc trưng của mỗi nhóm máu quyết định việc kết dính của hồng cầu

Câu 6: Nêu cấu tạo hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết? Nêu tên vài bộ phận cơ quan của cơ thể và cho biết sự luôn chuyển bạch huyết nơi đó nhờ vào phân hệ nào? Vì sao máu chảy trong mạch luôn ở thể lỏng, không bị đông? Huyết áp là gì? Nguyên nhân tạo ra huyết áp? Trong cơ thể người, khi nào có huyết áp tối đa, khi nào có huyết áp tối thiểu, nơi nào

có huyết áp cao nhất, nơi nào có huyết áp nhỏ nhất? Một người có huyết áp là 120/80mm Hg, em hiểu điều đó như thế nào?

TL: - Cấu tạo hệ bạch huyết:

+Mao mạch bạch huyết +Ống bạch huyết

+Mạch bạch huyết +Hạch bạch huyết

Hệ bài tiết gồm 2 phân hệ: + Phân hệ nhỏ +Phân hệ lớn

-VD: cánh tay trái lưu thông bạch huyết nhờ vào phân hệ lớn

- Máu chảy trong mạch luôn ở thể lỏng, không bị đông vì trong máu có huyết tương chiếm 55% thể tích mà thành phần chủ yếu của huyết tương là nước (90%) -> Máu chảy trong mạch luôn ở thể lỏng, không bị đông

-Huyết áp là áp lực của máu quanh thành mạch

-Nguyên nhân: do sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra huyết áp trong mạch

- Trong cơ thể người, huyết áp tối đa khi tim co bóp (tâm thất co bóp), huyết áp tối thiểu khi tim nghỉ ngơi(tâm thất dãn), nơi có huyết áp cao nhất là động mạch chủ khi tim co bóp máu dồn lên động mạch chủ, nơi nào có huyết áp nhỏ nhất là tĩnh mạch khi máu chảy từ tĩnh mạch về tim

- Một người có huyết áp là 120/80mm Hg, em hiểu điều đó nghĩa là người đó có huyết áp ở mức tiền cao HA, nếu

HA dưới 120/80mm Hg thì được coi là bình thường, HA trên 120/80mm Hg được coi là cao HA

Ngày đăng: 02/06/2016, 11:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w